Hướng dẫn phương pháp đánh giá lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp phục vụ lập quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thường dùng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Đây là tiêu chuẩn kỹ thuật phân loại đất và hỗn hợp cấp phối đất cho mục đích xây dựng đường ô tô của Hiệp hội Quốc gia về đường bộ và vận tải Hoa Kỳ Tiêu được dịch sang tiếng Việt và cấp phép cho Bộ GTVT Việt Nam và được áp dụng rộng rãi trong các tiêu chuẩn về đất đắp nền xây dựng. -Đất đắp nền đường được lấy nền đào, mỏ đất hoặc thùng đấu, tuân thủ nguyên tắc hạn chế tác động xấu đến môi trường như phá hoại thảm thực vật, phá hoại cân bằng tự nhiên về địa hình, tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội của cư dân như gây ngập lụt ruộng đất, nhà cửa. Khi không có các loại đất khác, phải có biện pháp cải tạo các loại đất nói trên để dùng làm vật liệu đắp nền đường như: loại bỏ các thành phần bất lợi, xử lý đất xấu bằng cách trộn thêm vôi, trộn thêm cát hoặc áp dụng các biện pháp tăng thêm độ chặt đầm nén, hạn chế nước thấm nhập.

Trong TCVN 8297:2018, điểm 9.3 về quy hoạch sử dụng mỏ vật liệu thì quy hoạch sử dụng và khai thác vật liệu tiến hành theo nguyên tắc: đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình, thuận lợi cho thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng, giảm thiểu diện tích chiếm đất canh tác và hạn chế tối đa công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Ngoài ra các địa tầng có thành phần đất đá triển vọng tốt làm vật liệu san lấp đã được đánh giá bao gồm các sườn tích (dpQ) bao quanh các vùng núi đá granit, hệ tầng Suối Tầm Bó (N2stb), Thủ Đức (amQ12-3tđ), Trảng Bom (aQ11tb)…các trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen giữa, Pleistocen trung thượng, Pleistocen thượng.

Hình 2.1. Sơ đ mô hình phương pháp luận 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hình 2.1. Sơ đ mô hình phương pháp luận 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các tiêu chí đánh giá được phân thành 4 nhóm tiêu chí cấp 1 và các tiêu chí cụ thể (tiêu chí cấp 2), sau đó lượng hóa các mức độ ảnh hưởng củatiêu chí đó, đồng thời xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi tiêu chí hay còn gọi là trọng số tiêu chí. Mục tiêu của phương pháp khảo sát thực tế là đánh giá sơ bộ hiện trạng khai thác ở một số cụm mỏ và ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến các đối tượng được bảo vệ ở khu vực lân cận mỏ, cụm mỏ (khu dân cư, khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, giao thông…). Đánh giá vị trí mỏ và khoảng cách đến các đối tượng gần mỏ thuộc các tiêu chí đánh giá: đường giao thông, khu dân cư, điểm tôn giáo, đất nông nghiệp… Đồng thời khảo sát ý kiến của hộ dân đang sinh sống cách mỏ 100m về mức độ tác động của HĐKS đến sinh hoạt và đời sống của người dân.

Phương pháp này được áp dụng để khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản và môi trường về việc đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp đưa vào phương án quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Từ mục tiêu là phân vùng ưu tiên khảo sát VLSL để đưa vào phương án quy hoạch khoáng sản, xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến việc chọn vùng khảo sát và thiết lập thứ bậc cho các tiêu chí gồm các tiêu chí cấp 1 và các tiêu chí cấp 2, làm cơ sở cho quá trình so sánh cặp các tiêu chí. Khi thực hiện đánh giá các tiêu chí, mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia, được lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát (bảng câu hỏi – trả lời bằng viết), vì thế khó có thể đảm bảo được tính khách quan của vấn đề.

Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp trọng số thứ tự để tính trọng số cho các tiêu chí cấp 2 (wij) do đơn giản, dễ áp dụng với người ra quyết định và không cần tham khảo các ý kiến chuyên gia về so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí. H thống thông tin địa lý (GIS) là một tập hợp bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, các dữ liệu và con người được thiết kế để thu thập, lưu trữ, truy cập, cập nhật, quản lý và phân tích, thể hiện dữ liệu tham chiếu đến vị trí trên mặt trái đất, nhằm hỗ trợ giải quyết những bài toán quy hoạch, quản lý phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ các tiêu chí được đánh giá ảnh hưởng đến việc chọn vùng ưu tiên khảo sát quy hoạch khoáng sản, các dữ liệu đầu vào cho việc phân tích bản đồ trong GIS bao gồm các lớp bản đồ dữ liệu chuyên đề như: địa chất, giao thông, quy hoạch sử dụng đất….được lưu trữ ở dạng dữ liệu số (vector) trong phần mềm Mapinfo, hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 107,75 độ múi 3 độ.

-Trình bày và in ấn các dạng bản đồ vector với đầy đủ hệ thống ký hiệu - Phân tích không gian: Phân tích véc tơ là một chức năng chính của MapInfo dựa trên các tọa độ X, Y và người sử dụng có thể tạo và chỉnh sửa dữ liệu trực tiếp với các lệnh như: kết hợp, chia tách, xóa, đệm, cắt khu vực. ArcGIS cho phép xử lý hệ thống dữ liệu vector, raster; cho phép phân tích xử lý các mô hình không gian để tính toán các thông số địa hình, tính toán các yếu tố trắc lượng hình thái (độ dốc, hướng dốc, chiều dài sườn, mật độ sông suối…); cho phép xử lý không gian tích hợp để giải các bài toán không gian phức tạp; cho phép tạo và hiển thị mô hình số địa hình (3D) nhanh, chính xác với đồ họa chuẩn và đ p. Mô hình minh hoạ các bư c tạo l p bản đ phân cấp các tiêu chí Các lớp tiêu chí đánh giá dạng vector đã phân cấp mức độ ưu tiên nằm trong vùngtiềm năng khảo sát vật liệu san lấp được chuyển qua dạng raster để chuẩn bị cho việc chồng lớp các tiêu chí có trọng số trong ArcGIS.

Hình 2.2. Sơ đ cấu trúc phân cấp các tiêu chí đ phân vùng ưu tiên khảo sát  VLSL đưa vào QHKS
Hình 2.2. Sơ đ cấu trúc phân cấp các tiêu chí đ phân vùng ưu tiên khảo sát VLSL đưa vào QHKS

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG ƯU TIÊN KHẢO SÁT VLSL PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN

Bản đồ phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát vật liệu san lấp cho phần đất liền tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, đánh giá và chồng lớp 8 tiêu chí ảnh hưởng và 10 tiêu chí loại trừ. Kết quả thống kê diện tích và tỉ lệ từng mức độ phân vùng trong bảng 3.11. Thực hiện thống kê diện tích các vùng ưu tiên theo đơn vị hành chính cấp huyện cho thấy: Vùng ưu tiên khảo sát không phân bố ở TP.Vũng Tàu và rất ít ở TP.Bà Rịa.

Diện tích ưu tiên khảo sát chiếm nhiều nhất ở huyện Xuyên Mộc với 57,43% tổng diện tích đánh giá. Tiếp đó là huyện Châu Đức với 29,77% tổng diện tích đánh giá, trong đó tất cả các huyện đều có mức ưu tiên trung bìnhchiếm tỉ lệ cao nhất. Đánh giá sự phân bố các mức ưu tiên ở mỗi huyện qua biểu đồ tỉ lệ phần trăm từng huyện cho thấy mức ưu tiên khảo sát trung bình chiến tỉ lệ lớn nhất trong tất cả các huyện, tiếp đó là mức ưu tiên cao và chiếm tỉ lệ thấp nhất là mức ưu tiên thấp và ưu tiên cao nhất.

Bi u đ thống kê tỉl các mức độ ưu tiên khảo sát ởm i huy n Đánh giá kết quả phân vùng các diện tích ưu tiên khảo sát so với sự phân bố diện tích của một số tiêu chí đánh giá quan trọng cho thấy: Các vùng ưu tiên cao nằm trong diện tích dự báo triển vọng khoáng sản cấp B (cấp cao nhất đối với vật liệu san lấp), gần với các vị trí mỏ quy hoạch khoáng sản hiện hữu và không quá gần đường giao thông chính và các khu dân cư. Điều này phù hợp với kết quả tính trọng số của các tiêu chí về địa chất khoáng sản, hiệu quả kinh tế và tác động đến xã hội lần lượt là các tiêu chí được đánh giá từ cao đến thấp trong việc lựa chọn vùng ưu tiên khảo sát. Một số diện tích quy hoạch đã có không đảm bảo các tiêu chí này, thường nằm gần khu dân cư và trục giao thông chính.

Như vậy với 8tiêu chí đánh giá để lựa chọn vùng khảo sát và 10 tiêu chí loại trừ đã lập được bản đồ phân vùng ưu tiên khảo sát dựa trên phương pháp phân tích đa tiêu chí tích hợp với phần mềm GIS. Bản đồ phân vùng ưu tiên khảo sát phản ánh được sự phân bố các mức độ ưu tiên khảo sát phù hợp với kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí ảnh hưởng. Các vùng phân bố mức độ ưu tiên cao nhất là các vùng đáp ứng được các tiêu chí đánh giá là quan trọng nhất.

Bảng 3.12. Phân bố di n tích vùng ưu tiên theo đơn vị hành chính cấp huy n
Bảng 3.12. Phân bố di n tích vùng ưu tiên theo đơn vị hành chính cấp huy n