1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp Đưa làn Điệu hát ru lý sơn vào dạy học môn Âm nhạc trong chương trình ngoại khóa Ở khối lớp 9 trường thcs an hải huyện lý sơn tỉnh quảng ngãi

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Đưa Làn Điệu Hát Ru Lý Sơn Vào Dạy Học Môn Âm Nhạc Trong Chương Trình Ngoại Khóa Ở Khối Lớp 9 Trường THCS An Hải Huyện Lý Sơn Tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả Nguyễn Công Phúc
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Đình Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Giáo Dục Nghệ Thuật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

33 CHƯƠNG 2 MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA HÁT RU LÝ SƠN VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ÂM NHẠC NGOẠI KHÓA Ở KHỐI LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS AN HẢI HUYỆN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI ..... Do đó, những bài

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

QUẢNG NGÃI

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Chuyên ngành: SPAN Khoá: 20

Đà Nẵng, tháng 4/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

QUẢNG NGÃI.

Chuyên ngành: SPAN Khoá: 20

Đà Nẵng, tháng 4/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Giáo Dục Nghệ Thuật, quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian qua để em hoàn thành khóa luận này, em cũng xin cảm ơn thầy GVHD Hoàng Đình Phương là người đã hướng dẫn, giúp đỡ, cũng như là truyền đạt những nội dung góp ý và sửa chữa cho em trong quá trình làm bài luận này được hoàn thành tốt nhất

Mặc dù bài luận này đã hoàn tất nhưng không tránh những thiếu sót, kính mong quý thầy, cô góp ý và chỉnh sửa để em có cơ hội hoàn thành bài luận này một cách tốt nhất em xin chân thành cảm ơn

Đà Nẵng, tháng 4/2024

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4

MỞ ĐẦU 5

1.Lý do chọn đề tài 5

2.Lịch sử đề tài 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Phạm vi nghiên cứu 8

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Đóng góp của đề tài 8

9 Bố cục đề tài 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY - HỌC BỘ MÔN ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS AN HẢI HUYỆN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI 10

1.1 Khái lược về âm nhạc dân gian Quảng Ngãi 10

1.1.1 Giới thiệu khái quát về địa lý, lịch sử, văn hoá Quảng Ngãi 10

1.1.1.1 Địa lý tỉnh Quảng Ngãi 10

1.1.1.2 Lịch sử tỉnh Quảng Ngãi 10

1.1.1.3 Văn hoá tỉnh Quảng Ngãi 11

1.1.2 Âm nhạc dân gian Quảng Ngãi 12

1.1.2.1 Bả trạo đưa thuyền ra khơi 12

1.1.2.2 Sắc bùa chúc phúc đầu năm 12

1.1.2.3 Những khúc hát ru tại Quảng Ngãi 15

1.2 Vài nét về huyện đảo lý Sơn và loại hình hát ru trên vùng đất này 16

1.2.1 Vài nét về địa lý, lịch sử, văn hoá trên hải đảo Lý Sơn 16

1.2.2 Loại hình âm nhạc dân gian hát ru Lý Sơn 20

1.3 Thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường trung học cơ sở An Hải 25

1.3.1 Khái quát về trường trung học cơ sở An Hải 25

Trang 5

1.3.1.1 Khái quát về cơ sở vật chất, quy mô nhà trường 25

1.3.1.2 Khái quát về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất dạy học âm nhạc 27

1.3.2 Năng lực âm nhạc của học sinh trường trung học cơ sở An Hải 28 1.3.3 Thực trạng dạy và học phân môn học hát tại trường trung học cơ sở An Hải 30

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA HÁT RU LÝ SƠN VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ÂM NHẠC NGOẠI KHÓA Ở KHỐI LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS AN HẢI HUYỆN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI 34

2.1 Ý nghĩa của việc đưa Hát ru vào trường trung học cơ sở 34

2.2 Đổi mới phương pháp dạy học phân môn học hát qua dạy học hát ru35 2.2.1 Tích hợp các phương pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại trong hát ru 35

2.2.2 Một số vấn đề cần lưu ý trong dạy học hát Ru 35

2.3 Đưa hát ru vào giờ học hoạt động ngoại khóa 36

2.3.1 Thiết kế tiết học Hát ru trong phân môn học hát lớp 9 như sau: 36 TIẾT 36

2.3.2 Đưa hát ru vào dạy trong chương trình ngoại khóa 42

2.3.2.1 Tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Hát ru Cơ cấu tổ chức Câu lạc bộ Hát ru 42

2.3.2.2 Tổ chức thi, biểu diễn Hát ru cho học sinh THCS 44

2.4 Thực nghiệp sư phạm 46

2.4.1 Mục đích thực nghiệm 46

2.4.2 Đối tượng thực nghiệp 46

2.4.3 Nội dung thực nghiệm 46

2.4.4 Quy trình tiến hành thực nghiệm 46

2.4.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 47

Tiểu kết chương 2 47

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤC LỤC 52

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày, cũng vậy văn hóa ở đất nước Việt Nam

ta được hình thành và phát triển cho đến nay đã hơn 4000 năm lịch sử cùng với

sự có mặt của 54 anh em dân tộc còn làm đất nước ta thêm đa dạng về văn hóa nói chung cũng như các loại hình âm nhạc dân gian nói riêng trong đó phải kể đến hát ru, Hát Ru là một loại hình âm nhạc dân gian Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con, giai điệu và ca từ nhẹ nhàng sâu lắng giúp cho việc giáo dục trẻ nhỏ càng thêm tăng giá trị đạo đức tinh thần, gieo những điều hay ý đẹp và cả những bài học giáo dục về quê hương đất nước nhờ vậy sẽ bảo vệ nết đẹp văn hóa riêng của bản sắc dân tộc, trong thời đại ngày hôm nay đất nước đang phát triển và các luồng văn hóa đang xâm nhập vào bên trong nước đặc biệt nếu Hát Ru không được bảo vệ cũng như gìn giữ thì loại hình âm nhạc cũng đang đứng trước bờ vực mất vị thế so với các thể loại âm nhạc đang được du nhập cũng như âm nhạc thị trường đâm xâm lấn vì chúng ta còn nên tìm cách để phát huy hơn nữa nhờ vậy văn hóa nước nói chung và văn hóa hải đảo nói riêng được bạn bè quốc tế biết đến thông qua những bài hát những làn điệu Hát Ru

Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực", đã xác định rõ tầm quan trọng của việc đưa dân

ca vào trường học Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, hát dân ca Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương Trong giáo dục phổ thông, việc đưa dân ca vào trường THCS có ý nghĩa to lớn, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy vốn dân ca các vùng miền ở Việt Nam nói chung

và vùng hải đảo xa xôi nói riêng, đồng thời qua đó phát triển khả năng âm nhạc

Trang 8

cho học sinh, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào truyền thống dân tộc

Thực tiễn tại trường THCS An Hải huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua cho thấy, nhà trường đã chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục âm nhạc bằng cách kết hợp cả chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa Bước đầu các hoạt động này đã thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh, giúp các em chủ động nắm bắt và thể hiện đam mê nghệ thuật của bản thân Tuy nhiên, cho đến nay, việc đưa dân ca, trong đó có Hát ru đến với học sinh còn nhiều bất cập Việc dạy và học dân ca nói chung, Hát ru nói riêng trong trường mới chỉ dừng ở mức giới thiệu sơ qua, mang tính thường thức, hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường đơn điệu, hình thức, nhàm chán, không thu hút học sinh và đang mất dần ý nghĩa Do đó, việc đưa Hát ru vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường THCS An Hải có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần mà ông cha để lại, mang lại cho học sinh sự hứng thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc

Xuất phát từ nhận thức về giá trị, vai trò của Hát ru và ý nghĩa của việc đưa Hát ru vào trường THCS Đồng thời, từ thực tiễn dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường THCS An Hải, tôi lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư Phạm Âm Nhạc “Đưa Hát ru vào trường Trung học

cơ sở”

2 Lịch sử đề tài

Đã có các công trình, bài viết, sách liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến việc đưa dân ca vào giáo dục âm nhạc như:

Năm 2009, PGS.TS Phạm Trọng Toàn, Trường Đại học Sư phạm Nghệ

thuật TW có thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ Nghiên cứu dân ca người Việt vùng

Trung Du và Châu thổ Bắc Bộ, áp dụng vào chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc Đề tài trên cơ sở phân tích, trình bày về việc tìm hiểu nguồn gốc lịch sử,

sự hình thành các thể loại dân ca người Việt vùng Trung Du và Châu thổ Bắc Bộ; trên cơ sở mục tiêu đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường trung học cơ

sở, đã xây dựng được chương trình giảng dạy học phần hát dân ca người Việt vùng Trung Du và Châu thổ Bắc Bộ Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng làm rõ

ý nghĩa quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị của dân ca và đưa dân

ca áp dụng vào chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc

Trang 9

Đi sâu nghiên cứu đưa một số thể loại dân ca vào trường phổ thông, năm

2014 tác giả Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW có luận

văn Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc Đưa hát Trống quân Dạ Trạch

vào giờ học ngoại khóa ở một số trường Trung học cơ sở thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Công trình đã làm rõ những đặc trưng của hát Trống quân

Dạ Trạch, đánh giá thực trạng hoạt động âm nhạc ngoại khóa của một số trường THCS trên địa bàn, từ đó đề xuất một số biện pháp đưa hát Trống quân Dạ Trạch vào giờ ngoại khóa tại một số trường THCS thuộc huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên nhằm bảo tồn và phát huy thể loại dân ca độc đáo của huyện Khoái Châu, đồng thời góp phần phát triển văn hóa dân tộc

Tác giả Nguyễn Thế Hùng đã nghiên cứu đề tài Đưa hát Đúm, Thủy Nguyên

vào chương trình Trung học cơ sở Thành phố Hải Phòng (2014) Luận văn của

tác giả đã tập trung tìm hiểu giá trị của hát Đúm, Thủy Nguyên, Hải Phòng Từ

đó, khẳng định giá trị văn hóa, vai trò của hát Đúm trong sinh hoạt cộng đồng; đưa ra các biện pháp áp dụng hát Đúm vào chương trình âm nhạc trung học cơ

sở, trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa

Năm 1991, cuốn Những bài Hát ru (Nxb Văn nghệ TP HCM) của tác giả

Lê Giang và Lê Anh Trung biên soạn Nội dung cuốn sách đã giới thiệu những bài Hát ru được chia theo các nội dung: Lời của ông bà, lời của cha mẹ; Lời ru của chị; Lời thơ được chia theo bài Mẹ dạy con Đặc biệt cuốn sách còn có các bài viết về vai trò của Hát ru của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Lư Nhất Vũ

Luận văn Thạc sĩ Âm nhạc Hát ru dỗ ngủ người Việt của Bùi Huyền Nga,

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (1996) Nội dung luận văn đã làm rõ hình thức, cấu trúc của lời ru; mối quan hệ giữa người ru với đối tượng tiếp nhận và môi trường diễn xướng của Hát ru; ý nghĩa xã hội, sự tác động của Hát ru tới hình thành nhân cách trẻ thơ

Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, đã có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Hát ru, đưa Hát ru vào hoạt động giáo dục âm nhạc ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Như vậy, cho đến nay đã có một vài công trình đã đi sâu nghiên cứu về đưa Hát ru vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường THCS An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Do đó, đây là đề tài độc lập, không trùng lặp nội dung với các công trình đã công bố

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhằm đưa một số bài Hát Ru của người dân đảo Lý Sơn vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường THCS An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhằm để lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của

Trang 10

cha ông ta từ ngàn xưa cũng như nâng cao chất lượng giáo trong các chương trình ngoại khóa tại địa phương nhằm để đáp ứng chương trình mới của Bộ Giáo Dục tăng thêm tính sáng tạo cũng như bảo vệ được di sản của quê hương

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung vào đối tượng chính là Hát Ru của người dân đảo Lý Sơn và một số giải pháp đưa Hát Ru vào trong chương trình dạy học ngoại khóa

ở phân môn học hát tại trường THCS An Hải huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tìm hiểu về hát ru của người dân tại đảo Lý Sơn

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường THCS An Hải

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đưa Hát Ru vào trong chương trinh dạy học ngoại khóa ở phân môn hát ở trường THCS An Hải huyện Lý Sơn, tỉnh

Quảng Ngãi

6 Phạm vi nghiên cứu

- Trong đề tài tôi này xin gói gọn phạm vi nghiên cứu Hát Ru( âm nhạc dân gian Hát Ru) của người dân đảo Lý Sơn và đưa những bài hát này vào chương trình giảng dạy ngoại khóa ở phân môn học hát cho học sinh khối lớp 9 tại trường THCS An Hải huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

7 Phương pháp nghiên cứu

* Bài luận văn có một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

9 Bố cục đề tài

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu, Mục lục luận văn gồm 2 chương:

Trang 11

- Chương 1:Cơ sở lý luận và thực trạng việc dạy – học bộ môn âm nhạc tại trường THCS An Hải huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

- Chương 2 Một vài giải pháp nhằm đưa hát ru Lý Sơn vào chương trình giáo ‘’dục Âm Nhạc ngoại khóa ở khối lớp 9 tại trường THCS An Hải huyện

Lý Sơn

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY - HỌC BỘ MÔN ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG THCS

AN HẢI HUYỆN LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

1.1 Khái lược về âm nhạc dân gian Quảng Ngãi

1.1.1 Giới thiệu khái quát về địa lý, lịch sử, văn hoá Quảng Ngãi

1.1.1.1 Địa lý tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có diện tích 5.152,7 km²; cách thành phố Đà Nẵng 146 km, cách thủ

đô Hà Nội 908 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 820 km về phía

Nam (tính theo đường Quốc lộ 1A); là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 01/7/1989 trên cơ

sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định

1.1.1.2 Lịch sử tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ được giải phóng Ngày 29 tháng 3 năm 1975, tiếp tục giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh Ngày 31 tháng 3 năm 1975, đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn cũng giải phóng

Tỉnh Nghĩa Bình

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình Đồng thời, thị xã Quảng Ngãi hợp nhất với huyện Tư Nghĩa thành thị xã Quảng Nghĩa, hai huyện Nghĩa Hành và Minh Long hợp nhất thành huyện Nghĩa Minh

Lúc này, địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũ có thị xã Quảng Nghĩa và 8 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Minh, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng

Ngày 24 tháng 8 năm 1981, chia thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi

và huyện Tư Nghĩa, chia lại huyện Nghĩa Minh thành hai huyện Nghĩa Hành và Minh Long

Tái lập tỉnh Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi

Trang 13

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi

Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị

xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn trên cơ sở tách 2

xã thuộc huyện Bình Sơn

Ngày 6 tháng 8 năm 1994, chia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, chia huyện Trà Bồng thành hai huyện Trà Bồng

và Tây Trà

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định

112/2005/NĐ-CP chuyển thị xã Quảng Ngãi thành thành phố Quảng Ngãi

Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chuyển huyện Đức Phổ thành thị xã Đức Phổ; sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng

Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện như hiện nay

1.1.1.3 Văn hoá tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là “Núi Ấn, sông Trà” Quảng Ngãi là vùng đất cách mạng,

là quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Anh hùng dân tộc Trương Định, Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình, nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Thanh Thảo, Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh…

Quảng Ngãi có các Lễ hội truyền thống như: Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lễ hội đâm trâu, …

Quảng Ngãi có nhiều di tích lịch sử, danh lam văn hóa như: Khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…,

có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ

Trang 14

Luỹ, Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Châu Me…, những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng

1.1.2 Âm nhạc dân gian Quảng Ngãi

Tại tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều thể loại âm nhạc dân gian trong đó gồm có: Hát Bả Trạo, Hát Sắc Bùa, Hát ru…

1.1.2.1 Bả trạo đưa thuyền ra khơi

Về các làng chài vùng biển Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Chánh, Bình Hải và Bình Dương (Bình Sơn) trong những ngày xuân, du khách sẽ được nghe hát sắc bùa Đó là điệu hát dân gian mang sắc thái của biển Hát bả trạo (hay còn gọi là chèo bả trạo, chèo bá trạo)- hình thức diễn xướng dân ca, nghi lễ diễn

ra khi tế cá Ông (cá voi) hoặc khi cá Ông lụy vào bờ Tuy vậy, theo thời gian, hát bả trạo càng phổ biến hơn, được trình diễn vào dịp cuối vụ đánh bắt, hay đầu năm tổ chức lễ ra quân đánh bắt hải sản

Đội hát bả trạo có 10 đến 16 người, thường là số chẵn Trong đó, có một người làm “tổng mũi”, một người làm “tổng khoang”, một người làm “tổng lái”, còn lại là các con trạo Nghệ nhân dân gian Vũ Huy Bình ở xã Bình Thạnh, cho rằng: Hát bá trạo thể hiện lòng tương thân tương trợ của cư dân miền biển, sự tôn kính lòng biết ơn của ngư dân đối với cá Ông đã giúp đỡ họ vượt qua sóng gió, những hiểm nguy trên biển

Hát bả trạo mỗi dịp Tết đến Xuân về

Theo thạc sĩ lý luận âm nhạc Văn Thu Bích - Trưởng Văn phòng đại diện của Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Đà Nẵng, hát bả trạo còn có

ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là, những điệu hò và chèo để đưa linh hồn phiêu bạt giữa biển cả mênh mông được về cõi vĩnh hằng Bản chèo cổ: “Còn ở thế như thuyền dồi sóng dập Đã thoát rồi như biển lặng trời thanh Dặm Tây thiên trời cũng để dành Miền cực lạc Phật còn làm phước” đã thể hiện riêng nét đặc trưng tâm linh của những lần làm lễ cầu ngư

1.1.2.2 Sắc bùa chúc phúc đầu năm

Khác với hát bả trạo, hát sắc bùa chỉ diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán Theo các bậc cao niên miền biển, hát sắc bùa trước đây đều có ở các làng chài ven biển Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ Tuy nhiên, hiện nay hát sắc bùa chỉ còn

ở các làng chài ven biển Đức Phổ như Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ An Hát sắc bùa thường có 11 người Trong đó, ông cái quan trọng nhất “chỉ đạo” đội sắc bùa và kiêm chơi trống, một người chơi đàn cò, một người đánh phách, một

Trang 15

người chơi kèn tiểu và 6 quân xô là những thiếu nữ từ 12 đến 16 tuổi Hát sắc bùa bắt đầu từ hát nghi lễ như: Mở ngõ, vào sân, tạ miếu thổ thần, mở cửa, lễ tạ ông bà

Dưới đây là 2 bài kí âm minh họa hát sắc bùa do Người hát: Nghệ nhân Lê Công Lịch, kí âm: Hoàng Đình Phương

Trang 17

Trong hát sắc bùa điều quan trọng là hát chúc phúc đầu năm, nhằm giúp cho gia chủ xua quỷ trừ tà, tống cựu nghinh tân Đội hát sắc bùa bắt đầu từ tháng Chạp đến rằm tháng Giêng, đi lưu diễn từng nhà, để chúc phúc

Bây giờ, trong những ngày cuối năm, ngoài khơi xa ngư dân tất bật kết thúc những chuyến biển thì bên trong làng chài các nghệ nhân đang hoàn thiện những điệu lý, câu hò bá trạo, sắc bùa để biểu diễn trong dịp Tết

Âm nhạc dân gian miền biển được nhiều bậc cao niên ví là hồn cốt của làng chài Lời ca, tiếng hát, điệu hò từ lâu như sợi dây vô hình cố kết cộng đồng ven biển Song, nhìn chung loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian này đang dần mai một trong đời sống cộng đồng ngư dân ven biển Quảng Ngãi, nhất là lớp trẻ

Hiện nay, các loại hình âm nhạc hát sắc bùa, bả trạo, bài chòi chỉ tồn tại

ở một số làng chài, với vài người, đôi ba nhóm hát dân ca không chuyên, thể hiện mỗi dịp Tết đến Xuân về, hay có lễ hội cầu ngư Thời gian còn lại họ lo bươn chải mưu sinh Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian miền biển là điều cần thiết, mà bắt đầu từ những nghệ nhân dân gian Bởi chỉ có nghệ nhân mới là người truyền lại cho thế hệ sau hồn cốt của làng chài sinh động nhất

Ngành văn hóa cần tiến hành sưu tầm toàn bộ vốn âm nhạc dân gian miền biển Trên cơ sở này, phổ biến sâu rộng trong nhân dân và cán bộ những chủ trương liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của diễn xướng dân gian Mở các lớp tập huấn về công tác sưu tầm các thể loại âm nhạc dân gian

và đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn, có niềm đam mê với loại hình nghề thuật này

Các trường văn hóa, các phương tiện truyền thông cũng nên mở dạy các lớp dân ca dân gian miền biển, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân Có vậy, âm nhạc dân gian miền biển mới sống được lâu dài trong đời sống cư dân ven biển,

để những giai điệu dân ca mượt mà rộn ràng hơn khi Tết đến, Xuân về

1.1.2.3 Những khúc hát ru tại Quảng Ngãi

Hát ru hay bài hát ru chỉ là thể loại nhỏ nhưng hết sức quan trọng trong thanh nhạc với lời ca êm ái, nhẹ nhàng, “nhịp phân ba đơn hoặc phức (3/4 hoặc 6/8) và về giọng đa số các bài hát ru đơn giản, thường chỉ luân phiên hòa âm âm chủ và hòa âm âm át” để đạt mục đích đưa trẻ vào giấc ngủ

Hát ru thường bắt đầu bằng âm điệu ngâm ngợi, lặp lại “à ơi, ầu ơ, bồng bang, hò hơ…”, tiết tấu chậm, dàn trải mà ca từ thường lấy từ đồng dao, ca dao, dân ca… nên luôn đậm tình xứ sở, tình người

Trang 18

Người con Quảng Ngãi nào khi vừa mới khởi sự vòng đời người mà lại không nghe những bà mẹ Quảng hát lên niềm tự hào về quê xứ có “núi cao, sông dài, biển rộng” và nỗi khao khát “vật thịnh, nhân khang”

1.2 Vài nét về huyện đảo lý Sơn và loại hình hát ru trên vùng đất này

1.2.1 Vài nét về địa lý, lịch sử, văn hoá trên hải đảo Lý Sơn

- Vị trí địa lý huyện Lý Sơn

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra) Toàn huyện có 02 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi), gồm 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (Đảo Bé) Diện tích tự nhiên gần 10km2 Dân số trên 21.000 nguời, có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác

- Lịch sử huyện Lý Sơn

Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới

Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo

Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người

từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang

Phạm Văn Nguyên, năm Minh Mạng 16 (1835) được cử đi xây dựng Hoàng

Sa Tự tại đảo nay là đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa

Trang 19

Phạm Hữu Nhật, tức Phạm Văn Triều (1804-1854), được cử đi đo đạc Hoàng Sa năm 1837, tên được lấy đặt tên cho đảo Hữu Nhật thuộc quần đảo Hoàng Sa

Trong chiến tranh Việt Nam, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam Ngày nay các trạm radar, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình, huyện Bình Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn theo Quyết định số 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách 2 xã Lý Hải và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn

Ngày 1 tháng 12 năm 2003:

Chia xã Lý Vĩnh thành 2 xã: An Bình và An Vĩnh

Đổi tên xã Lý Hải thành xã An Hải

Cuối năm 2019, huyện Lý Sơn có 3 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: An Bình, An Vĩnh và An Hải

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020) Theo đó, giải thể toàn bộ 3 xã An Bình, An Vĩnh và An Hải để thực hiện chính quyền một cấp trên địa bàn huyện Lý Sơn

- Văn hóa huyện Lý Sơn

Một lễ hội hết sức đặc biệt chứa đựng tinh hoa và thể hiện ý chí kiên cường, quả cảm của người dân xứ đảo là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Lễ hội dân gian đặc sắc này được các tộc họ trên đảo Lý Sơn trân quý, duy trì tổ chức hằng năm qua nhiều thế hệ Nghi thức lễ để tưởng nhớ các đội Hoàng Sa Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh hy sinh khi làm nhiệm vụ tuần phòng bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ hơn 400 năm trước

Sử cũ chép rằng, dưới thời chúa Nguyễn, sau đó là triều đại nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho thành lập các Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, dong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm hải vật, đo đạc hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với hai quần đảo này

Trang 20

Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, các thủy thủ các đội Hoàng Sa Bắc Hải chuẩn bị 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu Nếu không may người thủy thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu

số cùng với chiếc thẻ tre khắc tên vào manh chiếu, nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt 7 sợi dây mây Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được đem thả xuống biển với hy vọng xác thân sẽ trôi dạt vào bờ biển

“Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng

Sa mây nước bốn bề/ Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa” Câu ca dao lưu truyền trên đảo Lý Sơn thể hiện rõ sự nguy hiểm của những người nhận nhiệm

vụ đi Hoàng Sa, đã đi là chín phần chết, một phần sống, thế nhưng thế hệ tổ tiên cha ông ở đất đảo vẫn luôn đặt vận mệnh của đất nước lên trên tất cả, dù có phải

hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - luôn là niềm tự hào, tượng trưng cho truyền thống, bản sắc văn hóa của cư dân đất đảo mà con cháu nhiều đời phải nỗ lực gìn giữ

Điều đặc biệt ở trên đảo Lý Sơn cho đến nay là rất nhiều nghi thức lễ được lưu giữ, tạo nên bản sắc riêng của cư dân đất đảo, thể hiện ý chí, quyết tâm khẳng định và bảo vệ chủ quyền đất nước Ngoài Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thì Lễ hội đua thuyền tứ linh, Lễ dựng cây nêu ngày Tết, Lễ cầu ngư, Lễ cầu mùa, cầu

an, tạ mùa, dồi bồng là nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa tín ngưỡng của người

Lý Sơn Trong các lễ hội, chủ điểm là Lễ hội đua thuyền tứ linh được duy trì tổ chức hằng năm thu hút đông đảo du khách trải nghiệm, khám phá Lễ hội đua thuyền tứ linh được gìn giữ gần 200 năm qua, các thuyền đua mang biểu tượng

tứ linh (long, ly, quy, phượng) được chạm khắc tinh xảo Đây cũng là lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc Vào dịp Tết Nguyên đán hay tiết thanh minh, rằm tháng 3 , tại các đình miếu trên đảo Lý Sơn, người dân đều dâng lễ vật được đánh bắt từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa để tổ chức các nghi lễ mang giá trị văn hóa truyền thống của đất đảo, tri ân công đức tiền nhân mở cõi, binh phu Hoàng Sa Bắc Hải Ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật, chia sẻ: “Là lớp hậu duệ của các vị tiền nhân đã có công đi bảo

vệ chủ quyền đất nước nên chúng tôi luôn trân trọng và niềm tự hào Người già, người trẻ trên đảo Lý Sơn phải có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp”

Trang 21

ói về di sản văn hóa biển đảo thì không thể không nói đến các di tích văn hóa lịch sử gắn liền với Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải Vỏn vẹn hơn 10km2 nhưng mỗi mét vuông trên đảo Lý Sơn đều thấm đẫm dấu ấn văn hóa của cha ông từ thuở

đi mở biển và giữ biển Lý Sơn có trên 100 di tích được thiết lập từ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, phần lớn đều gắn liền với Hải đội Hoàng Sa như đình làng An Vĩnh, đình làng An Hải, Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà thờ Cai đội Phạm Quang Ảnh, nhà thờ Võ Văn Khiết Các di tích này có nét kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa, Đại Việt Mỗi nơi đều gắn chặt với lịch sử văn hóa và con người trên đảo

Nghi thức thả thuyền câu hướng ra Hoàng Sa trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Nổi bật nhất trên đảo Lý Sơn có lẽ là di tích quốc gia Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, được thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Trước khi

ra biển hành nghề, ngư dân đều đến Âm Linh tự cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ để bình an, thuận buồm xuôi gió Trở về bình yên sau mỗi chuyến biển, ngư dân sẽ mang lễ vật đến đây làm lễ tạ ơn “Đây là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho ngư dân chúng tôi trong mỗi chuyến ra khơi, là nơi để ngư dân

tạ ơn sau một mùa biển yên bình, bội thu” - Ngư dân Nguyễn Gia Viên, ở huyện đảo Lý Sơn tâm sự

Trang 22

Truyền thống, bản sắc văn hóa trên đảo đang được người dân Lý Sơn gìn giữ và phát huy Nhờ những giá trị văn hóa quý báu này mà Lý Sơn hôm nay

đã trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước

1.2.2 Loại hình âm nhạc dân gian hát ru Lý Sơn

Tiếng bà Đỗ Thị Hảo văng vẳng trên đỉnh núi Thới Lới của huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), trong ngày viên đá đầu tiên của đài tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được đặt xuống nơi đây, năm 2016 Tiếng ru khiến những người có mặt khi đó lặng đi

Bà Đỗ Thị Hảo hát ru về tiếng ốc u ở Lý Sơn Video: Đào Tuấn

Bà Hảo ngoài 70 tuổi, hát ru từ những năm còn con gái Bà nằm trong số những người biết và vẫn hát những câu ru về Hoàng Sa Ngày nay, mỗi dịp tưởng niệm những người lính đảo, câu hát ru của bà Hảo lại vang lên

Lời ca nói về tiếng ốc u Đó là con ốc to, đục một lỗ, ghé miệng vào thổi phát ra tiếng nghe như tù và Ốc u là còi báo động, là tín hiệu liên lạc của người dân đảo Lý Sơn qua bao đời Nó cũng là hiệu lệnh lên đường của những đoàn binh phu đi khai thác, bảo vệ Hoàng Sa năm xưa Mỗi lần tiếng ốc u gióng giả

ở bến tàu, cũng là lúc con tàu sắp ra khơi, bắt đầu một hành trình không biết ngày về

Để tái hiện cảnh những đoàn quân giã biệt hậu phương đi bảo vệ Hoàng Sa,

lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại Lý Sơn bao giờ cũng bắt đầu bằng một hồi ốc u, trước khi những con thuyền mang hình nhân binh phu được thả xuống biển

Trang 23

"Ơ hớ ơ ơ ơ

Con ơi con ngủ cho mau

Để mẹ nấu cháo luộc rau cho cha dùng

Chứ ốc u đã thổi lên rồi

Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa"

"Hoàng Sa là của nước ta

Nay người ngoại quốc xâm vào chẳng yên

Con ơi hãy ngủ cho ngoan

Để mẹ đi tiễn cha xuống thuyền chứ tù và kêu"

Bài kí âm trên do Nguyễn Công Phúc chủ nhân đề tài đã kí âm lại

Trang 24

Nghi lễ rước thuyền cau ở Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Ảnh: Thạch Thảo

Cũng trên đỉnh núi Thới Lới, bà Hảo hát:

"Ơ hớ ơ ơ ơ

Một chiếc chiếu dày, một sợi mây

Qua đêm yên giấc trên chiếu này

Lặng biển anh về may bó chiếu

Mộ gió ven đồi, dưới rặng cây

Chiếc chiếu con, treo sợi mây

Từ giã gia đình thuyền nhổ neo

Vợ con mòn mỏi trên bến vắng

Thuyền xa hun hút mây chiều

Ơ hớ ơ ơ ơ

Lý Sơn tiễn biệt chàng trai trẻ

Không hẹn cùng em ngày trở về

Nấm mộ chiêu hồn trên bến bãi

Mà người biền biệt bến nước quê "

Tiếng ca thê thiết Những người vợ, người mẹ Lý Sơn có mặt mắt đỏ hoe

Đó là một bài ru khác nói về sự ra đi của những người lính năm xưa theo lệnh vua Minh Mạng, sau khi ông cho người ra dựng chùa lập bia đánh dấu chủ quyền trên lãnh thổ Hoàng Sa Kể từ đó, bao thế hệ đàn ông Lý Sơn đã ra Hoàng Sa

Trang 25

khai thác sản vật hay bảo vệ đảo Bà Đỗ Thị Hảo từng kể ngày xưa những người

ra đi chuẩn bị luôn về cái chết Họ mang theo "chiếc chiếu con, treo sợi mây",

lỡ mất đi thì bạn thuyền cuộn vào trong chiếu, buộc lại bằng dây mây, nẹp tre, ghi tên tuổi, quê quán rồi thả xuống biển, cầu mong người trong đất liền nhận được xác Người ở nhà chờ đợi mỏi mòn, không thấy về thì đắp mộ gió chiêu hồn Bên cạnh hình ảnh người ra đi, là bóng dáng những người phụ nữ dõi theo trong vô vọng

Một khúc hát ru khác lưu truyền ngày nay ở Lý Sơn khẳng định vững vàng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa - Trường Sa:

Bài kí âm trên do Nguyễn Công Phúc chủ nhân đề tài đã kí âm lại

Trang 26

"Lý Sơn biển đảo xa xôi

Quanh năm sóng vỗ biển trời bao la

Lý Sơn như Hoàng - Trường Sa

Ông cha ngày trước đã ra canh phòng

Hoàng Sa đi có về không

Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi

Hoàng Sa trời nước bốn bề

Đội quân Bắc Hải quyết thề bảo an

Gặp khi bão tố gian nan

Đói ăn rong biển trứng nhàn thay cơm

Việt Nam quyết chí không sờn

Sử còn ghi chép rõ ràng mười mươi

Mặc dù nói ngược nói xuôi

Hoàng - Trường Sa vẫn của người Việt Nam"

Một phụ nữ ở làng chài Phước Thiện, Quảng Ngãi, ngồi ngóng người đi biển trở về Ảnh: Phạm

Linh

Ông Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi - cho biết những bài trên đều do người dân ngày nay tự đặt ra để hát Chúng được mượn ý, tứ từ những câu ca cổ của Lý Sơn liên quan đến Hoàng Sa, có những chỗ ghép vần chưa nhuần nhuyễn Trong quá trình

Trang 27

nghiên cứu, ông sưu tầm được những câu ca cổ gắn liền với cái tên Hoàng Sa,

ví dụ:

"Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa"

"Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn

Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây"

"Hoàng Sa đi có về không

Lệnh vua sai, phải quyết lòng ra đi"

"Chiều chiều ra ngóng biển xa

Ngóng ai đi lính Hoàng Sa chưa về"

Ngoài ra, nhiều bài ca, câu hát dẫu không có chữ Hoàng Sa, Trường Sa, cũng thể hiện nỗi niềm của người mong chờ người đi lính trở về Mỗi chuyến đi kéo dài từ tháng giêng hoặc tháng hai, ba đến tháng tám âm lịch Số phận người

đi lính Hoàng Sa mong manh Nhiều người không có cơ may trở về Một trong những bài ca được ông Vũ sưu tầm ở Lý Sơn mang tâm trạng của một người yêu hay người vợ:

"Ngó lên trên trời trời cao lồng lộng

Ngó ra ngoài biển, biển rộng thinh thinh

Ngó vô trong dạ buồn tình

Đêm nằm nước mắt nhỏ như bình trà nghiêng

Đêm nằm nước mắt triền miên

Áo em năm vạt ướt liền cả năm"

Theo ông Vũ, hiện nay, người Lý Sơn vẫn hát cho con cháu nghe những bài hát ru xưa, bên vành nôi, bên cánh võng, trong đó có những câu hát mang nặng nỗi niềm của người vợ chờ chồng, người con gái chờ người yêu đi lính Hoàng

Sa, Trường Sa thuở trước Còn nhiều người như bà Hảo ngày đêm kể cho con cháu câu chuyện về những người đã hy sinh để bảo vệ quần đảo của Tổ quốc,

về chuyện "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam"

1.3 Thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường trung học cơ sở An Hải

1.3.1 Khái quát về trường trung học cơ sở An Hải

1.3.1.1 Khái quát về cơ sở vật chất, quy mô nhà trường

Trường THCS Lý Hải ( nay là trường THCS An Hải ) được thành lập theo Quyết định số: 1329/1998/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 1998 của UBND tỉnh

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w