1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Lâm
Tác giả Lê Mai Hân
Người hướng dẫn Th.S Lê Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM (21)
    • 1.1 Giới thiệu chung về công ty (21)
      • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển (21)
      • 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động (22)
      • 1.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đông Lâm (23)
      • 1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty (24)
        • 1.1.5.1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Đông Lâm (24)
        • 1.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban (24)
      • 1.1.6 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán (0)
        • 1.1.6.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán (0)
        • 1.1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán (28)
      • 1.1.7 Chế độ kế toán, các chính sách kế toán và hình thức kế toán (29)
        • 1.1.7.1 Chế độ kế toán (29)
        • 1.1.7.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty (29)
        • 1.1.7.3 Hình thức kế toán (29)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ (35)
    • 2.1 Kế toán tiêu thụ (35)
      • 2.1.1. Khái niệm doanh thu (35)
      • 2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu (35)
      • 2.1.3. Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.1.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (38)
    • 2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (0)
      • 2.2.1 Khái niệm (39)
      • 2.2.3 Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.2.4 Tài khoản sử dụng (0)
    • 2.3. Kế toán giá vốn hàng bán (44)
      • 2.3.1 Khái niệm (44)
      • 2.3.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.3.3. Tài khoản sử dụng (0)
    • 2.4 Kế toán chi phí bán hàng .1. Khái niệm chi phí bán hàng (46)
      • 2.4.2. Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.4.3. Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.4.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (48)
    • 2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (49)
      • 2.5.1. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp (49)
      • 2.5.2. Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.5.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (51)
    • 2.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (51)
      • 2.6.1. Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính (52)
      • 2.6.2. Nguyên tắc xác định doanh thu hoạt động tài chính (52)
      • 2.6.3. Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.6.4. Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.6.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (54)
    • 2.7. Kế toán chi phí tài chính (54)
      • 2.7.2 Nguyên tắc ghi nhận (55)
      • 2.7.3. Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.7.4. Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.7.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (58)
    • 2.8 Kế toán thu nhập khác (58)
      • 2.8.1 Khái niệm (58)
      • 2.8.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.8.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.8.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (60)
    • 2.9 Kế toán chi phí khác (61)
      • 2.9.1 Khái niệm (61)
      • 2.9.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.9.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (62)
    • 2.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (63)
      • 2.10.1 Khái niệm (63)
      • 2.10.2 Chứng từ sử dụng (0)
    • 2.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh (65)
      • 2.11.1 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh (65)
      • 2.11.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 2.11.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 2.11.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (66)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM (70)
    • 3.1 Tổng quan chung (70)
      • 3.1.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và kênh tiêu thụ (70)
        • 3.1.1.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ (70)
        • 3.1.1.2. Kênh tiêu thụ (70)
      • 3.1.2. Phương thức bán hàng hóa và phương thức thanh toán (0)
        • 3.1.2.1. Phương thức bán hàng hóa (70)
        • 3.1.2.2. Phương thức thanh toán (71)
    • 3.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (72)
      • 3.2.1. Khái niệm (72)
      • 3.2.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.2.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022 (73)
    • 3.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (80)
      • 3.3.1 Khái niệm (80)
      • 3.3.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.3.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.3.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022 (80)
    • 3.4. Kế toán giá vốn hàng bán (85)
      • 3.4.1 Khái niệm (85)
      • 3.4.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.4.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.4.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022 (86)
    • 3.5 Kế toán chi phí bán hàng (91)
      • 3.5.1 Nội dung (91)
      • 3.5.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.5.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.5.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (91)
      • 3.6.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.6.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.6.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (98)
    • 3.7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính (103)
      • 3.7.1 Khái niệm (103)
      • 3.7.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.7.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.7.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (103)
    • 3.8 Kế toán thu nhập khác (107)
      • 3.8.1 Khái niệm (107)
      • 3.8.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.8.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.8.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (108)
    • 3.9 Kế toán chi phí khác (110)
      • 3.9.1 Khái niệm (110)
      • 3.9.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.9.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (111)
    • 3.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh (114)
      • 3.10.1 Khái niệm (114)
      • 3.10.2 Chứng từ sử dụng (0)
      • 3.10.3 Tài khoản sử dụng (0)
      • 3.10.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh (115)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM (129)
    • 4.1. Nhận xét (129)
      • 4.1.1 Những thuận lợi trong công tác xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đông Lâm (129)
      • 4.1.2 Nhược điểm (130)
    • 4.2 Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh (131)
  • PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 134 (140)

Nội dung

122 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM .... Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp đã, đa

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM

Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Lâm

Tên viết tắt DONG LAM COMPANY LIMITED

Tên giao dịch DONG LAM SEAFOODS CO., LTD

Trụ sở chính Ấp Lò Vôi, Xã Phước Hưng, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa-

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước Được cấp ngày 19/10/2009

Quản lý bởi Cục Thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Người đại diện ĐỒNG THỊ THÙY DUNG

Ngoài ra ĐỒNG THỊ THÙY DUNG còn đại diện các doanh nghiệp:

• CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU OMEKING

Bảng 1.1 : Giới thiệu chung về công ty

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Đông Lâm được thành lập vào ngày 19/10/2009 theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân Trụ sở chính của công ty đặt tại Ấp Lò Vôi, Xã Phước Hưng, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu.

Phân xưởng hàng đông lạnh chúng tôi sản xuất các mặt hàng như sau:

1/ Bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh

2/ Bạch tuộc cắt đông lạnh

3/ Mực nút nguyên con làm sạch đông lạnh

4/ Maza nguyên con làm sạch đông lạnh

6/ Mực ống sushi đông lạnh

7/ Đầu mực ống sushi đông lạnh

8/ Cá nục suôn IQF& Block

9/ Mực tẩm bột, cá lạt tẩm bột, ghẹ tẩm bột

10/ Tôm mũ ni đông lạnh, cá đuối đông lạnh

Sau 12 năm hoạt động, Đông Lâm tự hào là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản, kho đông lạnh lớn tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với quy trình sản xuất khép kín từ chế biến và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp Chúng tôi có hai phân xưởng quy mô 10.000m2: phân xưởng sản xuất hải sản đông lạnh và hải sản chế biến, 01 kho đông lạnh quy mô 1000m2

Hình 1 Hình ảnh Công ty TNHH Đông Lâm

STT Tên ngành Mã ngành

1 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 1020

2 Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

3 Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh 4730

4 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

5 Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đá

7 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649

8 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659

9 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ 4933

10 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

11 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4329

12 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc cho thuê

13 Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

15 Xây dựng nhà không để ở 4102

18 Lắp đặt hệ thống điện 4321

Bài viết này bao gồm 19 danh mục bán lẻ liên quan đến đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, cũng như các đồ dùng gia đình khác chưa được phân loại vào các cửa hàng chuyên doanh.

Bảng 1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 1.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đông Lâm

Bên cạnh việc đầu tư và hoàn thiện nhà máy đầy đủ các trang thiết bị, dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn chứng nhận HACCP, HACCP CODEX, ISO Công ty đã và đang đào tạo đội ngũ thủy sản có chuyên môn cao “Năng động – Nhiệt huyết – Giàu kinh nghiệm” Chúng tôi luôn nỗ lực với mong muốn tạo ra sự hài lòng đến các đối tác và Quý khách hàng

Với sự tin tưởng của Quý khách hàng vào sản phẩm trong suốt thời gian qua là động lực to lớn đối với sự phát triển không ngừng của Đông Lâm Foods Chúng tôi sẽ đem đến những sản phẩm ưu việt nhất, hiệu quả nhất, giá thành tốt nhất cho quý khách hàng

Tập thể Đông Lâm Foods luôn đề cao tôn chỉ “Sản phẩm thật – Giá trị thật – Chất lượng thật” để làm kim chỉ nam trong phụng sự Khách hàng Quyết nói không với hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng bơm tẩm hóa chất

Hiện nay, nói đến Đông Lâm Foods là Khách hàng nhớ đến Công ty TNHH Đông Lâm hoạt động trong lĩnh vực Hải Sản với các mặt hàng đa dạng, phong phú và chất lượng tốt với giá cả hợp lý Đông Lâm Foods đã và đang dần khẳng định được vị trí thương hiệu của mình trên thị trường và là đối tác cung ứng đáng tin cậy của nhiều quán ăn, nhà hàng, công ty sản xuất suất ăn công nghiệp, siêu thị…

1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty

1.1.5.1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Đông Lâm

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Đông Lâm

1.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc đại diện cho tổ chức, thực hiện ký kết các hợp đồng, quan hệ pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Là những người lãnh đạo, họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng mục tiêu và xây dựng chiến lược, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp là những yếu tố then chốt trong định hướng này.

- Xây dựng hệ thống quản trị chặt chẽ, liên kết giữa các phòng ban với nhau sẽ dễ dàng hướng nhân viên theo khuôn khổ các chính sách, tiếp cận từng nhân sự một cách sâu sắc và cá nhân hơn

- Tuyển dụng, bồi dưỡng nhân tài

Ban lãnh đạo là bộ phận đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất, giám sát hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật liên quan.

- Hỗ trợ thực hiện các công việc trong công ty theo yêu cầu của giám đốc

Trợ lý hành chính sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như lên kế hoạch, sắp xếp cuộc họp, gặp gỡ đối tác và khách hàng Bên cạnh đó, họ cũng hỗ trợ giám đốc trong việc đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn cho các chuyến công tác.

- Truyền đạt thông tin của giám đốc cho các bộ phận phòng ban, nhân sự trong công ty Thực hiện phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả công việc của nhân viên cho giám đốc

- Hỗ trợ các công tác về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, các buổi họp nội bộ cho tổ chức,

- Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để lập kế hoạch hoạt động cho mỗi phòng ban và báo cáo tình hình thực hiện cho giám đốc

Trong nhiều trường hợp, trợ lý giám đốc có thể hỗ trợ đóng góp ý kiến, tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và đưa ra các quyết định cấp bách khi giám đốc vắng mặt.

- Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi giám đốc

- Chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trước Giám đốc công ty

- Xây dựng chính sách, mục tiêu làm việc cho cả doanh nghiệp và cho từng bộ phận riêng lẻ

- Điều hành việc sản xuất, kinh doanh

- Xây dựng quy định cho doanh nghiệp

- Thiết lập kế hoạch ngân sách

- Quản trị hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp Mục tiêu của phòng kỹ thuật là đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệp hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện và sửa chữa những sự cố, trục trặc của hệ thống, không để hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra tình trạng gián đoạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp

- Nghiên cứu, thiết kế và thực thi hệ thống kỹ thuật và công nghệ

- Quản lý vận hành hệ thống máy móc, thiết bị & quản lý chung

▪ Phòng tài chính kế toán

- Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính

- Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

Kế toán tiêu thụ

- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu nên không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu

- Theo chuẩn mực số 14 (VAS 14) về doanh thu và thu nhập khác ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính:

- “Doanh thu là giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”

Doanh thu = Số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ × Đơn giá

2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận nếu đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện:

- Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích phần lớn gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan từ giao dịch bán hàng

➢ Nguyên tắc hạch toán: Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, doanh thu được tính bằng tổng giá thanh toán Hàng hóa bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng được hạch toán vào doanh thu phần hoa hồng mà doanh nghiệp nhận được.

- Hóa đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ);

- Hóa đơn bán hàng thông thường (đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế GTGT)

- Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết thanh toán; Sổ nhật ký bán hàng, thu tiền, chi tiền;

- Các sổ kế toán chi tiết khác và một số loại sổ liên quan

- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Séc, Giấy báo có của ngân hàng,…

Để chứng minh doanh thu, bạn cần cung cấp các tài liệu như hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, biên bản giao nhận, bảng kê hàng hóa gửi bán đã tiêu thụ, phiếu xuất kho hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.

TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

TK 511 có các tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

- TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

- TK 5114: Doanh thu trợ cấp ,trợ giá

- TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

- Kết cấu tài khoản: TK 511 không có số dư cuối kỳ

Số thuế phải nộp: thuế TTĐB, thuế XK

(tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được phát sinh trong kỳ), thuế

Các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.

Sơ đồ hạch toán TK 511

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC.)

(1) Các khoản giảm trừ doanh thu

(2) Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT phải nộp

(3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần

(4a) Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

(4b) Thuế GTGT hàng hóa đầu ra do bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Doanh thu chưa thực hiện

Các khoản giảm trừ doanh thu

Xác định kết quả kinh doanh

(5) Bán hàng theo phương thức đổi hàng

(6) Kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán

(7a) Doanh thu chưa thực hiện

2.1.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Doanh nghiệp bán hàng giao trực tiếp cho khách hàng:

- Phản ánh giá vốn theo giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155, 156 : Sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa

- Phản ánh doanh thu theo giá bán, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán

Có TK 511 : Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

(2) Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi phát sinh doanh thu bán trả góp, kế toán ghi:

Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng

Có TK 511 : Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay)

- Phản ánh giá vốn theo giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155, 156 : Sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa

- Mỗi lần thu tiền của hợp đồng trả góp, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

- Định kỳ khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán sẽ kết chuyển lãi góp( một phần hay toàn bộ) sang doanh thu hoạt động tài chính:

Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(3) Trường hợp bán hàng thông qua đại lý, kế toán ghi:

Kế toán tại doanh nghiệp là chủ hàng:

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Khi xuất kho gửi hàng đi bán (theo giá thực tế xuất kho):

Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán

Có TK 155, 156 : Thành phẩm, hàng hóa

- Khi hàng gửi đi bán đã xác định tiêu thụ:

Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng thanh toán

Có TK 511 : Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

- Đồng thời phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 157 : Hàng gửi đi bán

- Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng:

Nợ TK 6421 : Chi phí bán hàng

Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khâu trừ

Có TK 111, 112, 131 : Tổng thanh toán

(4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:

Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng và hàng bị trả lại

Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được áp dụng khi hàng hóa không đạt chất lượng, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn giao hàng như đã ghi trong hợp đồng.

Hàng bán bị trả lại: là sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

2.2.2 Điều kiện ghi nhận giảm trừ doanh thu:

Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong các kỳ trước bị giảm giá, chiết khấu thương mại, hoặc trả lại trước ngày lập báo cáo tài chính, kế toán cần ghi nhận sự kiện này như một sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo và điều chỉnh giảm doanh thu trên Báo cáo Tài chính kỳ hiện tại.

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh

Chi phí hạch toán vào tài khoản này là chiết khấu thương mại mà người được hưởng đã thực hiện trong kỳ, tuân thủ đúng theo quy định về chiết khấu thương mại của doanh nghiệp.

- Trường người mua hàng nhiều lần mới đạt được số lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại, thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng”

Khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại (CKTM) và giá bán phản ánh trên hoạt động kinh doanh là giá đã giảm (đã trừ CKTM), thì khoản CKTM này không được hạch toán vào tài khoản 521 Doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá đã trừ CKTM.

- Chứng từ: Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, biên bản trả hàng

- Sổ sách: Sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ cái

Tài khoản sử dụng: 521 ‘’Các khoản giảm trừ doanh thu”

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:

• Tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại

• Tài khoản 5212- Hàng bán bị trả lại

• Tài khoản 5213- Giảm giá hàng bán

Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thnah toán cho khách hàng

Số giảm giá hàng bán đã chấp nhận ch người mua

Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa được bán ra, nhưng cần điều chỉnh để phản ánh các sản phẩm, hàng hóa đã được trả lại Điều chỉnh này bao gồm hoàn trả tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản phải thu khách hàng.

Cuối kì kế toán kết chuyển toàn bộ chiết khấu, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kì báo cáo

Sơ đồ hạch toán TK 521

Khi phát sinh các khoản CKTM,

GGHB, hàng bán bị trả lại

Kết chuyển CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại

Giảm các khoản thuế phải nộp

Kế toán nhận lại sản phẩm, hàng hóa

Hạch toán chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC.)

2.2.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Khi bán sản phẩm, hàng hóa đã giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cần ghi lại các thông tin liên quan đến việc giảm giá, chiết khấu thương mại để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán thuế GTGT.

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

Khi nhận lại sản phẩm , hàng hóa

(PP Kê khai thường xuyên)

Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (PP Kiểm kê định kỳ)

Giá trị thành phẩm, hàng hóa đưa đi tiêu thụ

Giá trị thành phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ

Khi phát sinh chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại

Kết chuyển chi phí bán hàng

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

(2) Kế toán hàng bán bị trả lại

- Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại)

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại

- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

(3) Cuối kì kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của số hàng hoá (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng hoá đã bán ra trong kỳ- đối với DN thương mại, hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ- đối với DNSX) được xác định là đã tiêu thụ và được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh Trong hoạt động thương mại tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho mà khi xuất hàng hóa ra bán kế toán kết chuyển ngay chi phí mua hàng phát sinh thực tế vào giá vốn của hàng bán ra hay đến cuối kỳ mới tính một lần vào chi phí mua hàng theo công thức phân bổ hoặc tổng giá trị hàng tồn kho trong kỳ

Có 3 phương pháp tính giá trị hàng xuất kho:

- Giá thực tế đích danh

- Giá bình quân gia quyền

- Giá nhập trước xuất trước (FIFO)

Tùy từng doanh nghiệp mà sử dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cho hợp lý

-Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”

- Tài khoản 632 không có số dư cuối kì

Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán

Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra

Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành

Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản phải lập dự phòng năm trước Giá vốn hàng bán bị trả lại

Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản phải lập dự phòng năm trước)

Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào bên nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

2.3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ

Giải thích: Căn cứ vào các chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó mới ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi kế toán chi

Sổ chi tiết tài khoản

Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

28 tiết làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

(1) Sản phẩm xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 156 : Xuất kho để bán

(2) Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 157 : Hàng gửi đi bán

(3) Nhập lại kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bị trả lại:

Nợ TK 156, 157 : Hàng hóa, hàng gửi đi bán nhập lại kho

Có TK 632 : Giá vốn hàng bán

(4) Cuối kỳ xác định giá vốn của sản phẩm đã bán được trong kỳ để kết chuyển sang Tài khoản 911:

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 : Giá vốn hàng bán

Sơ đồ hạch toán TK 632

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Kế toán chi phí bán hàng 1 Khái niệm chi phí bán hàng

2.4.1 Khái niệm chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm mọi chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông và tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: bảo quản, quảng cáo, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng, nhân viên, khấu hao, dụng cụ, Nói cách khác, chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Các chứng từ khác liên quan

- Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”

- Tài khoản 641 không có số dư cuối kì

- Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:

+Tài khoản 6411- Chi phí nhân viên

+Tài khoản 6412- Chi phí vật liệu, bao bì

+Tài khoản 6413- Chí phí dụng cụ, đồ dùng

+Tài khoản 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ

+Tài khoản 6415- Chi phí bào hành

+Tài khoản 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài

+Tài khoản 6418- Chi phí bằng tiền khác

Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Các khoản làm giảm chi phí bán hàng Kết chuyển TK 911 để XĐKQKD hoặc tài khoản chi phí chờ kết chuyển

Sơ đồ hạch toán TK 641

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.4.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Tính tiền lương, phụ cấp và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 6411- Chi phí nhân viên

Có TK 334- Phải trả cho công nhân viên

Có TK 338- Các khoản trích theo lương

(2) Giá trị vật liệu, dụng cụ phụ vụ quá trình bán hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Có TK 152, 153- Nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ

Có TK 242- Chi phí trả trước

(3) Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định

(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phân bán hàng như: điện, nước, điện thoại, hoa hồng đại lý,

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Có TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ( nếu có).

(5) Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641- Chi phí bán hàng.

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

2.5.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý Doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động chung của

DN bao gồm: Chi phí quản lý, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Theo quy định hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản; thuế, phí và lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác

- Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn bán hàng

- Giấy báo nợ, Bảng kê thanh toán lương, tạm ứng

- Các chứng từ khác có liên quan

- Tài khoản sử dụng: TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Tài khoản 642 không có số dư cuối kì

- Tài khoản 642, có 8 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

+ Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

+ Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng)

+ Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ

+ Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí

+ Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

+ Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết chuyển tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh hoặc tài khoản chi phí chờ kết chuyển

Sơ đồ hạch toán TK 642

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.5.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Tính tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có TK 334: Phải trả công nhân viên

Có TK 338: Các khoản phải trích theo lương

(2) Khấu hao TSCĐ ở bộ phận QLDN:

Nợ TK 642: Chi phí QLDN (6424)

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

(3) Trị giá đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay tại bộ phận quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: Chi phí QLDN (6423)

Nợ TK 133(nếu có): Thuế GTGT được khấu trừ

(4) Thuế, lệ phí qua sông, lệ phí qua phà:

(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho bộ phận QLDN như: điện, nước, điện thoại, fax, tiền thuê nhà,…

Nợ TK 133(nếu có): Thuế GTGT được khấu trừ

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi trả các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung như chi phí tiếp tân, tiếp khách, in ấn tài liệu và các công tác phí khác.

Nợ TK 133(nếu có): Thuế GTGT được khấu trừ

(7) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

2.6.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

- Thu nhập về hoạt động đầu tư chứng khoán

- Thu nhập từ gốp vốn liên doanh

- Thu lãi cho vay vốn

- Thu lãi do bán ngoại tệ

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính

- Thu nhập từ hoạt động tài chính khác

2.6.2 Nguyên tắc xác định doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu( không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán) Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi

- Giấy báo của ngân hàng

- Các chứng từ khác liên quan

- Tài khoản sử dụng : TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

- Tài khoản 515 không có số dư cuối kì

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Các khoản phải trả người bán

Các khoản dự phòng tài chính Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, công ty con

Tiền mặt, TGNH, phải thu nội bộ

Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Sơ đồ hạch toán TK 515

Sơ đồ 2.6 : Sơ đồ hạch toán TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.6.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Khi nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh hoặc nhận được tiền từ các khoản lãi được chia, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, 221, 222 : Số tiền lãi phát sinh trong kỳ

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(2) Khi doanh nghiệp cho vay vốn, khi doanh nghiệp xuất tiền cho vay và định kỳ tính lãi hoặc thu tiền lãi:

Nợ TK 111, 112, 131 : Số tiền lãi phát sinh trong kỳ

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(3) Thu lãi bán ngoại tệ, tiền gửi:

Nợ TK 111, 112 : Số tiền lãi phát sinh trong kỳ

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(4) Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán:

Nợ TK 229 : Khoản dự phòng hoàn nhập

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(5) Trường hợp được hưởng chiết khấu thanh toán:

Nợ TK 111, 112, 331 : Số tiền chiết khấu phát sinh trong kỳ

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

(6) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”:

Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.

Kế toán chi phí tài chính

2 7.1 Khái niệm chi phí tài chính

Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính bao gồm:

- Chi phí tham gia quá trình liên doanh – liên kết các khoản lỗ do liên doanh

- Lỗ do đầu tư chứng khoán

- Lỗ do mua bán ngoại tệ

- Giá trị bất động sản đem bán trong hoạt động kinh doanh bất động sản, chi phí phát sinh trong quá trình bán bất động sản

- Khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán

2.7.2 Nguyên tắc ghi nhận Đối với khoản đầu tư vào công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu và thông báo chính thức của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc cổ phiếu của công ty niêm yết đã thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư Đối với khoản đầu tư vào công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu và giấy thu tiền bán cổ phiếu của công ty được đầu tư hoặc chứng từ mua khoản đầu tư đó Đối với khoản đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác, việc ghi sổ căn cứ vào biên bản góp vốn, chia lãi( hoặc lỗ) do các bên thỏa thuận hoặc chứng từ mua bán khoản đầu tư đó Nhà đầu tư chỉ được ghi nhận khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi nhận được thông báo chính thức của hội đồng quản trị công ty liên kết về số cổ tức được hưởng hoặc số lợi nhuận được chia trong kỳ theo nguyên tắc dồn tích

- Biên lãi nộp tiền lãi vào ngân hàng

- Các chứng khác có liên quan

- Tài khoản sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính”

- Tài khoản 635 không có số dư cuối kì

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ dựa trên các chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó mới ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi được sử dụng để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết tương ứng.

- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính

- Chiết khấu thanh toán cho người mua

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư

- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

- Số trích dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết)

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Sổ chi tiết tài khoản

Sơ đồ hạch toán tài khoản 635

Sơ đồ 2.7 Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Chi phí, các khoản lỗ về đầu tư tài chính, chiết khấu thanh toán

Cuối kỳ kết chuyển chi phí

2.7.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Phản ánh các chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh:

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

(2) Lãi tiền vay đã trả và phải trả:

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

(3) Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán:

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

(4) Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 229: Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

(5) Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi:

Nợ TK 229: Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

(6) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng, dịch vụ được hưởng:

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 131, 111, 112: Tiền mặt, TGNH, phải thu khách hàng

(7) Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính.

Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác là nguồn thu phát sinh không thường xuyên, đóng góp vào việc tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính Nguồn thu này bao gồm thu nhập từ nhượng bán tài sản, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt từ khách hàng vi phạm hợp đồng.

Theo quy định, các khoản thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, cũng như các khoản thu khác được ghi vào sổ sách kế toán phải có biên bản hội đồng xử lý được Ban Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt.

- Giấy đề nghị thanh toán, quyết định thanh lý, biên bản thanh lý TSCĐ, CCDC

- Các chứng từ khác liên quan

- TK sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác”

- TK 711 không có số dư cuối kì

Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải tính số thuế GTGT phải nộp (nếu có) cho các khoản thu nhập khác theo phương pháp trực tiếp.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản

911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Sổ chi tiết tài khoản

Giải thích: Căn cứ vào các chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó mới ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi kế toán chi tiết làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Sơ đồ hạch toán TK 711

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 “Thu nhập khác”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.8.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Thu nhập từ phát sinh từ các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111 : Tổng số thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 112 : Tổng số thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131 : Tổng số thanh toán chưa thu khách hàng

Có TK 711 : Thu nhập khác (Thu nhập chưa thuế GTGT)

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

(2) Khi thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, hoặc nợ khó đòi đã xử lý nay thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Có TK 711 : Thu nhập khác

Kết chuyển thu nhập khác

TK 111, 112, 131 Đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh, đầu tư khác

Tiền mặt, TGNH, phải thu nội bộ

(3) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:

Nợ TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.

Kế toán chi phí khác

Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước

Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt đông thông thường của đơn vị đem lại, cũng có thể là những khoản chi phí bỏ sót từ trước, những khoản chi phí khác có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan

– Biên bản vi phạm hợp đồng

– Các chứng từ thanh lý tài sản cố định

– Tài khoản sử dụng TK 811 “Chi phí khác”

– Tài khoản 811 không có số dư cuồi kì

Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản

911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Giải thích: Căn cứ vào các chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán chi tiết lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó mới ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi kế toán chi tiết làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Sơ đồ hạch toán TK 811

Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 “Chi phí khác”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 811 : Chi phí khác

Sổ chi tiết tài khoản

Chi phí, các khoản lỗ về đầu tư tài chính Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác

(2) Hạch toán khoản tiền do vi phạm hợp đồng, truy nộp thuế của niên độ kế toán trước:

Nợ TK 811 : Chi phí khác

(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang TK 911– Xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 : Chi phí khác.

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế TNDN là khoản chi phí dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính

Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp phản ánh số tiền Doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước khi Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả( doanh thu trừ đi các khoản chi phí mang lại lợi nhuận) Theo quy định hiện hành thì thuế Thu nhập doanh nghiệp 20%

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

- Các chứng từ khác có liên quan

- Tài khoản sử dụng: TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”

Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm

Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại

Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm thời phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm

Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

Sơ đồ hạch toán TK 821

Sơ đồ 2.10: Sơ đồ hạch toán tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.10.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Cuối kỳ, tính ra số thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí:

Nợ TK 821 : Chi phí thuế TNDN kinh doanh

(2) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821 : Chi Phí thuế TNDN

Thuế TNDN phải nộp Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

2.11.1 Khái niệm xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh các hoạt động phát sinh trong kỳ kế toán là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán

Kết quả hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là: chênh lệch giữa thu nhập sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được phân tích và theo dõi riêng biệt cho từng hoạt động, ngành nghề và dịch vụ, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Tài khoản sử dụng: TK 911” Xác định kết quả kinh doanh”

Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, động sản đầu tư và dịch vụ đã bán

Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ

Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Kết chuyển lỗ

Sơ đồ hạch toán TK 911

Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần

TK 641 TK515 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển thu nhập tài chính

Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển thu nhập bất thường

Kết chuyển chi phí tài chính

Kết chuyển chi phí khác

Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ

Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.11.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

(2) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

(3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

(4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 811 - Chi phí khác

(5) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

(6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:

(7) Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

(8) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 - Chi phí bán hàng

(9) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

(10) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Trong chương 2 em đã trình bày được những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: Khái niệm doanh thu, chi phí, các chứng từ, tài khoản sử dụng và cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Và việc sử dụng cơ sở lý luận áp dụng vào thực tế sẽ giúp cho doanh nghiệp những lợi ích như sau: giúp việc quản lý doanh thu, chi phí một cách dễ dàng và hiệu quả, tạo cơ sở cho ban giám đốc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Qua chương 3, em sẽ giới thiệu tổng quát về thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Đông Lâm

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM

Tổng quan chung

Công ty phát sinh các khoản doanh thu chủ yếu từ việc xuất khẩu và gia công các loại hải sản như cá nục, cá hồi, mực ống, bạch tuộc, lườn bụng cá hồi,…cho khách hàng Các khoản chi phí phát sinh của công ty gồm có giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính từ các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, trả lãi khoản vay và các chi phí khác

3.1.1 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và kênh tiêu thụ

3.1.1.1 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là Công ty TNHH Sinh Phú, North Dragon Seafood Co., LTD, Smile Distribution Co.,LTD, Flyling Fish Trading, Sea Formosus Trading với việc cung cấp hàng hóa ở trong và ngoài nước cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đa dạng hóa các mặt hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Phân phối, cung ứng nguồn hàng tiêu thụ theo 3 kênh chính

- Thứ nhất, kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp, kết nối thị trường tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh qua chợ, siêu thị hoặc cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng xử lý sản phẩm theo nhu cầu nơi mua, người mua

Thứ hai, cung ứng đầu vào cho sản xuất, chế biến trong và ngoài tỉnh nhằm tạo việc làm, tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu Việc tập trung đầu vào trong tỉnh cũng giải quyết đồng bộ khâu vận chuyển, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm chế biến đầu ra.

- Thứ 3, chuyển tải hàng đông lạnh hải sản khai thác để lưu trữ kho đông doanh nghiệp tự cân đối, cung ứng theo nhu cầu thị trường đối với nhóm sản phẩm hải sản hàng đông lạnh

3.1.2 Phương thức bán hàng hóa và phương thức thanh toán

3.1.2.1 Phương thức bán hàng hóa:

Hình thức bán hàng của công ty là bán hàng trả chậm

Khi khách hàng muốn mua hàng thì phải ký hợp đồng với công ty, sau đó công ty sẽ xuất hóa đơn, báo với khách hàng có đủ hàng, xuất hàng theo hóa đơn Sau khi khách hàng nhận được hàng thì phải thanh toán cho công ty trong vòng 7 ngày

Sau khi chào giá và ký hợp đồng kinh tế, công ty sẽ hướng dẫn khách hàng mở L/C tại ngân hàng Ngân hàng kiểm tra L/C và chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiếp tục xử lý Công ty sau đó sẽ xin giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận nguồn gốc và bảo hiểm hàng hóa Tiếp theo, công ty sẽ kiểm tra và chuẩn bị hàng theo L/C, khai báo hàng hóa tại hải quan và giao hàng Sau khi xuất hàng, công ty gửi chứng từ đến ngân hàng Việt Nam, ngân hàng này sẽ gửi chứng từ cho ngân hàng nước ngoài của khách hàng để nhận thanh toán theo L/C.

3.1.2.2 Phương thức thanh toán Giá cả: Để thu hút khách hàng, Công ty có một chính sách giá cả hết sức linh hoạt, giá được điều chỉnh theo giá thị trường đồng thời phụ thuộc mối quan hệ giữa khách hàng với công ty trên cơ sở giá cạnh tranh bù đắp chi phí đảm bảo có lợi nhuận dương

Công ty chỉ áp dụng chính sách giảm giá cho khách hàng mua hàng thường xuyên, ổn định, mua với số lượng lớn và thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán trước hạn.

Công ty đã thực hiện các phương thức thanh toán phụ thuộc theo hợp đồng kinh tế bao gồm: thông qua LC, chuyển khoản

Việc thanh toán có thể là thanh toán ngay hoặc là thanh toán chậm sau một khoảng thời gian nhất định sau khi người mua nhận được hàng và chứng từ của công

54 ty gửi qua( Đối với xuất khẩu qua các nước Châu Âu thì thời gian thanh toán chậm nhất là 45 ngày, các nước Châu Á chậm nhât 15 ngày sau khi nhận được chứng từ mà công ty gửi qua) Công ty luôn tạo mọi thuận lợi trong khâu thanh toán đồng thời không gây thiệt hại về kinh tế cho bản thân doanh nghiệp Để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và không bị chiếm dụng vốn, trong hợp đồng kinh tế bao giờ cũng phải quy định rõ thời hạn thanh toán Nếu quá hạn này công ty sẽ tính lãi suất theo lãi suất quá hạn ngân hàng trên tổng gia thanh toán Chính bởi lẽ đó trong những năm qua công ty không xảy ra tình trạng mất hoặc chiếm dụng vốn Tuy nhiên việc bán chịu cũng chỉ được thực hiện với khách hàng có quan hệ lâu dài với công ty.

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu tại Công ty TNHH Đông Lâm chủ yếu là doanh thu từ việc gia công, sản xuất, xuất nhập khẩu thuỷ hải sản tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Đơn yêu cầu cung ứng dịch vụ

- Giấy báo có ngân hàng

- Biên bản cung ứng dịch vụ

- Các giấy tờ liên quan khác

Tài khoản 511_Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Công ty sử dụng tài khoản cấp 2 là:

- Tài khoản 5111_Doanh thu bán hàng tổng hợp cho các loại sản phẩm chưa được phân loại

- Song song đó, công ty đã mở chi tiết TK 511 để phù hợp với loại hình kinh doanh cũng như quản lý tốt các loại doanh thu như sau:

TK 511MK: “Doanh thu bán cá mắt kiếng ĐL”

TK 511GC: “Doanh thu gia công, cấp đông cá, hải sản ĐL”

TK 511CG: “Doanh thu bán thịt càng ghẹ ĐL”

TK 511ONG: “Doanh thu bán mực ống CB ĐL”

TK 511BT: “Doanh thu bán bạch tuộc CB ĐL”

TK 511GCH: “Doanh thu gia công lườn bụng, cá hồi ĐL”

TK 511GCN: “Doanh thu gia công nang ĐL”

TK 511NUC: “Doanh thu gia công cá nục ĐL”

TK 511LK: “Doanh thu hàng lưu kho”

TK 511DO: “Doanh thu bán cá đổng ĐL”

TK 511LAT: “Doanh thu bán cá lạt tẩm bột ĐL”

Tài khoản 5118_ Doanh thu khác nhưng với công ty thì mở tài khoản này chi tiết như sau:

TK 5118: “Doanh thu bán nội tạng hải sản, phế liệu”

Trình tự luân chuyển chứng từ

Từ các hoạt động bán hàng căn cứ vào hóa đơn điện tử GTGT, hợp đồng kinh tế, khi nhận hóa đơn, kế toán hạch toán vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ cái, sổ chi tiết TK 511 và sổ nhật ký chung

3.2.5 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022

(1) Ngày 31/01/2022, Phí lưu kho của các khách gửi hàng tại công ty, khách hàng chưa thanh toán, theo hoá đơn số CTKC/1, chứng từ số GS-010, số tiền 80.000.000 đồng, kế toán hạch toán:

Ngày 28/02/2022, công ty ghi nhận phí lưu kho chưa thanh toán từ khách hàng với số tiền 105.000.000 đồng, dựa trên hóa đơn số CTKC/2 và chứng từ số GS-25 Kế toán đã hạch toán khoản phí này.

Ngày 31/03/2022, phí lưu kho của khách hàng chưa thanh toán theo hóa đơn số CTKC/3, chứng từ số GS-37, với tổng số tiền là 50.281.559 đồng Kế toán đã hạch toán khoản phí này.

Ngày 25/03/2022, công ty đã gia công cấp đông cá nục cho Công ty TNHH Sông Việt với hóa đơn số 25, chứng từ số CN-003, trị giá 10.000.000 đồng Hiện tại, khách hàng chưa thanh toán và kế toán đã hạch toán khoản nợ này.

(1) Ngày 23/05/2022, Xuất khẩu gia công cá hối chum file đông lạnh cho công ty Frozen Chum salmon products theo hoá đơn số 0201879991, chứng từ số CN-014, số tiền 370.000.000 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

Ngày 16/06/2022, Nguyễn Văn Tâm đã mua nội tạng cá và hải sản với hóa đơn số 0000003, chứng từ số PT-001 Tổng giá trị đơn hàng là 7.980.000 đồng, bao gồm thuế GTGT 5% Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và kế toán đã hạch toán giao dịch này.

(1) Ngày 11/07/2022, Xuất khẩu mực ống nguyên con đông lạnh cho công ty Sea Formosus Trading theo hoá đơn số 75599030, chứng từ số CN-028, số tiền 567.519.565 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

(2) Ngày 19/07/2022, Xuất khẩu cá mắt kiếng đông lạnh cho công ty North Dragon Seafood Co.,LTD theo hoá đơn số 95649240, chứng từ số CN-047, số tiền 482.230.528đ đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

Ngày 31/07/2022, Nguyễn Văn Tâm đã mua nội tạng cá và hải sản từ cửa hàng với số lượng và giá trị tương ứng với hóa đơn số 23, chứng từ số PT-012 Tổng giá trị giao dịch là 4.200.000 đồng, bao gồm thuế GTGT 5% Khách hàng chưa thanh toán và kế toán sẽ tiến hành hạch toán giao dịch này.

(4) Ngày 03/08/2022, Gia công mực ống cắt đông lạnh cho Công ty TNHH Sinh Phú theo hoá đơn số 24, chứng từ số PT-001, số tiền 3.000.000 đồng, khách hàng trả tiền mặt, kế toán hạch toán:

(5) Ngày 12/08/2022, Xuất khẩu bạch tuộc cắt đông lạnh theo hoá đơn số

50052060, chứng từ số CN-027, số tiền 1.899.481.892 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

(6) Ngày 23/08/2022, Gia công cấp đông cá nục cho Công ty TNHH Sông Việt theo hoá đơn số 34, chứng từ số CN-066, số tiền 32.567.040 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

(7) Ngày 05/09/2022, Gia công lườn bụng cá hồi đông lạnh theo hoá đơn số

0499811734, chứng từ số CN-008, số tiền 182.797.440 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

(8) Ngày 10/09/2022, Bán hàng nội tạng cá, hải sản cho khách lẻ Nguyễn Văn Tâm theo hoá đơn số 00000042, chứng từ số PT-004, thuế GTGT 5%, số tiền 4.200.000 đồng, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, kế toán hạch toán:

(9) Ngày 14/09/2022, Xuất khẩu gia công cá hối chum file đông lạnh cho công ty Frozen Chum salmon products theo hoá đơn số 0501879991, chứng từ số CN-044, số tiền 589.761.287 đồng, khách hàng chưa thanh toán, kế toán hạch toán:

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty TNHH Đông Lâm là tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi tỷ giá hối đoái

+ Giấy báo Có của ngân hàng Eximbank, Sacombank,Vietcombank,…

Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính

Trình tự luân chuyển chứng từ

Khi ngân hàng gửi giấy báo có về tiền lãi từ tiền gửi, kế toán sẽ hạch toán vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ cái, sổ chi tiết TK 515 và sổ nhật ký chung.

3.3.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022

(1) Ngày 31/01/2022, Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi tiền gửi T.01 số tiền 502 đồng theo chứng từ số GS-014 Kế toán định khoản:

Bán hàng cá lạt phi lê tẩm bột đông lạnh size 30g cho công ty HANWA Co., LTD

(2) Ngày 28/02/2022, Ngân hàng TMCP Quân Đội trả lãi tiền gửi T.02 số tiền 5.516 đồng theo chứng từ số GS-024 Kế toán định khoản:

(3) Ngày 31/03/2022, Ngân hàng TMCP Á Châu trả lãi tiền gửi T.03 số tiền

913 đồng theo chứng từ số GS-034 Kế toán định khoản:

(1) Ngày 30/04/2022, Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi tiền gửi T.04 số tiền

253 đồng theo chứng từ số GS-037 Kế toán định khoản:

(2) Ngày 11/05/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 5.575.940 đồng theo chứng từ số GS-004 Kế toán định khoản:

(3) Ngày 16/06/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 1.162.876 đồng theo chứng từ số GS-005 Kế toán định khoản:

Ngày 11/07/2022, công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 1.575.940 đồng, theo chứng từ số GS-015.

(2) Ngày 20/07/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 16.269.120 đồng theo chứng từ số CN-054 Kế toán định khoản:

(3) Ngày 30/07/2022, Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi tiền gửi T.07/2022 số tiền 613 đồng theo chứng từ số GS-124 Kế toán định khoản:

(4) Ngày 02/08/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng TMCP Eximbank về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 301 đồng theo chứng từ số GS-004

(5) Ngày 12/08/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về lãi chênh lệch tỷ giá 40.000 USD ứng trước số tiền 400.000 đồng theo chứng từ số CN-

Ngày 18/08/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng TMCP Vietcombank về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 2.881.853 đồng theo chứng từ số GS-037.

(7) Ngày 25/08/2022, Ngân hàng TMCP Á Châu trả lãi nhập vốn với số tiền

203 đồng theo chứng từ số GS-060 Kế toán định khoản:

(8) Ngày 05/09/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng VCB về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 3.633.102 đồng theo chứng từ số GS-003 Kế toán định khoản:

Ngày 09/09/2022, Công ty nhận được giấy báo từ ngân hàng EX về khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trị giá 2.788 đồng, được xác nhận bởi chứng từ số GS-032 Kế toán sẽ tiến hành ghi nhận khoản này vào sổ sách.

(10) Ngày 30/09/2022, Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi TK tiền gửi T.09 số tiền 3.515 đồng theo chứng từ số GS-164 Kế toán định khoản:

(1) Ngày 24/10/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Eximbank về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 49.918.527 đồng theo chứng từ số CN-028 Kế toán định khoản:

(2) Ngày 10/11/2022, Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Eximbank về lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 154.803.743 đồng theo chứng từ số CN-028

(3) Ngày 10/11/2022, Ngân hàng TMCP Quân Đội trả lãi tài khoản tiền gửi T.12 số tiền 122.042 đồng theo chứng từ số GS-052 Kế toán định khoản:

Có TK 515: 122.042 Ngoài ra,còn một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác được liệt kê trong sổ cái

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm từ TK 515 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(Trích từ phụ lục sổ cái TK 515)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515 Tài khoản 515 – DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 Đơn vị tính: Đồng

Diễn giải TK Đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

20/07 CN-054 20/07 Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ TK 1311 16.269.120

Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi tiền gửi tháng 7 1121SA 613

02/08 GS-004 02/08 Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 1122EX 301

Lãi chênh lệch tỷ giá 40.000 USD ứng trước số tiền 400.000 đồng

18/08 GS-037 18/08 Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 1122VCB 2.881.853

25/08 GS-060 25/08 Trả lãi nhập vốn 1121AC 203

05/09 GS-003 05/09 Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 1122VCB 3.633.102

09/09 GS-032 09/09 Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 1122EX 2.788

Ngân hàng TMCP Sacombank trả lãi

Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn là giá thực tế xuất kho của sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ và các khoản được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Giá vốn hàng bán tại công ty là giá mua hàng hóa từ nhà cung cấp không bao gồm thuế giá trị gia tăng Một số trường hợp công ty mua bán trực tiếp không thông qua kho nhưng nếu có thì công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá vốn cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí của từng đơn hàng và được tính cho dịch vụ của mỗi đơn hàng đã hoàn thành.

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Tài khoản 632_ Giá vốn hàng bán

Trình tự luân chuyển chứng từ

Sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán, công ty sẽ bàn giao toàn bộ hàng hóa cho khách hàng Kế toán sẽ ghi nhận giao dịch vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 632 và sổ nhật ký chung.

• Giá thực tế hàng hóa i = Số lượng hàng hóa i xuất bán x Giá đơn vị bình quân cả kì hàng hoá i

3.4.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong năm 2022

(1) Ngày 11/01/2022, Mực ống cắt đông lạnh L-A T.01/22 theo hoá đơn số CTGV/01 và chứng từ số GS-027 với số tiền 2.552.238 đồng Kế toán định khoản:

(2) Ngày 25/02/2022, Hàng lưu kho T.02/22 theo hoá đơn số CTGV/02 và chứng từ số GS-029 với số tiền 23.624.961 đồng Kế toán định khoản:

(3) Ngày 21/03/2022, Gia công lườn, bụng cá hồi đông lạnh T.03/22 theo hoá đơn số CTGV/03 và chứng từ số GS-043 với số tiền 39.756.356 đồng Kế toán định khoản:

(1) Ngày 05/04/2022, Mực ống cắt đông lạnh L-A T.04/22 theo hoá đơn số CTGV/04 và chứng từ số GS-047 với số tiền 8.552.232 đồng Kế toán định khoản:

(2) Ngày 08/05/2022, Hàng lưu kho T.05/22 theo hoá đơn số CTGV/05 và chứng từ số GS-052 với số tiền 23.500.001 đồng Kế toán định khoản:

(3) Ngày 17/06/2022, Gia công lườn, bụng cá hồi đông lạnh T.06/22 theo hoá đơn số CTGV/06 và chứng từ số GS-063 với số tiền 6.356.201 đồng Kế toán định khoản:

(1) Ngày 31/07/2022, Cá mắt kiếng đông lạnh T.07/22 theo hoá đơn số CTGV/07 và chứng từ số GS-173 với số tiền 416.248.695 đồng Kế toán định khoản:

(2) Ngày 31/07/2022, Thịt càng ghẹ đông lạnh L-A T.07/22 theo hoá đơn số CTGV/07 và chứng từ số GS-173 với số tiền 135.415.607 đồng Kế toán định khoản:

(3) Ngày 31/07/2022, Gia công lườn, bụng cá hồi đông lạnh T.07/22 theo hoá đơn số CTGV/07 và chứng từ số GS-173 với số tiền 239.756.356 đồng Kế toán định khoản:

(4) Ngày 31/08/2022, Cá nục đông lạnh xuất ngày 19/08/2022 theo hoá đơn số CTGV/08 và chứng từ số GS-040 với số tiền 1.100.371.415 đồng Kế toán định khoản:

(5) Ngày 31/08/2022, Mực ống cắt đông lạnh L-A T.08/22 theo hoá đơn số CTGV/08 và chứng từ số GS-177 với số tiền 7.552.238 đồng Kế toán định khoản:

(6) Ngày 31/08/2022, Cá đổng đông lạnh T.08/22 theo hoá đơn số CTGV/08 và chứng từ số GS-177 với số tiền 16.392.381 đồng Kế toán định khoản:

(7) Ngày 31/08/2022, Giá vốn lưu kho T.08/22 theo hoá đơn số CTGV/08 và chứng từ số GS-177 với số tiền 190.227.861 đồng Kế toán định khoản:

(8) Ngày 30/09/2022, Mực ống cắt L-A T.09/22 theo hoá đơn số CTGV/09 và chứng từ số GS-190 với số tiền 6.293.532 đồng Kế toán định khoản:

(9) Ngày 30/09/2022, Cá lạt tẩm bột đông lạnh T.09/22 theo hoá đơn số CTGV/09 và chứng từ số GS-190 với số tiền 464.441.410 đồng Kế toán định khoản:

(10) Ngày 30/09/2022, Hàng lưu kho T.09/22 theo hoá đơn số CTGV/09 và chứng từ số GS-190 với số tiền 273.624.961 đồng Kế toán định khoản:

(1) Ngày 31/10/2022, Mực ống cắt L-A T.04/22 theo hoá đơn số CTGV/10 và chứng từ số GS-191 với số tiền 1.303.951.301 đồng Kế toán định khoản:

(2) Ngày 30/11/2022, Hàng lưu kho T.11/22 theo hoá đơn số CTGV/11 và chứng từ số GS-182 với số tiền 220.748.481 đồng Kế toán định khoản:

(3) Ngày 31/12/2022, Gia công nang T.12/22 theo hoá đơn số CTGV/12 và chứng từ số GS-183 với số tiền 196.824.984 đồng Kế toán định khoản:

Có TK 154GCN: 196.824.984 Ngoài ra,còn một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác được liệt kê trong sổ cái

Tổng giá vốn hàng bán phát sinh trong năm 2022 là 35.910.983.640 đồng

Kết chuyển giá vốn hàng bán phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm TK 632 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(Trích từ phụ lục sổ cái TK 632)

Tài khoản 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 Đơn vị tính: Đồng

Diễn giải TK Đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

Bán thịt càng ghẹ đông lạnh L-A T.07/22

Bán gia công lườn,bụng cá hồi đông lạnh T.07/22

Bán cá nục đông lạnh xuất ngày 19/08/2022

Bán mực ống cắt đông lạnh L-A T.08/22

31/08 CTGV/08 31/08 Bán cá đổng đông lạnh T.08/22 155DO 16.392.381

31/08 CTGV/08 31/08 Giá vốn lưu kho

30/09 CTGV/09 30/09 Bán mực ống cắt

Bán cá lạt tẩm bột kiếng đông lạnh T.09/22

Kế toán chi phí bán hàng

Công ty xuất khẩu và gia công là chủ yếu nên chi phí bán hàng sẽ không có lương nhân viên và chi phí cho việc bán hàng thường là các chi phí dịch vụ mua ngoài( cước vận chuyển quốc tế, phí niêm phong, xếp dỡ hàng hoá, hạ bãi,…)

- Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu đề nghị thanh toán

- Phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ ngân hàng

- Tài khoản 641_ Chi phí bán hàng

- Công ty có mở 1 tài khoản chi tiết của tài khoản 641:

- Tài khoản 6417_ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trình tự luân chuyển chứng từ

Khi phát sinh chi phí bán hàng căn cứ vào các chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu chi, uỷ nhiệm chi,… kế toán hạch toán vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ cái, sổ chi tiết TK 641 và sổ nhật ký chung

3.5.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Ngày 22/01/2022, Thanh toán tiền mặt phí nâng container rỗng theo hoá đơn số 207 kèm chứng từ CN- 001 với số tiền là 1.100.000 đồng Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 23/02/2022, Công ty thanh toán phí niêm chi, xếp dỡ cho công ty XK- Cty TNHH TM DV Vận chuyển theo hoá đơn số 026 kèm chứng từ CN-003 với số tiền là 966.323 đồng Kế toán hạch toán:

Ngày 22/03/2022, Công ty đã thanh toán cước vận chuyển container xuất khẩu cho Công ty TNHH Gold Logistics theo hóa đơn số 0097 kèm chứng từ CN-005 với số tiền là 7.008.708 đồng Kế toán đã hạch toán giao dịch này.

(1) Ngày 11/04/2022, Công ty thanh toán tiền mặt chiếu xạ mực cho trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ bức xạ theo hoá đơn số 262 kèm chứng từ PC-014 với số tiền là 3.000.000 đồng Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 14/05/2022, Công ty thanh toán cước vận chuyển, phí giảm thải lưu huỳnh theo hoá đơn số 174 kèm chứng từ CN-030 với số tiền là 8.367.340 đồng Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 26/06/2022, Công ty thanh toán phí gia công cá nục tại CN công ty

CP thuỷ sản Minh Anh theo hoá đơn số 3 kèm chứng từ CN-028 với số tiền là 6.606.667 đồng Kế toán hạch toán:

(1) Ngày 08/07/2022, Công ty thanh toán tiền chiếu xạ hàng thuỷ sản đông lạnh theo hoá đơn số 1546 kèm chứng từ PC-020 với số tiền là 7.296.900 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 15/07/2022, Công ty thanh toán cho công ty TNHH DV giao nhận TST cước vận chuyển quốc tế theo hoá đơn số 1128 kèm chứng từ CN-037 với số tiền là 89.471.000 đồng Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 22/07/2022, Công ty thanh toán cho công ty TNHH DV giao nhận TST cước vận chuyển quốc tế theo hoá đơn số 1207 kèm chứng từ CN- 061 với số tiền là 47.100.000 đồng Kế toán hạch toán:

(4) Ngày 26/07/2022, Công ty thanh toán phí niêm chi, xếp dỡ cho công ty XK- Cty TNHH TM DV Vận chuyển theo hoá đơn số 2026 kèm chứng từ CN-073 với số tiền là 8.966.323 đồng Kế toán hạch toán:

(5) Ngày 29/07/2022, Công ty thanh toán cước vận chuyển container xuất khẩu cho công ty TNHH 1TV Thuỳ Vân theo hoá đơn số 00000097 kèm chứng từ CN-095 với số tiền là 7.777.778 đồng Kế toán hạch toán:

(6) Ngày 17/08/2022, Công ty thanh toán cước vận chuyển quốc tế xuất khẩu cho công ty TNHH giao nhận QT Gia Nghiêm theo hoá đơn số 10999 kèm chứng từ CN-040 với số tiền là 80.036.000 đồng Kế toán hạch toán:

Ngày 19/08/2022, Công ty thanh toán tiền mặt hạ bãi container lạnh xuất khẩu cho công ty CP Cảng Đà Nẵng với số tiền 2.280.000 đồng theo hóa đơn số 22462 và chứng từ PC-034.

(8) Ngày 24/08/2022, Công ty thanh toán cước vận chuyển, phí giảm thải lưu huỳnh theo hoá đơn số 274 kèm chứng từ CN-070 với số tiền là 128.367.340 đồng Kế toán hạch toán:

(9) Ngày 26/08/2022, Công ty thanh toán phí gia công cá nục tại CN công ty

CP thuỷ sản Minh Anh theo hoá đơn số 12 kèm chứng từ CN-078 với số tiền là 186.666.667 đồng Kế toán hạch toán:

(10) Ngày 01/09/2022, Công ty thanh toán phí cấp container rỗng cho công ty TNHH TV Tổng Cty Tân Cường theo hoá đơn số 00675533 kèm chứng từ CN-003 với số tiền là 705.000 đồng Kế toán hạch toán:

Kế toán chi phí hoạt động tài chính

Tại công ty, chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là các khoản vay và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá

Tài khoản sử dụng 635- Chi phí tài chính

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Từ các khoản chi phí tài chính phát sinh khi nhận hóa đơn, kế toán hạch toán vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ cái, sổ chi tiết TK 635 và sổ nhật ký chung

3.7.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Ngày 11/07/2022, Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kèm theo chứng từ số GS-005 với số tiền là 26.809.834 đồng Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 12/02/2022, Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khoản vay kèm theo chứng từ số GS-008 với số tiền là 668.943 đồng Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 15/03/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng TMCP AC (NH KU số :

352517699) kèm theo chứng từ số GS-002 với số tiền 13.249.219 đồng Kế toán hạch toán:

(1) Ngày 21/04/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá số tiền 13.988.404 đồng kèm theo chứng từ số CN-018 với hoá đơn số LO/CLTG Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 19/05/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá kèm theo chứng từ số GS-015 với số tiền 2.009.406 đồng, hoá đơn CLTG Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 25/06/2022, Trả lãi khoản vay HĐ: LD2220110153 của NH MB kèm theo chứng từ số CN-013 với số tiền 24.202.740 đồng Kế toán hạch toán:

(1) Ngày 11/07/2022, Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khoản vay kèm theo chứng từ số GS-025 với số tiền là 5.489.914 đồng Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 12/07/2022, Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khoản vay kèm theo chứng từ số GS-028 với số tiền là 3.668.943 đồng Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 14/07/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng TMCP AC (NH KU số :

352512819) kèm theo chứng từ số GS-032 với số tiền 6.808.219 đồng Kế toán hạch toán:

(4) Ngày 25/07/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng MB (LD2213608472) số tiền 2.876.712 đồng kèm theo chứng từ số GS-070 Kế toán hạch toán:

(5) Ngày 28/07/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng Eximbank số tiền 2.782.185 đồng kèm theo chứng từ số GS-109 với số hoá đơn 220000200 Kế toán hạch toán:

(6) Ngày 02/08/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá số tiền 1.480.130 đồng kèm theo chứng từ số CN-003 với hoá đơn số LO/CLTG Kế toán hạch toán:

(7) Ngày 09/08/2022, Trả lãi vay NH HĐ vay: 1803LDS220000200- NH EX kèm theo chứng từ số GS-020 với số tiền 97.909 đồng, hoá đơn số 220000200 Kế toán hạch toán:

(8) Ngày 12/08/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá 16.758 USD ứng trước kèm theo chứng từ số CN-028 với hoá đơn số LO/CLTG Kế toán hạch toán:

(9) Ngày 19/08/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá kèm theo chứng từ số GS-065 với số tiền 22.009.406 đồng, hoá đơn CLTG Kế toán hạch toán:

(10) Ngày 25/08/2022, Trả lãi khoản vay HĐ: LD2220110153 của NH MB kèm theo chứng từ số CN-003 với số tiền 14.202.740 đồng Kế toán hạch toán:

(11) Ngày 22/09/2022, Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ số tiền 27.077.859 đồng kèm theo chứng từ số GS-092 Kế toán hạch toán:

(12) Ngày 28/09/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng AC(369235619) số tiền 13.301.627 đồng kèm theo chứng từ số GS-148 kèm hoá đơn số 369235619 Kế toán hạch toán:

(1) Ngày 03/10/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng EX theo HĐ vay: 1803LDS220000403 theo chứng từ số GS-012, số HĐ 220000403 với số tiền là 1.179.041 đồng Kế toán hạch toán:

(2) Ngày 15/11/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng TMCP AC (NH KU số :

362265759) kèm theo chứng từ số GS-044, số HĐ 362265759 với số tiền 4.290.411 đồng Kế toán hạch toán:

(3) Ngày 26/12/2022, Trả lãi khoản vay ngân hàng MB kèm theo chứng từ số GS-099 với số tiền là 9.936.986 đồng Kế toán hạch toán:

Có TK 1121MB: 9.936.986 Ngoài ra,còn một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác được liệt kê trong sổ cái

Tổng chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm là 3.969.950.933 đồng

Kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm từ TK 635 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác là những khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, không liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của công ty Công ty TNHH Đông Lâm có phát sinh thu nhập khác.

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 635 Tài khoản 635 – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 Đơn vị tính: Đồng

Diễn giải TK Đối ứng

028 12/07 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khoản vay 3411 3.668.943

Trả lãi khoản vay ngân hàng TMCP AC

Trả lãi khoản vay ngân hàng MB (LD2213608472)

Trả lãi khoản vay ngân hàng Eximbank (1803LDS220000276)

003 02/08 Lỗ chênh lệch tỷ giá

020 09/08 Trả lãi vay NH HĐ vay NH EX 1122EX 97.909

028 12/08 Lỗ chênh lệch tỷ giá ứng trước 1311 3.988.404

065 19/08 Lỗ chênh lệch tỷ giá 3411 22.009.406

102 trong kỳ chủ yếu là công ty xuất hàng mẫu sản xuất thử đến chi cục quản lý chất lượng để kiểm tra và xét nghiệm hàng hoá

- Phiếu chi, uỷ nhiệm chi

- Giấy báo Nợ, giấy báo Có

- Các chứng từ khác có liên quan

Tài khoản sử dụng 711: Thu nhập khác

Trình tự luân chuyển chứng từ :

Kế toán ghi nhận các khoản thu nhập khác nhau từ hóa đơn, nhập liệu vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ cái, và sổ chi tiết TK 711.

3.8.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh Ở quý 1,2/2022, Công ty không phát sinh nghiệp vụ

Trong quý 3/2022, Công ty chỉ có duy nhất 1 nghiệp vụ TK 711:

Ngày 16/09/2022, Công ty xuất hàng mẫu SX thử trị giá 300.000 đồng về mực ống tẩm bột đông lạnh đến chi cục quản lý chất lượng để kiểm nghiệm theo hoá đơn số

00000044 kèm chứng từ PT-006 Kế toán hạch toán:

Quý 4/2022, công ty phát sinh 2 nghiệp vụ TK711:

Tổng thu nhập khác phát sinh trong Quý III/2022 là 300.000 đồng

(1) Ngày 31/12/2022, Công ty xử lý công nợ cuối năm của công ty TNHH Sông Việt với chứng từ số CN-093 với số tiền là 1.000 đồng

(2) Ngày 31/12/2022, Công ty xử lý công nợ cuối năm của công ty TNHH dịch vụ DI VINA với chứng từ số CN-094 với số tiền là 91.550.000 đồng

Kết chuyển thu nhập khác phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm TK 711 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

Kế toán chi phí khác

Các chi phí khác phát sinh ở công ty chủ yếu từ việc chi phí khấu hao xe ô tô con không tính vào thu nhập tính thuế ở các tháng trong năm 2022

Tài khoản 811- Chi phí khác

Trình tự luân chuyển chứng từ :

SỔ CÁI TK 711 Tài khoản 711– THU NHẬP KHÁC

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 Đơn vị tính: Đồng

Diễn giải TK Đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

Công ty thu tiền mặt cho hàng mẫu

SX thử về mực ống tẩm bột đông lạnh

Công ty xử lý công nợ cuối năm của công ty TNHH Sông Việt

Công ty xử lý công nợ cuối năm của công ty TNHH dịch vụ DI VINA

Từ các khoản chi phí phát sinh khác nhau khi nhận hóa đơn, kế toán hạch toán vào phần mềm Excel, sau đó cập nhật vào sổ nhật ký chung và sổ cái, sổ chi tiết TK 811

3.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Ngày 31/01/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T1 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/01 theo chứng từ số GS-008

(2) Ngày 28/02/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T2 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/02 theo chứng từ số GS-009

(3) Ngày 31/03/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T3 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/03 theo chứng từ số GS-11

(4) Ngày 30/04/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T4 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/04 theo chứng từ số GS-12

(5) Ngày 31/05/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T5 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/05 theo chứng từ số GS-14

(6) Ngày 30/06/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T6 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/06 theo chứng từ số GS-16

(7) Ngày 31/07/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T7 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/07 theo chứng từ số GS-128

(8) Ngày 31/08/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T8 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/08 theo chứng từ số GS-149

(9) Ngày 30/09/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T9 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/09 theo chứng từ số GS-169

(10) Ngày 31/10/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T10 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/10 theo chứng từ số GS-157 Kế toán hạch toán:

(11) Ngày 30/11/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T11 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/11 theo chứng từ số GS-150 Kế toán hạch toán:

(12) Ngày 31/12/2022, Chi phí khấu hao xe ô tô con T12 trị giá 40.400.589 đồng không tính vào thu nhập tính thuế kèm hoá đơn số CTKH/12 theo chứng từ số GS-147 Kế toán hạch toán:

Tổng chi phí khác phát sinh trong năm 2022 là 484.807.068 đồng

Kết chuyển chi phí khác phát sinh trong năm 2022 tại Công ty TNHH Đông Lâm TK 811 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(Trích từ phụ lục sổ cái TK 811).

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Sau 1 quý kế toán cần tiến hình xác định kết quả hoạt kinh doanh với yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính với giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Doanh nghiệp đạt lợi nhuận khi doanh thu đủ bù đắp chi phí, ngược lại, nếu doanh thu không đủ bù đắp chi phí, công ty sẽ lỗ, dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

+ Sổ cái các tài khoản doanh thu và chi phí có liên quan

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Trình tự luân chuyển chứng từ:

SỔ CÁI TK 811 Tài khoản 811 – CHI PHÍ KHÁC

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 Đơn vị tính: Đồng

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

31/07 GS-128 31/07 Chi phí khấu hao xe ô tô con T7 2141 40.400.589

31/08 GS-149 31/08 Chi phí khấu hao xe ô tô con T8 2141 40.400.589

30/09 GS-169 30/09 Chi phí khấu hao xe ô tô con T9 2141 40.400.589

Kế toán tiến hành tổng hợp tất cả doanh thu, chi phí sau đó kết chuyển sang TK

911 để lên báo cáo xác định kết quả kinh doanh Sau khi xác định được lãi, lỗ kế toán sẽ thực hiện kết chuyển sang TK 421

3.10.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

(1) Ngày 31/12/2022, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(2) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(3) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(4) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(5) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(6) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(7) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

(8) Ngày 31/12/2022, Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi nhận:

 Xác định kết qủa kinh doanh

- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu

- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính – Chi phí từ hoạt động tài chính

- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

- Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Lợi nhuận trước thuế x 20%

- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải nộp

- Xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022:

- Kết chuyển lãi sau thuế năm 2022:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2022 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Mã số Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 45.842.753.566

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01- 02) 10 45.842.753.566

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 925.253.253

7 Chi phí hoạt động tài chính 22 3.969.950.933

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 3.969.950.933

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 2.773.380.065

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [3020 + ( 21 – 22 ) – 25 – 26 30 4.038.237.226

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 +

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 480.466.782

3.11 Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021- 2022

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2022 Năm 2021 So sánh

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01- 02)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21

7 Chi phí hoạt động tài chính 22

3.969.950.933 2.938.918.118 1.031.032.815 35 Trong đó: Chi phí lãi vay 23

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 =

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Biểu đồ 3.11: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 và 2021

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 cho thấy doanh thu tăng mạnh so với năm 2021, đạt 22.531.288.328 đồng, tăng 97% nhờ sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, thông quan các cửa khẩu và tăng cường xuất khẩu Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, tình hình tài chính, khả năng quản lý và kiểm soát chi phí phát sinh cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty.

Giá vốn hàng bán tăng 19.017.661.486 đồng tương ứng tăng 113% so với năm

2021 vì hàng hoá đã được lưu thông, các tàu ghe đã hoạt động và thị trường mua bán hải sản biển đã nhộn nhịp trở lại

Tổng các chi phí có xu hướng tăng như chi phí hoạt động tài chính tăng 1.031.032.825 đồng tương ứng tăng gần 35% Chi phí bán hàng tăng 1.521.854.516 đồng tương ứng tăng 95% Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 575.363.787 đồng tương ứng tăng 26% Chi phí khác tăng 217.708.414 đồng tương ứng tăng 82% của năm

2022 so với năm 2021 Do doanh thu tăng, đơn hàng nhiều thì cần lượng nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất đều tăng nên chi phí theo đó cũng tăng lên

Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2022 tăng mạnh, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 3.589.340.365 đồng tương ứng tăng 800%, lợi

115 nhuận kế toán trước thuế tăng 362.757.055 đồng tương ứng tăng 153%, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 290.205.644 đồng tương ứng tăng 153%

Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 nói chung và ngành chế biến xuất khẩu thuỷ hải sản nói riêng đã phục hồi ngoạn mục và tăng trưởng mạnh mẽ Để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, công ty cần triển khai dự toán nguyên vật liệu, tiền, mua hàng để bùng nổ doanh thu cho năm 2023 và phát triển hơn nữa

3.12 Phân tích tỷ trọng các loại doanh thu năm 2022 ĐVT: đồng

Số hiệu TK Số tiền Tỷ trọng (%)

Bảng 3.12 Tỷ trọng các loại doanh thu năm 2022

Biểu đồ 3.12: Tỷ trọng các loại doanh thu năm 2022

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ tỷ trọng ta thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm cao nhất với số tiền là 45.842.753.566 đồng tương ứng với 97,83% trong tổng doanh thu, tiếp đến là doanh thu hoạt động tài chính với số tiền là 925.253.253 đồng tương ứng với 1,97% và thấp nhất là doanh thu thu nhập khác với số tiền là 91.851.000 đồng tương ứng 0,20% trong tổng doanh thu Điều này cho thấy, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không gây ảnh hưởng đáng kể tới kết cấu doanh thu của công ty

3.13 Phân tích tỷ trọng các loại chi phí năm 2022

Số hiệu TK Số tiền Tỷ trọng (%)

Bảng 3.13 Tỷ trọng các loại chi phí năm 2022

Biểu đồ 3.13 Tỷ trọng các loại chi phí năm 2022

Qua biểu đồ và bảng tỷ trọng các loại chi phí năm 2022 ta thấy chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất là 35.910.983.640 đồng tương ứng 77,63% trong tổng chi phí cho thấy đây là chi phí chính của công ty Kế đến là chi phí hoạt động tài chính và chi phí bán hàng gần xấp xỉ nhau với số tiền là 3.969.950.933 đồng và 3.120.152.635 đồng tương ứng 8,58% và 6,74% trong tổng chi phí Chi phí quản lý doanh nghiệp với số tiền là 2.773.380.065 đồng tương ứng với 6,00% và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí là 484.807.068 đồng tương ứng 1,05% Từ đây cũng giúp cho công ty có thể kiểm tra và quản lý các chi phí phát sinh như thế nào để đưa ra các chính sách, biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí cho công ty

3.14 Phân tích tỷ trọng doanh thu từng quý năm 2022

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)

Bảng 3.14 Tỷ trọng doanh thu từng quý năm 2022

Biểu đồ 3.14 Tỷ trọng doanh thu từng quý năm 2022

Tổng doanh thu của công ty trong năm 2022 tăng trưởng không đồng đều Quý 1 đạt doanh thu thấp nhất với 2.537.625.014 đồng (5,42% tổng doanh thu) Quý 2 tăng lên 10.883.415.439 đồng (23,23%) Quý 3 đạt doanh thu cao nhất với 18.286.012.856 đồng (39,02%), gấp 1,6 lần quý 2 Quý 4 giảm 1,2 lần so với quý 3, đạt 15.152.804.489 đồng (32,34%).

Tổng doanh thu của quý 1 thấp nhất trong năm 2022 nguyên nhân là do chiến tranh xung đột giữa Nga- Ukraina bắt đầu dẫn đến giá cả lạm phát, trì trệ đơn hàng do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, giá dầu cao khiến chi

118 phí hậu cần và vận chuyển tăng, các tàu đánh bắt phải “nằm bờ” đáng kể do đội nhiều chi phí quá cao Trung Quốc đóng biên khi thực hiện chính sách “Zero Covid” và chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh mà thị trường công ty chủ yếu xuất khẩu là sang Trung Quốc và trong nước cũng đang dần hồi phục lại khó khăn sau đại dịch Covid-19 Thuỷ hải sản được đánh bắt theo vụ mùa, kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại nước ta kéo dài và thị trường xuất khẩu giảm mạnh ở những tháng đầu năm Quý 2 và quý 3 đều tăng và quý 3 tăng mạnh nhất do thuỷ hải sản được đánh bắt và chế biến, gia công theo mùa và 3 tháng trong quý 3 là thời điểm hải sản nhiều nhất và vào mùa khi đánh bắt trên biển Và tính tới tháng 10/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam và thủ tục chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập nên quý 4 tổng doanh thu có xu hướng giảm cùng với thời tiết bất thường như hiện nay do biến đổi khí hậu, thì biển ngày càng thất bát, bất thường Có mùa khan hiếm hải sản nhưng cũng có mùa rất nhiều và việc khai thác thuỷ sản biển gặp nhiều khó khăn do nhiên liệu ở mức cao, việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay, hạn mức tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ (FED) tăng lãi suất cơ bản gây biến động tới tỷ giá khi thanh toán bằng USD nên đơn hàng hạn chế và doanh thu giảm

3.15 Phân tích tỷ trọng chi phí từng quý năm 2022 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)

Bảng 3.15 Tỷ trọng chi phí từng quý năm 2022

Biểu đồ 3.15: Tổng chi phí từng quý so với năm 2022

Từ số liệu trên cho thấy, tổng chi phí ở quý 1 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 4.187.625.017 tương ứng 9,05% Quý 2 tăng so với quý 1 với số tiền là 9.832.831.961 đồng tương ứng 21,26% và chiếm tỷ trọng cao nhất là quý 3 với số tiền là 17.286.012.865 đồng tương ứng 37,37% Sang quý 4 thì tỷ trọng tổng chi phí giảm nhẹ so với quý 3 là 14.952.804.498 đồng tương ứng 32,32% cho thấy được chi phí trong năm cao nhất là ở quý 3, vì thời gian này là lượng hải sản đánh bắt vô mùa, nhưng giá cả thu mua lại biến động vì tình hình lạm phát do chiến tranh và tỷ giá ngoại tệ, lãi vay biến động nhiều nên chi phí cũng từ đó tăng theo

3.16 So sánh doanh thu- chi phí giữa các quý năm 2022 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí

Bảng 3.16: So sánh doanh thu- chi phí giữa các quý năm 2022

Biểu đồ 3.16 Biểu đồ so sánh doanh thu chi phí giữ các quý năm 2022

Nhận xét: Ta thấy rằng, trong quý 1, doanh thu giảm so với chi phí là giảm 1.650.000.003 đồng là do Trung Quốc đóng biên nên tình hình xuất khẩu của công ty bị đình trệ lại, nhưng các chi phí sản xuất và chi phí tài chính vẫn duy trì để hoạt động công ty Ở quý 2,3 doanh thu đã có biến động mạnh và tăng 1.050.583.478 đồng của quý 2 và tăng 999.999.721 đồng của quý 3 so với chi phí thì lúc này, thị trườngTrung Quốc đã nới lỏng và mở cửa nhập khẩu các hàng thuỷ sản đông lạnh và khoảng thời gian trong quý 3 thì lượng thuỷ hải sản trúng mùa nên đạt doanh thu cao nhất trong năm 2022 Và quý cuối cùng trong năm, doanh thu có sự giảm nhưng so với chi phí ở quý 4 thì doanh thu tăng không nhiều, chỉ tăng 199.999.991 đồng so với chi phí của quý cuối năm vì thị trường đang lạm phát do giá xăng dầu nên việc thu mua giá cả hàng hoá cũng biến động và chi phí cũng từ đó mà đội lên cao

3.17 Tỷ trọng doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu từng quý năm 2022

Doanh thu nội địa Doanh thu xuất khẩu

Bảng 3.17: Tỷ trọng doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu từng quý năm 2022

Biểu đồ 3.17: Tỷ trọng doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu từng quý năm 2022

Phân tích dữ liệu cho thấy doanh thu xuất khẩu luôn vượt trội so với doanh thu nội địa trong tất cả các quý, khẳng định xuất khẩu là nguồn thu chủ lực của công ty Dù doanh thu nội địa có sự tăng trưởng trong quý 3, nhưng chênh lệch với doanh thu xuất khẩu vẫn đáng kể Do đó, công ty nên tập trung vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, đồng thời mở rộng thị trường nội địa để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Ở chương này em đi sâu vào thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí của công ty và xác định kết quả kinh doanh Với các minh họa thực tế đầy đủ, dựa trên cơ sở kiến thức về kế toán chi phí, doanh thu đã làm rõ được thực trạng của công ty, từ đó đã xác định được lãi lỗ của công ty trong năm 2022 Từ đó rút ra được những ưu và nhược điểm của công ty là cơ sở để để em đưa ra các đề xuất giúp công ty hoàn thiện hơn trong chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG LÂM

Nhận xét

Công ty TNHH Đông Lâm, tự hào là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản, kho đông lạnh lớn tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với quy trình sản xuất khép kín từ chế biến và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp Công ty luôn duy trì các bạn hàng truyền thống, đồng thời cũng luôn tìm kiếm các bạn hàng mới, mạng lưới tiêu thụ ổn định, khách hàng ngày một đông Đồng thời, Công ty đã có một quá trình hoạt động 12 năm trong lĩnh vực kinh doanh thuỷ hải sản cho nên công ty đã không ngừng tự nâng cấp và hoàn thiện mình, tạo uy tín với khách hàng và các nhà cung cấp Đặc biệt là trong công cuộc hội nhập ngày nay, công ty phải đối mặt với nhiều thách thức, vì vậy mà công ty đang không ngừng tự đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế thị trường

Công ty cũng đang làm rất tốt công việc nghiên cứu và mở rộng thị trường đó là tiếp tục các mối quan hệ khách hàng lâu năm và tìm hiểu những nhu cầu mới của thị trường Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ đúng chế độ của Nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty Trong quá trình hạch toán cũng không cứng nhắc, rập khuôn mà luôn được cải tiến cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của công ty, dựa trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành

Trong thời điểm dịch công ty vẫn ổn định được đội ngũ, đảm bảo được an toàn hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như công ty đã xây dựng, đề cao tôn chỉ “Sản phẩm thật- Giá trị thật- Chất lượng thật” và đem đến những sản phẩm ưu việt nhất, hiệu quả nhất và kinh tế nhất đến cho quý khách hàng

4.1.1 Những thuận lợi trong công tác xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đông Lâm

Công ty đã xây dựng một hệ thống quản lý khoa học và hiệu quả Các phòng ban hoạt động hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với nhau, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty phù hợp với môi trường kinh tế

124 trong nước Quy trình làm việc của bộ máy kế toán hợp lý, đội ngũ cán bộ kế toán là người có kinh nghiệm, chuyên môn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc

Công ty áp dụng trình tự hạch toán theo đúng chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, đảm bảo ghi sổ kế toán chính xác, nhanh chóng, phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu số liệu.

Công ty tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, cùng với các chính sách giá, thuế Việc mở sổ kế toán được thực hiện một cách phù hợp để phản ánh chính xác tình hình biến động của doanh thu và chi phí.

Công ty hiện chưa áp dụng chiến lược bán hàng giảm giá thường xuyên, dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá chưa đạt hiệu quả tối ưu Điều này đặc biệt cần được lưu tâm trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Việc các tài sản, công cụ dụng cụ đã cũ kĩ sẽ làm phát sinh các khoản phí không đáng có Ví dụ máy photocopy luôn luôn hỏng hóc sẽ khiến các chi phí về giấy, mực, sữa chữa tăng lên Hệ thống máy vi tính đôi khi làm việc không hiệu quả, máy chạy chậm đã ảnh hưởng đến công việc của các kế toán viên Việc xác định kết quả kinh doanh cũng mang tính chất chung chung, chưa xác định được kết quả kinh doanh cho từng hoạt động, để biết được hoạt động nào mang lại kết quả cao, để có biện pháp đầu tư và phát triển, hoạt động nào kết quả thấp, còn lỗ, từ đó xác định nguyên nhân, có biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh Sự thiếu chuyên nghiệp trong quảng bá sản phẩm của một số nhân viên đã khiến khách hàng không hài lòng Từ đó dẫn đến việc doanh thu bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi Tuy đã có kế hoạch hoạt động và đề ra các chỉ tiêu kinh doanh nhưng vẫn chưa ước lượng chính xác, chưa hoàn thành được một số chỉ tiêu, hiệu quả mang lại chưa đạt được yêu cầu mong muốn do tình hình biến động của thị trường, tác động của lạm phát và các yếu tố chủ quan

Bộ máy quản lý chưa có sự nhất quán về mặt chủ trương.Vì vậy Công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hoá các loại hình bán hàng Để làm được như vậy thì phòng kinh doanh nên có kế hoạch xúc tiến thị trường và tìm kiếm khách hàng

Mặc dù công nghệ kỹ thuật ngày càng tiên tiến, nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp kế toán thủ công, dẫn đến lãng phí thời gian nhập liệu, khó khăn trong kiểm tra đối chiếu và phát hiện sai sót.

Hàng tháng, sổ sách kế toán được in ra và lưu trữ theo từng file riêng một cách khoa học và được cất giữ một cách cẩn thận, song do có rất nhiều chứng từ nên khi đóng thùng cất giữ thì rất lộn xộn gây khó khăn, mất thời gian trong việc tìm kiếm chứng từ khi cần, dễ thất lạc chứng từ

Công ty chưa có khoản trích lập dự phòng

Công ty chưa chủ động được nguồn nhân lực mà thay vào đó là thuê nhân công của các công ty dịch vụ khác

Trong một thời điểm công ty còn bị ảnh hưởng bởi nguồn tài chính do khách hàng chưa thanh toán kịp, dẫn đến chậm chi trả cho nhà cung cấp.

Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

4.2.1 Về giải quyết vấn đề nguồn nguyên vật liệu

Công ty chưa thiết lập được hệ thống tổ chức thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân, chủ yếu thu mua từ các nậu, vựa Ưu điểm của việc thu mua thuỷ sản từ các nậu, vựa là đáp ứng được nguyên liệu phù hợp với biến động về nhu cầu thị trường, đồng thời góp phần giải quyết đầu ra cho ngư dân Tuy nhiên, cách làm này dẫn đến hệ quả là công ty phải lệ thuộc vào các chủ nậu, vựa vì nếu nậu, vựa quay lưng thì lập tức công ty bị thiếu nguyên liệu Còn đối với ngư dân, do không được giao dịch trực tiếp với công ty, nên khó tiếp cận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ các công ty, không nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả và không có quyền mặc cả về giá cho sản phẩm của mình, Bên cạnh đó, công nghệ vận chuyển, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch còn hạn chế, vùng nguyên liệu lại phân tán làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu cho chế biến Thường xuyên xảy ra tình trạng mất cân đổi giữa công suất thiết bị và khả năng cung cấp nguyên liệu Nguồn hàng thuỷ sản sẽ có theo mùa vụ nên cần có thời hạn để cung cấp đúng và đủ số lượng cho các đơn hàng khách đặt và giải pháp chính là:

Bài viết này tập trung vào việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa, đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại thông qua các cảng biển trong nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc tham gia các mô hình chuỗi liên kết.

Mô hình liên kết sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã được thực hiện từ lâu, chủ yếu theo liên kết dọc, mang lại hiệu quả thiết thực Để ổn định nguồn hàng đầu vào, các công ty có thể cân nhắc mở rộng nguồn hàng bằng việc thay thế dần thủy hải sản đánh bắt sang nuôi trồng xuất khẩu, nhằm giảm giá thành, ổn định sản xuất khi thời tiết thất thường và giá xăng dầu bất ổn.

Cắt cử người ra thu mua tại các cảng cá dọc theo cả nước như: Cảng cá Ngọc Hải, Trân Châu( Hải Phòng), Cảng cá Ninh Cơ( Nam Định), Cảng cá An Hòa( Quảng Nam), Cảng cá Mỹ Á, Lý Sơn, Tịnh Hòa, Sa Huỳnh, Tịnh Kỳ( Quảng Ngãi), Cảng cá Thuận An( Thừa Thiên Huế), Cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi( Bình Định), Và cho sơ chế tại chỗ rồi đông lạnh, đóng container đưa về công ty để chế biến không chỉ riêng khu vực Bà Rịa- Vũng Tàu cho việc cung cấp đủ nguồn hàng hóa, đảm bảo chất lượng

Công ty có thực hiện gia công, sản xuất và khi có hợp đồng công ty mới nhập nguyên vật liệu về để sơ chế và tái xuất đi các nước có nhu cầu và mở rộng nhập khẩu nguồn hàng từ các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Na Uy,

4.2.2 Về khâu nâng cấp phần mềm kế toán

Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, phần mềm ERP là lựa chọn tối ưu thay thế cho phần mềm kế toán truyền thống ERP (Enterprise resource planning software) là giải pháp quản trị kinh doanh toàn diện, tích hợp thông tin và dữ liệu từ mọi phòng ban vào một hệ thống duy nhất ERP giúp theo dõi và đáp ứng nhu cầu kinh doanh một cách linh hoạt, giống như một hệ thống phần mềm khổng lồ, giải quyết các vấn đề về nhân sự, tài chính, sản xuất, chuỗi cung ứng, kho, mua hàng, bán hàng và nhiều khía cạnh khác.

Tính năng chính của phần mềm ERP cho ngành thuỷ hải sản là:

 Khả năng truy nguyên thông tin

 Quản lý chất lượng chế biến

 Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc

 Quản lý định mức sản xuất

 Quản lý cấu trúc lô hàng, đơn hàng, tiếp thị

 Hệ thống mã vạch linh hoạt,…

Phần mềm kế toán ERP Phần mềm kế toán truyền thống

Mỗi thao tác trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận thông qua một giao dịch trên hệ thống

Hệ thống ERP xác định các tài khoản được liên kết với việc nhập các giao dịch tương thích, vì vậy người dùng có thể yên tâm về tính nhất quán của chúng

Các thao tác nghiệp vụ trong quá trình sản xuất được ghi chép còn nhiều hạn chế, chưa đạt tính thống nhất cao

Lập tài khoản trung gian

Các giao dịch trên tài khoản trung gian sẽ không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp

Số dư kế toán không đảm bảo như phần mềm kế toán ERP

Tự động ghi nhận giao dịch

Hỗ trợ ghi lại các mục nhập thủ công hoặc tự động

Phần mềm cho phép kiểm soát nhiều tầng và quy trình xét duyệt minh bạch hơn

Phần mềm lập chứng từ kế toán tổng hợp để thực hiện bút toán trực tiếp

Trong phần mềm kế toán ERP, người dùng không được phép xóa bất kỳ bút toán nào hiện có Do đó, tất cả dữ liệu kế toán đáng tin cậy hơn

Số liệu kế toán của phần mềm kế toán truyền thống không đảm bảo độ tin cậy cao do không có tính năng chuyển đổi

Hệ thống được thiết kế như một hệ thống hoàn chỉnh và không có giai đoạn hoặc quy trình nào bị gián đoạn.Tuy nhiên, để can thiệp cần thiết cho một số quy trình, cần phải tạo các đối tượng hoặc quy tắc ràng buộc mà người dùng phải tuân theo

Quy trình tất toán trong phần mềm kế toán truyền thống chưa được tối ưu tốt so với phần mềm kế toán ERP

Cấu trúc tài khoản và danh mục tài khoản

Kế toán viên có thể xây dựng hệ thống tài khoản với thông tin pháp lý bổ sung đa dạng theo quy định của Bộ Tài chính, đồng thời có thể thêm các danh mục tài khoản khác nhau để phân tích đa chiều.

Người dùng không thể linh hoạt xây dựng hệ thống tài khoản

Báo cáo tài chính hợp nhất

Hệ thống kế toán ERP cho phép tổng hợp các báo cáo, số liệu từ các đơn vị thành viên, chi nhánh Do đó, việc quản lý trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện

Hợp nhất các báo cáo trong phần mềm kế toán thông thường là khó khăn và không hiệu quả

Bức tranh thực tế về hoạt động kinh doanh

Mang đến cho người dùng bức tranh tổng thể trung thực về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh kịp thời, trung thực hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn

Bức tranh hoạt động kinh doanh được phản ánh qua những hạn chế và chậm trễ

Bảng 4.4 : So sánh phần mềm kế toán ERP và phần mềm kế toán truyền thống

Công ty hiện đang sử dụng phần mềm Excel nhưng sắp tới sẽ có định hướng sử dụng phần mềm ERP cho ngành thuỷ hải sản để hướng đến việc quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp và thông qua đó giảm chi phí, tối đa biên lợi nhuận và giúp vận hành hoạt động kinh doanh trôi chảy hơn, tránh các sai sót cũng như để quản

129 lý chặt chẽ tình hình mua bán, nhập xuất, tồn kho, tính toán và phân bổ chính xác giá trị hàng hoá, thành phẩm cho từng đối tượng sử dụng

4.2.3 Về khâu tăng doanh thu

Nâng cao doanh thu bán hàng, hạ thấp chi phí kinh doanh là cơ sở để công ty gia tăng được lợi nhuận, đạt được mục tiêu cuối cùng Tuy nhiên, việc thực hiện có đạt được kết quả như mong muốn hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp và các yếu tố khách quan từ bên ngoài Vì vậy để có thể hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đông Lâm thì còn phụ thuộc vào cả phía Nhà nước và phía doanh nghiệp

• Tìm kiếm thêm các khách hàng mới, nhất là đối tác và khách hàng nước ngoài

• Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng nội địa cũng như xuất khẩu

• Hạn chế các chi phí cố định và biến phí trong hoạt động sản xuất

Ngày đăng: 15/10/2024, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hình ảnh Công ty TNHH Đông Lâm. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Hình 1. Hình ảnh Công ty TNHH Đông Lâm (Trang 22)
Sơ đồ 1.1  Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Đông Lâm. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Đông Lâm (Trang 24)
Hình 1.3 Minh hoạ quy trình tạo hoá đơn điện tử VNPT_Einvoice. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Hình 1.3 Minh hoạ quy trình tạo hoá đơn điện tử VNPT_Einvoice (Trang 32)
Hình 1.4 Sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử tại Công ty TNHH Đông Lâm. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Hình 1.4 Sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử tại Công ty TNHH Đông Lâm (Trang 33)
Sơ đồ hạch toán TK 511 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 511 (Trang 37)
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” (Trang 42)
Sơ đồ hạch toán TK 641 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 641 (Trang 48)
Sơ đồ hạch toán TK 642 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 642 (Trang 50)
Sơ đồ hạch toán TK 515 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 515 (Trang 53)
Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán tài khoản 635 (Trang 57)
Sơ đồ hạch toán TK 821 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 821 (Trang 64)
Sơ đồ hạch toán TK 911 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ h ạch toán TK 911 (Trang 66)
Bảng 3.12 Tỷ trọng các loại doanh thu năm 2022. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Bảng 3.12 Tỷ trọng các loại doanh thu năm 2022 (Trang 121)
Bảng 3.16: So sánh doanh thu- chi phí giữa các quý năm 2022. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Bảng 3.16 So sánh doanh thu- chi phí giữa các quý năm 2022 (Trang 125)
Bảng 4.4 : So sánh phần mềm kế toán ERP và phần mềm kế toán truyền thống. - Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đông lâm khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.4 So sánh phần mềm kế toán ERP và phần mềm kế toán truyền thống (Trang 134)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w