68 2.2.Tiêu chí đưa nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian bài chòi vào hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở cấp Tiểu học .... Thực tế, nhiều trường Tiểu học đã tổ chức được những hoạt động v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY TÂN, TP ĐÀ NẴNG
Giáo viên hướng dân : Nguyễn Thị Lệ Quyên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Ngọc Minh
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
NGUYỄN THANH NGỌC MINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Nguyễn Thị Lệ Quyên, giảng viên Khoa Giáo dục nghệ thuật, trường Đại học
sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành một các tốt nhất
- Tôi cũng xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo ở Khoa Giáo dục nghệ thuật, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành làm hành trang cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Âm nhạc ngoại khoá tại Trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng” là do chính tôi thực hiện
Các thông tin, dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên
Sinh viên
Nguyễn Thanh Ngọc Minh
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 10
1 Lý do chọn đề tài 10
2 Lịch sử đề tài 13
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 14
4 Mục đích nghiên cứu 15
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
6 Phương pháp nghiên cứu 15
7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 16
NỘI DUNG 17
Chương 1 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY TÂN, TP ĐÀ NẴNG 17
1.1 Cơ sở lí luận về hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học 17
1.1.1 Các khái niệm của đề tài 17
1.1.1.1 Âm nhạc 17
1.1.1.2 Âm nhạc dân ca 18
1.1.1.3 Trò chơi dân gian 20
1.1.1.4 Hát Bài chòi 21
1.1.1.5 Làn điệu 22
1.1.1.6 Thang âm, điệu thức 22
1.1.1.7 Dạy học và Phương pháp dạy học 23
Trang 61.1.1.8 Hoạt động ngoại khoá 23
1.1.1.9 Hoạt động Âm nhạc ngoại khoá 24
1.1.2 Khái quát về Nghệ thuật Bài chòi 24
1.1.2.1 Nguồn gốc ra đời 24
1.1.2.2 Các nhóm làn điệu 27
1.1.2.2.1 Làn điệu Cổ bản 28
1.1.3.2.2 Nói lối 28
1.1.3.2.3 Điệu Xuân nữ 28
1.1.3.2.4 Thể “Lý” được sử dụng trong Bài chòi Quảng Nam 29
1.1.2.3 Về lời ca hát bài chòi 29
1.1.2.4 Đặc điểm âm nhạc trong làn điệu hát bài chòi 32
1.1.3 Vai trò giáo dục của nghệ thuật Bài chòi trong Tiểu học 36
1.1.3.1 Tầm vai trò của Bài chòi nói chung 36
1.1.3.2 Tầm vai trò của Bài chòi đối với học sinh Tiểu học ở Đà Nẵng 37
1.1.4 Khái quát về trò chơi dân gian 38
1.1.4.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành 38
1.1.4.2 Phân loại trò chơi dân gian Việt Nam 41
1.1.4.3 Trò chơi dân gian bài chòi 44
1.1.5 Tìm hiểu hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở cấp Tiểu học 47
1.1.5.1 Mục tiêu 47
1.1.5.2 Vị trí 48
1.1.5.3 Vai trò 50
1.1.5.4 Nhiệm vụ 50
1.1.5.5 Yêu cầu cần đạt 51
1.1.6 Đặc điểm hoạt động Âm nhạc ngoại khoá 53
1.1.6.1 Âm nhạc ngoại khoá hướng tới phát triển tư duy sáng tạo 53
1.1.6.2 Âm nhạc ngoại khoá hướng tới mục tiêu phát triển năng lực 54
1.1.6.3 Âm nhạc ngoại khoá hướng tới phát triển kỹ năng xã hội 54
Trang 71.1.7 Phương pháp tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá 56
1.2 Thực trạng tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng 56
1.2.1 Vài nét về trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng 56
1.2.2 Đặc điểm của HS trường Tiểu học Duy Tân 59
1.2.2.1 Đặc điểm sinh lý 59
1.2.2.2 Đặc điểm tâm lý 60
1.2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng 60
1.2.3.1 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá 60
1.2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá 61
1.2.4 Những yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động Âm nhạc ngoại khoá 62
1.2.4.1 Yếu tố khách quan 62
Chương 2 65
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY TÂN, TP ĐÀ NẴNG 65
2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả âm nhạc ngoại khóa tại trường TH Duy Tân, thành phố Đà Nẵng 65
2.1.1 Bồi dưỡng GV âm nhạc về Bài chòi 65
2.1.2 Hình thức tổ chức lớp học 66
2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 68
2.2.Tiêu chí đưa nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian bài chòi vào hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở cấp Tiểu học 69
2.2.1 Yêu cầu chung 69
2.2.2 Tiêu chí chọn làn điệu 72
2.2.3 Thực hành chọn nội dung làn điệu 74
2.3 Phương pháp dạy học hát bài chòi trong hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ………74
Trang 82.3.1 Phương pháp truyền khẩu 74
2.3.2 Phương pháp học qua tài liệu sách vở kết hợp nghe file nhạc 76
2.3.3 Phương pháp học thông qua chơi 77
2.4 Hình thức tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở cấp Tiểu học 77
2.4.1 Hình thức hội thi văn nghệ 77
2.4.2 Hình thức câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật 78
2.4.3 Hình thức dã ngoại, gặp gỡ nghệ nhân 79
2.5 Thực nghiệm sư phạm 80
2.5.1 Quá trình thực nghiệm 80
2.5.1.1 Mục đích thực nghiệm 80
2.5.1.2 Đối tượng thực nghiệm 80
2.5.1.3 Nội dung thực nghiệm 80
2.5.1.4 Thời gian và địa bàn thực nghiệm 81
2.5.1.5 Quy trình thực nghiệm 81
2.5.1.6 Xử lý kết quả thực nghiệm 82
2.5.2 Kết quả thực nghiệm 82
2.5.2.1 Kết quả trước thực nghiệm 82
2.5.2.2 Kết quả sau thực nghiệm 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC ……… 89
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội hiện đại, tư duy và tầm nhìn chiến lược không chỉ đối với từng quốc gia, dân tộc mà ngay cả đối với từng tổ chức, từng cá nhân Với 4 trụ cột lớn của nền Giáo dục hiện đại hiện nay đó là: "Học
để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học để chung sống và học để làm người" (Unesco) Trong quá trình phát triển từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại, xu hướng của các nước phát triển trên thế giới về đánh giá trong Giáo dục tiến tới chuẩn hóa, đánh giá thực tiễn và đánh giá sáng tạo
Nghị quyết Trung Ương 29 của Đảng ta đã chỉ rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đối mới những vấn đề lớn, cấp thiết Đó là chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học
Thế giới ngày càng phát triển, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, vừa có trình độ vừa có khả năng thực hành Gần đây, các hoạt động trải nghiệm bắt đầu được đưa vào trong quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa cũng dần thể hiện ngày càng rõ nét vai trò và vị trí của mình trong quá trình giáo dục nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh (HS)
Âm nhạc là bộ môn đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở các trường Tiểu học
từ năm 2006 Việc khẳng định vị trí của môn Âm nhạc trong ngành giáo dục là một bước tiến lớn của sự nghiệp giáo dục nghệ thuật dành cho thế hệ trẻ Tuy môn Âm nhạc chỉ được dạy 1 tiết/ tuần nhưng qua môn học cũng góp phần tích cực vào việc hình thành thị hiếu âm nhạc lành mạnh cho các đối tượng học sinh nhỏ tuổi đang trong thời kì đầu tiên tiếp cận với nghệ thuật Việc dạy môn Âm nhạc nội khoá mang tính phổ cập văn hoá âm nhạc đại trà nhưng ở trường Tiểu học nếu chỉ dạy Âm nhạc
Trang 11nội khoá, chắc chắn việc giáo dục âm nhạc sẽ bị hạn chế nhất định
Trong các trường phổ thông hoạt động âm nhạc ngoại khoá chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trường Nhờ tính chất phong trào cộng động, đơn giản, dễ tham gia mà hoạt động ngoại khoá đã thu hút mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học Tuy nhiên trên thực tế, việc tổ chức được một hoạt động âm nhạc ngoại khoá thực sự hay và có hiệu quả còn đòi hỏi người tổ chức phải có vốn kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nhất định, biết định hướng được kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách khoa học
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tôi xin đề cập tới việc tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường phổ thông Từ lâu, người ta cũng nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở các trường phổ thông để hỗ trợ bổ sung cho việc giáo dục âm nhạc nói chung, tạo thêm môi trường cho các em hoạt động với một sân chơi âm nhạc đa dạng Thực tế, nhiều trường Tiểu học đã tổ chức được những hoạt động văn nghệ để các em tham gia vào việc biểu diễn ở trong và ngoài nhà trường làm phong phú thêm các sinh hoạt của HS có năng khiếu và ham thích nghệ thuật, là cơ hội cho HS tiếp cận với văn nghệ quần chúng do chính bạn bè của các em cùng tham gia thể hiện Các hội thi, hội diễn văn nghệ chính là một dịp để đông đảo HS đến với sân chơi nghệ thuật, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của các em
Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng, giữa giờ học các môn văn hoá thuộc Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội căng thẳng, HS được múa, hát, vui chơi đó là điều kiện tốt cho các em được thư giãn, lấy lại sự cân bằng về tâm lý để tiếp thu tốt hơn trong các giờ học tiếp theo Ngoài ý nghĩa trên hoạt động Âm nhạc ngoại khoá còn góp phần tích cực giúp HS ôn luyện, củng cố những kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học ở các giờ học chính khoá Hợn nữa, hoạt động Âm nhạc ngoại khoá là cơ sở để duy trì phong trào văn hoá văn nghệ, xây dựng những hình thức sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo không khí vui tươi, hứng khởi HS được tham gia các chương trình
Trang 12hoạt động như vây, đối với các em HS còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ thêm lạc quan, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, hoà nhập cộng đồng Hoạt động Âm nhạc ngoại khoá còn là môi trường thuận lợi để HS phát huy mọi khả năng âm nhạc của mình Qua đó, GV có thể đánh giá năng lực của từng HS Mặt khác, có thể phát hiện những
HS có năng khiếu âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng hạt nhân tiêu biểu làm nòng cốt cho phong trào của trường
Như vậy, tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá luôn hướng tới giá trị cốt lõi đức – trí – thể - mỹ cho HS, hướng HS làm trung tâm, tạo cho HS tính tự chủ, sáng tạo, hình thành ở các em nhu cầu và sở thích Âm nhạc
Với những ý nghĩa trên, tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá là một nội dung quan trong đối với GV Âm nhạc Người GV Âm nhạc không chỉ dạy tốt môn Âm nhạc trong các giờ chính khoá, mà còn phải có kỹ năng tổ chức được các hoạt động
Âm nhạc ngoại khoá tại trường Một điều thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều GV Âm nhạc, ngoài công tác giảng dạy còn kiêm nhiệm thêm công tác Đoàn, Đội hay công tác văn thể mĩ của một trường phổ thông Vì vậy, nắm được phương pháp, cách thức
tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá, là điều rất quan trọng và cần phải có đối với GV Âm nhạc nói chung, GV Âm nhạc ở các trường phổ thông nói riêng
Thực tiễn tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân mặc
dù có được triển khai, sử dụng các hình thức tổ chức ngoại khoá vào hoạt động giáo dục nhưng các hình thức đó qua các năm chưa có sự đổi mới, sáng tạo, chưa bắt kip được với xu hướng giáo dục ngày nay
Bên cạnh đó, vị trí địa lý của trường Tiểu học Duy Tân gần đình, chùa, thường xuyên diễn ra các lễ hội, trong đó có nghệ thuật Bài chòi, vì vậy có thể tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khoá để HS được tiếp cận, nghe và tham gia các loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian Việc đưa loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian địa phương vào hoạt động ngoại khoá một mặt giúp HS lưu giữ và phát triển loại hình nghệ thuật này, mặt khác giúp HS có trải nghiệm mới trong giờ
Trang 13hoạt động ngoại khoá
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Âm nhạc ngoại khoá ở Trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng”, cụ thể
là đưa Bài chòi vài Âm nhạc ngoại khoá ở cấp Tiểu học, nhằm xây dựng các chủ đề
Âm nhạc ngoại khoá tự chọn thông qua hình thức tổ chức Âm nhạc ngoại khoá, giúp xây dựng cho các em các hoạt động ngoại khoá mang tính chất kiến thức tổng hợp,
áp dụng được thực tế, giúp các em có trải nghiệm mới, học tập một cách chủ động
và sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn
2 Lịch sử đề tài
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, tôi nhận thấy một số tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu trong
đề tài, có thể kế thừa, học hỏi Đó là các tài liệu sau:
- Hội Văn nghệ dân gian – Đoàn Việt Hùng, Bài chòi, Nxb Văn hoá Thông tin
Trong cuốn này, tác giả đã chỉ ra nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật hát bài chòi, hình thức hát bài chòi, các làn điệu hát bài chòi Cùng với đó trong cuốn sách này tác giả
đã có những cách nhín mới mẻ về đặc điểm hát bài chòi
- Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá, văn nghệ dân gian Nam Trung bộ, Nxb Khoa học xã hội Trong cuốn này các tác giả đã phân
tích chi tiết các đặc trưng riêng biệt của bài chòi đối với từng vùng miền thuộc Nam Trung bộ Các tác giả có những tư liệu dẫn chứng cụ thể về các giai thoại trong những làn điệu, giúp người đọc có cái nhìn trực quan hơn về các làn điệu
- Đặng Hoành Loan (2015), Bài chòi Trung bộ Việt Nam từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã, Thông báo khoa học Nghiên cứu Âm nhạc Dưới góc nhìn của
người nghiên cứu, tác giả không chỉ tìm hiểu những đặc trưng về hát bài chòi mà còn giới thiệu những làn điệu phổ biến trong nghệ thuật bài chòi để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về nghệ thuật dân ca này
- Âm nhạc kịch dân ca (2003), Nxb Sân khấu Trong cuốn sách này, tác giả đã
Trang 14khái quát sâu sắc về loại hình nghệ thuật Bài chòi, để người đọc hiểu hơn về lịch sử
ra đời của loại hình nghệ thuật này, hiểu hơn về ý nghĩa của nghệ thuật Bài chòi
- Trương Quang Minh Đức (2022), Dạy học hát bài chòi và lý Quảng Nam cho học sinh Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Âm
nhạc, trong đề tài này tác giả đã đề cập đến sự hình thành và phát triển Bài chòi ở Quảng Nam, không gian diễn xướng và cách thức trò chơi Ngoài ra, tác giả còn chỉ
rõ những đặc điểm âm nhạc trong nghệ thuật Bài chòi để thấy rằng hát Bài chòi được hình thành trên đặc điểm thể thơ – lời ca, từ đó có thêm cơ sở lý luận nghiên cứu nghệ thuật bài chòi
- Vũ Sỹ Trúc (2018), Vận dụng âm nhạc vào hoạt động ngoại khoá ở trường Tiểu học Thanh Thuỷ Ở đề tài này tác giả đề cập những giải pháp để vận dụng âm nhạc
vào hoạt động ngoại khoá, giúp người đọc cập nhật được những phương pháp mới
để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nói riêng, hoạt động giáo dục nói chung
Những cuốn sách, đề tài nghiên cứu trên đây tuy không nghiên cứu về vấn đề
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng”, song sẽ là cơ sở lý luận đầy tin cậy để tôi học học, kế thừa khi tiến hành nghiên cứu luận văn của mình
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, thông qua đó nhằm xây dựng quy trình tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
- Thực nghiệm quy trình tổ chức hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu
Trang 15học Duy Tân, TP Đà Nẵng
4 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân để hướng HS phát triển năng lực toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc với tình hình thực
tế ở địa phương, ngoài ra còn nhằm giáo dục HS lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá địa phương
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học
Duy Tân, TP Đà Nẵng
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng
để nghiên cứu những đặc điểm âm nhạc của hai thể loại dân ca (Bài chòi) và
cách thức cũng như phương pháp dạy hát dân ca trong ngoại khóa cho học sinh trường Tiểu học Duy Tân
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, phân tích, tập hợp, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để điều tra nhằm mục đích
tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề hiểu biết của mình với Bài chòi; và gặp gỡ các nhà nghiên cứu để phỏng vấn sâu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê: chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để
xử lý kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm Qua đó, có thể kiểm định giả thuyết thống kê và đánh giá sự khác biệt trong kết quả dạy học của hai nhóm
Trang 16thực nghiệm và đối chứng
7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực trạng Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
Chương II: Biện pháp nâng cao hiệu quả Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học Duy Tân, TP Đà Nẵng
Trang 17NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY TÂN, TP ĐÀ NẴNG
1.1 Cơ sở lí luận về hoạt động Âm nhạc ngoại khoá ở trường Tiểu học
1.1.1 Các khái niệm của đề tài
là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản
Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn hóa và xã hội Âm nhạc thay đổi từ các sáng tác thính phòng được tổ chức chặt chẽ (cả trong sáng tác lẫn trình diễn), đến hình thức âm nhạc ngẫu hứng với các hình thức aleatoric Âm nhạc có thể được chia thành các thể loại và thể loại con, mặc dù các phân chia và các mối quan hệ phân chia giữa các thể loại âm nhạc thường rất nhỏ, đôi khi phụ thuộc vào sở thích cá nhân, và gây nhiều tranh cãi Trong nghệ thuật, âm nhạc có thể được phân loại như một nghệ thuật biểu diễn, một nghệ thuật tinh vi, và nghệ thuật thính giác Nó cũng có thể được phân chia thành âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc dân gian Giữa âm nhạc
và toán học có mối liên hệ khá chặt chẽ Âm nhạc có thể được chơi và nghe trực tiếp, có thể là một phần của một tác phẩm sân khấu hay phim ảnh, hoặc có thể được ghi lại
Trang 18Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc Thanh nhạc là
âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng
Đối với nhiều người ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ xác định âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc Câu nói phổ biến như "sự hài hòa của vũ trụ" và "đó là âm nhạc rót vào tai tôi" đều cho thấy rằng
âm nhạc thường có tổ chức và dễ nghe
Đối với văn hoá Việt Nam, Âm nhạc là sự phản chiếu đời sống tinh thần, lịch
sử phát triển và tâm hồn của một đất nước, một dân tộc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam vẫn bảo tồn và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam Cùng với các dân tộc trên toàn thế giới, âm nhạc Việt Nam đã có một truyền thống rất lâu đời Ngay từ xa xưa người Việt cổ đã say mê âm nhạc và coi
âm nhạc là nhu cầu trong đời sống Thông qua âm nhạc, con người bộc lộ và gửi gắm những tâm tư tình cảm, đưa ra các những lời răn dạy khuyên bảo thế hệ sau
về những đạo lý làm người trong cuộc sống Không chỉ có vậy, âm nhạc còn là nguồn sức mạnh cổ vũ tinh thần trong lao động và trong chiến đấu, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng hay để mơ tới một cuộc sống tương lai tươi đẹp Trải qua bao nhiêu năm biến thiên, cho đến ngày nay âm nhạc Việt Nam vẫn còn lưu giữ một kho tàng các làn điệu dân ca, dân vũ, các nhạc khí dân tộc từ thô
sơ đến phức tạp rất phong phú và đa dạng
1.1.1.2 Âm nhạc dân ca
Trong kho tàng di sản âm nhạc của dân tộc ta, dân ca là một trong những di sản âm nhạc vô cùng quý báu Dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú, được hình thành từ thực tiễn lao động sản xuất, từ trong đời sống thường ngày, trong
Trang 19nghi thức cầu cúng tế lễ Dân ca mỗi một tộc người ở nước ta đều mang những giá trị riêng, biểu hiện bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người Dân ca là những bài hát của nhân dân, hoạt động ca hát nói chung và dân ca nói riêng gắn liền với mọi hoạt động của đời sống như lao động, tâm linh, giải trí… Có thể nói những giai điệu của các bài dân ca đã xuất phát từ những tình cảm tự nhiên, trải nghiệm
cá nhân và sự đóng góp của tập thể, được sáng tác do khả năng tự nhiên Từ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt đời sống xã hội họ đã hát cho nhau nghe rồi người này học của người kia để trở thành bài ca như riêng của mình Trong dân gian, dân ca thường được truyền bá bằng cách truyền khẩu Sự hình thành một bài dân ca đầu tiên có thể do một người hát hoặc một nhóm người hát, sau đó lan truyền trong cộng đồng, người ta chỉnh sửa, bổ sung, thêm bớt âm điệu, lời ca…
để hoàn chỉnh một bài dân ca Cộng đồng nghe thấy hay, thấy hợp thì truyền nhau
ca hát và bài dân ca được phổ biến rộng rãi Phương thức lưu truyền chủ yếu của dân ca là truyền khẩu, là đặc điểm tiêu biểu của dân ca và các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Khi đã được cả cộng đồng chỉnh sửa, bổ sung thì ban đầu
có thể có tên tác giả, sau đó dân ca không có tác giả rõ ràng, người diễn xướng ứng tác tự do theo thẩm mỹ riêng tạo thành nhiều dị bản Dị bản là một đặc điểm của dân ca Để xác định được dân ca của một địa phương, một vùng, 10 miền ở nước ta, người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong các bài hát đó như phương ngữ, những hư từ, tiếng đệm lót, đệm nghĩa… và những địa danh của vùng, miền Tác giả Phạm Phúc Minh viết trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam:
“Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc” Theo tác giả Trần Quang Hải thì “Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào” Như vậy có thể hiểu: Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, phương thức lưu truyền của dân ca là truyền khẩu (truyền miệng) Dân ca có
Trang 20đặc điểm luôn được biến đổi, tạo nên các dị bản và thường không xác định được tên tác giả
1.1.1.3 Trò chơi dân gian
Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hằng ngày, trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động tụm năm tụm bảy vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi, hào hứng Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi như thế
là trò chơi dân gian
Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái gọi là “trò chơi” này “là một hoạt động thoát khỏi những toan tính kiếm sống, sinh lợi của đời thường”
Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Toàn thư của Liên Xô cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “trò chơi được coi là một hoạt động không tính lợi (phí sản xuất) Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết quả cuộc chơi mà nằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi)”
Còn theo tác giả người Pháp Pancan thì: “Trò chơi là một hình thức giải trí tốt nhất để giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống”
Hay theo GS Tô Ngọc Thanh thì “Trò chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn những tín hiệu và thông qua quy luật sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ
về tự nhiên, xã hội và bản thân”
Hầu hết những khái niệm về “trò chơi” đều cho nó gắn với mục đích cốt yếu
là sự vui chơi giải trí Trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố
đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân
Nằm trong nền văn minh Phương Đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính Sự khó
Trang 21khăn, cực nhọc là điều không thể tránh khỏi đối với người dân Việt Điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng, 7 tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau Suy cho cùng trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất
1.1.1.4 Hát Bài chòi
Bài chòi – một trò chơi giải trí, một yếu tố tinh thần gắn liền trong đời sống cộng đồng, một giá trị âm nhạc được người dân Đà Nẵng – Quảng Nam gìn giữ, phát huy tích cực và tồn tại cho đến ngày nay
Hát Bài chòi là loại hình diễn xướng dân gian có mặt hầu khắp các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ (từ Trị Thiên cho đến Ninh Thuận và Bình Thuận) Khác với các tỉnh khác có loại hình diễn xướng dân gian này, Hát Bài chòi Quảng Nam có những nét riêng, độc đáo, mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của người dân xứ Quảng
Cho đến nay, chưa ai xác định chính xác loại hình diễn xướng dân gian Hát Bài chòi trên vùng đất Quảng Nam xuất hiện từ khi nào, đến từ đâu Nhưng thiết nghĩ, cũng như các loại hình văn hóa âm nhạc dân gian khác, Hát Bài chòi cũng không tránh khỏi sự giao thoa, tiếp biến… lẫn nhau giữa các vùng – miền lân cận, nhất là có sự tương đồng về lối sống văn hóa cộng đồng
Hát Bài chòi là loại hình văn hóa diễn xướng dân gian, mang đậm chất sân khấu nhỏ đầy tính ngẫu hứng Chính vì những yếu tố đó, Hát Bài chòi ở Quảng Nam cũng đã thể hiện đa dạng, độc đáo những lối hát, làn điệu, tính chất hài vui
Trang 22nhộn, thâm thúy… trong cách diễn, cách xướng Ngày nay, Bài chòi đã theo dòng lịch sử phát triển lên thành Sân khấu dân ca kịch Bài chòi, điều đó cho thấy trò chơi dân gian này không chỉ dừng lại ở loại hình diễn xướng dân gian mà đã chuyển lên loại hình âm nhạc chuyên nghiệp lớn hơn về qui mô, giàu hơn về những giá trị âm nhạc
1.1.1.5 Làn điệu
Làn điệu là yếu tố cơ bản trong cấu trúc của chỉnh thể dân ca có tính ổn định
và bền vững, đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, chi phối, điều tiết lời thơ và diễn xướng Thuật ngữ làn điệu được sử dụng để nghiên cứu âm nhạc truyền thống nhất là dân ca
Nói đến dân gian thì phải có tính “dị bản”, “dị bản” sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, ngôn ngữ địa phương, phong tục nơi đó Hát Bài chòi là loại hình
âm nhạc dân gian có tính sáng tạo cao, chính vì vậy, việc biến hóa các giai điệu
có cùng tên một làn điệu (giống như các nơi khác thường dùng) sao cho mang nét
âm nhạc đặc thù của vùng đất, con người nơi đó là điều không tránh khỏi
Tổng hợp và gắn kết rất độc đáo các làn điệu, nói lối từ những mảng âm nhạc khác nhau như các làn điệu có nguồn gốc trong âm nhạc dân gian, các điệu Lý có nguồn gốc trong dân ca Liên khu V (hay còn gọi là Dân ca dân nhạc) đã làm cho
âm nhạc Hát Bài chòi truyền thống ở Quảng Nam phong phú và đa dạng hơn, song không làm mất đi tính “dân gian” vốn có
1.1.1.6 Thang âm, điệu thức
- Thang âm: là chuỗi các âm sắp xếp theo trật tự cao độ thường từ thấp đến
cao
- Điệu thức: là chuỗi âm trong đó mỗi âm đều có vai trò và vị trí xác định
- Điệu thức 5 âm: là điệu thức gồm 5 bậc âm sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến
cao và theo một quy luật nhất định Âm nhạc dân gian của nhiều nước trên thế
Trang 23giới như Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, Triều Tiên, một số nước Trung Á, Việt Nam… đều có sử dụng loại điệu thức này
1.1.1.7 Dạy học và Phương pháp dạy học
Dạy học là một quá trình trau dồi, trao đổi kiến thức giữa người dạy và người
học Quá trình này gồm hai hoạt động không thể tách rời nhau là hoạt động dạy (của thầy) và hoạt động học của (trò) Quá trình dạy học luôn bao gồm các vấn đề như mục đích, nhiệm vụ dạy học; chủ thể, đối tượng dạy học; nội dung dạy hoc; phương pháp dạy học; hình thức tổ chức dạy học; phương tiện dạy học; điều kiện
và kết quả dạy học
Phương pháp dạy học là một khái niệm khoa học phức tạp, có nhiều cách
hiểu khác nhau Dù định nghĩa theo cách nào thì phương pháp dạy học cũng được hiểu là cách thức phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
Từ hai khái niệm trên có thể hiểu hoạt động dạy học là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của học sinh và hoạt động tự giác
và tiếp cận của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học
1.1.1.8 Hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động hiện đang được áp dụng hầu hết ở các trường học, đó là những hoạt động được tổ chức theo nhóm, tập thể hay các câu lạc bộ với mục đích tạo ra không gian môi trường trải nghiệm, thực hành, cùng nhau rèn luyện chia sẻ, mở rộng những hiểu biết về các vấn đề lĩnh vực khác nhau Đặc biệt hoạt động ngoại khóa âm nhạc là một trong những hoạt động không thể thiếu tại các trường học, trong đó có trường TH Việc tổ chức và tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ đem lại rất nhiều lợi ích giúp cho các em có thể phát triển toàn diện hơn Sau những tiết học căng thẳng,
Trang 24các bạn có thể thư giãn nhờ những hoạt động ngoại khóa, đồng thời việc lồng ghép kiến thức bài học vào các hoạt động ngoại khóa cũng giúp cho các em có thể học hỏi được nhiều và tiếp thu bài học nhanh hơn Như vậy có thể hiểu hoạt động ngoại khóa là một loại hình hoạt động trong giáo dục đào tạo, đó là những hoạt động ngoài giờ trên lớp, hoạt động này được diễn ra là sự tham gia chính của học sinh, hoạt động có thể có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc không
1.1.1.9 Hoạt động Âm nhạc ngoại khoá
Phương pháp hoạt động âm nhạc ngoại khóa là cách thức tổ chức hoạt động nhằm góp phần vào giáo dục kiến thức, phẩm chất, các kỹ năng và khả năng thẩm
mỹ âm nhạc cho các em
Hoạt động âm nhạc ngoại khóa phải được tổ chức theo kế hoạch, có nội dung hoạt động phong phú, được GV xây dựng theo mục tiêu giáo dục, nội dung và không gian hoạt động được mở rộng, hình thức và thời gian hoạt động đa dạng
1.1.2 Khái quát về Nghệ thuật Bài chòi
1.1.2.1 Nguồn gốc ra đời
Ông Phan Đình Lang, tức Bốn Trang, còn gọi là Bốn Que, sinh năm 1910, ở
xã Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định đã nói rằng hồi còn nhỏ ông đã nghe ông nội và bà con kể là Bài Chòi do ông Đào Duy Từ (1571 - 1634) ở ngoài Bắc vào Bình Định khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp, xây làng lập ấp Ông còn lập gánh hát Bội, dạy hát, múa Tuồng, vui trong các ngày lễ, ngày Tết và bày ra chơi Bài Chòi Từ việc làm các chòi giữ hoa màu khỏi bị heo, nai, thú rừng ăn phá, khi
có thú về họ gõ mõ, gõ các dụng cụ để xua đuổi, các chòi làm gần nhau để hỗ trợ, canh gác, họ căng dây nối vào 2 ống tre, có bịt da ếch, nói vào ống, người phía đầu ống ở chòi bên kia để tai vào ống nghe được, "Hát ống" có từ đó, ông Đào Duy Từ mới sáng kiến bày ra trò chơi Bài Chòi trong các ngày Tết
Theo lời dẫn của nhạc sĩ La Nhiên (trong "Quê hương điệu hát Bài Chòi, Sài
Trang 25Gòn" 1974) có nhà Âm nhạc học người Pháp tên là G.L.Bouvier đã đến Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc ở nước ta, ông Bouvier cho rằng: "Bài Chòi được hình thành và phát triển sau những năm 1470 Nam tiến, người Việt ra sức khẩn hoang từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cho tới Bình Thuận, đặc biệt đã thành công trong việc xây dựng kinh tế, văn hóa và đời sống vùng châu thổ ở Bình Định và Phú Yên rất phì nhiêu Trong số
đó, có nhiều người từ nhiều địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng, có điều kiện kết hợp nhanh chóng với nền văn hóa dân gian của địa phương, một số làn điệu dân ca, Hò, Lý, Hò chèo thuyền, Hò giã gạo, Hò đi cấy còn giữ được bản sắc ban đầu, đồng thời phát triển, sáng tạo ra các làn điệu mới."
Tại những vùng mới khai hoang, nhà ở tạm bợ, họ dựng các nhà chòi để canh giữ, chống thú vật, ăn phá rẫy nương, hoa màu Các chòi cao để chống lũ lụt và khi chuyển vùng canh tác, tháo dỡ được nhanh chóng
Khảo sát về tập quán người Việt xưa ở vùng Trung du, miền núi, hai ông P Huard và M Durand, các nhà nghiên cứu âm nhạc học người Pháp đã mô tả:
"Thôn dân ngủ đêm trên Chòi để canh heo rừng và thú dữ ra phá hoại hoa màu Trên một chòi cao của mỗi rẫy, họ làm liên hoàn các rẫy và có nhiều chòi quanh nhau, khi có thú rừng về, các chòi đều đánh mõ, khua phèng la và xua đuổi vang động khắp vùng để hỗ trợ cho nhau Những đêm thanh vắng họ nghĩ ra các trò chơi, hát ống để giải trí và tâm tình với nhau từ chòi này qua chòi kia Từ đó họ sáng tạo ra Hô Bài Chòi, "Đánh Bài Chòi" được hình thành Qua một thời gian dài Bài Chòi đã trở thành một nhu cầu giải trí lành mạnh trong kho tàng Văn nghệ
dân gian Miền Trung" (Ca dao, dân ca Phú Yên 1994)
Cụ Phan Đình Long có truyền thuyết Hội Bài Chòi từ việc dựng Chòi cao để khua mõ đuổi thú rừng canh giữ hoa màu Ông G.L Bouvier, ông P Huard, ông
M Durand là những nhà nghiên cứu âm nhạc học người Pháp, các ông này đã đến
Trang 26Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc
ở nước ta, đã dành một chương dài có tên là La chanson Populaire de L"Anam
(trong quyển La Rousse Musicale - Paris 1928) để nói về nguồn gốc Bài Chòi cho
rằng: "Bài Chòi được hình thành và phát triển sau những năm Nam tiến, tức là sau năm 1470, các ông này cũng nói Bài Chòi phát xuất từ các chòi giữ thú rừng, các
trò chơi giải trí trên chòi, rồi bày ra Hội Bài Chòi" (Ca dao, dân ca Phú Yên, 1994)
"G.L.Bôviơ, một học giả, người Ba Lan gốc Pháp từng có mặt trong nhóm nghiên cứu văn hóa Phương Đông của Bồ Đào Nha, Italia đến Việt Nam từ trước đại chiến thế giới lần thứ nhất Năm 1902, Bôviơ hoàn thành tập sách: về Hát Bài
Chòi (Voici quelques pièces Hat Bai choi tireés du Phong trao Can Vuong)
Hát Bài chòi, theo Bôviơ xuất hiện ở những tụ dân cư vùng rừng núi xa xôi Tại những nơi này, từ việc xây cất nhà cửa đến việc làm ruộng, làm rẫy, săn thú đều dựa theo kinh nghiệm lâu đời của người địa phương Theo đó, nhà được dựng lên bằng hình thức "dã chiến", có thể tháo - gỡ - lắp ráp dễ dàng mỗi khi cần chuyển vùng canh tác (du canh - du cư) Nhà càng gần rừng núi, gần dã thú càng cất thu hẹp lại và càng cao hơn ở phần chân trụ (dạng nhà sàn - ngày nay vẫn còn) Dựa vào phương tiện nhà ở và nhà chòi giữ rẫy sẵn có, người ta bày ra trò chơi Giải trí là chủ yếu, nhưng để "sát phạt - hơn thua" nhau cũng thường xảy ra Trò chơi này về sau người ta quen gọi là "đánh Bài chòi"
Trong khoảng những năm 1930-1940, để thu hút người xem, từ một điệu hô
- hát ban đầu, những nghệ nhân hát bài chòi đã sáng tạo ra 4 làn điệu cơ bản là
“Xuân nữ”, “Cổ bản”, “Xàng xê” và Hò Quảng” Sau này, các nghệ nhân còn mượn một vài làn điệu của hát bội (tuồng) để làm phong phú thêm cho bài chòi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng ta nhận thấy, người dân
ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ đặc biệt yêu thích hát bài chòi, nên đã vận dụng đưa loại hình nghệ thuật vào hỗ trợ công tác tuyên truyền cho người dân Chính
Trang 27vì vậy, thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp được coi là “thời hoàng kim” của nghệ thuật bài chòi Khắp nơi khắp chốn, từ bộ đội, nhân dân… đâu đâu cũng hát bài chòi nên nhiều sáng tác mới, gắn với cuộc sống sinh hoạt của người dân đã ra đời
Sau năm 1954, tất cả nghệ nhân bài chòi phục vụ kháng chiến được tập kết
ra Bắc Đến đầu năm 1955, bài chòi bắt đầu được đưa lên sân khấu
Từ năm 1975 tới nay, nghệ thuật bài chòi vẫn được duy trì Ở các tỉnh Trung
Bộ, nhất là Bình Định, ngày nay, loại hình di sản này còn được lưu trong sinh hoạt làng xã, trong tục ngữ ca dao
Đến năm 2000, hội đánh bài chòi Xuân được NSƯT Phan Ngạn (1931-2008) của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định phục hồi Ông là người có công đầu trong việc khôi phục lại bộ bài chòi, hội chơi, tìm lại được các nghệ nhân Hiệu hạt nhân
để tổ chức được một hội bài chòi truyền thống
Với sự tiếp sức của dự án bảo tồn “Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định” cùng với hiệu quả từ các kỳ liên hoan dân ca bài chòi trên địa bàn tỉnh, năm 2010, hội đánh bài chòi mới thực sự hồi sinh
Ngày 25/8/2014, “Nghệ thuật Bài chòi” (ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam) được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Sau đó, Hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam” (do Viện Âm nhạc phối hợp với 9 tỉnh, thành phố - từ Quảng Bình đến Khánh Hòa - thực hiện) đề cử UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - được hoàn thành và gửi đến UNESCO vào tháng 3/2016
1.1.2.2 Các nhóm làn điệu
Làn điệu là yếu tố cơ bản trong cấu trúc của chỉnh thể dân ca có tính ổn định
và bền vững, đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, chi phối, điều tiết lời thơ và diễn xướng Thuật ngữ làn điệu được sử dụng để nghiên cứu âm nhạc truyền thống
Trang 28nhất là dân ca
Đối với Hát Bài chòi ở Hội An, những làn điệu được sử dụng như: Cổ bản, Xuân nữ, nói lối và vay mượn những làn điệu lý để ghép lời mới có nội dung phù hợp với quân bài muốn hô
1.1.2.2.1 Làn điệu Cổ bản
Trong Hát Bài chòi truyền thống ở Hội An, làn điệu Cổ bản được sử dụng khi mới đầu vào cuộc chơi bài chòi để giới thiệu sơ lược tất cả những con bài trong bộ bài tỳ, thỉnh thoảng cũng được sử dụng chen vào những câu hô với điệu Xuân nữ
Điệu Cổ bản được sử dụng không nhiều trong Hát Bài chòi truyền thống
ở Hội An, nhịp điệu hơi nhanh hơn so với điệu Xuân nữ và các làn điệu Lý Âm nhạc tươi vui, trong sáng, tiết tấu đảo phách nhiều, tính chất giai điệu pha chút tinh nghịch, khỏe khoắn Pha trộn điệu Cổ bản vào cách hô sẽ làm cho không khí cuộc chơi sôi nổi hơn, rộn ràng hơn, xóa tan sự nhàm chán của điệu Xuân nữ với mật độ sử dụng nhiều trong buổi diễn bài chòi
1.1.2.2.2 Nói lối
Nói lối được sử dụng xen lẫn vào giữa những làn điệu nhằm thể hiện màu sắc diễn kịch trong cuộc chơi, đồng thời giảm bớt sự nhàm chán khi một làn điệu được kéo dài thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nội dung văn học con bài
1.1.2.2.3 Điệu Xuân nữ
Làn điệu Xuân nữ được sử dụng nhiều nhất, và là làn điệu chủ đạo giữ vai trò làm nòng cốt trong suốt cuộc chơi Bài chòi truyền thống ở Hội An – Quảng Nam Điệu Xuân nữ thường sử dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát hoặc lục bát biến thể… trong phần lời ca, khúc hát dài hay ngắn là tùy thuộc vào nội dung lời
ca nói về con bài đó, nếu như kéo dài thì bao gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau cho đến khi điểm thị con bài đó Âm nhạc được tiến hành với nhịp độ đều, tốc độ ít biến đổi, giai điệu uyển chuyển, mềm mại, luyến láy nhiều với những âm rung tạo
Trang 29cảm xúc rất độc đáo, làm cho người chơi thấm thía những dòng cảm xúc giai điệu dân gian đến cuối cuộc chơi
Tiết tấu đảo phách là yếu tố đặc trưng của điệu Xuân nữ, tạo sự lơ lửng, chênh vênh trong giai điệu, điều này muốn nói lên yếu tố tinh nghịch, vui tươi của cuộc chơi mặc dầu đây là làn điệu mềm mại, sâu lắng, trữ tình
Điệu Xuân nữ tha thiết, trữ tình thích hợp với lối tự sự giãi bày tâm trạng, lối đan ghép chất liệu đem lại giọng điệu mới, tạo nên sự điều hòa tính chất u buồn, mềm mại, bên cạnh tính chất rắn rỏi, tươi mát
1.1.2.2.4 Thể “Lý” được sử dụng trong Bài chòi Quảng Nam
Cũng giống như điệu Cổ bản, làn điệu Lý cũng được sử dụng không nhiều trong Hát Bài chòi truyền thống ở Quảng Nam Vai trò của Lý là tô thêm màu sắc của cuộc chơi, cuộc diễn Bài chòi Lý góp phần tăng thêm yếu tố dân gian trong cuộc sinh hoạt vui chơi cộng đồng Bài chòi Khác với làn điệu Xuân nữ, Lý được hát với thể thơ tự do 6, 7, 9 chữ hoặc nhiều hơn nữa
Làn điệu Lý sử dụng trong Bài chòi Quảng Nam đôi khi lấy nguyên cả bài Lý nào đó (chủ yếu thuộc vùng dân ca Liên khu V) thay lời mới vào để nói về nội dung còn bài Giai điệu của làn điệu Lý mềm mại, uyển chuyển, man mác nỗi buồn đặc hữu của dân ca Liên khu V Tuy vậy, khi được áp dụng vào trong chơi Bài chòi nó được nâng lên với nhịp độ nhanh hơn, thể hiện tinh thần vui chơi, rộn ràng và hòa nhịp chung với nhịp độ cuộc chơi, cuộc diễn với giai điệu Xuân nữ,
Cổ bản,…
1.1.2.3 Về lời ca hát bài chòi
Bài chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian rất độc đáo Văn bản lời ca bài chòi là một loại hình văn học dân gian chủ yếu mang tính diễn đạt Do đó, khảo sát bài chòi đứng trên bình diện văn học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu phần nội dung và đặc điểm thi pháp của lời ca bài chòi
Trang 30a, Đặc điểm thi pháp
Lời ca là yếu tố cơ bản trong dân ca bài chòi Lúc đầu, lời ca ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí tại chỗ, nâng đỡ trò chơi, tạo sắc thái văn nghệ nhằm lôi cuốn người mộ điệu Mặt khác, lời ca được anh (chị) hiệu hát lên cũng tác động đến người chơi nhằm mục đích gợi nghĩ, gợi tả, dẫn dắt tư duy người chơi hình dung đến hình ảnh một con bài sắp ra
Dần dần, do đời sống phát triển, nhu cầu văn hóa văn nghệ trên vùng đất mới cũng phát triển Vì thế, người chơi mong muốn nghe được những lời ca dài hơn, mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh những vấn đề phong phú, đa dạng hơn của cuộc sống Những vấn đề của hiện thực xã hội được đề cập như đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, phê phán thói hư tật xấu của người đời, đề cao nhân nghĩa; đồng thời ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu lứa đôi, ca ngợi quê hương đất nước đã trở thành đề tài quen thuộc của lời ca bài chòi Hơn nữa, lời ca bài chòi cũng cần phản ánh tâm lý con người với các trạng thái hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục… làm cho lời ca dài thêm mới có thể chuyển tải hết được sự phong phú đa dạng, đa sắc thái do cuộc sống mang lại
Muốn sang phải bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
(Con bài Thầy)
b, Thể thơ
Thể lục bát: Lục bát là thể thơ phổ biến nhất trong lời ca bài chòi, một câu sáu
chữ, một câu tám chữ
+ Lục bát biến thể: là có sự thay đổi số từ ở các dòng 6 hoặc 8 Biến thể câu
lục, biến thể câu bát, hoặc biến thể chung:
+ Biến thể câu lục
Em đi lên rừng chân mang dép bố
Em đi dạo phố chân em mang giày (Con Bảy Giày)
Trang 31+ Biến thể câu bát
Bạn ơi chớ sợ đừng lo
Cầu Nam Ô có gãy, thì vô cầu Câu Lâu
Bạn ơi đừng có kêu cầu
Ai về sửa soạn, cho bầu ra huê
Bạch huê, bạch tuyết ai chê
Bạch chi cũng bạch, dù miền quê hay thị thành
(Con Bạch Tuyết)
+ Hoặc biến thể chung
Đất Đà thành đang thay đổi mới
Người người đang vươn tới ấm no
Làm người phải biết đắn đo
Giàu nghèo đâu phải là do bởi ông trời
Giàu nghèo do ở con người
Từ bàn tay, khối óc con người làm ra
Kiếm một đồng xu cũng tróc vẩy trầy da
Chớ có đâu phè phỡn kiếm đâu ra con Tám Tiền
(Con Tám Tiền)
Song thất lục bát: Theo nhạc sĩ Hoàng Lê: “Thơ song thất lục bát rất khó hát bài
chòi…” Khó chứ không phải không hát được, vì nó luôn bị tình trạng rời rạc, khó logic của hai câu thất với những thể thơ khác hoặc ghép nối nhiều thể song thất lục bát lại với nhau trong cấu trúc một motip âm nhạc liên hoàn ở phần giai điệu Do điệu hát vừa vào nhịp êm ả ở hai câu thơ lục bát, bỗng tiếp theo gặp ngay sự thay đổi tiết tấu, cao độ và vị trí của thanh điệu chủ ở hai câu song thất vì phải theo sự thay đổi của tiết thơ Rồi cứ như thế đoạn hát bị lặp lại giống nhau nghe rất nhàm tai
Tuy hát bài chòi khó đối với những đoạn thơ dài, nhưng thể thơ song thất lục
Trang 32bát rất cần cho những chỗ chuyển điệu
Các thể thơ khác: Bên cạnh những thể thơ trên, hát bài chòi còn có thơ năm chữ,
bốn chữ… tuy nhiên, những sáng tác cho những thể thơ này không nhiều Những bài thơ thông thường trong khoảng 3, 4, 5 dòng hoặc nhiều hơn nữa, và không câu nệ số tiếng trong mỗi dòng Sự hiệp vần của các thể thơ khá tự do, không nhất thiết phải hiệp vần bằng trắc như ở thể lục bát Đặc trưng lời của thể thơ này là miễn sao các câu hiệp vần với nhau trong một chỉnh thể để phát triển được nhạc tính của làn điệu
1.1.2.4 Đặc điểm âm nhạc trong làn điệu hát bài chòi
a, Cấu trúc làn điệu
Trên thực tế, các làn điệu hô bài chòi đều có cấu trúc âm điệu, nhịp điệu bám chặt vào hệ thống thanh điệu lời thơ Vì thế đây thực chất là những làn điệu hát thơ với những quy luật đặc thù tạo nên những màu sắc âm nhạc khác nhau Tùy từng sơ đồ thanh điệu lời thơ, sẽ cho ra những dị bản phong phú và đa dạng Về mặt cấu trúc, hát – ngâm thơ nói chung là kiểu dạng làn điệu chuyên dùng để chuyển tải nội dung thơ ca dân gian Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, hát ví, hát đúm, trống quân, cò lả, sa mạc, lảy kiều, hò, vè, ru con… đều thuộc dạng làn điệu này Nếu như ở dạng cấu trúc ca khúc dân gian, thời lượng làn điệu được cố định trong một tuyến giai điệu định hình thì các làn điệu hát – ngâm thơ lại có cấu trúc khác hẳn Có thể tóm tắt các đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, số lượng lời ca không giới hạn, tùy từng mục đích, nhu cầu mà người
ta có thể sử dụng bất cứ câu thơ nào làm lời ca cho làn điệu, phổ biến nhất là thể thơ lục bát
Thứ hai, đường tuyến giai điệu hình thành theo cấu trúc mô hình biến đổi để có thể thích ứng với mọi cấu trúc thanh điệu câu thơ khác nhau Điều đặc biệt, các mô hình biến đổi mỗi làn điệu lại phải thể hiện được những âm điệu đặc trưng chung, nhằm xác định được khuôn diện cá thể làn điệu trong mối quan hệ so sánh Nói cách
Trang 33khác, cùng một lời thơ, mỗi làn điệu sẽ có những nguyên tắc xử lý cao độ giai điệu khác nhau mang tính quy luật để xác lập bộ mặt của riêng mình trong nền âm nhạc dân tộc
Thứ ba, số lượng câu thơ sử dụng làm lời ca sẽ quyết định độ dài của làn điệu, nhiều thì cả một bài thơ dài, ít thì một cặp thơ cũng đủ để làm một cấu trúc trọn vẹn Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, đứng về mặt tỷ lệ, đa số các làn điệu hát – ngâm thơ đều sử dụng thể thơ lục bát làm lời ca cho riêng mình Và, bài chòi là một trong số các thể loại hát thơ lục bát Về mặt nguyên tắc, thể thơ lục bát
là tổ hợp của những câu 6 từ và 8 từ với hệ thống niêm luật xác định Tối thiểu một cặp thơ cũng đủ để lập thành một đơn vị cấu trúc, nhiều thì có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm câu thơ Đáng chú ý, phần kết thúc làn điệu bao giờ cũng ứng với câu bát cuối cùng
Ở đây, niêm luật thơ lục bát quy định cấu trúc thanh điệu (bằng – trắc) theo vị trí các từ thứ 2 – 4 – 6 trong câu lục và 2 – 4 – 6 – 8 trong câu bát Thanh bằng bao gồm thanh ngang (từ không dấu) và thanh huyền (từ có dấu huyền) Thanh trắc bao gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng (tức các từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng) Như thế, sơ đồ thanh điệu câu lục ứng với các từ thứ 2 – 4 – 6 là bằng – trắc – bằng Trong niêm luật, đáng chú ý là từ thứ 6 và thứ 8 câu bát không được phép trùng thanh, có nghĩa từ này thuộc thanh huyền () thì từ kia phải là thanh ngang (0) và ngược lại Từ đó, sẽ sinh ra hệ thống sơ đồ thanh điệu lời thơ lục bát khác nhau với
16 loại cấu trúc câu lục và 16 loại cấu trúc câu bát
Có thể coi các cấu trúc câu thơ lục bát khác nhau chính là cơ sở mang tính tiền đề
để người nghệ sĩ dân gian căn cứ mà phổ nhạc Trong đó, mỗi làn điệu hát – ngâm thơ phải hình thành nên những sơ đồ giai điệu riêng nhằm thích ứng với từng cấu trúc lời thơ, sao cho đảm bảo rõ ngữ nghĩa của từ ứng với phương ngữ vùng miền, đồng thời thể hiện được âm điệu đặc trưng riêng của làn điệu
Bằng cách nhìn tổng thể, phần lớn các làn điệu hát – ngâm thơ lục bát đều phổ
Trang 34nhạc cho lời thơ kiểu xuôi chiều, tức giữ nguyên trật tự từ trong câu thơ Tuy nhiên, tùy từng vùng miền, một số trường hợp làn điệu hát – ngâm thơ đã lựa chọn những thủ pháp láy từ, đảo từ, điệp từ ở câu lục mở đầu hoặc câu bát kết thúc để khu biệt dạng cấu trúc riêng Trường hợp nghệ thuật bài chòi, câu bát kết thúc các làn điệu thường bao giờ cũng được điệp cụm từ thứ 5 – 6 khi về kết
Như đã biết, các câu thơ trong bài chòi được dùng để người chơi ngẫm nghĩ đoán tên quân bài Thường chỉ đến khi anh hiệu hát tới câu cuối, bí mật mới được hé lộ
Và, việc láy lại cụm từ vế cuối câu bát kết thúc làn điệu có ý nghĩa nhấn mạnh một lần nữa chủ đề nội dung, hòa đồng với sự vỡ òa cảm xúc của người chơi cũng như đám đông khán giả Ngoài ra, trong bài chòi, cũng có trường hợp lời ca mở đầu bằng đôi ba câu thơ thể 4 từ, 5 từ, 7 từ hay 8 từ trước khi vào phần chính lục bát Ví dụ:
Tay cầm sào chống lái
Mắt liếc bãi dâu xanh
Ở đây đưa rước bộ hành
Thuyền nan một chiếc, tử sanh một bề
Ghé qua bãi cát gành nghê
Một mình chèo chống tứ bề sông sâu
Mênh mông ngang dọc một sào
Ngồi trong chòi dột kẻ gào người la
Tiếng ai văng vẳng gọi ta
Mau mau nhổ nọc mà qua rước người
(Quân bài Nhất nọc)
b, Sơ đồ tiết tấu
Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, đứng về mặt nhịp điệu, các làn điệu hát – ngâm thơ chia thành 2 loại: loại ngâm thơ – có cấu trúc nhịp điệu tự do và loại hát thơ – có cấu trúc nhịp điệu xác định trật tự thời gian tuần hoàn với những điểm nhấn chu kỳ
Trang 35Trong đó, các thể loại thuộc cấu trúc hát thơ thường bao giờ cũng hình thành một
sơ đồ tiết tấu riêng của làn điệu ứng với các câu thơ có sẵn Điều đó có nghĩa, thể thơ được dùng làm lời ca và cấu trúc nhịp thơ sẽ có sự chi phối nhất định đến cấu trúc tiết tấu của từng làn điệu Theo đó, mỗi làn điệu hát thơ sẽ có một sơ đồ tiết tấu riêng Trên cơ sở mô hình đó, người hát sẽ tự vận lời thơ sao cho đúng với bước đi của mô hình tiết tấu đặc thù Và, các làn điệu bài chòi là một trường hợp như vậy Sau khi phân tích toàn bộ hệ thống tư liệu, đã có thể xác định được sơ đồ tiết tấu chung nhất ứng với các mô hình câu thơ lục bát Đáng chú ý, các sơ đồ tiết tấu được trình bày dưới đây mang tính đặc trưng, dùng chung cho cả 4 làn điệu bài chòi Ở đây, chính việc quy đồng các âm điệu khác nhau về cùng một mô hình tiết tấu khỏe khoắn đã tạo nên phong cách nhịp điệu đặc thù của thể loại Nói cách khác, những chu kỳ nhịp điệu đặc trưng là một yếu tố rất quan trọng góp phần “bài chòi hóa” những âm điệu du nhập, tạo nên sắc thái riêng cho thể loại
Mô hình tiết tấu chính cách – gần gũi với tiết tấu đồng độ, mỗi tiết phách chia đều ứng với một từ lời ca Mô hình này được sử dụng cho câu lục mở đầu làn điệu và trong thân bài, bảo lưu tương đối nguyên vẹn nhịp phân đôi phổ biến (2/2/2) của lời thơ
Như vậy, với việc giữ tiết tấu đồng độ ở câu lục và biến phách ở câu bát, các mô hình tiết tấu đặc trưng của bài chòi đã duy trì gần như nguyên vẹn nhịp phân đôi của thơ lục bát Trong thực tế, tùy vào từng sở thích cá nhân hay trình độ tiết tấu mà người ta sẽ “lựa chọn” một trong những mô hình đã nêu để trình diễn Cũng xin nhắc lại, những mô hình đã trình bày được coi là những gì phổ biến và chung nhất Còn mỗi cá nhân có thể có những sáng tạo biến đổi nhất định nhằm tạo ra các biến dị tiết tấu hóc hiểm hơn để khoe tài Đặc biệt với dạng những câu thơ lục bát biến thể, người hát phải sắp đặt thật khéo để xếp đủ lời ca vào mô hình nhịp điệu cơ bản Ngoài ra, với những bài thơ có phần mở đầu bằng các câu thơ 4 từ, 5 từ, 7 từ hay
8 từ, người ta thường sử dụng phương pháp nói lối kiểu ngữ điệu, ngữ khí với tiết
Trang 36tấu tự do, sau đó mới bắt vào mô hình nhịp điệu thơ lục bát
Các hình thức thể hiện và nhạc cụ sử dụng trong hát bài chòi
“Hát bài chòi” là một hình thức nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học Có hai hình thức chính: trò chơi “bài chòi” và biểu diễn
“bài chòi” Trong biểu diễn, có 2 hình thức thể hiện:
+ Hát: Diễn viên hát theo các làn điệu bài chòi, thường sử dụng giọng cao và trong trẻo
+ Kịch: Kết hợp giữa hát và kịch, diễn viên thể hiện những tình huống, câu chuyện qua lời bài hát và diễn xuất
Đối với nghệ thuật Bài chòi, gồm có các anh/ chị Hiệu hát/ hô lời hô/hát không có nét nhạc cố định mà tùy thuộc vào giọng điệu của câu thơ, dựa trên 6 làn điệu chính với nội dung liên quan đến con bài
1.1.3 Vai trò giáo dục của nghệ thuật Bài chòi trong Tiểu học
1.1.3.1 Tầm vai trò của Bài chòi nói chung
Cùng với quá trình đô thị hóa và sự biến đổi của đời sống hiện đại, bài chòi đang ngày càng bị mai một, nhiều địa phương trước đây có nhưng hiện nay không duy trì được Những nghệ nhân hát bài chòi cổ, được coi là “di sản sống”, “báu vật sống” ngày càng “hiếm” do tuổi cao, sức yếu, trong khi thế hệ trẻ lại bị lôi cuốn vào các trò chơi công nghệ điện tử Khi mà sự giao thoa và tiếp thu các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách và tư duy của thế hệ trẻ Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm, tư duy đúng đắn với âm nhạc nói chung, với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thành nhân cách của con người Việt Nam chân chính
Giáo dục âm nhạc, bao gồm dân ca Bài chòi có tác dụng trong việc nâng cao khả năng phát triển toàn diện trí lực Việc được học, được nghe các làn điệu dân ca giúp
Trang 37cho lứa tuổi nhi đồng hiểu biết kiến thức về âm nhạc Kiến thức âm nhạc sẽ trở nên gần gũi, dễ nghe, dễ học hơn thông qua các làn điệu dân ca Bên cạnh đó, việc truyền tải các làn điệu dân ca qua cách đổi mới hình thức dạy học sẽ giúp HS tiếp nhận trực quan các làn điệu này, giúp HS nhận thức được và giữ gìn lâu hơn thay vì cách truyền khẩu truyền thống HS khi học hát dân ca nắm vững nguồn gốc xuất xứ, phong tục tập quán thì việc cảm thụ bài hát cũng đầy đủ, sâu sắc hơn
Dân ca gắn bó lâu đời với đời sống văn hóa tinh thần của người dân lao động địa phương qua nhiều thế hệ Trong giờ học hát dân ca và âm nhạc thường thức HS được tiếp cận một số lượng bài dân ca của các vùng miền, dân tộc khác nhau Dân ca phản ánh tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của người dân với gia đình, quê hương, đất nước, thậm chí phản ánh đời sống xã hội, lịch sử của thời kỳ đó Học sinh khi được học, được nghe nhiều sẽ dần biết được đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội, con người của từng vùng miền trong nước hay trên thế giới thông qua các giai điệu Chính sự tiếp thu không chủ định này lại càng thúc đẩy học sinh có nhu cầu mở rộng hiểu biết đồng thời rèn luyện thói quen tư duy cho học sinh
1.1.3.2 Tầm vai trò của Bài chòi đối với học sinh Tiểu học ở Đà Nẵng
Nước ta có một nền âm nhạc dân gian rất phong phú Mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều có làn điệu dân ca mang màu sắc thể hiện đặc trưng văn hóa riêng Trong
đó có Quảng Nam – Đà Nẵng nơi có một kho tàng dân ca hết sức đa dạng và phong phú Đặc biệt Bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia Tuy vậy, một thực tế đáng buồn là hiện nay hầu hết các bạn trẻ đặc biệt là trẻ em rất
ít hào hứng với dòng nhạc dân tộc, đặc biệt là dân ca, lại càng ít người biết đến, đây
là bộ môn rất kén người nghe Vì thế, Bài chòi đang dần bị mai một và lãng quên Nếu để cho các em HS và mọi người biết nhiều và thích thú hơn với Bài chòi , việc đầu tiên là phải quảng bá rộng rãi đến công chúng Đưa Bài chòi vào đời sống và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân như nó vốn có trong các dịp
lễ, tết
Trang 38Bộ GD & ĐT đã phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học
an toàn, hạnh phúc", xác định rõ tầm quan trọng của việc đưa dân ca, cụ thể là Bài chòi vào trường học Theo đó, Bộ GD & ĐT đã có hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, hát dân ca Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương Trong giáo dục phổ thông, việc đưa dân
ca vào trường TH có ý nghĩa to lớn, nhằm bước đầu góp phần bảo tồn và phát huy vốn dân ca các vùng miền ở Việt Nam, đồng thời qua đó phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào truyền thống dân tộc
Thực tế cho thấy, việc đưa Bài chòi vào trong chương trình học đã sớm được đưa vào trong nhà trường, thông qua đó Bộ GD & ĐT đã có chủ ý, có các buổi tập huấn
để các trường học triển khai đưa dạy và học Bài chòi vào nhà trường, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Bài chòi Chúng ta cần hướng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca theo địa phương vào nhà trường, góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc và giáo dục văn hóa trong trường học Do đó, việc đưa Bài chòi vào hoạt động giáo dục âm nhạc ở các trường học tại Đà Nẵng nói chung và tại trường THCS nói riêng có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần mà ông cha để lại, mang lại cho HS sự hứng thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
1.1.4 Khái quát về trò chơi dân gian
1.1.4.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của
cả một xã hội, nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một
Trang 39cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội
Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ
sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên và liên tục đối với nhân dân Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi cực nhọc cũ qua đi và bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân
Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên người nông dân Việt chỉ có hai mùa vụ trong một năm, xong mùa vụ thì thường rất nhàn rỗi: “ Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”, đây là khoảng thời gian mọi người đợi cho lúa được phơi khô, đợi nước về ruộng và cũng là đợi cho sức khỏe bản thân được phục hồi sau một mùa vụ vất vả
Nhu cầu muốn nghỉ ngơi, vui chơi khi gặp được những khoảng thời gian rảnh lại càng tạo một điều kiện tốt để nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời và phát triển, qua nhiều giai đoạn dài lịch sử, các hình thức vui chơi, giải trí đã đồng thời xuất hiện và trong đó có trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian xuất hiện trong xu thế chung và bên cạnh rất nhiều hình thức vui chơi giải trí khác như hội hè, đình đám, lễ hội nhưng có thể nói trò chơi dân gian đã luôn giữ được chỗ đứng của mình bởi hội hè hay đình đám chỉ diễn
ra trong những khoảng thời gian và không gian nhất định trong năm trong khi đó trò chơi dân gian lại là một hình thức giải trí có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, 8
Trang 40quanh năm suốt tháng, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, nghĩa là trò chơi dân gian đáp ứng rất tốt nhu cầu vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân Do vậy, đó chính là nguồn gốc cho sự ra đời của trò chơi dân gian Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển không ra đời, phát triển theo phương hướng đột biến, vừa ra đời đã có ngay một hệ thống trò chơi hoàn chỉnh, trò chơi dân gian là kết quả của tự tích góp từ từ, liên tục từ óc sáng tạo, trí tuệ của nhân dân qua nhiều giai đoạn lịch sử Sự sáng tạo, hình thành nên các trò chơi dân gian của ông cha ta đi từ ngẫu nhiên, tình cờ đến ý thức sáng tạo
Đầu tiên, trò chơi dân gian được hình thành một cách ngẫu nhiên trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Người Việt ta từ thuở hồng hoang đã mang trong mình tâm thức gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên Coi thiên nhiên ngang tầm với sự tồn tại, phát triển của con người Đời sống nông nghiệp khiến người Việt gắn bó nhiều hơn với mặt đất, đất là nơi gieo trồng và cũng là nơi nhân dân buông mình nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc Gắn bó với mặt đất như vậy nên người Việt ta rất hay có thói quen cùng nhau viết hoặc vẽ trên mặt đất Mặt đất lại trở thành nơi nuôi dưỡng những óc tưởng tượng, rất có thể việc bẻ một cành cây nhỏ, vẽ những nét ngoằn ngoèo vô thức trên mặt đất lại là cơ sở để quần chúng nhân dân sáng tạo ra những trò chơi dân gian đầu tiên
Từ thực tế, ta sẽ nhận thấy rằng rất nhiều trò chơi dân gian của người Việt ta đều được bố trí vẽ chơi trên mặt đất Trò Lò cò trong ô, Lò cò suồn, Lò cò xoắn
ốc đều phải vẽ hình trên mặt đất để chơi, đó là những đường kẻ hình vuông, hình xoắn ốc, ngoài ra còn có trò xây nhà bằng những đường kẻ trên đất, đó không thể
là sự trùng hợp ngẫu nhiên Có thể nói rằng trò chơi dân gian đã ra đời ngẫu nhiên, tình cờ từ đời sống sinh hoạt của nhân dân.Bên cạnh sự ngẫu nhiên qua thói quen, trò chơi dân gian Việt còn được hình thành, phát triển ngẫu nhiên qua dáng dấp của hoạt động nông nghiệp Có thể thấy, trong đời sống nông nghiệp có gì thì