DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ tuyển dụng nhân sự Hình 1.2 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lương bổng và chính sách đãi ngộ Hình 2.1 Cô
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý nhân sự
1.1.1.1 Khái niệm về nhân sự
“Nhân sự là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty, bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiêp sử dụng kiếm thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp Nhiệm vụ có thể bao gồm việc tìm kiếm, sàn lọc, tuyển dụng ứng viên và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch cho các sự kiện của công ty để gắn kết nhân viên cũng thuộc trách nhiệm của phòng nhân sự”
1.1.1.2 Khái niệm về quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp Quản lý nguồn nhân lực bắt nguồn từ việc chỉ đạo các hoạt động và mục tiêu công việc Lãnh đạo hoặc những người làm công tác quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các quy trình, hỗ trợ giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh
1.1.2 Vai trò của quản lý nhân sự
Bảo đảm phát triển doanh nghiệp: Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất khoa học công nghệ, nhân tài và lực lượng lao động Máy móc, thiết bị có thể được mua và sao chép nhưng con người thì không Sự sáng tạo của người lao động doanh nghiệp là cội nguồn cho sự phát triển của doanh nghiệp
Tối đa hóa hiệu quả lao động: Thị trường ngày nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các công ty phải phát triển theo hướng tinh gọn hơn, hoàn thiện tổ chức nếu muốn tồn tại và yếu tố con người là yếu tố quyết định Người có kỹ năng, trình độ sử dụng công cụ lao động và tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm
Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển khả năng: Quản lý nhân sự gồm công tác sàng lọc chọn lựa đúng nhân viên cho từng vị trí, cung cấp các chương trình đào tạo nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát triển chuyên môn, thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua quá trình đánh giá năng lực Quản lý nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm trong công tác tuyển dụng, sử dụng lao động, nhằm nâng cao chất lượng công việc Tất cả những công tác này là rất cần thiết để tổ chức có thể đạt được mục tiêu đã đề ra
Giảm phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải thích ứng Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu việc sàng lọc chọn lựa đúng người đúng việc là rất quan trọng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều lãng phí
Quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có sự đồng bộ, ổn định trong việc thực thi các quy định, nhiệm vụ, đảm bảo các bộ phận đều hoạt động một cách trơn tru
Giúp xây dựng quản lý giám sát công việc của mỗi nhân viên, nắm được quy trình vận hành và trả thù lao xứng đáng cho người lao động
Giúp xây dựng và thực hiện các chính sách, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho người lao động
1.1.3 Mục tiêu của quản lý nhân sự
Hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực suy cho cùng cần đáp ứng các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp cần đáp ứng được nhu cầu cũng như những thách thức của xã hội, tổ chức hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không chỉ riêng doanh nghiệp
Mục tiêu về doanh nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực chính là đưa ra những chiến lược nguồn nhân lực để giúp tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Hoạt động quản lý nhân lực tự nó không thể cứu được doanh nghiệp mà nó chỉ đóng vai trò là phương tiện giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra
Mục tiêu cá nhân: Nhà quản lý phải giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của họ Đồng thời phải nhận thức được rằng nếu như lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân viên thì năng suất lao động sẽ giảm, nhân viên vì thế có thể rời bỏ doanh nghiệp Các hoạt động của doanh nghiệp vì thế không mang đến hiệu quả cao.
CÁC QUẢN TRỊ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó
1.2.1.2 Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
Bước 1: Phân tích mục tiêu của doanh nghiệp Nhu cầu nhân lực phụ thuộc vào chiến lược và chính sách của công ty Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tương lai của nó Đây là bước đầu tiên cần thực hiện vì nguồn nhân lực là yếu tố đầu vảo quan trọng nhưng cũng cần phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của tổ chức
Bước 2: Xác định nhu cầu nhân lực thông qua một số phương pháp như:
- Phương pháp dự đoán của chuyên gia
- Phương pháp xác định xu hướng
- Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn nhất
- Dự đoán nhu cầu nhân lực theo đơn vị
- Phương pháp phân tích tương quan
- Xác định nguồn nhân lực
- Xác định cung nhân lực trong nội bộ kết hợp cung cầu để sẵn sàng hoạch định nguồn nhân lực, đảm bảo đủ nhân lực cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
- Xác định cung nhân lực bên ngoài là lực lượng tương ứng vớ mỗi chức danh tuyển dụng
Bước 4: Cân đối cung cầu nhân lực Làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có và mức độ sử dụng hiện tại
Trường hợp cung không đáp ứng cầu: lượng nhân lực cần có ở một số, hoặc toàn bộ các chức danh công việc đang nhiều hơn lượng nhân lực có thể thực hiện công việc mà tổ chức sẵn có và không có vị trí nào đang thừa người thực hiện
Trường hợp cung vượt quá cầu: lượng nhân lực hiện có của tổ chức nhiều hơn so với lượng nhân lực của tổ chức để thực hiện công việc ở một, một số hoặc toàn bộ các chức danh công việc và không có công việc nào thiếu nhân lực
Trường hợp vừa thừa vừa thiếu nhân lực: đào tạo, sắp xếp lại, thuyên chuyển, đề bạt, thăng chức, phát triển hay sử dụng tình trạng dư thừa để đối phó với tình trạng thiếu hụt
Cân đối cung cầu nhân lực: nhân lực vừa đủ để đáp ứng công việc, không thừa, không thiếu
Bước 5: Đưa ra đánh giá về việc thực hiện kế hoạch Việc đánh giá dựa trên một số tiêu chí:
- Kết quả đã đạt được thông qua các kế hoạch đã đề ra, từ đó đánh giá về nguồn nhân lực mới
- Chỉ ra những thiếu sót, sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch so với mục tiêu ban đầu và tìm ra nguyên nhân, tiến hành đề xuất biện pháp cải thiện
Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng, thu hút ứng viên phù hợp, sàng lọc ứng viên, phỏng vấn, tuyển dụng và giới thiệu nhân viên Tùy vào từng doanh nghiệp mà khái niệm về tuyển dụng sẽ bao hàm nhiều công việc khác nhau nhưng có thể hiểu tuyển dụng là toàn bộ các công việc từ khi đón nhận yêu cầu về nhân sự cho đến khi thỏa lấp được vị trí yêu cầu và nhân viên được tuyển dụng hòa nhập cùng công ty
1.2.2.2 Quy trình tuyển dụng nhân sự
Hình 1.1 Sơ đồ tuyển dụng nhân sự Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình tuyển dụng nhân sự Muốn tuyển chọn được những ứng viên có chát lượng, phù hợp với vị trí công việc, nhà tuyển dụng cần phải chuẩn bị thật kỹ các công việc như sau:
Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự: thành lập ban tuyển dụng, thời hạn, kinh phí…
Xem xét, tìm hiểu các quy trình của nhà nước, văn bản của tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến tuyển dụng
Thiết lập các tiêu chuẩn tuyển chọn ứng viên…
Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các kênh khác nhau để thông báo tuyển dụng: website việc làm, quảng cáo trên báo – đài, trung tâm giới thiệu việc làm, treo banner…Nội dung thông báo tuyển dụng cần phải có đầy đủ những thông tin cơ bản về số lượng cần tuyển, mô tả công việc, yêu cầu công việc, hồ sơ…
Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Sau khi thông báo tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều hồ sơ ứng viên gửi về, cả bản cứng và bản mềm Tuy nhiên, nhiều ứng viên thường “nhắm mắt” gửi đại nên sẽ có những bộ hồ sơ không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng Vì thế mà nhà tuyển dụng cần phải tiến hành chọn lọc những hồ sơ phù hợp để lên kế hoạch phỏng vấn
Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ
Khi đã chọn được những hồ sơ ưng ý, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phỏng vấn sợ bộ qua điện thoại hoặc hẹn phỏng vấn trực tiếp Bước phỏng vấn sơ bộ này giúp nhà tuyển dụng lọc lại hồ sơ 1 lần nữa, loại những ứng viên khong đạt yêu cầu
Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm
Với bước này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực thực tế của ứng viên thông qua các bài kiểm tra chuyên môn, IQ, logic, test trình độ ngoại ngữ Và qua đó, khoanh vùng những ứng viên tiềm năng nhất
Bước 6: Phỏng vấn lần 2 Ở vòng phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau, khai thác thêm các thông tin về tính cách phẩm chất cá nhân có phù hợp với môi trường làm việc, vị trí công việc đó hay không Bên cạnh đó, ứng viên cũng sẽ được hỏi những vấn đề thắc mắc và trao đổi về lương, thưởng, chế độ đãi ngộ
Bước 7: Xác minh, điều tra
Thông qua các kênh liên lạc với người tham khảo (Sếp cũ, đồng nghiệp cũ, giáo tin ứng viên cung cấp có chính xác không và xem người tham khảo đánh giá như thế nào về ứng viên
MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1.3.1.1 Mục tiêu của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu riêng và các cấp quản lý cần hiểu rõ ràng mục tiêu của công ty mình Toàn bộ mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp phải theo đà phát triển của xã hội
1.3.1.2 Chính sách của doanh nghiệp:
Mọi chính sách, quy định trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đào tạo nói riêng Được quy định từ cách tổ chức, sắp xếp, cách sử dụng, quản lý nhân sự đến chế độ lương, thưởng, nội quy lao động
Có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp thể hiện tư duy sáng tạo, tầm nhìn, sự hiểu biết, phong cách giao tiếp, thông qua việc áp dụng những công cụ khích lệ nhằm làm ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của nhân viên Ban lãnh đạo của một doanh nghiệp phải có đày đủ năng lực cùng các tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo Ngoài ra họ còn phải biết sử dụng những phương thức quản trị phù hợp đồng thời khích lệ thích hợp để tạo động lực làm việc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Là cách xây dựng bộ máy hành chính, các mối quan hệ và các luồng thông tin giữa các ngành, các cấp Cần xác định rõ chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân đảm nhiệm các công việc
1.3.1.5 Văn hóa của doanh nghiệp:
Là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất, quy định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong tổ chức phản ánh quá khứ và định hình tương lai cho tổ chức Đặc biệt, hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quy định và phát triển văn hóa tổ chức, đồng thời văn hóa tổ chức cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị của doanh nghiệp đó
Kinh tế: Là nhân tố đầu tiên phải nói đến khi nó liên quan rất lớn đến công tác quản trị nhân lực Tình hình kinh tế đất nước thay đổi cũng bắt buộc các doanh nghiệp phải có nhiều sự điều chỉnh trong kế hoạch, chiến lược hoạt động của mình dẫn đến sự thay đổi lớn đối với chiến lược nguồn nhân lực và chính sách phát triển của doanh nghiệp
Dân số / lực lượng lao động: Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động xã hội và hoạt động rộng rãi ở hầu hết các ngành kinh tế Lực lượng lao động nữ đi làm đông lên cũng ảnh hưởng đến xí nghiệp, xét trên phương diện thai sản và chăm
Luật pháp – chính trị: Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp từ yếu tố pháp luật và chính trị Hệ thống luật pháp bắt buộc các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái
Văn hóa – xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng biệt và đặc trưng văn hóa của từng nước cũng ảnh hưởng lên tư duy và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó Do vậy, những vấn đề thuộc văn hóa – xã hội như: lối sống, nhân quyền, dân tộc, khuynh hướng tiết kiệm và chi tiêu của mọi tầng lớp dân cư, thái độ đối với chất lượng cuộc sống, vai trò của phụ nữ trong xã hội…có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mức độ cạnh tranh: Nhà quản trị không phải là cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác con đường quản lý nhân sự một cách có hiệu quả Nhân sự là tài nguyên quý báu nhất, do đó doanh nghiệp phải biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung trên thế giới đang làm gia tăng áp lực canh tranh giữa các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp phải đầu tư vốn cao và tốn kém chi phí đào tạo nhân lực, vì vây nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc sử dụng lao động sư thừa
Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp
Khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty là một phần của môi trường bên ngoài Doanh số là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại của một công ty Do đó, các cấp quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của mình làm ra những mặt hàng đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
THỰC TRẠNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH THƯ VINA
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MINH THƯ VINA
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Minh Thư Vina
- Công ty TNHH Minh Thư Vina ( tiền thành là công ty TNHH Kỹ thuật điện và Xây dựng Minh Thư ) được thành lập năm 2002, có trụ sở hoạt động tại 5/161, tổ
12, Kp Hòa Lân 1, P Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
- Vào năm 2005, công ty xây dựng xưởng sản xuất số 1 với diện tích 1000m2 tại quận 12, Tp.HCM, trực tiếp sản xuất các sản phẩm bàn, ghế, tủ điện…
- Năm 2010, công ty mở rộng hoạt động sản xuất, đưa vào hoạt động nhà máy Bình
Hình 2.1: Công ty TNHH Minh Thư Vina
- Là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về cung cấp thiết bị nhà xưởng cho ngành may mặc
- Công ty có 120 cán bộ công nhân viên, doanh số hàng năm trên 2 triệu USD
Các thông tin về công ty
- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Thư Vina
- Tên giao dịch quốc tế: MINH THU VINA COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: MINH THU VINA
- Giấy ĐKKD số: 3701610418 được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 09/09/2009 do Chi cục Thuế TX Thuận An quản lý
- Địa chỉ trụ sở: Số 5/161, tổ 12, khu phố Hòa Lân 1, Phường Thuận Giao, TX Thuận An, Bình Dương
- Trang web: https://minhthuvina.com/vi/
- Địa chỉ email của công ty: minhthuco_tuan@yahoo.com
Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Minh Thư Vina đặt mục tiêu vươn tầm quốc tế với nhiều nước trên thế giới, từng bước phát triển, mở rộng nhiều phạm vi hoạt động trên các nước
Hình 2.2: Logo của công ty TNHH Minh Thư Vina
Sứ mệnh: Minh Thư Vina kiến tạo nên những công trình mới hoàn hảo hơn với môi trường kinh tế hợp lý, tiện nghi cùng với đó là mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến sự phát triển của xã hội
Giá trị cốt lõi: Chất lượng và uy tín được công ty đặt lên trên hàng đầu trong mỗi công trình xản xuất
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Minh Thư Vina
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty để điều hành tất cả mọi lĩnh vực, sau đó là đến Giám đốc và đến vị trí của các phòng ban đơn vị
Tổ chức bộ máy của công ty khá gọn nhẹ các phòng ban có mối quan hệ khăng khít, phối hợp chặt chẽ tạo ra những công việc có hiệu quả hơn
2.1.2.2 Quy mô lao động, trình độ chuyên môn và công tác đào tạo nhân lực
Quy mô lao động : Công ty TNHH Minh Thư Vina có quy mô lao động chưa đủ lớn, quy mô lao động của Công ty qua các năm tăng giảm không đều
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của công ty Minhthuvina
Bảng 2.1: Quy mô lao động, trình độ chuyên môn Công ty TNHH Minh
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đại học 16 10 18 12.16 2 12.5
(Nguồn: Phòng TCLĐ – Công ty TNHH Minh Thư Vina)
Từ số liệu bảng trên cho thấy doanh nghiệp đã và đang nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động Tăng số lượng trình độ Đại học, giảm thiểu lao động phổ thông và thay vào đó là tăng trình độ trung cấp nghề nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc
Công tác đào tạo nhân lực của công ty đã chú trọng hơn trong những năm vừa qua được biểu hiện vụ thể như sau:
Bảng 2.2 Chi phí đào tạo lao động của Công ty TNHH Minh Thư Vina trong 5 năm
Chi phí đào tạo tại công ty
Chi phí cử đi đào tạo 94.700.000 89.203.000 61.525.000 56.500.000 42.800.000
Tỷ lệ trong tổng chi phí 0.25% 0.33% 0.31% 0.25% 0.33%
(Nguồn: Phòng TCLĐ – Công ty TNHH Minh Thư Vina)
Qua bảng số liệu trên đã cho thấy Công ty đã đầu tư để nâng cao trình độ lao động bằng cách cử đi đào tạo để nâng cao bằng nhiều hình thức đo là đào tạo tại chỗ, mời các chuyên gia có chuyên môn cao, công nhân có chuyên môn đến để trao đổi hướng dẫn về những chuyển giao công nghệ Doanh nghiệp còn cử đi đào tạo tại một số trung tâm dạy nghề để đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân cũng như các khóa học ngắn hạn dành cho các đối tượng quản lý
Lãnh đạo Công ty TNHH Minh Thư Vina đã có nhiều chiến lược rất quan trọng để khắc phục khó khăn giữ nguồn nhân lực, cụ thể như là: tìm kiếm nhiều đơn hàng mới, tái cơ cấu tổ chức trong đơn vị , bố trí nhân lực đúng chuyên môn, tay nghề cao, đối thoại, trả công xứng đáng cho người lao động có ý thức trong nền sản xuất nên đã khắc phục được rất nhiều khó khăn về sản xuất
Nhận thức được sựu cạnh tranh khốc liệt từ thị trường và đánh giá năng lực hiện có của đơn vị mình Chính vì vậy, thực trạng trên đòi hỏi công ty phải xem xét lại chính sách nhân sự, phải có những cơ chế chính sách cụ thể trong công tác quản lý nguồn nhân lực Muốn làm tốt công việc trên thì chúng ta cần phải phân tích đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực
2.1.3 Phân tích đánh giá về thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Minh Thư Vina
2.1.3.1 Tình hình số lượng lao động theo độ tuổi của công ty TNHH Minh Thư Vina
Bảng 2.3 Bảng số liệu cơ cấu lao động theo độ tuổi trong 3 năm của Công ty
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số tuyệt đối
(Nguồn: TCLĐ_Công ty TNHH Minh Thư Vina)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lao động ở độ tuổi 45- 60 có xu hướng giảm đi, lao động ở độ tuổi 25-35 chiếm 1 tỷ lệ cao trong toàn bộ lao động nhưng ở độ tuổi 18-
25 lại có một bước giảm đáng kể 12.82% Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp thu hút được lực lượng lao động với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển Độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động và theo dự đoán trong mấy năm tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối ổn định
2.1.3.2 Tình hình sử dụng lao động theo giới tính
Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty TNHH Minh Thư Vina trong 3 năm
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tuyệt đối
(Nguồn: TCLĐ_Công ty TNHH Minh Thư Vina)
Năm 2020, số lao động nam có 97 người chiếm 60.62% trong tổng số lao động, lao động nữ là 63 người chiếm 39.38% Đến năm 2021, lao động nữ chỉ còn 59 người do một số trường hợp thai sản và nghỉ hưu sớm, lao động nam có 89 người, giảm 8.25% so với năm 2020
Do tính dặc thù của công việc, số nhân viên nam tại Công ty chiếm số lượng đông hơn nhân viên nữ Nhân viên nam chủ yếu là làm việc tại phân xưởng, bộ phận kỹ thuật Còn nhân viên nữ vẫn làm việc ở những bộ phận thuộc sở trường của phái nữ như: Hành chính, nhân sự, kế toán tài chính
Đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực:
Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị, căn cứ vào quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp, việc tuyển dụng người lao động dựa trên các tiêu chí sau:
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Công ty sẽ gom gọn bộ máy nhân công, giảm những lao động chưa đạt được năng suất hoặc những yêu cầu do công ty đề ra, tuyển thêm nhiều lao động chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời tổ chức tập huấn, mở thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nhân sự Ký hợp đồng dài hạn với các lao động ngắn hạn để duy trì ổn định số lượng lao động của công ty, đồng thời tạo điều kiện để người lao động được hưởng những đãi ngộ của công ty và những chính sách khác nhau
Cải thiện tốt điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên để phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nâng cao các thiết bị trong sản xuất và tạo ra môi trường làm việc thoải mái Động viên toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động cùng nhau thi đua lao động sản xuất có hiệu quả cao, từng ban từng bộ phận trong công ty phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất Đầu tư và phát triển thêm nhiều máy móc tân tiến khác nhau để quy trình sản xuất được tiết kiệm thời gian nhiều hơn, sản phẩm được chất lượng tốt hơn và tiết kiệm giá thành hơn
Xây dựng mục tiêu cụ thể về doanh thu và triển khai nhiều kế hoạch mới
3.2 Giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Trong quá trình tuyển dụng, công ty cần có sự phối hợp giữa các phòng ban Từ đó, công ty căn cứ vào việc kết hợp giữa các phòng ban để đánh giá và lựa chọn một cách khách quan nhất Công ty nên ưu tiên hàng đầu tuyển dụng những nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt để giảm chi phí đào tạo
Minh Thư Vina cần có thêm nhiều phương án tuyển dụng mới hơn để thu hút được nhiều nhân tài cho doanh nghiệp Mốt số phương án như bài đăng kết hợp với động về chuyên ngành trong ngành nghề tạo cho người xem cảm thấy bị thu hút và không bị nhàm chán khi xem các bài bài tuyển dụng chỉ toàn chữ
Công ty cần bám sát vào việc đánh giá năng lực của từng cá nhân nhân lực nói riêng và toàn thể doanh nghiệp nói chung Không chỉ đánh giá năng lực qua các bài test khác nhau mà còn quan sát về thái độ, cách cư xử, về tinh thần và trách nhiệm trong suốt quá trình làm việc một cách khách quan nhất Lựa chọn những nhân viên thật sự có năng lực để thăng chức và tuyên dương khen thưởng cho các cá nhân lao động có thành tích tốt trong thời gian làm việc Việc làm này nhằm tạo ra nguồn động lực cho các cá thể trong doanh nghiệp để phát huy hết tinh thần làm việc và mang thành quả về cho doanh nghiệp
Công ty cần cải cách và hoàn thiện tốt hơn các chính sách đãi ngộ nhân sự, quan trọng nhất là chính sách trả lương, thưởng theo mức độ tay nghề và kết quả lao động Cần có thêm hình thức đãi ngộ nhân sự không chỉ áp dụng cho nhân viên dài hạn cũng như nhân viên ngắn hạn, nhằm thúc đẩy động lực, tinh thần làm việc ngày càng tốt hơn, cống hiến hết mình cho công ty Tổ chức dã ngoại mỗi năm một lần nhằm tạo sự thư giãn và thoải mái cho nhân công sau nhiều ngày làm việc áp lực và mệt mỏi, tạo nhiều bữa tiệc nhỏ trong công ty để tình cảm giữa người này và người kia ngày càng gắn kết hơn
Minh Thư Vina cần có có nhiều đợt khảo sát tổng thể cho người lao động trong công ty cũng như cập nhật lại những mong muốn của người lao động, bổ sung các chính sách đãi ngộ khác nhau để người lao không bị chểnh mảng trong thời gian làm việc tại công ty
Trong nền kinh tế 4.0 hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực ngày càng trở nên rất quan trọng Nhân lực trở thành tài sản quý giá nhất, là yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp của doanh nghiệp Đó được coi là tài sản vô hình giữ vị trí đặc biệt trong nền cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp Sự biến đổi thường xuyên của môi trường xung quanh về sự cạnh tranh và hội nhập yêu cầu phải đáp ứng các loại công việc phức tạp ngày càng cao đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và đang tạo ra rất nhiều sức ép, đòi hỏi các nhà quản lý phải có nhiều chính sách và giải pháp phù hợp nhằm quản lý nhân lực một cách hiệu quả nhất Điều đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty
Dựa trên cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, luận văn đã chỉ ra được thực trạng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực cũng như xây dựng lên các tiêu chí đánh giá cụ thể thông qua các công tác tuyển dụng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bên cạnh đó, luận văn đã xây dựng các tiêu chí, chính sách đãi ngộ hợp lý theo quy định chung của doanh nghiệp và Nhà nước
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Thư Vina đã có những chính sách sử dụng nguồn lao động hiệu quả mặc dù lao động giảm đi nhưng năng suất lại tăng lên rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, kết hợp với lý thuyết và thực hành thực tế em học hỏi được, em đã lựa chọn và đề xuất một số giải pháp về tuyển dụng, phát triển và đào tạo, tiền lương và nhiều chế độ đãi ngộ với hy vọng sẽ giúp công ty nâng cao nguồn nhân lực được hoàn thiện nhiều hơn Tuy nhiên, do sự học hỏi của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những điều thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện một cách hoàn hảo nhất.