1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương tây Ở việt nam (thế kỷ xvi – nửa Đầu thế kỷ xix)

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tiếp Nhận Khoa Học Kỹ Thuật Quân Sự Phương Tây Ở Việt Nam (Thế Kỷ Xvi – Nửa Đầu Thế Kỷ Xix)
Tác giả Lâm Thị Linh Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Phương
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 6,14 MB

Nội dung

Cùng với quá trình truyền giáo và thương mại, bằng nhiều phương thức, những tri thức và sản phẩm khoa học kỹ thuật nói chung, những tri thức và sản phẩm khoa học kỹ thuạ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÂM THỊ LINH NGÂN

SỰ TIẾP NHẬN KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ

PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ XVI – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÂM THỊ LINH NGÂN

SỰ TIẾP NHẬN KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ

PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ XVI – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MINH PHƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ iii

MASTER'S THESIS INFORMATION PAGE iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Kết cấu của luận văn 8

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TIẾP NHẬN KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) 9

1.1 Bối cảnh lịch sử và nhu cầu tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX 9

1.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam 9

1.1.2 Thực trạng khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trước thế kỷ XVI 12

1.1.3 Nhu cầu về khoa học kỹ thuật quân sự của các nhà nước quân chủ từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX 20

1.1.4 Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX 22

1.2 Tình hình thế giới và sự truyền bá khoa học kỹ thuật của phương Tây 25

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và xu thế hướng Đông của phương Tây 25

1.2.2 Sự truyền bá về khoa học kỹ thuật quân sự của phương Tây 28

Tiểu kết chương 1 30

CHƯƠNG 2 CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY ĐƯỢC VIỆT NAM TIẾP NHẬN (TỪ THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX) 31

2.1 Phương thức tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây 31

2.2 Nội dung tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây 35

Trang 8

2.2.1 Khoa học quân sự quốc phòng 35

2.2.2 Kỹ thuật công trình quân sự 37

2.2.3 Kỹ thuật đúc súng 41

2.2.4 Kỹ thuật đóng thuyền chiến 46

Tiểu kết chương 2 50

CHƯƠNG 3 MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ SỰ TIẾP NHẬN KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) 51

3.1 Đặc điểm của sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX 51

3.1.1 Sự tiếp nhận diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị ở Việt Nam biến động, việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự đứng vị trí hàng đầu trong việc tiếp nhận tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây 51

3.1.2 Các nhà nước quân chủ ở Việt Nam chủ động tiếp nhận và ứng dụng những tri thức khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây 51

3.1.3 Mức độ tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây của các nhà nước quân chủ không đồng đều và thiếu vững chắc 52

3.1.4 Tiếp nhận trên nhiều lĩnh vực từ kỹ thuật xây dựng thành lũy, đến chế tạo vũ khí, huấn luyện, tổ chức quân đội trên cơ sở kế thừa kỹ thuật quân sự truyền thống 52

3.2 Tác động của việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây ở Việt Nam từ thế kỷ XVI - đến nửa đầu thế kỷ XIX 54

3.2.1 Đối với nhận thức, tư tưởng và động thái của nhà cầm quyền Việt Nam 54

3.2.2 Đối với khoa học, kỹ thuật quân sự của Việt Nam 56

3.2.3 Đối với nền độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc 57

3.2.4 Đối với hoạt động kinh tế 58

3.2.5 Đối với đời sống xã hội 61

Tiểu kết chương 3 64

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ sau các cuộc đại phát kiến địa lý, con đường nối liền giữa phương Đông và phương Tây ngày càng rộng mở và thuận lợi hơn Theo đó, các nhà truyền giáo phương Tây mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của “nước Chúa” đã tìm đến những vùng đất mới Phương Đông, trong đó có Việt Nam là một sự lựa chọn quan trọng trên hành trình truyền giáo và thực hiện sứ mệnh đó Từ thế kỷ XVI, giáo sĩ phương Tây đã có mặt ở Việt Nam Đồng thời, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với giai đoạn đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhu cầu về thị trường để giao thương buôn bán với những vùng đất xa xôi giàu nguyên liệu và thị trường hấp dẫn cũng đặt ra hết sức quan trọng Do đó, cùng với các nhà truyền giáo, các thương nhân phương Tây đã đến phương Đông để thực hiện mục tiêu phát triển nền thương mại cũng như các mục đích xa hơn nữa của họ Từ sự mở rộng về thương mại và truyền giáo của các quốc gia phương Tây đến phương Đông, trong đó có Việt Nam, đã mở đầu cho một thời kì kết nối giữa Việt Nam với các quốc gia phương Tây Cùng với quá trình truyền giáo và thương mại, bằng nhiều phương thức, những tri thức và sản phẩm khoa học kỹ thuật nói chung, những tri thức và sản phẩm khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng đã từng bước du nhập vào Việt Nam, tạo ra một quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự Đây làm một vấn đề lịch mới ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XVI và nó có tác động đến nhiều mặt của lịch sử Việt Nam từ chính trị, quân sự, đến kinh tế, văn hóa,

xã hội

Vấn đề quá trình du nhập và tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam trong giai đoạn này từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đưa lại nhiều thành quả đáng ghi nhận, song vẫn chưa giải quyết đầy đủ các yêu cầu khoa học liên quan đến vấn đề này, còn thiếu những nghiên cứu mang tính toàn diện và hệ thống Từ đó, đặt ra cho các nhà nghiên cứu Việt Nam phải tiếp cận đầy đủ các nguồn tài liệu để làm sáng tỏ đầy đủ, hệ thống các vấn đề khoa học của chủ đề đặt ra như cần phân tích để làm rõ các cơ sở lịch sử mà người Việt Nam đã “lựa chọn” tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây là sự lựa chọn hàng đầu trong việc tiếp nhận và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây; cũng như làm rõ hơn cách thức, con đường tiếp nhập, ứng đối của chính thể cầm quyền của Việt Nam thời quân chủ và sự sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam trong cách dung hòa các xung đột giữa khoa học, kỹ thuật quân sự phương

Trang 10

Tây và khoa học, kỹ thuật quân sự của thế giới Á Đông Mặt khác cũng cần có sự phân tích, đánh giá đầy đủ hơn về đặc điểm, thành công và hạn chế cũng như tác động của việc tiếp nhận và áp dụng khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX đầy biến động Từ thực

tiễn kết quả nghiên cứu, trên cơ sở định hướng này, tôi quyết định chọn đề tài: “Sự

tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự Phương Tây ở Việt Nam (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)” làm chủ đề cho luận văn Thạc sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài “Sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam (thế

kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)” hiện nay vẫn là một hướng nghiên cứu được nhiều

quan tâm với nhiều thành quả nghiên cứu đáng trân trọng

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu Ở đây chúng tôi xin trình bày một số công trình tiêu biểu ở trong nước và ngoài nước

2.1 Các nghiên cứu trong nước

* Nhóm các công trình về lịch sử Việt Nam (giai đoạn thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XIX): Phan Khoang (1696), Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Nxb Khai Tri Việt Chương (2001), Thời Nam – Bắc triều (Trịnh – Nguyễn phân tranh), Nxb Phụ nữ Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học…

Các công trình này đã đề cập đến bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ, đồng thời cung cấp một số thông tin có liên quan về qua trình du nhập và tiếp nhận khoa học kỹ thuật

quân sự phương Tây ở Việt Nam

* Nhóm các công trình về quân sự, khoa học kỹ thuật (giai đoạn thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XIX):

Công trình Tìm hiểu khoa học - kỹ thuật trong lịch sử Việt Nam (Ủy ban Khoa

học Xã hội Việt Nam, Viện sử học, 1979) là một tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài Bên cạnh việc trình bày những hiện tượng và sự kiện lịch sử có mang những nhân tố khoa học hay những sáng tạo kỹ thuật và tác dụng tích cực của nó tới cuộc sống của dân tộc ta, cuốn sách đã chứng minh rằng trước khi có sự tiếp nhận khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây, dân tộc ta đã có một truyền thống khoa học, kỹ thuật quân sự lâu đời Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ góp phần phục dựng lại các thành tựu khoa học, kỹ thuật quân sự truyền thống của người Việt mà chưa đưa ra được quá trình tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây - mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài, cũng như công trình này chưa đánh giá được sự tác động và hệ quả của quá trình tiếp nhận đó ảnh hưởng đến các tri thức khoa học, kỹ thuật truyền thống như thế nào

Bên cạnh đó, luận văn cũng khai thác, kế thừa nhiều thành tựu nghiên cứu của

Trang 11

các học giả trong nước được công bố dưới hình thức công trình khoa học hoặc đăng trên đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề tiếp thu hệ thống tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây trong các thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ

XIX Tiêu biểu như các công trình: Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế

kỷ XIX qua các nguồn sử liệu phương Tây của tác giả Phạm Văn Thủy đã cung cấp khá

nhiều thông tin liên quan việc tiếp thu các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây trong việc xây dựng lực lượng hải quân và kỹ thuật đóng tàu thuyền giữa cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế kỷ XVII - XIX Công trình nghiên cứu của tác

giả Nguyễn Mạnh Dũng về “Ý thức về sức mạnh, an ninh biển của Nguyễn Ánh - Gia Long (qua một số tư liệu phương Tây)” đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của chính

quyền quân chủ trong việc tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương

Tây để củng cố, gia tăng sức mạnh của đất nước Ngoài ra, bài viết: EFEO trong lịch

sử khoa học và công nghệ Việt Nam của tác giả cũng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát

về sự phát triển khoa học, công nghệ Tây Âu thế kỷ XVII - XIX và khoa học kỹ thuật truyền thống Việt Nam, sự du nhập khoa học, công nghệ của người Pháp thông qua EFEO vào Việt Nam Trong tác phẩm này, tác giả đều đưa ra nhiều quan điểm nghiên cứu mang tính gợi mở rất đáng chú ý cho đề tài

* Nhóm các công trình về giao lưu văn hóa Đông - Tây:

Về các công trình trong nước có thể kể đến như của tác giả Trương Anh Thuận

với công trình “Hoạt động chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới Triều Nguyễn (1802

- 1883)”(2022) và nhóm tác giả Trương Anh Thuận, Nguyễn Ngọc Đoàn “Thiên Chúa giáo và khoa học kỹ thuật phương Tây trong xã hội Việt Nam, Trung Quốc thế kỷ XVI”

do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành (2023) đã đề cập đến vai trò của các giáo sĩ

truyền đạo Thiên Chúa với việc truyền bá khoa học kỹ thuật vào Việt Nam cũng như sự tiếp nhận và áp dụng khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây của Triều Nguyễn trong việc chế tạo và quản lý vũ khí

Trương Hữu Quýnh (1986), “Mấy vấn đề về quan hệ giữa việc truyền bá đạo

Thiên chúa và chính trị ở Việt Nam thế kỷ XVII – XIX”, In trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1-2 Nguyễn Thị Thanh Tùng và Phạm Ngọc Trang (2014), “Ứng đối của

chính quyền Lê - Trịnh với hoạt động của người phương Tây ở Đàng Ngoài thế kỷ

XVII”, In trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (171), tr 55 – 60 Nguyễn Văn

Kim (2010), “Ứng đối của chính quyền Đàng Trong với các thế lực phương Tây”, In

trong cuốn Việt Nam trong thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 483 – 511 NHững công trình này đã tiếp cận

những khía cạnh khác nhau về qua trình tiếp nhận khoa học kỹ thuật nói chung, khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng của phương Tây được du nhập vào Việt Nam

Trang 12

2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Trong cuốn Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII của tác giả Li Tana, cụ thể trong chương 2 với tựa đề “Lực lượng vũ trang của Đàng Trong”, tác giả cũng cung cấp những thông tin quan trọng về việc xây dựng hệ

thống quân sự trong suốt thời các chúa Nguyễn, trong đó không thể không nói đến việc tiếp nhận các yếu tố khoa học, kỹ thuật quân sự nước ngoài vào quá trình này Đây cũng là một nguồn quan trọng được luận văn sử dụng làm tư liệu Tuy nhiên, tác phẩm này chưa đưa ra được nhiều kiến thức về quá trình tiếp nhận của khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây mà chủ yếu tập trung nhiều vào sự phát triển khoa học, kỹ thuật quân sự của người Việt bản địa

Trong các nguồn tư liệu để nghiên cứu đề tài này, tạp chí Những người bạn cố đô Huế (BAVH) là nguồn tài liệu quan trọng nhất mà luận văn sử dụng để nghiên

cứu Tạp chí này là tập hợp những nghiên cứu của các nhà khoa học, học giả người Pháp khảo cứu giai đoạn triều Nguyễn cũng như về An Nam nói chung, trong đó một trong những tư liệu quan trọng, có thể xem hàng đầu của BAVH là những mảng kiến thức chính yếu liên quan đến việc xây dựng kinh thành Huế và phụ cận; lịch sử triều Nguyễn từ thời vua Gia Long đến vua Bảo Đại, công cuộc xâm lược và bảo hộ An Nam của Pháp Các mảng tri thức được trình bày trong BAVH một phần nào đó đã cung cấp cho chúng ta một góc nhìn lịch sử về quá trình tiếp nhận các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam trong thế kỷ XVIII - XIX như việc tiếp nhận các tri thức đúc súng, xây dựng thành lũy Ngoài ra, tạp chí BAVH còn cung cấp cho ra nhiều nhân vật người Âu, phần lớn là các vị tu sĩ, các vị thừa sai dòng Tên đã đến Huế thời kì này và những người Pháp phụng sự vua Gia Long như giám mục Pigneau de Béhaine (G.M Bá Đa Lộc) hay G.M.Adran - đây là những nhân vật quan trọng đưa các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự tới Việt Nam trong giai đoạn này

Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo một số công trình khác của các học giả

quốc tế viết về vấn đề này Một trong những cuốn sách và bài nghiên cứu đó là, Sự chuyển giao kỹ thuật quân sự phương Tây cho Việt Nam hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX - Trường hợp nhà Nguyễn của Frédéric Mantienne (Ngô Bắc dịch) Bài viết

này cung cấp những tư liệu rất quan trọng trong việc nghiên cứu việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật quân sự châu Âu dưới vương triều nhà Nguyễn, mà ở đây vai trò chuyển giao các tri thức này thuộc về người Pháp Tuy nhiên, bài viết này chỉ trình bày chung chung về sự du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây, chưa thực sự làm nổi bật và chưa đưa ra được những đánh giá về tác động của việc du nhập các tri thức đó ảnh hưởng đến tình hình khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam trong

Trang 13

giai đoạn này

Các công trình về bối cảnh Đại Việt: Southern Vietnam under the Nguyễn, Documents on the Economic History of Cochichina (Đàng Trong), 1602 - 1777, Data paper series, Source for the Economic History of Southeast Asia, No.3; The Tây Sơn Uprising, Society and Rebe ion in Eighteenth Century Vietnam của George Dutton ,

cũng là những nguồn tư liệu quan trọng được luận văn sử dụng Các tác phẩm này đã cung cấp nhiều thông tin về bối cảnh Đại Việt giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Bối cảnh đó đã chi phối và là tiền đề quan trọng góp phần lý giải tại sao và nguyên nhân sâu sa nào dẫn đến quá trình du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam giai đoạn này

2.3 Nhận xét sơ lược kết quả nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục đặt ra phải giải quyết

Có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu về quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam cũng dành được sự quan tâm nhất định của giới học giả trong và ngoài nước Những nghiên cứu đó đã khảo tả một cách sơ lược quá trình tiếp thu các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các công trình trên đều là những nhận định khoa học mang tính cá nhân, chưa có tính thống nhất và toàn diện Một số bài nghiên cứu mới chỉ mang tính chất tìm hiểu khái quát, sơ lược về quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây, nếu có thì đa phần cũng chỉ là những công trình nghiên cứu có một phần liên quan hoặc đề cập gián tiếp Đặc biệt là trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay, không nhiều đề tài nghiên cứu tập trung tới nền khoa học, kỹ thuật quân sự của người Việt trước và sau khi có sự du nhập khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây

Kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ và toàn diện, những nghiên cứu đó vẫn còn phân tán và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ, như vì sao việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự đứng ở vị trí hàng đầu trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây trong các thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; quá trình tiếp nhận và áp dụng những thành tựu đó có những đặc điểm gì; vai trò, vị trí của nó tác động và để lại hệ quả như thế nào đối với tình hình khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam sau đó, cũng như đối với tình hình chính trị, kinh tế, xã hộị, văn hóa Việt Nam

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết, nhưng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước là cơ sở để cho tác giả tiến hành nghiên cứu một công trình tổng hợp về diễn trình du nhập các tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự của người phương Tây cũng như quá trình tiếp nhận và áp dụng những thành tựu đó

Trang 14

một cách có hệ thống, từ đó đưa ra được những đánh giá tổng thể, toàn diện và đa chiều tác động của quá trình ấy đối với nền khoa học, kỹ thuật quân sự cũng như tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài: “Sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam

(thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)”, tác giả xác định nội dung cơ bản của luận văn tập

trung vào những nguyên nhân, diễn biến, quá trình tiếp nhận và áp dụng các thành tựu

khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam (mà chủ yếu là các tri thức kỹ thuật quân sự, đúc súng, xây thành luỹ, đóng thuyền, kỹ thuật huấn luyện, chiến đấu,

tổ chức quân đội ) từ khi người phương Tây đến và đặt quan hệ ngoại giao với Việt

Nam bắt đầu từ thế kỷ XVI cho đến nửa đầu thế kỷ XIX

Đồng thời, luận văn cố gắng làm rõ những tác động và hệ quả của quá trình đó tới nền khoa học kỹ thuật quân sự cũng như tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn này

Về không gian: Tác giả xác định khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây được du nhập tại phạm vi lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài)

Về nội dung nghiên cứu: Luận văn xác định và tập trung giải quyết vấn đề tiếp nhận khoa học, kỹ thuật quân sự phương Tây trên các lĩnh vực đúc súng, đóng thuyền, xây thành lũy, kỹ thuật huấn luyện, chiến đấu và tổ chức quân đội

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Tái hiện và luận giải làm rõ quá trình tiếp nhận và áp dụng khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây vào Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX Trên cơ sở

đó, khẳng định bản chất, đặc điểm, tác động (hệ quả) của quá trình đó tới nền khoa

Trang 15

học, kỹ thuật quân sự cũng như tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn này

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Phân tích các điều kiện và nguyên nhân sâu sa dẫn đến quá trình tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây của các nhà nước quân chủ ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX;

Trình bày và phân tích quá trình tiếp nhận khoa học và kỹ thuật phương Tây ở Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX;

Đánh giá vai trò của người phương Tây (cụ thể là các thương nhân và giáo sĩ) trong quá trình đưa khoa học kỹ thuật quân sự châu Âu tiếp cận tới nền khoa học kỹ thuật quân sự của Việt Nam; Thái độ của chính quyền quân chủ trong việc tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự như thế nào;

Phân tích đặc điểm và tác động của việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX đến tình hình khoa học kỹ thuật quân sự cũng như tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, từ việc nghiên cứu lịch sử khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội của phương Tây, lịch sử khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX nhằm có cái nhìn hệ thống, các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây với khoa học kỹ thuật quân sự truyền thống của người Việt

Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp thống kê - mô tả… Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với các phương pháp lịch sử và phương pháp logic để tổng hợp tư liệu, tìm hiểu nội dung đề tài dựa trên từng giai đoạn phát triển khác nhau và các mối liên quan giữa các giai đoạn đó…

6 Đóng góp của đề tài

Luận văn cung cấp một hệ thống tư liệu để tạo ra cái nhìn tổng quan nhất về sự giao lưu, kết nối giữa phương Đông và phương Tây trong việc tiếp biến văn hóa mà nổi bật lên là sự tiếp biến về vực khoa học kỹ thuật quân sự qua trường hợp cụ thể của Việt Nam

Luận văn đã góp phần khắc họa bức tranh lịch sử toàn diện và hệ thống về quá trình du nhập, tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam trong các giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX Trên cơ sở, khẳng định đặc điểm,

Trang 16

làm rõ được những tác động và hệ quả của quá trình này tới tình hình chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1 Các nhân tố tác động đến sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân

sự phương Tây ở Việt Nam (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)

Chương 2 Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây được Việt Nam tiếp nhận (từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)

Chương 3 Một vài nhận xét về sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX)

Trang 17

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TIẾP NHẬN

KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY Ở VIỆT NAM

(THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)

1.1 Bối cảnh lịch sử và nhu cầu tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây

ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

1.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam

Đầu thế kỉ XVI, nhất là sau khi Lê Hiến Tông mất, xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ, các thế lực quân chủ tranh chấp lẫn nhau, đánh dấu thời kì bước vào khủng hoảng về chính trị Trong hoàn cảnh đó, một số thế lực quân chủ tiến hành chiêu mộ quân, tranh chấp lẫn nhau để giành quyền lũng đoạn triều chính Nhân cơ hội này, Mạc Đăng Dung, một võ quan trong triều Lê đã lợi dụng xung đột giữa các phe phái để tiêu diệt các thế lực thù địch và thâu tóm mọi quyền hành Nhà Mạc thành lập và giữ nguyên bộ máy nhà nước thời Lê Để củng cố quyền lực, nhà Mạc thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước

Sự tiếm quyền của nhà Mạc khiến các trung thần nhà Lê bất mãn và nhân dân chán nản, mất niềm tin vào nhà Mạc, tìm cách khôi phục lại nhà Lê Năm 1532, Nguyễn Kim (quê ở Thanh Hóa) đã dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao, đưa con của vua Chiêu Tông lên ngôi và mộ quân chống Mạc Đất nước Đại Việt tạm chia cắt thành 2 miền dưới sự thống trị của hai triều đại: Lê và Mạc Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triều dẫn đến các cuộc xung đột kéo dài trong gần 60 năm (1533 - 1592) Cuối cùng, năm 1592, nhà Mạc suy yếu, bị truy đuổi khỏi Thăng Long Tình hình chia cắt đất nước về cơ bản chấm dứt, nhưng vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, trên thực tế, nhà Lê trị vì nhưng không cai trị, mọi quyền lực đều chuyển sang tay họ Trịnh Vấn đề tranh chấp quyền lực giữa họ Trịnh và họ Nguyễn diễn ra ngấm ngầm

Trước tình hình chính trị phức tạp trong chính quyền nhà Lê, để khỏi phải thuần phục họ Trịnh và để bảo toàn sự sinh tồn của mình, từ năm 1558, Nguyễn Hoàng (1524 - 1613) buộc phải rời khỏi Thăng Long và xin vào trấn thủ Thuận Hóa, giúp vua

Lê - chúa Trịnh ổn định biên giới phía Nam của Đại Việt Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc vào họ Trịnh Chính trong bối cảnh trên đây, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều tìm mọi cách để phát triển thực lực để khẳng định quyền lực của mình trong việc quản lý quốc gia và khu vực Ngoài phát triển kinh tế văn hóa,

Trang 18

cả hai đàng đều thực hiện chính sách mở cửa buôn bán với phương Tây và cho các giáo sĩ Thiên Chúa vào truyền đạo Đây là cơ hội để những tri thức và sản phẩm khoa học kỹ thuật phương Tây du nhập vào Việt Nam Năm 1627, cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ Từ năm 1627 - 1672, hai thế lực Trịnh - Nguyễn trải qua 7 lần giao chiến, cả nước bị cuốn vào khói lửa xung đột, đời sống nhân dân cơ cực, bần hàn Toàn bộ vùng đất Quảng Bình (gồm Hà Tĩnh ngày nay) trở thành chiến trường ác liệt Hai bên đã lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) Lũy Thầy

ở phía Nam như một bức tường thành chia đôi đất nước

Ở Đàng Trong, cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa Sự quan tâm của các chính quyền quân chủ

và hoạt động liên tục của các đội dân binh trong suốt thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với hai quần đảo: Trường Sa và Hoàng Sa

Trong thế kỷ XVII - XVIII, những cuộc nội chiến giữa các tập đoàn quân chủ thống trị đã hình thành nên nhu cầu mua vũ khí và các nhu yếu phẩm phục vụ cho chiến tranh của các tập đoàn này, khiến giai cấp thống trị không ngần ngại đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các nước phương Tây Với vị trí địa lí nằm trên con đường thương mại quốc tế, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ giao thương của các luồng hàng từ châu Âu sang châu Á; từ Trung Quốc, Nhật Bản đến các nước Đông Nam Á

Trong thời kì nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài nửa thế kỷ, mặc dù cuộc sống xen lẫn khói lửa binh đao nhưng cũng không thể phủ nhận những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, giao thương buôn bán ở trong nước và nước ngoài Nhờ kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp Việt Nam phát triển, tạo ra những điều kiện để mở rộng cửa thông thương buôn bán với nước ngoài dẫn đến sự hưng thịnh trong hoạt động thương mại của người Việt

Bối cảnh lịch sử của thế giới, khu vực, trong nước đã hội đủ những yếu tố để tiến hành thiết lập các mối quan hệ thương mại và truyền giáo Với việc tiếp xúc với công nghiệp cơ khí phương Tây đã kích thích tinh thần sáng tạo của những người thợ Đặc biệt, trong công nghệ đóng thuyền, một sĩ quan Mỹ là Giôn Hoaitơ (J White) đến

nước ta năm 1820 đã viết: “Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo

Họ hoàn thành công trình của họ với một kĩ thuật hết sức chính xác” [35] Ngoài các

thuyền gỗ, họ còn đóng các thuyền lớn bọc đồng Từ cuối thế kỉ XVIII, hoạt động của thương nghiệp suy dần Đến đầu thế kỉ XIX, đất nước thống nhất, yên bình là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán Tuy hạn chế nhân dân buôn bán với

Trang 19

phương Tây, nhưng nhà nước vẫn giữ độc quyền hoạt động này

Việc xuất hiện các đoàn thuyền buôn phương Tây cùng với hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ trong thế kỉ XVI - XVIII, Việt Nam đã tiếp nhận một phần phương thức sản xuất mới - phương thức tư bản chủ nghĩa, văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam trong cách ứng xử, kiến trúc, lối sống, tôn giáo và cả chữ viết, một số giá trị văn hóa vẫn còn tồn tại ở Việt Nam đến ngày hôm nay và làm đa dạng thêm văn hóa truyền thống dân tộc

Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền quân chủ Đàng Ngoài lâm vào tình trạng khủng hoảng Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nhân dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền quân chủ Các phong trào nông dân bùng nổ ở khắp các đồng bằng vùng Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh Ở Đàng Trong, chính quyền cũng bước vào giai đoạn suy yếu, bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng, cuộc sống của người dân ngày càng khốn khó Năm 1771, các tầng lớp nhân dân đứng dậy đấu tranh dưới cờ khởi nghĩa của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Từ năm

1771 đến 1785, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ quyền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong Tháng 7/1786, với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, nhận được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê Tuy nhiên sau khi quân Tây Sơn rút về Nam thì tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ 2, vua Lê đã bỏ trốn Chính quyền quân chủ Lê - Trịnh hoàn toàn sụp đổ, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài

Khi vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, đã thực hiện việc cầu viện quân Thanh Đến cuối năm 1788, nhà Thanh đã cho 29 vạn quân dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị đã tiến hành xâm lược nước ta Vận mệnh của dân tộc bị đe doạ từ nhiều phía, cả thù trong và giặc ngoài Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ lập nên chiến thắng Đống Đa lịch sử, chỉ trong vòng 5 ngày đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, bảo vệ độc lập và thống nhất giang sơn Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, triều Tây Sơn suy yếu, nhân đà này cùng với sự ủng hộ của dân chúng, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn vào năm

1802, lập ra nhà Nguyễn Thành lập và thống trị trong nửa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thừa hưởng thành quả to lớn của phong trào Tây Sơn Năm 1803, Gia Long cử sứ

bộ do Lê Quang Định đứng đầu, sang nhà Thanh cầu phong - xin sắc phong cho vua Gia Long Nhà Nguyễn củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước thống nhất Nhà Nguyễn đã ban hành bộ Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long) với các điều khoản bảo vệ tuyệt đối uy quyền của nhà vua, củng cố trật tự quân chủ, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền Các triều vua sau, đặc biệt là

Trang 20

Minh Mạng, những hạn chế của Luật Gia Long được sữa chữa ít nhiều, tuy nhiên đây vẫn là bộ luật được thống trị suốt thời nhà Nguyễn Về đối ngoại nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh nhưng lại khước từ mối quan hệ giao thương với các nước Âu - Mỹ (bắt đầu từ thời Minh Mạng), thi hành các chính sách cấm đạo gay gắt

Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước và trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và sự giao lưu buôn bán quốc tế Nhiều nước châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó

1.1.2 Thực trạng khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trước thế kỷ XVI

Từ thế kỷ thứ X, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước quân chủ độc lập với đặc trưng của nền kinh tế tiểu nông kết hợp với thủ công và thương nghiệp làng xã mang tính phổ biến Để bảo vệ nền độc lập dân tộc trước nạn ngoại xâm và để bảo vệ sự tồn tại của các triều đại quân chủ gắn liền với lợi ích của các dòng họ, nên vấn đề kỹ thuật quân sự được đặt ra gắn liền với trình độ phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa đương thời Đến thời nhà nước Đinh - Tiền Lê, một số quan xưởng được dựng lên với các sản phẩm thủ công cần thiết, hình thành nên những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí Nghề đóng thuyền, làm đồ vàng bạc xuất hiện ở nhiều nơi Trình độ kĩ thuật từng bước được cải tiến và nâng cao Vấn đề xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí, huấn luyện binh sĩ, tổ chức quân đội đã thu được nhiều thành tựu

Về kỹ thuật xây dựng thành lũy

Đến đầu thế kỉ XVI, nền khoa học kỹ thuật quân sự của người Việt phần nhiều chịu sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự sáng tạo của người Việt trong việc xây dựng thành lũy như thành Cổ Loa, kinh đô Hoa Lư, thành Thăng Long, thành nhà Hồ

Thành Cổ Loa: Công trình phòng thủ to lớn nhất trong quá khứ là kinh đô của An

Dương Vương tại thành Cổ Loa Họa đồ của tòa thành này đã được tái hiện theo một kiểu mẫu Trung Hoa, đặc biệt là có hình chữ nhật cho tường thành phòng thủ bên trong Thành lũy này bao gồm ba phòng tuyến khác nhau được thiết kế dưới dạng vòng cung Phòng tuyến đầu tiên, cũng là rộng nhất, có chiều dài 3 km và chiều rộng 2 km Phòng tuyến thứ hai có chiều dài 6,5 km và phòng tuyến cuối cùng có chiều dài 1,6

km, bao quanh toàn bộ công trình và hoàng cung Tường thành cao từ 10 - 12 mét được xây dựng bằng đất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay

Xây dựng thành lũy kinh đô Hoa Lư: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Kinh đô

Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của chế độ quân chủ Khu vực cố đô rộng khoảng 300ha,

Trang 21

xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ tựa như bức tường thành tự nhiên Khoảng trống giữa các sườn núi được xây dựng kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp đá cao từ 8m đến 10m, có đoạn phía trong là sân gạch, phía ngoài đắp đất, có đoạn đắp đá lẫn đất và có đoạn đắp toàn bằng đất Bên cạnh đó, Kinh đô Hoa Lư còn có thành ngoại, thành nội và thành Nam Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc giữa Cố đô Hoa Lư và Kinh thành Thăng Long có mối quan hệ tác động qua lại một cách mật thiết Sau khi dời đô ra Thăng Long và xây dựng kinh đô mới, nhà Lý đã tiếp thu và sử dụng một số vật liệu và kỹ thuật xây dựng có từ thời Đinh - Tiền Lê để xây dựng các công trình như cung điện, đền chùa Những tuyến thành ở Hoa Lư đã tiếp thu những kĩ thuật tuyến thành truyền thống Cổ Loa với các tường thành kiên cố và hào sâu Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng kinh đô mới, nhà Lý đã áp dụng kỹ thuật chống lún theo kiểu gia cố chân tảng đã được sử dụng để xây dựng cung điện thời Đinh - Tiền Lê

Thành Thăng Long dưới thời nhà Lý, Trần, Lê: Năm 1009, Lý Công Uẩn lập ra

nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Kiến trúc xây thành Thăng Long theo lối cấu

trúc “tam trung thành quách” Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là

Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý) Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII) Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ

Đến thời nhà Trần, tại khu vực trung tâm Hoàng thành còn có điện Bát Giác, điện Diên Hiền là nơi vua làm việc hay thiết yến các quan Sứ thần nước ngoài được đón tiếp tại điện Tập Hiền và điện Thọ Quang Điện Diên Hồng là nơi tổ chức các hội nghị bô lão để lấy ý kiến về những việc lớn, đại sự Chẳng hạn, Hội nghị Diên Hồng lấy ý kiến các bô lão về việc chủ chiến hay chủ hòa trước đe dọa xâm chiếm của giặc Nguyên Mông Đây được đánh giá là chủ trương hay của nhà Trần trong việc tìm kiếm sự đồng thuận từ lòng dân, bởi các bô lão là người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn nhất tại cộng đồng dân cư và trong mỗi gia đình Cũng bởi thế mà điện Diên Hồng có vị trí, vai trò quan trọng

Trang 22

Tư liệu thư tịch và tư liệu khảo cổ học cũng góp phần xác định thêm là khu vực Cung thành, Cấm thành hay Phụng thành Thăng Long suốt thời Lý - Trần cho đến Lê hầu như không có sự thay đổi thật đáng kể Chỉ có vào năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho đắp rộng thêm Phụng thành, mở rộng 8 dặm ra phía ngoài trường Đấu Võ [117, tr 508]

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, đến năm 1428 thì dẹp tan quân Minh, đem lại nền thái bình cho đất nước Sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh Về cơ bản, Hoàng thành Đông Kinh được chia làm hai phần: Phần thứ nhất gọi là Cung thành, là nơi ở và làm việc của vua; Phần thứ hai là Hoàng thành Hoàng thành Đông Kinh càng về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng Tuy vậy, việc xây dựng cung điện thời kỳ này chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn chơi xa đọa của vua, khiến ngân khố kiệt quệ, nhân dân khốn cùng, các sử gia khi chép về những việc này đều nghiêm khắc phê phán

Trong quá trình hình thành và phát triển, việc xây dựng tòa thành Thăng Long dần dần hướng tới mô hình “tam trung thành quách”, nhưng hoàn toàn không phải là sự sao chép hay rập khuôn theo nguyên mẫu của Trung Quốc, mà là sự tận dụng, thích ứng và nương theo địa hình gò bãi, sông nước, đầm hồ của vùng ngã ba Nhị Hà - Tô Lịch Mục đích nhất quán của Lý Thái Tổ và các vương triều Lý, Trần, Lê là tạo dựng kinh thành tầm thế, thoáng rộng, đủ làm chỗ ở của đế vương giữa trung tâm đất nước, làm nơi “thượng đô kinh sư mãi muôn đời” Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long không chỉ là vòng thành bao lấy Cung thành, tạo độ nghiêm cẩn và bảo vệ cho Cung thành ở bên trong, mà Hoàng thành còn bao lấy cả các khu luyện quân, giảng võ, khu đền, đài, cung, quán, kho tàng, khu vườn Thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình Cung thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê được tu sửa qua từng thời kỳ nhưng về cơ bản vẫn mang mục đích chung là trung tâm chính trị - hành chính - quân sự của cả nước

Thành Nhà Hồ: Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đinh Sửu, (Quang Thái) năm thứ 10 (1397), (Minh Hồng Vũ năm thứ 30) Mùa xuân, tháng giêng, sai Lại bộ Thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và

đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất” [117, tr 190]

Tháng 3 năm 1398, Hồ Quý Ly đã cho chuyển đô từ Thăng Long vào kinh đô

Trang 23

mới, trấn Thanh Hóa được đổi tên là trấn Thanh Đô Năm 1400, Hồ Quý Ly đăng quang, lập nên triều đại Hồ, thành nhà Hồ trở thành quốc đô, nước Đại Việt được đổi tên thành Đại Ngu Khi chuyển kinh đô vào Thanh Hóa, nhà Hồ đã cho xây dựng tòa thành, được xây dựng giữa một vùng đồng bằng trung du rộng lớn và bằng phẳng, có diện tích khoảng 10.000 ha, được sông Mã (Lỗi Giang) bao bọc ở phía Tây - Nam và sông Bưởi uốn quanh ở phía Đông - Bắc Phía Bắc có những dãy núi đá trùng điệp, ngọn cao nhất là núi Voi (Tượng sơn); phía Nam có núi Đốn Sơn (còn gọi là núi Đún), phía Đông có núi Chó Đen (Hắc Khuyển) và sông Bưởi bao bọc bên ngoài, phía Tây được che chở bởi dãy núi An Tôn và sông Mã Sông Bưởi hợp dòng với sông Mã ở phía Nam núi Đốn Sơn Xa hơn ở vòng ngoài, có nhiều dãy núi đá vôi tạo thành vòng cung bao bọc

Trong kĩ thuật xây dựng thành nhà Hồ từ việc kế thừa tinh hoa truyền thống của cha ông, đặc biệt là việc xây dựng các kiến trúc khung gỗ, lợp ngói của thời kì

Lý - Trần Điểm đặc biệt tạo nên bước đột phá trong kĩ thuật xây thành của nhà Hồ

ở việc sử dụng các khối đá lớn vào việc xây dựng tường thành nội và việc sử dụng các loại vật liệu rất đa dạng và linh hoạt cho các công trình kiến trúc khác như Nam Giao và La Thành Tường Thành Nội cho thấy một sự kết hợp rất tài tình các kiến thức xây dựng của cả Đông Á và Đông Nam Á lẫn các kinh nghiệm của người Việt

Từ bên ngoài, có thể thấy toàn bộ các bức tường của tòa thành được xây bằng các khối đá khổng lồ, có hình khối chữ nhật hoặc gần vuông, xếp không trùng mạch theo hình chữ “I”

Trong lịch sử Việt Nam, trước Thành Nhà Hồ có các kinh đô Cổ Loa (thế kỷ III trước công nguyên), Hoa Lư (thế kỷ X), Thăng Long (thế kỷ XI-XIV) Điểm chung của các tòa thành trước đều chủ yếu là được xây dựng bằng đất và gạch Không có tòa đô thành nào được xây dựng bằng vật liệu đá làm vật liệu chính Mặc dù đá là vật liệu khá phổ biến trong lịch sử kiến trúc thế giới, nhưng chưa có kinh đô nào ở Đông Nam Á và Đông Á có vòng Hoàng thành được xây dựng bằng các khối đá lớn như Thành Nhà Hồ Việc sử dụng những khối đá lớn cho thấy sự giao lưu về kỹ thuật xây dựng trong khu vực Đông Nam Á, sự thay đổi hướng trục chính làm nên điểm khác biệt về thiết kế của thành nhà Hồ so với chuẩn mực Trung Hoa

Trên cơ sở đó, cha ông ta đã biết dựa vào những đạo binh lực vô hình từ địa thế tự nhiên của hình sông dáng núi, của cái mà binh pháp thường gọi là “Nơi dễ phòng thủ, khó tấn công” Cùng với tinh thần dân tộc của nhân dân đã tạo thành bức tường thành vững chắc bảo vệ đất nước trước các thế lực ngoại xâm Đây chính là cách dùng binh đao, sự lựa chọn tối ưu và biết quý trọng sức dân của những vị minh quân trị về đất nước

Trang 24

vũ khí Bằng chứng này cho thấy từ rất sớm, người Việt đã biết cách sử dụng kỹ thuật

vũ khí này

Trong suốt các triều đại Lý - Trần - Lê không khi nào quên việc sửa sang võ

bị để tăng cường khả năng chống giặc ngoại xâm Ngay trong thời bình nhiều nhà vua đã xuống chiếu nhắc nhở tướng sĩ không được lơ là phòng thủ quốc gia, phải

chăm lo rèn binh luyện tướng, đóng chiến thuyền và rèn vũ khí Binh thư yếu lược viết: “Cái đạo mạnh binh để chiến thắng có 5 điều: Sửa sang binh khí; Có đủ quân lính và xe cộ; Súc tích nhiều; Rèn luyện sĩ tốt; Kén được tướng giỏi” Như

vậy, “sửa sang binh khí” là điều quan trọng đầu tiên Trong lịch sử nước ta, trang bị bạch khí cho quân đội phát triển nhất vào thời Lê, thế kỷ XV - XVI Vũ khí cổ Việt Nam có thể chia thành các loại theo chức năng vận hành và hình dáng, gồm có: Bạch khí: vũ khí đánh gần, vũ khí đánh xa, vũ khí phòng ngự; Hỏa khí: súng lệnh,

súng thần công, đạn đá, đạn gang

Trong chế tạo súng: gồm có súng lệnh và súng thần công Sử cũ còn ghi ngay từ thời Trần đã có pháo đặt trên thuyền tấn công vào chiến thuyền của quân đội Champa Hồ Quý Ly đã ra lệnh cho con trai là Hồ Nguyên Trừng nghiên cứu sáng chế súng thần công “thần cơ sang pháo” để chống quân xâm lược Minh Sau này khi Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Trung quốc, nhà Minh đã bắt ông chế tạo loại vũ khí này Súng ông chế ra có 3 loại: loại lớn đặt trên lưng voi, loại vừa hai người khiêng và loại nhỏ 1 người vác trên vai Ông được coi là ông tổ của súng thần công Ngay từ thế kỷ XIII, ở Việt Nam đã có nhiều loại hỏa khí với nhiều tên gọi khác nhau Trong đó phổ biến nhất là súng lệnh, súng thần công

Súng lệnh: dùng để bắn phát lệnh Thân súng chia làm 3 phần rõ rệt: nòng súng,

bầu nạp thuốc súng phình to ở gần đuôi và phần đuôi súng Mỗi phần đều có đai rộng ngăn cách Trên thân bầu có 2 chi tiết: Hai trụ nổi như đường rãnh ngắm của súng, nằm giữa hai đường là một gờ nổi, có lỗ nhỏ để tra dây cháy chậm mồi nổ cho thuốc súng chứa trong bầu

Súng thần công: Phần lớn súng thần công dài từ 40cm trở lên đến khoảng hơn

Trang 25

100cm Đường kính ngoài của nòng súng từ 14 - 16cm, đường kính trong từ 3 - 8 cm, đường kính thân nơi lớn nhất từ 13 - 22cm, là phần chứa thuốc súng Súng có cấu tạo gồm nòng súng lớn dần đến phần đuôi, quanh vành miệng nòng có đai dày, ngoài ra trên thân còn một vài đai khác nhằm giữ cho súng không bị vỡ khi đạn nổ Lỗ tra ngòi

ở vào khoảng 1/3 thân từ đuôi súng, giáp đó có tay xách hình vòng cung nhô cao (súng nhỏ có 1 tay xách ở giữa, còn súng lớn có hai cái đối xứng nhau Súng thường không

có tai chống giật mà có một rãnh cắt ngang đuôi súng, khớp với một bộ phận ở bệ súng giữ cho nòng không giật khi bắn Đuôi súng là khối tròn Trên súng thần công hay ghi tên súng, kích thước, cân nặng

Trang bị vũ khí cho quân đội thời quân chủ, loại bạch khí chiếm tỷ lệ áp đảo so với hỏa khí, vũ khí đánh gần là chính, bộ binh là quân chủ lực mang tính chất quyết định trên chiến trường Các loại vũ khí bằng sắt chiếm số lượng lớn được chế tạo bằng

phương pháp rèn đập thô sơ nhưng tỏ ra có hiệu quả “lấy đoản binh chế trường trận” Những loại vũ khí này còn phản ánh một cách sinh động nghệ thuật quân sự Việt Nam là Chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều Từ thời Lê Trung Hưng, hỏa khí loại lớn như súng thần công bắt đầu có mặt và

ngày càng phổ biến

Không chỉ học kỹ thuật chế tạo súng, người Việt cũng học tập kĩ thuật đúc súng ở Trung Hoa Nhiều giả thuyết nói rằng, những cuộc xâm lược chiếm đóng tiếp theo đó của nhà Minh trên Đại Việt, người Việt đã chủ động bắt chước và học hỏi kĩ thuật đúc súng của Trung Hoa Điều này được minh chứng rõ ràng nhất qua cuộc khởi nghĩa kháng Minh của Lê Lợi Sau khi đánh đuổi giặc Minh rời bỏ lãnh thổ, một quốc gia Đại Việt khác đã tiến hành tăng cường thuỷ quân cùng kho tàng vũ khí của mình Cùng thời, những lãnh đạo Việt Nam chú ý nhiều hơn nữa vào vấn đề chế tạo số lượng lớn những thứ vật liệu gồm diêm sinh và đồng [129]

Trong thời kỳ trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497), do chế tạo được vũ khí này nên sức mạnh Đại Việt được tăng cường Đây được xem là giai đoạn vàng son trong lịch sử Việt Nam khi đánh dấu cuộc mở rộng lãnh thổ của Đại Việt ra bên ngoài lãnh thổ, cụ thể là về khu vực phía Nam và phía Tây của Biển Đông Giữa thế kỉ XV, qua trận đánh của vua Lê Thánh Tông và quân Chiêm Thành, cũng do lợi thế về mặt

vũ khí nên quân đội Đại Việt đã chiếm thủ đô của Champa là Vijaya sau bốn ngày bao vây, chiếm được 4/5 số lãnh thổ của nước Champa Và đến năm 1479, với một lực lượng hùng hậu theo ghi chép của các nguồn sử liệu thì Đại Việt đã tiến hành một cuộc xâm nhập đến Muong Phuan và Lan Sang, sau nữa uy hiếp được Sipsong Panna, sau

đó lại xâm nhập vào đến tận cùng con sông Irrawaddy, tức vương quốc Ava (Myanmar ngày nay) Cuộc xâm nhập này chỉ thực sự chấm dứt vào khoảng năm 1484 [129]

Trang 26

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, trước khi súng bắn châu Âu được du nhập vào vào cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV, kỹ thuật chế tạo súng Trung Hoa

đã được phổ biến rộng rãi ở vùng Đông Nam Á, thông qua cả đường bộ và đường biển Nhờ áp dụng kỹ thuật này, người Việt đã tiếp nhận và thành công trong việc sản xuất loại vũ khí này, từ đó củng cố và tăng cường quyền lực của dân tộc Trong một số giai đoạn quan trọng, người Việt đã mở rộng quyền lực của mình vượt ra ngoài biên giới và lãnh thổ Điều này làm rõ rằng trước khi súng bắn của người Bồ Đào Nha được du nhập vào Đông Nam Á trong những năm 1500, có thể khẳng

định: “Trung Hoa thời Minh sơ và Đại Việt thời ban sơ đã là các đế quốc thuốc súng đầu tiên trong lịch sử thế giới” [129]

Về kỹ thuật đóng thuyền

Trong những thế kỷ trước, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều có một đặc điểm chung là không có hoạt động buôn bán trên biển Nguyên nhân cho việc này, theo ghi

nhận của Alexandre de Rhodes, là “người Việt tại Đàng Ngoài không bao giờ mua bán

ở ngoại quốc vì một số lý do Trước hết, họ không biết về kỹ thuật hàng hải và chỉ liên quan đến việc trao đổi hàng hóa dọc theo bờ biển Thứ hai, các thuyền của họ không đủ mạnh để chịu được điều kiện biển cả gay gắt Cuối cùng, các nhà lãnh đạo không cho phép người dân ra khỏi vương quốc” [125] Ngoài việc di chuyển dọc theo bờ biển

bằng những chiếc thuyền nhỏ, chúng ta hiếm khi tìm thấy thông tin về việc các thuyền Việt Nam chở hàng sang các nước khác Trong phần lớn trường hợp, không rõ liệu những chiếc thuyền ấy thuộc sở hữu của Trung Quốc hay Việt Nam [65]

Tuy nhiên, chỉ có một số ít bằng chứng được ghi lại cho thấy một chiếc thuyền đánh cá nhỏ của Việt Nam đã được thuê bởi một giáo sĩ truyền giáo người Pháp và hai nhà buôn người Anh, với sự hướng dẫn của một thủy thủ người Bồ Đào Nha, để chở hàng từ Đàng Ngoài (Tonkin) sang Ayudhya Vào năm 1695, Thomas Bowyear

đã yêu cầu vị Minh Vương tại Huế cấp phép cho người quản lý ngoại thương, mà Công ty Thương Mại Anh - Ấn đứng ra xin đặt trụ sở tại Nam Kỳ để cho người này

có quyền sử dụng hai chiếc thuyền nhằm mục đích tự do buôn bán tại các cửa biển Champa, Cam – bốt và Xiêm Chiếc thuyền được gọi là “Sinja” Theo Bénigne Vachet - một nhà truyền giáo sống tại Nam Kỳ khoảng 20 năm trước khi có chuyến

đi biển với Bowyear đã miêu tả chi tiết về chiếc thuyền này Theo ông, đó là một loại thuyền lớn đặc biệt của người Nam Kỳ Nó gồm 6 tấm ván dày được ghép lại bằng những sợi mây; không có sắt, không có đinh, buồm được làm từ cói, và cột buồm nghiêng về phía trước Lỗ chui qua bánh lái chỉ là một lỗ nhỏ để nước có thể thoát ra khi biển động nhẹ và không gây hại cho thuyền vì có các tấm ván khác ngăn nước vào Chỉ có một tầng tre ở trên, và trên tầng tre này, được lợp bằng một

Trang 27

tấm vải che dùng như mái lều để chống lại mưa gió [14, tr 49-50]

Chiếc thuyền này đã từng được mô tả trong một bài viết khác của Bénigne Vachet khi ông kể lại chuyến đi trên Tuy nhiên, từ “Sinja” không được sử dụng để chỉ chiếc thuyền, mà ông đã thay vào đó bằng từ “balon” Theo cách kể chi tiết của ông,

cho biết rằng chiếc thuyền này đã được đóng bởi người Nam Kỳ: “Ngày 20/7/1671, chúng tôi xuống một chiếc “balon” mà người Nam kỳ gọi là chiếc thuyền do bốn thủy thủ Nam Kỳ điều khiển Thật ra thì phải rất tin tưởng vào Chúa mới dám đi lại trên một chiếc thuyền như vậy Hãy hình dung đó là một chiếc thuyền không đinh, không dây, không tuồng sắt, không trần vải, không chuyên viên lái mà vẫn dám rời khỏi đất liền; hãy hình dung đó là một bộ sậu mấy tấm ván được ghép lại với nhau một cách mộc mạc bằng những sợi dây giống như những sợi dây mây lớn neo bằng gỗ; buồm bằng cói được buộc vào một vài cọc tre; bánh lái làm một lỗ to ở đuôi đò mà nước có thể ra vào dễ dàng Với thủy thủ đoàn như thế mà chúng tôi vẫn bắt đầu một chuyến đi hai trăm dặm vào một mùa gần cuối năm, trong một đất nước đang chiến tranh, trên một vùng biển nhiều giông bão và kẻ cướp” [14, tr 50-51]

Về kỹ thuật đóng thuyền của cư dân ven biển tại Đàng Ngoài, sách Vũ bị chí đã ghi lại rằng : “Cách đóng thuyền của nước ta (Đại Việt) khác hẳn với Trung Quốc Nước ta xẻ gỗ làm ván to ghép lại, không đóng đanh, chỉ lấy phiến sắt ken liền, không xám bằng tơ gai tẩm dầu đồng, lại lấy tre có nhét vào chỗ hở thủng, phí công và tốn kém nhiều Còn cái buồm vải, cuốn treo ở ngang giữa, không như Trung Quốc treo lệch, nên cái chốt máy thường chộc chệch không vững chắc như ở thuyền Trung Quốc, nay thuyền đi biển cũng vậy” [55, tr 486]

Vào năm Khang Hy thứ 27 (1688), Trung Quốc đã sai quan Thị lang Bộ Lễ là Chú Xán sang nước ta Vua đã cho phép 5 chiếc thuyền binh đến sông để đón tiếp Sứ

giả từ phương Bắc đã nhận xét “Thuyền nước An Nam như cái cánh hoa sen, chế rất tinh xảo, chắc chắn, chân sào ăn mặc mạnh mẽ, tiến lui có nhịp” [55, tr 486] Điều

này cho thấy vẻ đẹp, sức mạnh và trình độ chuyên nghiệp của lực lượng hải quân của triều đình Lê Trịnh

Về thuyền chiến: Theo ghi chép của các thương nhân và nhà truyền giáo phương

Tây khi đến Đại Việt vào thế kỷ XVII, vấn đề này đã được triều đình quân chủ quan tâm và đầu tư một cách đặc biệt Tuy nhiên, theo quan điểm của Alexandre de Rhodes, thủy quân Đàng Trong được trang bị ít thuyền chiến hơn so với thủy quân Đàng Ngoài, cụ thể là số lượng thuyền chiến của Đàng Ngoài là khoảng 500 hay 600 chiếc, nhiều gấp ba lần con số 200 chiếc ở Đàng Trong [90, tr 15]

Tuy nhiên, số lượng thuyền chiến luôn có sự biến đổi định kỳ Với mục tiêu phát triển kinh tế và quân sự, chúa Nguyễn luôn cố gắng tăng cường số lượng thuyền và lực

Trang 28

lượng thủy binh Vào năm 1642, theo tính toán của người Hà Lan Jacob van Liesvelt - một người chỉ huy tàu, tổng số thuyền chiến của Đàng Trong là 300 Nhưng cho đến năm 1695, số liệu này đã tăng một cách đáng kể Theo Thomas Bowyear, quân Đàng Trong có khoảng 200 hạm chiến với từ 16 đến 22 khẩu đại bác, 500 chiếc thuyền nhỏ

từ 40 đến 44 người chèo, và 100 chiếc thuyền lớn từ 50 đến 75 người chèo [102, tr.510] Nhờ vào sức mạnh của lực lượng thủy quân và đội tàu chiến như vậy, quân Đàng Trong (chúa Nguyễn Phúc Lan, 1635-1648) đã thành công trong việc đánh bại một đội tàu Hà Lan tại cửa Eo (hay Thuận An) vào năm 1644

Như vậy, cho đến cuối thế kỷ XVII, tương quan lực lượng thủy quân và số lượng thuyền chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài theo Alexandre de Rhodes và J.B Tavernier là ngang nhau Mặc dù ban đầu, Đàng Trong có số lượng chiến thuyền và hải quân rất ít Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành đóng tàu thuyền và lực lượng thủy quân Đàng Trong dưới triều Nguyễn trong thế kỷ này có thể được giải thích như sau: trong quá trình khai phá miền đất Đàng Trong, người Việt đã học hỏi cách đóng tàu của Champa - một dân tộc đã từ rất sớm có các hoạt động buôn bán trên môi trường sông nước bằng thuyền Họ đã tự học và làm giàu kiến thức về văn hóa biển của mình Ngoài ra, nhận ra vị trí nguy hiểm của mình và mong muốn trở thành một lực lượng chính trị độc lập có khả năng chống lại Đàng Ngoài và mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các chúa Nguyễn đã không ngừng phát triển hải quân Do

đó, khi các nước phương Tây đến Đại Việt, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có thái độ cởi mở trong việc tiếp nhận tri thức về khoa học hải quân và kỹ thuật đóng tàu thuyền từ nước ngoài

Có thể khẳng định rằng do nhu cầu tự vệ để bảo vệ lợi ích của các dòng họ gắn liền với các triều đại quân chủ đến đầu thế kỷ XVI, người Việt đã xây dựng cho mình một nền tảng về kỹ thuật quân sự, nền kỹ thuật này mang tính bản địa chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và Champa Tuy nhiên kỹ thuật quân sự này so với phương Tây còn có những điểm hạn chế cần phải khắc phục Đây là cơ sở để các chính quyền quân chủ Việt Nam tiếp nhận và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

1.1.3 Nhu cầu về khoa học kỹ thuật quân sự của các nhà nước quân chủ từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

Sự phân chia và tranh giành quyền lực thống trị đất nước giữa vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã đặt nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó vấn đề tăng cường tiềm lực quốc phòng, kỹ thuật quân sự đặt ra một cách cấp thiết Đó là lí do vì sao cả hai thế lực Trịnh - Nguyễn đều thực hiện chính sách mở cửa để thông thương với phương Tây, trong đó mục đích tiếp nhận kỹ thuật,

Trang 29

quân sự phương Tây được đề cao Mặt khác, vấn đề tăng cường tiềm lực quốc phòng cần đặt ra một cách cấp thiết còn do nhu cầu của quá trình Nam tiến, và vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phía Nam trên đất liền cũng như các vùng biển đảo của Tổ quốc trước nguy cơ xâm lược của các thế lực phương Tây và khu vực Một trong các giải pháp để tăng cường sức mạnh quân sự nhằm thực hiện các mục tiêu trên là tiếp nhận

và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây

Tiếp đó, là cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh trong nửa sau thế kỷ XVIII cũng đặt ra vấn đề cải tiến sức mạnh của quân đội, một trong những giải pháp là phải tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự của phương Tây

Bước sang thế kỷ XIX, đặc biệt là trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (được gọi là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa)

Trong thế kỷ XIX, việc phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa đã đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Thị trường trong nước không đủ để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế, do đó các quốc gia tư bản ở Âu và Mỹ đã bắt đầu theo dõi và tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho việc tiến hành chiến tranh xâm lược và giành giật thị trường thuộc địa Và châu Á, trong số này có Việt Nam, đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình này Đối diện với tình hình này, châu Á

có nhiều lựa chọn: Thứ nhất là cam kết vào sự thực dân hoá của phương Tây; thứ hai là chống lại sự thực dân hoá của phương Tây thông qua hai cách: Một là thực hiện cải cách và lựa chọn mô hình phương Tây, phát triển sức mạnh vật chất đủ sức chống lại phương Tây; hai là giữ vững tư tưởng bảo thủ, không liên kết thương mại với phương Tây

Dưới tác động của chủ nghĩa tư bản, nhiều quốc gia đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây (như Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, Malaysia và Philippin), một số quốc gia trở thành nửa thuộc địa của quân chủ (như Trung Quốc), có những quốc gia đã vượt qua chế độ quân chủ và tiến lên con đường tư bản (như Nhật Bản), và cũng có những quốc gia đã duy trì được sự độc lập thông qua các biện pháp khôn khéo (như Thái Lan)

Được thành lập từ năm 1802, nhà Nguyễn đã được thừa hưởng những thành tựu

to lớn từ cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và chiếm ưu thế trong việc kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, từ dải Nam quan đến mũi Cà Mau Có thể khẳng định, nửa đầu thế kỷ XIX là thời điểm Việt Nam trở thành một quốc gia được thống nhất về cương vực, thị trường và tiền tệ, mang trong mình tiềm năng phát triển vững mạnh Một trong những dấu ấn này chính là việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật từ nền văn minh Pháp cho xã hội Đại Việt

Trang 30

Tuy nhiên, sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân Pháp trong giai đoạn sau nửa sau của thế kỷ XIX đã khiến triều đình Nhà Nguyễn phải chuẩn bị đối phó, để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và lợi ích của dòng họ Một yêu cầu của Triều Nguyễn là phải canh tân cải cách quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước theo hướng hiện đại

Tóm lại, nhu cầu về việc nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật quân sự là xu thế phát triển của các triều đại, nhất là từ thời Lê - Trịnh và Nguyễn Bên cạnh bức tranh thương mại, quá trình du nhập và tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX đã tạo nên một bức tranh độc đáo trong mối quan hệ với các nước phương Tây trong lịch sử Việt Nam

Nhu cầu về việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây nói chung, khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX bắt nguồn

từ các yêu cầu lịch sử:

- Hỗ trợ cho quá trình phục hồi và củng cố tiềm lực cho đất nước

- Làm phong phú thêm kho tàng tri thức, bổ khuyết cho những chỗ còn hạn chế của khoa học kỹ thuật truyền thống nói chung, kỹ thuật quân sự nói riêng, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu quá xa so với bước tiến của thời đại

- Bảo vệ chủ quyền đất nước trước những nguy cơ bị xâm lăng từ ngoại bang

- Tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn quân chủ và bảo vệ lợi ích của các triều đại

1.1.4 Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

Những tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây khi được du nhập vào Việt Nam

đã gây sự chú ý đối với nhà cầm quyền Việt Nam lúc bấy giờ Cả chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều nhận thấy sự vượt trội của khoa học kỹ thuật phương Tây so với những dạng thức truyền thống cùng loại Vì vậy, cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều có những chủ trương mềm dẻo, linh hoạt trong việc nắm bắt quan hệ với phương Tây nhằm tận dụng những ưu thế kỹ thuật của người phương Tây nhằm phục vụ cho những ý đồ riêng của mình Họ là những chủ thể chính, đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây ở Việt Nam trong các thế kỷ từ thế kỷ XVI - XVIII Tuy cùng quan tâm đến việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật của phương Tây nhưng mức độ quan tâm của chúa Trịnh và chúa Nguyễn có khác nhau Chúa Trịnh lo ngại yếu tố chính trị và tôn giáo từ sự truyền giáo Thiên Chúa của các giáo sĩ đối với Nho giáo và chế độ quân chủ, nên phần nào tỏ ra e dè trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây

Các vua chúa Đàng Ngoài lo ngại rằng việc phát triển một tôn giáo xa lạ có thể

Trang 31

gợi ra cho thần dân của họ một vài ý muốn được tự do hoặc làm cho ý thức chịu khuất phục của họ bị hủy hoại [63, tr 77]

Trong khi đó, chúa Nguyễn với ý đồ thoát ly với vua Lê – chúa Trịnh, đề cao Phật giáo muốn tạo ra những điểm khác nên dễ dàng tiếp nhận cái mới, cái lạ có lợi để giúp củng cố thế lực của mình trên vùng đất mới kiến lập

Các chúa ở Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự

do và mở cửa cho tất cả ngoại quốc…Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ hãi một nước nào trên thế giới [6, tr 92-93]

Thái độ trên không chỉ của giới cầm quyền ở Đàng Trong mà còn là thái độ của dân chúng trên vùng đất này

Về bản chất, người Đàng Trong cư xử với người Âu châu nhã nhặn và lịch sự hơn…trong khi tất cả các nước Á Đông khác nhìn người Châu Âu như những kẻ phàm phu, tục tử, căm ghét chúng tôi, xa lánh khi lần đầu chúng tôi đặt chân lên đất họ, thì trái lại ở Đàng Trong, dân chúng đến bắt chuyện với chúng tôi từng đám đông, hỏi chúng tôi hàng ngàn điều…Họ khâm phục những học thuyết xa lạ, đặt chúng lên trên cả giáo điều của họ, khác hẳn với người Trung Quốc luôn tự phụ về phong tục và giáo điều quốc gia [6, tr 82,85]

Đến cuối thế kỷ XVIII, việc tiếp thu tri thức khoa học, áp dụng kỹ thuật quân sự nói riêng, khoa học kỹ thuật nói chung của phương Tây được đẩy mạnh trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn Để khắc phụ sự “thất thế” khi đương đầu với nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thế lực ngoại quốc, đặc biệt là từ Pháp để chống lại Tây Sơn Chính vì vậy, vấn đề du nhập và tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương Tây trong giai đoạn này được đẩy mạnh hơn so với trước Giám mục Pigneau de Béhaine đã dịch nhiều đoạn của bộ Bách khoa thư Pháp (Encyclopesdie) sang chữ Hán cho Nguyễn Ánh đọc Trong hành trình bôn tảu

và gây dựng lực lượng, Nguyễn Ánh đã chấp nhận sự có mặt của những người ngoại quốc (Pháp) do Pigneau de Béhaine tuyển mộ Từ đó, Nguyễn Ánh nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ người Pháp đi theo giúp mình Thái độ của Nguyễn Ánh đối với tri thức khoa học kỹ thuật phương Tây là khá cầu thị và cởi mở dẫu điều đó xuất phát chủ yếu

từ yếu tố tình thế khi Nguyễn Ánh cần đến chúng nhằm tăng cường thực lực quân sự

để đương đầu với Tây Sơn

Xu hướng tiếp thu đó của Nguyễn Ánh được các vị vua triều Nguyễn về sau tiếp tục tiến hành nhưng với nhiều mức độ khác nhau Sự tiếp thu này đã được thực hiện thông qua nhiều phương thức: thông qua việc nghiên cứu các tài liệu sách vở, thông qua việc khám phá trực tiếp các sản phẩm công nghệ được sử dụng làm mẫu vật để học tập, và thông qua việc sử dụng đội ngũ cố vấn từ phương Tây (như trong

Trang 32

thời kỳ của Nguyễn Ánh - Gia Long) Trong quá trình tiếp thu và học tập tri thức phương Tây, nhà Nguyễn đã ưu tiên cho mục đích quân sự Điều này có lẽ dễ hiểu, bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng vong của gia tộc Nguyễn và chế độ cai trị của họ

Trong quá trình tiếp thu tri thức phương Tây, Gia Long là vua tích cực nhất, sau

đó là Minh Mạng Những thành tựu của hai vị vua này đã mở ra triển vọng cho quốc gia trong việc hiện đại hóa

Tuy nhiên, việc “nợ nần” của Nguyễn Ánh khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ phương Tây để chống lại Tây Sơn đã tạo ra những hệ lụy cho đất nước Những người Pháp đã giúp gia tộc Nguyễn khôi phục quyền lực và tham gia vào triều đình đã hiểu rõ về khả năng chiến đấu và hệ thống phòng thủ của Đại Nam và cung cấp thông tin này cho Thực dân Pháp Những hạn chế lịch sử của Gia Long và Minh Mạng cũng đã làm trở ngại cho việc tiếp thu và học tập tri thức phương Tây Các vị vua kế vị sau này (Thiệu Trị, Tự Đức) không chỉ không phát triển việc tiếp thu tri thức phương Tây mà còn làm suy yếu những thành tựu đã được đạt được Do đó, trong giai đoạn này, việc tiếp thu tri thức phương Tây chỉ là những nỗ lực tuyệt vọng của triều Nguyễn trong bối cảnh Việt Nam dần bị Pháp xâm chiếm

Bên cạnh đó, việc tiếp thu tri thức phương Tây cũng phụ thuộc vào tầm nhìn của mỗi vị vua và không phải là một chiến lược nhất quán của toàn bộ triều đại Do đó,

“con đường duy tân” không được thực hiện ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX Các thành tựu kỹ thuật ít ỏi không được phát triển theo thời gian Máy móc tự chế và mua từ nước ngoài không được bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa đều đặn Vũ khí mới không được phát triển, cải tiến và sử dụng hiệu quả, do đó khi điều binh chiến trận, quân đội nhà Nguyễn không thể phát huy tác dụng Quân đội của nhà Nguyễn trong tương lai vẫn tiếp tục triển khai chiến thuật truyền thống và sử dụng các loại binh khí truyền thống như gươm và dáo

Trong việc tiếp thu tri thức phương Tây, nhà Nguyễn đã ưu tiên cho lĩnh vực quân sự Một hệ thống thành lũy kiên cố và số lượng đáng kể súng đại bác đã được triển khai trên toàn quốc Tuy nhiên, tư tưởng phòng ngự này, chỉ dựa vào các thành lũy mà không tuân theo truyền thống chiến tranh nhân dân đã khiến cho cuộc đối đầu giữa quân đội triều Nguyễn với quân Pháp liên tục gặp thất bại Hệ thống thành lũy và súng đại bác này, mặc dù được xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phương Tây nhưng đã lạc hậu so với chính phương Tây hơn một thế kỷ

Sự cầu cứu và tiếp thu từ phương Tây của nhà Nguyễn cuối cùng lại dẫn đến việc Việt Nam bị thôn tính bởi phương Tây Sự thật cay đắng này đã diễn ra trong lịch sử của Việt Nam dưới triều Nguyễn Sự tiếp thu hời hợt và nhất thời này không mang lại

Trang 33

sức mạnh bền vững cho quốc gia Ý niệm tự do của dân tộc đã bị chôn vùi bởi những pháo đài kiểu Pháp mà gia tộc Nguyễn đã xây dựng

1.2 Tình hình thế giới và sự truyền bá khoa học kỹ thuật của phương Tây

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và xu thế hướng Đông của phương Tây

Thời kì cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII, tuy phương thức sản xuất quân chủ còn giữ vị trí thống trị nhưng trong thời kỳ đầu, sức sản xuất tại Tây Âu có sự phát triển vượt bậc Những sáng kiến cùng sự phát triển của kỹ thuật sản xuất đã kích thích những nghành kinh tế dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phát triển Trên nền tảng phát triển của sức sản xuất và kinh tế hàng hoá, hình thức sản xuất ban đầu của chủ nghĩa tư bản là công trường thủ công đã xuất hiện và đồng thời với nó là sự ra đời của giai cấp tư sản Tuy rất yếu về kinh tế và chính trị song giai cấp tư sản đã đem theo các quan điểm nhân sinh và thế giới đối lập với giai cấp thống trị của chính quyền quân chủ Chính lẽ ấy đã đưa đến những phong trào tranh đấu của giai cấp tư sản chống lại giai cấp thống trị Cuộc tranh đấu đã xảy ra trên mọi phương diện: triết học, tôn giáo, văn chương, nghệ thuật, khoa học tự nhiên đã phát triển trở thành một trào lưu sâu rộng, liên tục xuyên suốt từ thế kỷ XV – XVII

Trong thế kỉ XVI – XVII, lịch sử Tây Âu ghi nhận những hình mẫu quốc gia dân tộc hình thành từ quân chủ tập quyền Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan xảy ra vào khoảng nửa sau thế kỉ XVI đã lần đầu xoá bỏ hoàn toàn những phương thức sản xuất

cũ và đã hình thành nước cộng hoà tư sản Hà Lan Cuộc cách mạng Hà Lan đã có tác động mạnh mẽ đối với tất cả những quốc gia thuộc Tây Âu và theo sau đó là sự ra đời của loạt những cuộc cách mạng khác Chính những cuộc cách mạng trên đã đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của chế độ quân chủ kéo theo sự hình thành của chủ nghĩa tư bản Sự bùng nổ của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản tạo ra nhiều hàng hoá khiến phát sinh xu hướng tìm thị trường bên châu Âu nhằm buôn bán Cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật hàng hải đã thúc đẩy những dân tộc châu Âu thực hiện liên tiếp những cuộc thám hiểm vĩ đại nhằm mở thêm con đường hướng đến các quốc gia phương Đông để buôn bán Quá trình trên cũng đã đưa lại sự hình thành các quốc gia tư sản khu vực Đại Tây Dương – Biển Bắc Đó là Bồ Đào Nha,

Hà Lan, Anh, Pháp Các cuộc phát kiến quan trọng về địa lý trên đã giúp các dân tộc châu Âu thay thế vai trò của người Ả Rập trước đó trong việc nắm giữ vai trò chỉ đạo kinh tế châu lục

Cách mạng tư sản bắt đầu ở Hà Lan, năm 1581, nước Cộng hoà Hà Lan ra đời Không mất quá nhiều thời gian, Hà Lan đã trở thành một cường quốc hàng hải dẫn đầu thế giới Để tìm kiếm các nguồn lợi từ Đông Ấn như gia vị và hương liệu, Hà Lan đã khám phá con đường sang Đông Ấn và thu được những lợi nhuận khổng lồ từ thị

Trang 34

trường này Từ năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) được thành lập để đại diện cho chính phủ Hà Lan tại phương Đông Cho tới đầu thế kỷ XVII, họ đã lập được các thương điếm ở Tích Lan (hay Celon tức Sri Lanca), Xiêm La, Nhật Bản, Nam Dương và có địa vị thương mại áp đảo người Bồ Đào Nha Trước khi VOC ra đời vào năm

1601, người Hà Lan đã có mặt tại khu vực Đàng Trong Sau đó, vào năm 1637, họ tiếp tục mở rộng ra khu vực Đàng Ngoài và thiết lập, đặt thương điếm, tiến hành buôn bán với cả hai miền trong thế kỷ XVII [109]

Sau Bồ Đào Nha và Hà Lan, Anh và Pháp cũng bắt đầu phát triển và tăng cường sự hiện diện của họ tại phương Đông Từ năm 1664, Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) được thành lập và bắt đầu xây dựng nhiều căn cứ thương mại tại Ấn Độ như Surate, Chandernagor và Pondichéry Các giáo sĩ truyền giáo đã mở ra con đường đầu tiên để người Pháp tiếp cận Việt Nam Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XVII, các thương nhân Pháp đã hợp tác chặt chẽ với các giáo sĩ để tiến hành hoạt động buôn bán tại Việt Nam [37] Mặc dù là những người đến sau cùng, người Pháp đã nỗ lực cạnh tranh với người Bồ Đào Nha và cuối cùng gặt hái thành công to lớn

Như vậy, trong thế kỷ XVI - XVII, kinh tế tư bản phát triển cùng với sự gia tăng quyền lực của giai cấp tư sản đã gây ra những biến đổi quan trọng trong tình hình kinh tế - xã hội châu Âu Nhu cầu phát triển nội địa đã thúc đẩy các nước phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến lớn về mặt địa lý để khám phá thế giới phương Đông Điều này được xem là xu hướng tất yếu của hình thức kinh tế - xã hội mới làm chủ nghĩa tư bản Sự khao khát khám phá thế giới phương Đông đã mở ra cơ hội và làm dấy lên sự phát triển và mở rộng của kiến thức khoa học, công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải thế kỷ XVI - XVII

Đồng thời, việc thành lập hàng loạt công ty Đông Ấn từ thế kỷ XVII là xu hướng phản ánh nhu cầu mở rộng thị trường vào vùng Đông bán cầu Trong các quốc gia phương Tây, có vai trò quan trọng là Hà Lan, Anh và Pháp Chính họ là những lực lượng tư bản theo đuổi việc chinh phục Đông Á và Việt Nam để tìm kiếm nguyên liệu, thị trường và mở rộng thuộc địa, nuôi dưỡng các hoài bão trong cuộc đua thiết lập đế chế Trong cuộc đua này, một cách ngẫu nhiên hoặc cố ý, những thành tựu khoa học, công nghệ của họ đã được truyền bá đến các nước phương Đông và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống kinh tế - xã hội của những quốc gia này

Những biến đổi kinh tế mạnh mẽ của châu Âu trong các thế kỷ XVI, XVII và XVIII đã tạo nền tảng quan trọng để góp phần vào sự thay đổi xã hội - văn hóa

Về mặt văn hóa - xã hội - tư tưởng: Từ thế kỷ XIV, sự biến đổi kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa ở nhiều quốc gia châu Âu đã phát triển, điều này dẫn đến sự giải phóng ý thức Trong giai đoạn này, đã có phong trào Cải cách Giáo hội diễn ra

Trang 35

trong xã hội Tây Âu nhằm khuyến khích kinh tế và ý thức của chủ nghĩa tư bản

Giữa thế kỷ XVI, nhằm chống lại phong trào Cải cách tôn giáo của Tin lành và

để khôi phục uy tín của Giáo hội Gia Tô La Mã, Giáo hội đã tiến hành một cuộc Phản cách cải rất lớn Một trong những hoạt động quan trọng của cuộc Phản cải cách này là việc tiến xa hoạt động truyền giáo ở các vùng đất mới, chủ yếu là ở Đông Á Hai tổ chức quan trọng là Dòng Tên (Compagnie de Jésus) thành lập vào thế kỷ XVI và Hội Truyền giáo đối ngoại thành lập tại Pháp vào thế kỷ XVII với mục tiêu truyền bá đạo Gia Tô trên toàn cầu

Các tu sĩ Dòng Tên và các tu sĩ Pháp đã được giao nhiệm vụ phát triển đạo Thiên Chúa không chỉ làm công việc truyền giáo của họ, mà còn đóng vai trò quan trọng như một cầu nối để mang tri thức khoa học và kỹ thuật phương Tây tới các vùng lãnh thổ khác trên thế giới Đánh giá về các tu sĩ phương Tây được lựa chọn để bắt đầu công việc truyền giáo, hầu hết họ là những người có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, đã qua đào tạo kỹ càng và có lòng nhiệt tình và say mê trong việc truyền bá Quan trọng hơn, họ được chọn lựa từ hàng ngàn người khác Khi đi vào xã hội phương Đông, họ đã xâm nhập vào cộng đồng, thu hút sự chú ý của giới quyền lực và từng bước đưa tri thức khoa học kỹ thuật châu Âu vào và gây ảnh hưởng cho chính quyền quân chủ và giáo dân

Trong thế kỷ XVI - XVII, sự hiện diện của các thương nhân châu Âu và các giáo

sĩ đã tạo ra một làn sóng xâm thực từ phương Tây đến khu vực Đông Á, trong đó Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng Nhờ vào sự phát triển của hoạt động kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa và các cuộc phát kiến lớn về mặt địa lý, người châu Âu đã có thể tiến hành hoạt động buôn bán và truyền giáo tại các nước phương Đông Cũng trong giai đoạn này, việc phát triển quan hệ buôn bán với người phương Tây đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc tích hợp các nước phương Đông vào nền kinh tế toàn cầu

Sự bùng nổ thương mại liên lục địa, tiến bộ kỹ thuật cùng trào lưu văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo, cùng với chiến tranh nông dân ở Đức đã góp phần làm rung chuyển hoàn toàn chế độ quân chủ, khai thông con đường cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa và một trật tự xã hội-tư tưởng mới Kết quả của những biến đổi này là ba cuộc cách mạng diễn ra tại Tây Âu trong thời kỳ này, bao gồm cách mạng công nghiệp, cách mạng trí tuệ và tinh thần, và cách mạng chính trị-xã hội Những cách mạng này đã có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến các nước châu Âu mà còn lan rộng và ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực khác trên thế giới Đó chính là những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự phát triển của hoạt động khoa học và kỹ thuật châu Âu trong giai đoạn này

Trang 36

1.2.2 Sự truyền bá về khoa học kỹ thuật quân sự của phương Tây

Trong thế kỷ XV – XVI, ở các nước phương Tây, kỹ thuật đóng thuyền đang được phát triển mạnh mẽ Người ta không dám nghĩ đến việc đi xa như vậy trong các thế kỷ trước do kỹ thuật hàng hải và khả năng của thuyền bè không cho phép ra khỏi Địa Trung Hải Buôn bán chỉ diễn ra chủ yếu qua đường bộ Đến thế kỷ XV, XVI, kiến thức về kỹ thuật đóng tàu đã tiến bộ khi tàu Caraven được phát minh Loại tàu này có đặc điểm dài và hẹp hơn so với kiểu tàu Trung Hải trước đây, có nhiều cột buồm, tốc độ cao và rất phù hợp với biển cả [2, tr 345] Những con tàu trong giai đoạn này được xây dựng như một thành trì, trang bị rất nhiều loại vũ khí để bảo vệ an toàn cho các thủy thủ và mang lại cuộc sống đầy đủ và lâu dài trên biển

Ngoài tri thức các khoa học kỹ thuật đóng thuyền, trong lĩnh vực tri thức khoa học kỹ thuật quân sự, có một sự phát triển đặc biệt đó là trong lĩnh vực kỹ thuật chế tạo vũ khí Mặc dù ban đầu thuốc súng được phát minh tại Trung Quốc, thông qua việc buôn bán của các thương nhân Hồi giáo, phát minh này mới được đưa vào các nước châu Âu Bằng cách sử dụng kỹ thuật của thuốc súng, người châu Âu đã phát triển ra các loại hỏa pháo Ban đầu, các loại hỏa pháo được phát minh chỉ có khả năng bắn đạn tròn và thường rất to và nặng Tuy nhiên, theo thời gian, các nước châu Âu đã tiến bộ

để tạo ra các khẩu pháo hoàn chỉnh để giảm thiểu công việc bắn và trọng lượng của viên đạn cũng như tăng tính di động của khẩu pháo Nhờ điều này mà kỹ thuật chế tạo súng ngày càng tiến bộ Sự ra đời của súng và hỏa pháo đã chấm dứt vai trò của các hiệp sĩ và lâu đài châu Âu trong thời Trung Cổ

Sự phát triển của hỏa pháo và súng đã gây ra một sự thay đổi toàn diện trong nghệ thuật thiết kế thành trì ở châu Âu Vũ khí mới đã xuyên thủng những bức tường thành cổ và yêu cầu việc tạo ra hệ thống công sự phòng thủ mới Các thành đá đã được thay bằng tường lũy đất đá, và các tháp cao nhỏ ở các góc được cấu trúc thành lô cốt Từ cuối thế kỷ XVII, công sự kiểu Vauban đã trở nên phổ biến ở Pháp và khắp châu Âu

Trong giai đoạn này, khoa học về hải quân cũng phát triển mạnh mẽ Các quốc gia dẫn đầu trong việc khám phá địa lý như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau này là Hà Lan, Anh, Pháp đã trở thành các đế quốc biển với hạm đội hải quân mạnh mẽ Thông qua các hạm đội này, các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã thiết lập sự ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới

Như vậy, trong thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển, các tri thức về khoa học kỹ thuật quân sự cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể Điều này là một trong những nền tảng cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ đầu tiên diễn ra ở Anh vào thế kỷ XVIII Các tri thức về đóng thuyền, chế tạo vũ khí, hải quân và những thành tựu khác

Trang 37

trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã góp phần chung để làm suy tàn chế độ quân chủ nhanh chóng và mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Sau những thành công của các cuộc phát kiến địa lý, các tri thức khoa học và kỹ thuật quân sự từ châu Âu đã được lan truyền khắp nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam Những người thương nhân và giáo sĩ từ phương Tây đã mang theo những kiến thức này khi tiếp cận với Việt Nam

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Trong các thế kỷ XVI-XIX, chủ nghĩa tư bản từng bước xác lập trên thế giới Gắn liền với thành quả này, các quốc gia phương Tây có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt, trong đó có khoa học kỹ thuật Để đáp ứng yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhiều nước phương Tây đã thực hiện chính sách tìm kiếm, xác lập ảnh hưởng ở các vùng đất bên ngoài phạm vi Châu Âu, trong đó có Việt Nam với sự kết hợp giữa các biện pháp: thương mại, truyền giáo, quân sự…Trước sự thâm nhập mạnh mẽ của phương Tây vào phương Đông, những tiếp xúc về mặt khoa học kỹ thuật diễn ra giữa phương Đông và phương Tây diễn ra như một một quy luật tất yếu Nước Đại Việt (sau này là Việt Nam, Đại Nam) cũng nằm trong quy luật này

Gắn liền với quá trình lịch sử trên đây của nhân loại, nước Việt Nam từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX cũng trải qua những bước thăng trầm lịch sử gắn với nhiều triều đại và tập đoàn quân chủ Với mục đích tìm kiếm các thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây để hỗ trợ cho quá trình phục hồi và củng cố tiềm lực cho đất nước, làm phong phú thêm kho tàng tri thức, bổ khuyết cho những chỗ còn hạn chế của khoa học kỹ thuật truyền thống nói chung, kỹ thuật quân sự nói riêng, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu quá xa so với bước tiến của thời đại, đồng thời để tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn quân chủ trong việc thống trị đất nước cũng như để bảo vệ chủ quyền đất nước trước những nguy cơ bị xâm lăng từ ngoại bang, trên nền tảng truyền thống tiếp biến văn hóa của dân tộc, trong một số thời điểm cụ thể, các thế lực cầm quyền của chế độ quân chủ đã có sự chủ động trong việc “mở cửa" với phương Tây với các mức độ khác nhau đã tạo điều kiện cho sự du nhập của khoa học kỹ thuật nói chung, của khoa học kỹ thuật quân sự nói riêng vào xã hội Việt Nam Quá trình du nhập và tiếp nhận khoa học kỹ thuật thời trung đại bắt đầu từ đây

Trang 39

CHƯƠNG 2 CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY

ĐƯỢC VIỆT NAM TIẾP NHẬN (TỪ THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX)

2.1 Phương thức tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự phương Tây

Vào thế kỷ XVII, việc từng bước ly khai khỏi thế lực họ Trịnh của các chúa Nguyễn đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa được giữa hai chính quyền quân chủ Trịnh - Nguyễn và đưa đến cục diện phân tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài Sự kình địch đó càng ngày càng gia tăng và kéo theo cuộc xung đột tất yếu nổ ra vào năm 1627 Trong gần 50 năm tiếp theo (1627 - 1672), có 7 lần hai bên đánh nhau, có lần kéo dài từ năm này qua năm khác, gây tổn thất cho cả hai bên, được đánh giá là cuộc xung đột “huynh đệ tương tàn” trong lịch sử trung đại Việt Nam

Trong cục diện chiến tranh ác liệt như vậy, các vua chúa thời quân chủ ở Đàng Trong - Đàng Ngoài đều tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây để có phương tiện chiến tranh, kỹ thuật hiện đại Đặc biệt là chúa Nguyễn ở Đàng Trong, ngay từ thời điểm người phương Tây đặt chân đến buôn bán đã có một thái độ cởi mở trong hoạt động thương mại, vừa để phát triển đất nước, vừa để thu mua vũ khí từ nước ngoài Cho nên, nhờ vũ khí của Âu châu, mà trong cuộc giao tranh với quân Trịnh, quân đội nhà Nguyễn đã giành được thế áp đảo Sức công phá mạnh mẽ của hỏa lực phương Tây đã

làm suy giảm ý chí, tinh thần chiến đấu của quân Trịnh “ngay từ phút đầu giao tranh, khiến tướng sĩ rối loạn hàng ngũ, cố chạy thoát thân Khi biết được điều đó, Trịnh Tráng đã nhờ đến sự trợ giúp của phương Tây, trong khi hàng chục năm trước, Bồ Đào Nha đã đến mở lò đúc súng cho Đàng Trong, giúp chúa Nguyễn” [26, tr 112]

Với cái nhìn lịch sử có thể thấy, cuộc nội chiến khốc liệt giữa hai miền Đàng Trong - Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII - XVIII có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sự phát triển của đất nước nhưng xét trên một khía cạnh khác lại vô hình chung tạo đều kiện cho nhu cầu tiếp xúc với các yếu tố mới từ các nước tư bản phương Tây Do cuộc nội chiến nên cả chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong đều quan tâm đến việc giao thiệp với các nước phương Tây mà quan trọng nhất là việc giao thiệp sẽ là điều kiện để có được những vũ khí hiện đại của phương Tây nhằm chống lại đối thủ của mình

Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhưng đây là thời kỳ kinh tế Đại Việt vẫn có những phát triển mới, đặc biệt là trong kinh tế thủ công nghiệp và ngoại thương Cụ thể là sự phát triển của làng nghề

Trang 40

tiểu thủ công nghiệp, cùng với đó là sự xuất hiện của một số đô thị lớn, góp phần tạo nên sự hưng khởi của kinh tế hàng hóa ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài Lần đầu tiên quá trình hội nhập thương mại khu vực của Đại Việt diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, nhất là tại Đàng Trong [36, tr 366] Theo ghi chép của các thương nhân, các nhà du hành và truyền giáo phương Tây đến Đại Việt thế kỷ XVII như Alexandre de Rhodes, Cristophoro Borri, William Dampier thì hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả châu Á và châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ trao đổi buôn bán Cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh trong thế đối đầu lẫn nhau đều đi đến quyết định là dồn sức vào phát triển giao thương, nhất là ngoại thương với mục tiêu nâng cao sức mạnh, tiềm lực kinh

tế để đối phó lẫn nhau: “Trong một thế cuộc chính trị hết sức phức tạp, Nguyễn Hoàng đã đi đến một sự lựa chọn hết sức táo bạo mà chính ông cũng chưa có nhiều kinh nghiệm là đặt cược thể chế của mình vào sự hưng vong của kinh tế ngoại thương” Nhờ vậy, mà theo Li Tana trong thế kỷ XVII, lần đầu tiên “nhiều người Việt đã bắt đầu

ra ngoài buôn bán với sự khuyến khích của nhà nước trong khi các vương quốc kế cận

có thể buôn bán với một nước Việt Nam mà không cần phải che giấu các mối quan hệ thương mại của họ dưới nhãn hiệu “triều cống” cho hoàng đế” [89, tr 114]

Sự hưng thịnh của hoạt động thương mại của người Việt kéo theo sự hưng khởi của một phong trào thành thị diễn ra ở cả hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong (với các thành thị như: Phố Hiến, Thăng Long, Vị Hoàng, Phú Xuân, Thanh Hà, Hội An, Biên Hòa, Bến Nghé ) Đây được coi là hiện tượng lịch sử đặc biệt chưa từng xảy ra trước đó và cũng không lặp lại sau này Nếu nhìn nhận dưới góc độ tác nhân, những yếu tố mới nảy sinh như sự phát triển của hoạt động ngoại thương đã góp phần hình thành các đô thị nhưng mặt khác, đô thị hưng khởi có tác dụng kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển

Bên cạnh khía cạnh kinh tế, cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài nửa thế kỷ đồng thời để lại những hệ quả về mặt quân sự Chính quyền Đàng Trong - Đàng Ngoài trong xu thế đối đầu lẫn nhau đã lựa chọn mở cửa giao thương với ngoại quốc để có được vũ khí từ người Âu Từ những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ XVII, họ Trịnh đã nỗ lực lôi kéo người Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài nhưng không thành công

Từ năm 1637, chúa Trịnh Tráng chuyển sang thiết lập quan hệ với người Hà Lan trong một nỗ lực thu mua vũ khí và tìm kiếm viện trợ quân sự từ Công ty Đông Ấn Hà Lan

để chống lại Đàng Trong

Hiện tượng lịch sử đặc biệt đó cũng như một chất xúc tác tạo cơ hội cho các tác nhân mới từ bên ngoài du nhập vào Đại Việt Đó là sự du nhập của đạo Thiên chúa Giáo Phải nói rằng, đạo Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh Nho giáo - bệ đỡ tư tưởng chính thống của Đại Việt thời Lê sơ - sau một thời kỳ dài phát

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w