1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tóm tắt dự Án khoa học kĩ thuật boardgame về chiến tranh việt nam hỗ trợ dạy học môn lịch sử

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Tóm Tắt Dự Án Khoa Học Kĩ Thuật Boardgame Về Chiến Tranh Việt Nam Hỗ Trợ Dạy - Học Môn Lịch Sử
Tác giả Phạm Hà Trang, Đinh Thị Hoài Thu
Người hướng dẫn Bùi Thị Kim Huệ
Trường học Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chuyên ngành Khoa học xã hội và hành vi
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 604,86 KB

Nội dung

Đứng trước tình hình đó, chúng em đã nảy ra ý tưởng thiết kế một bộ Boardgame về lịch sử, cụ thể là về Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, nhằm góp phần nâng cao kiến thức Lịch Sử của các bạn trẻ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT

BOARDGAME VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM HỖ TRỢ

DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Cấp thành phố

Học sinh 1: Phạm Hà Trang Học sinh 2: Đinh Thị Hoài Thu Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Kim Huệ

Đà Nẵng, tháng 12, năm 2019

Trang 2

Nhóm tác giả

Trang 3

Tóm tắt đề tài

Hiện nay, giới trẻ đang ngày càng trở nên thờ ơ với lịch sử, song song với đó

là những thông tin không được kiểm duyệt tràn lan trên mạng xã hội, gây ra những cái nhìn vô cùng sai lệch cho giới trẻ, thậm chí là xuyên tạc lịch sử một cách nghiêm trọng Đứng trước tình hình đó, chúng em đã nảy ra ý tưởng thiết kế một bộ Boardgame về lịch sử, cụ thể là về Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, nhằm góp phần nâng cao kiến thức Lịch Sử của các bạn trẻ, khơi dậy niềm đam mê, yêu thích đối với môn Lịch Sử, cũng như giúp cho việc giảng dạy và học Lịch Sử ở trường trở nên hiệu quả hơn Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo những mô hình Boardgame khác trên thị trường, kết hợp với những kiến thức Lịch Sử bổ ích và thú vị, đồng thời dựa trên ý kiến góp ý thực tế của người chơi, nhóm tác giả đã sáng tạo và phát triển một sản phẩm chưa từng có trước đây, vừa là một thiết bị giáo dục Lịch Sử, vừa có thể phát hành như một sản phẩm có giá trị kinh tế cao Với mô hình

“Boardgame về Chiến tranh Việt Nam hỗ trợ dạy – học Lịch Sử”, chúng em hi

vọng có thể đem lịch sử đến gần hơn với các bạn trẻ trong nước và quốc tế, đồng thời góp một phần nhỏ vào công cuộc gìn giữ bản sắc, văn hoá của dân tộc

Trang 4

Mục lục

I GIỚI THIỆU CHUNG 1

1 Lí do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 2

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp mới của đề tài 3

5 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn 3

II TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 4

1 Vấn đề nghiên cứu 4

2 Nội dung nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Kết quả nghiên cứu 6

III TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM 11

1 Tổng quan về tính mới và sáng tạo của sản phẩm 11

2 Thiết kế của sản phẩm 11

3 Công nghệ phát triển 14

4 Tiêu chí đánh giá 14

IV PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

1 Tiềm năng của sản phẩm 14

2 Ưu điểm 15

3 Hạn chế, bất cập trong quá trình nghiên cứu 15

4 Phát triển sản phẩm trong tương lai 15

V KẾT LUẬN 16

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

1

I GIỚI THIỆU CHUNG

1 Lí do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài

1.1 Tóm tắt tình hình chung và lí do chọn đề tài

Ngày nay, song song với sự phát triển vượt bậc của Khoa học Kĩ thuật, có thể thấy rõ lịch sử đang lụi tàn trong mỗi con người Việt Nam, khi điểm trung bình môn Lịch sử trong kì thi THPT Quốc gia tuột dốc không phanh, và các thương hiệu báng bổ Lịch sử mọc lên như nấm Là những học sinh chuyên Ngoại ngữ, những người gần kề nhất với ngưỡng cửa quốc tế, chúng em không được phép làm ngơ trước tình trạng giá trị lịch sử dần mai một, đẩy cả dân tộc đến bờ vực đồng hóa Bởi lẽ đó, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu và thiết kế Boardgame “Chiến tranh Việt Nam”, hỗ trợ học tập và giảng dạy Lịch Sử Việt Nam, cụ thể là về kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em đã tiến hành học hỏi từ các Boardgame kinh điển nhằm chắt lọc, ứng dụng và khắc phục những bất cập trong sản phẩm, sau đó tiến hành thiết kế nhân vật, giao diện và luật chơi sao cho phát huy tối đa hiệu quả học tập và giải trí, và cuối cùng là khảo sát trên một nhóm đối tượng nhằm thu thập đánh giá, góp ý để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng Với kết quả đã đạt được sau 3 lần khảo sát và chỉnh sửa, chúng em đưa ra một vài kiến nghị

về tính cấp thiết của việc áp dụng mô hình trò chơi nhằm tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện và hiệu quả cho học sinh, “vừa chơi vừa học” để đạt hiệu quả cao nhất, với hi vọng góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước và bảo toàn những giá trị cốt lõi

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, cho đến bây giờ chưa có loại hình trò chơi lịch sử nào được phát triển nhằm vào mục đích giáo dục, chưa kể đến một số trò chơi còn mượn nhân vật lịch sử để làm chủ đề khai thác nhưng lại làm sai lệch và gây ảnh hưởng lớn đến nhận thức của giới trẻ về những bậc anh hùng của dân tộc Vì thế, Boardgame “Chiến tranh Việt Nam” được ra đời nhằm chấn chỉnh và cung cấp nhận thức đúng đắn, đầy đủ cho học sinh, thanh thiếu niên về lịch sử dân tộc cũng như tạo nên một tiêu chuẩn mới cho các trò chơi mượn lịch sử Việt Nam làm chủ

đề phát triển Trò chơi lấy format bàn cờ hình hoa sen, phát triển nhằm giúp học môn Lịch Sử theo cách hiệu quả nhất, phù hợp ứng dụng trong trường lớp cũng như trong các hoạt động vui chơi tập thể của thanh thiếu niên Việt Nam Bằng việc vừa học vừa chơi, học sinh có thể nắm vững bài học mà không cảm thấy bị gò bó như khi áp dụng cách học truyền thống, qua đó tạo niềm vui thích khi học, giúp tiếp thu

kiến thức hiệu quả hơn Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Boardgame Chiến tranh Việt Nam hỗ trợ dạy - học Lịch Sử” để thực hiện

Trang 6

đi kèm bản Tiếng Việt

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định rõ được đối tượng người chơi mà boardgame đang hướng đến

- Hệ thống hóa kiến thức Lịch sử từ chương trình chính khóa để đưa vào Boardgame sao cho bám sát chương trình học nhưng vẫn vừa phải để học sinh không bị quá tải

- Thiết kế nhân vật, bàn cờ, phụ kiện boardgame sao cho thật bắt mắt, thu hút

mà vẫn không làm sai lệch đi hình ảnh của những anh hùng lịch sử

- Thực hiện khảo sát diện rộng nhằm thu thập thông tin cho việc tinh chỉnh Boardgame

- Diễn dịch các thông tin trong Boardgame sang Tiếng Anh sao cho thật chính xác và gần gũi với học sinh hay người nước ngoài

- Đảm bảo tính thực tiễn của boardgame

2.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Sản phẩm nghiên cứu phải thật sự giúp ích cho việc học tập và giảng dạy môn Lịch Sử, phải cung cấp đầy đủ kiến thức mà vẫn đảm bảo tính giải trí, giúp tối

ưu hóa khả năng học tập của học sinh và khơi gợi nên niềm đam mê đối với lịch sử

ẩn sâu trong các bạn trẻ, điều mà phương pháp dạy Sử truyền thống chưa làm được Ngoài ra, sản phẩm cần giúp học sinh hiểu được những khó khăn, gian khổ mà dân tộc ta đã trải qua trong suốt quá trình kháng chiến bảo vệ bờ cõi, những mất mát to lớn của thế hệ đi trước để chúng ta ngày nay được sống trong hòa bình, từ đó biết quý trọng những gì các bạn được hưởng, và nhận thức được trách nhiệm của mình với Tổ quốc Không chỉ làm giàu vốn hiểu biết của học sinh trong lĩnh vực Lịch Sử, Boardgame “Chiến tranh Việt Nam” còn phát hành kèm theo ấn phẩm Tiếng Anh

và đang hướng tới phát triển phiên bản game mobile, giúp đưa lịch sử Việt Nam ra thế giới, để những công dân nước bạn biết về một đất nước với khát khao độc lập cháy bỏng, với những người anh hùng sẵn sàng hi sinh thân mình để đổi lấy những ngày tháng độc lập, bình yên

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các học sinh cấp Trung học Phổ Thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 7

- Giới hạn nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong giới hạn các nội dung sau:

+ Nguồn tài liệu dạy và học môn Lịch Sử phần “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” được lưu hành trên cả nước

+ Luật chơi các thể loại Boardgame kinh điển, cụ thể là Cờ tỷ phú

+ Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn Lịch Sử thông dụng trong nước

4 Đóng góp mới của đề tài

Sau quá trình nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm, nhóm nghiên cứu tự nhận thấy đề tài có một số điểm mới sau:

- Sản phẩm cuối cùng nhỏ gọn, dễ sử dụng, vận chuyển cũng như tiết kiệm không gian

- Luật chơi mang tính cạnh tranh, đồ họa đẹp mắt, thông tin đầy đủ và cần thiết giúp học tập môn Lịch Sử hiệu quả

- Áp dụng cách thức “vừa học vừa chơi”, luật chơi mang tính cạnh tranh cao giúp tạo ra bầu không khí sôi nổi, nhiệt huyết giúp tối đa khả năng tiếp thu kiến thức

- Sản phẩm hệ thống hóa toàn bộ kiến thức cần nhớ của môn Lịch sử trong chủ

đề Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời tạo nền móng để hệ thống hóa các chủ đề khác của môn Lịch sử

5 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

Trang 8

- Vấn đề 2: Khảo sát về thực trạng về kiến thức lịch sử của học sinh, mức độ

hứng thú của các bạn đối với việc học Sử và độ hài lòng đối với mô hình Boardgame đang được xây dựng

1.2 Đối tượng nghiên cứu

- Đối với vấn đề 1: Các kiến thức lịch sử về chiến tranh Việt Nam, luật chơi và

cách xây dựng của các loại boardgame trên thị trường

- Đối với vấn đề 2: Học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, học sinh

trường THPT Hoàng Hoa Thám và học sinh trường THPT Ngô Quyền

1.3 Giả thiết nghiên cứu

1.3.1 Về thực trạng học và dạy Sử ở Việt Nam

- Học sinh cảm thấy như thế nào về việc học Lịch Sử?

- Cách dạy Lịch Sử truyền thống có đang đem lại hiệu quả?

- Điều gì khiến cho phương pháp dạy Sử truyền thống đang dần trở nên lỗi

thời?

1.3.2 Về mô hình Boardgame hỗ trợ dạy – học Lịch Sử

- Cần đưa những kiến thức lịch sử nào vào Boardgame?

- Cần tóm gọn và sắp xếp các kiến thức đó như thế nào để người chơi dễ tiếp

thu?

- Cần xây dựng luật chơi như thế nào cho hợp lí?

- Cần phát triển những mặt nào để mô hình trở nên hoàn thiện và hữu ích?

1.3.3 Về mức độ yêu thích của học sinh đối với mô hình Boardgame đang được xây dựng

- Các bạn học sinh cảm thấy như thế nào về mô hình?

- Ưu điểm của mô hình là gì?

- Những điểm nào trò chơi làm chưa tốt?

- Cần cải thiện như thế nào để mô hình trở nên hoàn chỉnh?

Trang 9

5

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu để xây dựng sản phẩm

- Nghiên cứu về chất lượng các trò chơi giáo dục cũng như trò chơi mang yếu

tố lịch sử trên thị trường để tìm ra những hạn chế cũng như thế mạnh để xây dựng sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất

- Nghiên cứu về luật chơi các boardgame kinh điển và tích hợp cùng kiến thức lịch sử chính khóa để tạo nên luật chơi vừa đáp ứng đủ kiên thức cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo yếu tố giải trí

- Nghiên cứu về cách bài trí và hình dạng bàn cờ để tạo ra sản phẩm ưu việt nhất, thuận lợi cho việc sử dụng nhưng vẫn có ý nghĩa thẩm mỹ

2.2 Nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện sản phẩm

Phân tích kết quả khảo sát cũng như tham khảo góp ý của các đối tượng để hoàn chỉnh luật chơi cũng như kiến thức cung cấp

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trong quá trình lên ý tưởng và xây dựng những yếu tố cơ bản của Boardgame “Chiến tranh Việt Nam”, chúng em sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

- Vấn đề nghiên cứu: Xây dựng mô hình Boardgame về Chiến tranh Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử cho học sinh

- Đối tượng nghiên cứu: Thông tin về Chiến tranh Việt Nam (Kháng chiến chống Mỹ cứu nước) và cách thức xây dựng mô hình Boardgame

- Cách thức nghiên cứu:

+ Đọc các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (Việt Nam, nước ngoài v.v.) để

có cái nhìn tổng quan về Chiến tranh Việt Nam

+ Phân tích và kiểm chứng những thông tin thu thập được từ sách, báo, internet…

+ Chọn lọc và hệ thống hóa thành một chuỗi dữ liệu bao gồm những sự kiện nổi bật, các nhân vật tiêu biểu bám sát chương trình học môn Lịch Sử của

Bộ Giáo dục về Chiến tranh Việt Nam để đưa vào boardgame

một mô hình boardgame hoàn chỉnh sao cho phù hợp với mục đích cung cấp kiến thức lịch sử (xây dựng bối cảnh, nhân vật, luật chơi, v.v.)

hợp lý

điều chỉnh sao cho trò chơi không trở nên quá khô khan, hoặc quá thiên

về phần giải trí mà quên mất giá trị cốt lõi của lịch sử

Trang 10

6

- Nội dung nghiên cứu:

+ Các giai đoạn quan trọng và sự kiện tương ứng trong chiến tranh Việt Nam

+ Những người anh hùng có công lao to lớn, góp phần đem lại hòa bình và nền độc lập cho dân tộc cũng như những nhân vật nổi bật của phe đối địch

+ Các cuộc khởi nghĩa và chiến dịch nổi bật (Thời gian, diễn biến, ý nghĩa…)

+ Tổng thương vong và thiệt hại của từng sự kiện cũng như những vũ khí chiến tranh

+ Những hậu quả khủng khiếp mà Chiến tranh Việt Nam đã để lại cho đất nước ta

3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong quá trình khảo sát, tham khảo ý kiến để tinh chỉnh, hoàn thiện sản phẩm, chúng em sử dụng phương pháp điều tra và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

- Vấn đề nghiên cứu: Phản hồi về chất lượng nội dung của Boardgame lịch sử

“Chiến tranh Việt Nam”

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám và học sinh trường THPT Ngô Quyền

- Cách thức nghiên cứu:

+ Thu thập kết quả và phân tích số liệu trên tổng cộng 439 học sinh sau 3 lần khảo sát để thấy rõ mức độ yêu thích của học sinh đối với mô hình boardgame đang được xây dựng, cùng với những ưu điểm, khuyết điểm của trò chơi

+ Dựa trên kết quả tổng hợp được, rút ra những hạn chế, tồn tại của mô hình, từ đó xây dựng và điều chỉnh boardgame sao cho phù hợp với đối tượng người chơi đang muốn hướng tới

- Nội dung nghiên cứu:

+ Khảo sát sơ lược về mức độ yêu thích lịch sử, cũng như việc học Lịch Sử

ở trường học

+ Kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh đối với lịch sử Việt Nam nói chung và Chiến tranh Việt Nam nói riêng Sau khi chơi trò chơi

(Sau 3 lần thử nghiệm trò chơi, trên tổng cộng 439 đối tượng, khao rsats kéo dài trong 2 tháng, khoảng cách giữa các lần khảo sát là 1 tuần)

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Thực trạng dạy - học Lịch Sử ở Việt Nam

Hình 1: Khảo sát về mức độ yêu thích môn Lịch Sử của học sinh trường

THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Trang 11

Hình 2: Khảo sát một số lí do khiến cho việc học Sử trở nên mệt mỏi

Kết quả khảo sát cho thấy sự truyền tải kiến thức chưa đem lại hiệu quả cho việc học Sử Lượng kiến thức quá lớn và không được hệ thống hoá làm cho phần lớn học sinh cảm thấy chán nản và dần trở nên thờ ơ với môn Lịch Sử Do đó, để cải thiện tình hình này, cần nghiên cứu để xây dựng nên một mô hình vừa có khả

Khó tiếp thu, không truyền cảm hứng Rất khô khan và tẻ nhạt

Trang 12

8

năng khắc phục những vấn đề trên, vừa đảm bảo được tính giải trí để có thể giúp việc dạy – học Lịch Sử trở nên hiệu quả

4.2 Xây dựng và phát triển mô hình Boardgame

4.2.1 Các sự kiện trọng tâm của Chiến tranh Việt Nam và các thông tin cơ bản cần nhớ:

- Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

- Kế hoạch Staley-Taylor - Chiến tranh đặc biệt

- Đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

- Chiến dịch Mũi Tên Xuyên

- Chiến dịch Sấm Rền.

- Trận Đồng Xoài

- Chiến dịch Starlite

- Chiến dịch Masher/White Wing

- Chiến dịch Attleboro tại phía tây bắc Dầu Tiếng

- Chiến dịch Cedar Falls tại Củ Chi

- Chiến dịch Junction City tại Chiến khu C, Tây Ninh

- Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn

- Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam

- Thành lập Cộng hòa miền Nam Việt Nam

- Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

- Hiệp định Paris.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

4.2.2 Các nhân vật trọng tâm của trò chơi:

Ngày đăng: 27/11/2024, 21:58

w