HỒ CHÍ MINH ---o0o---BÁO CÁO CUỐI KỲ Final Design Report HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THUYẾT MINH Tên đề tài: Tác động tiêu cực của “Áp lực đồng trang lứa” đối với giới t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -BÁO CÁO CUỐI KỲ
(Final Design Report)
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THUYẾT MINH Tên đề tài: Tác động tiêu cực của “Áp lực đồng trang lứa”
đối với giới trẻ ở địa bàn TP Hồ Chí Minh
Tên giảng viên: Th.S Đoàn Thị Nghĩa
Năm học: 2024-2025 Học kỳ: 1
Tên thành viên nhóm, MSSV:
1 Đặng Ngọc Anh Xuân 049306000676
2 Phan Cát Tường 080306005431
3 Nguyễn Thị Tố Uyên 049306000976
4 Huỳnh Thị Mỹ Yến 051306011479
Trang 2MỤC LỤC
1.1.Giới thiệu về chủ đề 3
1.2.Lý do và phương pháp đánh giá, chọn đề tài nhóm 3
1.3.Đối tượng nghiên cứu3
1.4.Làm rõ vấn đề 3
1.5.Mục tiêu giải quyết vấn đề 5
1.5.Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề 5
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
2.1.Phân tích sự tồn tại của chủ đề và nhu cầu giải quyết vấn đề đề 5
2.2.Kết luận về tầm ảnh hưởng của vấn đề 6
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ 7
3.1.Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa với giới trẻ quận Bình Thạnh 10
3.2.Tiêu chí đánh giá nhóm 11
CHƯƠNG IV TÁC ĐỘNG CỦA “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA” ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ Ở GIỚI TRẺ THẾ VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TP.HCM NÓI
4.1.Tác động tiêu cực 11
4.2.Tác động tích cực 12
CHƯƠNG V PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ 12
5.1.Liệt kê và phân tích các giải pháp trên thị trường liên quan đến áp lực đồng trang lứa ở giới trẻ hiện nay 12
5.2.Điểm mạnh và điểm yếu của từng vấn đề 13
5.3.Ý tưởng giải quyết vấn đề 13
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ-ĐƯA RA GIẢI PHÁP KHÁC15
6.1 Kết luận-Kiến nghị 15
6.2.Đưa ra giải pháp khác 16
Trang 3CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG:
1.1.Giới thiệu về chủ đề:
Chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng: “Mình đang sống cho cuộc đời của chính mình hay đang dần chìm vào trong một vòng xoáy vô hình mang tên Peer pressure – Áp lực đồng trang lứa” Khi mà chúng ta cứ liên tục chạy theo những tiêu chuẩn từ bạn bè, mạng
xã hội, hay những thước đo mà xã hội, gia đình áp đặt mà không hề nhận ra rằng đích đến của bản thân mình là gì “Áp lực đồng trang lứa” là một con dao hai lưỡi Ở mức vừa phải
và đúng đắn, áp lực đó có thể xem như một động lực tích cực để thúc đẩy con người phấn đấu, cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển bản thân một cách toàn diện Đôi khi nhờ vào những áp lực đó mà nhiều người dần vượt qua được giới hạn của chính mình, khám phá được những tiềm năng khác của bản thân để có thể đạt được nhiều thành hơn trong cuộc sống giống như người ta nói “Áp lực tạo nên kim cương” Nhưng khi áp lực trở thành gánh nặng thì nó chính là cụ đá to ngắn đường các bạn phát triển và tìm được đích đến, đồng thời nó còn tác động nặng nề đến tâm lý của bạn Áp lực ấy tưởng chừng vô hại nhưng nó đã khiến bản thân các bạn trở nên thiếu tự tin, bất an, mất phương hướng và dần thu mình lại trong xã hội
1.2.Lý do và phương pháp đánh giá, chọn đề tài nhóm:
Nhiều gia đình bây giờ cứ nghĩ so sánh con mình với “Con nhà người ta” sẽ giúp con họ lấy đó làm gương và noi theo thậm chí là ép buộc con mình phải đi theo lối mà
“Con nhà người ta” đã và đang thành công Nhưng có bao giờ họ biết rằng, điều đó đã vô hình chung trở thành gánh nặng đè lên lên tâm lý mỏng manh của các bạn trẻ bây giờ Có thể thấy “Áp lực đồng trang lứa” đã không còn là hội chứng nữa mà nó đã trở thành nỗi
“ám ảnh tâm lý” nặng nề đối với giới trẻ hiện nay Và hiện trạng từ những áp lực đó là vô
số vụ án tự tử thương tâm hay gây ra tâm lý bất ổn mà k ai mong muốn Vậy đó là do giới trẻ quá “nhạy cảm, dễ vỡ” hay là do giới trẻ quá áp lực? Nhóm em nhận ra đây là một vấn
đề nóng cần được quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn Vì vậy nhóm em chọn đề tài này để giúp mọi người có cái nhìn nhận sâu sắc hơn về nguy cơ của “áp lực đồng trang lứa” luôn hiện hữu song song trong cuộc sống của chúng ta!
1.3.Đối tượng nghiên cứu: Giới trẻ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
1.4.Làm rõ vấn đề:
Trên thực tế, “Áp lực đồng trang lứa” có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau,
nó có thể đến từ tác động bên ngoài nhưng cũng có khả năng xuất phát từ những áp lực vô hình mà bản thân tự đặt ra chính mình Nếu còn ở cấp 2, cấp 3 thì “Áp lực đồng trang lứa” được thể hiện qua việc bị gia đình so sánh với các bạn giỏi trong lớp về điểm số, về thành tích, về sự chăm ngoan.Thì lúc học đại học chúng ta lại tự đi so sánh điểm số chúng ta với người khác, đôi khi lại so sánh về ngoại hình, quần áo thậm chí là thiết bị học tập khiến
Trang 4chúng ta trẻ nên tự tin không muốn giao tiếp mở rộng các mối quan hệ khác Hay khi đi
làm những áp lực này sẽ xoay quanh thu nhập, nhà cửa, xe cộ, các khoản tiết kiệm, dựng
vợ gả chồng, hiếu kính với ba mẹ Có vài trường hợp đi họp lớp sẽ thiếu một vài bạn do
họ thấy mình chưa đủ thành, công mình không bằng ai nên họ sẽ ngại tham gia các buổi
họp lớp
Có thể thấy chỉ với câu hỏi
Bạn đã bao giờ bị “ Áp lực đồng
trang lứa” chưa? Thì có đến
97,4% bạn trẻ đã bị Điều có có
nghĩa là trong 100 bạn trẻ thì hết
97 bạn đã từng bị “Áp lực đồng
trang lứa” Có thể thấy đây không
còn là vấn đề của cá nhân nữa mà
đây chính là một vấn đề lớn của
xã hội cần được xã hội quan tâm
hơn
Nhưng nhìn vào biểu đồ 1.2
ta có thể nhận thấy rằng giới trẻ
TP.HCM vẫn còn rất ít kinh nghiệm
về việc đối mặt với “Áp lực đồng
trang lứa” và vẫn còn đang loay
hoay không biết phải vượt qua bằng
cách nào Chưa có khả năng biến áp
lực thành động lực Vấn đề đặt ra là
cần phải giúp mọi người hiểu hơn
về “Áp lực đồng trang lứa” để giúp
mọi người tìm ra các giải pháp phù
hợp với bản thân để giúp bản thân
vượt qua được rào chắn Peer
pressure-Áp lực đồng trang lứa
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ giới trẻ ở TP.HCM bị "Áp lực đồng trang lứa" Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới trẻ ở TP.HCM bị "Áp lực đồng trang lứa".
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ giới trẻ TP.HCM vượt qua được "Áp lực đồng
trang lứa".
Trang 51.5.Mục tiêu giải quyết vấn đề:
Giúp các mọi người hiểu rõ hơn về Peer pressure - Áp lực đồng trang lứa (thực trạng đáng báo động, mặc tiêu cực, mặt tích cực, ) từ các nhóm đối tượng khác nhau (Học sinh cấp 2, cấp 3, Sinh viên đại học, giới trẻ đang đi làm) của TP HCM Từ đó đứa
có giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng để giúp mọi người phần nào giả tỏa được
áp lực và tìm kiếm lại được chính bản thân mình
1.6 Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề:
- Khảo sát: Sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ một số lượng lớn thanh thiếu niên cảm nhận áp lực về áp lực đồng trang lứa và các yếu tố khác như là hành vi, tâm lí Link tổng hợp số liệu từ 116 bạn trẻ trên địa bàn TP.HCM:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/13Sh44tyiQdpEuO0bcsDrBGusLbS0qn zBxFN00-sAfXc/edit?resourcekey=&gid=1559451592#gid=1559451592
- Phỏng vấn: Tiến hành làm các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm với những người trẻ tuổi để hiểu rõ hơn về trải nghiệm và cảm xúc của từng người
- Thảo luận nhóm: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để khám phá quan điểm và cảm nhận của nhóm thanh thiếu niên và thanh niên vầ áp lực đồng trang lứa
- Nghiên cứu từng trường hợp: Phân tích chi tiết một số trường hợp cụ thể để hiểu rõ hơn về tác động của áp lựa đồng trang lứa đến tâm lí và hành vi
VẤN ĐỀ
2.1.Phân tích sự tồn tại của chủ đề và nhu cầu giải quyết vấn đề:
Dạo thời gian gần đây các vụ tự tử của mọi người diễn ra rất nhiều nhất là ở giới trẻ Có vẻ “Áp lực đồng trang lứa” gây ra các vụ tự tử thời gian gần đây không còn dừng lại ở các trường hợp nhỏ lẻ nữa Ví dụ cụ thể, Nam sinh viên năm cuối khoa công nghệ thông tin thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) rơi từ lầu 5 tử vong có học lực khá giỏi, chuẩn bị tốt nghiệp đúng hạn Thông tin, nam thanh niên được phát hiện tử vong sau tòa nhà G, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ở khu đô thị Đại học Quốc gia Vào trưa 27/2, bảo vệ trực tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM phát hiện nam thanh niên nằm chết dưới sân trường. Sau khi kiểm tra, bảo vệ trường phát hiện có một túi xách và cuốn sổ tay để trên tầng 5 của dãy nhà G với nội dung
"thế giới này phức tạp quá, chẳng đáng yêu chút nào " cùng một số nội dung thể hiện sự buồn bã, chán nản [1] Đây là vụ việc vô cùng thương tiếc và cũng như là lời cảnh tỉnh đối với giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ TP Hồ Chí Minh nói riêng về mối nguy hại mang tên Peer pressure-Áp lực đồng trang lứa Hãy lắng nghe và thấu hiểu bản thân mình
và ngừng việc so sánh mình với những người khác bởi vì áp lực bị “ấp ủ” trong một thời
Trang 6gian dài mà không được giải tỏa có thể gây nên những hậu quả khó lường Vì vậy, “Áp lực đồng trang lứa” như là một quả bom nổ chậm luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Việc mọi người cần làm lúc này là cần phải hiểu biết nhiều hơn về “Áp lực đồng trang lứa” mà giới trẻ hiện nay đang bị mắc phải rất nhiều
Theo Thống kê của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc): “Trước đại dịch Covid-19, Việt Nam có khoản 3% trẻ có suy nghĩ liên quan đến tự tử Nhưng trong thời gian vừa qua, con số này tăng lên thành gần 24% ( thông thường trên thế giới chỉ khoảng 9%)” [2]
Và theo nghiên cứu của Thạc sĩ Hoàng Trung Học-Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, trên 20.000 học sinh cho thấy rằng: “Tỷ lệ trầm cảm, lo
âu, stress tăng đột biến trong thời gian vừa qua Cụ thể, hơn khoảng 60% trẻ bị stress, 30% trẻ có biểu hiện trầm cảm và 40% có rối loạn lo âu Đó chính là những vấn đề làm kích hoạt hành vi tự tử xảy ra” [2]
Và nhóm cũng đã khảo sát từ rất
nhiều bạn trẻ ở TP.HCM với câu hỏi:
“Bạn bị "Áp lực đồng trang lứa" là vào
lúc nào?” và có sơ đồ như hình bên Có
thể nhận thấy rằng học sinh cấp 3 là
nhóm đối tượng bị “Áp lực đồng trang
lứa” chiếm tỷ lệ cao nhất gần như ½ so
với tổng số Và các nhóm đối tượng còn
lại cũng không kém cạnh gì và có nhiều
người còn bị áp lực xuyên suốt từ khi đi
học cho đến khi đi làm Vì sao các bạn
ấy lại chưa thể trút đi áp lực này?
2.2.Kết luận về tầm ảnh hưởng của vấn đề:
“Áp lực đồng trang lứa” đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến với cuộc sống của giới trẻ ngày nay Nhưng hầu như mọi người đều không quan tâm nhiều và không biết cách nào để vượt qua nếu mình đang gặp phải vấn đề này Có lẽ theo dõi các ví dụ và thông số trên mọi người cũng phần nào hiểu được hậu quả nghiêm trọng của nó Đừng có
lơ là nữa mà hãy thật sự nghiêm túc nhìn thẳng vào nó để đào sâu hơn nhìa khía cạnh khác của “Áp lực đồng trang lứa” Tuy là nó mang cả hai mặc tích cực và tiêu cực nhưng nó ảnh hưởng bạn theo mặt nào là do sự kiểm soát của bạn.Phức tạp hay đơn giản, tích cực hay tiêu cực, đều tùy vào cách suy nghĩ của mỗi người, dưới những những góc nhìn khác nhau, sẽ có cảm nhận khác nhau Và các phần sau sẽ giúp mọi người tìm hiểu sâu về đề tài đáng được quan tâm này
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các nhóm đối tượng bị "Áp lực đồng trang lứa”.
Trang 7CHƯƠNG III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA”
Đây là một số chia sẻ từ các bạn học sinh, sinh viên mà nhóm đã khảo sát được thông qua biểu mẫu khảo sát Từ đó có thể rút ra được các nguyên nhân gây nên tình trạng
“Áp lực đồng trang lứa” của giới trẻTP.HCM như sau:
Hình 3.1
79%
Do bản thân tự tạo ra Gia đình áp đặt
Thước đo của xã hội
Do mạng xã hội, cộng đồng
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nguyên nhân khiến các nhóm đối tượng bị “Áp lực đồng trang lứa”
Trang 8Hình 3.2
Hình 3.3
Trang 9Hình 3.4
3.1.Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa với giới trẻ hiện nay:
a) Chuẩn mực từ bố mẹ ( khoảng 10%)
Đây là tình trạng xảy ra ở rất nhiều đứa trẻ đặc biệt là học sinh cấp 2 và cấp 3 Nhiều bậc phụ huynh chọn thành tích của những đứa trẻ hàng xóm để bắt con mình đạt được những thành tích họ mong muốn Việc nhìn thấy ánh hào quang của con nhà người
ta mà họ áp đặt hình hình mẫu đó lên con của họ Quanh những đứa trẻ thường có những câu “Con thấy con của dì B hàng xóm học rất giỏi, đạt nhiều giải thưởng không?” hoặc
“Con phải học giỏi giống như con của chú C” Sự kì vọng, áp đặt mà bố mẹ tưởng chừng
sẽ tốt cho con em mình nhưng họ lại không biết nó như lưỡi dao vô hình ảnh hưởng đến tâm lí của những đứa trẻ Dần dần chúng mất đi sự vui vẻ, hồn nhiên của tuổi học trò mà thay vào đó là những sự căng thẳng, mệt mỏi để làm bố mẹ vui lòng Và đó cũng chính là nguyên nhân bóp chết đi ước mơ, hoài bão to lớn của giới trẻ Họ không dám sống vì bản thân mình vì sợ làm ba mẹ buồn Họ ém mình lại, giấu đi những nét cá tính riêng biệt để
có thể vừa vặn với khuôn mẫu mà ba mẹ đã đề ra
b) Thước đo của xã hội (khoảng 4%)
Trang 10Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì các tiêu chí mà nhà tuyển dụng ngày càng cao Với các nhà tuyển dụng thì giữa một người chỉ có bằng cấp mà chẳng có năng khiếu gì nổi bật với một người vừa có bằng cấp vừa có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm thì một điều là họ sẽ chọn người có sự nổi bật để giúp doanh nghiệp của họ phát triển cao hơn Vì thế mà từ đó tạo nên sự áp lực với những đồng trang lứa với họ
c) Mạng xã hội, cộng đồng ( khoảng 7%)
Với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã trở nên phổ biến với giới trẻ hiện nay Chỉ với một chiếc điện thoại, mọi người dễ dàng kết nối với nhau qua các nền tảng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Nhưng nó được ví như con dao hai lưỡi Bởi về mặt tích cực nó giúp con người biết được những thông tin hữu ích, cập nhật xu hướng, được giao lưu kết với bạn bè ở khắp mọi nơi Nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại cho chúng ta nhiều tác động tiêu cực như cảm thấy áp lực từ nhiều điều trên mạng Điển hình
là giới trẻ có xu hướng “ flexing” (khoe) về cuộc sống của bản thân Họ chia sẻ những thành tích, thành công trên con đường học tập lẫn sự nghiệp Đây là một điều đáng ngưỡng mộ nhưng nó cũng là yếu tố tạo áp lực cho họ với những người đồng trang lứa với
họ Điều này vô tình khiến nhiều bạn trẻ mặc cảm, cảm thấy tự ti, cảm thấy bị bỏ lại phía sau khi nhìn vào thành công của họ
Và mạng xã hội cũng là nơi tạo nên những trào lưu mới hay theo cách gọi của giới trẻ là “trend” Với tốc độ lan truyền của các trang mạng xã hội thì “trend” nó giống như là một thước đo cho việc bạn có phải là người chạy theo kịp với thời đại hay không Nếu không muốn bản thân bị bỏ rơi và cô lập hay bị cho là “tụt hậu, cổ hũ” thì các bạn phải gồng mình chạy theo những trend đó mặc kệ cho việc trend đó có hợp với mình hay không Hay trend đó có ý nghĩa bổ ích gì hay không
d) Không xác định được mục tiêu của bản thân, tự tạo áp lực cho bản thân (khoảng
79%)
Tình trạng không hiểu rõ bản thân xuất hiện khá nhiều ở các bạn trẻ Nhiều người trẻ chưa thực sự hiểu rõ được bản thân muốn hướng tới điều gì, muốn đạt được những gì trong cuộc sống của họ Họ vẫn đang loay hoay tìm lối đi riêng cho mình nhưng do chưa hiểu được bản thân mình và chưa tôn trọng những điều riêng biệt của mình mà họ đã tự dẩy mình sang con đường của một ai đó Họ có xu hướng chọn những bạn nổi bật, có thành tích đáng ngưỡng mộ để làm tiêu chí cho bản thân Điều này có thể khiến họ cảm thấy chán nản, áp lực khi chạy theo mục tiêu quá cao của bạn bè đồng trang lứa
3.2 Tiêu chí đánh giá:
a) Thực trạng thực tế của xã hội