1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tp hồ chí minh

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
Tác giả Phạm Hồng Gia Bảo, Nguyễn Văn Huy Hoàng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Huỳnh Thanh Phúc, Trần Quốc Sơn
Người hướng dẫn Ths Hồ Ngọc Khương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị MáC-Lênin
Thể loại Tiểu luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 186,44 KB

Nội dung

Thành công luôn đi kèm với kiên trì, trong nhiều ngày, nghiên cứu đề tài“CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNGCÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH”

Trang 1

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG

NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

GVHD: Ths Hồ Ngọc Khương Nhóm thực hiện: 3 SVTH:

Phạm Hồng Gia Bảo 22151176Nguyễn Văn Huy Hoàng 22151217

Lê Hồng Phong 22119210Nguyễn Huỳnh Thanh Phúc 22119212Trần Quốc Sơn 22119225

Mã lớp học: LLCT120205_23_2_06

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

Trang 2

NHÓM : 3 Tên đề tài: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO

HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍMINH

viên

Mức độ hoàn thành

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm tham gia của các thành viên trong nhóm.

- Trưởng nhóm: Phạm Hồng Gia Bảo ( SĐT:0365278874)

KÝ TÊN

Trang 3

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày tháng năm 2024 Ký tên

Trang 4

để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với sinh viên chúng

em Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Hồ NgọcKhương, người đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt chochúng em những tiết học ý nghĩa, cảm ơn Thầy đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng emtrong suốt thời gian viết bài tiểu luận này, tạo cho chúng em những lối , những kiếnthức để tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề

Thành công luôn đi kèm với kiên trì, trong nhiều ngày, nghiên cứu đề tài

“CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNGCÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH” chúng

em cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc lên ý tưởng nhưng nhờ có sự giúp đỡ củaThầy chúng em đã tìm được hướng đi Chúng em đã vận dụng những kiến thức đã họcđược trong các tiết học để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng do chưa có nhiều kinhnghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp,phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng em trongquá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm về nhữngkiến thức thực tế

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 18 tháng 05 năm 2024

Sinh viên

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Bố cục và kết cấu đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 5

1.1 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5

1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5

1.1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6

1.1.3 Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa 7

1.2 Lý thuyết và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7

1.3 Khái quát về nông nghiệp 8

1.3.1 Khái niệm về nông nghiệp 8

1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 9

1.3.3 Vai trò của nông nghiệp 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11

2.1 Khái quát về nông nghiệp ở thành phố hiện nay 11

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp của Thành Phố Hồ Chí Minh 14

2.2.1 Ngành trồng trọt 14

Trang 6

2.3.1 Những thuận lợi 17

2.3.2 Những hạn chế 18

2.4 Một số giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 19

PHẦN KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiệnđại hóa là một xu hướng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia, và đối với Việt Nam nó càng trở nên cấp thiết khi nước ta từng là một quốcgia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đa số dân cư sống ở nông thôn

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốcgia Nó cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của dân cư.Ngoài ra, nông nghiệp còn đóng góp vào xuất khẩu, tạo ra thu nhập cho nông dân vàđảm bảo an ninh lương thực Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân

cư với chất lượng tốt hơn, an toàn hơn và đối mặt với sức ép cạnh tranh khi quốc giahội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp trở nên cần thiết Điều này đòi hỏi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, đổi mới quy hoạch và tổ chức sản xuất nôngnghiệp theo hướng quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế và đạt hiệu quả cao Việc hiện đạihóa nông nghiệp và phát triển nó theo hướng công nghệ cao là một yếu tố quan trọng

Theo Báo Thanh Niên, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ làmột trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam mà còn nằm trong trong số

100 trung tâm đô thị lớn nhất trên thế giới căn cứ từ kết quả nghiên cứu từ ViệnBrookings Một trong những yếu tố góp phần nên sự phát triển vượt bậc của thànhphố là do quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ Với cơ cấu kinh tế thành phố chothấy, xét theo giá hiện hành, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,9%;thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm

tỷ trọng 64,9%; còn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,5% Cóthể nhận thấy rằng nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế thànhphố Xuất phát từ chủ trương, định hướng của Đảng bộ và chính quyền TP Hồ ChíMinh xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi trọng tâm, đột phátrong phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố trong giai đoạn 2021-2030,nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài: “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG

Trang 8

NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊNĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn khắc phục thực trạng đấtnông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn thông quaviệc phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng khoa học công nghệ.

2 Mục đích nghiên cứu:

Về mục tiêu tổng quát

Nhóm nghiên cứu đề tài nhằm khảo sát và phân tích quá trình chuyển đổi cơcấu kinh tế nông nghiệp trong môi trường đô thị phức tạp của Thành phố Hồ ChíMinh Nghiên cứu tập trung vào việc hiểu rõ các yếu tố, thách thức và tiềm năng củaviệc phát triển nông nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong bối cảnh một siêu đôthị phát triển của Việt Nam

Về mục tiêu cụ thể

Một là: Điều tra và phân tích cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thành phố HồChí Minh, xác định các lĩnh vực và ngành nghề nông nghiệp đóng góp quan trọng vàtiềm năng phát triển Đồng thời, đánh giá những thách thức và hạn chế hiện tại đốivới sự công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp

Hai là: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và xã hội trong thành phố Hồ Chí Minhnhư diện tích đất sử dụng, nguồn nước, hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật, văn hóa nôngnghiệp và nguồn nhân lực để xác định tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghiệphoá và hiện đại hóa

Ba là: Xác định các chính sách và giải pháp dựa trên các phân tích và đánh giátrên, đề xuất các chính sách công cụ và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Các chính sách có thể bao gồm hỗ trợ tàichính, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, quy hoạch đô thị hóa nôngnghiệp, đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực nông nghiệp

Bốn là: Xây dựng một kế hoạch thực hiện chi tiết và bước tiến để triển khaicác chính sách và giải pháp đã đề xuất Kế hoạch này cần bao gồm các hoạt động tăngcường hợp tác giữa các đơn vị chính quyền, doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổchức nghiên cứu, đồng thời định rõ các chỉ tiêu và tiến độ thực hiện

Nghiên cứu này nhằm đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy

Trang 9

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa

và hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Từ đó hiểu rõ hơn về thực tiễnkhách quan, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đóng góp cho sự phát triểnbền vững của thành phố và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau xuyên suốt bài tiểu luận: Phương pháp duy vật biện chứng được áp dụng dựa trên lý thuyết duy vật biệnchứng của triết học Mác - Lênin, nhằm phân tích sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế,

xã hội và chính trị trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệ dướigóc nhìn toàn diện và đa chiều về các quá trình biến đổi và mâu thuẫn để phân tích vàhiểu các quy luật và quá trình biến đổi trong nông nghiệp

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng một số phương pháp khác như: thu thập dữliệu, phân tích đánh giá nhằm phân tích và đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệntại trong thành phố Hồ Chí Minh, xác định các ngành nghề và lĩnh vực nông nghiệpquan trọng, đánh giá sự công nghiệp hoá và hiện đại hóa hiện có, nhận diện nhữngthách thức và hạn chế hiện tại Ngoài ra còn có phương pháp phân tích thống kê, sosánh đối chiếu giúp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát, xácthực và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động

4 Bố cục và kết cấu đề tài

Để làm được bài tiểu luận này một các chính xác và đầy đủ, nhóm em đã chiabài thành ba phần chính là PHẦN MỞ ĐẦU, PHẦN NỘI DUNG và PHẦN KẾTLUẬN

Ở PHẦN NỘI DUNG, nhóm sinh viên chia ra làm hai chương chính:

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONGNÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆNĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạtđộng sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cáchphổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xãhội

Hiện đại hóa bao gồm cả công nghiệp hóa và các hoạt động khác như nôngnghiệp, giao thông, thông tin, giáo dục, y tế

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của côngnghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao Trong quá trình này,công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa, giúp nâng cao tỷ trọng củacông nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh

tế còn hiện đại hóa giúp tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng cuộc sống tốt và sựthay đổi về văn hóa, chính trị và xã hội Các máy móc và thiết bị tự động hóa được sửdụng để tăng cường khả năng sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng cường chất lượngsản phẩm Quy mô sản xuất được mở rộng và các quy trình sản xuất được tối ưu hóa

để tăng cường hiệu quả sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa còn bao gồm các hoạt động nghiên cứu vàphát triển để tạo ra các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển côngnghệ mới Quá trình này giúp tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường và đóng góp

Trang 11

vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi

về nền sản xuất xã hội, Thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt làcông nghệ cao làm cho nền kinh tế có thể cập nhật xu thế, công nghệ để theo kịp với

sự phát triển toàn cầu.(Thư Viện Pháp Luật,2023)

1.1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đặc điểm của công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm:

Tính tự động hóa: Các hoạt động sản xuất được thực hiện bằng các máy móc,thiết bị tự động hóa và các hệ thống điều khiển tự động, giúp tối ưu hóa quy trình sảnxuất, tăng cường năng suất và giảm thiểu lỗi

Tính quy mô hóa: Các hoạt động sản xuất được mở rộng với quy mô lớn hơn

để tối đa hóa hiệu suất và lợi nhuận Quy mô lớn cũng giúp tăng cường khả năng cạnhtranh và giảm chi phí sản xuất Sử dụng công nghệ hiện đại Các công nghệ mới được

áp dụng để thay thế các phương pháp sản xuất truyền thống và cải tiến quy trình sảnxuất Các thiết bị và hệ thống sản xuất được cập nhật liên tục để tối ưu hóa quy trìnhsản xuất

Tính liên kết: Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng được liên kết với nhau

để đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa được thực hiện một cách hiệu quả Gắnkết việc công nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ, tiếp cận kinh tế trithức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao

Sự đa dạng hóa sản phẩm: Các sản phẩm được sản xuất với đa dạng hóa vàchất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường

Tác động xã hội và môi trường: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đem lại nhiềulợi ích kinh tế nhưng cũng gây ra tác động xã hội và môi trường như ô nhiễm môitrường thất nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do đó, quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa cần được quản lý và thực hiện một cách bền vững

1.1.3 Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Nội dung của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm các yếu tố sau: Tăng cường tự động hóa trong sản xuất: Tính tự động hóa là một trong nhữngđặc trưng cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa Sử dụng các thiết bị và hệ thống

Trang 12

tự động hóa giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất tăng cường năng suất và giảm thiểulỗi.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các công nghệ mới và thiết bị hiện đại được

áp dụng để cải tiến quy trình sản xuất và tăng cường chất lượng sản phẩm Điều nàygiúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường

Quy mô hóa sản xuất: Quy mô sản xuất được mở rộng lên để tối đa hóa hiệusuất Quy mô lớn cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất

Đa dạng hóa sản phẩm: Các sản phẩm được sản xuất với đa dạng hoá và chấtlượng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Các sản phẩm có tính cạnhtranh cao và được khách hàng đón nhận

Liên kết trong chuỗi cung ứng; Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đượcliên kết với nhau để đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa được thực hiện mộtcách hiệu quả Việc liên kết giữa các doanh nghiệp giúp tối đa hóa lợi ích kinh tế cho

cả các doanh nghiệp

Tác động xã hội và môi trường: Công nghiệp hoá hiện đại hóa đem lại nhiềulợi ích kinh tế nhưng cũng ga ra tác động xã hội và môi trường như ở nhiễm môitrưởng thất nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do đó quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa cần được quản lý và phát triển bền vững, vừa phát triển kinh

tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội và vấn đề môi trường

1.2 Lý thuyết và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch từ trạng thái này sangtrạng thái khác phù hợp với phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượngsản xuất trong giai đoạn phát triển kinh tế nhất định Quá trình này bao gồm các yếu

tố sau:

Một là: Sự chuyển đổi kinh tế: Sự chuyển đổi kinh tế có thể hiểu như là quátrình chuyển đổi từ kinh tế tập trung nhà nước sang kinh tế thị trường Quá trìnhhuyển đổi kinh tế là quá trình cải cách kinh tế và xây dựng lại các cơ cấu kinh tế

Hai là: Tăng cường sản xuất hàng hóa và dịch vụ: Sản xuất hàng hóa, dịch vụ

là cơ sở hàng đầu để phát triển kinh tế Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phảităng cường sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường

Trang 13

Ba là: Tăng cường sự đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ: Cải cáchkinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tăng cường sự đổi mới và ứng dụngkhoa học công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất (tiết kiệm thời gian, chi phí,nhân công ) và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bốn là: Đa dạng hóa kinh tế: Đa dạng hóa kinh tế giúp tăng khả năng cạnhtranh và giảm rủi ro cho nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải đa dạng hóacác ngành nghề sản xuất và dịch vụ để tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ranhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp

Năm là: Tăng cường quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh

tế cần phải tăng cưởng quản lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm tạo ra một môitrường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Sáu là: Tạo ra nhiều việc làm mới: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tạo ra nhiềuviệc làm mới nhằm giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tăng cường thu nhập chongười dân

1.3 Khái quát về nông nghiệp

1.3.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai đểtrồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu laođộng chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho côngnghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồngtrọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, câycông nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ… Ngành chăn nuôi baogồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm…

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiềunước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển

Trong nông nghiệp, đất đai là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu Đặcđiểm của đất với tư cách là tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng hợp lý thì độ phì nhiêucủa đất không bị suy kiệt mà còn tăng lên Đặc trưng cho nông nghiệp là tính thời vụcủa những công việc quan trọng nhất trong sản xuất, sản phẩm là sự tách biệt khá lớngiữa thời gian sản xuất và thời gian lao động do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp…

1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Trang 14

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: Đây là đặc điểmquan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp Không tí có sản xuất nông nghiệpnếu không có đất đai Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh và cảviệc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi: Đối tượngcủa sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống Việc hiểu biết và tôn trọngcác quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sảnxuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Đây là đặc điểm điển hình của sản xuấtnông nghiệp, nhất là trong trồng trọt Thời gian sinh trưởng và phát triển của câytrồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kếtiếp nhau Cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất(tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Cây trồng và vật nuôichỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ,nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau,cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau

Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa:Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyênmôn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thươngphẩm

1.3.3 Vai trò của nông nghiệp

Cung cấp lương thực, thực phẩm: Cung cấp lương thực, thực phẩm với nhucầu số lượng và chất lượng ngày càng tăng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Các loại sản phẩm như lúa, ngô, lúa mạch, thịt, trứng là nguồn cung cấp chất dinhdưỡng quan trọng cho cuộc sống hàng ngày

Làm thị trường tiêu thụ cho công nghiệp và dịch vụ: Nông nghiệp ngày càngphát triển và năng động, với dân số đông và nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa ngàycàng nhiều sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa đa dạng về chủng loại, số lượng, chấtlượng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, như máy móc, thiết bị cơ điện nôngnghiệp, máy cấy, máy gặt, đập…

Ngày đăng: 21/06/2024, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Từ Minh Đức (1/11/2011), Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Một thoáng nhìn lại, http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[2]. Việt Dũng (5/4/2024), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM: Nhiều thời cơ và không ít thách thức, https://danviet.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[3]. CM (17/11/2023), Thành phố chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, https://tphcm.dangcongsan.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[4]. Tiến Long (8/10/2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM tại Đại hội lần thứ XI, https://tuoitre.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[5]. Đ.K (21/1/2023), Kết quả hoạt động nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[6]. Minh Thư (17/2/2023), Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[7]. Phùng Ngọc Tâm (9/1/2023), Tổng kết ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, http://ccptnt.vn/ [Truy cập ngày 25/4/2024] Link
[8]. TOÀN VĂN: Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước đến năm 2030, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ Link
[9]. Nguyễn Xuân Cường (20/1/2021) , Những điểm sáng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 -2020: https://www.tapchicongsan.org.vn/ [Truy cập ngày 23/4/2024] Link
[11]. Nguyễn Thị Ánh, (19/10/2022), Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ở nước ta, https://www.tapchicongsan.org.vn/ [Truy cập ngày 22/4/2024] Link
[10]. Ban Chỉ đạo Trung ương Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w