Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh thông qua bài 33: Vấn đê chuyển dịch cơ cấu kinh tế the
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhân loại đang chứng kiến một thời kỳ có nhiều biến động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi mỗi quốc gia trên Thế giới cần phải đổi mới, Việt Nam cũng là một quốc gia không ngoại lệ Trong đó, đổi mới giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT, tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi những cách thức để đổi mới quá trình dạy học Thông qua các đợt tập huấn do Sở GD & ĐT tổ chức, tôi luôn nhanh chóng thích nghi với những thay đổi về nhận thức cũng như nhiệm vụ giảng dạy của mình Bên cạnh
đó luôn nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận các thay đổi của nền giáo dục, tìm ra những phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho người học Vì vậy, từ việc lựa chọn nội dung trọng tâm, xác định mục tiêu bài học đến việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học… sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh vô cùng quan trọng, trong
đó quan trọng nhất là việc lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật phù hợp cho từng hoạt động học, từng chủ đề bài học
Thực trạng hiện nay, quan điểm dạy học tiếp cận nội dung, chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học hiện nay Cách dạy học này không quan tâm nhiều đến việc vận dụng kiến thức đã biết, đã hiểu vào thực hành, liên hệ vào các tình huống thực tế Hệ quả, học sinh có thể biết rất nhiều nhưng khi thực hành để giải quyết các vấn đề lại lúng túng, vụng về Thời gian qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành các văn bản, thông tư mới hàng năm về điều chỉnh nội dung dạy học… thúc đẩy cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Vì vậy tôi nghĩ, bản thân mỗi giáo viên cần phải đẩy mạnh việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn, trong đó trước hết là lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh thông qua bài 33: Vấn
đê chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 12”
làm sáng kiến kinh nghiệm tâm huyết của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học để học sinh biết cách làm việc và giải quyết vấn đề khi học bài 33: Vấn đê chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 12
- Làm rõ vai trò của việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực của học sinh thông qua bài 33: Vấn đê chuyển dịch cơ cấu
Trang 2kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 12 trong việc phát huy hứng thú học tập Địa lí của học sinh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực của học sinh thông qua bài 33: Vấn đê chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Địa
lí 12
- Hướng dẫn học sinh biết chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi, khám phá, tiếp nhận tri thức mới, có khả năng áp dụng vào thực tiễn, trở thành những con người tự tin, năng động và có năng lực
- Thiết kế được giáo án có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực của học sinh lớp 12 thông qua bài 33: Vấn đê chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
ở Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 12
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp sưu tầm, lưu trữ, xử lý thông tin
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thực nghiệm
2.5 Những điểm mới của SKKN
- Xây dựng được cơ sở của vấn đề nghiên cứu
- Cập nhật được những kiến thức và phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để phát triển năng lực của học sinh
- Xây dựng được giáo án có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học
2.6 Giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để phát triển năng lực của học sinh thông qua bài 33: Vấn đê chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Địa lí 12.
PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
1.1 Xu hướng hiện đại về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực người học.
1.1.1 Khái niệm về phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực người học.
- Phương pháp dạy học và giáo dục được hiểu là cách thức hoạt động chung của cả thầy và trò trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục tiêu dạy học và giáo dục đã được xác định trước
Trang 3- Kĩ thuật dạy học là cách thức hành động của cả thầy và trò trong những tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều chỉnh quá trình dạy học
- Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu về mô hình nhân cách của học sinh hiện nay Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam là nhằm giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả vào đời sống
và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng
và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có cuộc sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước Để đạt được mục tiêu đó thì lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Rèn luyện được phương pháp học và tự học, bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học, nghiên cứu khoa học
+ Phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo + Hình thành và phát triển kĩ năng thực hành, khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế
+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học phải gắn liền với phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin
+ Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phải phù hợp với khả năng của học sinh và giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
1.1.2 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lý.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học rất đa dạng Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học có ưu thế trong hình thành năng lực học sinh trong dạy học môn địa lí như:
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học khám phá, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học trên thực địa…
Kĩ thuật chia sẻ cặp đôi, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật trò chơi…
2 Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng dạy của giáo viên
Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Địa lí lớp 12 Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, phần kinh
tế vùng có một câu 8 câu, chủ yếu ở mức độ vận dụng (6 câu) Trong các đề thi học sinh giỏi, câu hỏi về kinh tế vùng cũng rất đa dạng, câu hỏi lí thuyết gắn với khai thác Atltat, câu hỏi phân tích các số liệu thống kê Để làm tốt câu hỏi về kinh
tế vùng, sau khi được trang bị kiến thức cơ bản, khắc sâu kiến thức cho học sinh thì việc luyện tập có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua luyện tập, học sinh một mặt nắm vững hơn kiến thức, mặt khác thành thạo kĩ năng và tư duy địa lí Trong khi đó, việc nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
Trang 4tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận giáo viên còn chưa cao, nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đẫ học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế, việc thảo luận theo nhóm hoặc tự làm việc của học sinh trong các giờ học còn ít Phòng học sử dụng bàn ghế trong lớp học cố định, dẫn đến khó khăn trong việc di chuyển khi giáo viên muốn áp dụng các phương pháp giảng dạy mới trong dạy và học
Một số ít giáo viên chưa sử dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ thông tin, cập nhật phương pháp mới nên việc giảng dạy còn chưa đạt hiệu quả chưa cao
Chính vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để để tất cả các học sinh đều hiểu bài, nắm vững nội dung kiến thức và thành thạo các kĩ năng địa
lí, có hứng thú trong học tập
2.2 Thực trạng học của học sinh
Hiện nay trong các trường THPT thì môn Địa lí vẫn bị học sinh lớp 12 xem là môn học chỉ để xét tốt nghiệp đối với các học sinh thuộc ban KHXH, nên các em cho rằng không quan trọng, các em học chỉ để đối phó, bên cạnh đó nội dung của bài học thường dài và mang tính chất học thuộc lòng nên các em thường ngại học, học tủ, học vẹt Với đặc thù môn học, Địa lí có khối lượng kiến thức lớn nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc Bản thân tôi nhận thấy chỉ có một số học sinh có ý thức tự học, hiểu, nắm vững kiến thức và có khả năng tư duy tổng hợp Bên cạnh
đó vẫn còn nhiều học sinh chưa có khả năng tự học, chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, đôi khi còn chưa nhớ nội dung bài học hoặc nội dung trọng tâm của bài
3 Các phương tiện, phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học 3.1 Phương tiện hỗ trợ dạy và học
3.1.1 Atlat địa lí Việt Nam
Atlat địa lí Việt Nam là công cụ hiệu quả giúp cho việc dạy của giáo viên
và học của học sinh Các trang Atlat địa lí Việt Nam các trang từ 26 - 30 là phương tiện hiệu quả cho việc dạy và học phần vùng kinh tế Việt Nam Các trang Atlat 26 - 30 này thường gồm 2 bản đồ: Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế các vùng kinh tế Với bản đồ tự nhiên: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm tự nhiên của vùng, từ đó định hướng học sinh phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên tới phát triển kinh tế xã hội của các vùng
Với các bản đồ kinh tế: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các biểu đồ:
- Khai thác biểu đồ GDP của vùng
- Khai thác biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế để rút ra được nhận xét chung về trình độ phát triển kinh tế các vùng
Trang 5Ngoài các bản đồ về các vùng kinh tế, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh khai thác các trang Atlat liên quan để đưa ra nhận xét, giải thích đầy đủ
về các vấn đề của vùng Ngoài các bản đồ về các vùng kinh tế, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh khai thác các trang Atlat liên quan để đưa ra nhận xét, giải thích đầy đủ về các vấn đề của vùng
Ví dụ: Nếu đề bài yêu cầu trình bày về ngành công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng có thể sử dụng nhiều trang bản đồ:
- Trang 26, có thể khai thác thông tin giá trị sản xuất công nghiệp, tỉ trọng công nghiệp trong GDP của vùng (thông qua biểu đồ); Số lượng, quy mô các trung tâm công nghiệp; Cơ cấu công nghiệp; hướng chuyên môn hóa; phân bố công nghiệp
- Trang 21- công nghiệp chung- để khai thác giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh
so với cả nước Trang 22 để khai thác về ngành công nghiệp năng lượng, chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của vùng
3.1.2 Website tham khảo cung cấp tư liệu
* Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá) - Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác
sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, Bản số hoá các bộ sách giáo khoa, phần mềm mô phỏng…
* Trang web về thống kê - Địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/
Đây là website chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam, cung cấp
số liệu thống kê về tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta và những dữ liệu có liên quan GV và HS có thể cập nhật thường xuyên các số liệu về dân cư, kinh
tế của Việt Nam trong quá trình giảng dạy và học tập
3.2 Phương pháp, dạy học tích cực
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên cần tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh Đặc biệt học sinh khối 12 là học sinh cuối cấp THPT, yêu cầu định hướng nghề nghiệp rất cấp thiết Dưới đây là một số phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao
3.2.1 Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy HS giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học trong đó HS được đặt trong tình huống, vấn đề mà bản thân HS chưa biết cách thức, phương tiện (tri thức, kĩ năng…) cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề
Điều kiện sử dụng:
- Cần tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp, hiệu quả (cả cho cá nhân, nhóm)
Trang 6Thời gian đủ để nhận biết, lập kế hoạch và thực hiện kết luận, nhất là vấn
đề dành cho nhóm Cần đảm bảo một số phương tiện thực hiện, giải quyết vấn
đề, nhất là với các vấn đề cần khảo sát, thí nghiệm…
Các bước thực hiện:
- Giai đoạn 1: Nhận biết vấn đề
HS tiếp cận tình huống có vấn đề được gợi ý hoặc GV kích thích HS tự tạo ra tình huống có vấn đề
- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: HS đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch Đánh giá việc thực hiện kế hoạch việc giải quyết vấn đề
- Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận
HS rút ra kết luận và cách giải quyết vấn đề, từ đó lĩnh hội được tri thức, kĩ năng hoặc vận dụng được kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn
Ví dụ: Một số tình huống có vấn đề ở Đồng bằng sông Hồng:
- Vì sao Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới đô thị dày đặc nhưng tỉ lệ dân thành thị không cao, quy mô đô thị còn nhỏ
- Vì sao Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng, có thủ đô Hà Nội nhưng kinh
tế kém phát triển hơn Đông Nam Bộ?
3.2.2 Dạy học khám phá
Dạy học khám phá là cách tổ chức dạy học trong đó học sinh tự tìm tòi, khám phá và phát hiện tri thức mới thông qua các hoạt động dưới sự định hướng của giáo viên
- Điều kiện tiến hành
Đa số học sinh phải có kiến thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động khám phá được tổ chức Giáo viên cần hiểu rõ khả năng khám phá của học sinh, từ
đó có sự hướng dẫn cần thiết và phù hợp
- Các bước tiến hành:
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Xác định mục đích về phẩm chất năng lực cần hình thành cho học sinh qua cáchoạt động học
Xác định vấn đề cần khám phá
Xác định nội dung vấn đề học tập học sinh cần đạt được
Xác định cách thức báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động khám phá
+ Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học khám phá
Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trình bày và đánh giá kết quả của học tập
Ví dụ:
- Vì sao thảm thực vật rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Hồng kém phát triển hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
Trang 7- Vào tháng 8 ở Đồng bằng sông Hồng thường có mưa lớn, rả rích kéo dài Người dân thường gọi đây là hiện tượng gì ? Giải thích nguyên nhân?
- Vì sao Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn thứ 2 nước ta?
3.2.3 Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học trong đó học sinh làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra
- Điều kiện tiến hành:
+ Nhiệm vụ học tập cần đủ khó để cần đến cả nhóm hợp tác thực hiện + Không gian học tập cần phù hợp để học sinh thuận tiện trong việc trao đổi và thảo luận
+ Thời gian cần đủ cho các thành viên thảo luận trình bày kết quả
- Các giai đoạn tiến hành
+ Chuẩn bị
Xác định các hoạt động cần tổ chức
Xác định tiêu chí thành lập nhóm
Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động
Thiết kế các phiếu hoặc hình thức giao nhiệm vụ
+ Tổ chức dạy học hợp tác
Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện nhiệm vụ
Trình bày và đánh giá kết quả của học tập
- Ví dụ: Khi dạy về các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng, GV có thể tổ chức hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu về thế mạnh, hạn chế của vùng Hình thức trình bày có thể là poster, sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu powerpoint
3.2.4 Dạy học dự án
Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày
- Điều kiện tiến hành:
Dạy học các nội dung gần gũi với thực tiễn, có nhiều nội dung thực hành đòi hỏi thời gian phù hợp, tùy quy mô dự án, thời gian có thể kéo dài trong vài buổi, vài tuần học
- Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị dự án
Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài
Chia nhóm và nhận nhiệm vụ
Lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ
+ Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện nhiệm vụ với các hoạt động: đề xuất các phương án giải quyết, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi
và hợp tác trong nhóm
Trang 8+ Báo cáo và đánh giá dự án
Học sinh thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp
Tiến hành đánh giá và rút kinh nghiệm để thực hiện dự án tiếp theo
Ví dụ: Để tham gia hội thảo “Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Hồng”, các nhóm chuyên gia sẽ viết các báo cáo về một số chủ đề sau:
Vấn đề phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, dân cư xã hội của ĐBSH Hình thức trình bày sản phẩm: Lựa chọn các hình thức sau để trình bày sản phẩm poster, webside, sổ tay, tạp chí…
3.3 Một số kĩ thuật dạy học tích cực
3.3.1 Chia sẻ cặp đôi
Là kĩ thuật tổ chức cho HS huy động những ý tưởng, suy nghĩ của cá nhân
để chia sẻ với bạn trong nhóm cặp đôi và các bạn cùng lớp nhằm cùng nhau giải quyết vấn đề hoặc trả lời câu hỏi được giao
Cách tổ chức
- Bước 1: GV đặt câu hỏi kích thích HS và khuyến khích các em suy nghĩ
- Bước 2: HS suy nghĩ cá nhân về câu hỏi đã cho
- Bước 3: HS chia sẻ ý tưởng của mình với bạn trong nhóm
- Bước 4: HS chia sẻ ý tưởng thống nhất của cặp đôi với cả lớp
Ví dụ: HS làm việc theo cặp (bàn) để trả lời câu hỏi: “Đưa ra các dẫn
chứng chứng minh Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển mạnh hàng đầu cả nước.”
3.3.2 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (SĐTD/ mind-map) là kĩ thuật tổ chức dạy học dưới hình thức trình bày thông tin trực quan, thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
và
biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh
Trang 9
Hình Sơ đồ thế mạnh và hạn chế của Đồng bằng sông Hồng
Hình Sơ đồ về các ngành kinh tế Đồng bằng sông Hồng
3.3.3 Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm Kĩ thuật “các mảnh ghép” được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ phức hợp, nhằm kích thích sự hợp tác tham gia của các thànhviên trong nhóm, nhưng vẫn phát huy vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác, tăng cường tính độc lập trách nhiệm của mỗi cá nhân
Cách tiến hành:
Để vận dụng KTDH này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận thành 2 vòng (vòng “chuyên gia”, vòng “mảnh ghép”), các bước tiến hành như sau:
- Vòng 1 (nhóm chuyên gia): Ở vòng này, GV chia HS theo nhóm tương ứng với các nội dung cần tìm hiểu của bài học Sau đó GV giao nhiệm vụ và tổ chức cho các học sinh thảo luận tìm hiểu về vấn đề mà nhóm mình làm chuyên gia Sản phẩm vòng 1 là các thànhviên trong mỗi nhóm đều trở thành chuyên gia
về vấn đề mà mình đã tìm hiểu
- Vòng 2 (nhóm mảnh ghép): GV tổ chức cho học sinh hình thành nhóm mới, là thành viên đến từ nhóm “chuyên gia” Nhóm “mảnh ghép” phải
có đầy đủ các thành viên đến từ các nhóm “chuyên gia” Ở vòng 2, học sinh phải thực hiện lần lượt 2 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung đã tìm hiểu cho các bạn trong nhóm
+ Nhiệm vụ 2: Các thành viên trong nhóm mới thảo luận và giải quyết nhiệm
vụ mới GV giao cho
Trang 10- Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm Mỗi nhóm được giao một nhiệm
vụ với những nội dung học tập khác nhau:
+ Nhóm 1: Phân tích đặc điểm quy mô, gia tăng, cơ cấu dân số Đồng bằng sông Hồng
+ Nhóm 2: Phân tích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng
+ Nhóm 3: Phân tích đặc điểm lao động ở Đồng bằng sông Hồng
+ Nhóm 4: Phân tích đặc điểm đô thị hóa ở Đồng bằng sông Hồng
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải
quyết: “Giải thích tại sao dân cư là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Đồng
bằng sông Hồng”
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả
Ví dụ: Nhiệm vụ tìm hiểu về dân cư Đồng bằng sông Hồng
3.3.4 Tổ chức các trò chơi học tập
Để tăng hứng thú trong các bài học, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh Có nhiều loại trò chơi:
- Trò chơi khởi động: chủ yếu tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh