1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Áp lực Đồng trang lứa Đối với học sinh trung học phổ thông

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp lực đồng trang lứa đối với học sinh trung học phổ thông
Tác giả Nguyễn Huỳnh Ngọc Như, Bùi Xuân Như
Trường học Trường THPT Đức Linh
Chuyên ngành Khoa học xã hội và hành vi
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Thuận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài chúng em có thể giúp học sinh có nhận thức tốt hơn về áp lực đồng trang lứa.. Tại Việt Nam, xuất phát từ nguyên nhân do kết quả học tập không như mo

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN

TRƯỜNG THPT ĐỨC LINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI

ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

HỌC SINH THỰC HIỆN

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Trang 2

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Áp lực đồng trang lứa – Peer pressure là cụm từ quen thuộc thường xuyên được nhắc

đến trong thời gian gần đây Những hình mẫu lý tưởng, những bạn trẻ vượt khó đạt nhiều

thành công càng xuất hiện rộng rãi trên các diễn đàn, thông tin đại chúng Đôi khi nó không xuất hiện một cách trực tiếp mà được gài gắm đâu đó trong những câu nói tưởng chừng như

vô hại nhưng lại khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều Là hội chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi như trẻ em, học sinh, sinh viên, cho đến lúc trưởng thành, đi làm hoặc đến khi già đi thì áp lực đồng trang lứa vẫn có thể tồn tại và gây tác động đến đời sống, tâm lí con người Tùy vào lứa tuổi và tính cách của mỗi người mà áp lực đồng trang lứa cũng thể hiện khác nhau Trong đó những người trẻ thường xuyên bị so sánh với “con nhà người ta”, bị áp lực trước điểm số và thứ hạng trong lớp hay là sự thành công trong học tập của các bạn Kèm theo là những sự so sánh gay gắt của xã hội, thậm chí trong cả gia đình khiến cho nhiều người, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông rơi vào tình trạng áp lực, mặc cảm, suy sụp trước “con nhà người ta”

Hiện nay, trên nền tảng giáo dục trong trường học, bạn bè và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lí và nhận thức của học sinh Nhưng vấn đề về những áp lực còn chưa được quan tâm đúng mực Đa số học sinh và phụ huynh chưa đủ kiến thức hiểu biết về áp lực đồng trang lứa, trong đó có cả áp lực giữa phụ huynh với nhau Nhiều người còn không biết rằng bản thân đang mắc phải “hội chứng tâm lí” này mà chỉ xem nhẹ, né tránh vấn đề tạo nên suy nghĩ, hành động tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất

Chúng em muốn tuyên truyền về kiến thức, giúp các bạn trẻ đặc biệt là học sinh

trường THPT Đức Linh hiểu rõ về áp lực đồng trang lứa và tìm ra các giải pháp hữu ích để vượt qua nó Từ đó đảm bảo sức khỏe tinh thần luôn ổn định và phát triển bản thân tốt hơn

Vì vậy chúng em chọn đề tài “Áp lực đồng trang lứa đối với học sinh trung học phổ thông”

II ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Suy nghĩ và hành động của học sinh THPT đối với áp lực đồng trang lứa

2 Mục đích của đề tài

Dựa trên kết quả khảo sát, tìm ra nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa Từ đó, nghiên cứu, tìm ra giải pháp giúp thay đổi suy nghĩ, xóa bỏ những gánh nặng tâm lí của học sinh trường THPT Đức Linh về áp lực đồng trang lứa

3 Phạm vi của khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát sự hiểu biết và thực trạng chung của học sinh THPT Đức Linh khi gặp phải áp lực đồng trang lứa

4 Điểm mới của đề tài

Ở khắp mọi nơi trên thế giới, áp lực đồng trang lứa là một vấn đề rất phổ biến ở xã hội hiện đại, đặc biệt là trong nhóm tuổi teen, học sinh, người đi làm Điều đó đã để lại nhiều hậu quả về mặt tâm lí, sức khỏe như trầm cảm, stress, Thậm chí là tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân Tuy nhiên ở trường THPT Đức Linh, vẫn chưa có dự án nghiên cứu nào đưa ra những ý kiến, nhận thức và những giải pháp về áp lực đồng trang lứa có thể giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng để vượt qua nó Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài chúng em có thể giúp học sinh có nhận thức tốt hơn về áp lực đồng trang lứa Từ đó học sinh

sẽ có những cách ứng xử đúng đắn khi gặp phải áp lực đồng trang lứa Hơn thế nữa, đề tài

Trang 3

này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hay người trong gia đình có đủ hiểu biết để nuôi dạy, giáo dục con cái, giúp con em ngày một hoàn thiện hơn để đi đến tương lai thành công

5 Hạn chế của đề tài

Các bạn học sinh còn chưa dám bộc lộ những cảm xúc chân thật của mình, chưa mạnh dạn bày tỏ cho nên đưa ra những đánh giá không mấy khách quan trong quá trình khảo sát

Khó khăn trong quá tiếp cận phụ huynh của các bạn học sinh, dẫn đến nắm bắt và tuyên truyền giải pháp đến phụ huynh còn hạn chế

III GIẢ THUYẾT KHOA HỌC, THIẾT KẾ, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÂU HỎI

NGHIÊN CỨU

1 Giả thuyết khoa học (cơ sở lí luận)

1.1 Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa hay Peer pressure là một thuật ngữ trong chuyên ngành tâm lí và

giáo dục Hiểu một cách đơn giản áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở một cá nhân chịu tác

động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng được cho

là thành công hơn, hạnh phúc hơn Các tác động này có thể xuất phát từ bên trong của cá nhân đó hoặc do các yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thành áp lực

1.2 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa

Bản thân luôn cảm thấy căng thẳng, stress về việc phải cố gắng hơn hoặc cho rằng mình thua kém bạn bè, cảm thấy dù đã cố bao nhiêu nhưng cũng không bằng bạn bè Vì cố gắng quá nhiều nên chính mình luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần uể oải, thường xuyên bồn chồn, lo lắng không rõ nguyên nhân

Luôn cảm giác bị mọi người coi thường, thiếu tự tin vào bản thân, dẫn đến rối loạn giấc ngủ vì suy nghĩ quá nhiều Tinh thần dễ tiêu cực hơn, có thể dễ trở nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai

Luôn muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng mình không hề thua kém những người xung quanh Ít gặp gỡ những người xung quanh hơn do sợ bị nhắc về các vấn đề học tập, công việc

Luôn luôn có tâm lý so sánh mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt chỉ so sánh với những người có đời sống, công việc tốt hơn, không quan tâm đến những người bằng hay kém năng lực hơn bản thân

2 Thiết kế nghiên cứu

2.1 Thời gian nghiên cứu

Tháng 9/2023: tìm hiểu các tài liệu liên quan, thực hiện khảo sát lần 1

Tháng 10/2023: tiến hành thực hiện các giải pháp

Tháng 11/2023: thực hiện khảo sát lần 2, nghiên cứu, phân tích số liệu, dữ liệu, hoàn thành đề tài

2.2 Phương tiện hỗ trợ nghiên cứu

Máy vi tính, các phần mềm ứng dụng để thống kê số liệu: Microsoft Office (word, excel, powerponit), Google Drive để thiết kế bài khảo sát, xử lí số liệu khảo sát thực tế, vẽ biểu đồ các số liệu thu thập được Mạng internet để khảo sát, tìm kiếm hình ảnh, tư liệu và tài liệu tham khảo liên quan

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu chính

Trang 4

Quan sát, tìm hiểu thực trạng về nhận thức và suy nghĩ của học sinh THPT và phụ huynh về áp lực đồng trang lứa

Thu thập ý kiến từ bạn bè

Xây dựng phiếu khảo sát phù hợp

Tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích kết quả khảo sát

Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Học sinh THPT có hiểu biết như thế nào về áp lực đồng trang lứa?

Câu hỏi 2: Học sinh trường THPT Đức Linh có những hành động, suy nghĩ như thế nào

với áp lực đồng trang lứa?

Câu hỏi 3: Nhận thức sai về áp lực đồng trang lứa sẽ gây ra những hậu quả gì?

Câu hỏi 4: Giải pháp nào giúp học sinh trường THPT Đức Linh có tư duy, suy nghĩ đúng

đắn với áp lực đồng trang lứa?

IV TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu thực trạng

1.1 Áp lực đồng trang lứa trên thế giới và Việt Nam

Ở Trung Quốc theo trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa tự tử ở Bắc Kinh đã tiến hành điều tra trên 15.431 nạn nhân của chứng trầm cảm, áp lực trong công viêc, học tập trong vòng 2 năm, kết quả cho thấy những người từ độ tuổi 18 đến 25 chiếm 37,6% Theo Liu - Hon, nhà tâm lý học ở trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa tự tử ở Bắc Kinh nhận định: “Xã hội đầy rẫy áp lực và cạnh tranh, vì vậy những người trẻ tuổi vốn thiếu kinh nghiệm giải quyết khó khăn thường có xu hướng chán nản, thất vọng”

Yasuyuki Shimizu, người đứng đầu trung tâm Xúc tiến Đối phó Tự tử Nhật Bản, nhận thấy mối quan hệ mật thiết từ áp lực đồng trang lứa và nguy cơ tự tử Ông nói: “Người Nhật

có xu hướng nghĩ rằng họ không sống nỗi nếu không hòa đồng với mọi người xung quanh”

Áp lực đồng trang lứa “douchoatsuryoku” trong tiếng Nhật, là sức mạnh vô hình khiến con người tuân theo một chuẩn mực lý tưởng trong xã hội, dù đôi khi họ không thực sự mong muốn và đồng tình

Tại Việt Nam, xuất phát từ nguyên nhân do kết quả học tập không như mong muốn, sức

ép từ phía gia đình, sự kì vọng về thành tích học tập, theo thời gian dẫn đến những áp lực tưởng như là bình thường nhưng đã thấm sâu vào trong nhận thức của các bạn học sinh Dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra như trường hợp bệnh nhi 13 tuổi, ở Long An vào ngày 23/03/2023 được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu về áp lực trong học tập Ngày 6/10/2020 nữ sinh lớp 12 đã treo cổ tự tử trong nhà vì trượt đại học Ngày 11/04/2018 nam học sinh lớp 10 tại TP HCM nhảy lầu tử vong do những

áp lực học tập từ gia đình Ngày 01/04/2022 nam sinh đang học lớp 10 của một trường THPT danh tiếng tại Hà Nội nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất tại quận Hà Đông (Hà Nội), với đoạn thư tuyệt mệnh để lại, khiến dư luận bàng hoàng tiếc thương… Tất cả là vì áp lực quá lớn trong học tập từ gia đình, bạn bè dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực cho các bạn học sinh trong một thời gian rất dài và dường như đã không được chia sẻ từ gia đình, thầy

cô, bạn bè…

1.2 Nguyên nhân chung của áp lực đồng trang lứa

a Ảnh hưởng từ lối sống tập thể

Trang 5

Các hành vi, lời nói của một người thường dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, dựa vào những người khác để hành động, dễ theo số đông… Nhiều người thường có

xu hướng chạy theo số đông, “bắt chước” sự thành công của người khác một cách không lành mạnh mà không biết năng lực của mình tới đâu Đánh mất chính kiến, khả năng phán đoán, bản sắc riêng và sự tự chủ của bản thân

b Do sự phát triển của mạng xã hội

Mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng chiếm nhiều thời gian sử dụng của học sinh Tuy nhiên, mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi có thể giết chết cả một thế hệ nếu chúng ta không biết sử dụng nó một cách hợp lý Trong đó, sự bùng nổ của xu hướng "khoe thành tích" trên mạng xã hội đã gây những tác động không nhỏ đến học sinh Việc người thân khoe thành tích của con em mình lên mạng xã hội đôi khi cũng là nguyên nhân khiến con em mình cảm thấy áp lực về việc phải giữ vững thành tích Và với sự thành công của người khác trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ bị so sánh, tự đặt ra những câu hỏi để chất vấn bản thân mình và cho rằng mình là kẻ kém cỏi, bất tài, tệ hại

c Do sự so sánh và ảnh hưởng từ chuẩn mực xã hội

Một câu nói quen thuộc được các gia đình Việt Nam thường hay nhắc đến đó là "con nhà người ta" Khái niệm này thường được đem ra để so sánh, bắt ép con cái phải nỗ lực, cố gắng có thành tích như bạn bè đồng trang lứa

Nhiều người thường hay cho rằng việc so sánh con cái với "con nhà người ta" chỉ với mong muốn con có thêm mục tiêu để phấn đấu và phát triển bản thân hơn Tuy nhiên hình tượng này lại chính là áp lực to lớn đối với rất nhiều giới trẻ hiện nay Tương tự, đối với giáo viên, đôi khi việc so sánh giữa học sinh này với học sinh khác cũng vô tình tạo ra áp lực cho các em Thói quen so sánh và áp đặt chuẩn mực, định kiến xã hội lên bản thân hoặc người khác đã hình thành trong tiềm thức của mỗi người, về lâu về dài việc những tư tưởng này phát triển dần thành áp lực đồng trang lứa là điều khó tránh khỏi Khiến cho nhiều người hình thành tâm lý tự ti cho đến khi lớn lên, từ đó khó có thể phát triển các tiềm năng của chính mình

d Nhu cầu hoà nhập

Sống trong một môi trường tập thể, ai cũng có nhu cầu, mong muốn được sống hòa nhập với cộng đồng, được chú ý đến và nhận được sự quan tâm của cộng đồng đó Vì thế lời nói, hành vi của một người thường dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh Nhiều người lúc nào cũng quan tâm đến những suy nghĩ, cảm nhận, ánh nhìn của người bên cạnh Thay vì chú ý đến cảm xúc, mong muốn và giá trị của bản thân thì họ lại có xu hướng hành động và cố gắng chạy theo tập thể, số đông, đề cao thứ hạng, thành tích

e Do sự phát triển chưa phù hợp về tư tưởng và nhận thức

Đối với học sinh, xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng về giá trị của bản thân, không tin tưởng vào chính mình hoặc có những tầm nhìn hạn hẹp khiến nhiều bạn trở nên mất tự tin, luôn lấy bản thân để so sánh với các bạn khác ở nhiều tiêu chuẩn như kinh tế, học lực, ngoại hình, sự quan tâm của gia đình Luôn nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực, suy nghĩ còn non nớt, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, luôn muốn bản thân trở nên nổi bật hơn, dễ bị tác động và ảnh hưởng từ bạn bè, môi trường Dễ bị lay động, tạo nên thói quen xấu cho bản thân

1.3 Nhận thức của học sinh và phụ huynh trường THPT Đức Linh về áp lực đồng trang lứa

Trang 6

Theo quan sát, chúng em nhận thấy nhiều bạn học sinh trường THPT Đức Linh có biểu hiện thiếu sự hiểu biết, kĩ năng và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa Có trường hợp bị chấn động tâm lý, rơi vào trầm cảm, suy giảm khả năng học tập Ngoài

ra còn ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập của các bạn

Để thấy rõ hơn học sinh trường THPT Đức Linh có hiểu biết và nhận thức như thế nào chúng em đã tiến hành khảo sát lần 1 qua đường link:

https://forms.gle/tin1TYKCrx5ULb65A

Số lượng khảo sát là 220 bạn học sinh trường THPT Đức Linh Kết quả như sau

Số lượng (người)

%

1 Bạn có đang cảm thấy mệt

mỏi, căng thẳng trong học

tập, cuộc sống không?

2 Bạn có hay tự so sánh bản

thân mình với người khác

không?

3 Khi thấy bạn bè được

điểm cao, khoe thành tích

trên mạng xã hội, còn mình

thì ngược lại, bạn cảm thấy

như thế nào?

Buồn rầu, suy nghĩ nhiều 130 59,1% Ghen tỵ, chán ghét 8 3,7%

Ngưỡng mộ, lấy đó làm động lực để lần sau cố gắng

21 9,5%

4 Bạn cảm thấy như thế nào

khi ba mẹ so sánh mình với

“con nhà người ta”?

Buồn, suy nghĩ nhiều 154 70%

Mình cần phải cố gắng để giỏi bằng họ 17 7,7%

5 Bạn đã chia sẻ và tâm sự

về những áp lực của bạn với

gia đình, bạn bè chưa?

6 Khi cảm thấy mệt mỏi,

khó chịu, stress bạn sẽ làm

gì?

Tâm sự với người thân hoặc bạn bè 50 22,7%

Viết nhật kí, đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao

10 4,5%

Chia sẻ lên mạng xã hội 13 6%

7 Điều tệ nhất bạn làm hoặc

suy nghĩ tiêu cực nhất khi

bạn cảm thấy áp lực là?

Nghĩ đến việc bỏ học 64 29,1% Cáu kỉnh, đập phá 95 43,2% Nghĩ đến việc tự tử 22 10% Không có những suy nghĩ tiêu cực 39 17,7%

8 Theo bạn như thế nào là

áp lực đồng trang lứa?

Xuất hiện ở một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng

36 16,4%

Trang 7

được cho là thành công hơn, hạnh phúc hơn

Là hội chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi như trẻ em, học sinh, sinh viên, người trưởng thành

13 5,9%

Gây ra hậu quả nhiều hơn hơn là thuận lợi về mặt tâm lý

Tất cả các ý trên 171 77,7%

9 Áp lực đồng trang lứa có

tác động như thế nào đối với

bạn?

Khiến mình cảm thấy buồn chán, bực bội, mệt mỏi

151 68,7%

Làm cho mình có động lực để vươn lên

32 14,5%

Không có ảnh hưởng gì 37 16,8% Đồng thời gia đình cũng là một nguyên nhân dẫn đến áp lực từ các bạn học sinh nên chúng em đã tiến hành khảo sát 38 phụ huynh lớp 12A11 THPT Đức Linh Đợt 1:

https://forms.gle/fUGLHCVREsYmD7H56

Số lượng (người)

%

1 Phụ huynh có bao giờ chia sẻ

với con cái về những áp lực của

con mình chưa?

Thấy điều đó là điều không cần thiết

2 Phụ huynh có hay so sánh

con mình với "con nhà người

ta" hay không?

Thường xuyên vì tôi thấy đó

là điều cần thiết để con tôi học hỏi

3 Phụ huynh có tìm hiểu về sở

thích và điểm mạnh của con

mình chưa?

4 Phụ huynh có đặt tiêu chuẩn,

kì vọng quá khả năng của con

mình hay không?

5 Phụ huynh có khoe thành tích

của con lên mạng xã hội không?

Qua kết quả khảo sát, chúng em thấy, đa số các bạn đều biết về áp lực đồng trang lứa, đồng thời đã và đang gặp phải tình trạng này Tuy nhiên, nhận thức và hành vi của các bạn đối với vấn đề thì chưa được đúng đắn, thiếu kĩ năng ứng phó và chưa hiểu rõ về áp lực đồng trang lứa Có 88% các bạn gặp áp lực trong học tập, cuộc sống, 76,8% thường hay so sánh

Trang 8

bản thân với người khác Cảm thấy buồn rầu, suy nghĩ nhiều chiếm 59,1% khi bạn bè được điểm cao hơn mình và 70% khi bị người thân so sánh với “con nhà người ta” 34,1% chưa bao giờ chia sẻ với gia đình, bạn bè về áp lực của mình Tệ hơn nữa là có 29,1 % nghĩ đến việc bỏ học và 10% nghĩ đến việc tự tử khi phải gánh chịu áp lực đồng trang lứa Bên cạnh

đó có 9,5% bạn học sinh lấy đó chính là động lực để phấn đấu trong học tập, mang lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ Đồng thời có những bạn học sinh nhận thức thoải mái hơn, giành thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm để giảm đi áp lực căng thẳng trong học tập

Về phía phụ huynh chưa bao giờ hoặc hiếm khi chia sẻ nhiều với con cái về vấn đề học tập cũng như những khó khăn trong cuộc sống của con chiếm tới 79% Thậm chí có nhiều phụ huynh hay so sánh hoặc khoe các thành tích của con lên mạng xã hội vô tình tạo

áp lực lên các bạn học sinh Nếu như những kì vọng của phụ huynh không được như mong muốn, thì những áp lực mà các bạn học sinh phải gánh chịu sẽ càng nặng nề hơn Từ đó nhận thức của các bạn học sinh sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn và càng nguy hiểm hơn nếu là những ý nghĩ thôi học hoặc tự tử

2 Ảnh hưởng của nhận thức, hành động về áp lực đồng trang lứa ở học sinh THPT Đức Linh

Về mặt tích cực: ở một mức độ vừa phải và đúng đắn thì đây có thể được xem là

động lực để thúc đẩy con người phấn đấu, cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển bản thân một cách toàn diện Đôi khi nhờ vào những áp lực đó mà nhiều người dần vượt qua giới hạn của chính mình, khám phá được những tiềm năng của bản thân để có thể đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống Nhiều người thường nói rằng "áp lực tạo kim cương" bởi phải có

sự phấn đấu nỗ lực thì mới có thể đạt được mục tiêu Đặc biệt đối với những người có thói quen lười biếng, thường xuyên trì hoãn công việc thì áp lực đồng trang lứa chính là nguồn động lực lớn để họ có thể trở nên tốt hơn

Về mặt tiêu cực: nếu chúng ta không biết cách đón nhận và xử lý tốt thì áp lực đồng

trang lứa sẽ trở thành một mối đe dọa nguy hiểm đè nặng lên cuộc sống của mỗi người Một điều đáng buồn là hầu hết mọi người thường dễ chịu những tác động tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa hơn là những tác động tích cực Dễ thất bại hơn do chỉ muốn thành công nhanh chóng, làm mọi việc vội vàng mà không chịu nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo rõ ràng nên thường khó thành công

Áp lực đồng trang lứa khiến cho chúng ta mất dần đi sự tự tin vào chính bản thân mình, lâu dần bạn sẽ trở thành một người tự ti, mặc cảm, thiếu tự trọng và xem thường giá trị của bản thân Việc thay đổi suy nghĩ, hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội, bạn bè khiến bản thân không còn là chính mình, luôn cảm thấy bực bội, mệt mỏi vì phải đeo một lớp mặt nạ giả tạo

Một số người hình thành suy nghĩ lệch lạc, hành động không phù hợp và đúng đắn có

xu hướng ganh tị, thù ghét những người thành công và tài giỏi hơn mình nên có khả năng đe dọa, làm tổn thương đến những người đó Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu ở nhiều đối tượng khác nhau Thường xuyên rơi vào trạng thái buồn chán, ủ rũ mệt mỏi, suy sụp, không còn hứng thú với các hoạt động nào xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày

Theo như chúng em tìm hiểu với tổ tư vấn tâm lý học đường trường THPT Đức Linh

có xuất hiện tình trạng áp lực đồng trang lứa dẫn đến rối loạn giấc ngủ, suy nghĩ nhiều, nhạy

Trang 9

cảm quá mức và khó hòa nhập với bạn bè Người bị áp lực đồng trang lứa kéo dài sẽ có nguy

cơ trở thành tệ nạn xã hội Có xu hướng tìm đến các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của mình

Suy giảm chất lượng sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần do thường xuyên làm việc quá sức, thiếu ngủ, tinh thần sa sút, stress, ăn uống không ngon miệng Các mối quan hệ có thể bị

đe dọa nghiêm trọng Nhiều người thường xuyên bị đem ra so sánh với anh chị em trong gia đình hay bạn bè khiến cho họ có xu hướng ghét bỏ và muốn loại bỏ, tránh xa các mối quan

hệ khiến họ phải chịu nhiều áp lực Ngoài ra những người này còn có xu hướng nóng nảy dễ gây ra tranh cãi hơn

3 Các giải pháp đã tiến hành để giúp học sinh trường THPT Đức Linh có nhận thức và khắc phục áp lực đồng trang lứa

3.1 Giải pháp 1: Tiến hành tuyên truyền

Để giúp các bạn học sinh trường THPT Đức Linh hiểu rõ về áp lực đồng trang lứa, chúng em đã tiến hành tìm kiếm các tư liệu qua sách báo, đặc biệt là internet và thu thập được những kiến thức cần thiết để tuyên truyền

Thứ nhất: phát tài liệu cho các lớp.

Thứ hai: gửi đường link vào các nhóm lớp để các bạn có thể tiếp cận các nội dung dễ dàng hơn.

https://giaoducnhc.vn/peer-pressure-ap-luc-dong-trang-lua-2518.html

Thứ ba: tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp và

hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong các tiết sinh hoạt, chúng em đã thực hiện tuyền truyền đối với những bạn đã được khảo sát ở lần 1 tại các lớp 12A1, 12A2, 12A11, 11T3,11X5 về áp lực đồng trang lứa Chúng em đưa ra những câu hỏi, trò chơi để các bạn trả lời các kiến thức, nhận biết về áp lực đồng trang lứa, để các bạn cảm thấy thú

vị hơn trong việc tiếp cận nội dung

Kết quả thu được trong buổi tuyên truyền rất khả quan Đa số các bạn rất quan tâm và hứng thú khi tìm hiểu về áp lực đồng trang lứa Chúng em thiết nghĩ, nếu mỗi lớp đều có những buổi sinh hoạt như vậy trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp hay trong giờ sinh hoạt thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn Các bạn học sinh sẽ có nhận thức rõ hơn về áp lực đồng trang lứa Từ đó, các bạn sẽ tự nâng cao hiểu biết và điều chỉnh hành vi của mình

Thứ tư: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm

Trong quá trình học tập và tiếp xúc với các bạn Khi thấy các bạn có những biểu hiện

về áp lực đồng trang lứa Chúng em phối hợp với viên chủ nhiệm cùng tư vấn, tìm hiểu những vấn đề các bạn gặp phải, từ đó có hướng giúp đỡ để các bạn có thể học tập tốt hơn, tinh thần lạc quan hơn trong cuộc sống

Thứ năm: tuyên truyền bằng hình thức báo tường

Trang 10

Chúng em đã tuyên truyền đến các bạn học sinh qua hình thức là báo tường được dán tại bảng thông tin của nhà trường để các bạn có thể dễ dàng nhận thấy

3.2 Giải pháp 2: Tăng cường sự kết nối

Kết nối là yếu tố quan trọng đối với mọi

người, kết nối sẽ giúp các bạn cảm thấy được lắng

nghe thấu hiểu, được giúp đỡ và chia sẽ Thời đại

thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện cho con

người giao lưu, liên kết, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ

thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại,

trong đó mạng xã hội rút ngắn không gian, thời

gian và thúc đẩy sự giao lưu cùng nhau

Lập Fanpage "Hiểu bản thân - Yêu bản

thân" Tại Fanpage này, nhóm nghiên cứu cập nhật

hình ảnh, bài viết chia sẻ cảm nhận, cách giải toả

áp lực đồng trang lứa Lập ra các nhóm bạn trên

Zalo, Messenger theo tổ và theo lớp Bằng cách

này, chúng em đã kết nối thuận lợi các bạn với nhau tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập qua tin nhắn, trò chuyện, chia sẻ với nhau Lập nhóm Zalo phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm để giáo viên có thể dễ dàng tương tác với các phụ huynh và chia sẻ kiến thức về áp lực đồng trang lứa để họ hiểu rõ hơn

Tổ chức các buổi học nhóm hoặc làm việc nhóm, giúp tăng sự tương tác trực tiếp, giao lưu học hỏi, tìm ra điểm mạnh của mọi người Với cách này, chúng em nhận thấy các bạn trong lớp hòa đồng, thân thiện hơn Tự tin hơn trong giao tiếp và trong học tập

3.3 Giải pháp 3: Giải toả tâm lí, suy nghĩ.

Một điều vô cùng quan trọng trong việc giúp giải tỏa áp lực tâm lí đó là biết “chia sẻ

và lắng nghe” Những bạn khi gặp các vấn đề về áp lực trong cuộc sống thường sẽ giữ riêng trong lòng và khi đã chất chứa quá nhiều cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi điều đó sẽ khiến các bạn ngày một kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần Vì vậy chúng ta nên chia sẻ, tâm sự với người

mà mình tin tưởng điều đó sẽ khiến bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn Chúng em

đã kết hợp với Đoàn trường cùng Tổ tư vấn tâm lí học đường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tích hợp tuyên truyền và cổ vũ các bạn dám nói ra tâm tư, lo lắng của mình đồng thời lắng nghe, chia sẻ, trò chuyện cùng các bạn Giúp các bạn dạn dĩ hơn và hiểu rằng

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w