Tuy nhiên, đasố vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừaVí dụ như : VietFirst FinTech Công nghệ Tài chính, Green Farm Agritech Nôngnghiệp công nghệ cao, VinFast battery SolutionsSản xuất pin v
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI
Giảng viên hướng dẫn: ThS
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Vũ Tiến Long
2 Trần Thị Kim Oanh
3 Hà Thị Hoa 4.
5.
Hà Nội, năm 2024
Trang 2Lời Mở đầu
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định “ Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân
là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ” Đây là sự khẳng định quan trọng của Đảng về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta Nhấn mạnh quan điểm, tư duy nhất quán đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, coi “phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đây còn là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất”
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ở một địa bàn được xem là “ nóng bỏng, sôi động và nhộn nhịp nhất” Thành phố Hồ Chí Minh Kinh tế tư nhân ở Thành phố
Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố và cả nước Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Việt Nam, thu hút nhiều doanh nhân và nhà đầu tư tư nhân, tạo việc làm, cải thiện an sinh xã hội
Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển là tiền đề giải phóng các nguồn lực của xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm của Thành phố là “tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ Chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về kinh tế
tư nhân, đồng thời đánh giá tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những thực trạng và giải pháp, cơ hội và thách thức mà
nó mang lại thông qua các nội dung dưới đây
Chương I: Tổng quan về đầu tư tư nhân trong nền kinh tế nước ta hiện nay
Chương II: Thực trạng đầu tư kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố HCM Chương III: Giải pháp phát triển đầu tư tư nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Chương I: Tổng quan về đầu tư tư nhân trong nền kinh tế nước ta hiện nay 1.1.Tình trạng chung đầu tư kinh tế tư nhân
Trang 3Trong giai đoạn 2022-2023, Kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã có nhiều biến chuyển, thể hiện thông qua 1 vài thành tựu nổi bật xong cũng còn không ít thách thức còn tồn tại
* Tăng trưởng ổn định
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2022 đạt hơn 2.200 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2021
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023: Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 ước tính đạt 3.166,6 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 130
tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2022
Quy mô Doanh nghiệp : Số lượng doanh nghiệp tư nhân mới thành lập tiếp tục tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên, đa
số vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ví dụ như : VietFirst FinTech (Công nghệ Tài chính), Green Farm Agritech (Nông nghiệp công nghệ cao), VinFast battery Solutions(Sản xuất pin và công nghệ năng lượng), Sunrise Logictics(Dịch vụ Logictics và vận tải),
1.1.1 Đầu tư và mở rộng kinh doanh
Công nghệ và đổi mới sáng tạo : Các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo tăng mạnh Các lĩnh vực như Công nghệ Tài chính, Công nghệ giáo dục, Công nghệ về Y tế và thương mại điện tử thu hút nhiều vốn đầu tư, từ cả trong và ngoài nước.Chính phủ cũng khuyến khihcs các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao
Bất động sản và hạ tầng: Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở mức cao, với nhiều dự án, khu đô thị, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông đc triển khai như
Dự án Vinhomes Ocean Park 2, Khu đô thị EcoPark, Dự án Vincom Mega Mall Smart City, Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng đối mặt với 1 số tác động của chính sách tín dụng và sự biến động của thị trường tài chính và luật đất đai mới sắp
có hiệu lực năm 2024
1.1.2 Môi trường Kinh doanh và đầu tư
- Cải thiện môi trường kinh doanh: Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải cách thủ tục
Trang 4nghiệp tư nhân Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện, giúp thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân Ví dụ như Nghị định 01/2022/NĐ-CP : Quy định về đăng kí doanh nghiệp đc ban hành nhằm cải thiện môi tường Kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp, Luật đầu tư 2022, Nhà nước cũng điều chỉnh các quy định về cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm bớt các điều kiện không cần thiết và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ,
- Chính sách hỗ trợ : Nhà nước có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được triển khai mạnh mẽ Các chương trình hỗ trợ tài chính, đào tạo và xúc tiến thương mại được tăng cường
Ví dụ có thể kể đến như
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua Nghị định 41/2022/NĐ-CP về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ch các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức giảm là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2022 và 2023 đối với các doanh nghiệp
có doanh thu dưới 200 tỷ đồng và giảm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
+ Chính sách giảm thuế GTGT (VAT) : Nội dung: Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2022 và 2023 cho một số nhóm hàng hóa và dịch vụ
+ Gói hỗ trọ lãi suất 2% từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Triển khai thông qua các ngân hàng thương mại, gói hỗ trợ này giúp doanh nghiệp vay vốn với lãi suất giảm 2% so với lãi suất thông thường
1.1.3 Những Thách thức
- Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Dù đã kiểm soát tốt dịch bệnh, những hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp
- Công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sự chênh lệch về mức độ ứng dụng công nghệ giữa các doanh nghiệp lớn , DN vừa và nhỏ vẫn còn lớn Nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa đủ khả năng tài chính và nhân lực để đầu tư vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Trang 5- Khả năng tiếp cận vốn: Nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ , vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng do các yêu cầu về tài sản đảm bảo cao là những rào cản lớn
- Chât lượng nguồn nhân lực: Mặc dù đã có nhiều cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, thiếu hụt lao động kĩ thuật cao, theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam thiếu khoảng 3 triệu lao động kỹ thuật cao vào năm 2023
1.1.4 Triển vọng và cơ hội
Chính sách thu hút đầu tư: Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ chất lượng cao
Ví dụ như :Quỹ NAFOSTED hỗ trợ tài chính cho các dự án đổi mới sáng tạo và nghiên cứu khoa học với các khoản tài trợ từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng Chương Trình Tài Trợ Đầu Tư từ Ngân Hàng Nhà Nước: Ngân hàng Nhà nước cung cấp gói hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành ưu tiên như công nghệ cao, nông nghiệp sạch với mức hỗ trợ lãi suất từ 2-4%,
Tăng cường hợp tác công tư : Mô hình hợp tác công tư (PPP) được đẩy mạnh
để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân vào các dự án hạ tầng lớn, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế
án sân bay Long Thành, dự án cải tạo hệ thống cấp nước hà Nội,
Chuyển đổi số : Xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững
1.2 Khái niệm
Kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, bao gồm tất
cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thương mại, và dịch vụ do các cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc các tổ chức kinh tế ngoài khu vực nhà nước thực hiện Trong nền kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro và hiệu quả kinh doanh
Trang 6Khái niệm đầu tư tư nhân: Là hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp tư nhân sử dụng nguồn lực tài chính của mình nhằm mua bán các tài sản tải chính, phát triển dự án hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
1.3 Các nhân tố tác động đến đầu tư tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2022-2023.
Trong giai đoạn 2022-2023, có nhiều yếu tố tác động đến đầu tư tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam Dưới đây là một số nhân tố chính:
1.3.1 Tình hình kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh
Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mức cao 8% vào năm trước Tuy nhiên, tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả
và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình³
Tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% trong năm 2023, với sự đóng góp của các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Tăng trưởng kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân Nền kinh tế phục hồi và triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân dưới 3% là mức rất thấp, có thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân và không hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế
Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và sức mua của người tiêu dùng Lạm phát cao có thể làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của các dự án đầu tư
Trong giai đoạn 2022 và 2023, lạm phát tại Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ở mức khoảng 4% Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng cao Trong nước, thách thức bao gồm khó khăn trong hoạt động kinh doanh tiếp tục tồn tại ở một số ngành và tình trạng thiếu lao động² Tuy nhiên, Chính phủ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo
ổn định kinh tế vĩ mô Một số biện pháp bao gồm giảm lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, hỗ trợ các ngành và lĩnh vực, và giảm thuế giá trị gia tăng Việt⁴ Việt
Trang 7Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát, và việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023 đã đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
1.3.2 Chính sách tiền tệ và tài khóa
Lãi suất: Mức lãi suất vay vốn từ các ngân hàng thương mại là một yếu tố quan trọng Lãi suất thấp khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư, trong khi lãi suất cao có thể hạn chế khả năng vay và mở rộng kinh doanh
Chính sách lãi suất toàn cầu:
Các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới tích cực sử dụng chính sách lãi suất để đối phó với xu hướng tăng lạm phát Năm 2022, đã có ít nhất 300 đợt tăng lãi suất của các NHTW trên toàn cầu, cao hơn gần 3 lần so với năm 2021
Tăng lãi suất được sử dụng để kiểm soát lạm phát, bảo vệ đồng bản tệ, và kích thích hạn chế tiêu dùng, tăng tích trữ hàng hóa và vàng, làm tăng tiền gửi và sử dụng tiết kiệm, giảm cầu tín dụng và thu hẹp nhập khẩu
Tình hình lãi suất tại Việt Nam:
- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng lãi suất hai lần trong năm 2022 Lãi suất huy động tiền gửi bình quân tăng, và lãi suất cho vay tối đa bằng VND cũng có điều chỉnh tăng
Từ quý IV/2022, việc Fed tăng lãi suất đã có tác động đến kinh tế Việt Nam, bao gồm tỷ giá, chi phí vay vốn, và dòng vốn đầu tư
- Chính sách thuế: Các biện pháp khuyến khích thuế và ưu đãi đầu tư của Chính phủ
có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân Các chính sách thuế hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):Chính sách miễn, giảm thuế ban hành trong năm 2022 vẫn còn ảnh hưởng đến nguồn thu năm 2023 Các biện pháp hỗ trợ tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp, giảm thuế, phí, và cắt giảm chi phí đã được triển khai để thúc đẩy phục hồi kinh tế
- Thuế nhà thầu nước ngoài: Việc áp dụng thuế nhà thầu nước ngoài cũng có tác động đến đầu tư tư nhân Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng được quan tâm
để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư
Trang 8- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Chính sách GTGT ảnh hưởng đến giá trị giao dịch
và doanh nghiệp Việc kê khai, nộp thuế GTGT, chiết khấu, và hoàn thuế cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư tư nhân
1.3.3.Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh
Cơ sở hạ tầng: Sự phát triển của cơ sở hạ tầng (giao thông, viễn thông, năng lượng) là một yếu tố quan trọng, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Môi trường kinh doanh: Các cải cách hành chính, sự minh bạch và hiệu quả trong quá trình cấp phép đầu tư, và môi trường pháp lý ổn định là các yếu tố quan trọng thu hút đầu tư tư nhân
1.3.4 Yếu tố quốc tế
Tình hình kinh tế toàn cầu: Biến động kinh tế thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính, hay sự thay đổi trong thương mại quốc tế (như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung) cũng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng: Sau đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp quốc tế có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tạo cơ hội cho đầu tư tư nhân trong nước
1.3.5 Yếu tố xã hội và chính trị
Ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị của Việt Nam là một yếu tố quan trọng giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
Nguồn lao động: Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, đây là một lợi thế thu hút đầu tư Tuy nhiên, chất lượng lao động và kỹ năng công nghệ cũng cần được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp hiện đại
1.3.6 Các yếu tố khác
Công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sự phát triển và ứng dụng công nghệ mới, cũng như sự hỗ trợ của chính phủ trong lĩnh vực này, sẽ tác động tích cực đến đầu
tư tư nhân
Môi trường: Các yếu tố môi trường và xu hướng phát triển bền vững cũng ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm
1.4 Nguồn vốn của đầu tư tư nhân
Trang 9Vốn đầu tư tư nhân: đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.Tuy nhiên, trong giai đoạn
2022 - 2023, nguồn vốn đầu tư tư nhân có một số biến động:
1.4.1 Vốn đầu tư trong nước
Giảm nhẹ: So với năm 2022, tổng vốn đầu tư tư nhân trong nước đăng ký trong 11 tháng đầu năm 2023 giảm 7,9%, đạt 1.366 nghìn tỷ đồng
Giảm mạnh: Riêng vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp tăng vốn giảm 40,1%, xuống còn 1.784 nghìn tỷ đồng
Nguyên nhân:
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như: giá nguyên vật liệu tăng cao, chi phí logistic tăng, sức tiêu thụ giảm sút, thủ tục đầu tư còn rườm rà…
Ảnh hưởng bởi lãi suất ngân hàng tăng, thị trường chứng khoán biến động
1.4.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Tăng trưởng: Vốn FDI thực hiện trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước
Lý do:
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu điểm như: ổn định chính trị, nền kinh tế vĩ mô ổn định, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài
1.4.3 Một số nguồn vốn đầu tư tư nhân tiềm năng khác
Thị trường chứng khoán: Tuy có biến động nhưng vẫn thu hút được nguồn vốn nhất định, đặc biệt là từ nhà đầu tư nước ngoài
Trái phiếu doanh nghiệp: Phát triển chưa mạnh nhưng có tiềm năng lớn trong tương lai
Chương II: Thực trạng đầu tư kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố HCM 2.1 Thực trạng chung ở Việt Nam
Kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ Tính trung bình trong giai đoạn
Trang 10Đặc biệt, giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm có hơn 130 nghìn DN được thành lập mới Tương ứng với đó, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 500 nghìn tỷ đồng Giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm số vốn đăng ký mới đạt trên 150 nghìn tỷ đồng
Đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển một số DN khu vực tư nhân có quy mô lớn, đang từng bước kinh doanh đa ngành và trở thành những DN lớn, quan trọng trong nền kinh tế Bên cạnh đó, một số DN khu vực tư nhân( là những DN đầu tư ra nước ngoài và có những thành công, tạo dựng được thương hiệu Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, tinh thần kinh doanh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng mạnh
mẽ, trách nhiệm xã hội, đạo đức, văn hóa ngày càng lan tỏa sâu rộng
Trên thực tế, kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế:
- Một là, giai đoạn 2010 - 2021, đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể) luôn chiếm tỷ trọng trên 50% GDP cả nước (50,55% năm 2019; 50,56% năm 2020; 50,04% năm 2021, trong đó bao gồm cả khu vực kinh tế hợp tác) và là khu vực có tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực (nhà nước,
tư nhân và FDI)
- Hai là, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (thuộc khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh, không kể phần thuế thu nhập cá nhân) có tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 - 2021, từ 11,7% năm 2011 lên 18,48% năm 2021(10) Đặc biệt, kể từ năm 2017 đến nay, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân đã vượt khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực DN FDI
- Ba là, kinh tế tư nhân từng bước tham gia liên kết, mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu thông qua liên kết dọc với khu vực FDI Đến năm 2021, kinh tế
tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất một số sản phẩm: chiếm 91,27% sản lượng muối biển; 88,45% sản lượng đường kính; 48,69% phân NPK; 44,64% xi-măng; 39,21% sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; 49,91% thép cán hình(11)
- Bốn là, đầu tư của kinh tế tư nhân không ngừng tăng, tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn vượt kinh tế nhà nước và kinh tế FDI Trong giai đoạn 2010 - 2021, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân đã tăng từ 44,6% năm