Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức.. Cá
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o BÀI TẬP TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
TÊN ĐỀ TÀI: CHỌN VÀ PHÂN TÍCH 1 NHÂN VẬT CÓ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO MÀ BẠN THẦN TƯỢNG
NHÓM: 5
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o TÊN ĐỀ TÀI : CHỌN VÀ PHÂN TÍCH 1 NHÂN VẬT CÓ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO MÀ BẠN THẦN TƯỢNG
Nhóm: 5
Trưởng nhóm:
Nguyễn Hà Ngọc Ánh -
2007230022
Thành viên:
1 Lưu Trần Quỳnh Hương -
2007230144
2 Nguyễn Thị Ngọc Diệp -
2007230050
3 Đặng Khánh Hương -
2007230148
4 Lê Hải Hà - 2007230088
5 Lường Thị Thủy -
2007230402
6 Đỗ Thị Minh Tâm -
2007230338
7 Phan Tuyết Nhi -
2007230280
Giảng viên hướng dẫn:
Lê Thị Biên Thùy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lãnh đạo là một chủ đề được quan tâm hàng ngàn năm nay, ở bất cứ nơi đâu,
với bất cứ ai, cũng có thể thảo luận về lãnh đạo và những cuộc thảo luận đó luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt Khi nói về lãnh đạo, chúng ta thường tưởng tượng
ra những người đầy quyền lực và năng động đã chỉ đạo một đạo quân lớn, một quốc gia, những tổ chức hùng mạnh Những khám phá về sự thông minh và tài nghệ của người lãnh đạo là do nó luôn mang tính huyền bí và có ý nghĩa giáo dục cho mỗi người trong chúng ta
Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức
Vì lãnh đạo là chức năng quan trọng của quản trị cùng với nhu cầu đòi hỏi hoàn thiện kỹ năng của nhà quản trị, lãnh đạo đã là chủ đề nghiên cứu và bàn luận sôi nổi của những nhà tâm lý xã hội học và hành vi học trong suốt nửa thế kỷ qua Kết quả là rất nhiều quyển sách và nhà báo viết về đề tài này đã được đăng tải và xuất bản Mặc dù còn rất những bất đồng và tranh luận, nhưng nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta những lí thuyết và mô hình lãnh đạo hữu ích có thể giúp cho những nhà quản trị có thể thành người lãnh đạo giỏi
Các công việc quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong doanh nghiệp và không biết lãnh đạo động viên, kích thích nhân viên của họ để đạt được mục tiêu mong muốn Người lãnh đạo giỏi phải
là người kích thích động viên, nắm được nghệ thuật khơi dậy lòng ham muốn làm việc say mê với công việc nơi mọi người
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra bản chất của lãnh đạo thông qua việc tìm hiểu sự ảnh hưởng và quyền lực Đánh giá được các tính cách của con người và sự tác động tới phong cách lãnh đạo
Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Trang 43 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về phong cách lãnh đạo cách áp dụng của Phạm Nhật Vượng
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng, phân tích các quan điểm của phương pháp luận , kết hợp một số phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích và trình bày để hoàn thành đề tài tiểu luận
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
Phần Một: Trình bày nội dung
1 Lãnh đạo là gì
Lãnh đạo là một quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung
Lãnh đạo mang đến một chức danh đối với người thực hiện công việc chuyên môn Trong đó năng lực, trình độ và kỹ năng cần được đảm bảo Thể hiện với các dẫn dắt và phân chia thực hiện công việc trong chiến lược chung Từ đó mang đến những ảnh hưởng đối với từng cá nhân thực hiện Bên cạnh đó cũng phản ánh năng lực của họ thông qua các kết quả công việc đạt được
Đây là hành vi của cá nhân hay nhóm người với các quy mô khác nhau của tổ chức để nhằm hướng tới mục tiêu chung mà các thành viên hướng đến Bên cạnh là nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận Mục tiêu của lãnh đạo là cá nhân hoặc nhóm sẽ
tự nguyện và hăng hái thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức
2 Phân biệt lãnh đạo với quản lý
Mọi người thường có sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng hai khái niệm lãnh đạo và quản lý Dưới đây là một số tiêu chí để phân loại lãnh đạo và quản lý giúp mọi người hiểu rõ hơn
2.1 Phạm vi quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý
Trong công việc, phạm vi và quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý là khác nhau Nhà lãnh đạo là những người nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi các ý tưởng ấy Trong chiến lược và chính sách được xây dựng, nhà lãnh đạo tiên phong trong tìm kiếm cách thức hiệu quả triển khai Trong công ty doanh nghiệp hay tổ chức thì
Trang 6nhà lãnh đạo có vai trò định hướng về các mục tiêu và tầm nhìn của công ty doanh nghiệp đó
Quản lý thực hiện các lý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo Họ làm những công việc cụ thể hơn, xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu và chỉ định nhân sự cụ thể thực hiện các kế hoạch đó Trong đó cần đảm bảo những ý tưởng cụ thể được triển khai thực tế
2.2 Vai trò đối với công việc
Nhà lãnh đạo luôn cần tìm ra hướng đi mới, tìm ra sự khác biệt Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những rủi ro trong các kế hoạch như một điều tất yếu Mang đến các trách nhiệm cho tính chất yêu cầu cao hơn của hoàn thành công việc
Nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu Thông qua các hoạt động trong quản lý nhỏ hơn mang đến những sự dễ dàng cần thiết hơn trong xác định và phân chia nhiệm vụ, công việc Thực hiện triển khai các kế hoạch cũng như quản lý nhóm nhân viên; hướng đến các thành công trong việc thực hiện cụ thể các công việc của nhân viên trong quản lý
2.3 Vai trò với nhân viên
Người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên; mang đến sự ngưỡng mộ trong phong cách thực hiện công việc và đảm bảo trong tính chất rộng hơn đối với việc triển khai chiến lược lớn trên thực tế
Quản lý lại là người trực tiếp bên cạnh, có tác động trực tiếp tương tác với nhân viên Họ giám sát thúc đẩy quá trình làm việc và kết của của nhân viên; phản ánh hiệu quả đối với mảng quản lý chính; hỗ trợ cho các công việc chính, cùng với nhà lãnh đạo mang đến hiệu quả hoạt động của tổ chức
Trang 72.4 Định hướng thực hiện công việc
Thông thường, lãnh đạo luôn hướng mọi người và công việc vào những mục tiêu tương lai, định hướng các kế hoạch Họ đảm bảo cho các chính sách và chiến lược phát triển chung cho doanh nghiệp được thực hiện
Nhà quản lý thực hiện tốt những công việc hiện tại sao cho hiệu quả nhất; đảm bảo trong tiến hành triển khai các chính sách thực tế tại các thời điểm khác nhau để mang đến kết quả phản ánh thực tế tìm kiếm qua các giai đoạn
3 Đặc điểm của nhà lãnh đạo
Theo như một số tài liệu đã nghiên cứu, một nhà lãnh đạo cần có rất nhiều kiến thức và kĩ năng, thế nhưng họ đều có những đặc điểm chung đó là: người có tầm nhìn; người truyền cảm hứng; người giỏi hoạch định chiến lược; người có tài về đào tạo, huấn luyện
Thứ nhất, người lãnh đạo là người có tầm nhìn Họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn người bình thường về các chiến lược, kế hoạch cần phải thực hiện Từ đó mới
có thể tìm thấy mục tiêu cần làm và thực hiện để đạt kết quả thành công
Thứ hai, lãnh đạo là người truyền cảm hứng Việc truyền cảm hứng cho các thành
viên là điều cần thiết để có thể tối ưu hoá năng suất mà các thành viên có thể mang lại Để đạt được kết quả thì tinh thần thực hiện là yếu tố góp phần không hề nhỏ
Thứ ba, lãnh đạo là người giỏi hoạch định chiến lược Việc đưa ra kế hoạch cần
phải biết cách thực hiện như thế nào là tốt nhất, phân bổ nguồn lực ra sao; chuyên môn phù hợp của từng bộ phận, đơn vị Họ là những người biết giải quyết bài toán một cách tốt nhất
Thứ tư, người lãnh đạo là người giỏi về đào tạo, huấn luyện Người lãnh đạo có
khả năng xây dựng đội ngũ tốt bằng cách đào tạo và huấn luyện cho các thành viên
Trang 84 Tố chất của người lãnh đạo
Người lãnh đạo giỏi không chỉ là người có kiến thức, kĩ năng tốt mà họ cần có những đặc điểm phù hợp để lãnh đạo Nói cách khác, họ cần có các tố chất riêng Những tố chất này bao gồm: tố chất thông minh (IQ), tố chất nhạy cảm (EQ), tố chất chính trực, tố chất tự tin và tố chất nghị lực
5 Vai trò của lãnh đạo
5.1 Xây dựng chiến lược
Người lãnh đạo là người có tầm nhìn nên bằng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình mà họ có thể dự đoán trước được các tình huống trong tương lai Tầm nhìn đó cung cấp những định hướng, vạch ra kế hoạch đón nhận cơ hội cũng như chuẩn bị cho những khó khăn có thể xảy đến Từ đó, nhà lãnh đạo xây dựng nên những chiến lược phát triển trong thời gian dài hạn Để có được tầm nhìn khác biệt
đó, họ phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao và sự hiểu biết sâu rộng Đây chính là điều cần thiết để gây ảnh hưởng nên cách thành viên khác trong tổ chức 5.2 Tạo ra nguồn năng lượng cho cá nhân và tập thể
Một tầm nhìn hấp dẫn tạo nên động lực làm việc cho nhà lãnh đạo Còn chính khả năng động viên, truyền cảm hứng ccủa người lãnh đạ lại là động lực quan trọng cho các thành viên trong doanh nghiệp Những người lãnh đạo là người dẫn dắt đội nhóm, là đầu tàu cho cả một doanh nghiệp Vi vậy, năng lượng của họ chính là sức kéo để "đoàn tàu" di chuyển đúng hướng
Những nhân viên khi không có định hướng rõ ràng sẽ cảm thấy kiệt sức, mất năng lượng khi phải đương đầu với những khó khăn, thử thách Lúc này chính là lúc khả năng gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo phải được phát huy một cách mạnh
Trang 9mẽ nhất Thêm vào đó còn là việc động viên mọi người khai phá tiềm năng của bản thân, cống hiến hơn nữa cho doanh nghiệp
Người lãnh đạo càng có tinh thần, cảm hứng làm việc thì các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức càng có động lực để phát triển Điều này khiến cho tập thể làm việc có hiệu suất cao hơn, thành quả đạt được cũng nhiều hơn và tiết kiệm thời gian hơn
5.3 Kiểm soát cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo có thể là người đi tiên phong, xây dựng định hướng, củng cố niềm tin
Họ cùng doanh nghiệp đi đầu, vươn lên những đỉnh cao mới Nhưng một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu là kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa quy trình cũng như tốc
độ làm việc
Một tổ chức hay doanh nghiệp dù mới hay đã hoạt động lâu năm đều tồn tại những sai phạm,vướng mắc Người lãnh đạo phải luôn chú tâm để ý đến quá trình hoạt động nhằm nhanh chóng phát hiện các lỗi có thể xảy ra Họ cần đưa ra những giải pháp khắc phục, tránh những lỗi nhỏ có thể gây ra những vấn đề lớn
6 Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo đề cập đến các phương pháp hoặc cách thức của nhà lãnh đạo khi thực hiện các nhiệm vụ như:giám sát, chỉ đạo,…nhân viên dưới quyền Phong cách lãnh đạo của một người được xác định thông qua cách họ đưa ra các kế hoạch và phương hướng như các mục tiêu đã đặt ra Đồng thời, họ thể hiện sự động viên, chia
sẻ, tạo ảnh hưởng và động lực đến toàn thể nhân viên cấp dưới
7 Các phong cách lãnh đạo và cách áp dụng
7.1 Các phong cách lãnh đạo cơ bản
7.1.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (phong cách lãnh đạo độc đoán)
Trang 10Trong phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo là người nắm mọi quyền lực và đưa
ra các quyết định Người lãnh đạo chuyên quyền là người quyết đoán thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, ít có lòng tin vào cấp dưới Họ thường giao nhiệm vụ và chỉ cho nhân viên cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe ý kiến đề xuất của nhân viên
Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, từ chối ý chí và sáng kiến của mọi thành viên
Ưu điểm: phong cách lãnh đạo rất hiệu quả khi bạn cần quyết định nhanh chóng Với phong cách này, bạn có thể định hướng rõ ràng cho nhân viên mới có ít kinh nghiệm
Nhược điểm: Phong cách này có thể làm mọi người thấy áp lực và e ngại, tạo bầu
không khí căng thẳng cho tập thể Ngoài ra, phong cách này cũng có thể khiến mọi người quá dựa dẫm vào một người lãnh đạo
· Ví dụ thực tế: Steve Jobs – Người đứng đầu Apple được biết đến là người có khả năng kiểm soát cao Anh thậm chí còn bị đuổi khỏi công ty một thời gian do phong cách chuyên quyền của mình
7.1.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách lãnh đạo đạt hiệu quả nhất theo nghiên cứu của Lewin Các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường tham khảo ý kiến của cấp dưới và khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến Loại lãnh đạo này bao gồm các nhà lãnh đạo không hành động nếu không có sự đồng tình của cấp dưới và những nhà lãnh đạo tự quyết định nhưng có tham khảo ý kiến cấp dưới Người lãnh đạo dân chủ luôn có lòng tin và hy vọng vào cấp dưới
Ưu điểm: Nhân viên cảm thấy được tôn trọng, sự hài lòng đối với lãnh đạo cũng được tăng cao Cần ít sự giám sát của người quản lý hơn bởi người lao động hài lòng với quyết định cuối cùng được đưa ra Tạo được môi trường làm việc sáng tạo, bình đẳng
Trang 11Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để thảo luận thu thập ý kiến và phản hồi về các kết
quả có thể xảy ra cũng như đưa ra kết luận
Ví dụ thực tế: George Washington
Ông đã sớm cho thấy những dấu hiệu về phong cách lãnh đạo dân chủ của mình khi hướng dẫn chính phủ Hoa Kỳ, bằng cách bổ nhiệm những nhà lãnh đạo mạnh mẽ cho nhân viên của mình
7.1.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là một phương pháp quản lý nhân sự trong đó người lãnh đạo tạo điều kiện để các nhân viên tự quản lý công việc và đưa ra quyết định hành động một cách độc lập Họ ít khi sử dụng quyền lực mà dành cho cấp dưới mức độ tự
do cao Từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân và đạt được hiệu suất tốt hơn
Ưu điểm: Tạo môi trường thuận lợi để nhân sự sáng tạo và đóng góp ý kiến, tăng
cường trách nhiệm cá nhân, giúp cá nhân phát triển tài năng, tạo mối quan hệ hòa hợp giữa nhân viên và nhà lãnh đạo
Nhược điểm: hiệu suất không đồng đều có thể suất hiện khi một số nhân viên không
có đủ khả năng quản lý, khó khăn trong quản lý xung đột, người lãnh đạo đổ lỗi cho nhân viên khi gặp sự cố
Ví dụ thực tế:
Nhắc đến phong cách lãnh đạo tự do không thể không nhắc đến Warren Buffett Warren Buffett đã áp dụng phong cách lãnh đạo tự do trong việc quản lý công ty Berkshire Hathaway Ông cho phép nhân viên và các nhà quản lý tự quản lý công việc của họ Phong cách này dựa trên nguyên tắc trao quyền và niềm tin vào khả năng của những người làm việc dưới quyền ông
Trang 12Kết luận : Trên thực tế có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác như: phương pháp lãnh đạo gián tiếp, phương pháp lãnh đạo tập trung, phương pháp lãnh đạo kết hợp,… Một nhà lãnh đạo có thể sử dụng bất kỳ một hoặc một số trong những phương pháp lãnh đạo khác nhau Việc lựa chọn để sự dụng phong cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Ngày nay, người ta thường sử dụng phương pháp lãnh đạo dân chủ, vì phương pháp này dễ thành công hơn và mang lại kết quả nhanh hơn
7.2 Cách áp dụng
7.2.1 Phương pháp chuyên quyền, độc tài với những trường hợp sau:
Những người hay có thái độ chống đối là những người không thích quyền lực Do
đó cần dùng các phương pháp này để chế ngự, hướng năng lực của họ vào những mục tiêu
Những người không tự chủ là những người luôn cảm thấy thiếu ý chí và nghị lực Đối với những người này cần phải có những qui định cứng rắn, cần có những nhà lãnh đạo uy quyền và giàu năng lực từ đó tạo niềm tin cho họ
7.2.2 Phương pháp dân chủ đối với những trường hợp sau:
Những người có tinh thần hợp tác, họ sẵn sàng hợp tác với người khác nhưng vẫn không phủ nhận tài năng, cá tính của mình Những nhân viên có cá tính như vậy sẽ phát huy năng lực của mình nếu được lãnh đạo theo phương pháp dân chủ
Những người thích lối sống tập thể, những người này thường thích làm việc trong tập thể, họ cần rất ít sự giám sát mà vẫn phát huy tối đa năng lực của mình
7.2.3 Phương pháp lãnh đạo tự do đối với những trường hợp sau:
Những người có đầu óc cá nhân, họ sẽ phát huy năng lực cao nhất bằng cách tự do hoạt động, họ sẽ nhận thức được mình đang và cần phải làm Họ thích được khen ngợi
và được sự chú ý của mọi người