1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thi cuối kỳ môn nghệ thuật lãnh Đạo Đề tài phong cách lãnh Đạo của các lãnh Đạo

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ Newstrom, Davis, 1993 1.1.2 Vai trò của Phong cách lãnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA QUN TR KINH DOANH

   

BÀI THI CUỐI KỲ MÔN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CÁC LÃNH ĐẠO

MÃ SỐ HỌC VIÊN : 2011550389

NIÊN KHÓA : 2020 - 2022

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GING VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

…………

………

………

………

………

………

………

………

…………

Tổng điểm:………

TP.HCM, ngày tháng năm 2021

GING VIÊN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lãnh đạo luôn được xem là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp dù quy mô của doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ Bởi người lãnh đạo được ví như một thuyền trưởng họ sẽ chính là người lèo lái con thuyền công ty vượt trùng dương để tiến đến những vùng đất hứa Vai trò của người lãnh đạo hết sức quan trọng, mà khả năng lãnh đạo là chìa khóa để trở thành nhà quản lý giỏi Người lao động có làm tốt hay không, có làm đúng với khả năng không và có được thỏa mãn nhu cầu hay không là do người lãnh đạo sắp xếp, từ đó cũng có thể nói những người có tài có tiếp tục gắn bó lâu dài hay không phần lớn là do người lãnh đạo Một người có khả năng lãnh đạo mới có thể làm cho mọi người sẳn sàng làm theo những gì người quản lý yêu cầu

Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay chúng ta thấy có nhiều nhà tỷ phú với tài sản lên đến hàng tỷ đô, hầu hết trong số họ là những nhà lãnh đạo tài ba của những công ty, tập đoàn lớn với hàng ngàn nhân viên dưới quyển mình Tuy nhiên tâm lý con người là rất phức tạp không ai giống ai, mỗi người sẽ có những ý thức, những tính tình, phong cách riêng vậy để lãnh đạo công ty với hàng ngàn người, hàng ngàn cá tính, tâm tư, tình cảm sở thích thành một khối thống nhất phát huy sức mạnh để đưa công ty phát triển nhà lãnh đạo cần phải làm thế nào? Việt Nam đã gia nhập WTO đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nhà lãnh đạo của nước ta nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhà lãnh đạo cần phải thể hiện rõ vai trò của mình Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và thành công trong nền kinh tế thời hội nhập hiện nay?

Trang 4

I/ CƠ SỞ LÝ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

1.1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo

để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993)

1.1.2 Vai trò của Phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, để họ cố gắng một cách tự nguyện vì các mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp Vai trò của người lãnh đạo không phải đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra

1.1.3 Phân loại Phong cách lãnh đạo

Loại phong cách lãnh đạo thông dụng hiện nay:

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán.

Với phong cách này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên

Có rất nhiều ý kiến cho rằng sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán làm kém đi sự tư duy, phát triển của cá nhân và làm không khí nơi làm việc trở nên ngột ngạt căng thẳng Tuy nhiên, đa số đã hiểu sai về phong cách này, độc đoán không đồng nghĩa với việc quát tháo, chửi mắng Nếu sử dụng đúng phong cách trong đúng môi trường làm việc thì phong cách này trở nên hiệu quả Phong cách mệnh lệnh có thể áp dụng tốt vào các trường hợp sau:

- Giai đoạn mới thành lập nhóm: Giai đoạn này các thành viên chưa thể hòa

hợp cũng như hiểu về nhau, chưa rõ nhiệm vụ, phương hướng nên lãnh đạo cần phải độc đoán để tạo nên một thể thống nhất theo nguyên tắc, quy định của nhóm

- Đối với các nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm: ở tình huống này nhà

lãnh đạo phải đóng vai trò người dẫn dắt, giao việc vì nhân viên mới còn non trẻ và chưa thể chủ động trong công việc, chưa thể tự quyết định nên cần đến phong cách độc đoán để người mới quen với công việc, nhiệm vụ của mình

Trang 5

- Những tình huống mang tính cấp thiết: Những tình huống này mang tính

chất cấp thiết, thời gian có hạn và phải chính xác, đòi hỏi trách nhiệm cao thì nhà lãnh đạo phải là người quyết định chứ không thể “trưng cầu dân ý”

Phong cách lãnh đạo dân chủ:

Ở phong cách lãnh đạo dân chủ, người lãnh đạo biết phân chia quyền lực quản lý, tranh thủ tất cả các ý kiến để đưa ra các quyết định tốt nhất, tối ưu nhất Nhìn vậy, tuy nhiên quyền quyết định vẫn nằm ở phía lãnh đạo Phong cách này được đánh giá là mang lại sự thích thú và hiệu quả tương đối cao, bằng phương pháp brainstorming – phương pháp động não, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau Bằng cách này có thể nhìn nhận sự việc ở nhiều phương hướng khác nhau để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và có nhiều hướng nhìn cụ thể khác nhau Với phong cách này đòi hỏi nhân viên cấp dưới phải có quyền tự chủ cao, chủ động thực hiện công việc và thật sự có năng lực Tuy nhiên, nhà lãnh đạo phải khéo léo nếu dùng phong cách lãnh đạo này vì dễ gây mất đoàn kết nội bộ và

dễ gây mâu thuẫn, người lãnh đạo muốn hoàn thành tốt nhất phòng cách này cần phải đáp ứng các điều kiện như:

- Người quản lý phải hiểu rõ vấn đề: Người quản lý cần biết rõ cần gì và

làm như thế nào nhưng cần thêm các ý kiến nhiều chiều để mang lại các góc nhìn khác nhau Từ nhiều góc độ khác nhau để có thể có nhiều hướng xử lý và đoán trước các rủi ro khác nhau để có hướng đề phòng, giải quyết

- Nhóm nhân viên cấp dưới phải ổn định: Nhân sự cấp dưới phải được

nắm rõ công việc, nhiệm vụ và phải có trách nhiệm cũng như năng lực

để có thể đưa ra các ý kiến có hiệu quả

Phong cách lãnh đạo tự do:

Người quản lý mang phong cách lãnh đạo tự do thường chỉ đưa ra các mục tiêu công việc hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ không đưa ra được từng kế hoạch

cụ thể Nhà lãnh đạo giao khoán cho nhân viên và cho phép nhân viên được quyền

ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành công việc Ở phong cách này người lãnh đạo sẽ trao quyền đồng thời cũng trao trách nhiệm cho nhân viên, nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao Để cách lãnh đạo tự do này được thực hiện tốt nhân cần kết hợp hài hòa các yếu tố sau:

- Nhân viên có năng lực tốt: Năng lực làm việc độc lập và chuyên môn phải tốt,

có thể đảm bảo hiệu quả công việc được giao và phải có trách nhiệm

Trang 6

- Người lãnh đạo phải có các công cụ thật sự tốt để kiểm soát được tiến độ công việc, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới phải có sự tin tưởng lẫn nhau, nhìn nhận được các ưu khuyết điểm của nhân viên cấp dưới

Một nhà lãnh đạo tốt sẽ vận dụng cả ba phong cách trên, tùy thuộc vào những nhân tố cấu thành như người lãnh đạo, các nhân viên, và hoàn cảnh

cụ thể Một số ví dụ được đưa ra là:

- Áp dụng phong cách quyền uy với một nhân viên mới, người đang bắt đầu học việc Lúc này, nhà lãnh đạo trở thành một người hướng dẫn

có năng lực và tâm huyết Từ đó, nhân viên mới được tạo động lực để học hỏi thêm kỹ năng Đây sẽ là môi trường mới mẻ để các nhân viên phát triển

- Phong cách Dân chủ nên được áp dụng với một đội nhóm có các thành viên đã nắm rõ công việc Người lãnh đạo là người hiểu rõ vấn

đề tuy nhiên chưa nắm bắt được mọi thông tin để xử lý vấn đề đó Các nhân viên đều tự biết việc của mình và muốn là một phần của đội nhóm

- Phong cách lãnh đạo Tự do được áp dụng trong tình huống một người sếp sở hữu những nhân viên có chuyên môn tốt hơn mình Bạn không thể làm mọi việc và bản thân mỗi nhân viên cần có toàn quyền quyết định với công việc của họ! Thêm vào đó, điều này còn cho phép bạn nâng cao năng suất làm việc của mình

- Sử dụng cả ba phong cách: Thông báo cho nhân viên của bạn rằng quy trình làm việc gặp trục trặc và yêu cầu cấp thiết bây giờ là phải xây dựng một quy trình làm việc mới (Quyền uy) Tham khảo ý kiến của nhân viên để xây dựng một quy trình làm việc mới (Dân chủ) Tin tưởng giao phó công việc cho nhân viên để từng bước tiến hành quy trình làm việc mới (Tự do)

Trong thực tế, các nhà lãnh đạo thường có những cách riêng để quản

lý thuộc cấp của mình, tuy nhiên mỗi phong cách đều có những ưu khuyết điểm vì vậy cần phải phối hợp hài hòa để hợp lý hơn trong từ giai đoạn, từng trường hợp Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian

Trang 7

cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

Trang 8

II/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TẠI VIỆT NAM

1 Lãnh đạo trong nền kinh tế bao cấp

Trong nền kinh tế bao cấp nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp sẽ hoạt động trên cở sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu, vốn, định giá sản phẩm tổ chức bộ máy kinh doanh, nhân sự, tiền lương hầu như đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu

kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ giao nộp lại sản phẩm cho nhà nước; hoạt động sản xuất nếu lỗ sẽ được nhà nước bù và nếu lãi nhà nước sẽ thu.Cơ quan hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cũng không bị rang buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh Do theo chế độ cào bằng của Chủ Nghĩa Xã Hội nên không kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên cũng như của nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo không cần phải tìm kiếm khách hàng, không cần phải nghiên cứu tâm lý khách hàng, không cần phải nắm bắt nhu cầucủa thị trường, không cần phải suy nghĩ đến vấn đề lời hay lỗ nên dẫn đến thói ỷ lại, cách lãnh đạo quan liêu, năng lực quản lý yếu kém, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian Nhà lãnh đạo chủ yếu theo phong cách lãnh đạo độc đoán, không quan tâm đến tâm tư, tình cảm nhân viên

2 Lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã giải phóng sự trì trệ trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại doanh nghiệp cần phải thay đổi nhằm đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường, nhu cầu khách hàng Lối làm việc quan liêu, chậm chạp như trước đây sẽ không còn được chấp nhận

Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những thayđổi trong phong cáchlãnh đạo Người lãnh đạo không chỉ đơn giản ngồi chờ khách hàng tớimua mà không cần quan tâm đến nhu cầu, sở thích, tâm lý của họ, và người lãnh đạo cũng không chỉ đơn giản ngồi

ra lệnh cho nhân viên bên dưới, đó cũng không phải là những người không dám nghĩ không dám làm chỉ thụ động làm theo những qui định cứng nhắc của cơ chế

Trang 9

cũ dưới thời bao cấp.Họ phảilà những người có cái nhìn thực tế hơn về giá trị của

họ đối với tổ chức mà họ lãnh đạo, họ phải có một phong cách lãnh đạo mới hợp lý hơn,có một phong cách lãnh đạovừa dáp ứng được nhu cầu khác nhau của người lao động vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Những điểm khác biệt giữa lãnh đạo theo kiểu cũ và lãnh đạo theo kiểu mới: Lãnh đạo theo kiểu cũ Lãnh đạo theo kiểu mới

- Chỉ đặt ra chỉ tiêu ngắn hạn (nhìn vào

thực tế thiếu tầm nhìn xa)

-Làm việc trên sự ổn định, theo

thói quen

-Chịu sự tác động từ môi trường-Bắt

buộc sự tuân thủ, phục tùng của cấp

dưới

-Tập trung quyền lực

-Dạy người dưới quyền

-Thưởng cho những kết quả mà

Nhân viên làm được

- Đặt mục tiêu dài hạn (phải có tầm

nhìn xa)

-Luôn luôn tạo ra sự đổi mới

-Tác động lên môi trường -Kích thích tạo ra sự nhiệt tình của cấp dưới

-Trao quyền cho cấp dưới

-Giúp đỡ người dưới quyền

-Những điều mà nhân viên mong muốn cho cuộc sống của họ

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

* Lịch sử hình thành và phát triển

Tính truyền thống của một dân tộc, một quốc gia gắn liền với quá trình hình thành, phát triển Đối với một doanh nghiệp hay tổ chức cũng vậy, để phát triển đến giai đoạn hiện tại chứng tỏ phong cách lãnh đạo trước đó có điểm tích cực, người lãnh đạo nên kế thừa Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi cần điều chỉnh phong cách sao cho phù hợp với hiện tại

* Yếu tố môi trường

Môi trường đào tạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo ở Việt Nam Thông thường, người lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng và đi theo phong cách mà họ được đào tạo

* Yếu tố tâm lý

Tâm lý cũng la một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo Người lãnh đạo mới khó có thể phát huy và thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình bởi còn nhiều ái ngại, kiêng nể

* Trình độ và năng lực

Trang 10

Thông thường, người lãnh đạo có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ cho rằng ý kiến của mình luôn luôn đúng và theo đuổi phong cách lãnh độc đoán, chuyên quyền Người lãnh đạo có chuyên môn vừa phải, ít kinh nghiệm sẽ cần đến

sự góp ý của nhân viên và theo đuổi phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ

4 Các kỹ năng mà lãnh đạo cần có để giữ nhân tài:

4.1 Tư duy phản biện

Tư duy phản biện thể hiện ở chính việc người lãnh đạo chủ động trong công việc Việc chủ động này giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình công việc, các yêu cầu cá nhân của nhân viên và dự đoán những vấn đề sắp phát sinh

Tư duy phản biện là kỹ năng lãnh đạo đầu tiên cần có của người quản lý

Tư duy phản biện sẽ giúp nhà quản lý luôn chủ động nắm bắt vấn đề Mọi thông tin hoặc kế hoạch hoạt động được hiểu từ gốc rễ nhiệm vụ

Nhờ có kỹ năng lãnh đạo này, bạn sẽ có thêm động lực để tìm hiểu và đào sâu về công việc Ngoài ra, với tư duy phản biện mạnh mẽ, bạn sẽ luôn thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình đến công việc của nhân viên

Kỹ năng lãnh đạo quan trọng này cũng giúp bạn tư duy khác biệt Đây cũng

là tài nguyên cung cấp những ý tưởng sáng tạo và những góc nhìn đa chiều về một vấn đề

Trong một số trường hợp, người quản lý có tư duy phản biện sẽ tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc hơn Tuy nhiên, nếu không biết cân bằng và tiết chế, tư duy phản biện có thể biến thành sự cứng nhắc và bảo thủ trong công việc

4.2 Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với người quản lý Tuy nhiên, nếu không biết lắng nghe, bạn sẽ không biết được những “lỗ hổng” trong kế hoạch hoặc phản hồi của khách hàng như thế nào

Cho dù đối với đội nhóm hay khách hàng, bạn cũng cần có kỹ năng lãnh đạo này để tiếp thu những ý kiến và ý tưởng khác nhau trong công việc

Ví dụ trực quan nhất cho việc kỹ năng lãnh đạo này là các nhà quản lý phải thuê những nhà thẩm định hoặc có chuyên môn cao để lắng nghe và nhận xét về kế hoạch của công ty Lắng nghe những chuyên gia này, bạn sẽ xác định được những vấn đề cần giải quyết

Hãy nhớ rằng, giao tiếp không chỉ bằng lời nói, lắng nghe không chỉ là tiếp thu những lời nói đó Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo cần quan sát cử chỉ và “lắng nghe”

Ngày đăng: 02/12/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w