Sự hạn chế của các loại sách này, đặc biệt là Sách hồng trong thời kỳđầu đã gặp phải những ý kiến phản đối gay gắt, thâm chí cực đoan, ví dụ: Tháng 12 năm 1939, trên tờ Ngày nay đã đăng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TẬP LỚN (Thay thế bài thi kết thúc học phần) HỌC PHẦN: VĂN HỌC TRẺ EM
Họ và tên sinh viên : Tạ Thị Minh Anh
Lớp : GDMN D2023A
MSV : 223000081
Khoa : Sư phạm
GVHD : TH.S LÊ THỊ HIỀN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TẬP LỚN (Thay thế bài thi kết thúc học phần) HỌC PHẦN: VĂN HỌC TRẺ EM
Họ và tên sinh viên : Tạ Thị Minh Anh Lớp : GDMN D2023A MSV : 223000081
Khoa : Sư phạm
GVHD : TH.S LÊ THỊ HIỀN
Hà Nội, tháng 11, năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe
tới tập thể thầy cô đang giảng dạy các bộ môn của Khoa Sư phạm – Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Hiền, giảng viên học phần văn học trẻ em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô về những điều tuyệt vời mà cô
đã mang đến cho em trong khoảng thời gian em được văn học Em thấy rất maymắn và tự hào khi có cơ hội được học tập dưới sự dẫn dắt của cô Cô không chỉ
là một giảng viên tài năng mà còn là một người cô yêu nghề, luôn tràn đầy nhiệthuyết và sự quan tâm đến sự phát triển của từng sinh viên Điều đầu tiên emmuốn nhắc đến là cách cô đã biến những bài giảng khô khan trở thành nhữngtrải nghiệm thú vị và bổ ích cho em Cô đã sáng tạo và linh hoạt trong cách trìnhbày kiến thức, luôn đem đến cho chúng em những ví dụ sinh động và các hoạtđộng thực hành hấp dẫn Những buổi thảo luận và những bài tập thực tế mà cô
tổ chức luôn giúp em hiểu sâu hơn về các khái niệm và lý thuyết của văn học.Không chỉ vậy, cô còn là người thầy,cô rất quan tâm và hỗ trợ chúng em trongquá trình học tập Cô luôn sẵn sàng lắng nghe những câu hỏi của chúng em,cung cấp sự hướng dẫn cần thiết và giúp đỡ chúng em vượt qua những tháchthức trong học tập
Nhờ vào sự chỉ dẫn tận tình của cô, em đã có thêm nhiều niềm tin và độnglực để tiến bộ hơn trong từng buổi học.Thêm vào đó, em cảm thấy rất ấn tượngvới sự tận tụy và nhiệt huyết của cô đối với nghề nghiệp giảng dạy Cô luôn tỏ
ra sẵn lòng chia sẻ những kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thựctiễn, từ đó giúp chúng em hiểu rõ hơn về vai trò của văn học thiếu nhi trong pháttriển của trẻ nhỏ và cách áp dụng những bài học đó vào thực tế Cuối cùng, emxin chân thành cảm ơn cô vì những dự án nghiên cứu và những hoạt động thựchành mà cô đã tổ chức cho chúng em Những hoạt động này không chỉ giúpchúng em áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn khơi gợi niềm đam mê và lòngnhiệt huyết trong việc nghiên cứu và phát triển hơn
Tuy nhiên vì thời gian hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài tậplớn, chắc chắn bài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về ngôn ngữ,trình bày Vì vậy, em rất mong qua bài tập lớn này, em sẽ nhận được nhiều ý
Trang 4kiến góp ý của cô để em có thể chỉnh sửa, bổ sung và tự rút ra kinh nghiệm chobản thân mình và có thể hoàn thiện tốt hơn những bài tập sau này.
Sinh viên
Tạ Thị Minh Anh
Trang 5Câu 1: Khát quát quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
1.Thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tác giả Nguyễn Văn Ngọc có Đông Tây ngụ ngôn, dựa vào các ý thơ ngụngôn nước ngoài để sáng tác hoặc phóng tác Ngoài ra ông còn viết Nhi đồng lạcviên được dùng trong sách giáo khoa để dạy luân lý phong kiến cho trẻ em.Cuốn sách này có lối viết vui, giàu âm thanh, hình ảnh, khá phù hợp với các em.Đến những năm 30 của thế kỉ XX, văn học viết cho trẻ em trở nên phong phúhơn Trên văn đàn công khai xuất hiện hai khuynh hướng: Nhóm Tư lực vănđoàn cho xuất bản các loại sách: Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân, Tuổi xanh,Truyền bá, Tuy nhiên, những cố gắng của Tư lực văn đoàn cũng chỉ dừng lại ởmột chừng mực nhất định, phạm vi phản ánh của loại sách này chỉ bó gọn trongnhững sinh hoạt của trẻ em thành thị, xa rời cuộc sống khốn khó của nhân dânlao động Sự hạn chế của các loại sách này, đặc biệt là Sách hồng trong thời kỳđầu đã gặp phải những ý kiến phản đối gay gắt, thâm chí cực đoan, ví dụ: Tháng
12 năm 1939, trên tờ Ngày nay đã đăng bài nhận xét về "Văn chương Sách hồng
An Nam" như
sau: “Vì không có loại sách riêng cho các em, nên tuy các em còn nhỏ tuổi đãphải say mê đọc những quyển Thuyền tình bể ái, Làm đĩ, Người đàn bà trầntruồng, ",
“Vẫn biết ở đây người ta đã bắt đầu soạn sách cho tuổi trẻ, những công việc đóchỉ có mục đích thương mại và những người cầm đầu tỏ ra không có một chútlương tâm, và những tập sách kia khô khan, nghèo nàn đến nỗi không đáng mấtcông nói tới " Các nhà văn thuộc xu hướng hiện thực như Nguyễn Công Hoan,
Tô Hoài Nam Cao, Tú Mỡ, đã có ý thức viết cho các em một cách hiện thựchơn
Nguyễn Công Hoan có Tấm lòng vàng kể về một cậu học trò nghèo tên Đức,được thấy Chính bí mật giúp đỡ tiền ăn học Về sau, Đức đỗ đạt, làm nên, nhưngcon trai của thấy Đức là Phú lại không chịu học hành, chỉ ăn chơi, phá pháchnên thấy Chính bị vỡ nợ Đức tìm được Phú trong một sòng bạc, tìm mọi cáchgiúp đỡ Phú, nhờ vậy mà Phú đã nên người Phú viết cuốn Việt Nam vẫn học sửđược giải thưởng Với số tiền nhận từ giải thưởng đó, Phú đã cùng với Đức trả
Trang 6được hết các món nợ cho cha Tuy cốt truyện còn đơn giản, những tác phẩm đãgiúp cho các
em hiểu được điều quý giá trong cuộc sống: đó là sự cần cù, chịu khó, biết giúp
đỡ những người khó khăn và có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Nam Cao viết khá nhiều truyện cho các em Khuynh hướng hiện thực trongcác tác phẩm của ông bộc lộ khá rõ Ông chú ý tới những nỗi khổ đau, bất hạnhcủa trẻ em con nhà nghèo, ví dụ: Bảy bông lúa lép (1937), Người thợ rèn (1940),Con mèo mắt ngọc (1942), Ba người bạn (1942), Bài học quét nhà (1942),Những kẻ khốn nạn (1942), Thần lửa (1943), Nhân vật chính trong các truyệnnày là những đứa trẻ nghèo khổ, những đứa trẻ bị xã hội vứt ra lề đường, sốngđói rét cơ cực, phải đi ăn xin, đi làm thuê làm mướn mà vẫn không đủ sống
Tú Mỡ khai thác mảng đề tài dân gian, đã có một vài truyện thơ thú vị, vớilời thơ trong sáng, lành mạnh, được các em yêu thích, ví dụ: Nàng Bạch Tuyết
và bảy chú lùn (dựa theo truyện cổ Grim) và Tấm Cám
Tô Hoài dùng hình thức đồng thoại để đề cập đến những vấn đề lớn trong xãhội (vượt qua được sự kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyển lúc đó), góp phầngiáo dục nếp sống lành mạnh, giàu lí tưởng cho thiếu nhi, ví dụ: Đám cướichuột, Lá thư rơi, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu ký, trong đó Dế Mèn phiêulưu ký là tác phẩm xuất sắc đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
Bác Hồ cũng có viết một số bài thơ cho các em, ví dụ Trẻ chăn trâu (1941),Kêu gọi thiếu nhi (1941), trong đó Bác đã nêu lên những nỗi thống khổ của trẻ
em Việt Nam, Bác chỉ rõ kẻ thù của dân tộc và vạch rõ nhiệm vụ cho mọi ngườinói chung và cho trẻ em nói riêng
Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đánh Tây Người lớn cứunước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay…
Những bài thơ này của Bác có tính thời sự sâu sắc và mang ý nghĩa giáo dục caoNhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở Việt Nam mới chỉ xuất hiệnnhững tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ chứ chưa thực sự có phong tràosáng tác cho các em, nhưng dù sao đó cũng chính là những viên gạch đầu tiênđặt nền móng để xây dựng nên nền văn học thiếu nhi Việt Nam
Trang 72 Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước, đặc biệt
18 Bác Hồ, đã chú ý quan tâm để phát triển nền văn học dành riêng cho trẻ em.Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời cùng những thành tựu đầu tiên của văn họccho trẻ em dưới chế độ mới Tờ Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên Tiềnphong đã ra số đầu tiên năm 1946 Ngay trong số này, Bác Hồ đã có chỉ thị rõràng "Báo trẻ em ra đời Báo đó là báo của trẻ em Vây các trẻ em nên giúp chobáo, gửi tin tức, tranh vẽ và viết bài cho báo Nên đọc cho các em chưa biết chữnghe, nên làm cho báo phát triển" Tháng 12/1946, báo Thiếu sinh đã ra số đặcbiệt với chủ đề "Các em viết, các em vẽ" Mặc dù sáng tác của các em còn đơngiản, sơ lược nhưng đây chính là cái mốc quan trọng trong lịch sử văn học thiếunhi nước nhà Các em đã được tham gia sáng tác, được trực tiếp nói lên nhữngsuy nghĩ, tình cảm của mình trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
Có thể nói, bên cạnh rất nhiều việc lớn của đất nước lúc bấy giờ, Đảng vàBác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới vấn để sáng tác văn nghệ phục vụ thiếu nhi.Bác đã nêu một tấm gương sáng trong việc viết cho các em Những bài thơ củaBác như: Khen tặng hai châu liên lạc trong bộ đội chiến khu II (1947), ThưTrung thu (1952), Gin các cháu nhi đồng nhân dịp tết Trung thu (1953), đãthể hiện rõ tính mục đích và phương châm của sáng tác văn học thiếu nhi lúcbấy giờ
Bên cạnh tờ Thiếu Sinh còn có tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măngnon và các sách Kim Đồng, Hoa kháng chiến, Những sách báo này thực sự đãtrở thành người bạn thân thiết của trẻ em, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡngnhững đức tính tốt, những tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi và trở thành vốn quýban đầu cho nến vân học thiếu nhi
Năm 1948, Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thành lập đã tổ chức một bộphân vân học cho trẻ em do nhà văn Tô Hoài cùng Hồ Trúc – Bí thư Trung ươngĐoàn phụ trách Nhà xuất bản Vân nghệ đã cố gắng cho in một loại sách riêngcho trẻ em mang tên sách Kim Đồng Mục đích của sách Kim Đồng là cố gắngthực
hiện lời Bác Hồ "Làm cho thiếu nhi biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chươnglao động, giữ kỉ luật, biết vệ sinh, học văn hoá, Lúc học cũng cần vui, lúc vuicũng cần học" Để thực hiện mục đích trên, sách Kim Đồng đã kết hợp cả ba mặt
Trang 8văn nghệ, giáo dục và chính trị Sách được viết theo đường lối sáng tác cho thiếunhi của Hội Văn nghệ Việt Nam, đi sát phương châm hoạt động của nhà trường
và bạn đọc thiếu nhi Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể tới là: Chiến sĩ ca nócủa Nguyễn Huy Tưởng, Dưới chân cầu Mây của Nguyên Hồng, Chú Giao làngSeo của Nguyễn Tuân, Hoa Sơn của Tô Hoài, Thiếu niên anh hùng của PhongNhã, Đời em Đến của Đỗ Cao Đáng, Phác Kim Tố của Nguyễn Xuân Sanh, Nội dung chủ yếu của các cuốn sách là nêu những tấm gương thiếu nhi dũngcảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác của kẻ thù Tuy số lượng còn ít ỏi, nộidung còn đơn giản và hình thức còn thô sơ (sách in trên giấy bản), nhưng nhữngtác phẩm này đã có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảmyêu nước, chống đế quốc xâm lược cho các em Sách Kim Đồng là một gợi ýcho việc thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng sau này
Nói tóm lại, đây là chặng đường mở đầu cho nền văn học thiếu nhi ViệtNam Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng tất cả những thành tựu trên đềughi nhận sự cố gắng của chúng ta Nó chứng tỏ nên văn học viết cho các em rất
có cơ sở và có điều kiện để phát triển trong tương lai
3 Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam kháng chiến chống Mĩ (1955-1964).
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đế quốc Mĩ đãtiếp tay cho bọn tay sai phản động, nhảy vào miền Nam Việt Nam nhằm chia cấtlâu dài đất nước ta Vì vậy, miền Nam lại phải thực hiện cuộc cách mạng dân tộcdân chủ, còn miền Bắc bước vào thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thươngchiến tranh và bắt đầu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hoà bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển.Một tiểu ban Văn học thiếu nhi trong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật đãđược thành lập Ngày 17/6/1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập, mở ramột giai đoạn phát triển mới của vân học thiếu nhi Việt Nam Việc sáng tác vănhọc cho thiếu nhi đã trở thành vấn đề được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm.Việc cần thiết lúc này là ổn định và tập hợp lực lượng viết cho các em Nhà xuấtbản đã phát động phong trào sáng tác về cuộc kháng chiến chống Pháp Kết quảthu được nhiều tác phẩm có giá trị, ví dụ Đất rừng phương Nam (1957) củaĐoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía (1958) của Bắc Thôn, Em bé bên bờsông Lai Vu (1958) của Vũ Cao, Cái Thăng (1961) của Võ Quảng, Vừ A Dính
Trang 9(1963) của Tô Hoài Những tác phẩm này đã lấy nhân vật trẻ em làm trung tâm,miêu tả cuộc sống sinh hoạt và những đóng góp của các em vào công cuộckháng chiến của dân tộc Đặc biệt Đất rừng phương Nam là một tác phẩm xuấtsắc đã miêu tả toàn bộ quang cảnh thiên nhiên, cuộc sống của vùng cực nam Tổquốc - một vùng đất vừa giàu đẹp, vừa anh hùng trong những ngày đầu Pháp trởlại Nam Bộ Truyên cũng đề cập đến quá trình trưởng thành, đến với cách mạngcủa bé An An bị lạc cha mẹ trong một lần tản cư, nhưng lòng can đảm và tríthông minh đã giúp em vượt qua được biết bao gian khó và thoát khỏi nhữnghoàn cảnh hiểm nghèo để thích nghi với hoàn cảnh và trở thành đội viên dukích.
Đội ngũ sáng tác cho các em đã được hình thành và ngày càng được bổ sungthêm, do đó, số lượng tác phẩm cũng như đề tài phản ánh ngày càng phong phú,
đa dang Bên cạnh máng đề tài kháng chiến rất phát triển, những đề tài kháccũng thu được nhiều thành tựu
Đề tài lịch sử có Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung củaNguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng và Bố cái đại vương của An Cương,Nhụy Kiều tướng quân của Yến Hồng, Hoài Ban, Chọn soái của Quách Thọ;Tướng quân Nguyễn Chích và Quận He khởi nghĩa của Hà Ân,
Đề tài sinh hoạt, lao động, học tập hằng ngày của các em có Đàn chim gáycủa Tô Hoài, Nơi xa của Văn Linh, Tổ tâm giao của Trấn Thanh Địch, Ngàycông đầu tiên của cu Tí của Bùi Hiển, Bí mật miếu Ba Cô của Văn Trọng,Những mẩu chuyện về bé Ly của Bùi Minh Quốc, Truyện đồng thoại có Cái tếtcủa Mèo con của Nguyễn Đình Thi, Chú đất nung của Nguyễn Kiên, Bê và sáocủa Phạm Hổ,
Về thơ, cũng xuất hiện một đội ngũ khá hùng hậu với những tên tuổi tiêubiểu như: Vũ Ngọc Bình, Huy Cân, Nguyễn Bá Dâu, Bảo Định Giang, ThanhHải, Tế Hanh, Phạm Hổ, Thái Hoàng Linh, Võ Quảng, Xuân Tửu, Nhược Thuỷ,Phương Hoa, và đã có những tập thơ tiêu biểu như Thấy cái hoa nở (VõQuảng); Những người bạn nhỏ (Phạm Hổ)
Có thể nói, ở giai đoạn này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khátoàn diện và phong phú Trên cơ sở đó, năm 1961, Nhà xuất bản Văn học cho rađời Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi 1945 – 1960 tuyển chọn, giới thiệu 50 tácgiả Đây là tuyển tập thơ văn thiếu nhi đầu tiên ghi nhận thành tựu bước đầu của
Trang 10nền văn học thiếu nhi Việt Nam Trong lời giới thiệu "Con đường phát triển củaphong trào sáng tác cho thiếu nhi", nhà văn Tô Hoài viết “Tuyển tập này cũng làmột cái nến, một cuốn lịch thì đúng hơn Trên nến thời gian và lịch sử ấy đãnổi hình các em ta hồn nhiên và cần cù, tươi vui mà nhẫn nại chiến đấu, học tập
và lao động Khung cảnh và con người thiếu nhi Việt Nam thật trong sáng, trầnđấy đức tính lạc quan đáng yêu của con em chúng ta"
4 Thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ (1965-1975).
Bị thua đậm ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ đã tiến hành cuộc chiếntranh phá hoại miền Bắc bằng máy bay Cùng với lịch sử đấu tranh cách mạngcủa dân tộc, văn học thiếu nhi nước nhà cũng bước vào chặng đường mới Vănhọc thiếu nhi ở giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cây bút tài năng, nhiềutác phẩm có giá trị và thực sự là một lực lượng lớn góp phần biểu dương, khích
lệ những tấm gương sáng trong học tập và chiến đấu Nhiều tuyển tập đã xuấthiện, ví dụ: Hai bàn tay chiến sĩ (Tuyển tập chọn lọc về đề tài kháng chiếnchống Pháp), Dòng nước xiết (Tập truyện ngắn và ký về đề tài miền Bắc chốngMỹ); Măng tre (Tuyển tập thơ của Võ Quảng, 1971), Các đề tài cũng được mởrộng phát triển hết sức phong phú
Đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khai thác và có nhiều thành tựuvới những tác phẩm bề thế, đẩy đận, tiêu biểu là Đội du kích thiếu niên ĐìnhBảng của Xuân Sách, Quê nội của Võ Quảng; Kim Đồng của Tô Hoài,
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước phát huy sức mạnh tổng hợp của cảdân tộc và thời đại đã thu hút sự chú ý của nhiều tác giả Đề tài kháng chiếnchống Mĩ cũng bắt đầu được quan tâm, đáp ứng kịp thời bước đi của lịch sử.Nếu như viết về đề tài kháng chiến chống Pháp, các tác giả có một quãng lùi vềthời gian để nhìn nhân thì viết về đề tài chống Mỹ, họ lại có nhiều vốn tư liệunóng hổi Các tác phẩm viết về đề tài này thường miêu tả cuộc sống chiến đấucủa trẻ em trong vùng tam chiếm, ví dụ: Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắngnhà của Nguyễn Thị, Hồ Văn Mên của Lâm Phương (1969); Chú bé Cả Xên củaMinh Khoa (1963); Đoàn Văn Luyện của Pham Hỏ, Út Tám của Ngô Thông;
Em bé sông Yên (viết về liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc) của Vũ Cân, Nhìn chung,sách viết về đề tài này được các em yêu thích vì nó mang nhiều yếu tố li kì, mạohiểm, những tình huống gay cấn, kích thích vào tính hiếu động, tò mò của trẻthơ
Trang 11Đề tài lịch sử phát triển mạnh và đã hình thành một số nhà văn chuyên tâmnhư Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền, An Cương với những tác phẩm tiêu biểunhư: Sát Thất (Lê Vân, Nguyễn Bích, 1971), Bên bờ Thiên Mạc (1967); Trênsông truyền hịch (1973), Trăng nước Chương Dương (Hà Ân, 1975); Những tácphẩm này đã khắc hoạ thành công một số nhân vật lịch sử, dựng lại các sự kiệnphức tạp của dân tộc trong một số giai đoạn Tuy nhiên, so với thực tiễn lịch sửdân tộc thì phần được khai thác, được mô tả trong văn học thiếu nhi của chúng
ta còn quá ít Nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử quan trọng vẫn chưađược nhắc tới hoặc mới chỉ được nhắc lướt qua
Phong phú nhất có lẽ là máng đề tài về cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao độngcủa trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa Nếu như máng đề tài này ở giai đoạntrước còn rất mờ nhạt, thì tới giai đoạn này đã được khẳng định với những tácphẩm rất đáng chú ý, ví dụ Chú bé sợ toán (1965) của Hải Hồ, Mái trường thânyêu của Lê Khắc Hoan, Năm thứ nhất (1965) của Minh Giang, Những tia nắngđầu tiên (1971) của Lê Phương Liên, Hoa cỏ đẳng của Nguyễn Thị Như Trang,Tập đoàn san hô của Phan Thị Thanh Tú, Trận chung kết (1975) của KhánhHoà viết về chủ đề nhà trường với những kỉ niệm buồn, vui tuổi học trò Các
em vừa đào hầm, đắp luỹ, vừa đi sơ tán, vừa tải đạn cứu thương, lại vừa tích cựchọc tập để trau dồi tri thức Đây là hình ảnh các em đi học đã được ghi lại kháchân thực Sớm mùa xuân ngập trong sương mù Bóng ha em gái đi trên conđường mòn tất qua đồi sim Hai đứa lớn đội nón Đưa nhỏ choàng một cái khănvải sợi màu sắm Cả ba đứa lưng rung rinh vòng là nguy trang (Em bé QuảngBình - Huy Cận) Đặc biệt, việc học tập, sinh hoạt của các em không tách rời vớilao động góp phần cùng người lớn xây dựng quê hương giàu đẹp trong phongtrào hợp tác hóa nông nghiệp
Màng đề tài nông thôn xuất hiện nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Cơn bão sốbốn (Nguyễn Quỳnh), Xã viên mới (Minh Giang) Những cô tiên áo nâu (HoàngAnh Đường) Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên), Hai ông cháu và đàn trâu(Tô Hoài) Có lẽ đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này vì ởgiai đoạn sau, khi nông thôn chuyển sang thời kỳ phát triển mới thì mảng để tàinày cũng không phát triển
Sự phát triển mạnh mẽ của loại truyện về con người mới (Truyện về ngườithật, việc thật) dưới nhiều dạng khác nhau là một sự kiện đáng chú ý của văn
Trang 12học cho trẻ em giai đoạn này Đây là sự hưởng ứng của các nhà văn đối vớiphong trào thi đua “Nghìn việc tốt” của các em Có loại sách khó nhỏ mang tên
"Việc nhỏ nghĩa lớn" ghi lại vẫn tất những sự kiện người thật, việc thật Tất cả
có 16 tập Lúc đầu, loại sách này rất được hưởng ứng, nhưng sau này, nó khôngđược bạn đọc lưu tâm đến nữa bởi tính nghệ thuật không cao Có loại là hồi kínhư Lớn lên nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài (1956) Có loại là tự truyện nhưNhững năm tháng không quên của Nguyễn Ngọc Ký (1970) và truyện kể nhưHoa Xuân Tứ của Quang Huy (1967) Hai cuốn sách này nêu lên những tấmgương sáng về nghị lực, khắc phục hoàn cảnh tàn tật để vươn lên học tập trởthành những con người có ích cho xã hội
Truyện đồng thoại phát triển mạnh với những tác phẩm: Chú gà trống Choai(Hải Hồ), Cô Bé 20 (Văn Biển), với nhiều chất thơ vừa bay bổng, vừa hiệnthực Đặc biệt với truyện Cô Bé 20, thông qua cuộc sống của một cô bê con trênnông trường Ba Vì, Văn Biển đã khắc hoạ được những phẩm chất tuyệt vời củangười anh hùng lao động Hồ Giáo
Mảng sách khoa học được hình thành và phát triển nhờ vào sự đóng góp củanhững người làm công tác khoa học và các nhà văn tâm huyết với mảng đề tàinày như Viết Linh với Ông than đá và Quả trứng vuông, Vũ Kim Dũng với Côkiến trinh sát, Thế Dũng với Thảm xanh trên ruộng, Hoàng Bình Trọng với Bímật một khu rừng, Phan Ngọc Toàn với Đỉnh núi nàng Ba Đây là thời kì pháttriển rực rỡ nhất của mảng để tài này, sau đó nó dần dần bị thu hẹp, cho mãi tớinhững năm 2000 mới bắt đầu được khôi phục lại
Thơ cho trẻ em tiếp tục phát triển mạnh Bên cạnh những tên tuổi quen thuộcnhư Phạm Hổ, Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình, Thị Ngọc, Quang Huy còn có thêmĐịnh Hải, Xuân Quỳnh, Ngô Viết Dinh, Trấn Nguyên Đào, Thanh Hào vớinhững tập thơ tiêu biểu như: Măng tre (Võ Quảng), Chú bò tìm bạn (Phạm Hổ),Trống nụ, trồng hoa (Định Hải), Mắm bé (Ngô Viết Dinh), Đặc biệt, cũngtrong thời kì này nổi lên hiện tượng các em bé làm thơ với những tên tuổi nổibật như: Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý,Nguyễn Hồng Kiên, mở đầu cho phong trào sáng tác của các em
5 Thời kỳ đất nước thống nhất và đổi mới (sau năm 1975).
Xã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ thời kì đổimới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, toàn diện Văn học phản ánh xã hội