1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài những tấm gương Đạo Đức tiêu biểu sinh viên ngành qtkd cần học tập

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp...5 CHƯƠNG II: NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TIỂU BIỂU TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH.... Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là yêucầu đối với một nhà

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

o0o

ĐỀ TÀI: NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TIÊU BIỂU SINH VIÊN NGÀNH QTKD CẦN HỌC TẬP

Trưởng nhóm: Nguyễn Đình Thịnh Phạm Văn Luân

Thành viên:

1 Nguyễn Đình Thịnh - 2041230248 7 Võ Thị Thảo Loan - 2041230166

2 Huỳnh Đàm Thúy - 2041230253 8 Hồ Thị Ngọc Trà - 2036225332

3 Lê Nguyệt Nhi - 2041230198 9 Nguyễn Trần Thanh Vy - 2041230285

4 Lê Thị Diệu Huyền - 2041230140 10 Nguyễn Thị Cẩm Linh - 2041230156

5 Quách Yến Phụng - 2041230210 11 Nguyễn Thị Diễm Hương - 2041230146

6 Trần Thanh Lâm - 2041230153 12 Nguyễn Thị Hoàng Trinh - 2007210657

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan bài tiểu luận này là công trình nghiên cứu của nhóm.Các số liệu và nguồn tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ.Chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

I

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Phạm Văn Luân Trongquá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp,chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy

đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức màthầy truyền đạt, chúng em xin trình bày những gì mình đã tìm hiểu về đề tài: Những tấmgương đạo đức tiêu biểu sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần học tập

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Đạo đức kinh doanh của chúng em vẫn còn nhữnghạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bàitiểu luận này Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiệnhơn

Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người“.Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến nhữngbến bờ tri thức

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

,ngày tháng năm

II

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC HÌNH V

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Ý nghĩa của đề tài 1

6 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 3

1.1 Khái niệm về đạo đức 3

1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh 3

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 3

1.4 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh 5

1.5 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp 5

CHƯƠNG II: NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TIỂU BIỂU TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH 7

2.1 Tấm gương 1: Tiến sĩ Phạm Chi Lan 7

2.2 Tấm gương 2: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh 9

2.3 Tấm gương 3: Giáo sư Trần Văn Thọ 10

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 13

CHƯƠNG III: HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH 15

3.1 Cách sinh viên chuyên ngành QTKD có thể học tập từ những tấm gương đạo đức tiêu biểu 15

III

Trang 6

3.1.1 Tiến sĩ Phạm Chi Lan – Tinh thần cải cách, đổi mới, liêm chính và đóng góp

tích cực cho xã hội 15

3.1.1.1 Tinh thần cải cách và đổi mới 15

3.1.1.2 Liêm chính và đạo đức nghề nghiệp 15

3.1.1.3 Đóng góp tích cực cho xã hội 16

3.1.2 Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh – Tư duy sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, và phát triển bền vững 16

3.1.2.1 Tư duy sáng tạo 16

3.1.2.2 Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh 16

3.1.2.3 Phát triển bền vững 17

3.1.3 Giáo sư Trần Văn Thọ – Tầm nhìn quốc tế, tư duy toàn cầu và phát triển kinh doanh bền vững 17

3.1.3.1 Tầm nhìn quốc tế và tư duy toàn cầu 17

3.1.3.2 Phát triển kinh doanh bền vững 17

3.1.3.3 Nâng cao năng lực quản trị toàn cầu 18

3.2 Cách áp dụng và thể hiện đạo đức trong công việc quản trị kinh doanh 18

3.2.1 Liêm chính và trung thực trong mọi hoạt động kinh doanh 18

3.2.2 Đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và môi trường làm việc công bằng 19

3.2.3 Cân nhắc yếu tố xã hội và môi trường trong các quyết định kinh doanh 19

3.2.4 Quyết định kinh doanh dựa trên lợi ích lâu dài, không vì lợi nhuận ngắn hạn 20 3.2.5 Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, nhưng không đánh đổi đạo đức 20

3.3 Lợi ích của việc tuân thủ dạo đúc trong quản trị kinh doanh là 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 24

IV

Trang 7

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Bà Phạm Chi Lan 7

Hình 2.2: Bà Phạm Chi Lan phát biểu tại hội thảo 8

Hình 2.3: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh 8

Hình 2.4: Giáo sư Trần Văn Thọ 10

Hình 2.5: Gs Trần Văn Thọ nhận huy chương của Chính phủ Nhật Bản 11

V

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và toàn cầu hóa, sinh viênchuyên ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn màcòn phải rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là yêucầu đối với một nhà quản lý doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại củadoanh nghiệp trong việc tạo dựng niềm tin từ đối tác, khách hàng và xã hội Những tấmgương đạo đức tiêu biểu là nguồn cảm hứng và động lực mạnh mẽ giúp sinh viên khôngchỉ hoàn thiện bản thân mà còn phát triển kỹ năng quản lý, làm việc với tinh thần tráchnhiệm và lương tâm nghề nghiệp Chính vì vậy, việc nghiên cứu và học hỏi từ những tấmgương đạo đức tiêu biểu trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với sinh viên ngành Quản trịKinh doanh

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.

- Phân tích đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của 3 tấm gương đạo đức tiêu

biểu

- Đề xuất các phương pháp giúp sinh viên rèn luyện và phát triển phẩm chất đạo đứcthông qua việc học tập các tấm gương này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: những tấm gương đạo đức tiêu biểu Tiến sĩ Phạm Chi Lan, Tiến sĩTrần Văn Thọ, Giáo sư Nguyễn Xuân Xanh

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 9/2024

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: tổng hợp tài liệu từ sách báo, các nghiên cứu liên quanđến đạo đức nghề nghiệp và các tấm gương tiêu biểu

- Phương pháp phân tích, đánh giá: so sánh và đối chiếu những tấm gương tiêu biểu đểrút ra những bài học hữu ích cho sinh viên

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho sinh viên ngành Quản trịKinh doanh về việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp Những bài học từ các tấm gương đạođức tiêu biểu sẽ giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về vai trò của đạo đức trong kinh doanh,

1

Trang 9

từ đó có ý thức xây dựng bản thân trở thành những nhà quản lý không chỉ giỏi chuyênmôn mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, đóng góp cho xã hội.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh

Chương 2: Những tấm gương đạo đức tiêu biểu trong quản trị kinh doanh

Chương 3: Học tập và ứng dụng đạo đức trong quản trị kinh doanh

2

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1 Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chính,đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xãhội

Từ gốc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tựnhiên của cái đúng cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng cái sai, triết lý về cáiđúng cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chỉ phối hành vi của các thành viên cùng một nghề

nghiệp (Nguồn: Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).

Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thâncũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xâydựng lối sống, lý tưởng mỗi người Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lượng,khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam,kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác

1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinhdoanh

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tínhđặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi íchkinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống cáchoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt củagiới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sangcác quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xãhội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởimột hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

3

Trang 11

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tínhđặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi íchkinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác đôikhi lại là những biểu hiện không tốt

Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mựcvề:

- Tính trung thực:

Dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinhdoanh, nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước,không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặthàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực tronggiao tiếp với bạn hàng giao dịch, đàm phán, ký kết, và người tiêu dùng không làm hànggiả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng,

vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ,tham ô…

- Tôn trọng con người:

 Với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác

 Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đốithủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội:

Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội Tích cực góp phần giải quyếtnhững vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thamgia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồcôi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng nhưnghoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệmcủa một công ty Mà quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lườngđược những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển

4

Trang 12

những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực Đồng thời trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bềnvững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cảithiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho pháttriển.

1.4 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng mang ý nghĩa lâu dài trong quá trìnhphát triển của một công ty, bao gồm:

– Kiểm soát sai phạm trong kinh doanh: là hệ thống tiêu chuẩn giúp phân biệt đúng saitrong một tổ chức, bất kỳ ai vi phạm đều chịu phạt theo quy định

– Tạo mối quan gần gũi giữa các nhân viên: nhân viên là một phần quan trọng và cần thiếtquyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh giúp đảm bảo quyền lợi thiếtthực của họ trong tổ chức gồm: chế độ lương thưởng, bảo hiểm, khen thưởng…– Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng: câu nói “Khách hàng là vua” chưa bao giờ saitrong kinh doanh, vì họ là người quyết định sự thành bại của một công ty Đạo đức kinhdoanh đưa ra các nguyên tắc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt nhất và hỗ trợ tối đa cáckhiếu nại, nhu cầu của khách hàng một cách hợp lý nhằm cải thiện mức độ hài lòng củahọ

– Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn: đạo đức kinh doanh cung cấp cácquy tắc và hướng dẫn cụ thể, vì vậy trong các trường hợp cần thiết có thể giúp lãnh đạohoặc người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định kịp thời

– Bảo vệ xã hội: đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi ích củacộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp như tham gia đầu từ vào cơ sở hạ tầngcông ích…

1.5 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp

 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh: Sự kết hợpgiữa đạo đức kinh doanh và pháp luật có tác dụng kiểm soát các hành vi kinh doanhdưới khuôn khổ của pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội Pháp luậtcàng đầy đủ và được thi hành nghiêm chính thì đạo đức càng được đề cao, hạn chếđược sự kiếm lời phi pháp Những doanh nghiệp không tuân theo các giá trị đạo đức

5

Trang 13

kinh doanh sẽ chỉ đạt được những thành công ngắn hạn và, tất nhiên, thất bại về mặtlâu dài Vì vậy, đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiếnlược trong việc phát triển doanh nghiệp.

 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cótrách nhiệm đạo đức thì hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâmcủa các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết ảnh đúng đắn hơn,

sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn

 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên: Doanh nghiệpcàng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên cảng tận tâm với doanhnghiệp bấy nhiêu Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằngtương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thể họ sẵn sàng hysinh cá nhân vì tổ chức của mình

 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng: Các khách hàng thích mua sảnphẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội Các công

ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sảnphẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợithế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn

 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp: Những doanh nghiệpcam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việctuân thủ các quy định đạođức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính Sự quan tâm đếnđạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh

 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia: Tiến hànhkinh doanh có đạo đức và có trách nhiệm sẽ tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệgiúp tăng cường năng suất và đôi mới Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúcđẩy tỉnh trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tếcủa một xã hội Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thốngcác thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất

6

Trang 14

CHƯƠNG II: NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TIỂU BIỂU

TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH

2.1 Tấm gương 1: Tiến sĩ Phạm Chi Lan

Bà Phạm Chi Lan sinh tại Long Xuyên, tỉnh An Giang

(quê gốc tại huyện Từ Liêm, Hà Nội) Bà có dáng người

mảnh mai, gương mặt hiền hậu trong bà như một nhà giáo

hơn là một chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ

Nhưng đằng sau một con người nhỏ nhắn đó là một đầu óc

sắc bén, một tinh thần thép, một cái tâm trong sáng và đặc

biệt nhất là niềm say mê với công việc của bà Với một

người được sinh ra trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ tuổi

thơ của bà đã gắn liền với những con chữ, những cuốn sách

Đối với bà việc đọc sách và tìm hiểu nhiều loại là một lẽ

sống, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc đời của

mình

Về con đường học vấn thì bà đã theo học Bộ môn Ngoại Thương của Khoa Quan hệquốc tế (1961-1962) và đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 1966 (xưa làĐại học Kinh Tài) Sau khi tốt nghiệp bà đã về làm việc tại Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCI) đến khi nghỉ hưu Tại nơi làm việc này bà đã nhanh chóng pháttriển bản thân mình trong môi trường thương mại quốc tế

Với một trí tuệ sắc sảo, khả năng tiếp thu và làm việc tuyệt vời bà đã giữ được nhiều vị tríquan trọng như Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Trong quá trình làm việc, bà

đã sử dụng kho tàng kiến thức sâu rộng và uyên bác của mình để nhanh chóng có nhiềuđóng góp to lớn như: Thúc đẩy cải cách kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tưvấn và phản biện chính sách, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệptrong quá trình chuyển đổi số

Tiến sĩ Phạm Chi Lan đã từng nói: “Với những thiệt thòi và o ép, nếu không có sự kiêntâm và sức sống nội tại mãnh liệt thì họ sẽ không chịu nổi Nguyên lý cá lớn nuốt cá bétrên thị trường vẫn rất mạnh mẽ nhưng cũng chẳng thể khiến họ bị triệt tiêu” câu nói ấynhư đang tiếp thêm động lực cho giới trẻ ngày nay

8

Hình 2.1: Bà Phạm ChiL

Trang 15

Với những đóng góp trên, bà Phạm Chi Lan đã có công lao to lớn trong việc xây dựngmột nền kinh tế Việt Nam năng động hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam pháttriển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong suốt quá trình hoạt động kinh tế của mình,

bà Phạm Chi Lan luôn giữ tính trung thực và

minh bạch trong việc bà luôn giữ nguyên tắc

trong công việc và luôn phản biện với những vấn

đề bất hợp lý để mang lại sự công bằng cho

doanh nghiệp Bà luôn làm việc với sự tận tâm

cao độ và có trách nhiệm với những việc mình

đang làm Một phẩm chất nổi bật khác của bà là

luôn có tinh thần cải cách cho các doanh nghiệp,

hỏi để thúc đẩy sự đổi mới để cải thiện môi trườn

kinh doanh và nâng cao sự cạnh tranh trên thương trường Bà cũng nổi tiếng với sự độclập và liêm chính trong tư duy và hành động, dù ở vị trí nào bà cũng không bị lung lay bởilợi ích các nhân và luôn chuyên tâm vì lợi ích chung của xã hội Bà luôn lắng nghe vàchia sẻ ý kiến từ nhiều phía để đưa ra những giải pháp hợp lí nhất Và hơn hết, ở bà luôn

có tinh thần cống hiến cho cộng đồng, bà là người có tầm nhìn về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp, bà luôn nhắc nhở các doanh nghiệp rằng các doanh nghiệp không chỉ theođuổi lợi nhuận mà hãy đóng góp tích cực cho xã hội, cho lợi ích chung để phát triển bềnvững Sau những phẩm chất trên thì bà Phạm Chi Lan là một hình mẫu lý tưởng về đạođức kinh doanh mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nên học hỏi

2.2 Tấm gương 2: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh là một chuyêngia nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tạiViệt Nam Ông sinh năm 1971, quê ở huyện ĐạiLộc, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Xuân Xanh hiện làgiảng viên tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,nơi ông có nhiều đóng góp trong việc giảng dạy vànghiên cứu về các lĩnh vực như kinh tế phát triển,9

Hình 2.2: Bà Phạm Chi Lan phát biểu

tại hội thảo

Hình 2.3: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w