Đây là những chương trình được xây dựng đề cung cấp phương pháp học tập thực hành với công cụ là nghệ thuật hướng tới một chủ đẻ giáo dục nảo đó như vấn đề xã hội; ngôn ngữ và khả năng đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH KHOA QUAN LY VAN HOA, NGHE THUAT
BAI TIEU LUAN CUOI KY HQC PHAN GIAO DUC NGHE THUAT
Đề thi: Anh (chị) hãy vận dụng quy trình chương trình giáo dục nghệ thuật để giải thích các mục tiêu giáo dục trong tác phẩm điện ảnh (phim ngắn): “ Bầu trời xuyên
tán lá”, Kịch bản: Tạ Tư Vũ Đạo diễn: Thái Hoàng Thanh Thảo
MÃ SỎ SINH VIÊN: D22QL122
GVGD: THS LÊ THỊ VƯƠNG NGUYỆT
Trang 21P HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2023 MUC LUC
A DAT VAN DE
B PHAN TICH VAN DE
1, Khái niệm về chương trình giáo dục nghệ thuật
2 Quy trình xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật
2.1 Lựa chọn chủ đề, đối tượng công chúng
2.2 Xác định mục tiêu
2.3 Xác định nguần lực
2.4 Xác định sản phẩm của chương trình
2.5 Xác định phương thức thực hiện
2.6 Đánh giá hiệu quá, bố sung, rút kinh nghiệm, khen thưởng
3 Mục tiêu giáo dục của tác phẩm “Bầu trời xuyên tán lá” á- 25 scse 2s re
4 Đánh giá ý nghĩa của tác phẩm - 2-5522 222 322 x2 2E rEEx HE
C KẾT LUẬN SH HH HH HH tt H112 tre
D TAT LIEU THAM KHẢO - 0 5s S12 125 H112 12 tt 2H21 21 121gr xe
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐÈ
Trong cuộc đời mỗi con người, gia đình, bạn bè luôn được xem là những người quan trọng luôn bên cạnh ta, đồng hành cùng ta trên mỗi chặn đường Đối với những đứa trẻ, gia đình chính là cái nôi nuôi đưỡng tâm hồn, mạng lại sự âm no, hạnh phúc, giúp trẻ nhận được
sự giáo dục đầy đủ và nhận thức đúng đắn khi bước vảo xã hội Bên cạnh tình cảm gia đình, thì tình bạn cũng lả một trong những mối quan hệ tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp nhất giữa
con người với con người Tỉnh bạn chính là một sợi dây vô hình gắn kết các cá nhân với
nhau, từ đó giúp chúng ta càng thêm gắn bó hơn Tình bạn là một phần quan trọng không thê thiếu trong cuộc sống của con người
Bộ phim điện ảnh “Bầu trời xuyên tán lá” là một trong số những bộ phim phản ảnh những khía cạnh khác nhau của hai mối quạn hệ thiêng liêng này Siêng suốt bộ phim là câu chuyện kê về Hà My (Thanh Mỹ thủ vai) - một cô bé quen sống trong sự giàu có, tiện nghĩ, sung túc ở thành thị cùng với ba mẹ là những doanh nhân thành đạt Không nằm trong dự tính, Hà My được gửi về quê nội ít ngày vì ba mẹ có chuyền công tác đột xuất Vốn chưa từng về quê, Hà My phải gượng ép chịu đựng những ngày dài lê thê với những thi la lam voi cuộc sống hàng ngày của mình Dè dặt, ái ngại sự dơ bắn, côn trùng, sông nước và những con người chân quê xa la, Ha My thu mình trong nhà nội với chiếc Ipad luôn cầm trên tay va mong chờ đến ngày ba mẹ xuống đón mình về May mắn rằng những ngày sau đó cô bé đã có những người bạn ở quê là hai anh em Cò (Thuận Hưng thủ vai), Chuột (Trọng Khang thủ vai) cùng đồng hành Ba đứa trẻ trải qua một khoảng thời gian ngắn với những kỉ niệm đẹp và khó quên
Trang 4B PHÂN TÍCH VẤN ĐÈ
1 Khái niệm về chương trình giáo dục nghệ thuật
Chương trình giáo dục nghệ thuật là một chương trinh học tập thông qua nghệ thuật
đề đạt được nhiều mục tiêu giao dục khác Đây là những chương trình được xây dựng đề
cung cấp phương pháp học tập thực hành với công cụ là nghệ thuật hướng tới một chủ đẻ
giáo dục nảo đó như vấn đề xã hội; ngôn ngữ và khả năng đọc; viết; nhận thức về văn hóa;
các vấn đề về y tế/ sức khỏe; quyền công dân Một chương trình như vậy phải được lên kế
hoạch và có sự liên hệ với các môn học khác trong tình huống phù hợp để học sinh, sinh viên
có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được học
Một chương trình giáo dục nghệ thuật phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Phạm ví: Mỗi một chương trình giáo dục phải đặt trong một phạm vi nhất định về thời
gian và không gian tương ứng với các đối tượng học tập khác nhau Tạo nên việc học tập thông qua sự trải nghiệm từ đó có thê mở rộng và nâng cao nhận thức của người học về nội dung của chương trình
Tỉnh cân bằng: phải đảm bảo sự cân bằng giữa thực hành và lý thuyết; giữa kỹ năng
và phẩm chất; hay giữa việc chú trọng đến giáo dục xã hội và giáo dục kỹ năng tính toán, đọc viết truyền thống: hay giữa nhu cầu cá nhân và các nhu cầu học tập chung: tạo ra sự cân bằng trong lợi ích của người dạy và người học cũng như lợi ích của cộng đồng với tư cách là chủ
nhân của các loại hình nghệ thuật nào đó
Sự phù hợp: phải đảm bảo hướng tới những mục tiêu phù hợp với nhu cầu hiện tại, tương lai; phù hợp với chương trình đào tạo chuân của từng cấp học; phải phủ hợp với từng đối tượng người học cả về giới tính, tuôi tác, địa vị, tâm sinh lý hay văn hóa của đối tượng
được giáo dục Các chương trình giáo dục nghệ thuật được thiết kế phù hợp với nhu cầu
giảng day, với chương trình chính khóa, với thực tế trải nghiệm đặc biệt thích hợp với các nhà trường tiêu học Ở trường tiêu học, một chương trình giáo đục nghệ thuật cần bố sung thêm các chuyến tham quan và các buôi mời chuyên gia nghệ thuật trong và ngoài trường đến nói
chuyện
Sự gắn kết: người xây đựng chương trình phải đảm bảo sự gắn kết giữa các môn học,
cũng như các lĩnh vực khác nhau trong chương trình học hướng tới sự tiễn bộ của người học
Không tạo ra sự xung đột cả về nhận thức cũng như lợi ích của các đối tượng tham gia quá
trình giáo dục nghệ thuật
Tinh lién tuc: Cac chương trình giáo dục nghệ thuật phải đượch áp dụng liên tục trong suốt quá trình học tại trường nhằm hướng tới sự hoàn thiện về kiến thức kỹ năng, phâm chất
Trang 5Tỉnh kế thừa: Nội dung và cách thức giáo đục nghệ thuật phải mang tính hệ thống, nhất quản, tạo ra sự phát triên đồng bộ theo những lộ trình thích hợp với từng đối tượng và loại hình Quá trình giáo dục giai đoạn sau bao giờ cũng dựa trên nền tảng của giai đoạn trước đề không tạo ra sự xung đột đồng thời tạo ra sự phát triền bền vững trên những nền tảng của quả khứ
2 Quy trình xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật
2.1 Lựa chọn chủ đề, đối tượng công chúng
Việc lựa chọn chủ đề là một việc làm cần thiết để thông qua chủ đề, giao viên có thé
xác định cụ thê các hoạt động cần có trong chương trình cũng như những nguồn lực cần huy động Tuy nhiên, chủ đề cần rõ ràng, chính xác, tránh mập mờ Trong một chương trình giáo
dục nghệ thuật, bất kỳ một hiện vật di sản, một tác phâm nghệ thuật nào cũng có thể trở thành
chủ đề chương trình Chủ đề phải xuất phát từ cuộc sống xung quanh, phù hợp với đối tượng công chúng
Xác định đối tượng công chúng cũng rát quan trọng, Mỗi một đối tượng công chúng
có đặc điểm về tâm sinh ly, thé chất, có nhu cầu, sở thích và sự nhận thức khác nhau Xác
định rõ đối tượng công chúng là cách thức giúp chương trình đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh nhất, đễ dàng nhất Trên thực tế, mỗi một chương trình giáo dục nghệ thuật đều hướng tới một đối tượng công chúng nhất định Những chương trình ôm đồm, xác định đối tượng quá rộng đều không đạt được mục tiêu về kỹ năng và nhận thức Đối với các chương trình có số lượng lớn người tham gia, thì cần chia nhỏ theo từng trường, từng vùng đề dễ quản lý cũng như có thê đạt được mục tiêu cụ thé
2.2 Xác định mục tiêu
Mỗi một chương trình giáo đục nghệ thuật đều phải hướng tới việc đạt được mục tiêu
chung Tuy nhiên, các mục tiêu cần phải được xác định một cách rõ ràng, có tính xác định và
có khả năng lượng hóa được Mục tiêu càng cụ thé, càng dễ đạt được, càng dễ kiểm tra và đánh giá, nên tránh các mục tiêu chung chung, ôm đồm, thiếu tinh kha thi
Khi xác định mục tiêu, giáo viên cần trả lời các câu hỏi:
- Chương trình hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?
- Những kỹ năng nảo có thê hình thành ở học sinh sau khi tham gia chương trình?
- Thai do, pham chat, gia tri nao co thể được hình thành ở học sinh sau
khi tham gia chương trình?
Trang 62.3 Xác định nguồn lực
Nguồn lực là những nhân tổ ảnh hưởng, tác động đến quá trình triển khai nội dung
giao dục nghệ thuật Nó bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần Việc xác định nguồn lực ngay từ đầu ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn, tô chức các hoạt động khác nhau
trong một chương trình giáo dục nghệ thuật Các em có cần các loại bút vẽ, các dụng cụ, màu sắc, các chất liệu khác nhau cho bức tranh của mình không? Có cần các chương trình nghệ thuật để các em khám phá trên máy tính? Liệu có cần sự giúp đỡ từ phía người tình nguyện, cha mẹ học sinh hay thuê nhân viên hay không? Tất cả những câu hỏi đó cần phải được trả lời
rõ ràng trước khi tô chức
Khi tổ chức một chương trình, chi phí có thê là một thách thức, nhưng tat cả các
nguyên vật liệu cần đến đều phải có đủ Bên cạnh đó, việc kiểm tra, chạy thử các vật dụng
điện tử trước khi tô chức chương trình là vô cùng cần thiết
2.4 Xác định sản phẩm của chương trình
Sản phẩm của một chương trình giáo dục nghệ thuật chính là những tác phẩm nghệ thuật hình thành trong quá trình tham gia chương trình của người học Sản phẩm này có thê là
thành quả của một ca nhân hoặc là kết quả hoạt động của cả nhóm, thể hiện khả năng sử dụng
các kỹ năng nghệ thuật, tính sáng tạo Việc xác định sản phẩm ngay từ khi lập kế hoạch sẽ giúp cho người xây dựng chương trình dễ dàng đạt được mục tiêu đã định cũng như hướng người học tới các hoạt động mang tính sảng tạo
Khi xác định sản phâm của một chương trình giáo đục nghệ thuật cần lưu ý:
- Sản phẩm cốt lõi là những tác phâm nghệ thuật
- San pham co thể rất đa dạng, không nhất thiết phải là tác phẩm thuộc
loại hình nghệ thuật này hay loại hình nghệ thuật kia
Bên cạnh đó, việc xác định sản phâm nghệ thuật của một chương trình giáo dục nghệ
thuật cũng giúp cho người xây dựng, tô chức chương trình hình dung được các hoạt động trước, trong và sau chương trình; đặc biệt là những hoạt động sau chương trình như trưng
bày, in sách, CD
2.5 Xác định phương thức thực hiện
Khi xác định phương thức thực hiện một chương trình giáo dục nghệ thuật cần lưu ý
có gắng kết hợp các hình thức nghệ thuật khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch hay các trò chơi kích thích sáng tạo Điều này sẽ cung cấp cho người học có được các trải nghiệm nghệ thuật cân bằng và phong phú
Trang 72.6 Đánh giá hiệu quả, bố sung, rút kinh nghiệm, khen thưởng
Đánh giá kết quả hoạt động là khâu cuối cùng của quy trình tô chức một chương trình giáo dục nghệ thuật Việc đánh giá không chỉ nhằm tạo ra kết quả đánh giá cuối cùng về người học và quan trọng là tạo cơ hội đê cho các em tự đánh giá và tự điều chỉnh; giúp cho giáo viên có cơ sở đề đánh giá và điều chỉnh chương trình cũng như đánh giá và điều khiến chính mình
Có nhiều hình thức và phương pháp đánh giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung đánh giá và hoàn cảnh cụ thê Sau đây là một số hình thức đánh giá phố biến:
- Quan sát
- Viết bài thu hoạch
- Tọa đàm, trao đôi ý kiến
- Trắc nghiệm
- Đặt câu hỏi
3 Mục tiêu giáo dục của tác phẩm “Bầu trời xuyên tán lá”
Bộ phim “Bầu trời xuyên tán lá” lấy bối cảnh tại một làng quê yên bình, mở đầu là những thước phim ghi lại hình ảnh trong veo, xanh mat va rất quen thuộc ở bát ki lang qué nao tai Việt Nam Đó là hình ảnh cánh đồng lúa bao la, những giọt sương sớm còn vương trên
lá, và bắt cận hình ảnh chuồn chuồn, châu chấu — là những loài gắn liền với tuổi thơ nghịch ngom của bao đứa trẻ đồng quê Cách mở đâu phim như vậy của tác giả đã giúp lôi cuốn người xem, tăng hiệu quả truyền đạt nội dung và ý nghĩa giáo dục mà tác giả mong muốn Những cảnh phim tiếp theo ta thấy có sự xuất hiện của nhiều nhân vật như Hà My, Bà
Nội, Cò, Chuột và mỗi nhân vật đều được xây dựng một tính cách riêng Hà My — một đứa trẻ thành thị về quê nội, vốn còn “lạ nước lạ cái” với nếp sống, sinh hoạt, không tìm thay su
kết nói ở bat kì đâu nên thoạt đầu cô bé tỏ ra kha xa lạ, bỡ ngỡ và khép mình ở trong phòng cùng với chiếc Ipad, trong mắt những Cò và Chuột thì Hà My còn được cho là “chảnh” Từ lúc Cò và Chuột giúp Hà My giải quyết những con chuột trong phòng và nhận được lời mời chơi chung của hai anh em thì cô bé đã dần cởi mở hơn và đón nhận mọi tứ xung quanh Lúc nay Hà My đường như mới là chính mình, tâm hồn như được sưởi âm bởi thứ tình cảm quý giá như “tình bạn”, cô thoải mái vui đùa, tính nghịch như bắt cá dưới sông, lội đồng ruộng, uống nước lu Qua cách xây dựng hình tượng và tinh cach nhan vat Ha My, ta thay rang that
ra trẻ thành phố không “chảnh” như bao người nghĩ, chúng chỉ đang e dè, xa lạ với những thứ mới mẻ vì chưa từng có cơ hội đê trải nghiệm những điều đó, cũng chưa ai nói cho chúng biết cuộc sông và con người nông thôn sẽ như thê nào Với một đứa trẻ lớn lên ở thành phô suôt
Trang 8hòa nhập với cuộc sống mới này
Còn Cò và Chuột là những đứa trẻ vô cùng hồn nhiên, tinh nghịch, luôn mang năng lượng tích cực Lúc đầu gặp Hà My dù cả hai vẫn chưa biết cô bé là ai, tính cách thé nao nhưng vẫn vui vẻ ngỏ lời mời cô đi chơi Vì tính ham chơi, hiểu kì nên Hà My bị té trật chân, lúc đi tìm Cò và Chuột đề chơi cùng thì cô vô tình bị rắn cắn Những lúc như vậy, Cò và Chuột luôn bên cạnh giúp đỡ, đưa cô đi sơ cứu kịp thời, quan tâm và chăm sóc như những người bạn đã thân thuộc từ bao giờ Hà My cũng là một một cô bé hiểu chuyện, cô chưa từng dùng lời trách mắng khi mình bị thương mà còn rất đón nhận, trân quý tình bạn đẹp đế này
Hà My ước có một lần được xem đom đóm cùng với bố mẹ, biết được điều ước đó, hai anh
em đã cùng nhau đi bắt đom đóm cho cô bé xem và may mắn rằng lúc đó chính là lúc cả nhà
Hà My đều có mặt đủ, giúp ước mơ của cô trở thành hiện thực Tình bạn là thế, dù là lời nói nhất thời của Hà My, nhưng Cò, Chuột van quyét tâm thực hiện đem lại niềm vui cho người
bạn của mình Khoảnh khắc chia tay Hà Mỹy trở về thành phố khiến người xem vô cùng cảm động và tiếc nuối Cả Cò, Chuột, Hà My dường như đã có sợi dây liên kết bên chặt, đến khi chia tay chúng thật sự không nỡ và cho nhau cái ôm nồng ấm Cò cũng đưa cho Hà My chiếc hộp điều ước cả ba cùng chôn và mong sau này sẽ gặp lại Ta thay tình bạn của ba đứa trẻ thật
trong sáng, đó là một tình bạn đẹp, một tình bạn mà không vì bất kì lợi ích nảo
Bên cạnh tình bạn đẹp trong bộ phim ta còn thấy được đây là ba đứa trẻ đều cần sự yêu thương đủ đây từ gia đình Với Hà My, vì cha mẹ quá bận rộn với công việc và những chuyến công tác nên cô thường xuyên phải ở một mình, cô được đưa về quê ở với nội và
dường như đã tắt hắn nụ cười Cô chỉ ước có một lần được ngắm đom đóm với ba mẹ Cò và Chuột từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm của mẹ, cả hai anh em sống cùng với cha và chính tình
yêu thương bao la của người cha, cả hai anh em đã cũng nhau lớn lên trong những ngày thang vui tươi, thanh bình Khi trò chuyện về ước mơ ngắm đom đóm của Hà My, Chuột đã nói một câu khiến người xem phải nghẹn ngào “Má em còn hong gặp, huống chỉ là ngắm chung”, cậu
đã nói với một thái độ vui vẻ, chính thái độ nảy càng làm ta xót xa vì có lẽ sự thiểu vắng tinh
cảm mẹ quá lâu nên cậu xem như chưa từng tồn tại và đã quen với việc đó
Trong bộ phim, ta còn thấy được sự quan tâm cháu gái từ người bà, tuy bà không dùng quá nhiều những lời ngon ngọt dé dỗ dành, thê hiện sự quan tâm cháu gái nhưng với từng hành động như đem đồ ăn cho cháu, xoa đầu cháu vào mỗi đêm, gọi điện cho ba mẹ khi cháu bị rắn cắn thậm chí lo cho cháu, cắm cản cháu chơi với bạn Nhưng sự lo lắng của bà là không đúng đắn Bà đã có quan niệm sai lệch khi cho rằng anh em Cò, Chuột nhà nghẻo,
Trang 9chung sẽ gặp chuyện không may Sau khi nhận thấy sự quan tâm của Cò và Chuột dành cho cháu gái mình nên bà đã gửi lời xin lỗi và thay đôi suy nghĩ cũng như thái độ đối với gia đình chú Tư
Qua phim ngắn “Bầu trời xuyên tán lá”, đạo điễn Thái Hoàng Thanh Thảo đã làm cho người xem phải suy nghĩ và thay đôi nhiều điều trong cuộc sống Chúng ta đừng vội phán xét hay đánh giá một ai, bất kì người nào họ cũng cần thời gian đề thay đôi và thích nghi với môi trường mới Là bạn bè, hãy dùng hành động của ta đề giúp họ cảm thấy được quan tâm, được che chở và rồi họ sẽ sẵn sảng mở lòng đề đón nhận những điều mới mẻ cũng như cách cô bé
Ha My đã thay đôi, thích nghi với cuộc sống dân dã nông thôn và gắn kết được với những người bạn chân thành Từ đó, biết quý trọng những người bạn và xây đựng một tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau Bộ phim không những giáo dục những đứa trẻ về nhận thức và hành
vi mà còn nhắc nhở những bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian ở bên con cái, nuôi day
va gido duc con cai dé mang lại cảm giác 4m no, hạnh phúc cho con mình Giúp con tiếp cận với thế giới xung quanh, với xã hội đề không phải nhút nhát, rụt rè khi đối mặt với những điều mới mẻ trong cuộc sống Chúng ta cũng nên học cách xin lỗi từ những lỗi lầm mình đã gây ra, nhân vật người Bả trong phim chính là tâm gương cho nhiều thé hé, lời xin lỗi đôi lúc thật khó đề nói ra, nhưng khi nói ra được thì cả hai đều cảm thấy được tôn trọng mà giúp mối quan hệ trở nên tốt hơn
4 Đánh giá ý nghĩa của tác phẩm
Chỉ trong thời gian vỏn vẹn chỉ hai mươi phút, “Bầu trời xuyên tán lá” đã đưa người xem đi từ cung bật cảm xúc này đến cung bật cảm xúc khác và nhiều vấn đề cũng được giải quyết trong bộ phim Thoạt đầu ta vui tươi, hòa mình theo những trò tỉnh nghịch của bọn trẻ
và đường như đang sống lại một thời thanh xuân Lúc sau lại nghẹn ngào, xúc động với những câu nói, những ước mơ nhỏ nhoi về hạnh phúc gia đình của Hà My, Cò, Chuột đường như đơn giản nhưng bấy lâu nay lại không thực hiện được Càng xúc động hơn khi được chứng kiến quá trình hình thành tình bạn, sự hi sinh, quan tâm, chăm sóc cùng những lời hứa hẹn của ba đứa trẻ Không biết có thê gặp lại nhau không nhưng những kỉ niệm mà Hà My,
Cò, Chuột cùng nhau trải qua, cùng nhau gắn bó thật sự rất đẹp và có lẽ sẽ rất khó quên trong tâm trí của những đứa trẻ đó
Cách thê hiện tình bạn trong bộ phim cũng làm ta suy nghĩ về những mối quan hệ trong cuộc sống, biết trân quý những người bạn, học cách yêu thương và quan tâm bạn bè của
mình nhiều hơn Đôi khi ta chỉ cần làm những điều nhỏ nhặt, đề ý đến cảm xúc của những
người xung quanh cũng đã giúp họ cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ và bình yên Một điều nữa đó là dù công nghệ rat phát triền những chúng ta hãy dành thời gian dé kết nói, trò
Trang 10chuyện, vui chơi trục tiếp với nhau chứ không phải lạm dụng công nghệ mà quên đi những điều thực tế Hãy cất những thiết bị công nghệ vào một góc, dé có nhiều thời gian hơn cùng gia đình, bạn bè, trải nghiệm điều tốt đẹp ngoài cuộc sông
Thông qua những tình huống tự nhiên, cốt truyện quen thuộc, bối cảnh gần gủi, đạo diễn đã lồng ghép những quan niệm, định kiến về sự giàu nghèo của những tầng lớp khác nhau Chính tình bạn và sự gắn kết của Hà My và Cò, Chuột đã xóa bỏ đi những quan niệm
sai lệch về người thành thị, sự thật là họ không hề “chánh”, họ chỉ không biết cách thê hiện tinh cảm, cảm xúc của mình khi bước vào một môi trường mới Và với gia đình chú Tư, hai
anh em Cò, Chuột tuy thiếu vắng tình cảm của mẹ, hơi nghịch ngợm nhưng chúng cũng chỉ là những đứa trẻ ở tuôi ăn, tuôi lớn, cũng cần được quan tâm, chăm sóc như bao đứa trẻ khác chứ không phải vì định kiến nhà nghèo, không được học hành tử tế mà bị xa lánh hay phải hứng chịu những lời lẽ không đáng Những tình tiết này trong phim càng giúp ta có cái nhìn đúng đắn về con người, không tin vào những quan niệm lạc hậu, những suy nghĩ tiêu cực mà
làm xấu đi các mối quan hệ xã hội và đánh giả sai lệch giả trị con người
Bộ phim cũng phê phán những người làm cha, làm mẹ nhưng lại vì công việc ma it quan tâm đến con cái Đau lòng hơn đó là việc người mẹ rời bỏ con khi con vừa mới lọt lòng Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn lớn khôn, hình thành ý thức, tình cảm nên chúng cần sự chăm
sóc, piáo dục đặc biệt của cha mẹ Chính cha mẹ là người kết nối trẻ với thế giới xung quanh,
khi trẻ cần được che chở, bảo vệ và hơn hết đó là đê con không phải gánh chịu những lời miệt thị từ xã hội Cảnh phim cuối cùng khép lại là hình ảnh vui tươi của hai anh em Cò và Chuột
khi nghe được câu nói “Cò, Chuột, mẹ mày về kìa!” Ta cảm nhận được niềm vui bất tận của
cả hai khi sắp được gặp mẹ và dường như mọi thứ sẽ được bù đắp, mong rằng những ngày sau đó cả gia đình Hà My và gia đình chú Tư sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, quay quần bên nhau
C KÉT LUẬN
Tác phâm điện ảnh “Bầu trời xuyên tán lá”, kịch bản: Tạ Tư Vũ/ Đạo diễn: Thái
Hoàng Thanh Thảo đã mang lại nhiều giá trị giáo dục về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống Giáo dục chúng ta xây dựng một tình bạn đẹp, không phân biệt giàu nghèo, không
vì mục tiêu trục lợi mà chỉ đơn giản là sự gắn kết trong tâm hồn với nhau Nhắc nhở về trách nhiệm của người lớn trong việc bồi đắp tình cảm gia đình, xã hội, làm gương cho con cái của mình và không áp đặt, truyền đạt những suy nghĩ lệch lạc vào đầu trẻ, hãy đê con em phát
triển suy nghĩ tự nhiên, tạo một môi trường lành mạnh, không lạm dụng những thiết bị công
nghệ vào cuộc sông của trẻ Hơn hệt, phim ngắn cũng giúp ta hạ cái tôi của mình xuông, biệt