1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiết kế trò chơi trong dạy học môn Đạo Đức lớp 1theo Định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 754,04 KB

Nội dung

Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh gia hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIAO DUC TIEU HOC & MAM MON

BAI TAP LON

DE TAI THIET KE TRO CHOI TRONG DAY HOC MON DAO DUC LOP 1THEO DINH HUONG PHAT TRIEN PHAM CHAT

NANG LUC NGUOI HOC

Tén hoc phan: Phuong phap NCKH chuyén nganh GDTH

Ma hoc phan: LLP203

Mã lớp: K19 DLCTHA4 Hoc ki II, nam hoe 2021-2022

Phu Tho, thang 3 nam 2023

Trang 2

Điểm kết luận của bài thi

Số phách Số phách

Ghi băng sô chém thi | cham thi

chữ

can bé cham thi 1

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi 2

Ho va tén SV:Dao Thi Hang

Ngày, tháng, năm sinh: 14/06/1971

Tên lớp: K19 ĐHLT TIỂU HỌC

Mã lớp: KI9DLCTHA4

Ma SV: 21DCTH 258

GVHD: Lé Ngoc Son

Họ, tên và chữ ký của giảng viên

Trang 3

MUC LUC

Trang 4

DANH MUC CHU VIET TAT

Trang 5

DANH MUC BANG BIEU, HiNH ANH

Trang 6

PHAN 1 MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

1 1 Cơ sở lý luận

Môn Đạo Đức ở trường tiêu học hiện nay là một bộ phận của chương trình môn CIáo dục công dân và Đạo Đức giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh Qua đó, môn học giúp học sinh hình thành, phát triển phâm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, hướng tới công dân toàn cầu Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về vai trò của đạo đức đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc

Øì cũng khó ” Từ đó, Người cũng dặn dò những nhà giáo dục luôn phải chú trọng p1áo dục đạo đức cho học sinh: “Day cững như học, phải chủ trọng cả tài lân đực Đúc là

đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng.” Tư tưởng của Người có ý nghĩa rất lớn

trong ø1ai đoạn hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coI trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được dé cao va phat huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Điều đó đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở các cấp trong giáo dục phố thông, trong

đó có cấp Tiêu học.Lý luận và thực tién déu khang định rằng, những dấu ấn của trường tiêu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh Chính vì vậy việc giao dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiêu học Và môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuân mực đạo đức, lỗi sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng Từ đó các em biết cách vận dụng hành vị, chuân mực đạo đức đó vào cuộc sông

Trang 7

Mục tiêu của môn Đạo đức ở cấp Tiêu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng là giúp cho

học sinh có những hiếu biết ban đầu, hình thành chuân mức đạo đức phù hợp với lứa tuôi và pháp luật Đồng thời năm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh gia hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc sống Không những thế

nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý trọng con người Vì thế việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành va phat triển các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực đạo đức Một trong những phương pháp tô chức dạy học theo xu hướng mới là phương pháp tô chức trò chơi học tập Tuy nhiên thực trang của việc tô chức trò chơi vào trong những tiết dạy đạo đức của trường tôi cũng như những trường khác còn nhiều bắt cập Nhiều giáo viên không thấy được tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi còn xem nhẹ và rất ngại khi sử dụng phương này Ở những tiết học được thanh tra, thao giảng hay hội giảng thì tố chức lôi thôi mang nặng tính hình thức Giáo viên hết sức lúng túng không biết tổ chức vào lúc nào, cách thức tô chức ra sao Học sinh ngượng ngùng, bỡ ngỡ không nghiêm túc khi thê hiện nên dẫn đến sau trò chơi không mang lại hiệu quả giáo dục cao Như vậy, thực tiễn giáo dục còn có nhiều bất cập chưa đáp ứng được tầm quan trọng của phương pháp tô chức trò chơi

1.2 Cơ sở thực tiễn

Khi trẻ em lớn lên, hình thành và phát triển tâm lí chính bằng các hoạt động phong phú, đa dạng của các em Ngoài học tập ở nhà trường học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp I nói riêng còn sống và vui chơi với nhiều mối quan hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thông tin đại chúng tạo nên nhiều yếu tố chỉ phối và phát triển hành vi đạo đức của các em chưa thực sự đúng Trong đó, bậc phụ huynh, những người xung quanh, các đoàn thế chưa nhắc nhớ, chỉnh đốn các em kịp thời về những hành vi đạo đức

mà các em mắc phải

Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các

em, nhất là đối với các em học sinh lớp 1 Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai, giáo viên thường không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao

mà cứ cho rằng em đó làm như vậy là sai mà không có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng

dé nhac nhở các em, ngược lại siáo viên chỉ áp đặt cái sai mà học sinh da gay ra

Trang 8

Mặc dù đã đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhưng đa số giáo viên chưa chú trọng đến các tư liệu dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục nøữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức mà các em sẽ học

Như chúng ta đã biết trẻ em không phải có ngay hành vi đạo đức cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em do nhiều yêu tô chi phối Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hóa” góp phần lớn vào việc hoàn thiện hành v1 đạo đức của các em Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia dinh hiện nay chưa thực sự là tấm guong để các em noi theo

mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em Mà ở lứa tuôi các em lại nhạy cảm với những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, Các em không biết những điều các em bắt chước là không hay Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả của tiết đạy môn đạo đức trong trường tiêu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi giáo viên.Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, là người quản lí mọi hoạt động của lớp học, là người điều khiển mọi hoạt động của nhà trường đến từng học sinh Với những lý do trên tôi mạnh dạn

chọn và nghiên cứu đề tài “THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN PHAM CHAT

NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC”

2 Mục tiêu nghiên cứu :

Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vẫn đề nghiên cứu, tôi đã thiết kế các trò chơi cho môn đạo đức lớp 1 nhằm hình thành những nhận thức nhất định về hành

vi đạo đức cho học sinh Bên cạnh đó còn giúp các em nắm được những tri thức cơ bản cần thiết về các chuẩn mực phù hợp với lứa tuôi Từ đó hình thành năng lực quan sat

và đánh giá có phê phán cử chỉ của người khác không đúng cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quen đạo đức Trong các giờ học đạo đức, ngoài các phương pháp đặc trưng của môn học, giáo viên cần chú trọng đến phương pháp tổ chức trò chơi vì phương pháp này có thê khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh Việc tố chức học tập thông qua trò chơi thì hiệu qua giáo đục sẽ cao hơn rất nhiều

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Trang 9

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các trò chơi dành cho dạy học môn Đạo đức lớp 1( Bộ sách kết nối tri thức với

cuộc sông)

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 1

- Trò chơi học tập

4 Giả thuyết nghiên cứu đề tài

Nếu vận dụng các trò chơi phù hợp với mục tiêu bài học thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc dạy học ở Tiêu học nói chung, day Đạo đức cho học sinh nói riêng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận:

Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về dạy học môn Đạo đức (mục tiêu, nội dung,

phương pháp, hình thức tô chức) vả trò chơi học tập (khái niệm, phân loại, khả năng

vận dụng vào dạy học Đạo đức ở Tiểu học)

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn:

Làm sáng tỏ thực tiễn dạy học hiện nay liên quan đến dạy học môn Đạo đức và các trò chơi được sử dụng trong dạy học môn đạo đức lớp 1 hiện nay

5.3 Thiết kế trò chơi:

Thiết kế các trò chơi dành cho dạy học môn đạo đức lớp I

5.4 Tổ chức thực hiện sản phẩm:

Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiếm chứng tính khả thi của các trò chơi

và từ đó chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học của để tài

6 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 10

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp

nghiên cứu sau đây:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tống hơp, so sánh, hệ thống hóa các tài liệu lí luận về dạy học môn Đạo đức và trò chơi học tập nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra quan sát

Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hữu Đô huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, qua các tiết dạy học môn đạo đức

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu, thiết kế được phiếu điều tra sau đó chuyền cho

học sinh đề học sinh trả lời

6.2.3 Phương pháp điều tra bằng phương pháp vẫn đáp

Đây là phương pháp giáo viên tố chức cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, gitta hoc sinh voi nhau dựa trên hệ thong câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn hiểu biểu của mình đề tìm hiểu những vấn đề về học tập, cuộc sống tự nhiên xung quanh

6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhóm lớp - gọt là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tac động - gọi là nhóm đối chứng Đề có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thê đổi vai trò của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối chứng và ngược lại Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp LA và IB của trường TH Hữu Đô, Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Trong đó lớp thực nghiệm là 1A, lớp đối chứng là 1B Trình độ đầu vào của 2 lớp tương đương nhau, số lượng học sinh 2 lớp bằng nhau mỗi lớp có 38 em học sinh Điểm khác nhau

là lớp đối chứng không tác động gì vào Lớp thực nghiệm thì được vận dụng các trò

choi đo tôi thiết kẻ

Trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ tiến hành dạy tại lớp thực nghiệm là 1 A

và lớp đối chứng là 1B

6.3 Nhóm phương pháp sử dụng thống kê toán học

10

Trang 11

- Sử dụng các công thức tính tỉ lệ % và tính gía trị trung bình cộng để xử lí số liệu điều tra và số liệu thực nghiệm

7, Giới hạn, phạm vi nghiềm cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu trò chơi học tập

- Điều tra thực trạng tại trường TH Hữu Đô, Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

- Đề tài thiết kế trò chơi cho mỗi tiết Đạo đức

- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm trò chơi dành cho bài 24: “ Phòng, tránh tal nan giao théng”

11

Ngày đăng: 02/12/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w