1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An thành phố Hải Phòng

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An 3.2 Phạm vi n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRẦN MẠNH TRƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẬN KIẾN AN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HẢI PHÒNG – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRẦN MẠNH TRƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẬN KIẾN AN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An” là sản

phẩm độc lập của cá nhân tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan

và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Hải Phòng, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài

“Hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An”

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi cách xử lý thông tin

và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.Vương Toàn Thuyên đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Trường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 4

1.1Tổng quan về Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận 4

1.1.1.Khái niệm về Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận 4

1.1.2 Nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận 4

1.1.3.Đặc điểm hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận 6

1.2 Tổng quan về công tác bồi thường GPMB cấp quận 7

1.2.1 Khái niệm về công tác bồi thường GPMB cấp quận 7

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác đền bù GPMB cấp quận 8

1.2.3 Đặc điểm của công tác đền bù GPMB cấp quận 9

1.2.4 Nội dung của công tác đền bù GPMB cấp quận 12

1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác bồi thường GPMB cấp quận 14

1.3.1 Đất đai và giá bồi thường GPMB đất đai 14

1.3.2.Tài sản và định giá tài sản gắn liền với đất 16

1.3.3 Chính sách tái định cư 17

1.3.4 Các chính sách hỗ trợ 19

1.3.5 Quy mô đất đai và giá trị bồi thường GPMB 21

1.3.6 Công tác thanh quyết toán bồi thường GPMB 22

1.3.7 Công tác kiểm tra giám sát và xử lý sai sót 23

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng công tác đền bù GPMB tại Trung tâm phát triển quỹ đất 23

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài (các yếu tố khách quan) 23

1.4.2 Các yếu tố bên trong (các yếu tố chủ quan) 25

Trang 6

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GPMB

TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẬN KIẾN AN 28

2.1 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An 28

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Kiến An 28

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An 33 2.2 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, GPMB tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An giai đoạn 2018-2022 37

2.2.1 Đánh giá công tác quản lý đất đai và bồi thường, GPMB đất đai quận Kiến An giai đoạn 2018-2022 37

2.2.3 Đánh giá tài sản và định giá tài sản gắn liền với đất giai đoạn 2018-2022 48

2.2.4 Đánh giá chính sách tái định cư giai đoạn 2018-2022 50

2.2.5 Đánh giá các chính sách hỗ trợ giai đoạn 2018-2022 52

2.2.6 Đánh giá chung công tác giải phóng mặt bằng 53

2.2.7 Đánh giá quy mô đất đai và giá trị đền bù GPMB giai đoạn 2018-2022 55

2.2.8 Đánh giá công tác thanh quyết toán bồi thường, GPMB giai đoạn 2018-2022 58

2.2.9 Đánh giá công tác kiểm tra giám sát và xử lý sai sót giai đoạn 2018-2022 60

2.3 Những thành công và hạn chế 61

2.3.1 Những thành công 61

2.3.2 Những hạn chế 62

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẬN KIẾN AN 66

3.1 Mục tiêu, phương hướng và quan điểm hoàn thiện công tác đền bù GPMB của quận Kiến An 66

3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện 66

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện 67

Trang 7

3.1.3 Quan điểm hoàn thiện 68

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An 68

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai của quận Kiến An 68

3.2.2 Công khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của quận Kiến An 72

3.2.3 Xây dựng giá bồi thường sát với giá thị trường 73

3.2.4 Áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận giá bồi thường với người dân 76

3.2.5 Đẩy mạnh việc bố trí tái định cư hợp lý cho người dân 77

3.2.6 Tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với dân trên cơ sở chính sách đền bù của thành phố Hải Phòng 78

3.2.7 Tăng cường công tác tư vấn thẩm định giá của doanh nghiệp 79

3.2.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An 81

3.2.9 Đẩy mạnh công tác tin học quá trong việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB quận Kiến An 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 9

2022

57

Trang 10

DANH MỤC BIỂU, HÌNH VẼ

Số

hiệu

biểu

2.1 Chỉ tiêu kinh tế của quận Kiến An giai đoạn 2018-2022 31

2.2 Kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Kiến An

2.3 Biểu đồ phân bổ diện tích đất sử dụng của quận Kiến An

2.10 Đánh giá quy mô quận kiến an giai đoạn 2018-2022 55

2.11 Giá trị bồi thường, GPMB quận Kiến An giai đoạn

2.9.2 Biểu đồ điểm trung bình các chỉ tiêu khảo sát 54

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước triển khai Luật Đầu tư công năm 2019, quá trình cải tạo, nâng cấp, và mở rộng cơ sở vật chất được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư

số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính, đề cập đến quy trình lập dự toán, phân bổ, và quyết toán kinh phí cho các công việc sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế Giới và quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu đặt ra một nhiệm vụ trọng yếu, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia Mặc

dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng làm thay đổi diện mạo kinh tế và

xã hội của đất nước, song kinh tế vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, làm giảm hiệu suất tận dụng tiềm năng Do đó, công tác Giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng hình thức Đối tác Công tư (BT) trong quá trình thu hồi đất trở nên ngày càng quan trọng và cấp bách Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách BT GPMB gặp một số thách thức, ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình GPMB, đặc biệt là trong các dự án đầu tư ở Việt Nam Quận Kiến An, với diện tích quỹ đất không lớn nhưng có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, đang phải đối mặt với thách thức của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của Thành phố Hải Phòng và các chủ đầu tư, mà còn tác động đến đời sống hàng ngày của cộng đồng Do đó, chính sách hợp lý về Đối tác Công tư và Hợp tác Công tư khi thu hồi đất của Nhà nước trở thành yếu tố quyết định để mở ra tương lai phồn thịnh và bền vững Với những lý

do nêu trên, việc chọn đề tài "Biện pháp hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An thành phố Hải Phòng" là hết sức cần thiết và hứa hẹn mang lại những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực này

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích hiện trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại quận Kiến An giai đoạn 2018-2022 do trung tâm phát triển quỹ đất triển khai thực hiện, qua đó đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện công tác bồi thường, giải

phóng mặt bằng nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công việc

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thực trạng công tác bồi, thường giải phóng mặt bằng tại quận Kiến An: đơn giá, tái định cư, các khoản hỗ trợ, GPMB Do Trung tâm Phát triển Quỹ đất

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng chủ yếu trong Luận văn từ năm

2018 đến năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê, thu thập xử lý thông tin, số liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu này đóng góp vào việc hệ thống hóa các lý luận liên quan đến hoạt động bồi thường và giải phóng mặt bằng

Về thực tế: Dựa trên tình hình thực tế của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng đang được triển khai tại địa phương, trong nghiên cứu này, tác giả phân tích một số dự án điển hình để phân tích, từ đó đưa ra những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng

6 Kết cấu luận văn

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản

Trang 13

Chương 2 Đánh giá hiện trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An thành phố Hải Phòng

Chương 3 Một số biện pháp hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Kiến An”

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1 Tổng quan về Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

1.1.1 Khái niệm về Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

“Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản

để hoạt động theo quy định của pháp luật” [1]

Nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

Căn cứ pháp lý: “Điều 1, Điều 2 Thông tư liên tịch BTNMT-BNV-BTC”[1]

16/2015/TTLT-* Chức năng của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

“Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai” [1]

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

- “Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”[1]

- “Lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (giải phóng mặt bằng) khi Nhà nước thu hồi đất”[1];

Trang 15

- Lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất tại địa bàn địa phương để tổ chức đấu giá quyền

sử dụng đất khi được UBND quận giao;”[1]

- “Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và Phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn quận”[1]

- “Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”[1]

- “Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất

đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của Luật đất đai;”[1]

- “Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật trên địa bàn quận;”[1]

- “Lập phương án sử dụng, khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất;”[1]

- “Thực hiện các dịch vụ trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch

vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu;”[1]

- “Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Pháp luật;”[1]

- “Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật;”[1]

- “Thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;”[1]

- “Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật;”[1]

Trang 16

- “Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao;”[1]

1.1.2 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất cấp quận

1.1.2.1 Kinh phí hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất

- “Căn cứ tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, kinh phí của Tổ chức phát triển quỹ đất được quy định”[1]

- Khoản 2, Điều 4, Thông tư liên tịch 16/2015/ BTC ngày 04/04/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính quy định về kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất như sau:

TTLT-BTNMT-BNV-+ “Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp), theo quy định hiện hành để phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;”[1]

+ “Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kinh phí quản lý

dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật, kinh phí quản lý và khai thác quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển; kinh phí quản lý và khai thác quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định

cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp thành phố, lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng, các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật, các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật” [1]

+ “Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp thành phố;”[1]

+ “Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng;”[1]

Trang 17

+ “Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”[1]

+ “ Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.”[1]

1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất

* Lãnh đạo của Trung tâm Phát triển Quỹ đất:

Trung tâm Phát triển quỹ đất có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc trở xuống

- Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Thư ký Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm

- Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm quản lý nhiều lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật liên quan đến Giám đốc Trung tâm và lĩnh vực công việc được phân công

* Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm có 5 bộ phận

- Bộ phận kế toán-tổng hợp;

- Bộ phận văn thư-thủ quỹ

- Bộ phận Giải phóng mặt bằng;

- Bộ phận Phát triển và Quản lý quỹ đất;

- Bộ phận Đấu giá xúc tiến thị trường sử dụng đất

* Biên chế:

- Biên chế sự nghiệp hiện nay là Trung tâm Phát triển Quỹ đất tự trang trải thực hiện theo chỉ tiêu của Sở Nội vụ giao hàng năm

1.2 Tổng quan về công tác bồi thường GPMB cấp quận

1.2.1 Khái niệm về công tác bồi thường GPMB cấp quận

* Khái niệm bồi thường nhằm đối ứng với giá trị hoặc công lao cho chủ thể bị tổn thất do hành vi của người khác Trong trường hợp thu hồi đất do quyết định của Nhà nước, việc bồi thường giải phóng mặt bằng là biện pháp cần thiết để đền bù thiệt hại gây ra Đối với những người đang cư trú ổn định

Trang 18

trên diện tích đất thu hồi, quá trình này giúp trả lại giá trị hoặc công lao xứng đáng Quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất của Nhà nước là việc trả lại giá trị quyền sử dụng đất cho người bị thu hồi Giá trị quyền sử dụng đất có thể bao gồm giá trị tiền bạc, giá trị vật chất khác nhau, tuân theo các quy định pháp luật hoặc thông qua sự thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan đối với diện tích đất cụ thể

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác bồi thường, GPMB cấp quận

- căn cứ Điều 68 Luật Đất đai 2013, Điều 69 Luật Đất đai 2013, Điều

70 Luật Đất đai 2013:

+ “Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, báo cáo và chuyển phòng Tài chính-Kế hoạch thẩm định và trình duyệt theo quy định;”[3]

+ “Giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;”[3]

+ “Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn

đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; kiểm kê thực tế so sánh với tờ khai có sự tham gia của người được bồi thường và chủ sử dụng đất”[3]

+ Xác định tổng mức phải phải bồi thường cho toàn bộ diện tích đất thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có trên đất và các khoản bồi thường, hỗ trợ khác Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng, lưu trữ hồ sơ bồi thường, hỗ trợ của dự án theo quy định;”[3]

+ “Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo, đề xuất Hội đồng Bồi thường của dự án hoặc Ủy ban nhân dân quận xem xét giải quyết;”[3]

Trang 19

+ “Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị có liên quan để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất chính xác, đúng đối tượng;”[3]

+ “Phối hợp các ban, ngành, Ủy ban nhân dân và các đơn vị có liên quan trên địa bàn quận để nghiên cứu, đề xuất giải quyết các trường hợp xin cứu xét hoặc khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng”[3]

+ “Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập dự án bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư (nếu có) và trình báo cáo thẩm định theo quy định và trình phê duyệt” [3]

+ “Thỏa thuận giao cho bộ phận tư vấn đo đạc, vẽ bản vẽ hiện trạng khu đất để làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”[3]

+ “Tổng hợp nhu cầu di dời các công trình công cộng trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn và kế hoạch di dời các dự án này”[3]

+ “Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các quận thực hiện việc bán nhà ở, đất tái định cư theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, bán nhà ở hoàn thiện và chuyển nhượng đất ở có hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật tổ chức tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất đô thị”[3]

+ “Phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan của Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý và quỹ đất dư thừa sau khi các doanh nghiệp, tổ chức thu hồi”[3]

+ Các dự án nhà ở thương mại sử dụng quỹ đất công để xác định quỹ đất và nhà ở sẵn có cho việc tái định cư”[3]

+ “Rà soát, đôn đốc tiến độ xây dựng các dự án tái định cư liên quan đến dịch vụ tái định cư trên địa bàn huyện, báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp”[3]

1.2.3 Đặc điểm của công tác đền bù GPMB cấp quận

1.2.3.1 Chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo Luật Đất đai năm 2013, “Khi tham gia quan hệ pháp luật về bồi

Trang 20

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất các chủ thể bao gồm: Cơ quan nhà nước, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng: , người có đất bị thu hồi” [3]

a) Cơ quan Nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thủ tục

đã được quy định.:

“Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận gồm Chủ tịch, các Ủy viên là đại diện lãnh đạo các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế, Tư pháp, Thanh tra; đại diện lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất thu hồi; đại diện người có đất thu hồi ” [10]

b) “Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của chính phủ: Tổ chức phát triển quỹ đất: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, Quận, thị , thành phố thuộc thành phố”[4]:

+“Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương Đối với địa phương đã có Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có”[4]

+”Trung tâm phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản

lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá QSDĐ và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật ” [4]

c) Chủ đầu tư: Các thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

và giải phóng mặt bằng được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan và chủ dự án không có thẩm quyền thu hồi đất hoặc bồi thường, hỗ trợ , Tái định cư hộ gia đình, cá nhân liên quan Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ trở

Trang 21

thành đơn vị bảo đảm kinh phí thực hiện việc thu hồi sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và ra quyết định thu hồi

d) “Người có đất bị thu hồi: Là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bồi thường” [3]

1.2.3.2 Hình thức thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo PGS TS Nguyễn Văn Thành (2020), thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư đồng nghĩa với việc triển khai nhiều hình thức linh hoạt và toàn diện Các biểu hiện của quá trình này có thể được thấy qua những cách sau:

“Thứ nhất, tuân thủ pháp luật Bồi thường, Hỗ trợ và Tái định cư: Thứ nhất, tuân thủ Đạo luật Bồi thường, Hỗ trợ và Tái định cư có nghĩa là một công ty tuân thủ pháp luật và không thực hiện bất kỳ hành động nào vi phạm các quy định của pháp luật Hình thức này áp dụng cho tất cả các pháp nhân,

từ cá nhân, tổ chức đến cơ quan, tổ chức chính phủ Việc tuân thủ pháp luật

về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khiến những quy định này trở thành một phần của cuộc sống và được lồng ghép vào hoạt động hàng ngày của cộng đồng và cá nhân

Thứ hai, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật Đây là cách để một pháp nhân thực hiện các quy định pháp luật bằng cách thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua hành động tích cực Ngược lại với việc tuân thủ, vốn chỉ đơn giản là ngăn cản các tập đoàn thực hiện các hành vi bị cấm trong quá trình mua lại bất động sản, việc thực thi pháp luật yêu cầu cách tiếp cận trách nhiệm pháp lý một cách tích cực Vi phạm luật bắt buộc (quy định thực hiện một số hành động tích cực) sẽ bị trừng phạt theo hình thức này

Thứ ba, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua việc sử dụng quyền chủ thể: Đây là một cách thức thực hiện pháp luật trong

đó các chủ thể pháp luật đều có quyền thực hiện hành vi được pháp luật cho

Trang 22

phép Điều này khác biệt so với việc tuân thủ và thi hành pháp luật vì ở đây, quyền được pháp luật cho phép có thể được thực hiện hoặc không, tuỳ thuộc vào quyết định chủ thể mà không bị buộc phải thực hiện.”

Thứ tư, thi hành pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Là hình thức thực thi pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước ủy quyền, đưa ra các quyết định

cụ thể về việc ban hành, sửa đổi, v.v., dựa trên các quy định của luật pháp Đúng vậy Chấm dứt quan hệ pháp luật Hình thức này rất quan trọng vì nó thường thể hiện quyền lực của nhà nước

1.2.4 Nội dung của công tác đền bù GPMB cấp quận

* Căn cứ theo các quy định tại “Điều 66 Luật Đất đai 2013, Điều

67 Luật Đất đai 2013, Điều 68 Luật Đất đai 2013, Điều 69 Luật Đất đai

2013, Điều 70 Luật Đất đai 2013, Điều 93 Luật Đất đai 2013”[3], Công tác đền bù GPMB cấp quận gồm các bước như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất căn cứ luật đất đai 2013

- “Trước khi có quyết định thu hồi đất (chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp) cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất”[3]

- “Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;”[3]

Bước 2: Thu hồi đất Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất

- “UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất”[3]

- “Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì UBND xã,

Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện”[3]

Trang 23

- “Trường hợp người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất

và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế”[3]

Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất

- “UBND xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;”[3]

- “Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp thì UBND xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục”[3]

- “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc”[3]

- “Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế”[3]

Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường

“Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND

xã nơi có đất thu hồi”[3]

Bước 5: Thu thập ý kiến của dân

- “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi”[3]

- “Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi”[3]

Trang 24

Bước 6: Hoàn thành hồ sơ và phê duyệt phương án bồi thường

“Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền sau khi thu thập ý kiến người dân;”[3]

Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường

- “Trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành, cơ quan hoặc tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải thanh toán số tiền bồi thường và hỗ trợ cho chủ sở hữu đất bị thu hồi”[3]

- “Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước”[3]

Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư

“Đất đã thu hồi giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao

cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý”[3]

1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác bồi thường GPMB cấp quận

1.3.1 Đất đai và giá bồi thường GPMB đất đai

1.3.1.1 Đất đai trong bồi thường GPMB

GPMB là việc nhà nước thu hồi đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng để triển khai các dự án phát triển kinh tế- xã hội theo quy định của luật

Thực chất của quá trình GPMB là quá trình từ khi có quyết định thu hồi đất và lập kế hoạch GPMB cho đến khi nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu

tư dự án Trong quá trình GPMB các tổ chức chính quyền, chủ đầu tư có nhiệm vụ dỡ bỏ các công trình xây dựng, hoa màu, cây cối và di dời người dân, vật nuôi sống trên đất(nếu là đất ở) đến nơi ở mới để lấy lại mặt bằng

Đi cùng với nó là việc các cấp chính quyền phải đền bù về tài sản, vật chất thoả đáng cho những hộ dân có đất bị thu hồi và hỗ trợ TĐC cho người dân đến nơi ở mới ổn định cuộc sống Tất cả các công việc trên phải được thực hiện trên cơ sở pháp lý, các chính sách về đền bù và hỗ trợ TĐC

1.3.1.2 Giá bồi thường GPMB đất đai

Trang 25

Công tác GPMB thu hồ i đất gắ n liền với các tài sản, nhà, công trình trên đất do đó người bi ̣ thu hồi đất còn được hưởng khoản bồi thường đến bù thiệt ha ̣i về tài sản:

- Dự án nhà ở và xây dựng có giấy phép Trước ngày 1 tháng 7 năm

2004, nhà, công trình xây dựng trái phép trên đất thuộc đối tượng được bồi thường theo Điều 7 Quy chế này đối với hộ gia đình, cá nhân thì phải có giấy chứng nhận đơn vị xây dựng mới do Ủy ban nhân dân thành phố cấp đến 100% giá

- Giá trị đối với công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được xác định như sau:

+ Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang vận hành, mức bồi thường được tính theo giá trị công trình mới có cùng cấp kỹ thuật, theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Quản lý chuyên môn ban hành Củ hành, nếu công trình không còn sử dụng sẽ không được bồi thường

+ Trường hợp công trình hạ tầng theo dự án cần tạm dừng nhưng không được xếp vào quy chuẩn kỹ thuật hoặc cập nhật quy chuẩn kỹ thuật thì Cục Quản lý chuyên môn sẽ tham khảo mức tiêu chuẩn của Bộ Quản lý chuyên môn do ngành ban hành Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật tính toán bồi thường

4 Bồ i thườ ng di chuyển mô ̣ và hỗ trợ đố i với cây trồ ng vâ ̣t nuôi

Khi di dời mộ, sẽ bồi thường chi phí đất đai, chi phí khai quật, chi phí bốc dỡ, chi phí di dời, chi phí cải tạo và các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp khác Trường hợp thành phố không có quỹ đất di dời mộ hoặc gia đình có nhu cầu quản lý đất để di dời mộ theo phương án, ngoài việc bồi thường di dời theo quy định, được hỗ trợ tiền sử dụng đất 3.000.000 đồng/ngôi mộ Ngoài

ra, UBND TP quy định cụ thể việc đền bù xây dựng nghĩa trang, mồ mả đổ nát, mồ mả có nhiều mộ Đối với cây trồng, vật nuôi, Ủy ban nhân dân huyện xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng loại cây trồng, vật nuôi căn cứ vào thông báo giá của Bộ Tài chính và tình hình địa phương nhưng không vượt quá giá Giá trị tối đa do Bộ Tài chính công bố Đối với hệ thực vật, động vật

Trang 26

có thể di dời đến cơ sở mới, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ quyết định mức

hỗ trợ thiệt hại và chi phí di dời theo tình hình thực tế nhưng giới hạn trên của

số tiền hỗ trợ không vượt quá 30 % số tiền bồi thường

1.3.2 Tài sản và định giá tài sản gắn liền với đất

1.3.2.1 Tài sản gắn liền với đất:

- Tài sản gắn liền với đất được hiểu là những tài sản vật chất không thể tách rời với một mảnh đất cụ thể, ví dụ như các công trình xây dựng như nhà

ở, tòa nhà, cầu đường, đường sắt, đường bọ, cống hố và các công trình khác được xây trên một mảnh đất cụ thể Các tài sản này được coi là gắn liền với đất vì chúng không thể di chuyển hoặc tách rời một cách dễ dàng và không gây thiệt hại cho chúng

- Hiện nay, theo quy định của pháp luật về đất đai, tài sản liên quan đến đất bao gồm một số loại tài sản cụ thể.: (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013):

+“Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở, Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật” [3][6]

1.3.2.2 Định giá tài sản gắn liền với đất

* Định giá đối với nhà, công trình (bao gồm cả nhà ở, công trình sinh hoạt)

- Áp dụng theo Bộ đơn giá bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc quyết định Số: 03/2019/QĐ-UBND ngày 10 tháng 1 năm 2019 do Ủy ban nhân dân thành phố hải phòng ban hành có những trường hợp sau:

+ “Định giá thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất” [7] + “Bồi thường nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành” [7]

+ “Bồi thường đối với nhà ở, công trình khác gắn liền với đất bị cắt xén, tháo dỡ một phần” [7]

“Theo điều 10 Quyết Định Số: 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng

12 năm 2014 do Ủy ban nhân dân thành phố hải phòng”[8]

Trang 27

- “Đối với loại nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do

Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì được phép áp dụng đơn giá xây dựng mới trong Bộ đơn giá bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành”[8]

- “Đối với nhà, công trình không áp dụng được Bộ đơn giá bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thì tùy thuộc quy mô của công trình có thể vận dụng đơn giá trong suất vốn đầu tư do

Bộ Xây dựng ban hành ở thời điểm gần nhất hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập Biên bản điều tra hiện trạng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi có đất thu hồi về công trình và hiện trạng công trình, thuê đơn vị tư vấn căn cứ vào hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình hoặc lập lại thiết kế dự toán đối với trường hợp không có hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình, thiết kế công trình để lập dự toán xây dựng mới công trình có cùng tiêu chuẩn

kỹ thuật tương đương”[8]

“Trên cơ sở hồ sơ bản vẽ hiện trạng, dự toán công trình xây dựng mới của đơn vị tư vấn lập, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi Sở Xây dựng (đối với cấp thành phố), Phòng Quản lý đô thị (đối với quận), Phòng Kinh tế

hạ tầng (đối với quận) thẩm định giá trị bồi thường, hỗ trợ của công trình; căn

cứ văn bản thẩm định, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ”[8]

* Bồi thường, hỗ trợ cây trồng

Bồi thường, hỗ trợ cây trồng theo Tập đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “ quyết định 50/2019/QĐ-UBND ban hành quy định đơn giá cây trồng vật nuôi là thủy sản, chi phí đầu tư trên đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng”[9]

1.3.3 Chính sách tái định cư

1.3.3.1 Giá đất tái định cư

Trang 28

Việc xác định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư theo “khoản 3 Điều 86 Luật Đất đai năm 2013” được quy định như sau:

- “Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định; việc xác định giá đất tái định

cư được xác định theo các quy định của pháp luật hiện hành” [3]

- “Giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân không

đủ điều kiện, tiêu chuẩn tái định cư được xét giao đất có thu tiền sử dụng đất trong khu tái định cư được tính tăng 20% mức giá đất tái định cư đối với hộ

đủ điều kiện tiêu chuẩn tái định cư cùng vị trí” [3]

1.3.3.2 Hỗ trợ tái định cư

- Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở theo “khoản 2 Điều 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ”: “Người có đất ở bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường về đất ở, nhà

ở được bố trí tái định cư mà có văn bản cam kết tự lo chỗ ở được hỗ trợ một khoản tiền bằng 30% tiền bồi thường về đất của hộ đủ điều kiện khi bị thu hồi nhưng tối đa không quá 400.000.000 đồng/hộ và tối thiểu không dưới 180.000.000 đồng/hộ đối với khu vực quận, tối đa không quá 250.000.000 đồng/hộ và tối thiểu không dưới 100.000.000 đồng/hộ đối với khu vực quận”[10]

Theo “Điều 17 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường”[11] quy định như sau:

- “Hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ di chuyển (đến nơi tạm lánh và từ nơi tạm lánh đến khu tái định cư) là 5.000.000 đồng/hộ; trường hợp di chuyển sang Thành phố khác hỗ trợ bằng 7.000.000 đồng/hộ” [11]

- “Người bị thu hồi đất ở, nhà ở mà không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào

Trang 29

nhà ở tạm lánh hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm lánh trong thời gian 06 tháng là: 30.000.000 đồng/hộ” [11]

- “Hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư, nhà ở tái định cư được hỗ trợ để ổn định cuộc sống tại khu tái định cư bằng 6.000.000 đồng/hộ” [11]

1.3.3.3 Suất tái định cư tối thiểu

Suất tái định cư tối thiểu theo “khoản 3 Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014” của Chính phủ được quy định như sau:

- “Diện tích đất, nhà chung cư để tính suất tái định cư tối thiểu:”[12] a)” Đối với đất: Các quận là 40,0 m2; các quận là 60,0 m2;” [12]

b) “Đối với nhà ở chung cư là 45,0 m2”[12]

- Suất tái định cư tối thiểu bằng tiền được tính theo công thức sau:

Ptt = Stt x Gtđc

Ptt: Suất tái định cư tối thiểu;

“Stt: Diện tích đất, nhà chung cư tối thiểu theo điểm a, b khoản 1 Điều này”[12}

“Gtđc: Giá đất tại khu tái định cư theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố; giá nhà tái định cư được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đối với từng khu vực nhà ở chung cư.” [12]

1.3.4 Các chính sách hỗ trợ

1.3.4.1 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

Việc thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất theo “điểm 7 khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ” được quy định cụ thể như sau:

* “Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ”[13]

* Hỗ trợ ổn định sản xuất được quy định cụ thể như sau:

a) “Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất;”[13]

Trang 30

b) “Hỗ trợ ổn định sản xuất một lần đối với trường hợp tổ chức kinh tế,

hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất mà có hạch toán

sổ sách kế toán thì hỗ trợ ổn định sản xuất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức bình quân của 03 năm liền kề trước đó;”[13]

c) “Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc đối tượng quy định tại các điểm d, đ, e khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 20% giá đất theo mục đích sử dụng cùng vị trí trong bảng giá đất;”[13]

d) “Hỗ trợ ổn định sản xuất một lần đối với trường hợp tổ chức kinh tế,

hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp không hạch toán sổ sách kế toán thì mức hỗ trợ tương ứng với lệ phí;”[13]

đ) “Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế

độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động và thời gian trợ cấp là 06 tháng.”[13]

1.3.4.2 Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Căn cứ “khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày

15/5/2014 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 4 Nghị

định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ)”[10]:

Trang 31

“Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được tính bằng 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại, cùng vị trí trong bảng giá đất do

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi;”[10]

“Diện tích hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa

phương theo quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013”[10]

1.3.4.3 Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được cung cấp cho những người phải di chuyển chỗ ở do quá trình thu hồi đất, đặc biệt là trong bối cảnh kết hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình hoặc cá nhân

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được cung cấp cho những người phải di chuyển chỗ ở do quá trình thu hồi được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

1.3.4.4 Hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản đối với trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước

Căn cứ Điều 23 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: “Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy định này”[10]

1.3.4.5 Mức hỗ trợ đối với đất thuộc quỹ đất công ích của xã, , thị trấn

Căn cứ “Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: Mức hỗ trợ đối với đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, , thị trấn bằng 80% giá đất cùng mục đích sử dụng theo vị trí trong bảng giá đất; tiền hỗ trợ đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã,phường, thị trấn”[10]

1.3.5 Quy mô đất đai và giá trị bồi thường GPMB

1.3.5.1 Quy mô đất đai bồi thường GPMB

Trang 32

Quy mô sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có đặc điểm lịch sử xã hội, mang tính chiến lược, là yếu tố quyết định có ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển xã hội và kinh tế cấp quốc gia Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

có thể được mô tả như sau:

Khía cạnh đầu tiên: Trong phạm vi của quy mô sử dụng đất, chú trọng đến việc khai thác, sử dụng, cải tạo, và bảo vệ tài nguyên đất đai để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ kinh tế quốc dân (trong quy mô này, việc sử dụng đất thường liên quan đến mọi loại đất chính)

Khía cạnh thứ hai: Quy mô sử dụng đất liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái

1.3.5.2 Giá trị bồi thường GPMB

* Khi GPMB phải bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất cho chủ sở hữu phải di dời để thực hiện dự án được quy định như sau:

- Đối với bồi thường về đất được quy định tại chương II mục quy định ban hành kèm theo “quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng”[14]

- Đối với đơn giá tài sản trên đất bao gồm:

+ Nhà ở, công trình được quy định tại chương III mục quy định ban hành kèm theo “quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng”[14]

+ Vật kiến trúc được quy định tại “Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng”[15]

+ Cây trồng trên đất được quy định tại “Quyết định số UBND ngày 18/12/2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng”[16]

50/2019/QĐ-1.3.6 Công tác thanh quyết toán bồi thường GPMB

- Đối với trường hợp trong chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia,

dự án nhóm A được phê duyệt nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành dự án độc lập, việc quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định về

Trang 33

cơ bản là giống quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước

- Còn đối với các trường hợp còn lại, việc quyết toán chi phí bồi thường,

hỗ trợ và tái định đã có nhiều thay đổi rất khác và rõ ràng hơn trong việc áp dụng Nghị định 99/2021/NĐ-CP đã quy định rõ:

“Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư hoàn thành và gửi quyết định phê duyệt tới chủ đầu tư”[17]

- Đồng thời, cơ quan có trách nhiệm thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án

sẽ xem xét lại nội dung quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cùng với nội dung đã được phê duyệt, khi người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án yêu cầu

1.3.7 Công tác kiểm tra giám sát và xử lý sai sót

Công việc bồi thường trong quá trình giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ phức tạp, mật thiết liên quan đến quyền lợi tài chính, do đó, có khả năng xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật với mục đích hưởng lợi không chính đáng Chính quyền cấp trên, Hội đồng Bồi thường, Hỗ trợ và Tái định

cư cần thực hiện kế hoạch kiểm tra và giám sát đều đặn trong quá trình triển khai công tác bồi thường khi giải phóng mặt bằng Điều này giúp phát hiện kịp thời mọi sai phạm, vi phạm pháp luật, từ đó xử lý một cách có hiệu quả, tạo lòng tin trong cộng đồng

Công tác kiểm tra, giám sát việc bồi thường khi GPMB có thể được thực hiện theo 02 phương thức: Định kỳ và đột xuất, tùy vào từng thời điểm, diễn biến của công tác bồi thường khi GPMB

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng công tác đền bù GPMB tại Trung tâm phát triển quỹ đất

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài (các yếu tố khách quan)

Trang 34

* Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất:

Chính sách thu hồi đất cần phải được đặt trên nền tảng của hệ thống pháp luật mạnh mẽ và minh bạch Điều này đảm bảo sự rõ ràng và công bằng trong quá trình thu hồi đất, đồng thời giữ vững quyền lợi của người dân Các quy định về quyền sở hữu, quyền lợi và các thủ tục pháp lý liên quan cần được xem xét và đánh giá để đảm bảo tính minh bạch và công bằng

* Chính sách bồi thường:

Mức độ ổn định của chính sách bồi thường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tin tưởng và ổn định trong cộng đồng Sự thay đổi thường xuyên của chính sách có thể tạo ra tâm lý bất an và ảnh hưởng đến tinh thần hợp tác của người dân Việc duy trì chính sách ổn định và dựa trên các nguyên tắc công bằng là cực kỳ quan trọng để đạt được sự hài lòng và ủng hộ

từ cộng đồng

* Về chính sách tái định cư và nhà tái định cư:

Chính sách tái định cư cần phải chú trọng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tiện nghi cho người dân sau khi tái định cư Điều này bao gồm việc xem xét tính linh hoạt của chính sách, đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng

có cơ hội để tái định cư trong môi trường mới một cách dễ dàng và bền vững

* Yếu tố từ phía nhà đầu tư:

Khả năng tài chính và cam kết của nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực để chi trả bồi thường và hỗ trợ Đánh giá về chiến lược đầu tư và mức độ đóng góp của nhà đầu tư vào quá trình phát triển

là quan trọng để đảm bảo rằng họ đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng và những người bị ảnh hưởng

* Yếu tố đến từ phía người dân có đất thu hồi:

Việc giáo dục và thông tin đến người dân là quan trọng để họ có hiểu biết sâu sắc về chính sách và quy trình đền bù Cộng đồng cần được tham gia

và đồng lòng để giảm thiểu sự hiểu lầm và tạo điều kiện cho quá trình đền bù diễn ra một cách suôn sẻ.”

Trang 35

Quản lý đất đai cũng cần được tăng cường để ngăn chặn các hành vi tự

ý xây dựng và trồng cây của người dân, từ đó đảm bảo tính chính xác và công bằng trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng

Bằng cách xem xét và đánh giá sâu sắc các yếu tố này, Trung tâm phát triển quỹ đất có thể xây dựng chiến lược đền bù GPMB linh hoạt và hiệu quả,

tạo ra lợi ích lâu dài và sự hài lòng từ tất cả các bên liên quan

1.4.2 Các yếu tố bên trong (các yếu tố chủ quan)

* Tổ chức quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng:

- Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì “tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”[3]

+ “Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm 2013 thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý”[3]

+ “Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai năm 2013: Đất đã thu hồi thì giao cho tổ chức dịch vụ công

về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất”[3]

+ “Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai năm 2013: Trường hợp đất đã thu hồi là đất nông nghiệp của

hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp quản lý Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật”[3]

* Năng lực cán bộ quản lý

Số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn) của đội ngũ nhân sự, cán

bộ quản lý thực hiện hoạt động rà phá phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ của hoạt động rà phá Thực tế cho thấy, ở những nơi có đội ngũ như vậy đông đảo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tốt thì việc dọn dẹp hiện trường sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại Đội ngũ cán bộ quản lý năng động, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, toàn diện, chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, đội ngũ cán

Trang 36

bộ, đặc biệt là Chủ tịch và cán bộ địa chính tham gia công tác giải phóng mặt bằng cấp địa phương, cấp huyện trong tòa nhà đội ngũ cán bộ, chuyên gia của Ủy ban Khai hoang và Tái định cư có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời đại mới Đối với những người lao động trực tiếp đảm trách công việc này, các biện pháp khuyến khích, động viên người lao động về lương, thưởng là động lực chính trong việc nâng cao nhận thức và sự yêu thích của người lao động đối với

công việc Phối hợp san lấp mặt bằng

* Sự phối hợp của chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân các cấp :

Sự phối hợp giữa chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân các địa phương là một yếu tố quan trọng đối với việc thành công của công tác Giải phóng mặt bằng (GPMB) trong các dự án Nếu không có sự đồng thuận và tương tác hiệu quả giữa hai bên này, nhiều khó khăn và trở ngại có thể xuất hiện, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu suất chung của dự án

Một trong những vấn đề chính là sự quyết liệt của chủ đầu tư trong công tác GPMB Nếu chủ đầu tư không thể tập trung đúng nhân lực và vật lực cần thiết hoặc không có sự quyết đoán trong việc giải quyết vấn đề GPMB,

dự án có thể phải đối mặt với những gián đoạn đáng kể Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi chính sách GPMB và yêu cầu điều chỉnh giữa các hộ đã phê duyệt dự án và các hộ chưa phê duyệt phương án Sự phối hợp kém giữa chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân có thể làm suy giảm sự hiệu quả và tính liên tục của dự án

Một khía cạnh khác cần chú ý là quản lý hồ sơ đất đai Sự thiếu đồng

bộ và chính xác trong quản lý hồ sơ, cùng với việc thiếu đầy đủ văn bản pháp

lý về quyền sử dụng đất, có thể tạo ra khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất và theo dõi các biến động về đất đai trong quá trình GPMB Ngoài ra, sự thiếu quyết liệt từ phía chính quyền địa phương cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý Việc ngại va chạm với cộng đồng dân cư, sự không hiểu biết đầy

đủ về chế độ chính sách GPMB của nhà nước, cùng với sự thiếu hiệu quả

Trang 37

trong công tác tuyên truyền và giáo dục dân cư đều ảnh hưởng đến quá trình thực hiện GPMB

Do đó, để đảm bảo thành công của công tác GPMB, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân cần được củng cố, đồng bộ hóa các quy trình

và tăng cường tương tác để giải quyết mọi khó khăn một cách hiệu quả

* Giá bồi thường GPMB

Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường

đã đứng đầu trong việc soạn thảo Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về giá đất, cùng với Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất Những văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo ra một hệ thống pháp lý đồng bộ để hỗ trợ công tác định giá đất tại địa phương Tuy nhiên, giá đất bồi thường chủ yếu áp dụng theo bảng giá, do

đó, thường thấp hơn so với giá đất thị trường Điều này đặt ra nhiều thách thức trong quản lý đất đai từ khía cạnh kinh tế, đặc biệt là trong việc sử dụng giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

* Nguồn tài chính phục vụ công tác bồi thường, GPMB

Các nguồn tài chính để thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ chủ đầu

tư, và các nguồn vốn khác Nguồn tài trợ từ ngân sách quốc gia bao gồm kinh phí dành cho các dự án bồi thường Bồi thường thiệt hại, thu tiền sử dụng đất (tại thời điểm bàn giao) Các nguồn vốn khác có thể bao gồm vốn nhận được

từ các khoản vay từ các tổ chức phi chính phủ và viện trợ từ nước ngoài, cũng như vốn huy động từ sự đóng góp của công chúng Đây có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bồi thường thiệt hại do thu hồi đất Làm được việc này hay không, nhanh hay chậm, tốt hay xấu đều phụ thuộc vào yếu tố vốn và việc quản lý, sử dụng vốn

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GPMB TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẬN KIẾN AN

2.1 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Kiến An

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Kiến An

* Vị trí địa lý quận Kiến An

Quận Kiến An nằm cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng 10 km, nằm

ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của Hải Phòng là đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường hàng của ưu

Có tổng diện tích tự nhiên là 29,6 km2 chia theo đơn vị hành chánh gồm 10 trực thuộc: Bắc Sơn, Đồng Hòa, Lãm Hà, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ, Tràng Minh, Văn Đẩu Dân số trung bình 118.047, Mật độ dân số khoảng 3.988 người/km²

Quận Kiến An sở hữu một mạng lưới sông ngòi có đặc điểm thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy kết nối khắp vùng Điều này cung cấp cơ sở để phát triển cảng nước sâu có khả năng đón nhận các tàu với tải trọng lớn

Hình 2.1: Bản đồ quận Kiến An

(Nguồn: Phòng Hành chính UBND quận Kiến An)

* Đặc điểm tự nhiên quận Kiến An

Kiến An là quận độc đáo tại Hải Phòng, được thiên nhiên ưu ái với sự

đa dạng của môi trường đô thị, đồng bằng, rừng núi Điều này tạo điều kiện

Trang 39

thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và dịch vụ Kiến

An được bao bọc bởi 2 con sông Lạch Tray, Đa Độ và nằm trong thung lũng giữa 2 dãy núi Thiên Văn (tức Đẩu Sơn) và Cột Cờ (tức Phù Liễn) Nhìn từ biển, núi Thiên Văn và núi Cột Cờ vươn cao như hai cột cổng khổng lồ

Kiến An là vùng đất có lịch sử lâu đời Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh đẹp như: Đài thiên văn trên núi Phù Liễn, đền Tây Sơn, đền Quy Tức, đền Mỹ Khê, đền Linh Sơn, chùa Vĩnh Phúc, chùa Bảo Minh, núi Đấu Đong, công viên rừng Thiên Văn

* Đặc điểm kinh tế quận Kiến An

Bảng 2.1: Chỉ tiêu kinh tế của quận Kiến An giai đoạn 2018-2022

Năm

Tiêu Chí

2018 2019 2020 2021 2022

Tốc độ phát triển (%) 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021 GRDP 4277 5265 5863 7300 7292 123,1 111,35 124,5 99,89 Tổng thu

Trang 40

Biều đồ 2.1 chỉ tiêu kinh tế của quận Kiến An giai đoạn 2018-2022

Trong năm 2019, tình hình kinh tế toàn cầu trải qua giai đoạn suy thoái với sự giảm tăng trưởng đáng kể so với năm 2018 Các yếu tố như căng thẳng thương mại, đại dịch Covid-19, và biến động chính trị đều gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư và thương mại Trong khi đó, tình hình kinh tế nội địa

ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do thời tiết phức tạp Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu kinh tế trên bảng 2.1 vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2018, thể hiện sự đổi mới trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Quận Kiến An đã bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều đột phá, tăng trưởng cao, và môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, đạt được những kết quả tích cực, đồng thời duy trì ổn định về an ninh chính trị

Năm 2020, kinh tế cả nước phải đối mặt với nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu Đặc biệt, các ngành dịch vụ

và du lịch chịu nhiều tổn thất, và tình trạng thất nghiệp gia tăng, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Kinh tế Việt Nam, sau giai đoạn ảnh hưởng nặng nề từ

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN