1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hành vi người tiêu dùng tiểu luận phân tích tổng quan xu hướng thị trường tiêu dùng việt nam năm 2024 vinamilk

44 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Xu hướng mua sắm sản phẩm ICT và điện tử tiêu dùng tại Việt Nam....18 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM...20 1.. Xu hướng sử dụng công nghệ t

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

- -HỌC PHẦN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 6

Giảng viên: Ths Ngô Vũ Quỳnh Thi

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2024

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Số liệu thống kê về mục đích sử dụng Internet tại Việt Nam (1/2024) 14

Hình 2: Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam qua các năm 15

Hình 3: Top các nước có sự tăng nhanh chóng về tầng lớp trung lưu 18

Hình 4: Doanh nghiệp Vinamilk với logo đã đổi mới 24

Hình 5: Danh mục các dòng sản phẩm của Vinamilk 25

Hình 6: Bao bì sản phẩm Vinamilk ProHealth 30

Hình 7: Chất liệu bằng giấy của sản phẩm sữa đóng chai Vinamilk ProHealth 31

Hình 8: Sản phẩm sữa Vinamilk ProHealth dạng chai 31

Hình 9: Sản phẩm sữa Vinamilk ProHealth dạng lon 32

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Phân khúc thị trường cho sản phẩm Vinamilk ProHealth 28Bảng 2: Bảng giá dịch vụ chiết khấu cho các sản phẩm sữa ProHealth Milk 33Bảng 3: Bảng phân tích những thách thức cho sản phẩm cũng như chiến lược của sản phẩm Vinamilk ProHealth 40

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ kênh phân phối của sản phẩm Vinamilk ProHealth 34

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC ix

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12

1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng: 12

2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi mua sắm của người tiêu dùng 12

2.1 Yếu tố bên ngoài 12

2.2 Yếu tố bên trong 13

2.3 Yếu tố cá nhân 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024 14

1 Xu hướng sử dụng công nghệ thông minh vào đời sống 14

2 Xu hướng mua sắm trên sàn TMĐT 15

3 Xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm xanh và sạch 16

4 Xu hướng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho người cao tuổi 16

5 Xu hướng sử dụng các mặt hàng có giá trị cao: 17

6 Xu hướng mua sắm sản phẩm ICT và điện tử tiêu dùng tại Việt Nam 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 20

1 Cơ hội đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam 20

Trang 7

1.1 Quy mô thị trường lớn: 20

1.2 Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng 20

1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế 20

1.4 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ 21

2 Thách thức đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam 21

2.1 Sự biến động của nền kinh tế 21

2.2 Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 21

2.3 Công nghệ thay đổi thói quen tiêu dùng 22

2.4 Thay đổi trong thị hiếu và ưu tiên của người tiêu dùng 22

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING (4PS) CHO MỘT SẢN PHẨM DỰA TRÊN 6 XU HƯỚNG TRÊN 23

1 Tổng quan về ngành sữa tại thị trường Việt Nam 23

1.1 Tình hình thị trường sữa Việt Nam đầu năm 2024 23

1.2 Những xu hướng của thị trường sữa Việt Nam 2024 23

1.3 Sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong ngành sữa 23

2 Tổng quan về doanh nghiệp Vinamilk 24

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.2 Các dòng sản phẩm chính 25

2.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 25

3 Giới thiệu sản phẩm Vinamilk ProHealth 26

4 Chiến lược S-T-P 27

4.1 Phân khúc thị trường (Segmentation) 27

4.2 Thị trường mục tiêu (Targeting) 28

Trang 8

4.3 Định vị sản phẩm (Positioning) 28

5 Insight của sản phẩm Vinamilk ProHealth 29

5.1 Truth 29

5.2 Tension 29

5.3 Motivation 29

6 Chiến lược sản phẩm (Product) 29

6.1 Đặc tính của sản phẩm 29

6.2 Bao bì sản phẩm 30

7 Chiến lược giá (Price) 32

7.1 Giới thiệu sơ lược về chiến lược giá 32

7.2 Chiến lược giá khuyến mãi (Promotion Pricing) 32

7.3 Chiến lược giá chiết khấu 33

8 Chiến lược phân phối (Place) 34

8.1 Tổng quan mạng lưới phân phối 34

8.2 Các kênh phân phối 34

9 Chiến lược chiêu thị (Promotion) 36

9.1 Quảng cáo 36

9.2 Quan hệ công chúng (PR): 36

9.3 Influencer Marketing 37

9.4 Thải hồi 37

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ THÁCH THỨC CỦA SẢN PHẨM VINAMILK PROHEALTH 39

1 Ưu điểm 39

Trang 9

2 Thách thức khi đưa ra thị trường và đưa ra giải pháp 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC a

1 BÁO CÁO ĐẠO VĂN a

Trang 10

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Chiến lược chiêu thị (Promotion)

Đánh giá sản phẩm Vinamilk ProHealth

100%

2 Phạm Thị Khánh

Linh

Cơ sở lý thuyếtInsight của sản phẩm Vinamilk ProHealthChiến lược sản phẩm (Product)

Chiến lược phân phối (Place)

Đánh giá sản phẩm Vinamilk ProHealthChiến lược S-T-P

100%

3 Hà Trọng Nghĩa 2221001690 Phân tích tổng quan xu

hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Thách thức đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam

100%

Trang 11

Giới thiệu sản phẩm Vinamilk ProHealthChiến lược giá (Price)Chiến lược chiêu thị (Promotion)

Đánh giá sản phẩm Vinamilk ProHealthThiết kế bao bì sản phẩm cho sản phẩm Vinamilk ProHealth

Chiến lược S-T-P

4 Trương Yến Nhi 2221001727 Cơ sở lý thuyết

Cơ hội đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam

Tổng quan về ngành sữa tạithị trường Việt Nam

Chiến lược phân phối (Place)

Đánh giá sản phẩm Vinamilk ProHealthChiến lược S-T-P

100%

5 Tạ Đại Quang  2221001764 Phân tích tổng quan xu

hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Thách thức đối với thị trường tiêu dùng Việt NamChiến lược giá (Price)Chiến lược chiêu thị (Promotion)

Đánh giá sản phẩm Vinamilk ProHealth

100%

Trang 12

Chiến lược S-T-P

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng:

Hành vi người tiêu dùng là quá trình mà các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khi phát sinhnhu cầu, tìm kiếm thông tin, chọn lựa, mua, sử dụng, loại bỏ và đưa ra phản hồi về các sảnphẩm và dịch vụ Nếu nắm được những hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp cho các doanhnghiệp đưa ra những chiến lược tiếp thị và kinh doanh sản phẩm sao cho phù hợp

2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi mua sắm của người tiêu dùng

2.1 Yếu tố bên ngoài

2.1.1 Yếu tố văn hóa

Có nhiều định nghĩa về văn hóa tùy thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau Văn hóa làmột thuật ngữ bao quát các hành vi và tiêu chuẩn xã hội trong xã hội loài người, cũng nhưkiến thức, niềm tin, nghệ thuật, luật pháp, phong tục, kỹ năng và thói quen của các cá nhântrong các nhóm xã hội này (Tylor, 1958)

Trong môn học này, nhóm tác giả tìm hiểu về cách văn hóa ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đến hành vi người tiêu dùng Theo Schiffman (2004), văn hóa bao gồm tất cả cácniềm tin, giá trị và phong tục tập quán định hướng hành vi người tiêu dùng của các thànhviên trong một xã hội cụ thể

2.1.2 Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội trong bối cảnh hành vi người tiêu dùng đề cập đến địa vị xã hội và các mốiquan hệ con người, nơi mà các nhóm xã hội và cá nhân có nhiều mối liên kết chặt chẽ, tácđộng và ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều khía cạnh Các yếu tố xã hội chính ảnh hưởng đếnhành vi người tiêu dùng bao gồm gia đình, các nhóm xã hội, nhóm tham khảo và tầng lớp xãhội

Gia đình là hai hoặc nhiều người sống chung với nhau có quan hệ huyết thống hoặc hôn

nhân, gia đình giữ một vai trò quan trọng trong các quyết định tiêu dùng của một cá nhân.Thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng đến thành viên khác trong gia đình của mìnhhoặc thành viên trong các gia đình khác trong nhóm xã hội mà họ tham gia (Kotler &Amstrong, 2013)

Nhóm xã hội là một tập hợp gồm hai hoặc nhiều người tương tác và tác động lẫn nhau

nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân hoặc mục tiêu chung Dựa trên đó, các nhà tiếp thị cóthể cung cấp các sản phẩm để giúp các cá nhân thực hiện đúng vai trò của họ và được nhómchấp nhận

Nhóm tham khảo hay cá nhân tham khảo là một nhóm người hay một cá nhân mà thái

độ, hành vi của họ được người khác coi như là chuẩn mực cho thái độ và hành vi của mình.Hầu hết các hành vi mua hàng đều có thể ảnh hưởng từ các ý tưởng và quan điểm của nhómtham khảo (Nesai, 2009)

Trang 14

Tầng lớp xã hội là một nhóm người có địa vị tương đương trong một xã hội, được xác

định dựa trên địa vị xã hội của mỗi cá nhân Tầng lớp xã hội không chỉ ảnh hưởng đến một

số người tiêu dùng mà còn đại diện cho những mẫu hành vi tiêu dùng khác nhau

2.2 Yếu tố bên trong

2.2.3 Động cơ

Động cơ thúc đẩy hành vi của con người, được coi là trạng thái nội bộ cung cấp nănglượng, kích hoạt và chỉ đạo hành vi hướng tới mục tiêu cụ thể, động cơ đã thúc đẩy hành vicủa con người   (Nguyễn Xuân Trường & Ninh Đức Cúc Nhật, 2020)

2.2.4 Thái độ

Trong tâm lý học, thái độ được định nghĩa là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành

vi mà con người hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể Do đó,trong những hoàn cảnh khác nhau, thái độ được coi là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnhành vi của con người (Kendra Cherry, 2023)

2.3 Yếu tố cá nhân

Là những yếu tố thuộc về bản thân con người, bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học,tính cách, quan niệm bản thân,…; theo nhiều cách khác nhau, hành vi tiêu dùng của kháchhàng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố này Trong đó, các nhà nghiên cứu marketingnhận thấy rằng khách hàng có xu hướng mua sắm những sản phẩm phù hợp với hình ảnhbản thân hoặc giúp họ xây dựng hình ảnh mà bản thân mong muốn (Nguyễn Xuân Trường

& Nguyễn Thái Hà, 2020)

Trang 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN XU HƯỚNG THỊ

TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024

1 Xu hướng sử dụng công nghệ thông minh vào đời sống

Với sự phát triển vượt bậc của xã hội ngày nay nói chung và công nghệ nói riêng, thìviệc người tiêu dùng Việt Nam dần dần hình thành xu hướng đưa các sản phẩm công nghệthông minh vào trong đời sống hằng ngày Theo số liệu thống kê mới nhất (tháng 1/2024) từDCAA - Liên minh sáng tạo nội dung số tại Việt Nam, thì người tiêu dùng có xu hướng ứngdụng công nghệ thông minh vào đời sống nhiều nhất thông qua việc giữa liên lạc với bạn bè(66,8%); bên cạnh đó, họ còn ứng dụng vào việc tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức hayquản lý tài chính của họ để phục vụ đời sống của họ

Hình 1: Số liệu thống kê về mục đích sử dụng Internet tại Việt Nam (1/2024)

Thêm vào đó, công nghệ thông minh cũng ngày càng trở nên quen thuộc với con ngườithông qua các hoạt động trực tuyến như đặt thức ăn, đặt chỗ và kể cả thanh toán online bằngInternet banking hay Ví điện tử Momo, VNPAY, Bên cạnh đó, theo bà Đặng Tuyết Dung

- Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, phần lớn người tiêu dùng lựa chọn thanh toán không tiếpxúc với 64% số giao dịch trực tiếp thực hiện trên thẻ Visa từ tháng 1 đến hết tháng 2/2024 làgiao dịch không tiếp xúc

Điều này được hình thành rất rõ tại các thành phố lớn, nơi mà người tiêu dùng bị ảnh

hưởng rất lớn bởi yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân.

Ví dụ:

Trang 16

Với yếu tố xã hội, đặc biệt tại TP HCM, luôn có thời tiết nắng nóng khắc nghiệt kết hợp

với mật độ cư dân đông dẫn đến tình trạng kẹt xe làm người tiêu dùng không muốn phải rađường để mua đồ ăn hay đơn giản hơn là đi ra cây ATM để rút tiền. 

Còn với yếu tố cá nhân, có thể vì tính chất công việc bận rộn của bản thân hoặc gia đình

nên họ không có nhiều thời gian để nấu ăn, vì vậy người tiêu dùng thường chọn cách đặt đồ

ăn từ bên ngoài để tiện lợi hơn

→ Tóm lại, công nghệ thông minh đã dần dần trở thành 1 phần không thể thiếu với ngườitiêu dùng, công nghệ không chỉ đưa tất cả mọi người lại gần với nhau hơn; đưa các sảnphẩm, dịch vụ tới tay của người tiêu dùng một cách nhanh hơn, tiện ích hơn mà còn mở ranhững cơ hội mới cho người tiêu dùng

2 Xu hướng mua sắm trên sàn TMĐT

Như đã được đề cập trước đó, sự tiến bộ trong công nghệ thông minh đang đẩy mạnhnhu cầu mua sắm trực tuyến Điều này rõ ràng nhất là trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đanghoành hành tại quốc gia của chúng ta Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trựctuyến đã tăng từ 77% vào năm 2019 lên 88% vào năm 2020, như được ghi nhận trong SáchTrắng Thương Mại Điện Tử năm 2021

Theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 của Google, Công ty Temasek vàCông ty Bain & Company, thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2023 tăng 11% so với năm

2022 Điều này chứng tỏ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng cao, và

sẽ càng tăng hơn nữa trong những năm tiếp theo

Hình 2: Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam qua các năm (Nguồn: Theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 của Google, Công ty Temasek

và Công ty Bain & Company)

Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ĐôngNam Á về mua sắm trực tuyến Do đó, nền kinh tế Internet tại Việt Nam được dự đoán sẽtiếp tục phát triển, dự kiến đạt khoảng 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ con số khoảng 29

tỷ USD vào năm 2022

Trang 17

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một hình thức cực kỳ tiện lợi và là một giải pháp rấthữu ích cho những ai không thích việc ra ngoài trời để đi mua sắm hàng hóa Bên cạnh đó,voucher giảm giá trên các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiktok Shop, ) trong những ngày

lễ như Tết, Noel, Black Friday, hay những ngày “đôi” trong tháng 1/1, 2/2, 3/3, cũng đãkhiến cho người tiêu dùng có thêm một “thú vui” khi mua sắm trực tuyến đó là “săn sale”.Dẫu người tiêu dùng rất thích mua sắm trực tuyến, nhưng điều này không có nghĩa là họchối bỏ các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp Mà ở đây, người tiêu dùng muốn có sự kếthợp đa dạng giữa các kênh trực tuyến lẫn trực tiếp

3 Xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm xanh và sạch

Theo một khảo sát mới của Nielsen IQ, 49% trong số người tiêu dùng đã tham gia mangtheo túi riêng và sử dụng túi tái chế Tương tự, 47% chỉ mua những vật phẩm cần thiết vàhạn chế lãng phí Có 45% người tiêu dùng biết cách phân loại rác để tái chế và tiết kiệmnăng lượng điện Ngoài ra, hiện đang có xu hướng gia tăng kỳ vọng của người tiêu dùng đốivới các doanh nghiệp, yêu cầu họ thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường Điềunày được minh họa qua việc 38% người tiêu dùng đánh giá cao việc các doanh nghiệp triểnkhai các sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường

Xu hướng sử dụng sản phẩm xanh và sạch đang dần trở thành một phong trào lan rộng,đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi môi trường đang gặp phải nhiều thách thức Sảnphẩm xanh và sạch không chỉ là biểu hiện của sự quan tâm đến môi trường mà còn là mộtlựa chọn thông minh cho sức khỏe và sự bền vững của cộng đồng

Những sản phẩm này được tạo ra từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, từ đógiúp giảm thiểu lượng chất thải ô nhiễm, cũng như giảm áp lực đối với các hệ sinh thái, giúpchúng có thêm cơ hội phục hồi và tồn tại

Hơn nữa, xu hướng này cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp tái chế

và tái sử dụng, tạo ra cơ hội việc làm và khích lệ sự đổi mới công nghệ Đồng thời, việc tiêudùng có trách nhiệm với môi trường cũng đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng nhậnthức hơn về tác động của hành vi tiêu dùng lên môi trường, thúc đẩy mọi người tham giavào các hoạt động bảo vệ môi trường Trong năm 2024, dự kiến sẽ chứng kiến một bướcphát triển mạnh mẽ của thị trường các sản phẩm xanh, khi người tiêu dùng ngày càng quantâm đến sự bền vững và sức khỏe của cả mình và môi trường

→  Tóm lại, xu hướng sử dụng sản phẩm “xanh” và “sạch” đang gia tăng với mục tiêu giảmrác thải, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp tái chế và tái

sử dụng Người tiêu dùng đang dần ưu tiên lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường vàsức khỏe, đồng thời đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ hành tinh

4 Xu hướng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho người cao tuổi

Theo báo cáo của UNFPA, Việt Nam hiện đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trêntoàn cầu Tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 9,9% vào năm

2011 lên 12% vào năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 17,9% vào năm 2030 Sự biến

Trang 18

đổi này mang lại những thách thức đồng thời cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và người cao tuổi.

Thông qua báo cáo bên trên cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sựchú trọng vào sức khỏe và phong cách sống lành mạnh cho thấy sự gia tăng của các mạnglưới kết nối cũng như sự tăng cường các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, tất cả đều lànhững yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một môi trường tốt đẹp và an toàncho người cao tuổi

Thứ nhất, người cao tuổi đang ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và phong

cách sống lành mạnh, không chỉ về thể chất mà còn tinh thần Do đó họ tìm kiếm các hoạtđộng và dịch vụ hỗ trợ sự phát triển và hạnh phúc, như thực phẩm hữu cơ, lớp học thể dụcdành cho người cao tuổi, và các chương trình chăm sóc sức khỏe tại nhà Sự phổ biến củacác dịch vụ này đang tăng cao trong cộng đồng người cao tuổi

Thứ hai, mạng lưới giao tiếp và kết nối cũng đã trở thành một phần không thể thiếu của

cuộc sống người cao tuổi Bằng cách sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội và giao tiếptrực tuyến, họ có thể duy trì liên lạc và tương tác với bạn bè, gia đình và cộng đồng dễ dànghơn Điều này giúp họ cảm thấy không bị cô lập và có một cảm giác vững chắc trong việctham gia vào cuộc sống xã hội

→  Tóm lại, việc tạo ra các sản phẩm có thiết kế phù hợp với các yếu tố cá nhân của người cao tuổi như quan niệm bản thân, tính cách, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ

duy trì cuộc sống thoải mái và an toàn Tính tiện ích và an toàn là những yếu tố chủ chốt khiphát triển các sản phẩm và dịch vụ cho đối tượng này, đảm bảo rằng họ có thể sử dụngchúng một cách dễ dàng và hiệu quả Nhờ vào sự kết hợp của các yếu tố này, người cao tuổingày nay có thể tận hưởng một cuộc sống phong phú và thoải mái hơn bao giờ hết Và cácdoanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn đối với thị trường tiềm năng này

5 Xu hướng sử dụng các mặt hàng có giá trị cao:

Tổ chức World Data Lab dự báo trong năm 2024, Việt Nam có thêm 4 triệu người gianhập tầng lớp trung lưu và đến 2030 có thêm 23,2 triệu người

Trang 19

Hình 3: Top các nước có sự tăng nhanh chóng về tầng lớp trung lưu

(Nguồn: World Data Lab)

Những dữ liệu trên cho thấy tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh chóng ở Việt Nam, và

có tác động rất lớn tới xu hướng sử dụng các mặt hàng có thương hiệu và chất lượng cao.Với việc có thu nhập tốt hơn, tầng lớp trung lưu thường có nhu cầu cao hơn về chất lượng và

độ tin cậy của sản phẩm mà họ tiêu dùng Họ có xu hướng tìm kiếm các thương hiệu đãđược kiểm chứng và có uy tín để đảm bảo sự hài lòng về chất lượng và sẵn sàng chi trả caohơn cho các sản phẩm, dịch vụ mang lại trải nghiệm tốt hơn và phản ánh phong cách sốngcao cấp hơn Điều này thể hiện qua việc mua sắm hàng hiệu, du lịch sang trọng và tham giacác sự kiện và hoạt động giải trí cao cấp

PNJ là một ví dụ điển hình cho doanh nghiệp thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của

người tiêu dùng trung lưu, kết hợp với các kênh thương mại điện tử để thúc đẩy doanh sốbán hàng Kết thúc quý 1/2024, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.594 tỷ đồng (tăng28,6% so với cùng kỳ) - mức tăng trưởng so với nền rất cao của công ty năm 2023, vượt

mức kỷ lục năm 2022 và lợi nhuận sau thuế đạt 738 tỷ đồng “Dữ liệu được trích từ Bộ Công Thương”

→ Tóm lại, sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam có thể tạo ra một sự dịchchuyển trong xu hướng tiêu dùng, với sự tập trung vào chất lượng, thương hiệu, trải nghiệm,

và giá trị của sản phẩm Điều này có thể tạo ra cơ hội lớn cho các thương hiệu có uy tín vàsản phẩm chất lượng cao

6 Xu hướng mua sắm sản phẩm ICT và điện tử tiêu dùng tại Việt Nam

Nhìn chung các sản phẩm ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) và điện tử tiêudùng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024 Những yếu tố như đại dịch Covid-19, chiến tranhthương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với sự bất ổn chính trị trên thế giới làm cho nềnkinh tế suy thoái khiến người dân hạn chế việc tiêu dùng các sản phẩm điện tử và mua sắm

các thiết bị công nghệ Tuy nhiên khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi “ vào nửa cuối năm 2024

” và lòng tin của người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm các sản phẩm ICT và điện tử

Trang 20

cũng tăng lên và họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các thiết bị công nghệ mới và nângcấp các thiết bị cũ của mình.

Các công nghệ mới như chip AI và các tính năng tiên tiến khác luôn phải cải tiến và thayđổi theo từng thời kỳ với lý do người tiêu dùng thì luôn mong muốn sở hữu những thiết bịmới nhất, hiện đại nhất

Bên cạnh đó, với dân số hơn 100 triệu người và một nhóm dân số trẻ tuổi (khoảng 70%dưới 35 tuổi), có sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế

số và mở rộng của tầng lớp trung lưu, sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nhiều loại sản phẩm từ điện tửtiêu dùng đến thiết bị gia dụng Vì vậy về dài hạn, nhu cầu sản phẩm ICT và điện tử tiêudùng sẽ tăng trở lại và duy trì mức tăng trưởng bền vững từ 6% - 10%/năm trong giai đoạn

2023 - 2026, theo Euromonitor.

→ Tóm lại, sự kết hợp của các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ sẽ ảnh hưởng đến xuhướng mua sắm các thiết bị ICT và thiết bị điện tử ở thị trường Việt Nam, và dự kiến nhucầu sẽ tăng trong dài hạn do tiềm năng phát triển của dân số và sự phát triển của công nghệ

Trang 21

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA

THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM

1 Cơ hội đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam

1.1 Quy mô thị trường lớn:

Với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP từ 2-7% mỗi năm trong thời kỳ từ 2023 đến 2030 và

sự gia tăng không ngừng của tầng lớp trung lưu, Việt Nam đang dần trở thành một thị trườngtiềm năng trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng

Báo cáo của McKinsey công bố vào tháng 5/2023 cho thấy mặc dù gặp nhiều thách thức,người tiêu dùng Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan về tình hình kinh tế

Nhu cầu tiêu dùng trong nước thực tế đang ở mức rất cao, chiếm khoảng 55% GDP,đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Việt Nam Điều này diễn ra song songvới hoạt động sản xuất, vốn chiếm khoảng 25% GDP Với dân số khoảng 98 triệu ngườicùng sự tích cực của người tiêu dùng, kết hợp với tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu, là minhchứng cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng Việt Nam, thu hút sự chú ý củacác nhà đầu tư quốc tế trong chiến lược đa dạng hóa các thị trường đầu tư trong khía cạnhnày

1.2 Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng

Xã hội phát triển dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người dân khôngnhững về mặt thiết yếu như thực phẩm, may mặc, giáo dục, y tế, mà còn về các hàng hóa,dịch vụ cao cấp, du lịch, giải trí, sức khỏe cũng ngày càng tăng do họ chú trọng vào chấtlượng và trải nghiệm

Trong hai tháng đầu năm 2024, tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theogiá hiện hành đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (tăng 14,7% so với cùng kỳ năm2023) Cụ thể, doanh số nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng 10,8%; đồ dùng, dụng cụ

và trang thiết bị gia đình tăng 18,1%; ngành may mặc tăng 9,8%; phương tiện đi lại (ngoạitrừ ô tô) tăng 1,8%; vật phẩm văn hóa và giáo dục tăng 16,5%; và ngành du lịch lữ hành tăngđến 60% so với cùng kỳ năm trước

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể,khi tới 80% người tiêu dùng sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cam kết bảo vệmôi trường và được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường Vì vậy, thị trường cácsản phẩm xanh như rau củ quả hữu cơ, đồ ăn chay, rượu seltzer, bảo quản sinh học và nănglượng tái tạo trong năm 2024 sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thu hút sự quan tâm của ngườitiêu dùng

1.3  Hội nhập kinh tế quốc tế

Đáng chú ý là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nằm trong danh sách 20 quốc gia có quy

mô thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng (khoảng trên

Trang 22

12,5%) và liên tục đạt được thặng dư thương mại Để đạt được thành tựu này, Chính phủcùng các cơ quan như Bộ Công Thương, các bộ ngành và các địa phương liên quan đã nỗ lựcđẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương và đa phương, tập trung vào các thị trườngchính và lĩnh vực tiềm năng, đồng thời tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA)quan trọng Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng GDP cao trongsuốt những năm qua và đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới cuộc cách mạng côngnghiệp mới Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến quantrọng nhất thế giới, khi đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể gia tăng khả năng cạnh tranhtrên thị trường quốc tế.

"cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển" Để kích thích thị trường nội địa, cácbiện pháp bao gồm sử dụng công cụ thuế, mở rộng tín dụng tiêu dùng, thúc đẩy ngành dulịch, và tiếp tục cải cách thể chế Cụ thể, Quốc hội đã chấp thuận kéo dài chính sách giảmthuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đến hết ngày 30/6/2024

2 Thách thức đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam

2.1 Sự biến động của nền kinh tế

Dưới tác động kinh hoàng của đại dịch Covid-19 và một năm kinh tế khó khăn vừa qua,

nó đã tác động không hề nhỏ tới sức mua của người tiêu dùng, họ trở nên dè dặt hơn trongchi tiêu, thắt chặt mua sắm Theo số liệu mới nhất từ Sở Công Thương TP.HCM, lượng hànghóa tại các chợ truyền thống chiếm tỷ lệ từ 60 đến 65% của tổng lượng hàng cung ứng vàtiêu thụ cho thị trường của Thành phố So với thời gian trước dịch, số lượng khách đến muasắm tại các chợ truyền thống đã giảm đáng kể, đặc biệt là trong ngành vải, giảm tới 90%;trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm giảm ít nhất, từ 10 đến 30% Điều này được coi là giaiđoạn vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế sau đại dịch Covid-19

2.2 Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 

Thị trường ngành tiêu dùng được xem là chiến trường cực kì khốc liệt và cạnh tranh,không chỉ các doanh nghiệp nội địa và còn của khu vực, đây sẽ là điểm nóng trong xu hướng

Ngày đăng: 02/12/2024, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w