1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm số 2 hành vi tổ chức xác Định tính khí trong bài tập 2 2 (thông tin cá nhân)

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 320,1 KB

Nội dung

➔ Tính khí ĐIỀM TĨNH rất phù hợp với công việc trưởng phòng hành chính-nhân sự của ông Kiên do công việc này cần tính cách biết quan tâm mọi người, đúng mực trong cách cư xử để tạo thiệ

Trang 1

Bài tập nhóm số 2

HÀNH VI TỔ CHỨC

HKC-2020

Giảng viên: Thầy Phan Quốc Tấn

Mã lớp học phần: 20C1MAN50200604 Nhóm 5 – AD2 – ST2

Danh sách nhóm:

• Võ Quốc Khải

• Văn Khang Hy

• Ngô Nguyễn Gia Linh

• Bùi Lê Nhật Tân

• Nguyễn Hoàng Phương Oanh

• Nguyễn Thị Ngân Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trang 2

1 Xác định tính khí trong bài tập 2.2 (Thông tin cá nhân)

- Loan – Thư ký tổng giám đốc: Loan thuộc tính khí LINH HOẠT (chủ yếu) và SÔI NỔI

Dựa vào các đặc điểm sau:

+ Là một mẫu người phụ nữ khá năng động, hoạt bát, nhiệt tình và đam mê công việc

+ Có khả năng thích nghi môi trường mới rất tốt dù hay thuyên chuyển công việc

+ Chủ động trong việc học hỏi cũng như tư duy nhạy bén và có nhiều sáng kiến đề xuất

+ Tính toán khá kỹ lưỡng, không quá “mạo hiểm”

+ Khá hời hợt trong tình cảm

+ Đánh giá bản thân quá cao Tự tin về sắc đẹp và năng lực của mình (tính khí sôi nổi)

+ Khi bị phê bình thì biết bình tĩnh, dễ dàng chấp nhận và sửa chữa các thiếu sót của mình

➔ Loan phù hợp hơn với các công việc đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo, tự chủ và công việc Thư ký

tổng Giám đốc có lẽ phù hợp với cô vì thư ký đòi hỏi khả năng giao tiếp hoạt bát, tính toán mọi

việc kỹ càng hạn chế thiếu sót

- Kiên – Trưởng phòng hành chính – nhân sự: thuộc tính khí ĐIỀM TĨNH Dựa vào đặc điểm

như sau:

+ Nói năng nhỏ nhẹ, ôn tồn, chậm rãi

+ Chịu đựng bền bỉ, đúng mực trong cách cư xử

+ Sống rất tình cảm ( luôn thích chia sẻ, quan tâm mọi người)

+ Khá thận trọng, an phận, bảo thủ - không thích mạo hiểm và thích nghi khá chậm

+ Khá bình tĩnh và kiềm chế, không bao giờ tỏ thái độ phản ứng lại mỗi khi bị phê bình

+ Luôn cố gắng làm tròn bổn phận và trách nhiệm

➔ Tính khí ĐIỀM TĨNH rất phù hợp với công việc trưởng phòng hành chính-nhân sự của ông

Kiên do công việc này cần tính cách biết quan tâm mọi người, đúng mực trong cách cư xử để tạo thiện cảm với nhân viên trong công ty, sống theo nguyên tắc và làm gương cho nhân viên cấp dưới

- Hạnh – Kế toán trưởng: Hạnh thuộc tính khí ƯU TƯ ( chủ yếu ) và SÔI NỔI Dựa vào đặc

điểm như sau:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ và luôn đòi hỏi tính chính xác và chi tiết rất cao

+ Dễ bị kích động Hành vi không cân bằng, lúc này lúc khác

+ Phản ứng rất mạnh vơí việc không vừa ý và khi bị phê bình

+ Dễ mất bình tính và hay giận dỗi

Trang 3

+ Suy nghĩ lo lắng nhiều

+ Đam mê và rất tận tâm trong công việc ( tính khí sôi nổi)

+ Ý thức cao, cương nghị và luôn nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm

➔ Tính khí phù hợp với công việc kế toán trưởng hiện tại của chị Bởi đây là một công việc đòi

hỏi sự kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác nhất của những con số, tài liệu mà chị báo cáo

- Tân – GĐ kỹ thuật – sản xuất: Tân thuộc tính khí SÔI NỔI ( chủ yếu ) và LINH HOẠT

Dựa vào đặc điểm như sau:

+ Hăng hái và nhiệt huyết, đặc biệt luôn biết cách dùng sự nhiệt tình của mình để lôi cuốn người

khác

+ Có mối quan hệ rộng( tính khí linh hoạt)

+ Hay tỏ ra say mê nhất thời trong công việc nhưng đôi khi lại rất hay bỏ ngang không hối tiếc

mỗi khi có trở ngại vì thiếu sự kiên nhẫn

+ Nóng tính và thích biểu lộ uy quyền

+ Thẳng thắn trong cách cư xử

+ Dè chừng chướng ngại và luôn phòng thủ với những cái mới ( tính khí linh hoạt )

+ Phản ứng rất dữ dội mỗi khi bị phê bình và luôn đổ lỗi cho người khác cũng như dùng mọi lý

lẽ để tự bảo vệ mình

➔ Tính khí của ông Tân không phù hợp với công việc giám đốc kỹ thuật-sản xuất Mặc dù ông

tạo được ấn tượng với mọi người về chuyên môn, tài năng của bản thân Nhưng với tính cách nóng nảy, ông sẽ gây ra ác cảm đối với nhân viên, đặc biệt với tham vọng cao nhưng thời gian này lại lơ là công việc cũng khiến việc của ông ngày càng kém hiệu quả Ông chỉ thực sự phù hợp với những công việc đòi hỏi sự thử thách trong giai đoạn đầu hay các công việc về phong trào

- Hậu – GĐ kinh doanh: Hậu thuộc tính khí LINH HOẠT ( chủ yếu) và SÔI NỔI Dựa vào

đặt điểm như sau:

+ Hay nói, nhiệt tình, lạc quan và hòa đồng

+ Năng động và nhạy bén trong các mối quan hệ

+ Có khả năng thuyết phục cấp trên tốt

+ Hoạt bát, lưu loát trong giao tiếp ( tính khí sôi nổi )

+ Thích mạo hiểm, ủng hộ cái mới và rất cầu tiến trong công việc ( tính khí sôi nổi)

Trang 4

+ Dám nghĩ dám làm, khuyến khích tính sáng tạo, đổi mới

+ Bình tĩnh với những lời nói ra nói vào của người khác

+ Không bỏ lỡ bất cứ cơ hội làm giàu

➔ Tính khí phù hợp với công việc giám đốc kinh doanh của Hậu Vì đây là công việc cần người

có nhiều sáng kiến, dám đổi mới, tự chủ và năng động, hòa đồng với toàn thể nhân viên để có thể điều hành tốt công ty nhưng trước mỗi quyết định, ông cần phải suy nghĩ và cân nhắc thẩn trọng, kỹ càng

2 Các dạng hành vi nào phản ánh thái độ không thỏa mãn? Trình bày và cho VD minh họa Tại sao người quản lý cần phải sớm nhận ra những dạng hành vi này?

Sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc luôn là một trong những mục tiêu trọng yếu của tất cả những người làm nhân sự Bởi lẽ một nhân viên thỏa mãn không chỉ là người gắn kết với công ty mà còn là đại diện cho thương hiệu Và khi thỏa mãn, họ sẽ bắt đầu quan tâm đến công việc của mình và cảm thấy có trách nhiệm đối với tổ chức; từ đó cố gắng nỗ lực tạo ra kết quả tốt và mang lại nhiều lợi nhuận Ngược lại, khi một nhân viên không thỏa mãn, họ sẽ thờ ơ, mắc

sai lầm, trở thành gánh nặng và thường có xu hướng thể hiện qua các dạng hành vi như sau: rời

bỏ tổ chức, thể hiện ( bày tỏ), làm cho tình thế xấu đi, và lờ đi

- Thể hiện ( bày tỏ ): Với tinh thần tích cực, nhân viên sẽ cố gắng nỗ lực, cố gắng phấn đấu một

cách chủ động và có tính xây dựng để cải thiện tình thế

Ví dụ: Khi được cấp trên giao công việc không phù hợp hay quá khả năng chuyên môn của mình

trong một thời gian khá ngắn để có thể cải thiện tình hình doanh nghiệp, mặc dù lúc đầu nhân viên sẽ cảm thấy không hài lòng và thậm chí là áp lực Nhưng thay vì từ chối, họ sẽ cố gắng nỗ lực với đủ mọi cách để đạt được chỉ tiêu và hoàn thành nhiệm vụ Bởi lẽ, với họ việc có thể đóng góp sức mình cho công việc và hơn hết là có một công việc ổn định là quan trọng hơn bao giờ

- Lờ đi: thể hiện một cách thụ động với thái độ tiêu cực qua phản ứng thờ ơ khiến cho các điều

kiện làm việc trở nên tồi tệ hơn, được biểu hiện qua sự vắng mặt hay đi làm muộn thường xuyên, giảm thiểu nỗ lực và khả năng mắc lỗi ngày càng lớn, ảnh hưởng năng suất và hiệu quả công việc Bởi lẽ, trong trường hợp này, họ thực sự đã từ bỏ, không quan tâm nhiều đến công việc hoặc công ty

Ví dụ: Khi công việc gặp khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành, hơn thế là

hiệu suất lao động thì với thái độ không thỏa mãn, nhân viên sẽ chấp nhận sự tổn thất mà không

đề xuất các giải pháp khắc phục Bởi trong trường hợp này, họ thực sự đã từ bỏ, không quan tâm

Trang 5

nhiều đến công việc Do đó, dù công ty có khó khăn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại thì họ cũng

sẽ không giúp đỡ mà thờ ơ tránh né Thậm chí, họ sẽ biểu hiện rõ hơn sự bất mãn qua việc vắng mặt hay thường xuyên đi muộn cũng như mắc lỗi lầm càng nhiều khiến công ty càng thêm nguy kịch

- Làm cho tình thế xấu đi: là việc chờ đợi một cách thụ động nhưng với thái độ tích cực, đầy lạc

quan về khả năng công ty sẽ cải thiện điều kiện làm việc

Ví dụ: Khi nhân viên được giao và xuất sắc hoàn thành công việc nhưng không được đánh giá

đúng và công nhận, không được trả công xứng đáng và hưởng những chính sách ưu đãi phù hợp cho những cố gắng của mình thì họ sẽ cảm thấy công sức bản thân như đổ sông đổ bể Nhưng thay vì tức giận, bất mãn và nỗ lực hết mình như mọi khi trong sự chủ động tìm cách giải quyết,

họ sẽ thụ động chờ đợi và lạc quan tin rằng công ty sẽ giải quyết những khó khăn, trở ngại ban đầu với những công việc tương tự rồi mới tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ kế tiếp của bản thân

- Rời bỏ tổ chức: đây là hành vi thể hiện sự bất mãn nhất đối với công ty với thái độ tiêu cực,

hướng hành vi của người lao động đến việc chủ động rời khỏi tổ chức để tìm công việc khác phù hợp hơn với nhu cầu bản thân

Ví dụ: Điều kiện làm việc không được đáp ứng; chính sách đãi ngộ không phù hợp; công việc quá

khả năng hay thành quả không được tôn trọng và công nhận - trả lương không công bằng cho những công việc tương tự, là một trong những yếu tố gây nên sự bất mãn, đặc biệt hạn chế cơ hội phát triển sự nghiệp Bởi lẽ, với họ sự không thỏa mãn về công việc sẽ khiến họ cảm thấy bất lực và mệt mõi, không còn hứng thú và sự nỗ lực Do đó, thay vì chọn ở lại và gắn bó với tổ chức khiến cho năng suất và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng, họ sẽ chọn sự rời khỏi để tìm công việc phù hợp

Bên cạnh đó, sự không thỏa mãn trong công việc còn thể hiện ở một số hành vi:

+ Làm việc với thái độ không hợp tác, dễ nổi nóng, thái độ bất cần, ghét bỏ

+ Không nỗ lực cải thiện hiệu quả công việc của bản thân

+ Giao tiếp kém nhiệt tình với mọi người…

Ví dụ: Nói về mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý Nếu người nhân viên không thỏa mãn,

họ sẽ làm việc với thái độ không hợp tác, qua loa ; và nếu ai ý kiến thì họ sẽ nổi nóng tức giận Bên cạnh đó, họ còn thường xuyên vắng mặt và đi trễ trong các cuộc họp quan trọng và đối với người quản lý sẽ trở nên ít nói, lầm lì, không giao tiếp quá nhiều và thể hiện thái độ ghét bỏ, không tiếp nhận sự đóng góp

Trang 6

Người quản lí cần phải sớm nhận ra những dạng hành vi này vì:

- Sự thỏa mãn TỈ LỆ THUẬN với năng suất lao động của nhân viên Bởi lẽ khi nhân viên hài lòng với công việc, họ sẽ có thái độ và hành vi tốt hơn, tận tâm cống hiến, chủ động trong học hỏi và phát triển công việc Điều này làm gia tăng năng suất tổng thể của công ty và giúp công ty đạt được các mục tiêu của mình Bên cạnh đó, khi nhân viên hài lòng với công việc, họ sẽ ứng xử với khách hàng tốt hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, giảm thiểu được các sai hỏng trong quá trình làm việc cũng như những rủi ro về mặt quy trình Ngược lại, khi nhân viên không thoản mãn, họ sẽ thờ ơ, mắc sai lầm và trở thành gánh nặng cho công ty, khiến cho năng suất và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng Thậm chí khi nhân viên không thoản mãn với công việc, họ có thể truyền đi quan điểm tiêu cực về công ty ra bên ngoài Điều này sẽ khiến những người muốn gia nhập công ty trở nên e ngại và danh tiếng tổ chức cũng bị suy giảm Hơn hết, khi không hài lòng và thỏa mãn với công việc, họ sẽ nỗ lực thành lập công đoàn và xuất hiện nhiều hành vi không phù hợp gây mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ, thậm chí biến thủ tài sản và trộm cắp

- Sự thỏa mãn TỈ LỆ NGHỊCH với sự vắng mặt và thuyên chuyển ( nghỉ việc) Bởi lẽ khi nhân viên thỏa mãn với công việc hiện tại vì được đối xử một cách công bằng và được tin cậy bởi tổ chức, họ sẽ sẵn lòng hơn trong việc tham gia và gắn bó với những hành vi vượt trên những mong đợi hoặc đòi hỏi đối với công việc Thay vì hay vắng mặt hay thường xuyên thuyên chuyên công việc như nhiều người, họ chọn sự gắn kết với tổ chức và có xu hướng ít bỏ việc Khi ấy họ sẽ luôn nỗ lực hết mình và luôn để hết tâm trí của bản thân vào công việc, luôn tận dụng mọi thời gian để tạo nên những thành tựu, nâng cao năng suất và hiệu quả Đặc biệt sự trung thành và gắn kết với tổ chức của họ sẽ khiến cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản đáng kể cho việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên mới Và hơn hết một người nhân viên có mức độ tận tụy cao thường dùng từ “chúng tôi” khi nói về tổ chức của mình vì họ luôn nhận thức mình là một bộ phận cấu thành của tổ chức và cố gắng đóng góp sức lực của mình cho sự thành công Ngược lại, nếu nhân viên có thỏa mãn càng thấp hay thậm chí không thỏa mãn, họ sẽ có thật nhiều lí do để lười biếng đi làm, tăng tỉ lệ vắng mặt, dẫn đến kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống, thậm chí ảnh hưởng tâm lí mọi người, dẫn đến sẽ có rất ít nhân viên trung thành , làm mất đi những động lực, hứng thú trong công việc của họ Từ đó họ sẽ không tập trung, không hết lòng vì doanh

nghiệp, khiến hiệu suất không hiệu quả

Trang 7

Tóm lại, nhận biết bốn dạng phản ứng của người lao động khi không thỏa mãn đối với công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản trị Bởi nhân viên chính là gốc rễ quyết định

sự thành công của tổ chức và sự thỏa mãn trong công việc là một phần quan trọng trong sự gắn kết lâu dài Do đó, nhà quản lý buộc phải thấu hiểu, đồng cảm, nắm rõ tâm lý của mỗi nhân viên một cách sớm nhất để có thể hạn chế những điều tiêu cực Cuối cùng, sau khi tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến hành vi, thái độ không thỏa mãn thì nhà quản lý cần tìm cách khắc phục kịp thời và đưa ra những phương pháp giải quyết phù hợp: những phần thưởng, phúc lợi; tạo cơ hội thăng tiến; hỗ trợ trong mọi tình huống khó khăn của nhân viên… Nếu hoàn thành tốt, công ty sẽ phát triển và đạt được mục tiêu, giá trị mà mình đang theo đuổi

3.Những yếu tố nào giúp xác định nghề nghiệp phù hợp? Trình bày đặc điểm những yếu tố

đó

Trong suốt cả cuộc đời, công việc đóng một vai trò quan trọng và chiếm phần lớn thời gian của mỗi người Xét tới số thời gian mà ta có trong ngày là 24 giờ, ta có thể thấy bản thân mình

đã dành tới 8 giờ để làm việc Bởi vậy, nghề nghiệp mà ta lựa chọn sẽ chi phối tới 1/3 cuộc đời

và ảnh hưởng lớn tới mức độ hạnh phúc trong cuộc sống.Vậy làm sao có thể xác định được các nhân tố nào giúp ta lựa chọn đúng nghề nghiệp phù hợp? Đó là một câu hỏi thú vị ta cần nghiên cứu

Theo em, tính cách, năng lực và giá trị nghề nghiệp là một trong những nhân tố chính giúp

ta xác định nghề nghiệp phù hợp Bởi lẽ:

- Tính cách: được coi là một trong những đặc điểm tương đối ổn định lâu dài không thể thay đổi

được, tạo nên sự độc đáo, cá biệt và riêng có không thể nhầm lẫn của mỗi người; bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, thói quen và xu hướng hành động trong những tình huống nhất định Khi tính cách phù hợp với nghề nghiệp, ta có thể dễ dàng thăng hoa, tương lai rộng mở,phát triển tối đa tiềm năng và đạt được sự thỏa mãn cao nhất Ngược lại, nếu tính cách và công việc mâu thuẫn thì khó khăn sẽ chồng chất, hiểm trở gặp ghềnh và rất khó để đạt được mơ ước Do đó, việc hiểu được tính cách của bản thân đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi người Chẳng hạn, với bản chất dễ tuân thủ và luôn sẵn lòng phục tùng các qui định cũng như chỉ dẫn, thì những người hướng ngoại sẽ rất phù hợp với các công việc được quy định rõ ràng, những công việc đòi hỏi sự tuân thủ của cấp trên Ngược lại, những người hướng nội thường chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin trước khi ra quyết định cũng như nỗ lực hơn trong việc kiểm soát môi trường làm việc Do đó, họ phù hợp và làm tốt hơn với những việc phức tạp, đòi hỏi

Trang 8

học tập và xử lý nhiều thông tin như các công việc mở đầu hoặc các công việc đòi hỏi hành động một cách độc lập Tuy nhiên, khi tính cách của một người không phù hợp với vị trí và tính chất công việc, họ sẽ cảm thấy không hạnh phúc và khó có thể thăng hoa hay đạt kết quả cao nhất Và

từ đó xuất hiện hàng loạt thang đo: Big5, MBTI, DISC Do đó, dựa theo tính cách của bản thân,

ta cần lựa chọn một công việc phù hợp bởi điều này sẽ góp phần hạn chế trong việc lựa chọn sai nghề và hình thành các thái độ không thoải mãn, gây lãng phí thời gian và chi phí đào tạo

- Năng lực - mức độ khả năng của cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong một công

việc, gồm năng khiếu bẩm sinh và các khả năng đã được học cần để hoàn thành công việc, có 2 dạng là năng lực trí tuệ và năng lực thể chất: là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thành công của mỗi con người Do dó, khi đứng trước sự lựa chọn ngành nghề, ta cần phải biết

rõ năng lực của chính mình để có thể đưa ra quyết định phù hợp Tuyệt đối không nên lựa chọn nghề nghiệp chỉ vì làm hài lòng một ai đó, bởi nếu không có đam mê, không có năng lực ta sẽ không thể trụ vững lâu dài Hơn hết, thực tế năng lực cũng giống với việc ta không thể bắt một người chuyên khối A đi viết văn và cũng không thể để người chuyên văn đi thi học sinh giỏi toán

Vì vậy việc xác định được năng lực cần được nhận thức từ sớm để có định hướng tương lai đúng đắn

- Giá trị: Giá trị nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng trong việc đặt cơ sở hiểu biết về thái

độ, động cơ cũng như ảnh hưởng tới nhận thức vào việc ra quyết định nghề nghiệp tương lai mà bản thân mong muốn gắn bó; là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau và niềm tin này định hướng các hành động và quyết định của chúng ta Bên cạnh đó, giá trị nghề nghiệp còn giúp ta biết rõ điều gì là quan trọng trong

công việc và giá trị của mình hợp với giá trị cốt lõi của công ty như thế nào Bởi mỗi người sẽ

có những mong muốn khác nhau trong công việc, ít có sự tương đồng Người thì muốn lương cao, người thì muốn sự ổn định, giờ làm việc linh hoạt hoặc là muốn sự độc lập Thế nhưng chắc chắn rằng nhiều người trong chúng ta đều thích sự thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp rộng mở Tuy nhiên, mặc dù giá trị nghề nghiệp của mỗi người khác nhau nhưng chưa chắc đã phù hợp trong mỗi hoàn cảnh Bởi cá thể này có thể có giá trị cao ở nơi này nhưng có thể là vô giá trị ở môi trường khác Chính vì vậy, việc hiểu rõ giá trị nghề nghiệp của bản thân không những giúp bản thân phát triển sự nghiệp mà còn giúp mình hiểu rõ hơn về các phòng ban Song với đó giá trị nghề nghiệp cũng mang lại hạnh phúc khi đi làm Bởi khi chúng ta tìm ra giá trị bản thân theo

Trang 9

đuổi và làm việc đúng nơi, ta sẽ có nhiều công sức để đầu tư Do đó cần lựa chọn môi trường

nghề nghiệp phù hợp để có thể phát huy tốt khả năng của bản thân

Bên cạnh đó, còn có một số nhân tố sau:

- Đam mê và sở thích: Thưc tế đã chứng minh, khi ta làm việc đúng với sở thích, đam mê và điểm

mạnh của mình thì ta thường có xu hướng chăm chỉ và đặt nhiều tâm huyết, đặc biệt nếu có khó khăn và trở ngại thì ta vẫn sẽ có đủ động lực và sự cố gắng để đưa ra các giải pháp phù hợp Hơn hết, làm việc với đam mê và sở thích luôn giúp ta nảy ra được nhiều ý tưởng, nâng cao năng suất, gắn bó lâu dài với tổ chức và cảm thấy hài lòng, ít căng thẳng Ngược lại khi không hiểu được đam mê của mình là gì, hoặc bị ép buộc làm công việc gì đó mà mình không thích thì ta sẽ chẳng

có động lực để tiếp tục Sự chán nản, mệt mỏi trong công việc tự khắc sẽ xuất hiện và chi phối

- Sở trường: công việc phải phù hợp với sở trường của bản thân Ví dụ bạn giỏi tính toán và yêu

thích các con số có thể học các ngành như kinh tế, kế toán, kiểm toán; hay yêu thích lập trình có thể học công nghệ thông tin Quan trọng hơn, không có ai là hoàn hảo, không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở trường của mình để bộc lộ phần chìm đang tiềm ẩn bên trong con người

- Nhu cầu xã hội: Luôn biến đổi không ngừng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chọn lựa nghề nghiệp

Vì trong một giai đoạn nhất định nào đó, sẽ có một số ngành nghề cần nhiều nguồn lực, nhưng sau vài năm khi nguồn cung nhân lực quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và tăng nguy cơ thất nghiệp Do đó, khi lựa chọn ngành nghề thì cần hiểu rõ về nhu cầu xã hội để lựa chọn công việc phù hợp và tránh bị thất nghiệp

- Sức khỏe: không phải cứ có đam mê là đủ, sức khoẻ rất quan trọng với mỗi chúng ta Bởi có rất

nhiều ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ ổn định cũng như sức chịu đựng tốt như phi công, những người làm bên mảng giao thông vận tải… Vì vậy tuỳ tình trạng sức khoẻ của mỗi người, ta sẽ chọn công việc phù hợp, bám trụ và thành công với nghề

- Ngoại hình: cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi định hướng nghề nghiệp tương lai

Bởi có một số nghề thường đòi hỏi khá cao về ngoại hình như người mẫu, MC, diễn viên, tiếp viên hàng không…

4.Giải quyết NV lười biếng và thiếu tận tâm với công việc trong tình huống sau:

Mọi người trong nhóm làm việc chăm chỉ và không phàn nàn, trong khi một thành viên lại hay trì hoãn và phản đối việc bị giao nhiệm vụ mới Anh ta chỉ làm việc nếu bị bắt buộc, nhưng bất cứ khi nào phải nhận nhiệm vụ mới, anh ta đều lầm bầm than phiền

Trang 10

> Làm cách nào bạn có thể biến những kẻ lười biếng ở cty thành NV nhiệt tình thậm chí vượt qua cả những NV chăm chỉ khác?

“Sự lười biếng của bản thân như một rễ cây Chúng nhanh chóng phát triển và ghìm chặt bạn một chỗ” Thật vậy, những người được xem như “con sâu làm rầu nồi canh” không những không đóng góp được giá trị gì cho tổ chức mà thậm chí còn gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mọi người xung quanh Do đó, là người quản lý, để đối phó với những “con sâu làm rầu nồi canh” này,

có thể biến họ thành những nhân viên nhiệt tình thậm chí vượt qua cả những nhân viên chăm chỉ

khác, thì theo em:

Trước hết, ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lười: Bất kỳ điều gì cũng có lý do của nó Do

đó, việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ lười là một điều tất yếu Ta có thể tìm ra nguyên nhân sự lười biếng của họ qua đồng nghiệp hoặc trao đổi thẳng thắn với họ để tìm ra vấn đề thực sự là gì

Thậm chí nếu sự lười biếng và thiếu tận tâm vì không làm đúng những gì thuộc về sự ưa thích của

chính mình hay công việc quá nhạt nhẽo, không có tính thách thức; ví dụ một nhân viên tốt nghiệp khoa Kỹ Thuật Công Nghiệp đáng lẽ phải làm ở bộ phận Sản Xuất, nhưng đột ngột bị chuyển tới

bộ phận Thu Mua hoàn tòan xa lạ thì chắc chắn họ sẽ bất mãn, dẫn đến chán nản và trì hoãn, thì điều nhà quản lí cần làm là đưa họ về đúng bộ phận và giao công việc phù hợp với nhiều sự thách thức, sáng tạo và đổi mới để có thể thúc đẩy động lực và nhiệt tình Vì một nhà quản lý giỏi là tìm

ra hướng đi tốt nhất và cải thiện tình hình có lợi cho cả hai bên

Kế tiếp, dành thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ và thể hiện sự tin tưởng với họ: Để

không đưa ra những quyết định vội vàng, ta nên tổ chức một buổi họp kín với nhân viên để họ có

cơ hội giãi bày những khó khăn gây cản trở công việc và lắng nghe những nguyện vọng nghề nghiệp mà họ muốn đạt được Nếu có thể hãy tạo cơ hội cho họ được làm những công việc mà họ yêu thích Bên cạnh đó, đừng ngại cho họ biết rằng ta nhận ra được những tiềm năng ẩn giấu của

họ và sẽ sẵn sàng tạo mọi điều kiện để họ có thể phát huy hết năng lực Thậm chí, ta có thể sử dụng những câu nói ẩn chứa để thể hiện sự đóng góp quan trọng của họ với công ty: “Những điều cậu làm thực sự rất quan trọng đối với công ty” - CEO Duolingo Luis Von Ahn, để khuyến khích

và động viên Hơn hết, vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về sự nghiệp thăng tiến sẽ giúp họ cảm thấy có động lực để cống hiến Bởi dù có là một nhân viên lười nhác thì chắc chắn họ vẫn hy vọng được

đảm nhiệm vị trí cao hơn

Ngày đăng: 01/12/2024, 20:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w