Giới thiệu chung về tổ chức Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel thành lập năm 1989, có website là https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel và là doanh nghiệp kinh tế q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI TẬP LỚN MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL
GV hướng dẫn: Cô Nguyễn Thanh Hương
Mã lớp: 146174 Nhóm sinh viên thực hiện: H-TA
Nguyễn Tuấn Anh Ngô Quang Tùng Phạm Ngọc Hưng
20185431
20196006
20223019
Hà Nội, tháng 1 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN VIETEL
1 Giới thiệu chung về tổ chức 1.2 Những lĩnh vực kinh doanh của tổ chức
1.3 Đối tượng khách hàng 1.4 Quy mô tổ chức
1.5 Sứ mệnh, giá trị 1.5.1 Sứ mệnh: sáng tạo vì con người 1.5.2 Giá trị cốt lõi
1.5.3 Tầm nhìn
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.1 Văn hóa tổ chức 2.1.1 Triết lý văn hóa 2.1.2 Triết lý hành động 2.1.3 Môi trường làm việc 2.2 Đánh giá về tổ chức 2.2.1 Ưu điểm
2.2.2 Nhược điểm
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1 Kết luận 3.2 Khuyến nghị để cải tiến văn hóa tổ chức
Trang 44
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1 Giới thiệu chung về tổ chức
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thành lập năm 1989, có website là https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel và là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% vốn điều lệ của Nhà nước
Cho đến nay, tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cả nước khi cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi Trong đó, Viettel đạt được hơn 1.78 triệu tỷ đồng doanh thu, 334 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, 134 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu
Năm 2019, tập đoàn được vinh danh là Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét về số thuê bao cũng như lọt Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét theo doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel cũng được xác định vào khoảng 4.3 tỷ USD – tương đương với Top 500 thương hiệu lớn nhất trên toàn thế giới
1.2 Những lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn Viettel
• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin
• Xây lắp các công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, công nghệ, truyền hình đa phương tiện
• Hoạt động bưu chính, chuyển phát giao nhận hàng hóa
• Cung cấp dịch vụ tài chính, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ
• Kinh doanh hàng lưỡng dụng phục vụ nhiều mục đích như quốc phòng, dân sự
• Nghiên cứu, phát triển thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ quốc phòng, an ninh 1.3 Đối tượng khách hang
- Cá nhân
- Hộ gia đình
- Những tổ chức, doanh nghiệp
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước
- Khách hàng nước ngoài
Trang 51.4 Quy mô tổ chức
VIETTEL có vốn điều lệ 100 nghìn tỷ đồng Nhà nước là chủ sở hữu của VIETTEL Viettel có 63 chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành Việt Nam, 3 chi nhánh đại diện ở nước ngoài Tập đoàn cũng có 17 công ty con với vốn điều lệ từ 50% đến 100% cùng 10 công
ty liên kết hợp tác kinh doanh
Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel được quy định tại Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Ban hành bên cạnh Nghị định 05/2018/NĐ-CP Quy mô nhân sự hơn 50.000 nhân viên
Cơ cấu tập đoàn bao gồm các vị trí:
• Chủ tịch/Tổng Giám đốc
• Các Phó Tổng Giám đốc
• Kiểm soát viên
• Kế toán trưởng
• Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ
Số lượng Phó Tổng giám đốc không được vượt quá 5 người Trong trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung nhân sự quản lý cần làm đơn đề nghị lên Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng xem xét
Những cá nhân đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc do Nhà nước, quân đội tuyển chọn,
đề cử Ví dụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đương nhiệm năm 2022 là Đại tá Tào Đức Thắng Ông đã gắn bó nhiều năm tại Viettel với các vị trí quan trọng như Phó Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Tổng Giám đốc – Tổng Công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm 2015
1.5 Sứ mệnh, viễn cảnh, giá trị
1.5.1 Sứ mệnh: Sáng tạo vì con người- Caring Inovator
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm
và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo
Trang 66
1.5.2 Giá trị cốt lõi
Những giá trị cốt lõi là lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu
tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người
1 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4 Sáng tạo là sức sống
5 Tư duy hệ thống
6 Kết hợp Đông - Tây
7 Truyền thống và cách làm người lính
8 Viettel là ngôi nhà chung
1.5.3 Tầm nhìn, viễn cảnh
Trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ
100 nghìn tỷ vào năm 2025
- Số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam
- Chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam
- Tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới
Trang 7CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.1 Văn hóa tổ chức
2.1.1 TRIẾT LÝ VĂN HÓA
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel xây dựng một tập thể gắn kết, môi trường lành mạnh, phong phú, thân thiện tạo nên một ngôi nhà chung cho toàn bộ CBNV Đây là nơi mọi người cùng chung sức sáng tạo cống hiến và phát triển theo 8 giá trị cốt lõi của Viettel
2.1.2 TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG
Là sự can đảm mãnh liệt để cán bộ, nhân viên có thể đưa ra tầm nhìn vượt trước hiện tại, thậm chí là kiến tạo tương lai, có phương pháp tiếp cận khoa học, khả năng tư duy đột phá để giải quyết vấn đề một cách nhanh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn những cách thông thường của đại đa số mọi người vẫn làm
2.1.3 MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel xây dựng môi trường làm việc trẻ trung, năng động, sáng tạo, văn hóa nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, tạo sự gắn kết trong đơn vị
2.2 Đánh giá nhận xét về văn hóa tổ chức
2.2.1 Ưu điểm
- Tập thể lãnh đạo Viettel ngay từ giai đoạn đầu thành lập đơn vị đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa tổ chức và đã quyết định đầu tư xây dựng một hệ thống văn hóa tổ chức một cách bài bản, chất lượng và hiệu quả cao
- Áp dụng văn hóa tổ chức phát huy trong hoạt động và đời sống thực của Tập đoàn, trở thành một công cụ quan trọng để quản trị doanh nghiệp
- Văn hoá tổ chức đã thực sự tạo nên sức mạnh bản sắc và sự phát triển bền vững của Viettel
- Có nguồn nhân lực đào tạo tại chỗ, đó là các chuyên viên đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm đã và đang làm việc cho công ty để đào tạo và phát triển các nhân viên mới
- Nhân lực được tuyển dụng và huấn luyện tại công ty nên kỹ năng lao động và trình độ chuyên môn đủ đáp ứng với yêu cầu sản xuất đặt ra tại vị trí sử dụng lao động
Chính những ưu điểm nổi bật trên, ngày 8/11/2020, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Viettel đã được Ban Tổ chức Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh
Trang 88
nghiệp Việt Nam vinh danh là doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong xây dựng và thực hành văn hóa doanh nghiệp
2.2.2 Nhược điểm
Mặc dù văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã được Lãnh đạo Tập đoàn chú trọng xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp và
đã có những kết quả rõ rệt, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đòi hỏi tập thể lãnh đạo
và cán bộ công nhân viên Tập đoàn nỗ lực hơn nữa để phát triển văn hóa tổ chức của đơn vị, cụ thể như:
- Cần áp dụng Văn hóa Viettel vào thực tiễn
- Vấn đề chăm sóc đại lý, điểm bán
- Vấn đề quản trị trên quy mô quốc tế, toàn cầu và văn hóa họp
- Vấn đề làm việc thêm giờ của nhân viên
- Vấn đề hòa hợp giữa văn hóa Quân đội và văn hóa doanh nghiệp
Trang 9CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề lớn, quyết định sự trường tồn phát triển của doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hình thức bên ngoài, hành vi ứng xử thông thường Phải có cách hiểu đúng đắn tổng thể
về văn hoá doanh nghiệp và các bước cơ bản để xây dựng nó Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn hoặc chỉ thay đổi trang trí?, mà đòi hỏi sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực của tất cả các thành viên, sự kiên định bền bỉ hàng chục năm trời Chúng ta vào WTO, cơ hội nhiều và thách thức càng không ít Truyền thống Văn hóa Việt nam là càng khó khăn càng vững vàng, càng gắn kết, càng mãnh liệt vươn lên Phát huy truyền thống của dân tộc các tổ chức của Đảng, Nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt nam quyết tâm cùng nhau xây dựng chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp tạo vũ khí cạnh tranh mạnh cho doanh nghiệp, để chúng ta hội nhập chứ không hòa tan Tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên trong tập đoàn viễn thông quân đội rất nhiệt tình, hào hứng trong việc xây dựng văn hóa tổ chức mạnh hơn Những định hướng chiến lược của công ty rất cụ thể, dễ hiểu Sologan “Hãy nói theo cách của bạn" Tập đoàn đã có được một sologan đứng được trong tâm trí khách hàng, trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và sự uy tín của tập đoàn
Tuy nhiên về các vấn đề như các lễ nghi, sinh hoạt văn hoá của tập đoàn chưa thực sự hoạt động tích cực Các văn bản quy định rất rõ ràng nhưng dường như nó mới dừng lại
ở trên văn bản để tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác làm việc của tập đoàn Còn việc tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp của công ty đến nhân viên chưa thực sự hiệu quả Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, để nâng cao khả năng cạnh tranh thì tập đoàn cần chú trọng đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp hơn nữa Trước hết cần nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong tập đoàn, xây dựng tinh thần cho toàn thể cán bộ trong tập đoàn học tập và làm theo Tích cực tổ chức các sinh hoạt văn hóa cho tập đoàn Quan sát, đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng một cách nghiêm ngặt hơn Tạo động lực làm việc cho nhân viên hơn Nâng cao hiệu quả công việc hơn là việc làm thêm giờ
Trang 1010
Xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp là công việc được bắt đầu từ giám đốc, nhưng không thể thiếu sự tham gia tích cực của cán bộ công nhân viên trong công ty
Và đó là một công việc không đơn giản, cần có một thời gian dài để điều chỉnh dần Trên đây là em đã trình bày một cách tổng quan nhất về vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel cùng một số giải pháp nhằm góp phần vào chiến lực xây dựng văn hóa tổ chức chung của toàn tập đoàn Hy vọng được đóng góp được phần nào được xây dựng nét văn hóa riêng, tạo nét đặc trưng riêng trong sự thống nhất đồng lòng của toàn thể nhân viên và nhà lãnh đạo của tập đoàn
3.2 Khuyến nghị cải tiến để xây dựng văn hóa tổ chức tích cực
- Liên tục đổi mới cùng với khách hàng sang tạo ra sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo
- Xây dựng, hoàn thiện quy chế ứng xử trong nội bộ Viettel: thể hiện quan hệ cá nhân với công việc, với khách hàng, với đồng nghiệp, với đối tác,… Cần mang tính chất nội
bộ theo trình tự thời gian nhất định để phù hợp với thực tiễn (xem xét định kỳ hàng quý/
6 tháng/ năm, xem xét tổng thể hàng năm, xem xét đột xuất khi phát hiện vấn đề)
- Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động mang tính chất truyền thống như: ngày hội gia đình, ngày sáng tạo, ngày truyền thống công ty,… để gắn kết và gìn giữ những giá trị văn hóa mà tập đoàn đã xây dựng từ những ngày đầu
Trang 11- Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho mỗi cán bộ nhân viên của tập đoàn như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng, hình thành tập đoàn đối với nhân viên mới
để mọi người có thể hiểu thêm về lịch sử hình thành, triết lý kinh doanh, mục tiêu mà tập đoàn muốn hướng đến trong tương lai… để từ đó mọi người có động lực làm việc, cống hiến và đóng góp cho tập đoàn ngày càng phát triển
- Đối với cấp lãnh đạo cần tu dưỡng và gìn giữ bản thân để trở thành tấm gương tài năng
và nhân cách tốt đẹp để nhân viên noi theo