1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận nhóm môn xã hội học Đề tài Áp lực Đồng trang lứa trong thời kỳ chuyển Đổi số

16 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 447,41 KB

Nội dung

Vì mình đi so bản thân thực sự của mình với một phiên bản tốt đẹp nhất của người khác, mình không phải bản thân người ta chính vì thế mình không thể hiểu được họ đã trải qua những gì để

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: XÃ HỘI HỌC

TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Phạm Thị Thùy Trang

Mã học phần:222XH5002 Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Bảo Hân - K225042255 Nguyễn Yến Nhi - K225042270 Trần Nguyễn Bảo Trân - K225042276 Nguyễn Huỳnh Khánh Vy - K225042279

Trang 2

MỤC LỤC

3 Thực trạng về áp lực đồng trang lứa của sinh viên ở Việt Nam:

5

4 Nguyên nhân dẫn đến Áp lực đồng trang lứa 5

6 Các giải pháp khuyến nghị: 11

6.2 Đối với nhà trường: 13

Trang 3

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU:

Áp lực đồng trang lứa - một căn bệnh thế kỷ, chắc hẳn ai cũng phải hoặc đã từng trải qua nó Đó là khi bản thân mình cảm nhận được rằng những người có độ tuổi ngang mình đều tài giỏi và có những thành tựu nhất định, còn mình thì như một củ khoai tây Vì sao lại gọi nó

là bệnh? Bởi vì nó là một căn bệnh như bao căn bệnh gan, bệnh tim, bệnh khớp, chỉ khác ở chỗ các bệnh trên ta có thể khám ra, có thể cân đo đong đếm được nhưng một căn bệnh tâm lý như thế này thì không có một cái gì có thể đong đếm được Nó biểu hiện từ những cái rất nhỏ trong cuộc sống, những chứng cứ cho bi kịch nội tâm của chúng ta, có thể là từ một cái nhìn đăm đăm hay một nụ cười vỡ vụn trong lòng hay một tiếng thở dài, sự khựng lại đăm chiêu khi ai

đó khoe về thành tựu của họ Song, mức độ nặng nhẹ của nó còn phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người và sự gắn kết của mình với cái người khiến mình áp lực

Mạng xã hội ngày càng phát triển, con người ta có xu hướng thể hiện ra những khía cạnh tích cực và hào nhoáng nhất của bản thân và nếu chúng ta tự đem mình so sánh với những điều đó thì rất bất công cho chúng ta và cho cả họ Vì mình đi so bản thân thực sự của mình với một phiên bản tốt đẹp nhất của người khác, mình không phải bản thân người ta chính vì thế mình không thể hiểu được họ đã trải qua những gì để đạt được kết quả đó và đó là mình không quan tâm quá trình mà họ nỗ lực mà mình chỉ quan tâm kết quả của họ rồi đem đi so sánh với bản thân mình Ví dụ như bạn đem so sánh giữa một cô gái mới ngủ dậy, mặt mộc, tóc bết với một cô gái đã dậy sớm, makeup, làm tóc để up ảnh lên Instagram

Chính vì thế, mong bạn hãy nhớ rằng, chúng ta không cần phải trở thành bản sao của bất kỳ ai cả, chúng ta cần phải sống cuộc đời của riêng mình và không ngừng cố gắng để bản thân của ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, bản thân của hôm sau phải tốt hơn ngày hôm nay Chúng ta chỉ thật sự thất bại khi từ bỏ chính bản thân mình và từ bỏ ước mơ, hoài bão của chính bản thân mình!

Trang 4

CHƯƠNG II.NỘI DUNG:

1 Khái niệm :

Áp lực đồng trang lứa là một thuật ngữ chuyên ngành giáo dục, tâm lý học và được hiểu

là áp lực đồng trang lứa Là quá trình mà các thành viên của cùng một nhóm xã hội gây ảnh hưởng đến các thành viên khác để làm những việc mà họ có thể phản đối hoặc có thể không chọn làm

Theo từ điển tâm lý học thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và Vietcetera, cả hai đều nêu cùng một định nghĩa, áp lực đồng trang lứa là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm

Nói đơn giản hơn, đó chính là cảm giác tự ti của bản thân khi không đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh

Áp lực đồng trang lứa xuất hiện khắp nơi đặc biệt là trên các trang mạng xã hội Cụm từ này dường như trở nên phổ biến hơn và ngày một đè nặng và gây ám ảnh tâm lý đối với thế hệ trẻ, chủ yếu là các bạn sinh viên, thậm chí còn kích thích xu hướng so sánh xã hội mạnh mẽ hơn ba mẹ chúng ta

2 Dấu hiệu nhận biết:

Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân với người khác diễn ra thường xuyên hơn Trong cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” tác giả đã ghi rằng:

“Festinger (1954) thiết lập hai dạng thức so sánh xã hội là so sánh là so sánh thực lực và so sánh quan điểm” Như vậy, có thể chia dấu hiệu của áp lực đồng trang lứa tập trung ở sinh viên thành 2 loại:

So sánh thực lực: tập trung vào tính ganh đua và có mục đích là để xác định hơn thua giữa bản thân và đối tượng được so sánh và ở đây đối tượng được so sánh chính là những người trên mạng xã hội

Luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi xem lại những video nhiều người khoe khoang thành tựu mà họ có được trên những trang mạng xã hội

Luôn cho rằng mình kém cỏi và cảm thấy bản thân cho dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng không ăn thua

Luôn luôn có xu hướng tự so sánh bản thân với những người trên mạng xã hội, thậm chí còn so sánh với những người có cuộc sống và sự nghiệp tốt đẹp hơn chứ không để ý đến những người bằng hay kém năng lực hơn bản thân

Trang 5

Vì cố gắng quá nhiều nên luôn trong tình trạng mỏi mệt, kiệt sức, tinh thần rệu rã và rối loạn giấc ngủ do nghĩ quá nhiều Chính vì thường xuyên so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội khiến cho bản thân bị mất tự tin vì không hiểu được người ấy thật sự là ai hay có vai trò ý nghĩa như thế nào

So sánh quan điểm: tập trung vào việc thu thập thông tin để học hỏi về thế giới và bản thân, mục đích là để có thể đưa ra nhận định và quyết định với sự cân nhắc cẩn thận Trong cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” tác giả đã giới thiệu về nghiên cứu của Yang (2018) rằng: “So sánh thực lực có khả năng mang lại hệ quả tiêu cực cho sức khỏe tâm lý, một điều không tìm thấy ở xu hướng so sánh quan điểm”

3 Thực trạng về áp lực đồng trang lứa của sinh viên ở Việt Nam:

Công nghệ đang ngày càng phát triển vượt bậc, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh

có kết nối internet và một tài khoản mạng xã hội là bạn đã kết nối với cả thế giới Mạng xã hội thật sự là một con dao hai lưỡi, nó sẽ mang đến cho bạn ngàn thông tin hữu ích thú vị, mang đến cho bạn biết bao niềm vui nụ cười, giúp nhiều người kết giao bạn bè và liên hệ với nhau nhiều hơn nhưng nó cũng làm cuộc sống giới trẻ trở nên tiêu cực đi khá nhiều

Đặc biệt hiện nay, thói quen chia sẻ cuộc sống trên mạng xã hội hay các bài viết, những câu chuyện về sự thành công đang là các nhân tố tạo áp lực đồng lứa của khá nhiều người Dù không biết, không trò chuyện, cũng chẳng gặp mặt nhau bao giờ nhưng cũng hiểu những người trên mạng xã hội đã lập nên những kỷ lục như thế nào, kiếm được bao tiền và tự rèn luyện mình đã có được những thành quả như họ mong muốn ra sao Chỉ cần mở mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram, ) lên là chính bản thân lại cảm thấy áp lực vì nay thấy bạn này đậu đại học top đầu thế giới, bạn kia tự kiếm tiền và mua cho bản thân được 1 chiếc điện thoại thông minh đời mới, Càng nhìn lại bản thân thì lại càng cảm thấy bản thân vô dụng và chán trường hơn bao giờ

4 Nguyên nhân dẫn đến Áp lực đồng trang lứa:Như đã thấy, có rất nhiều nguyên nhân làm chúng ta dễ rơi vào Áp lực đồng trang lứa:

Sự cạnh tranh khốc liệt trong thời kỳ chuyển đổi số:

Với số lượng sinh viên ngày càng tăng và xã hội phát triển theo hướng năng động, yêu cầu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn hóa, cạnh tranh để có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp ngày một khốc liệt Sinh viên phải chịu áp lực để cải thiện kết quả học tập và tích lũy kinh nghiệm làm việc để có thể cạnh tranh với đồng nghiệp Điều này được thể hiện rõ

ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Công việc và thực tập: Sự cạnh tranh trong các ngành công nghiệp và kinh doanh có thể

làm tăng áp lực đối với sinh viên khi tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm Các doanh nghiệp

Trang 6

và tổ chức có thể đưa ra các yêu cầu khắt khe đối với các ứng viên, đặc biệt là những ứng viên

có kinh nghiệm và kỹ năng kỹ thuật số

Kỹ năng kỹ thuật số: Với sự bùng nổ của kỹ thuật số, các kỹ năng kỹ thuật số đã trở

thành một yêu cầu tối thiểu đối với hầu hết các ngành nghề Những sinh viên không có kỹ năng

kỹ thuật số sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong tìm kiếm việc làm và có thể cảm thấy bị tụt lại so với đồng trang lứa

Giáo dục và đào tạo: Các trường đại học và các tổ chức giáo dục khác phải đối mặt với

sự cạnh tranh để đưa ra các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Sinh viên có thể cảm thấy áp lực để đáp ứng các yêu cầu này và đảm bảo rằng

họ có kỹ năng và kiến thức phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động

Tóm lại, sự cạnh tranh khốc liệt trong thời kỳ chuyển đổi số có thể làm tăng áp lực đối với sinh viên khi tìm kiếm cơ hội việc làm và khi tiếp cận với các yêu cầu kỹ năng kỹ thuật số trong các ngành nghề khác nhau Điều này có thể làm cho sinh viên cảm thấy áp lực và cần phải cập nhật và nâng cao kỹ năng của mình để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động

Sự kỳ vọng cao từ gia đình và xã hội:

Gia đình và xã hội đặt sự kỳ vọng cao đối với sinh viên, đặc biệt là trong các nghề nghiệp được coi là "an toàn" như bác sĩ, luật sư, kế toán, kỹ sư, công nghệ thông tin Điều này khiến cho sinh viên cảm thấy áp lực để đạt được những kỳ vọng theo những cách sau đây:

Thành tích học tập: Gia đình và xã hội thường kỳ vọng rằng sinh viên sẽ đạt được

thành tích học tập tốt và có khả năng học tập cao Sự kỳ vọng này có thể gây áp lực cho sinh viên khi họ cảm thấy không thể đáp ứng được các yêu cầu cao đó

Sự nghiệp và việc làm: Gia đình và xã hội có thể mong đợi rằng sinh viên sẽ có một sự

nghiệp thành công và tìm được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp Điều này có thể tạo ra áp lực cho sinh viên khi họ cảm thấy không chắc chắn về tương lai của mình hoặc không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đáp ứng được các yêu cầu công việc

Tiêu chuẩn xã hội và văn hoá: Gia đình và xã hội có thể có những tiêu chuẩn xã hội và

văn hoá đối với sinh viên, ví dụ như mong đợi rằng họ sẽ tuân thủ các giá trị và quy tắc xã hội Điều này có thể tạo ra áp lực đối với sinh viên khi họ cảm thấy bị áp đặt và không tự do để theo đuổi sở thích và niềm đam mê của mình

Tình trạng tâm lý: Sự kỳ vọng cao từ gia đình và xã hội có thể gây ra stress và tình

trạng lo lắng, và làm giảm sự tự tin của sinh viên Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm

lý và cảm giác tạo ra áp lực đồng trang lứa

Chi phí đào tạo ngày càng tăng:

Trang 7

Việc đi học đại học là một khoản đầu tư lớn cho sinh viên và gia đình của họ Vì vậy, sinh viên cảm thấy áp lực để đạt được thành tích tốt và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt để trả nợ học phí và chi phí sinh hoạt

Các nghiên cứu cho thấy rằng áp lực tài chính có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của sinh viên, đặc biệt là khi họ phải tự trang trải chi phí đào tạo hoặc phải làm thêm việc để kiếm tiền trang trải cho việc học tập Điều này có thể làm giảm sự tập trung và hiệu quả học tập của sinh viên, gây ra stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của họ

Ngoài ra, chi phí đào tạo cũng có thể gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sinh viên, đặc biệt là khi các chương trình học có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn tài nguyên và thực tập Điều này có thể gây áp lực đồng trang lứa và ảnh hưởng đến sự tự tin và tự trọng của sinh viên

Sự phổ biến của mạng xã hội:

Mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi để so sánh cuộc sống của mình với những người khác Sinh viên cảm thấy áp lực để đạt được một cuộc sống hoàn hảo như những người khác trên mạng xã hội, điều này có thể dẫn đến cảm giác bất động, tâm trạng thấp và áp lực đồng trang lứa

Một trong những áp lực đó là áp lực đối với hình ảnh và sự xuất sắc trên mạng xã hội Nhiều sinh viên đã đưa ra những bức ảnh hoàn hảo và những câu chuyện ấn tượng về cuộc sống của họ trên các trang mạng xã hội, tạo ra một áp lực đối với các sinh viên khác để cũng phải làm điều tương tự để được công nhận và chấp nhận trong cộng đồng trên mạng xã hội

Ngoài ra, mạng xã hội cũng có thể làm tăng áp lực đối với sự kiểm soát thời gian và hiệu suất học tập của sinh viên Khi sinh viên dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng xã hội, họ có thể không có đủ thời gian để học tập, hoàn thành bài tập, và làm việc nhóm

Định hướng sự nghiệp:

Người trẻ có thể cảm thấy áp lực khi đối mặt với nhiều lựa chọn về sự nghiệp và lo lắng không biết mình nên làm gì và liệu mình có đang đi đúng hướng để đến được đích đến mà mình đã đặt ra

Áp lực này có thể được gia tăng bởi các tình huống như việc sinh viên so sánh với những người khác cùng lứa tuổi và có thành tích xuất sắc trong việc tìm kiếm việc làm hoặc học tiếp sau đại học Bên cạnh đó, những thông tin về tình hình thị trường lao động, nhu cầu của các nhà tuyển dụng và xu hướng của các ngành nghề cũng có thể ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa của sinh viên

Kỳ vọng từ chính bản thân:

Trang 8

Nhiều sinh viên đặt kỳ vọng cao đối với chính mình và đòi hỏi phải làm tốt hơn người khác Điều này vô hình trung đã dẫn đến stress và áp lực đồng trang lứa một cách không cần thiết

Khi các kỳ vọng quá cao, sinh viên có thể gặp phải những áp lực đáng kể, gây ra căng thẳng, lo lắng và cảm giác thất bại nếu không đạt được những mục tiêu đó Điều này có thể dẫn đến tình trạng stress, giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng học tập và hoạt động của sinh viên

Tất cả các yếu tố này đều đóng góp vào áp lực đồng trang lứa của sinh viên hiện nay

5 Những ảnh hưởng:

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) bắt đầu từ hành động tự so sánh bản thân mình với những người khác.Thật ra việc so sánh là một điều không hề xấu Ví dụ nếu như các bạn là một cầu thủ đá banh chuyên nghiệp thì các bạn sẽ tự so sánh bản thân mình với những cầu thủ

đá banh giỏi hơn nữa như Ronaldo hay Messi và bạn sẽ tự hỏi rằng “Không biết vì sao mà người ta giỏi hơn bạn” Bạn sẽ lấy điều đó làm động lực để tiếp tục tập luyện nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn từ đó bạn sẽ trở thành phiên bản tốt hơn nữa của bản thân bạn Nhìn theo nhiều khía cạnh thì áp lực đồng trang lứa cũng không hề tệ như chúng ta nghĩ Nó cũng giống như nhiều sự việc khác đều có hai mặt tích cực và tiêu cực Sau đây là một số mặt tích cực và tiêu cực của áp lực đồng trang lứa:

5.1 Tích cực:

Trở thành động lực thúc đẩy bản thân:

“Áp lực tạo ra kim cương” là một câu nói quen thuộc chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua một lần Câu nói này có ý nghĩa rằng chính áp lực sẽ thúc đẩy bạn nỗ lực hơn, cố gắng hơn, thoát ra khỏi vòng tròn an toàn và trở thành phiên bản xuất sắc hơn của bản thân bạn

Áp lực đồng trang lứa không những là thử thách mà còn là cơ hội để bạn mài dũa lại bản thân, để thấy rằng muốn thành công thì phải thực sự nỗ lực Tiếp xúc với áp lực không phải là lúc bản thân thể hiện sự yếu đuối mà là lúc thể hiện được bản lĩnh và tinh thần chiến đấu của bản thân Không chỉ vậy, chính áp lực từ môi trường xung quanh hay “Con nhà người ta” cũng đã gieo nên mong muốn đánh bại cái hình mẫu đó ở bạn, chính nó sẽ thôi thúc bạn không ngừng nỗ lực, cố gắng để vượt qua hình mẫu ấy, tạo dựng riêng cho bản thân mình một hình mẫu mới, trở thành mình nhưng ở một phiên bản sáng giá hơn, bản lĩnh hơn Hơn hết dù bạn có thất bại thì chính những áp lực xung quanh bạn sẽ khiến bạn không có thời gian để tiếc nuối hay khóc lóc Thay vào đó bạn sẽ đứng dậy và tiếp tục bước tiếp để đạt được mục tiêu của bản thân

Trang 9

Vậy nên, áp lực này không hề xấu, chính bản thân ta sẽ quyết định biến áp lực đó thành động lực ra sao Rồi chính ta sẽ có được định hướng cho riêng mình để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết

Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh:

Dù bạn đang sống trong môi trường nào thì sự cạnh tranh sẽ luôn luôn hiện hữu Nếu chỉ xét đến khía cạnh cạnh tranh lành mạnh thì đây cũng là một điểm cộng lớn khi bạn đang sống ở trong môi trường có tính cạnh tranh cao Cạnh tranh giúp ta biết được bản thân đang ở đâu, vị trí nào và phải cố gắng ra sao để đạt được mục tiêu của bản thân Không những vậy trong môi trường cạnh tranh cao, mỗi cá nhân lại có khả năng, chuyên môn khác nhau, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau Và trong bầu không khí cạnh tranh lành mạnh ấy, sẽ thúc đẩy bản thân ta học hỏi thêm về điểm mạnh của người khác, rút ra kinh nghiệm ở những lần thất bại để cùng nhau tiến bộ Ví dụ trong mảng điện tử, công ty Samsung là một công ty chuyên về công nghệ của Hàn Quốc luôn cố gắng tạo ra một sản phẩm tốt hơn, mới mẻ hơn các đối thủ của họ (Apple,Sony,Huawei,…) để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng và trụ vững trong môi trường đầy khắc nghiệt này

Theo GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội có chia

sẻ tại tọa đàm trực tuyến Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra do báo Đại biểu nhân dân tổ chức hôm nay 13/9 rằng: “Trước kia lác đác, bỏ học hiếm lắm nhưng 2 năm vừa rồi, mỗi năm khoảng 10% Chưa bao giờ nhiều như thế chỉ sau khi hết năm thứ nhất Thứ hai là

số lượng ảo rất nhiều, trước đây đã đăng ký vào trường nào là cố định luôn, giờ tha hồ lựa chọn nên ảo là rất nhiều Nguyên nhân có thể là các em có nhiều sự lựa chọn vào trường khác nhưng tôi nghĩ cũng một phần do năng lực thực sự của các em không phù hợp để tiếp tục theo học”

Có thể thấy đây là một trong những ngôi trường đại học top đầu của Việt Nam nhưng số lượng sinh viên bỏ học vì không đủ khả năng theo học cũng rất rất ít Ta không thể nói rằng do họ giỏi nên không có nhiều áp lực đồng trang lứa Bởi vì trong môi trường cạnh tranh cao như vậy, họ có thể giỏi nhưng cũng người giỏi hơn họ, nên áp lực đồng trang lứa là việc không thể tránh khỏi Nhưng tại sao số lượng bỏ học tại môi trường cạnh tranh này lại rất ít? Có lẽ một phần lí do là do họ cảm thấy đây là một môi trường thích hợp để thôi thúc sự sáng tạo, khiến họ

có hứng thú hơn với ngành học của bản thân Vì nếu họ muốn chiến thắng hay đạt được một cột mốc nhất định nào đó, buộc họ phải đưa ra nhiều hướng đi, giải pháp sáng tạo và không ngừng tìm cho mình một điểm tựa để bay xa hơn

Mở ra cơ hội học hỏi thêm nhiều thói quen tốt:

Áp lực đồng trang lứa cũng có thể giúp bạn hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống Bởi vì những người đồng trang lứa của bạn có thể dạy cho bạn một số điều tốt đẹp về cuộc sống và khuyến khích bạn làm theo họ Ví dụ, nếu bạn thấy bạn của mình làm điều gì đó

vì mục đích cao cả, bạn cũng có thể thích học theo thói quen tốt đẹp đó của họ Điều này sẽ giúp bạn thay đổi bản thân tốt hơn Áp dụng những thói quen tốt của bạn bè đồng trang lứa thực sự có thể mang lại sự thay đổi tích cực không chỉ trong cuộc sống mà còn cả cách suy nghĩ của bạn Áp lực từ bạn bè thực sự có thể để lại tác động tích cực đến cuộc sống của bạn

Trang 10

nếu bạn cẩn thận chọn ra một số thói quen tốt nhất định từ bạn bè của mình Vì có rất nhiều sự

đa dạng trong hành vi của con người, nên việc tiếp xúc với áp lực của bạn bè sẽ cho bạn cơ hội tốt để phân tích sở thích và quan điểm từ những người khác nhau Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thứ tốt nhất từ những gì số đông cung cấp Những người đồng trang lứa thậm chí có thể truyền cảm hứng cho bạn theo cách này hay cách khác hoặc thậm chí thuyết phục bạn mang lại sự thay đổi mang tính phát triển, xây dựng trong cuộc sống của bạn Do đó,

áp lực từ bạn bè cũng có thể có tác động tích cực đến cuộc sống của bạn và thực sự có thể khiến bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho chính mình

5.2 Tiêu cực:

Đánh mất chính mình:

Bạn thức dậy chuẩn bị đi học thì lại lướt trúng story của nhỏ bạn hồi cấp ba thông báo mới nhận được học bổng toàn phần tại ngôi trường Đại học danh giá Trong khi đó, bạn lại mới nhận được sự khiển trách của gia đình vì tình hình học tập sa sút Ngay lập tức bạn cảm thấy chút gì đó ghen tị và tự hỏi rằng “tại sao đó không phải là mình”

Cảm giác ghen tị này cũng là một điều rất bình thường Bởi vì sự ghen tị là một hậu quả vô hình của thói quen “ tự so sánh bản thân".Theo tiến sĩ tâm lí Robert Puff (Mỹ), ngày nay dường như mọi người không thể tránh khỏi sự so sánh bởi mạng xã hội cho phép chúng ta

có thể truy cập vào cuộc sống của người khác thông qua một cái chạm Những người hay so sánh bản thân thường nhìn vào thành công, vẻ xinh đẹp của người khác rồi dần chìm đắm trong

sự tự ti, sinh ra cảm xúc cực đoan như thù ghét, buồn bã, hận thù, với chính bạn bè của mình Hơn thế nữa, họ sẽ luôn luôn soi xét, tập trung vào khuyết điểm của người khác nhằm trấn an lại tâm lý đang bất ổn của họ Tuy nhiên hành động đó sẽ phá hủy các mối quan hệ của họ, khiến họ trở thành một con người xấu tính và tiêu cực Đồng thời áp lực càng lớn thì sức ép càng nặng khiến con người ta lại có xu hướng sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích để giải tỏa áp bức trong lòng, Lâu dần hình thành thói quen khiến ta đánh mất chính mình, trở thành con người mà bản thân không mong muốn Nói tóm lại, chúng ta đều có những lúc hơn thua, ghen tị nhưng đừng để cảm xúc đó điều khiển chúng ta, hãy khiến nó thành động lực để

cố gắng hơn nữa

Dần mất đi sự tự tin của bản thân:

Rơi vào áp lực đồng trang lứa trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến bản thân người chịu phải Làm cho bản thân họ dần mất đi sự tự tin vốn có và đây cũng chính là ảnh hưởng phổ biến nhất của áp lực đồng trang lứa Bởi vì chính sự so sánh và cạnh tranh xã hội có thể làm cho một số người cảm thấy bất đồng, không tự tin vì không thể đáp ứng được tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra

Ngày đăng: 01/12/2024, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w