1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp học đại học peer pressure – áp lực đồng trang lứa

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với mong muốn giúp sinh viên, đặc biệt là mọi người trong xã hội có nhận thức rõ ràng về những hậu quả mà loại áp lực này gây ra và phần nào tìm racách giải quyết cho bản thân khỏi “Peer

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

- -PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

PEER PRESSURE – ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: CÔ VŨ THỊ LOAN

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9

TP HỒ CHÍ MINH - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

PEER PRESSURE – ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9

1 Nguyễn Diệu Phương 221A3711572 Trần Thị Thanh Tâm 221A3711563 Phạm Ngọc Diễm 221A3711544 Lê Châu Gia Bảo 221A3711195 Lê Ngọc Khánh Đoan 221A3711556 Vũ Thị Huyền Trang 221A3711427 Nguyễn Thị Diệu 221A371144

Trang 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ PEER PRESSURE – ÁP LỰC ĐỒNG

1 Giải pháp hướng đến sinh viên 16

2 Giải pháp hướng tới nhà trường, gia đình và mọi người xung quanh 18

PHẦN KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 21

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Trang 5

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, của nền kinh tế, việc đạt nhiều thành tựu ở độ tuổi trẻ là điều không khó bắt gặp Điều này vô tình tạo ra áp lực cho một nhóm thanh thiếu niên khi bắt buộc phải thành công từ sớm Trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi thường có những mong muốn hoà nhập nhiều hơn Hơn thế nữa những đối tượng này còn rất nhạy cảm với việc bị bắt nạt, chế giễu hoặc tẩy chay Do đó họ thường háo hức làm những việc mà bạn bè đồng trang lứa thích và yêu cầu.

Áp lực đồng trang lứa là một tâm lý chung mà dường như ai cũng từng trải qua Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như : hoàn cảnh gia đình,nhu cầu ngày càng tăng,sự bùng nổ của mạng xã hội, ,hao khát hòa nhập với tập thể,…

Với mong muốn giúp sinh viên, đặc biệt là mọi người trong xã hội có nhận thức rõ ràng về những hậu quả mà loại áp lực này gây ra và phần nào tìm ra

cách giải quyết cho bản thân khỏi “Peer Pressure”, nhóm chúng tôi đã quyết

định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiện tượng áp lực đồng trang lứa”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết

- Peer pressure hay còn được gọi là áp lực đồng trang lứa Chủ đề này khá xa lạ nhưng hiện nay rất nhiều người mắc phải Ở thực tế, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu nói về chủ đề này.

- Theo trang Tamly.com thì áp lực đồng trang lứa còn được gọi là áp lực bạn bè tình

trạng này được hiểu đơn giản là những ảnh hưởng từ bạn bè đồng trang lứa gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho một người bị chi phối về mặt tâm lý và suy nghĩ, hành vi Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa cũng có thể hiểu rộng hơn là khi cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội chẳng hạn như cùng lớp, cùng độ tuổi, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn những ảnh hưởng này sẽ khiến cho một người phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của nhóm Trên thực tế hầu như ai cũng sẽ hoặc đã từng chịu áp lực từ bạn bè Tuy nhiên, trẻ trong tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi thường bị ảnh hưởng bởi mức độ lớn hơn Một số trường hợp áp lực đồng trang lứa có thể là động lực giúp mọi người nỗ lực nhiều hơn trong việc khẳng định và hoàn thiện bản thân Bởi khi ở trong một nhóm bạn ưu tú thì sẽ rất dễ áp lực trước thế mạnh và thành công của bạn bè Điều này thúc đẩy bản thân phải cố gắng hơn để được như những người bạn.

- Đồng với suy nghĩ đó Coolmate.me cũng nói rằng “Áp lực đồng trang lứa không

hẳn là xấu đó còn là động lực để bạn quyết tâm thay đổi thực trạng hiện tại”.

- “Peer pressure” hay còn gọi là một con dao hai lưỡi bởi vì khi bạn bị áp lực đồng

trang lứa nó có thể là động cơ thúc đẩy bạn đi đúng hướng phát triễn bản thân mình

Trang 6

hơn nhưng một khi áp lực đó tạo thành một gánh nặng, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta rất nhiều.

- Theo chuyên gia tâm lí Phạm Thị Thảo Nguyên chia sẻ rằng “ở lứa tuổi này, đa

phần các bạn trẻ đang loay hoay, chưa biết bản thân thực sự muốn gì, do đó chúng ta tự lấy người khác, những người gần giống chúng ta nhất để làm thước đo cho bản thân Khi người trẻ không đạt được những điều mình mong muốn, họ sẽ cảm thấy mình đang thụt lùi so với tất cả”

- Theo thuyết so sánh xã hội của Festinger (1954), con người chúng ta luôn có xu

hướng so sánh bản thân của mình với một người khác cũng như giả thuyết trên “Áp lực đồng trang lứa là con dao hai lưỡi”, cũng như vừa tạo nên tích cực và tiêu cực chẳng hạn như học sinh chọn trường đại học để thi phụ thuộc vào bạn bè, chọn ngành không đúng chuyên môn chỉ để hơn thua với bạn bè, đó cũng chỉ là mãng tiêu cực chứ về tích cực thì chúng ta chọn đúng người để noi gương, để học hỏi, để phát triễn bản thân mình hơn và thoát ra được khỏi giới hạn của chính bản thân mình.

- Hoàn toàn đồng tình với những nghiên cứu trên bởi vì hiện tượng này ngày càng được lan rộng rãi ở giới trẻ Mặc dù có năng lượng tích cực nhưng ta phải ngăn hậu quả xấu nhất vì vấn đề này sẽ xảy ra việc tranh cãi, hơn thua, ganh ghét nhau Điển

hình như các bạn sinh viên ngày nay quá giỏi, đa tài đa sắc nên tình trạng peer

pressure xảy ra cũng không khó hiểu

Tổng quan các tài liệu liên quan đến thực trạng về vấn đề áp lực đồngtrang lứa

- Peer pressure chính là một chủ đề để các nhà nghiên cứu săn đón vì nó ngày càng

lan rộng ở genZ Mục đích họ muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này là vì để có thể giải quyết được vấn đề đó giúp cho chúng ta có suy nghĩ tốt hơn.

- Theo khảo sát của Parent Further “Chỉ có khoảng 10% trong tổng số 860 ngườitham gia khảo sát này nói rằng bản thân họ không bị ảnh hưởng bởi peer pressure.

Đây quả thật là một con số quá ít ỏi, chứng minh rằng người trẻ hiện tại đang gặp vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần”

- Ở Hà Nội, áp lực đồng trang lứa không còn là một vấn đề xa lạ đối với giới trẻ.

Trong số 10 người thì sẽ có đến 8 người mắc phải peer pressure và hầu hết đều

trong độ tuổi 16-21 Có đến 65,9% số người khẳng định áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân người mắc phải, 19,3% xuất phát từ gia đình, 11,5% xuất phát từ xã hội và còn lại là các yếu tố khác tác động Tất cả các thế hệ đều có thể mắc hội chứng này nhưng nhóm thế hệ Z chiếm số lượng áp đảo với hơn 85% - Triều Dương (sinh năm 2001), một tác giả văn học ở thế hệ Z, cho biết: "Em nghĩ áp lực đồng trang lứa thì thế hệ nào cũng có, nhưng thế hệ em thì nhiều hơn vì có mạng xã hội nên lúc nào cũng thấy nhiều tấm gương con nhà người ta… Các bạn trẻ khá dễ rơi vào hội chứng sợ bỏ lỡ, vì thế hệ Z là thế hệ ưa trải nghiệm, rất sợ sẽ thua

Trang 7

kém bạn bè vì không được trải nghiệm một điều gì đó Và cũng vì có mạng xã hội, ngày nay các bạn trẻ có thói quen thẳng và thật hơn với cảm xúc của mình, đặc biệt với những người bạn ấy tin tưởng, chứ không giấu giếm trong lòng như trước đây" - Như vậy, theo các nghiên cứu trên thì có thể đưa ra nhận xét rằng : Thực trạng áp lực đồng trang lứa chủ yếu sẽ xảy ra ở lứa tuổi đang trưởng thành, đang phát triễn suy nghĩ nếu có thể giải quyết thực trạng này đưa nó đi về hướng đúng nhất để truyền tải cho mọi người kéo mọi người ra khỏi vùng lầy áp lực mình đang vướng phải

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

- Áp lực đồng trang lứa Peer Pressure là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở

thanh thiếu niên Nếu không sớm tìm cách tiết chế thì nó sẽ khiến tâm trạng nặng nề và căng thẳng Hơn nữa, áp lực kéo dài còn gây ra nhiều tác động xấu, khiến cho bản thân bị ảnh hưởng về cả cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.

- Dựa vào những nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa sẽ giải thích được một

cách khoa học về nguyên nhân , đưa ra một số giải pháp,… Qua đó mọi người có thể thoát khỏi nó và có thể khai thác được những mặt tốt của bản thân mình.

Mục tiêu cụ thể:

- Xuất phát từ bản thân, từ những người đã và đang chịu đựng những áp lực

đồng trang lứa, nghiên cứu này hy vọng có thể tiếp cận đến nhiều khía cạnh

của Peer Pressure , tìm hiểu và đưa ra giải pháp thích hợp.

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Peer Pressure (Áp lực đồng trang lứa).

- Khách thể: Học sinh và sinh viên.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Trong nội thành Tp Hồ Chí Minh + Về thời gian: Hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính(Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là “đối

Trang 8

tượng nghiên cứu”) nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

 Một vài phương pháp sử dụng trong bài tiểu luận:

- Thảo luận nhóm tập trung/ Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn nhóm (focus group discussion) là phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua việc trao đổi, trò chuyện và thảo luận với một nhóm đối tượng nghiên cứu Tại đây, người tham gia có thể cùng bày tỏ, chia sẻ ý kiến và thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất về vấn đề đặt ra Nếu phỏng vấn sâu giúp người hỏi thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của cá nhân thì thảo luận nhóm sẽ thu được kết quả mang tính đa chiều, khách quan dưới nhiều góc độ của một nhóm đối tượng nghiên cứu điển hình.

- Khảo sát sử dụng bảng hỏi (questionnaire survey) Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn và gửi đến cho đối tượng nghiên cứu tự trả lời thông qua các hình thức phổ biến như khảo sát trực tuyến (online survey) – gửi đường link khảo sát đến người trả lời, khảo sát qua điện thoại (telephone survey) – gọi điện thoại phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và giúp họ điền vào bảng hỏi, hoặc khảo sát phát bảng hỏi trực tiếp cho người trả lời tự hoàn thiện.

- Phỏng vấn nhóm không chính thức: phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh

PHẦN NỘI DUNG

Trang 9

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ PEER PRESSURE – ÁP LỰCĐỒNG TRANG LỨA.

1 Khái niệm

- Peer pressure là thuật ngữ chuyên ngành trong giáo dục, tâm lý học được

hiểu là áp lực đồng trang lứa Đây có thể là áp lực từ ý kiến, hành vi, tác phong hoặc giá trị con người của một cá nhân hoặc tập thể tác động trực tiếp lên tư tưởng của một người nào đó.Đó là những áp lực vô hình từ bạn bè, người thân và môi trường xung quanh đã tạo nên những suy nghĩ tiêu cực cho chính bản thân.

Nguồn: Google

2 Đối tượng

- Hầu hết tất cả mọi người, ngay khi mới bắt đầu đi học, bắt đầu mở rộng các

mối quan hệ của mình tới khi ta già đi Khi còn nhỏ ta học ở trường điểm số chính là áp lực vô hình, lớn lên đi làm ở môi trường công sở mức lương hàng tháng sẽ là thước đo vô hình cho tương lai, áp lực vô hình từ gia đình, cuộc sống luôn khiến bản thân mệt mỏi, stress Những điều này chỉ xuất hiện khi áp lực đông trang lứa tồn tại trong bản thân bạn mà không có người nào có thể hiểu được.

Nguồn: Google

Trang 10

- Mặc dù số lượng trẻ vị thành niên bị Peer pressure rất nhiều, nhưng không có

nghĩa người lớn được “miễn nhiễm” Nó vẫn là một áp lực vô hình giữa đồng nghiệp, người thân, bạn bè cùng trang lứa.

- Theo một nghiên cứu, cứ 10 người thì có tới 6 - 7 người bị áp lực đồng trang

lứa, đặc biệt là trong môi trường học tập và làm việc Như vậy, có thể nói rằng áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào không phân biệt giới tính hay độ tuổi

Nguồn: Google

3 Biểu hiện

- Tùy từng độ tuổi, tính cách, cách suy nghĩ và nhận thức mà các biểu hiện của

áp lực đồng trang lứa được thể hiện theo các cách khác nhau, tuy nhiên

thường peer pressure mang khuynh hướng tiêu cực, đặc biệt mỗi khi nhìn

thấy những người bạn cùng tuổi hoặc chung nhiều đặc điểm với mình nhưng có xếp hạng hay đời sống tốt hơn mình, dù chỉ là một chút hoặc theo cách đánh giá của họ.Thường thì chúng ta hay mặc một lỗi mà chẳng mấy ai có thể nhận ra là ta thường đem những điểm yếu của mình so sách với điểm mạnh của người khác, nhưng chẳng bảo giờ thử so sánh ngược lại, điều đó khiên ta càng nảy sinh cảm giác thua kém và tự ti đối với bạn bè đồng trang lứa.

Trang 11

Nguồn: Google

- Cụ thể, một vài biểu hiện điển hình ở những người gặp peer pressure như:

+ Luôn cảm thấy căng thẳng, stress về việc phải cố gắng hơn.

+ Luôn cho rằng mình thua kém bạn bè, cảm thấy dù đã cố bao nhiêu nhưng cũng không bằng bạn bè.

+ Vì cố gắng quá nhiều nên luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần uể oải.

+ Bồn chồn, lo lắng thường xuyên không rõ nguyên nhân.

+ Luôn cảm giác bị mọi người coi thường, thiếu tự tin vào bản thân + Rối loạn giấc ngủ, thường gặp ác mộng.

+ Tinh thần dễ tiêu cực hơn, có thể dễ trở nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai.

+ Luôn muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng mình không hề thua kém những người xung quanh.

+ Ít gặp gỡ những người xung quanh hơn do sợ bị nhắc về các vấn đề học tập, công việc…

+ Luôn luôn có tâm lý so sánh mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt chỉ so sánh với những người có đời sống, công việc tốt hơn, không quan tâm đến những người bằng hay kém năng lực hơn bản thân.

Trang 12

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PEER PRESSURE – ÁP LỰCĐỒNG TRANG LỨA.

1 Khảo sát

- Thông qua bài khảo sát với hơn 100 người tham gia thì ta có thể thấy hơn

57,1% áp lực đồng trang lứa và mọi người đều cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với một người đồng trang lứa đồng thời mọi người đang dần có xu hướng khép mình không muốn chia sẻ với người khác vì vậy có thể nói rằng peer pressure đang là một vấn đề nghiêm trọng về tâm lý đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính.

- Khảo sát dưới đây cho ta thấy được áp lực đồng trang lứa xuất phát từ nhiều

nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài.

Trang 13

2 Nguyên nhân

Tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định.

- Những người trong độ tuổi vị thành niên khi tư duy và nhân cách chưa phát

triển ổn định thường dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường xung quanh  Khao khát được hòa nhập

- Đó cũng là một lý do khiến bản thân “tự viện” cớ để tạo ra áp lực đồng trang

lứa Trong một trường hợp nào đó, bạn bị từ chối bởi nhóm bạn hoặc đồng lại thì khả năng tự “chống chọi” sẽ rất khắc nghiệt.

Nguồn: Google

Chuẩn mực của xã hội.

- Ở mỗi một thời kỳ và môi trường khác nhau, người ta sẽ có một quy chuẩn

hoàn toàn khác biệt Suy nghĩ, tư duy và hành động của bạn phải thực sự được những người trong xã hội chấp nhận, cho đó là đúng đắn.

Chủ nghĩa tập thể.

- Chủ nghĩa tập thể thường đề cao thứ bậc, vị trí, điểm số, vô tình đã khiến

bản thân bị Peer pressure Bản thân càng áp lực khi so sánh với bạn bè, người thân hoặc đơn giản là những người quen biết ở một nơi nào đó

- Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin,

nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa Peer pressure càng trở nên

nghiêm trọng hơn khi nhìn thấy người khác thành công hơn, có cuộc sống sung túc hơn, cao hơn 2,7 lần so với người bình thường.

Trang 14

Nguồn: Google

Hoàn cảnh gia đình.

- Trên thực tế, những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp

lực đồng trang lứa hơn những đứa trẻ có hoàn cảnh sống tốt Bởi phải sống trong gia đình khó khăn khiến trẻ bị hạn chế về nhiều mặt Từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạc và điều kiện học hành.

Cách giáo dục của cha mẹ.

- Cách giáo dục của phụ huynh chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá

trình hình thành nhân cách của trẻ Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho con.

Nguồn: Google

Nhu cầu ngày càng tăng cao.

- Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian Ở các

thế hệ trước, nhu cầu đơn giản chỉ là được sống trong gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định thì hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác.

- Khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản

thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự Tuy nhiên, ở nhiều người thì điều này có thể làm gia tăng áp lực.

3 Ảnh hưởng

Tích cực :

- Áp lực đồng trang lứa giúp chúng ta giúp chúng ta đối phấn đấu và có thể

tiến xa hơn

- Tạo cho chúng ta sự điềm tĩnh và chín chắn- Sống theo lý trí sẽ tính toán trước khi làm việc - Biến áp lực thành động lực

- “No pressure, no diamonds”, dịch ra nghĩa là “Không có áp lực, không có

kim cương” Điều này có nghĩa là áp lực từ sự thành công của những người bạn xung quanh để bạn trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn để cũng trở thành một người như những người bạn của mình.

Ngày đăng: 06/04/2024, 06:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w