1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay dưới góc nhìn toàn diện của triết học

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Đề tài: PHÂN TÍCH ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC Giảng viên giảng dạy: ThS Nguyễn Thị Hồng Hoa Nhóm sinh viên thực hiện: SỐ THỨ TỰ HỌ TÊN MSSV 79 Nguyễn Hà Anh Thy K235022214 80 Đỗ Thị Thủy Tiên K235022215 81 Phạm Võ Mỹ Tiên K235022216 82 Nguyễn Minh Toàn K235022217 83 Đặng Vĩnh Trường K235022221 84 Hoàng Lê Phương Uyên K235022223 TP.HCM, Tháng…Năm…… MỤC LỤC: I MỞ ĐẦU 1 II NỘI DUNG 2 II.1.Chương I: Quan điểm toàn diện trong triết học Mác - L ê n i.n 2 II.1.1 Cơ sở lý luận cho quan điểm toàn d i ệ.n 2 II.1.2 Nguyên lý mối liên hệ phổ b i ế.n 2 II.1.2.1 Khái niệm 2 II.1.2.2 Tính chấ.t 3 II.1.2.3 Phương pháp luậ.n 4 II.1.3 Quan điểm toàn diện trong Triết học Mác - Lênin 5 II.2.Chương II: Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích hiện trạng áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay 5 II.2.1 Thông tin chung về áp lực đồng trang l.ứ a 5 II.2.2 Thực trạng 6 II.2.3 Nguyên nhân 7 II.2.4 Tác động đến xã h ộ i 11 II.2.5 Giải pháp 3 1 III KẾT LUẬN 15 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 16 I MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ Tuy nhiên, chính sự phát triển ấy là dần khiến các giá trị và quan niệm về đạo đức, tôn giáo và những quy tắc trong xã hội đã dần bị thay đổi và mất đi Điều này dẫn đến việc các thành viên trong xã hội không còn có một chuẩn mực chung để tuân thủ, và dễ dàng bị áp lực từ những người xung quanh, hay còn được biết đến với tên gọi "áp lực đồng trang lứa" Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở thanh thiếu niên Đối với các bạn trẻ Gen Z, cụm từ "peer pressure" không còn xa lạ Thống kê cho thấy cứ 10 người thì có đến 6 – 7 người đều bị áp lực đồng trang lứa, c thể gặp ở cả bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên đi học, người đã làm và những người ở độ tuổi 20 hiện nay đang trải nghiệm áp lực này rõ ràng hơn ai hết Những áp lực vô hình này khiến mỗi chúng ta luôn cảm thấy kém cỏi, thất bại, khao khát được thành công như “người ta” Hơn nữa, áp lực kéo dài còn gây ra nhiều tác động xấu, khiến cho bản thân bị ảnh hưởng về cả cảm xúc, suy nghĩ và hành vi Vậy có ai từng nghĩ những áp lực ấy sẽ khiến cho giới trẻ dần cảm thấy bản thân gánh vác quá nhiều sức ép và dần gục ngã trước những điều đó không? Có ai từng giúp họ giảm bớt những gánh nặng mang tên "áp lực đồng trang lứa" chưa? Giả sử những áp lực ấy không tạo động lực cho giới trẻ mà tạo cho họ rào cản khiến họ mặc cảm và tự ti thì làm sao xã hội có thể tiếp tục phát triển? Việc định nghĩa “áp lực” sai cách có th biến chúng ta trở nên mệt mỏi và tiêu cực hơn, nếu không sớm tìm cách tiết chế thì nó sẽ khiến tâm trạng nặng nề và căng thẳng Thực tế cho thấy rằng chẳng ai giúp giới trẻ hiểu rõ cách họ cần làm gì để biến áp lực thành động lực, tìm hiểu như thế nào để phá triển bản thân mà chỉ chú tâm đối phó lại những so sánh, ganh đua trước mắt Chính vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về những vấn đề xoay quanh áp lực - áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay và tìm ra phương hướng định hướng đúng đắn hơn trong việc đối diện với áp lực, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu chủ đề “Phân tích toàn diện về áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay dưới góc nhìn triết học” II NỘI DUNG II.1.Chương I: Quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin Quan điểm toàn diện được thể hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên tắc mối liên hệ phổ biến - một trong hai nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng Vì liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng tồn tại một cách khách quan, có mặt khắp nơi và có sự tương tác, biến đổi, điều chỉnh lẫn nhau giữa các mối liên hệ nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng những quan điểm toàn diện, tránh những quan điểm phiến diện Một góc nhìn toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết cách xác định vai trò và vị trí trong hiểu biết và thực hành, cũng như biết được những mối quan hệ cơ bản và quan hệ then chốt là gì Khi xem xét bất kỳ hiện tượng hay sự vật nào, chúng ta cần xem xé nó trong bối cảnh tổng thể Tương tác bao gồm các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các bộ phận, giữa các phần tử, giữa các khía cạnh của bản thân sự vật và giữa sự vật đó với sự vật khác Khi đó việc xác định và đánh giá mới có thể phát huy tác dụng và phải dựa trên sự thể hiện đầy đủ nhất các đặc điểm Sự xác định đúng đắn sẽ dẫn đến sự thể hiện hiệu quả Vì vậy, tính toàn diện là một thuộc tính cần thiết và quan trọng Với phương pháp siêu hình, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ đó là phương pháp “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà quên mất sự vận động giữa những sự vật ấy.” Ngược lại, với phương pháp biện chứng, giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ Nghĩa là s luôn có mối ràng buộc, mối liên hệ tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong cùng một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.Tuy nhiên, trong vô vàn những sự vật, hiện tượng khác nhau tồn tại trên thế giới, cần biết rằng đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng là không phải là hỗn loạn những mối liên hệ, mà là mối liên hệ phổ biến Nói cách khác, phép biện chứng không đi nghiên cứu về những mối liên hệ rời rạc mà là những mối liên hệ chung có trong tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, tinh thần, tư duy, không ngoại trừ bất kỳ đối tượng ngoại lệ nào Trong phép biện chứng duy vật, mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới có ba tính chất cơ bản: tính khách quan,tính phổ biến, tính đa dạng + Tính khách quan: Theo phép biện chứng duy vật, tính khách quan được thể hiện sự khách quan của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ giữa chúng là cái vốn có của bản thân sự vật, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động nhận thức và đời sống thực tiễn Sở dĩ những mối liên hệ giữa các đối tượngcó tính khách quan bởi vì thế giới vật chất có bản chất khách quan Suy cho cùng thì mọi tồn tại có ở dạng nào cũng chỉ là một dạng vật chất, là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất hay các sự vật hiện tượng luôn thống nhất với nhau ở tính vật chất + Tính phổ biến: Tính phổ biến nghĩa là không có đối tượng nào trong thế giới tự nhiên, tư duy, tinh thần tồn tại tuyệt đối biệt lập Giữa chúng luôn có vô vàn những mối liên hệ đa dạng và đều giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của không chỉ giữa các đối tượng với nhau mà còn diễn ra giữa các mặt, yếu tố, các quá trình của chúng + Tính đa dạng: Tùy theo sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng khác nhau về không gian, thời gian, lĩnh vực thì mối liên hệ giữa chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau Do đó, dựa vào tính đa dạng mà ta có thể phân thành nhiều mối liên hệ trong quá trình xem xét sự vật hiện tượng, chẳng hạn như mối liên hệ về không gian,mối liên hệ về mặt thời gian, mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ, mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể,… Tuy vậy, sự phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì giữa những mối liên hệ này tồn tại những đặc điểm riêng biệt nhưng đồng thời chúng cũng hoàn toàn có thể chuyển hóa lẫn nhau trong các mối liên hệ khác Như vậy, dựa trên nội dung về nguyên lý về mối quan hệ phổ biến, ta hiểu rằng mặc dù thế giới là vô hạn các sự vật, hiện tượng, nhưng lại không tồn tại một cách rời rạc, riêng lẻ Thay vào đó, chúng luôn vận động, phát triển trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau Do vậy, khi nghiên cứu các hoạt động nhận thức và thực tiễn cụ thể, ta cần phải tuân thủ quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể Nói cách khác, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể, ta cần xem xét nó trong một chỉnh thể thống nhất, xem xét trong nhiều mối liên hệ, trong sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa đối tượng đó với các đối tượng khác và giữa các mặt, các bộ phận bên trong đối tượng đó; song sự nhìn nhận đó không phân bố đều mà có trọng tâm, tập trung, phải xuất phát từ cái nhìn đa diện của nhận biết khái quát và rút ra được những điều cốt yếu, thiết yếu, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật Đồng thời, ta cũng cần nghiên cứu sự hình thành, tồn tại và phát triển của đối tượng vừa trong môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể và dự đoán xu hướng của sự vật, hiện tượng đó trong tương lai Bởi mỗi s vật, hiện tượng trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau sẽ có sự tồn tại, vận động, phát triển không giống nhau Vậy nên ta đồng thời cần phải xem xét sự vật, hiện tượng đã xuất hiện và phát triển qua những giai đoạn như thế nào, không gian và thời gian hiện tại ảnh hưởng đến đối tượng đó thế nào và trong tương lai thì đối tượng đó có thể Document continues below Discover more fTrroiếmt :học Maclenin Trường Đại học Kin… 71 documents Go to course Bài triết tiểu luận triết 2 16 100% (1) Đề cương triết kì 1 năm nhất 43 100% (1) Ielts Speaking Review - Vol 5 100% (1) 29 Socio- economic… Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩa x… Individual 2 100% (10) 3 Kinh tế vi mô trở thành như thế nào Chỉ có như thế thì ta mới có thể nhận thức đúng được những quy luật, bản chất, sự vận động, phát triển của đa dạng những sự vật, hiện tượng, tránh việc xem xét phiến diện, một chiều, dàn trải, ngụy biện để có thể áp dụng để ứng phó giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn Quan điểm toàn diện được thể hiện dựa trên nguyên lý về mối quan hệ phổ biến.Trong đó,mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới thay vì tồn tại như một thực thể độc lập thì đều liên kết với nhau và tương tác với nhau Sự liên kết giữa hiện tượng và sự vật là sự liên kết của chính thế giới vật chất, không phụ thuộc vào con người và tồn tại ngoài ý thức Các mối quan hệ là kết quả của sự tương tác, thể hiện sự điều hòa chung của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Quan điểm toàn diện cho rằng khi xem xét sự vật, hiện tượng, chúng ta phải nghiên cứu tất cả các mối quan hệ, tương tác giữa các đối tượng cũng như giữa các mặt, yếu tố trong cùng một đối tượng Nhưng xem xét toàn diện không có nghĩa là xem xét sâu rộng mà đúng hơn là phải xem xét từng yếu tố cụ thể một cách có chọn lọc, biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng Đồng thời, sự vật đó phải được đặt trong một thời gian, không gian cụ thể để nghiên cứu quá trình phát triển quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể thực sự nắm bắt được bản chất của sự vật Ngay cả việc nghiên cứu xã hội cũng đòi hỏi một góc nhìn toàn diện, bởi các mối quan hệ trong xã hội không hề cô lập, tách biệt nhau mà có mối liên hệ với nhau và tương tác lẫn nhau II.2.Chương II: Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích hiện trạng áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) là một thuật ngữ được dùng rất nhiều hiện nay trong các chuyên ngành tâm lí và giáo dục, được thế hệ trẻ tiếp cận và biết đến rộng rãi Theo từ điển Tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ[2]: “Áp lực đồng trang lứa là ảnh hưởng của những người cùng lứa tuổi lên một cá nhân khiến người đó phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi của mình để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm Áp lực đồng trang lứa có thể tạo nên những giá trị tích cực trong việc xã hội hoá nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần hoặc thể chất Khái niệm của áp lực đồng trang lứa cũng được mở rộng hơn khi cá nhân chịu ảnh hưởng của một nhóm xã hội như cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,…”1 Áp lực đồng trang lứa xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi Trên thực tế, ai cũng đã phải từng trải qua áp lực đồng trang lứa từ những người trong cùng một nhóm xã hội Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay lại là những người chịu ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn Gen Z- một thế hệ được lớn lên và phát triển trong kỷ nguyên của công nghệ, kỹ thuật số bùng nổ và len lỏi trong mọi ngóc ngách của xã hội, đặc biệt là mạng xã hội, internet, các phương tiện truyền thông đại chúng Vì vậy, Gen Z chính là đối tượng nhận thức rõ ràng nhất mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của thông tin, trải nghiệm ảo, … đến tư duy, lối sống của con người trong xã hội hiện nay Đã có những câu hỏi được đặt ra, liệu rằng sự trưởng thành của Gen Z trong một xã hội được “số hóa” như vậy có vô hình tạo nên nhiều áp lực cho họ hay không? Trên thực tế, nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu về các vấn đề tâm lý đã chỉ ra rằng có một loại áp lực thật sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của Gen Z theo nhiều chiều hướng (cả tích cực, lẫn tiêu cực) đó là áp lực đồng trang lứa (peer pressure) “Những tổn thương và kết quả là những vấn đề về tâm lý, tồn tại ở mọi thế hệ Bên cạnh những áp lực từ gia đình, Gen Z là thế hệ dễ bị tổn thương nhất bởi do sự bùng nổ của mạng xã hội Và thật dễ dàng biết bao khi nhìn một người ở cùng độ tuổi với bạn sống một cuộc sống thành đạt và tự suy ngẫm về cuộc sống tẻ nhạt của mình” theo nhà tâm lý học Đặng Văn 2N gMuyộêtn ví dụ điển hình cho nhận định trên, khi nhìn thấy một người bạn “khoe” thành tích lên mạng xã hội, chắc hẳn các bạn ở thế hệ Gen Z sẽ có chút chạnh lòng, từ đó họ tự Theo từ điển 2018 Theo nhà tâm lý học Đặng Văn Nguyên, “Generation Z struggling with mental health: lonely, stressed, and depressed”, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, 2020 tạo ra áp lực cho bản thân Việc so sánh thực lực của bản thân với người khác thường có xu hướng gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho tâm lý Không chỉ vậy, việc so sánh vô tình khiến cho thế hệ Gen Z bị mất phương hướng trong việc định hình và xây dựng giá trị của bản thân, họ chỉ chạy theo những giá trị của người khác Thông qua mạng xã hội, những tiêu chuẩn của các đối tượng khác vô hình chung được gieo vào suy nghĩ và tư duy của thế hệ trẻ ,mặc cho tính xác thực của chúng, buộc họ phải tự đặt ra những mục tiêu có thể “quá sức” của bản thân nhằm đạt được những thành tựu mà nhiều người trên mạng xã hội đều ao ước đạt được Áp lực đồng trang lứa có thể tạo ra động lực thúc đẩy họ phải phấn đấu, chứng minh thực lực của bản thân, nhưng cũng chính là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy: tạo nên suy nghĩ tiêu cực trong cách nhìn nhận cuộc sống của các bạn Gen Z, dẫn đến căng thẳng, stress và hậu quả cuối cùng là trầ3m Ccảhmuyên gia tâm lý học Đặng Văn Nguyên đã đưa ra một góc nhìn chuyên môn rằng khoảng 70% trường hợp tự tử hiện nay là thuộc về thế hệ Gen Z, cao hơn rất nhiều so với hai thế hệ trước là Millennials và X 4 Để hiểu về nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa lên giới trẻ hiện nay một cách đầy đủ và rõ ràng nhất, ta phải sử dụng quan điểm toàn diện, nghĩa là xem xét nó trong mối liên hệ giữa nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài, cả chủ quan và khách quan Khi xem xét về áp lực đồng trang lứa, không thể không xét đến những tác động từ tập thể bởi con người – Những thực thể sinh học luôn chịu sự chi phối của quy luật sống tập thể Trong quá trình tồn tại và tương tác ở những tổ chức xã hội ấy, tất yếu có sự tác động qua lại Vì vậy, tác động từ cộng đồng, tập thể là một phần nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của mỗi cá nhân trong môi trường đó Con người mang tính xã hội, mỗi cá nhân dù có những đặc điểm 3 Generation Z struggling with mental health: lonely, stressed, and depressed, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, 2020 4 Theo nhà tâm lý học Đặng Văn Nguyên, Generation Z struggling with mental health: lonely, stressed, and depressed, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, 2020 tính cách, nhận thức riêng biệt tuy nhiên đều không tách rời khỏi xã hội Đặc biệt, ở xã hội phương Đông mang nặng tính cộng đ5ồ,ngiới trẻ càng dễ bị ảnh hưởng bởi người khác Khi sống trong môi trường mang tính xã hội cao ấy, việc xuất hiện tâm lý muốn được hòa nhập, được công nhận bởi người khác là tất yếu Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên coi trọng sự chấp nhận của bạn bè cùng với tâm lý mong muốn được hòa đồn6g 7 hay sợ cảm giác bị bạn bè bỏ xa, cô lập khiến giới trẻ càng thêm áp lực Một tình bạn đúng nghĩa phải được xây dựng trên cơ sở có sự tương đồng về sở thích, lối sống hay tư tưởng, có sự tin tưởng, thấu cảm lẫn nhau Tuy nhiên, hành vi, lời nói của bạn bè hay sự so sánh giá trị bản thân với bạn bè có thể ảnh hưởng hay thậm chí làm thay đổi nhận thức, thói quen và xu hướng của một cá nhân8 , vô tình tạo ra những áp lực lên giới trẻ Một yếu tố khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý hành vi của con người là các định kiến, chuẩn mực xã hội Trong khi nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng chịu nhiều áp lực hơn Các định kiến, chuẩn mực xã hội áp đặt những quy tắc lên con người, khi ai đó có sự khác biệt sẽ bị xã hội đánh giá là bất thường hay lệch chuẩn Ngày nay, giới trẻ đang sống trong một môi trường dần cởi mở hơn tuy nhiên các định kiến xã hội vẫn đè nặng lên vai áp lực về nhiều khía cạnh: thành tích, ngoại hình hay sự nghiệp Điển hình ở Việt Nam, các bậc phụ huynh hay có xu hướng so sánh con cái của họ với người khác về thành tích, sự nghiệp và hôn nhân Tâm lý kỳ vọng con mình phải đạt được một số thành tựu nhất của phụ huynh đã trực tiếp gây căng thẳng tâm lý lên con cái của họ Cùng với đó là áp lực đến từ các định kiến khi họ sống trong một xã hội cụ thể nào đó, mọi người thường mặc định con người phải mang đúng giá trị, đặc điểm của môi trường, tập thể xã hội nơi mà họ đang sinh sống, học tập hay làm việc Ví dụ: việc Mai Ngọc Chừ (2020) Văn hoá truyền thống phương đông - một số đặc điểm và những hạn chế cần khắc phục trước xu hướng hội nhập quốc tế, Trang Tin tức Sự kiện ĐHQGHN 6 Li, Y., and Wright, M F (2013) Adolescents’ social status goals: relationships to social status insecurity, aggression, and prosocial behavior J Youth Adolesc 7 Brechwald, W A., and Prinstein, M J (2011) Beyond homophily: a decade of advances in understanding peer influence processes J Res Adolesc Van Hoorn, Dijk, Meuwese, Rieffe, & Crone (2016) Peer influence effects on risk-taking and prosocial decision-making in adolescence: insights from neuroimaging studies nhận định mọi sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật đều có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình giỏi,… là xem xét một cách phiến diện Nếu xét tới những nguyên nhân khách quan tạo ra áp lực đối với thế hệ trẻ, không thể xét đến mạng xã hội – một công cụ, phương tiện phổ biến bật nhất của thế giới hiện tại Vậy vì sao mạng xã hội lại có sức ảnh hưởng đến tâm lí chúng ta như thế? Thứ nhất, công nghệ đang ngày càng phát triển hơn, giới trẻ hầu như ai cũng sở hữu những thiết bị có thể kết nối mạng xã hội Mạng xã hội vừa có thể giúp chúng ta tiếp cận được những thông tin hữu ích, tích cực vừa đồng thời khiến chúng ta trở nên tiêu cực Mỗi ngày, ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng trăm hình ảnh về những người cùng thế hệ đã đạt được những thành tựu gì và có cuộc sống đáng mơ ước bao nhiêu khiến chúng ta cảm thấy mình không đủ giỏi hay chưa đủ nỗ lực Thứ hai, thói quen chia sẻ cuộc sống lên mạng xã hội hay những bài báo chia sẻ về sự thành công vô hình chung đã tạo nên quy chuẩn cho một nhóm tuổi nhất định Theo Ran DG [9] và cộng sự, mọi người có nhu cầu đánh giá quan điểm và giá trị của chính họ bằng cách so sánh với quan điểm và giá trị của người khác, và những so sánh như vậy có xu hướng nhất quán một cách mạnh9 mVẽiệc này đã tạo nên một quy chuẩn mà giới trẻ mong muốn đạt được Nỗi sợ bị tách biệt khỏi những người đồng trang lứa khiến những mong muốn này trở nên ám ảnh và hình thành áp lực Thứ ba, cách xử lý thông tin của não bộ khi tiếp xúc với mạng xã hội cũng là yếu tố tạo nên áp lực đồng trang lứa Nghiên cứu của Yang (2018)[10] đã đề cập đến ba cách xử lý thông tin khi sử dụng mạng xã10 ,hộtirong đó phương pháp Né tránh bản thân (diffusive-avoidant processing) – né tránh mọi thông tin có khả năng xây dựng bản chất cá nhân, thay vào đó xây dựng thế giới quan dựa trên những thông tin ít có giá trị cho họ - được phần lớn người dùng mạng xã hội sử dụng Nghiên cứu cũng cho thấy việc so sánh bản thân với người khác sẽ dẫn đến mất định hướng Việc so sánh, áp đặt mình theo người khác hay các quy chuẩn chung không thật sự phù hợp với bản thân khiến giới trẻ dễ dàng đánh mất sự độc lập cá 9 Rand DG, Dreber A, Ellingsen T, Fudenberg D, Nowak MA(2009) Positive interactions promote public cooperation Science 10 Yang, C C., Holden, S M., & Carter, M D (2018) Social media social comparison of ability (but not opinion) predicts lower identity clarity: Identity processing style as a mediator Journal of youth and adolescence nhân, trở nên mất phương hướng và để lại những hậu quả tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và stress Tư tưởng và nhận thức, niềm tin không phù hợp là một trong những nguyên nhân chủ quan hàng đầu gây nên áp lực đồng trang lứa ở thế hệ trẻ hiện nay Trên thực tế, mỗi cá nhân luôn hình thành sự tiêu cực trong suy nghĩ và nhận thức của mình và tùy vào môi trường mà họ sinh sống, những tác động biến cố trong cuộc đời mà cái tiêu cực đó có bộc phát và gây nên những áp lực đè nặng lên họ hay không Nếu họ sống trong môi trường “độc hại”, hiển nhiên biện pháp độc hại sẽ luôn được áp dụng khi họ xem xét, đánh giá sự việc, có thể kể đến như nhìn nhận một cách phiến diện đối với vấn đề, không có niềm tin đối với chính mình,… và những ý niệm đó ăn sâu vào tư tưởng khiến họ sẽ luôn mặc định một thói quen nhìn nhận tiêu cực đối với thế giới quan của bản thân từ đó những áp lực sẽ được hình thành Đặc biệt gen Z là thế hệ dễ hình thành và tự tổn thương bản thân nhất bởi chính những suy nghĩ tiêu cực trong tư tưởng, nhận thức của họ Nếu so với hai thế hệ trước đó là Millennials và X, kinh nghiệm và kỹ năng, kiến thức xã hội của Gen Z còn thua thiệt hơn về nhiều mặt, vì thế gen Z thường có xu hướng dễ bị ảnh hưởng, nhiều bạn trẻ luôn muốn làm nổi bật bản thân mình từ đó dễ xuất hiện tư tưởng phải luôn vượt bậc người khác, lối cạnh tranh tiêu cực, dẫn đến áp lực đồng trang lứa hình thành Ngoài ra, không hiểu biết bản thân, nghi ngờ chính mình khiến cho sự tự tin giảm sút, luôn gặp những vấn đề về áp lực đồng trang lứa Sự tự ti, ngờ vực bản thân của những bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBT trước nhiều định kiến của xã hội cũng là một trong những nguyên do tạo nên áp lực đồng trang lứa, việc sống trong một môi trường có những định kiến độc hại về LGBT khiến cho các bạn không chấp nhận bản thân, xuất hiện nhiều lối suy nghĩ tự chối bỏ, tiêu cực khi bản thân khác với mọi người xung quanh, vô hình chung hình thành áp lực đồng trang lứa khi cùng sinh hoạt trong cùng một xã hội với các đối tượng khác Chung quy lại, các nguyên nhân khách quan chính là yếu tố chính gây nên những áp lực luôn tồn tại trong xã hội hiện nay đặc biệt là áp lực đồng trang lứa ở thế hệ trẻ Khi vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích vấn đề áp lực đồng trang lứa, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Sau khi xét đến thực trạng, thông tin, nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ, ta nhận thấy rằng sự tác động của các mặt xã hội dẫn đến hình thành nên các nguyên nhân gây nên áp lực và cũng từ những nguyên nhân này lại tác động trở lại xã hội, gây ra các ảnh hưởng kể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Vì vậy, đánh giá và nhận thức về các ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa góp phần giúp bản thân có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề này Ngày nay, mọi người đã nhận ra và quan tâm nhiều hơn tới các tác động của áp lực đồng trang lứa, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu, khảo sát và đưa ra nhận định về áp lực đồng trang lứa rằng: Áp lực đồng trang có những tác động nhất định lên tâm lý, hành vi của giới trẻ theo cả cách tiêu cực và tích cực Tích cực Khi nhắc đến áp lực đồng trang lứa mọi người thường chỉ tập trung vào mặt tiêu cực nó mang lại mà ít ai nói về khía cạnh tích cực của nó Theo một số nghiên cứu cho rằng: ngoài những tác động tiêu cực, trong một số môi trường đặc biệt, áp lực đồng trang lứa cũng thể hiện mặt tích cực Bởi áp lực đồng trang lứa xảy ra khi cá nhân có xu hướng bắt chước các hành vi của xã hội - sự mong muốn hòa nhập xã hội - vì vậy, nó cũng có thể thúc đẩy cá nhân tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng 11 12 Áp lực đồng trang lứa còn giúp các cá nhân tạo ra động lực thúc đẩy bản đồng thân trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân Nó khuyến khích những hành vi tích cực như tự đặt ra những mục tiêu, tích cực học tập nâng cao thành tích và phát triển 11 Kreidell K and Duell N (2023) When “Peer Pressure” Is Positive Front Young Minds 12 Choukas-Bradley, S., Giletta, M., Cohen, G L., and Prinstein, M J (2015) Peer influence, peer status, and prosocial behavior: an experimental investigation of peer socialization of adolescents’ intentions to volunteer cảm xúc lành mạn1h3[13] Có thể nói, áp lực đồng trang lứa giúp phát triển cá nhân, xã hội thông qua quá trình cạnh tranh không ngừng giữa các cá nhân trong xã hội Tiêu cực Cũng như cái tên cái tên của nó, “áp lực” đồng trang lứa có thể gây ra những gánh nặng, sức ép tâm lý đối với các cá nhân trong cùng độ tuổi, môi trường Những áp lực này cũng chính là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy: tạo nên suy nghĩ tiêu cực trong cách nhìn nhận cuộc sống của các bạn Gen Z, dẫn đến căng thẳng, stress và hậu quả cuối cùng là trầm cảm Theo Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của Trẻ em, Thanh thiếu niên ở Việt Nam(UNICEF, 2018): 6% dân số TP.HCM mắc chứng trầm cảm và những người trong độ tuổi từ 15-27 là đối tượng dễ bị tổn thương nhất Khoảng 8% – 29% trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 ở Việt Nam gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần Chỉ 20% trong số 3 triệu thanh niên đang vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam được hỗ trợ y tế và điều trị lâm sàng Ở Việt Nam, 26,3% thanh thiếu niên có ý định tự tử, 6,3% có ý định tự tử và 5,8% có ý định tự tử14 [14] Một số bài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những mối tương quan giữa áp lực đồng trang lứa với hành vi tham gia vào các hành vi lệch chuẩn hay hoạt động tệ nạn xã hội của thanh, thiếu niên Vào năm 2012, Trung tâm về chất gây nghiện và lạm dụng chất gây nghiện ở Đại học Columbia đã công bố kết quả của bản khảo sát tựu trường thường niên nhấn mạnh rằng sự gia tăng sức ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội – hay 1 hình thức của áp lực đồng trang lứa – trong xu hướng sử dụng chất kích thích/gây nghiện Đối tượng khảo sát là hơn 1000 học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 12 – 17, 70% đã phản hồi rằng việc nhìn thấy hình ảnh những bạn trẻ khác sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích/gây nghiện trên mạng xã hội khiến họ muốn làm điều tương tự15 [15] Boruah A(2016) Positive impacts of peer pressure: A systematic review Indian Journal of Positive Psychology 14 Fiona Samuels, Nicola Jones, Taveeshi Gupta, Đặng Bích Thủy và Đào Hồng Lê (2018), “Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam”, Tháng 2/2018, UNICEF Việt Nam 15 Feinstein EC, Richter L, Foster SE(2012 May) Addressing the critical health problem of adolescent substance use through health care, research, and public policy J Adolesc Health Áp lực đồng trang lứa còn có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thanh thiếu niên như thôi thúc họ trốn học, bạo lực học đường, sử dụng đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích/gây nghiện, lái xe mất an 16 17 18 17, 18] Ảnh hưởng tiêu cực toàn,… [16, của áp lực đồng trang lứa có thể theo nhiều cách như tham gia vào các nhóm tiêu thụ đồ uống có cồn hay thuốc lá Nó còn có thể ảnh hưởng tới các quyết định về lựa chọn mối quan hệ, tham gia các hoạt động không lành mạnh hoặc thậm chí có thể trở thành hành vi phạm tội nghiêm trọng19 [19] Áp lực đồng trang lứa còn có một tác động tiêu cực đến các hành vi xã hội của con người khi cách nhận thức về bản thân của chủ thể dần trở nên tiêu cực, độc hại Có thể kể đến sự gia tăng mức độ căng thẳng tinh thần khi bản thân buộc phải đáp ứng đúng theo các quy chuẩn của xã hội, theo đuổi hình mẫu, mức độ thành công của người khác Ngoài ra, sự tư ti trong lối suy nghĩ cũng thường được thấy ở thế hệ trẻ hiện nay Xu hướng thiếu đi sự tin khi so sánh bản thân mình với sự thành công của các đối tượng khác, khi không đáp ứng được các yêu cầu của xã hội Không chỉ vậy, Gen Z thường xuất hiện sự bất ổn về mặt tâm lý Áp lực đồng trang lứa là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tâm lý không ổn định Một số cá nhân xuất hiện nỗi lo âu bất thường hoặc trầm cảm, căng thẳng Nếu những tình trạng trên kéo dài, họ sẽ có xu hướng tự hại bản thân, tăng nguy cơ tự sát Ở thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, việc có một nhận thức rõ ràng, khách quan về áp lực đồng trang lứa là vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ, từ đó có thể tự hình thành thế giới quan đúng đắn giúp bản thân có hoạt động hiệu quả, phát triển trở thành phiên bản tốt hơn Với sự vận động và phát triển đi lên của xã hội, 16 Sekar D, Bhuvaneswari M Family(2023) Gang affiliation, peer group pressure, and substance misuse: A qualitative research study of Indian juvenile offenders North American Journal of Psychology 17 Wang, S., Lambe, L., Huang, Y et al(2023) Perceived social competition and school bullying among adolescents: The mediating role of moral disengagement Curr Psychol Flavia Namuwonge, Samuel Kizito, Vicent Ssentumbwe, Anita Kabarambi, Natasja K Magorokosho, Proscovia Nabunya, Florence Namuli, Rashida Namirembe, Fred M Ssewamala(2023).Peer Pressure and Risk-Taking Behaviors Among Adolescent Girls in a Region Impacted by HIV/AIDS in Southwestern Uganda, Journal of Adolescent Health 19 Arief, G I & Martin, A J (2011) Peer relationship and adolescents’ academic and non-academic outcomes: some-sex and opposite-sex and opposite-sex peer effect and the role of school engagement British Journal of Educational Psychology mỗi cá nhân cần trang bị cho bản thân cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện vững chắc để có thể vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp nhằm phục vụ cho con đường phát triển của bản thân Vì vậy, vận dụng quan điểm toàn diện để đưa ra các góc nhìn và giải pháp cho vấn đề áp lực đồng trang lứa trong xã hội hiện nay là một điều vô cùng cần thiết đối với cộng đồng nói chung, thế hệ trẻ nói riêng Để có thể giải quyết được vấn đề áp lực đồng trang lứa, chúng ta cần thiết phải bắt đầu từ chính suy nghĩ của bản thân mình Mọi thứ tồn tại trong cuộc sống đều sẽ có những giá trị riêng, mang lại những đóng góp riêng biệt mà chúng ta không thể so sánh với bất cứ điều gì khác Không có ai là hoàn hảo, mỗi người đều sẽ có một thế mạnh, tài năng riêng Mỗi cá nhân và tập thể đều đã phải cố gắng để đạt được những thành tựu hiện tại theo tốc độ của riêng mình Hơn nữa đối với mỗi người, quan niệm về thành công và hạnh phúc lại khác nhau, chúng ta không cần theo đuổi những tiêu chuẩn chung không phù hợp với bản thân - Haruki Murakami ( , 1987) Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải thấu hiểu và tin tưởng chính bản thân mình, bởi vì điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của mỗi người đều khác nhau Hãy tin tưởng vào giá trị của bản thân và thế giới quan của chính mình, chúng ta sẽ thành công theo một cách riêng, theo tốc độ riêng Hầu hết mọi người đều không thể tự cảm nhận được những điều tốt đẹp của bản thân Nếu vậy, chúng ta hãy nhờ đến những người xung quanh mà chúng ta tin tưởng đưa ra những lời khuyên và nhận xét, đó là những nhận xét mang tính khách quan về bản thân của chúng ta Khi yêu thương và thấu hiểu được bản thân, chúng ta sẽ có thể theo đuổi sự thành công của riêng mình mà không cần phải so sánh với bất kỳ ai Chỉ khi theo đuổi những gì chúng ta thật sự yêu thích, ta mới không cảm thấy mệt mỏi Đồng thời, chúng ta cũng cần tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào sự lựa chọn và những điều mình thực hiện Điều này sẽ củng cố sự can đảm của chính mình, giúp ta dám suy nghĩ, dám hành động để đạt được thành công Một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa của giới trẻ là gia đình Mối quan hệ giữa gia đình và con cái có thể làm căng thẳng thêm hoặc làm mờ nhạt đi áp lực đồng trang lứa Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự kiểm soát quá mức của phụ huynh đối với con cái có thể dẫn đến việc họ thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và có xu hướng học theo bạn bè[10] Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là nên cân đối thời gian để giao tiếp thường xuyên với con cái, duy trì sự thân thiện và cởi mở, cha mẹ cũng nên phân biệt giữa lĩnh vực cá nhân và các vấn đề thông thường để hiểu rằng thanh thiếu niên xem các vấn đề cá nhân là ưu tiên20[20] Các bậc phụ huynh không nên đặt quá nặng vấn đề thành tích lên con cái của họ, cần tạo một môi trường lành mạnh nơi cha mẹ và con cái có thể tự do thể hiện cảm xúc, tâm sự và chia sẻ những câu chuyện hay những vấn đề mà mình đang gặp phải III KẾT LUẬN Tóm lại, áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng phổ biến ở giới trẻ hiện nay, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý và hành vi của họ Từ góc nhìn của triết học, áp lực đồng trang lứa có thể được hiểu là sự tác động của các giá trị, chuẩn mực của nhóm xã hội cùng lứa tuổi đối với một cá nhân Sự tác động này có thể mang tính tích cực, giúp cá nhân định hình bản thân, phát triển theo hướng tích cực Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa cũng có thể mang tính tiêu cực, khiến cá nhân bị mất đi cái riêng nhất của bản thân, sự tự tin, thậm chí dẫn đến những hành vi sai trái Để vượt qua áp lực đồng trang lứa, giới trẻ cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới xung quanh, về các giá trị sống Đồng thời, cần rèn luyện cho mình sự tự tin, khả năng tự chủ, và khả năng kiểm soát cảm xúc Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng cần quan tâm, giáo dục giới trẻ về vấn đề này, giúp họ hiểu rõ về áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua nó một cách tích cực 20 Siu Mui Chan and Kwok-Wai Chan(2011), Adolescents’ Susceptibility to Peer Pressure: Relations to Parent–Adolescent Relationship and Adolescents’ Emotional Autonomy From Parents IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác - Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2 Từ điển APA, https://dictionary.apa.org/peer-pressure 3 Nguyễn Thủy (2023) Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, tác hại và cách vượt qua, Tạp chí Tâm lý học, https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-dong-trang-lua-6325.html 4 News & Events Generation Z struggling with mental health: lonely, stressed and depressed https://en.ulis.vnu.edu.vn/blog/archives/generation-z-struggling-with-mental-he alth-lonely-stressed-and-depressed/ 5 Mai Ngọc Chừ (2020) Văn hoá truyền thống phương đông - một số đặc điểm và những hạn chế cần khắc phục trước xu hướng hội nhập quốc tế, Trang Tin tức Sự kiện ĐHQGHN, https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N2808/Van-hoa-truyen-thong-phuong-dong - Mot-so-dac-diem-va-nhung-han-che-can-khac-phuc-truoc-xu-huong-hoi-nhap-q uoc-te.htm 6 Li, Y., and Wright, M F (2013) Adolescents’ social status goals: relationships to social status insecurity, aggression, and prosocial behavior J Youth Adolesc 43:146–60 doi: 10.1007/s10964-013-9939-z 7 Brechwald, W A., and Prinstein, M J (2011) Beyond homophily: a decade of advances in understanding peer influence processes J Res Adolesc 21:166–79 doi: 10.1111/j.1532-7795.2010.00721.x 8 Van Hoorn, Dijk, Meuwese, Rieffe, & Crone (2016) Peer influence effects on risk-taking and prosocial decision-making in adolescence: insights from neuroimaging studies, https://doi.org/10.1016/j.cobeha.2016.05.007 9 Rand DG, Dreber A, Ellingsen T, Fudenberg D, Nowak MA Positive interactions promote public cooperation Science (2009) 325:1272–5 doi: 10.1126/science.1177418 10 Yang, C C., Holden, S M., & Carter, M D (2018) Social media social comparison of ability (but not opinion) predicts lower identity clarity: Identity processing style as a mediator Journal of youth and adolescence, 47(10), 2114-2128 11 Kreidell K and Duell N (2023) When “Peer Pressure” Is Positive Front Young Minds 11:1108335 doi: 10.3389/frym.2023.1108335 12 Choukas-Bradley, S., Giletta, M., Cohen, G L., and Prinstein, M J (2015) Peer influence, peer status, and prosocial behavior: an experimental investigation of peer socialization of adolescents’ intentions to volunteer J Youth Adolesc 44:2197–210 doi: 10.1007/s10964-015-0373-2 13 Boruah A(2016) Positive impacts of peer pressure: A systematic review Indian Journal of Positive Psychology.;7(1):127-130 https://www.proquest.com/scholarly-journals/positive-impacts-peer-pressure-sy stematic-review/docview/1788740591/se-2 14 Fiona Samuels, Nicola Jones, Taveeshi Gupta, Đặng Bích Thủy và Đào Hồng Lê (2018), “Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam”, Tháng 2/2018, UNICEF Việt Nam 15 Feinstein EC, Richter L, Foster SE(2012 May) Addressing the critical health problem of adolescent substance use through health care, research, and public policy J Adolesc Health;50(5):431-6 doi: 10.1016/j.jadohealth.2011.12.033 16 Sekar D, Bhuvaneswari M Family(2023) Gang affiliation, peer group pressure, and substance misuse: A qualitative research study of Indian juvenile offenders North American Journal of Psychology; 25(3):453-469 https://www.proquest.com/scholarly-journals/family-gang-affiliation-peer-grou p-pressure/docview/2871352009/se-2 17 Wang, S., Lambe, L., Huang, Y et al(2023) Perceived social competition and school bullying among adolescents: The mediating role of moral disengagement Curr Psychol 42, 24554–24563 https://doi.org/10.1007/s12144-022-03515-y

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w