1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo môn xã hội học đề tài xã hội hoá

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xã hội hoá
Tác giả Cao Hoàng Nhã, Võ Lê Khánh Ngọc, Lê Phú An, Nguyễn Công Minh Khôi, Lê Thị Kiều Nhi
Người hướng dẫn GV. Trần Nguyễn Tường Oanh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 454,74 KB

Nội dung

Những hành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thể chất, dần dần đứa bé học được cách xử sự từ bố mẹ và những người lớn tuổi.. Ví dụ: Neil Smelser nhà X

Trang 1

X

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO MÔN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI: XÃ HỘI HOÁ

Giảng viên hướng dẫn

GV.Trần Nguyễn Tường Oanh

Thực hiện

Thành viên nhóm 3

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 - LỚP 232XH5001

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá

1 Cao Hoàng Nhã K224141732 - Tìm hiểu nội dung

- Soạn Word 100%

2 Võ Lê Khánh Ngọc K165031961 - Tìm hiểu nội dung

- Soạn nội dung 100%

3 Lê Phú An K224141711 - Tìm hiểu nội dung

- Soạn nội dung 100%

4 Nguyễn Công Minh Khôi K224040526 - Tìm hiểu nội dung

- Soạn Word 100%

5 Lê Thị Kiều Nhi K224040535 - Tìm hiểu nội dung

- Soạn câu hỏi 100%

Trang 3

MỤC LỤC

I Xã hội hoá 4

1.1 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu xã hội hoá 4

1.2 Định nghĩa 4

II Vai trò của xã hội hoá 5

III Mục tiêu của xã hội hoá 6

IV Cơ chế của xã hội hoá 7

4.1 Cơ chế định chế 7

4.2 Cơ chế phi định chế 7

V Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá 7

VI Môi trường xã hội hoá 8

6.1 Môi trường trong gia đình 8

6.2 Môi trường trường học 9

6.3 Môi trường xã hội 9

VII Sự hình thành cái tôi 10

7.1 Ứng xử con người là ứng xử xã hội 10

7.2 Sự phát triển cái tôi 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

I Xã hội hoá

Một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn bản chất xã hội, mà chỉ có các phản xạ bẩm sinh Những hành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thể chất, dần dần đứa bé học được cách xử sự từ bố mẹ và những người lớn tuổi Quá trình đó hình thành ý thức trong cách ứng xử, đó là quá trình xã hội hoá

1.1 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu xã hội hoá

“Năm 1983 tại nông thôn vùng Pennsy Một nhân viên xã hội đã phát hiện ra 1 cô

bé 5 tuổi trong tình trạng thê thảm - Anna, cô bé đang bị cột cứng vào chiếc ghế cũ, hai tay giơ cao quá đầu, quần áo bé mặc nhếch nhác bẩn thỉu, tay chân cô như que củi

Tình cảnh của Anna rất thê thảm Cô có 1 người mẹ không chồng và sống chung với

sơ Josephine Tức giận với việc “không chồng mà chữa”, ngay từ khi còn nhỏ, ông ngoại thậm chí không để cô sống trong nhà mình 6 tháng đầu đời Do mẹ cô không đủ khả năng chi trả cho việc chăm sóc cô, Anna bị đưa trở lại ngôi nhà thù địch của ông ngoại Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi tệ hơn, Anna bị cô lập trong nhà kho và chỉ cho cô lượng sữa chỉ đủ cho cô sống sót Ngày này qua tháng khác, cô hầu như không hề tiếp xúc với con người - xã hội

Sau khi biết tin của Anna, nhà xã hội học Kingsley Davis ngay lập tức gặp đứa trẻ Ông bàng hoàng khi thấy dáng vẻ tiều tuỵ của Anna - cô bé không có biểu hiện của một con người, cô không thể nói, thậm chí không có cảm xúc Anna hoàn toàn không phản ứng

và không có nhận thức về thế giới xung quanh.”

Đây là một trường hợp cho thấy sức mạnh của xã hội (quá trình xã hội hoá) ban cho sinh vật khả năng tư duy, cảm xúc và hành động có ý nghĩa Tóm lại, không ai có thể trở thành một con người hoàn toàn nếu không có kinh nghiệm xã hội - quá trình xã hội hoá

Tìm hiểu về xã hội hoá giúp cho chúng ta trả lời được một số câu hỏi:

Tại sao con người có khả năng giao tiếp với nhau, hoà nhập vào xã hội?

Tại sao chúng ta có thể tồn tại và phát triển theo thời gian?

Con người dựa vào cái gì để hành động, ứng xử phù hợp với vị thế, vai trò trong xã hội?

Vì sao con người trong xã hội hiện đại lại luôn bị rơi vào tình trạng căng thẳng, xung đột vai trò?,

1.2 Định nghĩa

Nhìn chung thì có 3 quan điểm cơ bản về Xã hội hoá:

Quan niệm thứ nhất: Không đề cập đến tính chủ động sáng tạo của cá nhân trong

quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội Trong quan điểm này, các cá nhân thường bị gò bó

vào các chuẩn mực khuôn mẫu mà không chống lại được

Trang 5

Ví dụ: Neil Smelser (nhà XHH Mỹ): “Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”

Quan niệm thứ hai: Khẳng định tính cực, sáng tạo chủ động của cá nhân trong quá

trình xã hội hoá Trong quan điểm này, cá nhân không chỉ tiếp thu kinh nghiệm xã hội mà

còn tham gia vào quá trình tái tạo ra các kinh nghiệm xã hội

Ví dụ: Andreeva (nhà XHH Nga): “Xã hội hoá là quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội Mặc khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”

Quan niệm thứ ba: Cho rằng con người có cả hai mặt thụ động, lười nhác, tham

lam lẫn chủ động sáng tạo và tích cực Xã hội một mặt truyền lại cho cá nhân những khuôn

mẫu, chuẩn mực trong hành vi, mặt khác cũng tạo điều kiện cho cá nhân phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực trong công việc xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh

Tóm lại, “Xã hội hoá là quá trình tương tác kéo dài suốt cuộc đời giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống, khuôn mẫu xã hội, mà nhờ đó cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình và hòa nhập vào xã hội.”

II Vai trò của xã hội hoá

Mỗi con người đều được sinh ra hai lần: đó là con người sinh vật và con người xã hội

Ví dụ: Vào những năm 1920, người ta đã tìm thấy hai cô bé đang được một con sói cái nuôi dưỡng trong một khu rừng ở Ấn Độ, đó là Kamala 8 tuổi & Amala 3 tuổi Sau này hai cô gái đã được một mục sư đem về nuôi dưỡng với ý định giúp đỡ hai đứa bé quay về với xã hội loài người Tuy nhiên do mất đi quá trình giáo dục từ sớm nên hai cô bé không

hề có một biểu hiện của tính người Thứ nhất, không mặc đồ, không biết xấu hổ và thường xuyên dùng móng cào rách quần áo Thứ hai, không ăn được đồ chín, chỉ ăn thịt sống thậm chí là thịt thối rữa Thứ ba, không chịu đi ngủ, không chịu đắp chăn, có xu hướng hoạt động về đêm và thích hú to Thứ tư, không biết đi hay đi thẳng lưng, không biết nói chuyện Nguyên nhân cơ bản là do mất đi quá trình xã hội hóa từ lúc mới sinh ra, không được tiếp xúc với môi trường sống của con người và không được tiếp nhận bất kỳ

sự giáo dục nào ngay từ nhỏ Kết quả là không lâu sau đó hai cô gái lần lượt qua đời do bệnh tật và không thể sống cuộc sống của loài người

Như vậy có thể thấy, xã hội hóa sinh ra con người thêm một lần nữa trong bản thể tri thức, xã hội Con người không chỉ thụ động tiếp thu nền văn hóa, những kinh nghiệm của người đi trước mà còn sáng tạo ra những giá trị mới, văn hóa mới cho thế hệ mai sau Quá trình xã hội hóa là một quá trình không bao giờ dừng lại

Trang 6

Xã hội hóa chính là quá trình mà mỗi người trong xã hội trải qua để hình thành và phát triển nhân cách của mình Đây không chỉ là việc hấp thụ thông tin từ xung quanh mà còn là quá trình tương tác với môi trường xã hội để tạo ra những ý kiến, giá trị và hành vi phản ánh bản thân

Trong xã hội hiện đại, quá trình này không ngừng diễn ra và kéo dài suốt cuộc đời

Xã hội hóa không chỉ đơn giản là việc học hỏi từ những người xung quanh, mà còn là quá trình mà mỗi người tự sáng tạo và đóng góp vào xã hội Bằng cách này, mỗi người không chỉ là người tiêu thụ thông tin mà còn là người tạo ra sự mới mẻ và tiến bộ trong xã hội

Để quá trình xã hội hóa diễn ra hiệu quả, xã hội cần tạo ra môi trường lành mạnh và định hướng rõ ràng Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ các tổ chức giáo dục, các chính phủ và cộng đồng để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi người phát triển nhân cách và đóng góp tích cực vào xã hội

Kết quả của xã hội hóa là tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội Như vậy, chúng ta có thể khái quát lại vai trò của xã hội hoá như sau:

Trong ngữ cảnh này, sự hoàn thiện nhân cách diễn ra trong các điều kiện nhất định

Vì vậy, xã hội phải tạo ra một môi trường lành mạnh nhằm tác động có ý thức vào quá trình

xã hội hoá

III Mục tiêu của xã hội hoá

Trong quá trình xã hội hóa, con người học bí quyết để trở nên thành viên của một nhóm, một cộng đồng hoặc xã hội Chu trình này không những giúp mọi người làm quen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có thể tự kéo dài theo thời gian

Xã hội hóa có những mục đích cho cả thanh không đủ niên và người lớn Nó dạy trẻ

em những yếu tố nền tảng cho sự nhận thức bản thân và toàn cầu xung quanh quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứng, thích hợp với các giá trị tiêu chuẩn xã hội Qua đấy cá nhân duy trì được năng lực hoạt động xã hội

Trang 7

IV Cơ chế của xã hội hoá

Quá trình xã hội truyền lại nền văn hóa cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau Bằng những cách đó cá nhân học hỏi được nền văn hóa xã hội Những cách này được gọi

là cơ chế xã hội hóa Có hai cơ chế xã hội hóa cơ bản bao gồm cơ chế định chế và cơ chế phi định chế

4.1 Cơ chế định chế

Là cơ chế mà xã hội truyền lại những chuẩn mực, khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân Cá nhân phải trải qua quá trình học hỏi, thực hành và thực hiện nó trong cuộc sống của mình Ví dụ như chúng ta học được các tri thức khoa học, học được những kỹ năng lao động nhất định mà xã hội đã đạt được, đồng thời chúng ta còn học được kinh nghiệm của những người đi trước để vận dụng vào cuộc sống của mình

4.2 Cơ chế phi định chế

Cơ chế phi định chế là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội những điều

cần thiết một cách tự nhiên Cơ chế phi định chế được thực hiện thông qua hai cách là bắt

chước và lây lan

Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại hành động, hành vi cách thức suy nghĩ và

ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó Với tư cách là một biện pháp tiếp thu các kinh nghiệm xã hội, bắt chước được các cá nhân dùng để lựa chọn những hành động, hành vi mà mình cho là đúng và thích thú

Lây lan là quá trình truyền các hành vi xã hội từ người này qua người khác một cách

tự nhiên Lây lan khác bắt chước là ở chỗ các hành vi xã hội được lan truyền ngay cả khi

họ không có ý định bắt chước hay học tập Sự lan truyền hành vi xã hội ở người này sang người khác trong những điều kiện nhất định là cách mà nhiều người học được những kinh nghiệm trong ứng xử xã hội Ví dụ như những đứa trẻ trong gia đình có những hành vi mà

bố mẹ không dạy và không bắt chước ai Những hành vi đó gần như giống với bố mẹ nó thời nhỏ Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam đã có câu: “Con nhà tông chả giống lông thì giống cánh” để ám chỉ sự lan truyền hành vi từ bố mẹ sang con cái

V Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá

Xã hội hoá đã là một quá trình, vậy thì nó phải có bắt đầu, có diễn biến và có kết

thúc Hầu hết các nhà xã hội học đều thống nhất với nhau 3 giai đoạn của xã hội hoá:

i Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình;

ii Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường;

Trang 8

iii Giai đoạn con người thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò mà 2 giai đoạn trước

đã được chuẩn bị đầy đủ; - đây là giai đoạn cá nhân phát huy khả năng sáng tạo của mình nhiều nhất

Ranh giới giữa các giai đoạn này chỉ mang tính chất ước lệ Nó không bắt buộc theo kiểu phải kết thúc giai đoạn này mới chuyển sang giai đoạn khác Do trong thực tế, cuộc sống cá nhân có thể đi làm, đã có gia đình, nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ quan hay quan hệ vợ chồng, họ vẫn tìm đến cha mẹ của mình để tìm một lời khuyên Như vậy, quá trình xã hội hoá chỉ chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt mà thôi

Cuối cùng, không ai có thể trở thành một con người hoàn toàn nếu không có kinh nghiệm xã hội, không có quá trình xã hội hóa

VI Môi trường xã hội hoá

Môi trường xã hội hóa là nơi mà cá nhân thu nhân kinh nghiệm cũng như tái tạo nó,

là nơi làm nền tảng giúp cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình.Trong rất nhiều môi trường

xã hội hóa thì những môi trường sau đây được xem là những môi trường cơ bản nhất:

6.1 Môi trường trong gia đình

Gia đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất, qua đó diễn ra quá trình xã hội hóa của

cá nhân, do đó gia đình là một môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng rất lớn Mỗi con người sinh ra đến lúc chết đi đều gắn với một gia đình cụ thể

Xã hội hóa của gia đình diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là 1 quá trình liên tục Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của con người Ở giai đoạn nào vai trò của gia đình đều thể hiện rất rõ:

- Giai đoạn tuổi ấu thơ: gia đình là 1 môi trường xã hội hóa đầu tiên của đứa trẻ Chỉ

khi sinh không lâu, đứa trẻ sơ sinh đã hướng về thế giới xung quanh và bắt đầu quá trình học hỏi Các giác quan của trẻ hoạt động thể hiện ở cảm giác nghe, nhìn,ăn uống, cảm giác nóng - lạnh,… Sự tham gia của các thành viên trong gia đình,như: bố mẹ cho

ăn, tắm rửa, bế, ru trẻ,… các hình thức chăm sóc của họ như giờ giấc ăn, ngủ, tập ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ để giúp cho trẻ được đào luyện các thói quen Ở giai đoạn này gia đình hầu như là môi trường xã hội hóa và tác nhân XHH duy nhất

- Giai đoạn tuổi mẫu giáo, nhi đồng: cùng với việc đào luyện các thói quen, trẻ bắt đầu

tập đóng các vai trò của người lớn, cứ mô phỏng hóa hoạt động và quan hệ XH của người lớn thông qua các trò chơi Trẻ bắt đầu chịu ảnh hưởng của Tivi,phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng, gia đình giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép và cái không được phép bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ làm đúng hoặc ngăn cấm, không bằng lòng khi trẻ làm không đúng, làm cho trẻ

có cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi vi phạm quy tắc giúp trẻ hình thành các ý thức xã hội thông qua các việc làm cụ thể

- Giai đoạn tuổi thiếu niên: trẻ em tiếp xúc đã giảm với thế giới xung quanh, bước đầu

Trang 9

cho các em những kinh nghiệm xã hội trong các mối quan hệ và ứng xử với những người xung quanh; động viên, thông cảm và nâng đỡ các em khi các em thất bại và nản chí, giúp cho các em có những kiến thức hiểu biết, và càng biết để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn

- Giai đoạn tuổi trưởng thành: cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những

kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, những tổ chức

xã hội hay cộng động mới Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản đã hình thành, gia đình giúp cá nhân trưởng thành,trẻ lời được 3 câu hỏi: 1 Làm nghề gì để kiếm sống, để định hướng nghề nghiệp? 2 Theo lối sống nào để định hướng giá trị? 3 Yêu ai để định hướng hôn nhân?

- Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ: gia đình tạo cho cá nhân động cơ và

muốn được đi tới kết hôn và giúp cho các cá nhân biết cách ứng xử khi họ kết hôn

6.2 Môi trường trường học

Nhà trẻ, trường mẫu giáo là nơi tiếp nhận những đứa trẻ vui chơi và học tập Đây là những hoạt động bước đầu của con người với xã hội Thông qua hoạt động này,trẻ em đã thu nhận được những kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm và xã hội

Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của các cá nhân là học tập Các cá nhân thu nhận những kiến thức không chỉ là đạo đức lối sống mà cả đạo đức nghề nghiệp.Trường học giáo dục nhân cách cho người học qua việc định hướng sự lựa chọn hành vi xã hội, chuẩn mực, khuôn mẫu xã hội để cho mỗi con người tự lựa chọn và thể hiện hành vi của mình sao cho hợp logic nhất trong những trường hợp và hoàn cảnh xã hội nhất định

Hành vi của các thầy cô giáo và các nhân viên khác được coi là chuẩn mực và gương mẫu, có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của học sinh Vì vậy, nhiệm vụ của nhà trường được tiến hành có tính tổ chức cao, có kế hoạch chặt chẽ về cả nội dung và hình thức trong hệ thống giáo dục của một quốc gia

6.3 Môi trường xã hội

Thông thường các nhóm xã hội được thiết lập một cách có ý thức vì những mục tiêu

cụ thể nào đó (nhà máy, tiểu đội trong quân đội, nhóm nghiên cứu trong viện nghiên cứu, ) Tuy nhiên, theo quan điểm xã hội học, mỗi nhóm xã hội bất kể vì mục đích gì đều thực hiện các hành vi theo một khuôn mẫu nhất định

Chẳng hạn, một người lính có thể vi phạm nội quy quân đội đặt ra và chịu kỷ luật nhưng không thể không trung thành với các chiến hữu trong đơn vị mặc dù biết họ vi phạm điều lệ Hay một người bất chấp vi phạm luật, không tố cáo khi bạn mình vi phạm luật lệ giao thông Ở đây, tuy người lính là một chiến sĩ trong quân đội nhưng anh ta đã trung thành với đồng đội với tư cách là một người bạn trung thành với một thành viên trong một nhóm nhỏ ở tiểu đội Những thành viên của mỗi nhóm đều mong đợi các cá nhân trong nhóm tuân thủ khuôn mẫu này, chừng nào còn muốn là thành viên của nhóm đó Sức ép của nhóm đòi hỏi các khuôn mẫu hành vi thường vượt lên những giá trị do bên ngoài đặt

ra

Trang 10

Phạm vi chung nhất mà quá trình xã hội hóa thực hiện được là phổ biến chung cho toàn xã hội một cách có tổ chức, có định hướng Đó là thông tin đại chúng với mọi hình thức: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, nhà hát và truyền hình… là cơ chế ảnh hưởng để phổ biến tư tưởng, giá trị và niềm tin mà xã hội mong muốn

Chính vì vậy, mỗi người muốn có nhân cách lớn trong xã hội phải chịu khó học tập, giáo dục xã hội, tự rèn luyện bản thân và phải có hoạt động đem lại lợi ích cho cộng đồng

và bản thân

VII Sự hình thành cái tôi

7.1 Ứng xử con người là ứng xử xã hội

Sự khác biệt giữa ứng xử của con người và các động vật hạ đẳng nằm ở việc con người trải qua quá trình xã hội hóa để trở thành thành viên của một cộng đồng nhất định

Xã hội hóa không chỉ là quá trình dạy dỗ mà còn là quá trình học tập, trong đó cá nhân học cách hành động theo chuẩn mực và giá trị của nhóm mà họ thuộc về

Khi gia nhập vào một nhóm, con người được xã hội hóa thông qua việc tiếp nhận và thích nghi với các giá trị và truyền thống của nhóm đó Quá trình này kéo dài suốt cuộc đời

từ khi sinh ra cho đến khi qua đời Đặc biệt, giai đoạn xã hội hóa ở tuổi thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành "cái tôi" của mỗi người

"Cái tôi" của một người được hình thành từ các trải nghiệm cá nhân và bao gồm tất

cả các khía cạnh mà người khác có thể nhận biết được Tuy nhiên, trong nghiên cứu về "cái tôi", các nhà xã hội học thường nhìn nhận nó như là sự phản ánh của các trải nghiệm, thay

vì tập trung vào các đặc điểm cá nhân hay những yếu tố tâm lý sâu xa

Trong vấn đề này, chúng ta cần phải đề cập tới lí thuyết biểu tượng của George H Mead (1934) Theo quan điểm của lí thuyết này, chính tương tác biểu tượng là trung tâm của tác động hỗ tương trong xã hội và chính nó qui định kinh nghiệm xã hội đối với cá nhân Khả năng có tính duy nhất này, giải thích tính duy nhất chỉ có được qua cách ứng xử của con người

Theo Talcot Parsons (1954), khi nghiên cứu sự ứng xử của con người phải dựa trên bốn cấp độ:

- Cấp độ văn hóa, liên quan đến những truyền thống, chẳng hạn như thiết chế, những giá trị chuẩn mực;

- Cấp độ xã hội, liên quan tới tổ chức và bao hàm những khái niệm như nhóm, địa vị, vai trò ;

- Cấp độ nhân cách, gắn liền với cái tôi và những khái niệm mô tả về cái tôi và về những kinh nghiệm cá nhân;

- Cấp độ cá nhân, liên hệ tới sinh vật sinh lí, tới cơ thể

Cả bốn cấp độ trên, đều thuộc về khía cạnh ứng xử của con người Việc phân thành những cấp độ như vậy trong lí thuyết chỉ nhằm mục dích phân tích và lí giải mà thôi Nếu như có những lúc quá chú trọng tới một cấp độ nào đó, thì cũng không có nghĩa là tầm quan

Ngày đăng: 04/07/2024, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w