1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kì môn xã hội học Đề tài quan Điểm của sinh viên học viện ngoại giao về tác Động của hành vi sử dụng Đồ dùng 1 lần

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của sinh viên Học viện Ngoại Giao về tác động của hành vi sử dụng đồ dùng 1 lần
Tác giả Cao Nguyễn Võn Nhi
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Minh Thỳy
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 444,16 KB

Nội dung

Thực trạng việc sử dụng đồ dùng 1 lần Hiện nay, ở một số quốc gia và khu vực, phong trào bảo vệ môi trường cụ thể là hạn chế việc sử dụng đồ dùng 1 lần đang được hưởng ứng với sự chuyển

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

_

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: XÃ HỘI HỌC

Đề tài: Quan điểm của sinh viên Học viện Ngoại

Giao về tác động của hành vi sử dụng đồ dùng 1 lần

Lớp: XHHDC-QHQT50.1_LT Tên: Cao Nguyễn Vân Nhi Giảng viên: Ths Nguyễn Thị Minh Thúy

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ………… 5

2.1 Một số khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm đồ dùng 1 lần 5

2.1.2 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng 1 lần……… … 5

2.1.3 Mối quan hệ giữa đồ dùng 1 lần và sự ô nhiễm môi trường 6

2.2 Một số nghiên cứu quan 6

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 8

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 8

3.1.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 8

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.1.2 Khách thể nghiên cứu 8

3.1.3 Phạm vi nghiên cứu 9

3.2 Mục đích nghiên cứu……… 9

3.3 Phương pháp nghiên cứu……… ……… ……… 9

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 10

4.1 Kết quả nghiên cứu……… … ………10

4.1.1 Lọc đối tượng……….……… …………10

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đồ dùng 1 lần…….………… ………12

4.1.3 Nhận thức, quan điểm về vấn đề sử dụng đồ dùng 1 lần …14

4.2 Kết luận và giải pháp……… ………16

4.2.1 Kết luận…….……….……… …………16

4.2.2 Giải pháp……….……… …………16

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 18

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa Ths Nguyễn Thị Minh Thúy,

Em muốn bắt đầu bài luận này bằng việc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

cô vì sự tâm huyết mà cô đã dành cho lớp trong quá trình giảng dạy môn

xã hội học Em hy vọng rằng bài luận này sẽ thể hiện được sự tiến bộ và sự

cố gắng của em trong quá trình học xã hội học

Mình xin cảm ơn các thành viên nhóm 8 đã cho phép mình sử dụng số liệu của nhóm để phục vụ cho bài luận cuối kì

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023

Cao Nguyễn Vân Nhi

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ luôn là vấn đề nóng hổi nhận được sự

quan tâm của công dân Việt Nam nói riêng và công dân trên toàn thế giới nói

chung Đặc biệt hơn khi gần đây, những dấu hiệu của biến đổi khí hậu đang tác

động không nhỏ đến cuộc sống con người như lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự

xuống cấp của môi trường sống Trái đất nóng lên dẫn đến băng tan làm nước

biển dâng lên, thu hẹp diện tích đất liền, các thiên tai xảy ra thường xuyên và

nghiêm trọng hơn bao giờ hết Chính vì vậy, việc nhận thức rõ và phòng tránh

những tác nhân gây hại đến môi trường là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm,

chú ý của toàn cộng đồng

Sự ô nhiễm môi trường được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như khí thải, rác

thải sinh hoạt, rác thải hóa học, các sự cố tràn dầu, Trong đó rác thải sinh

hoạt được xem là một trong những nguyên nhân lớn nhất Mỗi năm, theo thống

kê thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn chất

thải nhựa được đổ ra đại dương Theo báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải

nhựa mỗi năm đủ bao quanh trái đất 4 lần Theo kết quả nghiên cứu của Đại học

Georgia, Việt Nam là 1 trong 20 nước thải rác nhiều nhất, là 1 trong 5 nước có

lượng rác thải nhựa ra đại dương lớn nhất thế giới Mỗi năm Việt Nam thải

khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra biển.¹

Điều này gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới môi trường, bởi những loại rác thải nhựa dùng một lần này thường mất từ 50-1000 năm để phân hủy hoàn toàn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn chủ đề “ Tác động của hành vi sử dụng đồ dùng 1 lần” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận lần này

Trang 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm đồ dùng 1 lần

Đồ dùng 1 lần (SUPs) là những đồ được làm ra chỉ cho 1 lần sử dụng duy nhất trước khi bị vứt bỏ hoặc tái chế Thông thường các vật này sẽ chỉ được sử dụng một lần duy nhất hoặc trong thời gian rất ngắn trước khi bị coi là rác thải Một

số ví dụ phổ biến về đồ dùng 1 lần có thể kể đến là: chén, đĩa, ly, ống hút nhựa dùng một lần; bao bì nhựa và túi ni lông; chai, lọ bằng nhựa;

2.1.2 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng 1 lần

Hiện nay, ở một số quốc gia và khu vực, phong trào bảo vệ môi trường cụ thể là hạn chế việc sử dụng đồ dùng 1 lần đang được hưởng ứng với sự chuyển đổi từ

đồ dùng 1 lần sang những lựa chọn thân thiện hơn với môi trường dưới 2 hình thức; 1 là những đồ vật dùng hằng ngày được thay bằng nguyên liệu bền vững mang tính tái sử dụng về lâu về dài như túi vải, bình nước kim loại, ống hút bằng gỗ và tre, ; hình thức thứ 2 là sử dụng các sản phẩm thay thế làm từ các vật liệu tái chế hoặc phân hủy sinh học Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đồ nhựa dùng 1 lần vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước kém phát triển nhờ vào sự tiện lợi và giá thành rẻ mà những sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường khó mà bì kịp Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: “Mặc dù phần đông người dân nhận thấy tình trạng ô nhiễm chất thải rắn trong môi trường sống xung quanh, nhưng rất nhiều người chưa sẵn sàng sử dụng vật liệu thay thế túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần”.1

1 Nhà báo LH (2022) Đồ nhựa dùng một lần - Mối lo tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường https://www.nhandaoonline.vn/do-nhua-dung-mot-lan-moi-lo-tiem-an-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-va-moi-truong-a18010.html

Trang 6

2.1.3 Mối quan hệ giữa đồ dùng 1 lần và sự ô nhiễm môi trường

Rác thải từ đồ dùng 1 lần có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống nếu không được xử lý đúng cách Cụ thể, chúng không thể phân hủy tự nhiên mà sẽ tồn tại trong môi trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm Vì vậy, khi bị vứt bỏ không đúng cách, chúng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí Đối với các loài động vật và sinh vật biển, chúng có thể bị nhầm lẫn là thức ăn và vô tình gây nên cái chết cho các loài động vật, tiêu biểu

là chim, rùa và các loại cá biển Vào năm 2019, các nhà hoạt động vì môi

trường tại Philippines phát hiện xác 1 con cá voi mũi khoằm trôi dạt vào vùng biển Davao Trong dạ dày của nó chứa tới 40 kg rác thải nhựa2 Ngoài ra, việc không xử lý thỏa đáng rác thải từ nhựa sử dụng 1 lần còn có thể gây mất cân bằng hệ sinh thái nước ngọt và biển bằng cách gây tắc nghẽn các con sông, kênh mương, làm mất mỹ quan và dẫn đến sự suy giảm đáng kể về đa dạng sinh học

và sinh thái

2.2 Một số nghiên cứu quan

"Plastic waste inputs from land into the ocean" (Tạm dịch: Rác thải nhựa từ đất liền tràn vào biển) - Jenna Jambeck (2015): Nghiên cứu này đã ước tính lượng

rác thải nhựa từ đất liền vào đại dương Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên và quan trọng nhất về lượng rác thải nhựa từ nguồn cung cấp trên cạn vào môi trường nước biển.3

"Global plastic production rises, recycling lags" (Tạm dịch: Sự gia tăng sản xuất

đồ nhựa và chậm trễ trong việc tái chế chúng) - Roland Geyer, Trevor Zink (2017): Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá sự tăng sản xuất nhựa trên

2 Ban thời sự - báo điện tử VTV (2019) Cá voi chết vì nuốt 40 kg rác thải nhựa

https://vtv.vn/doi-song/ca-voi-chet-vi-nuot-40-kg-rac-thai-nhua-20190319144259637.htm

3 Jenna R Jambeck và cộng sự (2015) Plastic waste inputs from land into the ocean

https://jambeck.engr.uga.edu/landplasticinput

Trang 7

toàn cầu và nhấn mạnh sự kém hiệu quả của việc tái chế nhựa Nó cung cấp cái nhìn rõ ràng về sự chênh lệch giữa sản xuất và tái chế nhựa.4

“Future scenarios of global plastic waste generation and disposal”( Tạm dịch: Viễn cảnh tương lai của sự phát sinh và tiêu hủy rác thải nhựa trên toàn cầu) -

Andrady (2011): Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá khả năng tái chế nhựa và nêu rõ rằng tái chế không phải là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề rác thải nhựa Nó nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần.5

"Single-use Plastics: A Roadmap for Sustainability" (Tạm dịch: Nhựa sử dụng 1

lần: Con đường dẫn đến sự bền vững) - Nghiên cứu của United Nations

Environment Programme (UNEP) (2018): Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng đồ nhựa dùng một lần trên toàn cầu và đề xuất các chiến lược chính sách để giảm thiểu rác thải nhựa.6

"The Future of Plastic Recycling" (Tạm dịch: Tương lai của tái chế rác thải nhựa)- Nghiên cứu của McKinsey & Company (2020): Nghiên cứu này tập

trung vào việc đánh giá tình hình tái chế nhựa và đề xuất các giải pháp để cải thiện hệ thống tái chế nhằm giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần.7

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu hạn chế: Một số nghiên cứu có thể tập trung vào một khu

4 Roland Geyer và Trevor Zink (2017) Global plastic production rises, recycling lags

https://www.science.org/doi/10.1126/sciadv.1700782

5 Laurent Lebreton & Anthony Andrady (2011).Future scenarios of global plastic waste generation and disposal

https://www.nature.com/articles/s41599-018-0212-7

6 UNEP (2018) Single-use plastics: A roadmap for sustainability

https://www.unep.org/resources/report/single-use-plastics-roadmap-sustainability

7 McKinsey & Company (2020) The Future of Plastic Recycling

https://www.mckinsey.com/industries/chemicals/our-insights/how-plastics-waste-recycling-could-transform-the-chemical-industry

Trang 8

vực cụ thể hoặc một khía cạnh nhất định của vấn đề, do đó không phản ánh được toàn bộ tình hình và ảnh hưởng của rác thải đến từ đồ dùng 1 lần

Có thể thiếu tính đại diện: Một số nghiên cứu có thể tập trung vào loại rác thải nhựa cụ thể hoặc khu vực nhất định, có thể không phản ánh được đầy đủ tất cả các tác hại đến môi trường mà rác thải từ đồ dùng 1 lần có thể mang lại

Chưa có nghiên cứu chi tiết về các giải pháp: Mặc dù nghiên cứu thường tập trung vào đánh giá tình trạng và ảnh hưởng của rác thải nhựa, nhưng chưa có đủ nghiên cứu chi tiết về các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rác thải nhựa

Vì vậy nên em làm bài nghiên cứu về quan điểm của sinh viên Học viện

Ngoại Giao về tác động của hành vi sử dụng đồ dùng 1 lần không chỉ để tìm

hiểu, xác định thực trạng mà còn là để đưa ra những giải pháp thiết thực nhất có thể để góp phần giải quyết tình trạng này

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ quả của hành vi sử dụng đồ dùng 1 lần

3.1.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là sinh viên Học viện Ngoại giao

3.1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Học viện Ngoại giao

Trang 9

Phạm vi đề tài: phân tích và đánh giá về các hệ quả của việc sử dụng đồ dùng một lần ở Học viện Ngoại giao

Phạm vi thời gian: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát vào khoảng thời gian từ 09/11/2023 đến 14/11/2023

3.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát thói quen sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên Ngoại giao cũng như nhận thức của họ về hệ quả của việc thường xuyên sử dụng đồ dùng một lần đến môi trường Từ đó đưa ra một vài giải pháp để giảm thiểu tình trạng này

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Ở đây, em sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập và phân tích thông tin chủ yếu dựa trên số liệu để đảm bảo tính khách quan, dễ dàng kiểm chứng và có độ tin cậy cao

Phương pháp thu thập thông tin được dùng là xây dựng bảng hỏi rồi gửi dưới dạng Google Form cho các đối tượng nghiên cứu Thời gian khảo sát là từ ngày 09/11/2023 đến ngày 14/11/2023 Trong thời gian này, biểu mẫu ghi nhận được

100 câu trả lời từ 100 bạn sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu

Trang 10

4.1.1 Lọc đối tượng

Về mặt giới tính, có thể thấy rõ rằng hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát là

nữ giới, chiếm tới 78%, bên cạnh đó là 21% nam giới và 1% là giới tính khác

Trang 11

Về mặt tuổi niên khóa, khóa 50 chiếm đa số, cụ thể là 3/4 số người trả lời Đứng thứ 2 là khóa 49 với 15%, sau đó là 6% đến từ khóa 48 và phần còn lại đến từ khóa 47

Trang 12

Về mặt ngành học, gần 45% câu trả lời nhận được đến từ các bạn sinh viên ngành Quan hệ quốc tế, theo sau là ngành Truyền thông quốc tế với tỉ lệ 14%, ngành Kinh doanh Quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Ngôn ngữ anh

có cùng tỉ lệ là 9%, ngành Kinh tế Quốc tế theo sát với 8% Trong khi đó, sinh viên khoa Luật quốc tế và Luật thương mại quốc tế chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 3 - 4%

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đồ dùng 1 lần

Trang 13

Khi được hỏi về đồ dùng một lần, số lượng lớn câu trả lời đề cập đến các sản phẩm làm từ nilon rất thông dụng như nilon như túi nilon, găng tay nilon và màng bọc thực phẩm; bên cạnh đó là các loại đồ nhựa dùng 1 lần như cốc nhựa, hộp nhựa, dao dĩa nhựa, Các sản phẩm bông ngoáy tai, bông tẩy trang cũng được sử dụng rất phổ biến với 70/100 người thường xuyên sử dụng Các sản phẩm khác như giấy, hộp xốp, ống hút giấy cũng đều đạt ngưỡng trên dưới 50 lượt bình chọn Như vậy có thể thấy, những món đồ dùng một lần đóng góp một vai trò không nhỏ và không dễ thay thế trong cuộc sống của các bạn sinh viên

Trang 14

Một nửa số sinh viên tham gia khảo sát sử dụng đồ dùng 1 lần khoảng 1-2 lần/ngày, 38 bạn sử dụng 3-4 lần 1 ngày, và phần còn lại thì sử dụng trên 5 lần/ngày

Khi được hỏi về những người xung quanh, có tới 70 bạn thường xuyên thấy các bạn học xung quanh sử dụng đồ dùng một lần, 29 sinh viên thấy bạn thỉnh thoảng sử dụng và chỉ có một người không thấy bạn mình sử dụng những đồ vật này

4.1.3 Nhận thức, quan điểm về vấn đề sử dụng đồ dùng 1 lần

Trang 15

Biểu đồ cho thấy đại đa số sinh viên nhận thức được tác hại của đồ dùng một lần lên môi trường, vậy vì sao tỉ lệ sử dụng những món đồ này vẫn cao như vậy?

Lý do phổ biến nhất, chiếm tới 84% dẫn đến điều này là sự tiện lợi của những món đồ dùng một lần, bên cạnh đó, những người bán hàng cũng mặc định cung cấp những món đồ như bao nilon, ống hút nhựa, ….vì giá thành rẻ, góp phần không nhỏ dẫn đến việc tỉ lệ tiêu thụ những sản phẩm này tăng cao Ngoài ra những sản phẩm này cũng không dễ thay thế, nên mặc dù nhận thức được mối hiểm họa mà mình đang góp phần gây ra cho môi trường, nhiều người vẫn chọn

sử dụng những sản phẩm này

Trang 16

Về biện pháp để giảm thiểu tối đa sự tiêu thụ của đồ dùng một lần, khoảng ⅓ những người tham gia khảo sát đã gợi ý việc sử dụng đồ thân thiện với môi trường như các loại túi tái chế, túi phân hủy sinh học… , 19% ủng hộ việc

Trang 17

mang đồ như túi vải, bình nước từ nhà đi, 15% khuyến khích việc tái sử dụng những món đồ này khi còn có thể và 9% cho rằng nên tuyên truyền, giáo dục nhằm khơi gợi những bước đi đột phá hơn trong vấn đề này

4.2 Kết luận và giải pháp

4.2.1 Kết luận

Từ phần phân tích biểu đồ nói trên, có thể rút ra 3 kết luận chính

Đầu tiên là thói quen sử dụng đồ dùng 1 lần khá phổ biến ở Học viện Ngoại giao Đây là điều dễ hiểu bởi giá thành rẻ và tính thông dụng của chúng

Có thể nói rằng hầu hết các sinh viên đều nhận thức rất rõ và bày tỏ sự quan ngại đối với những ảnh hưởng về lâu về dài đến môi trường xuất phát từ thói quen tiêu thụ những sản phẩm này

Tuy nhiên, việc từ bỏ sự tiện lợi của những đồ vật này chắc chắn không phải là

dễ Chắc có lẽ bởi vì vậy nên mặc dù biết về tác hại của việc sử dụng những món đồ dùng một lần đó thì vẫn rất khó để từ bỏ hẳn việc sử dụng chúng Dưới đây là một vài giải pháp có thể được cân nhắc áp dụng để giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ những mặt hàng này

4.2.2 Giải pháp

Sử dụng đồ dùng tái sử dụng: Thay vì sử dụng đồ dùng một lần, hãy cân nhắc chuyển sang sử dụng các sản phẩm tái sử dụng như ly cốc tái sử dụng, túi mua sắm bền vững, ống hút bằng kim loại hoặc thủy tinh thay vì nhựa

Chọn lựa sản phẩm không đựng nhựa dùng một lần: Chọn những sản phẩm

Ngày đăng: 09/11/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w