Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận về áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 2.1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa Theo từ điểm tâm lý học thuộc Hiệp hội tâm lý Hóa Kỳ APA, áp lực đồng trang
Trang 1- -TIỂU LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI : ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TÊN NHÓM: NHÂN – QUẢ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
MÃ LỚP HỌC PHẦN: EDUC280104 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
Trang 2Danh sách thành viên
ST
T
1 Nguyễn Thị Đào (nhóm trưởng) 49.01.605.004
Trang 3Mục lục
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Nội dung 3
2.1 Cơ sở lý luận về áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 3
2.1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa 3
2.1.2 Sinh viên 4
2.1.3 Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 4
2.2 Thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 4
2.3 Nguyên nhân dẫn tới áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 5
2.3.1 Áp lực từ chính bản thân 5
2.3.2 Áp lực từ gia đình 5
2.3.3 Áp lực từ xã hội 6
2.4 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 6
2.5 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 6
2.5.1 Ảnh hưởng tích cực 7
2.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực 7
2.6 Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học 7
2.6.1 Giải pháp hướng tới bản thân sinh viên 7
Trang 42.6.2 Giải pháp hướng tới gia đình 8
2.6.3 Giải pháp hướng tới nhà trường 9
3 Kết luận 9
Tài liệu tham khảo 10
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu của con người không chỉ còn gói gọn trong những yêu cầu cơ bản của sự tồn tại, mà còn mở rộng sang việc hòa nhập xã hội và khẳng định bản thân Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã quen với việc bị cha mẹ so sánh với “con nhà người ta”, với áp lực về thành tích học tập và thứ hạng trong lớp Cùng với những biến động mạnh mẽ của xã hội, con người cũng cần có sự thay đổi để thích nghi Tuy nhiên, chính trong quá trình đó, việc đối mặt với những vấn đề stress do
sự xuất hiện của những người tài giỏi xung quanh mình là điều khó tránh khỏi
Ở các trường đại học, mỗi sinh viên đều phải đối diện với những áp lực riêng biệt, nhưng nhìn chung, tất cả đều không thể tránh khỏi một mức độ áp lực nhất định Trên con đường học tập và phát triển bản thân, sinh viên phải gánh vác nhiều
kỳ vọng từ gia đình, xã hội và cả chính mình, trong đó có cả áp lực từ sự cạnh tranh với bạn bè đồng trang lứa Áp lực này đôi khi khiến sinh viên cảm thấy hoài nghi về bản thân, cảm giác ghen tị với những người có thành tích nổi bật hơn mình, và dù ít hay nhiều, chúng đều trở thành gánh nặng vô hình đè lên sinh viên Áp lực quá lớn
Trang 5không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể gây ra những vấn đề về thể chất
Với mong muốn giúp sinh viên nhận diện rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp giải quyết khi đối mặt với loại áp lực này, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu
về đề tài: "Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên" Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sinh viên sẽ có thể tiếp tục vững bước trên con đường học tập và phát triển bản thân một cách tự tin và khỏe mạnh
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
2.1.1 Khái niệm áp lực đồng trang lứa
Theo từ điểm tâm lý học thuộc Hiệp hội tâm lý Hóa Kỳ (APA), áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là tình trạng một cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm Áp lực đồng trang lứa dẫn đến cảm giác tự ti về bản thân, khi không có/ chưa đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh (Phan Thị Hương Thắm, 2023)
Áp lực đồng trang lứa là một loại áp lực tâm lí được hình thành dựa trên việc cá nhân có những nhận thức, hành vi, cảm xúc bị ảnh hưởng bởi một nhóm cùng trang lứa nhằm đáp ứng những mong đợi, kì vọng của nhóm, được mọi người công nhận, tạo dựng địa vị trong nhóm và tránh bị cô lập, loại trừ Loại áp lực này được hình thành từ rất sớm và được biểu hiện đặc biệt nổi bật trong thời kì niên thiếu khi nhu
Trang 6cầu giao tiếp xã hội của thanh thiếu niên phát triển mạnh (Tạp chí Giáo dục (2023), 23(24), 36-40)
2.1.2 Sinh viên
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức, lao động kỹ thuật cao của đất nước Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên sinh viên luôn luôn là lực lượng năng động và sáng tạo và là nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã hội Sinh viên phần lớn ở vào tuổi 18 – 25 với những đặc điểm tâm lý, xã hội đặc trưng cho lứa tuổi này (Nguyễn Ánh Hồng, 2002)
2.1.3 Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) ở sinh viên đại học đó là việc đứng trước những thành công rực rỡ của bạn bè đồng trang lứa, chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái tự ti, hoài nghi bản thân Cảm giác thua kém xâm chiếm tâm trí, khiến ta đánh giá thấp những giá trị mà mình đã đạt được Áp lực đồng trang lứa của sinh viên đại học là một dạng áp lực tâm lý mà sinh viên phải đối mặt với những kỳ vọng từ gia đình, xã hội, và cả từ chính bản thân mình Áp lực này xuất phát từ việc so sánh bản thân với những người xung quanh, từ việc cố gắng đạt được những thành tích cao trong học tập hoặc muốn được công nhận và hòa nhập vào một nhóm bạn bè hoặc cạnh tranh trong học tập với nhau về thành tích học tập, phong cách cá nhân, cách sống hoặc tham gia các hoạt động xã hội, từ đó dẫn đến tự ti về ngoại hình, khả năng giao tiếp, thành tích học tập,… Sinh viên hiện nay chịu áp lực này đang dần
Trang 7mất đi niềm tin, thu mình lại trước các mối quan hệ xã hội và bỏ lỡ cơ hội tỏa sáng với tiềm năng của bản thân
2.2 Thực trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
Áp lực đồng trang lứa là một vấn đề nhức nhối trong xã hội được trên thế giới quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu chủ yếu là áp lực trong học tập, cuộc sống của sinh viên các lứa tuổi và tìm ra hướng giải quyết các vấn đề này Tuy nhiên, nếu áp lực này kéo dài và gia tăng đáng kể lại có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và các mối quan hệ của sinh viên Đặc biệt là với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay Vấn đề này được thể hiện qua khảo sát như sau:
Trên thế giới, khảo sát của Parent for Future (mạng lưới các nhà hoạt động vì trẻ
em và cha mẹ) cho thấy chỉ 10% trong 860 người tham gia khảo sát cho biết rằng bản thân không bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa Chứng tỏ cho thấy là một con số quá ít ỏi, người trẻ hiện tại đang gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần Ước lượng cho rằng cứ 6 người trẻ thì sẽ có 1 người hiện đang mắc chứng bệnh “rối loạn lo âu” và thậm chí 37% thành viên thế hệ Gen Z đa số là sinh viên cho biết rằng đã gặp và làm việc với bác sĩ tâm thần Đây là tỉ lệ rất cao từ trước tới nay, chứng minh rằng peer pressure ảnh hưởng tới đông đảo mọi người và dần dần trở thành một căn bệnh xã hội mới
Khảo sát đã thực hiện một bảng với số lượng 300 bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z trên địa bàn Hà Nội của báo Sóng trẻ(2023) Qua cuộc khảo sát cho thấy, áp lực đồng trang lứa không còn là vấn đề xa lạ đối với giới trẻ đặc biệt là thế hệ sinh viên hiện
Trang 8nay, trong 10 người thì có đến 8 người biết tới Peer Pressure và đều nằm trong độ tuổi từ 16 - 21 Con số này cho thấy giới trẻ hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên
vô cùng quan tâm đến các vấn đề tâm lý cũng như áp lực đồng trang lứa Có đến 65,9% số người khẳng định áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân người mắc phải, 19,3% xuất phát từ gia đình, 11,5% xuất phát từ xã hội và còn lại là các yếu tố khác tác động Mọi thế hệ đều có thể mắc hội chứng này nhưng nhóm thế hệ Gen Z cụ thể là sinh viên chiếm số lượng áp đảo với hơn 85%
Khảo sát cũng cho biết, có rất nhiều các bạn trẻ đã và đang mắc hội chứng áp lực đồng trang lứa Họ nói về biểu hiện của hội chứng này là luôn cảm thấy tự ti, so sánh bản thân với người khác Bên cạnh đó hội chứng áp lực đồng trang lứa còn có một số biểu hiện khác như luôn cảm thấy buồn chán, tự ti trước đám đông, suy nghĩ tiêu cực, thấy ghen tị, khó chịu với thành quả của người khác, Có thể thấy, sức khỏe tinh thần của Gen Z cũng như thủy tinh, họ là những đứa trẻ có tâm hồn mỏng manh, dễ tổn thương Những tầm hồn ấy đang bị hao hụt theo mức độ phát triển của
xã hội và khoa học – công nghệ Thông qua các cuộc khảo sát ta có thể thấy rằng tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên đang có xu hướng ngày càng gia tăng với sự phát triển của xã hội Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp, phương hướng phù hợp để khắc phục vấn đề này
2.3 Nguyên nhân dẫn tới áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
2.3.1 Áp lực từ chính bản thân
Sinh viên thường có xu hướng so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt khi thấy mình thua kém về học tập, công việc, hoặc các kỹ năng xã hội Sự
Trang 9khao khát đạt được chuẩn mực của nhóm và nỗi sợ bị cô lập hoặc xem là không giỏi giang thường dẫn đến tình trạng tự ti và lo lắng, thúc đẩy tâm lý chạy theo thành tích
2.3.2 Áp lực từ gia đình
Gia đình thường có những kỳ vọng nhất định về thành tích học tập hoặc nghề nghiệp, từ đó gây áp lực lớn lên sinh viên Các bậc phụ huynh có xu hướng so sánh con cái mình với bạn bè cùng trang lứa của con, hy vọng rằng con cái sẽ đạt được thành tích nhất định, dẫn đến căng thẳng trong việc đáp ứng kỳ vọng gia đình
2.3.3 Áp lực từ xã hội
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, sinh viên phải đối mặt với nhiều tiêu chuẩn và sự đánh giá từ xã hội Việc tiếp cận với mạng xã hội và truyền thông càng làm tăng thêm áp lực, khi các hình ảnh về sự thành công của bạn
bè dễ khiến sinh viên cảm thấy bị bỏ lại phía sau nếu không đạt được các thành tựu tương tự
2.4 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
Về mặt cảm xúc, sinh viên thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tự ti cho rằng mình không đủ giỏi, không đáp ứng được kỳ vọng của mọi người xung quanh Luôn
so sánh bản thân với người khác, đặc biệt là những người có thành tích cao hơn, tốt hơn Từ đó, cảm thấy buồn bã, mất hứng thú với mọi thứ, tự cô lập bản thân Do áp lực quá lớn, sinh viên có thể trở nên dễ cáu gắt, khó chịu với mọi người xung quanh Lâu dài những áp lực ấy sẽ thậm chí khiến bản thân sinh viên bị trầm cảm trầm trọng
Trang 10Về mặt hành vi, sinh viên có xu hướng thay đổi bản thân để phù với bạn bè đồng trang lứa và mọi người xung quanh dù điều đó có đi ngược lại với sở thích và quan điểm cá nhân Thay đổi thói quen sống, bỏ bê việc học tập, lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ) để giải tỏa căng thẳng và tránh giao tiếp với bạn bè và gia đình để tránh so sánh và cảm thấy áp lực Tìm kiếm sự hoàn hảo, luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất trong mọi việc, dẫn đến việc đặt quá nhiều áp lực lên bản thân
Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến quá trình học tập của sinh viên Do quá lo lắng, căng thẳng họ có thể đặt ra những mục tiêu kỳ vọng cao hơn năng lực của bản thân để không bị bạn bè xem thường Điều này dẫn đến họ có những hành vi như việc học tập quá mức, bỏ qua việc nghỉ ngơi, gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và giảm hiệu quả học tập nhanh chóng Không chỉ vậy, họ thường xuyên so sánh thành tích của mình với người khác dần khiến bản thân sinh viên cảm thấy chán nản, mất động lực và bỏ cuộc
Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học là một vấn đề phức tạp và đa chiều, ảnh hưởng đến nhiều khía trong bản thân sinh viên, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và học tập của mỗi cá nhân Vì vậy để vượt qua áp lực này, sinh viên cần xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và nhận thức rõ về giá trị bản thân
2.5 Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
Những vấn đề trong cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại hai mặt: Tích cực và tiêu cực Áp lực đồng trang lứa cũng có hai mặt ảnh hưởng như thế:
Trang 112.5.1 Ảnh hưởng tích cực
Áp lực đồng trang lứa tạo nguồn động lực thúc đẩy sự cố gắng và phấn đấu của sinh viên trong quá trình học tập và trau dồi bản thân Giúp sinh viên đặt ra mục tiêu
rõ ràng và cụ thể hơn Phát triển tư duy, năng lực và các kỹ năng cần có như khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc trong quá trình học tập giúp cải thiện thành tích học tập Việc chịu áp lực thôi thúc sinh viên không ngừng cố gắng học hỏi và tìm tòi Từ đó, giúp cho sinh viên mở rộng các mối quan
hệ xung quanh Nó còn giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách, xây dựng tính quyết đoán và khả năng thích nghi trong mọi tình huống Giúp sinh viên trở thành người có trách nhiệm với những việc làm của bản thân, những quyết định mà mình đưa ra Áp lực trang lứa cũng chính là điều kiện để sinh viên được cạnh tranh một cách lành mạnh trong suốt quá trình học tập và theo đuổi tương lai của chính mình
2.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Áp lực đồng trang lứa là một trong những vấn đề không tránh khỏi của sinh viên Đại học, nó ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên Gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại trong sức khỏe tinh thần của mỗi sinh viên Các vấn đề thường gặp như trầm cảm,
lo âu, căng thẳng, stress, mất ngủ, overthinking… Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, vì nếu sinh viên quá đặt nặng vấn đề so sánh thành tích với các bạn xung quanh sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, mất sức nghiêm trọng Bên cạnh đó, áp lực đồng trang lứa còn ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập Thành tích học tập không có hiệu quả hoặc hiệu quả không cao là do sinh viên bị phân tâm bởi
Trang 12những áp lực khác thay vì tập trung vào việc học và trau dồi kiến thức Không những thế, nó còn làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh Áp lực đồng trang lứa diễn ra gây nhiều mâu thuẫn và sự tị nạnh giữa các sinh viên Vì mỗi sinh viên là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ và quan điểm khác nhau Điều đó chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ
2.6 Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Đại học
2.6.1 Giải pháp hướng tới bản thân sinh viên
Để đối phó với áp lực từ bạn bè cùng trang lứa, điều đầu tiên mà mỗi người trẻ chúng ta cần làm đó là phải hiểu rõ được chính mình Việc nhận diện được giá trị,
sở thích và mục tiêu cá nhân sẽ giúp chúng ta sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, không bị cuốn theo những xu hướng hay tiêu chuẩn xã hội Khi đó chúng
ta sẽ dễ dàng xác định được những mục tiêu thực tế, khả thi, từ đó giảm thiểu áp lực không đáng có từ những kỳ vọng sai lầm hay không thực tế Để bạn có những suy nghĩ tích cực hơn, bạn không nên so sánh bạn với người khác vì mỗi người chúng ta đều có một xuất phát điểm và điều kiện phát triển là khác nhau Bạn nên tôn trọng bản thân mình, có sự tin tưởng vào bản thân, nên khen chính bản thân mình khi mà bạn làm được gì đó dù nó nhỏ hay lớn Điều đó sẽ giúp bạn có được sự nỗ lực tốt hơn trên con đường mình đi
Bên cạnh đó, việc quản lý thời gian hợp lý cũng là yếu tố không thể thiếu để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống Người trẻ cần phân bổ thời gian hợp lý giữa công việc học tập, giải trí và nghỉ ngơi Để làm được điều này chúng ta cũng cần rèn