“Theo khoản 1 Điều 77 Luật Hải Quan 2014, kiểm tra sau thôngquan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơhải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác,tài l
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát về kiểm tra sau thông quan
2.1.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan.
“Theo khoản 1 Điều 77 Luật Hải Quan 2014, kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.”
2.1.2 Đặc điểm kiểm tra sau thông quan.
“Địa điểm và thời gian thực hiện kiểm tra sau thông quan: Theo điều 79 và điều 80 Luật Hải Quan 2014, kiểm tra sau thông quan có thể được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan và trụ sở người khai hải quan Trong đó, trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa Đối với việc kiểm tra sau thông quan, thời hạn kiểm tra thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (Khoản 3 Điều 77 Luật Hải Quan 2014)
Phạm vi kiểm tra sau thông quan: Cơ quan sẽ kiểm tra tất cả các chứng từ trong thời gian 05 năm về trước kể từ ngày ghi trên quyết định kiểm tra sau thông quan Bên cạnh đó, nếu như không đủ căn cứ để đưa ra các con số cụ thể, cơ quan hải quan có thể yêu cầu các chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 05 năm.
Nội dung kiểm tra sau thông quan: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung về chứng từ của bộ phận kế toán, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kho, sản xuất cùng một số nội dung có trên quyết định kiểm tra sau thông quan.”
2.1.3 Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan phải thực hiện đúng với quy định của pháp luật; đảm bảo sự khách quan, chính xác và không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các đơn vị được kiểm tra.
“Theo Điều 78 của Luật Hải quan 2014, các trường hợp KTSTQ bao gồm:
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan
Các biểu hiện vi phạm ở đây bao gồm những dấu hiệu như thất thu thuế hoặc khai sai trị giá hàng hóa góp vốn đầu tư (nộp thiếu thuế, gian lận, trốn thuế, lợi dụng ưu đãi miễn thuế, hoàn thuế, xuất xứ, khai tăng trị giá máy móc, thiết bị để tăng tỷ lệ góp vốn đầu tư…) Ngoài ra, các dấu hiệu liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu không đúng quy định, trái phép hàng hóa(xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm, hàng XNK có điều kiện nhưng chưa có đủ điều kiện đó…) Dấu hiệu bao gồm dấu hiệu cụ thể của một đối tượng cụ thể, của nhóm đối tượng nhưng chưa xác định được tên đối tượng cụ thể (ví dụ: các doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô 5 chỗ ngồi…), hoặc chỉ là vấn đề đang nổi cộm (ví dụ: hiện tượng khai tỷ lệ chiết khấu giá do mua lượng hàng lớn, nhưng thực hiện bằng nhiều hợp đồng…).”
Các quyết định về KTSTQ đối với các đơn vị trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình được ký Cục trưởng Cục Hải Quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định KTSTQ đối với các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ký bởi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thông tin đến các bên liên quan bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về quyết định kiểm tra sau thông quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
2.1.4 Mục tiêu của kiểm tra sau thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện với mục đích đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ và hồ sơ do người khai hải quan khai và nộp cho cơ quan hải quan, nhằm để đánh giá vấn đề tuân thủ pháp luật hải quan, các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu của người khai hải quan.
Có thể hiểu, mục đích của việc hậu kiểm là để kiểm tra sự chấp hành, tuân thủ luật hải quan, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…để ngăn chặn các hành vi như gian lận, trốn thuế trong quá trình xuất nhập khẩu.
2.1.5 Điểm khác giữa kiểm tra sau thông quan và kiểm tra thông quan.
Kiểm tra sau thông quan
Mục đích Đánh giá mức độ chính xác của các chứng từ, hồ sơ hải quan, tính trung thực của người khai hải quan Bên cạnh đó, đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các luật liên quan đến việc thực hiện quản lý hải quan, xuất nhập khẩu Để kiểm tra tính chính xác, hợp lệ đối với các yêu cầu về thông tin, hồ sơ và hàng hóa nhằm thông quan hàng hóa Vì theo Khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan
20214, thông quan được hiểu là việc hoàn tất các thủ tục hải quan để hàng hóa được xuất nhập khẩu hoặc đặt đặt dưới chế chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác. Đối tượn g kiểm tra
Hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán và các chứng từ khác , tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa;
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực
Các hàng hóa xuất nhập khẩu, hồ sơ hải quan, bộ chứng từ hàng hóa và hàng hóa thực tế;Khi hàng hóa có trong danh sách kiểm tra chuyên ngành thì việc kiểm tra là bắt buộc. hiện trong các trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu cần thiết)
Kiểm tra hồ sơ hải quan, bộ chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa
Trình tự, thủ tục Được quy định tại Điều 77 Luật Hải quan
2014 Được quy định tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP
Tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan
2.2.1 Đối tượng kiểm tra sau thông quan.
“Theo thông tư 38 - Bộ Tài Chính thì đối tượng kiểm tra sau thông quan là:
Các công ty Xuất Nhập Khẩu (chủ hàng).
Các đại lý khai thuê/ môi giới hải quan: nắm giữ các chứng từ thương mại hải quan, các thông tin khác về hàng hoá và trị giá.
Các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác: nắm giữ các thông tin giao dịch trước khi thực hiện hợp đồng thương mại.
Các doanh nghiệp kho vận ngoại thương: nắm giữ các chứng vận chuyển hàng hoá, số lượng bản chất, chủng loại đơn giá, tổng trị giá hàng hoá.
Các hãng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu: phát hành và lưu giữ chứng từ vận chuyển, hành trình của con tàu, cước phí vận tải (để xác định trị giá hải quan và xuất xứ hàng hoá), biên bản hải sự, báo cáo tổn hại hàng hóa (để xem xét trường hợp tổn thất trị giá thương mại của hàng hoá - một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giảm thuế thường bị lạm dụng).
Các hãng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: nắm giữ các chứng từ bảo hiểm, phi bảo hiểm (một yếu tố cấu thành của trị giá hàng quan) và các chứng từ khác (Trị giá cần bảo hiểm – Insurable Value, Số tiền bảo hiểm – Amount Insued ) để xác định trị giá hải quan, mối quan hệ thương tác về thời gian ghi trên chứng từ bảo hiểm với thời gian ghi trên các chứng từ khác có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiệp vụ xét đoán chứng từ.
Các ngân hàng thương mại: nắm giữ các chứng từ ghi nhận số tiền thực tế đã chuyển trả cho người xuất khẩu, tiền bán hàng xuất khẩu trên thị trường nội địa để từ đó có thể phân tích tìm ra trị giá hải quan và các thông tin khác.
Cơ quan thuế nội địa: nắm giữ các thông tin về giá bán hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, thuế giá trị gia tăng đầu vào - đầu ra, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp giúp cho việc phân tích xác định trị giá hải quan.
Người mua hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa: giá thực tế đã mua hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa; từ đó phân tích để tìm ra giá nhập khẩu, chủng loại xuất xứ của hàng hoá thực tế đã mua để đối soát với những thông tin này trên hồ sơ hải quan.
Các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa,
Theo luật pháp của nhiều nước thì các đối tượng có liên quan trực tiếp đến thương mại quốc tế (người nhập khẩu/người ủy thác) là đối tượng trực tiếp của kiểm tra sau thông qua, các đối tượng khác có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ và cung cấp các thông tin cần thiết khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải quan, đối tượng kiểm tra là:
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, đối tượng kiểm tra là:
Sổ kế toán, chứng từ kế toán
Các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.”
2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan.
Phạm vi: kiểm tra tất cả chứng từ sổ sách trong vòng 5 năm trở về trước, tính từ ngày trên Quyết định KTSTQ (Thậm chí Hải Quan còn yêu cầu chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm nếu như không đủ căn cứ để đưa ra con số cụ thể).
Nội dung kiểm tra: Theo khoản 1 Điều 77 Luật Hải quan
2014: danh sách hồ sơ hải quan, chứng từ bộ phận kế toán, sổ kế toán, tài liệu, dữ liệu, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa và hàng hóa thực tế.
Hậu kiểm có thể được thực thi khi hàng hóa thuộc các trường hợp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Vì quy trình hậu kiểm khá phức tạp, yêu cầu nhiều hồ sơ pháp lý cùng với sự tham gia của nhiều bên liên quan, và nhóm công chức cần phải cân nhắc xác định đối tượng và đưa ra quyết định kiểm tra nên việc hậu kiểm được thực thi khi thực sự trường hợp đó có dấu hiệu vi phạm, không thực hiện hậu kiểm nhiều lần để tránh tốn thời gian.
Quy trình và hồ sơ kiểm tra sau thông quan
2.3.1 Quy trình tổ chức kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan.
“Quy trình kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam không được ấn định cụ thể theo một khuôn mẫu, mà thay vào đó sẽ có sự khác nhau tại các khu vực, Cục, Chi cục trên cả nước Chung quy, sự khác biệt đó là không đáng kể Sau khi tham khảo từ “Quyết định 1410/QĐ-TCHQ 2015 ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan”, chúng tôi cơ cấu quy trình thành 5 bước chính như sau:
Bước 1 Thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan
Nguồn thông tin được dùng để thu thập đến từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan Chẳng hạn như hệ thống thông tin VCIS, V5,
RM, QLVP14, E- manifest Kết hợp với các bên hệ thống thông tin và quản lý rủi ro, nghĩa vụ thuế của đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Ở khâu này, người có thẩm quyền kiểm tra thường đảm nhiệm những chức vụ được liệt kê sau: Tổng cục trưởng TC Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan Người có thẩm quyền được phép ký văn bản đề nghị người khai hải quan phối hợp cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho mục đích công tác Đồng thời, thời hạn để cán bộ hải quan phân tích và lập báo cáo thu thập kết quả là sau 3 ngày làm việc (Kể từ ngày kết thúc thu thập)
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải nêu rõ: “Thông tin cung cấp cho cơ quan hải quan được gửi qua đường bưu điện hoặc giao trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp thông tin…”, cụ thể:
Nội dung cung cấp: người khai hải quan phải cung cấp cho cơ quan hải quan bao gồm các loại giấy tờ hồ sơ, chứng từ, thông tin, tài liệu, dữ liệu trong thời hạn cung cấp được yêu cầu.
Hình thức cung cấp: Thông tin do người khai hải quan cung cấp dưới dạng văn bản (bản cứng) hoặc ở dạng dữ liệu điện tử (bản mềm).
Bước 2: Xác định các đối tượng, đưa ra quyết định kiểm tra
Công chức/nhóm công chức tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra trên cơ sở kết quả thu thập, phân tích thông tin theo hướng dẫn của luật hoặc theo chỉ thị cấp trên Trên cơ sở nhóm hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm, nhóm người khai hải quan có rủi ro cao thì công chức thực hiện việc tiếp quản hồ sơ có thể lựa chọn để đề xuất kiểm tra (trừ các hồ sơ được chính Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định)
Người có thẩm quyền ký quyết định ban hành kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC Sau khi tiến hành xem xét đề xuất của công chức đề nghị kiểm tra về các đối tượng thông quan có dấu hiệu vi phạm, rủi ro, người có thẩm quyền sẽ lên kế hoạch để phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 2 người).
Bước 3: Thực hiện kiểm tra
Căn cứ vào Quyết định kiểm tra đã được người có thẩm quyền phê chuẩn, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ tiến hành họp đoàn kiểm tra, sau đó phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết Những hạng mục liên đới bao gồm:
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra;
Dự kiến những công việc phải làm;
Thông tin liên lạc, kế hoạch hậu cần.
Dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống;
Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ tại phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan.
Người công bố quyết định kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan cùng ký vào Biên bản công bố (người khai hải quan đồng thời đóng dấu trên Biên bản công bố).
Bước 4 Xử lý công việc liên quan đến kết quả kiểm tra
Cụ thể, các cán bộ Hải quan cần thực hiện những công việc sau
Thứ nhất, quyết định việc ấn định thuế Quy định chiếu theo
Luật Quản lý thuế, Luật hải quan và các bộ luật hiện hành có liên quan Cán bộ hải quan sẽ thông tin đến người khai hải quan số thuế dự kiến ấn định để người khai chuẩn bị tiền nộp Hành vi này mang tính cưỡng chế nếu người khai quan không nộp tiền thuế đã ấn định.
Thứ hai, xử phạt quy định hành chính đối với người khai quan
Thứ ba, giải quyết khiếu nại (nếu có) Quy định giải quyết khiếu nại được căn cứ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cùng với các văn bản hướng dẫn có liên quan, được hướng dẫn giải quyết bởi Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan (Theo điều 14 -Quyết định 1410/QĐ-TCHQ 2015 ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan) Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình khiếu nại, người có thẩm quyền phải giao cho bộ phận (độc lập với đoàn kiểm tra ban đầu) thực hiện tham mưu, xử lý khiếu nại
Thứ tư, tham gia giải quyết tố tụng hành chính Quy trình xử lý tuân theo bộ luật Tố tụng hành chính cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan, diễn ra tại Tòa án trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
Doanh nghiệp và các cá nhân thực hiện thủ tục sau thông quan cần chấp hành, tuân thủ các yêu cầu, cung cấp thông tin cần thiết để cán bộ hải quan xử lý nghiệp vụ Trong trường hợp quá trình thông quan diễn ra thiếu minh bạch, phát hiện hành vi mua chuộc, hối lộ, trái quy định pháp luật, gây thiệt thòi cho bên người khai quan, người khai có thể làm đơn tố tụng, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình
Bước 5: Thực hiện công tác theo dõi, lập báo cáo, phản hồi, cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ
Tại “Thông báo kết quả kiểm tra”, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sẽ yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai bổ sung. Bước này được thực hiện tại nơi đăng ký tờ khai
Việc báo cáo thực hiện theo các quy định dưới đây, trường hợp Tổng cục Hải quan hoàn thiện phần mềm hỗ trợ kiểm tra sau thông quan thì việc báo cáo thực hiện qua hệ thống phần mềm.
Hệ thống báo cáo này như là 01 kênh phản hồi thông tin cho hệ thống kiểm tra sau thông quan trên toàn quốc.
Kinh nghiệm tổ chức kiểm tra sau thông quan của một số nước trên thế giới
2.4.1 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản.
Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan Hải quan hiện đại bậc nhất trên thế giới Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Hải quan của quốc gia này, Hải quan được chia làm 9 vùng hoạt động trên toàn lãnh thổ Nhật Bản Ngoại trừ Okinawa, mỗi vùng như thế đều có 4 vụ, trong đó bộ phận kiểm tra sau thông quan trực thuộc Vụ Kiểm tra sau nhập khẩu và kiểm soát hải quan vùng, gồm có 3 phòng:
Phòng Kiểm soát: đảm nhiệm việc điều chỉnh và trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức cho tất cả các đơn vị có liên quan trong khâu kiểm tra sau thông quan.
Phòng Kiểm tra tại doanh nghiệp: tiến hành kiểm toán cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng Thông tin: tiến hành thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho PhòngKiểm tra thực hiện việc kiểm toán tại doanh nghiệp hướng tới kết quả cuối cùng chính xác nhất.
Về quy trình kiểm tra sau thông quan, thủ tục kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản được chia làm 5 bước:
Bước 1: Kiểm tra dữ liệu
Bước 2: Lựa chọn và lập kế hoạch về kiểm toán tại doanh nghiệp
Bước 3: Tiền kiểm toán (tiến hành khâu chuẩn bị cho việc kiểm toán tại doanh nghiệp)
Bước 4: Kiểm toán tại doanh nghiệp: được thực hiện theo hai cách: phỏng vấn và kiểm tra chứng từ Đối tượng chính trong phỏng vấn là người nhập khẩu và những người nhận hàng nhập khẩu (người nhập khẩu thực tế) và đối tượng phụ là đại lý hải quan, đại lý kho bãi, người vận chuyển, người mua sau nhập khẩu, công ty con, và những người có liên quan khác…
Bước 5: Thủ tục sau khi kiểm toán tại doanh nghiệp.
Trong quá trình thông quan, Hải quan Nhật Bản sử dụng hệ thống thông quan tự động Điều này giúp xây dựng một cơ sở dữ liệu chung cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cơ quan hải quan, doanh nghiệp và các bên thứ ba có quyền truy cập không giới hạn Hệ thống này, cùng với các thông tin thu thập và tích hợp được từ các bộ phận khác như cục thuế, bộ phận điều tra, … tạo ra một nền tảng chuẩn cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho công việc này Việc chọn lựa đối tượng để kiểm tra sau thông quan này được thực hiện thông qua hệ thống tự động, hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại, kết hợp với một hệ thống các tiêu chí quản lý rủi ro đầy đủ và chi tiết.
Do đó, điểm nổi bật và hiệu quả nhất của Hải quan Nhật Bản chính là hệ thống quản lý rủi ro của họ, được xây dựng trên một nền tảng công nghệ thông tin tối ưu Bên cạnh đó, Hải quan Nhật Bản cũng được trao một số quyền hạn trong việc điều tra và xác minh Họ cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề kiểm toán nghiệp vụ, đây được xem như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của khâu kiểm tra sau thông quan.
2.4.2 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Mỹ.
Quy trình tổ chức kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan Mỹ được tiến hành thông qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Doanh nghiệp tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của chính mình có phù hợp, tuân thủ theo những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hay không.
Trường hợp bản tự đánh giá của doanh nghiệp được xác nhận là hợp lệ và được cơ quan hải quan chấp nhận thì quá trình kiểm tra sau thông quan sẽ kết thúc ngay lập tức mà không cần chuyển sang giai đoạn thứ hai này.
Tuy nhiên, nếu cơ quan hải quan phát hiện ra sự khác biệt,chưa trùng khớp giữa bản tự đánh giá về hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp với những thông tin và cơ sở dữ liệu mà cơ quan hải quan đã thu thập được thì bản tự đánh giá của doanh nghiệp sẽ không được chấp nhận Trong trường hợp này, việc kiểm tra sau thông quan đối với
Giai đoạn 3: Khi giai đoạn hai hoàn tất, cơ quan hải quan sẽ cung cấp các lời khuyên nhằm hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp để cải tiến và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ Đồng thời, dựa trên việc tự đánh giá từ ban đầu, cơ quan hải quan cũng có cơ sở để đánh giá lại khả năng tuân thủ và sự sẵn lòng tuân thủ của các doanh nghiệp khi họ thực hiện các biện pháp cải tiến đó.
Từ đó thấy được rằng, điểm đặc biệt của mô hình quản lý kiểm tra sau thông quan của Mỹ là việc cho phép các doanh nghiệp tự khai báo, tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm về thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu mà họ đã khai báo với cơ quan hải quan theo các quy định của chính phủ Việc tiến hành kiểm tra sau thông quan dựa trên sự tự giác tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp không chỉ giúp cơ quan hải quan tiết kiệm nguồn lực tối đa mà vẫn đảm bảo quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện.
2.4.3 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc.
Mô hình kiểm tra sau thông quan này của Trung Quốc đã được áp dụng kể từ năm 1994.
Trung Quốc hiện đang chia lãnh thổ của mình thành các cơ quan Hải quan vùng để quản lý, mô hình này khá phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tổ chức kiểm tra sau thông quan củaWCO Cụ thể, Cục Điều tra thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc đảm nhận trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sau thông quan, bao gồm hai bộ phận chính:
Bộ phận Điều tra thương mại
Mô hình kiểm tra sau thông quan đặc thù của Trung Quốc dựa trên việc phân tích rủi ro hải quan, sử dụng kiểm toán và quản lý doanh nghiệp như các công cụ, và nhằm mục tiêu điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hải quan Trung Quốc tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch được đồng thuận đề ra hoặc dựa trên dấu hiệu vi phạm của một cá nhân, tổ chức trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý rủi ro để chọn lựa các đối tượng kiểm tra sau thông quan Quá trình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Trung Quốc được tiến hành thông qua một quy trình gồm bốn bước:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra.
Bước 3: Xử lý hồ sơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả kiểm tra.
Trong đó, hệ thống sàng lọc và tiến hành chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan của Hải quan Trung Quốc hoạt động theo các phương thức:
Kết hợp đồng thời phân tích rủi ro và kiểm tra sau thông quan.
Kết hợp đồng thời các dịp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Kết hợp trong việc kiểm tra và thi hành nội quy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hải quan Trung Quốc còn có một đặc điểm đáng chú ý: Quốc quan cho phép lượng lượng cảnh sát hải quan có thẩm quyền rất mạnh, có thể tiến hành bắt giữ, thẩm tra, nhằm cung cấp thông tin vô cùng phong phú và hiệu quả cho hệ thống kiểm tra sau thông quan Đồng thời, sự phát triển không đồng đều do khía cạnh địa lý trải rộng cũng khiến cho việc quản lý tổng thể trở nên khó khăn hơn Đây cũng là một bài học kinh nghiệm về việc tổ chức bộ máy sao cho phù hợp và hiệu quả với đặc điểm quốc gia.
2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.
Tình hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của hải
3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành nghiệp vụ.
“Ngày 10/2/2003, Cục Kiểm tra sau thông quan chính thức được thành lập bởi Quyết định số 16/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Những ngày đầu thành lập, đơn vị này đối mặt với nhiều thử thách KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ mới nên quy định pháp luật còn đơn giản; cơ sở vật chất thiếu thốn; tổ chức bộ máy, lực lượng mỏng; quyết tâm chính trị chuyển từ “tiền kiểm” sang
“hậu kiểm” trong công tác quản lý nhà nước về hải quan còn chưa thực sự mạnh mẽ.
Giai đoạn đầu, đơn vị tập trung thiết lập nền móng, củng cố nền tảng pháp lý Tiêu biểu là Cục đã tham mưu Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 568/CT-TCHQ về tăng cường công tác KTSTQ Bên cạnh đó, Quyết định 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt chiến lược Phát triển Hải quan đến năm 2020” đã nêu rõ mục tiêu đến năm
2020, “hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh” Luật Hải quan (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày1/1/2015 cũng đề cập đến việc đẩy mạnh phương thức quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm là điểm quan trọng mới. Ngày 19/11/2019, Cục tham mưu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 7180/CT-TCHQ về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc
Xu hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là một tất yếu trong hiện đại hóa quản lý hải quan Việt Nam, giúp cơ quan hải quan nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường tính minh bạch và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn.
Tăng cường hiệu quả quản lý: Đẩy mạnh công tác hậu kiểm giúp cơ quan hải quan phát hiện và xử lý vi phạm một cách hiệu quả hơn Khi hàng hóa đã được thông quan, hải quan có thể có thêm thời gian và thông tin để đánh giá tính xác thực của hồ sơ và thực tế hàng hóa, giúp giảm thiểu khả năng vi phạm bị bỏ sót.
Tăng cường tính minh bạch: Doanh nghiệp sẽ có khả năng tuân thủ pháp luật hơn khi biết hàng hóa của mình sẽ được kiểm tra sau thông quan, giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và trốn thuế.
Tăng cường tính hiệu quả của nguồn lực: Công tác hậu kiểm có thể giúp hải quan sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả bằng việc tập trung vào các lô hàng có nguy cơ vi phạm cao hơn Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả hải quan và doanh nghiệp.
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng những nỗ lực của đội ngũ cán bộ công chức, Cục KTSTQ đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt,củng cố vai trò là trụ cột trong công tác quản lý hải quan hiện đại, đóng góp vào bề dày thành tích của Hải quan Việt Nam. Chặng đường 20 năm có thể không là gì so với thời gian 80 năm của ngành Hải Quan nhưng đủ để cho thấy sự trưởng thành trong công tác KTSTQ, xây dựng lực lượng KTSTQ “Cải cách -
Kỷ cương - Văn Minh - Chuyên nghiệp” Những thành tựu đạt được trong 20 năm qua giúp ta tin rằng Cục KTSTQ sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển, đáp ứng nhiệm vụ của Ngành trong thời kỳ mới.”
3.1.2 Tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan với các doanh nghiệp.
“Kể từ năm 2019, Cục KTSTQ đã chủ động đổi mới phương pháp và cách thức làm việc, xây dựng lực lượng để phù hợp với Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 Trong Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Cục đã ban hành Nghị quyết với đường lối thực hiện “Cải cách - Kỷ cương - Văn Minh - Chuyên nghiệp” cũng như đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện trong toàn Cục.
Công tác KTSTQ xây dựng kế hoạch định hướng trên 4 nội dung chính như sau:
Kiểm tra mã số đối với các mặt hàng rủi ro cao.
Kiểm tra về trị giá đối với các mặt hàng có giá trị cao/ thuế suất cao như khoáng sản, hàng tiêu dùng,
Kiểm tra về chính sách thương mại (gồm 2 nội dung là hàng miễn thuế và 17 hiệp định thương mại tự do).
Đổi mới công tác KTSTQ đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu. Đôi nét về tình hình KTSTQ giai đoạn 2016-2022:
Giai đoạn 2016 - 2019, công tác KTSTQ được tăng cường mạnh mẽ, nhất là từ khi có Chỉ thị số 568/CT-TCHQ về tăng cường hoạt động KTSTQ và Chỉ thị số 7180/CT- TCHQ về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc Nhìn chung, kết quả KTSTQ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn này cả về số cuộc KTSTQ và số thu vào NSNN.
Trong 3 năm 2017-2019, tuy số cuộc KTSTQ giảm dần nhưng số thuế thực thu vào NSNN vẫn tương đối ổn định, nghĩa là hoạt động KTSTQ đã có bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng Điều này cũng cho thấy ngành hải quan đang từng bước chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại Xu hướng này không chỉ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách mà còn góp phần cắt giảm chi phí và thời gian trong quá trình thông quan cũng như thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại.
Trong 2 năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã gây ra tác động tiêu cực tới hoạt động KTSTQ Tổng cục đã chỉ đạo tạm dừng, hoãn các cuộc KTSTQ trong kế hoạch (bao gồm KTSTQ đánh giá tuân thủ và KTSTQ theo dấu hiệu rủi ro vào thời điểm cuối năm) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tập trung giải quyết khủng hoảng cũng như duy trì hoạt động kinh doanh.
Năm 2022, nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh trong công tác quản lý, Tổng cục Hải quan đã quyết liệt triển khai các chuyên đề, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong công tác KTSTQ Tiêu biểu là triển khai thực hiện Chỉ thị 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 “về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022”.”
Đánh giá hoạt động kiểm tra sau thông quan của hải quan Việt Nam
3.2.1 Kết quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan.
Cơ chế quản lý hải quan chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm vừa tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nhưng cũng bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Khi Luật Hải quan năm 2014 được ban hành, hệ thống pháp luật về công tác KTSTQ ngày càng được hoàn thiện; cơ cấu tổ chức, lực lượng cán bộ công chức được củng cố đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất trong hoạt động “hậu kiểm” của Cục KTSTQ Trong giai đoạn 2014-2019, đơn vị đã thực hiện 832 cuộc kiểm tra, thu nộp NSNN hơn 4160 tỷ đồng
Cục KTSTQ đã chủ trì thực hiện một số chuyên đề kiểm tra lớn, gây ấn tượng cả trong và ngoài ngành Chuyên đề nổi bật phải kể đến là “Chuyên đề đấu tranh với gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp” vào năm 2020 Qua kiểm tra, đơn vị này đã phát hiện 43 vụ việc vi phạm xuất xứ hàng xuất khẩu, phối hợp với
Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ Với thành tích xuất sắc này, Cục KTSTQ vinh dự được trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất Một thành tựu nổi bật khác là vào năm 2021, trong nỗ lực ngăn chặn gian lận thuế nhập khẩu hạt điều, Cục KTSTQ đã báo cáo Tổng cục Hải quan giao một số cục hải quan địa phương tiến hành KTSTQ đối với 34 doanh nghiệp Song song đó, Cục chuyển danh sách
280 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để các các cục hải quan địa phương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kiểm tra Chuyên đề này đã tạo được tiếng vang lớn khi đơn vị đã ấn định thuế, xử phạt VPHC đối với 16 doanh nghiệp với số tiền gần 9,8 tỷ đồng, khởi tố 1 vụ - vụ khởi tố đầu tiên do Cục thực hiện và chuyển 4 vụ tới Công an tỉnh Bình Phước xem xét khởi tố
Số lượng các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm đáng kể; phương thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu được chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật như: Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và công nghệ với 90% mặt hàng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công An với 100% mặt hàng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Một số kết quả công tác KTSTQ đã đạt được trong giai đoạn2020-2023:
Năm 2020, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 1827 cuộc, trong đó 592 cuộc tại trụ sở của người khai hải quan, 1235 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt VPHC đạt 1102 tỷ đồng, đã thực thu nộp NSNN
Năm 2021, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 2012 cuộc, trong đó 530 cuộc tại trụ sở của người khai hải quan, 1482 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt VPHC đạt 1100 tỷ đồng, đã thực thu nộp NSNN
Năm 2022, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 3043 cuộc, trong đó 1189 cuộc tại trụ sở của người khai hải quan,
1854 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt VPHC đạt 1132 tỷ đồng, đã thực thu nộp NSNN 968 tỷ đồng.
Năm 2023, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 2181 cuộc, trong đó 893 cuộc tại trụ sở của người khai hải quan, 1288 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt VPHC đạt 1081 tỷ đồng, đã thực thu nộp NSNN
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Bảng 2: Biểu đồ thể hiện số cuộc kiểm tra sau thông quan từ năm 2020 – 2023. Đối với Cục KTSTQ, Tổng cục Hải quan chỉ đạo nhanh chóng xây dựng đề án nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu (STQ-01) nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động hậu kiểm toàn quốc Các chi cục trên cả nước hướng tới việc thực hiện theo một quy chuẩn hậu kiểm mà trung ương đưa xuống, tạo nên sự đồng bộ, thuận lợi cho người khai quan.Mục đích là hạn chế các thủ tục rườm rà, bất thường, quan liêu, Từ đó khuyến khích hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo một nhịp điệu năng động.
3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân.
Hoạt động kiểm tra sau thông quan của Việt Nam ta đã được áp dụng và triển khai trong một thời gian dài, tuy nhiên việc kiểm tra sau thông quan vẫn còn nhiều hạn chế và tồn đọng Quá trình kiểm tra sau thông quan vẫn còn chậm và chưa thật sự đạt được hiệu quả cao.
Thứ nhất, về nhận thức trong nội bộ ngành, của các doanh nghiệp.
Một số cơ quan quản lý hiện nay vẫn đang tỏ ra thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp Điều này thể hiện thông qua việc chưa chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra hiệu quả.
Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về hậu kiểm Điều này đã dẫn đến tình trạng vi phạm khá phổ biến Trong số vi phạm đó, có bộ phận doanh nghiệp do không hiểu biết về pháp luật, có bộ phận cố tình vi phạm pháp luật Doanh nghiệp thường áp dụng những chiến lược che giấu để tránh bị phát hiện, điều này gây ra những thách thức đáng kể cho cơ quan Hải quan khi tiến hành kiểm tra sau khi hàng đã thông quan Việc này không chỉ ảnh hưởng đến công bằng và minh bạch trong hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra những khó khăn đáng kể trong việc thực thi quy định pháp luật.
Thứ ba, về hệ thống pháp lý.
Hiện nay, pháp luật về kiểm tra sau thông quan vẫn còn nhiều quy định khập khiễng, không đồng nhất và đầy đủ Cụ thể, các quy định về phạm vi kiểm tra, đối tượng, phương thức thực hiện kiểm tra, biện pháp xử lý vi phạm, chế độ báo cáo, còn mơ hồ, thiếu thống nhất, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong quá trình thực thi.
Thứ tư, việc đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp chưa đúng trọng tâm, trọng điểm.
Mặc dù có những nỗ lực đáng giá để xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành, thực tế cho thấy rằng cơ sở dữ liệu vẫn còn rất ít và chưa đạt được sự phong phú Hệ thống công nghệ hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để hỗ trợ việc thu thập và xử lý lượng lớn dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả Do đó, khả năng đánh giá và lựa chọn các doanh nghiệp dựa trên dữ liệu có sẵn vẫn đang gặp nhiều hạn chế Ngoài ra, quá trình ra quyết định của các cán bộ ngành Hải quan hiện vẫn dựa nhiều vào sự đánh giá cá nhân và phán đoán, gây ra sự không chắc chắn và không tin cậy trong quá trình lựa chọn đối tượng kiểm tra và đánh giá doanh nghiệp.
Thứ năm, trình độ của cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan hiện còn hạn chế, nhiều người chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.