Trang 1 TỔNG CỤC HẢI QUAN Trang 3 CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN KTSTQLUẬT HẢI QUAN- Điều 77: Kiểm tra sau thông quan- Điều 78: Các trường hợp kiểm tra sau thông quan- Đi
Trang 1TỔNG CỤC HẢI QUAN
QUY ĐỊNH VỀ KTSTQ
Trang 3CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HIỆN HÀNH LIÊN
QUAN ĐẾN KTSTQ
LUẬT HẢI QUAN
- Điều 77: Kiểm tra sau thông quan
- Điều 78: Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
- Điều 79: KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan
- Điều 80: KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 81: Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
trong KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 82: Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong KTSTQ
- Điều 141: Thu thập thông tin và xác minh phục vụ KTSTQ
- Điều 142: Kiểm tra sau thôngq uan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 143: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan Điều 144: Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
Trang 4LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 77: Kiểm tra sau thông quan
1 Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với
hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu,
dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trườnghợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nộidung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với
cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy địnhkhác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của ngườikhai hải quan
2 Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sởngười khai hải quan
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3 Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hảiquan
Trang 5LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 78: Các trường hợp Kiểm tra sau thông quan
1 Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định
khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
2 Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì
việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản
lý rủi ro.
3 Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Điều 79: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1 Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban
hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quancung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán
hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán,
hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được
kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối
Trang 6LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 79 (tiếp)
2 Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
3 Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được
chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc
người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải
trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra
quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người
Trang 7LUẬT HẢI QUA SỐ 54/2014/QH13 N
Điều 80: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1 Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau
thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản
lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xétphân công đơn vị thực hiện kiểm tra
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thựchiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Trang 8LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 80: (Tiếp)
2 Thời hạn kiểm tra sau thông quan:
a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định
trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc.
Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
b) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Trang 9LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 80: (Tiếp)
3 Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan:
a) Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra; b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
c) Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định
kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan Trường hợp
kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Trang 10LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 80: (Tiếp)
4 Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định
xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trang 11LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều
• 81:Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải
quan
1 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan có nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
a) Ban hành quyết định kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Gia hạn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Ban hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; quyết định
xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trang 12LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 81: (tiếp)
2 Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, đốitượng, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằngvăn bản giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, xuấttrình hàng hóa để kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện;
c) Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi khôngchấp hành, cản trở, trì hoãn thực hiện quyết định kiểm tra của người khaihải quan;
d) Tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật trong trường hợp người khai hảiquan có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi viphạm pháp luật;
đ) Lập, ký biên bản kiểm tra;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra với người ban hành quyết định kiểm tra và chịutrách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó
Trang 13LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
c) Lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
Trang 14LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
Điều 82 Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
1 Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này
2 Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịutrách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó
3 Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra,thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác
4 Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luậnkiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra
5 Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứngminh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khaihải quan
Trang 15LUẬT HẢI QUAN SỐ 54/2014/QH13
8 Ký biên bản kiểm tra.
9 Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan
có thẩm quyền.
Trang 16NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Điều 97 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1 Đối với hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
2 Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trang 172 Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, các tập đoàn, tổng công ty có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, chi nhánh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa bàn;
Trang 18NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 98: (tiếp)
b) Cục trưởng tục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp có trụ sở thuộc địa bàn quản lý;
c) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy
định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
3 Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 78 Luật Hải
quan:
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định kiểm tra đối với người khai hải quan làm
thủ tục hải quan trong phạm vi địa bàn quản lý của Cục Hải quan
tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra
trong phạm vi toàn quốc.
Trang 19NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 98: (tiếp)
4 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thì trưởngđoàn kiểm tra ký biên bản kiểm tra Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kýbiên bản, người khai hải quan hoàn thành việc giải trình (nếu có)
5 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết
định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan
6 Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của
cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời
hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản
ý kiến của cơ quan có thẩm quyền Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền
phải có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơquan hải quan
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền
không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểmtra
Trang 20đổi phạm vi, nội dung kiểm tra;
b) Quyết định kiểm tra sau thông quan có sai sót về thể thức, nội
dung, kỹ thuật trình bày văn bản.
2 Quyết định kiểm tra sau thông quan được người ban hành Quyết định kiểm tra xem xét tạm dừng trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan đang chịu sự kiểm tra, thanh tra, điều tra
của các cơ quan thuế, thanh tra, kiểm toán nhà nước, công an;
b) Vì sự kiện bất khả kháng mà người khai hải quan không thể chấp hành được quyết định kiểm tra.
Trang 21NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 99: (tiếp)
3 Quyết định kiểm tra sau thông quan được người ban hành quyết định kiểm tra quyết định hủy trong trường hợp người khai hải quan đã bỏ trốn, giải thể, phá sản, mất tích, ngừng hoạt động và trường hợp khác dẫn đến
cơ quan hải quan không thực hiện được quyết định kiểm tra Quyết định hủy quyết định kiểm tra sau thông quan phải nêu rõ lý do hủy.
Trang 22NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 100: Xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan
1 Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết
định kiểm tra sau thông quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện:
a) Ban hành quyết định ấn định thuế;
b) Ban hành các quyết định hành chính về thuế và hải quan theo quy định;
c) Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc người khai hải quan nộp thuế
theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có)
theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật;
đ) Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
e) Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán.
Trang 23NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 100: (Tiếp)
2 Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện:
a) Ban hành quyết định ấn định thuế;
b) Ban hành các quyết định hành chính về thuế và hải quan theo quy định;
c) Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật;
d) Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
đ) Tổ chức thực hiện việc thu thuế, đôn đốc người khai hải quan nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thực hiện việc theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế
Trang 24NGHỊ ĐỊNH 08/2015/NĐ-CP
Điều 100: (Tiếp)
3 Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết địnhkiểm tra thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện:
a) Ban hành quyết định ấn định thuế;
b) Ban hành các quyết định hành chính về thuế và hải quan theo quy
định;
c) Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định củapháp luật;
d) Tổ chức thực hiện việc thu thuế, đôn đốc người khai hải quan nộp
thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có)
theo quy định của pháp luật;
đ) Chuyển người có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự theo quy địnhcủa pháp luật về tố tụng hình sự;
e) Tổ chức thực hiện việc theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế
toán
Trang 25c) Ban hành quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định củapháp luật;
d) Khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;đ) Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán;
e) Kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấnđịnh thuế
Trang 26NGHỊ ĐỊNH 59/2018/NĐ-CP
50 Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 6 Điều 98 như sau:
“3 Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 78 Luật hải quan:
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kiểm tra đối với người khai hải quan có trụ sở chính hoặc doanh nghiệp có mã số thuế thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra trong phạm vi toàn quốc.
Trang 27có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra trên cơ sở hồ sơ hiện có.”
Trang 28THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141 Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông
quan
1 Thu thập thông tin
Cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lýnhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩucung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan theo quy địnhtại Điều 80, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan và Điều 107, Điều 108 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan
2 Hoạt động thu thập thông tin
Trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểmtra sau thông quan, cơ quan hải quan được thu thập thông tin tại các cơ quanquản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu về các vấn
đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hồ
sơ hải quan, nội dung khai báo, tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu
Trang 29THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141: (tiếp)
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài theo quy định pháp luật.
3 Thẩm quyền thu thập thông tin
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời gian thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần thu thập thông tin gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trang 30THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141: (tiếp)
4 Hình thức thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin bằng văn bản: Gửi văn bản tới tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin, hồ
sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử (nếu có) và đề nghị trả lời bằng văn bản;
b) Thu thập thông tin trực tiếp: Cử công chức làm việc trực tiếp với tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin.
Trường hợp thu thập thông tin trực tiếp từ người khai hải quan thì chỉ thực hiện khi người khai hải quan có văn bản đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Đối với trường hợp thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.”
Trang 31TỔNG CỤC HẢI QUAN
QUY ĐỊNH VỀ KTSTQ
Trang 32THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141 Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông
quan
1 Thu thập thông tin
Cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lýnhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩucung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan theo quy địnhtại Điều 80, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan và Điều 107, Điều 108 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan
2 Hoạt động thu thập thông tin
Trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểmtra sau thông quan, cơ quan hải quan được thu thập thông tin tại các cơ quanquản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu về các vấn
đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hồ
sơ hải quan, nội dung khai báo, tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu
Trang 33THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141: (tiếp)
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài theo quy định pháp luật.
3 Thẩm quyền thu thập thông tin
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời gian thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần thu thập thông tin gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trang 34THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC
Điều 141: (tiếp)
4 Hình thức thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin bằng văn bản: Gửi văn bản tới tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin, hồ
sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử (nếu có) và đề nghị trả lời bằng văn bản;
b) Thu thập thông tin trực tiếp: Cử công chức làm việc trực tiếp với tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin.
Trường hợp thu thập thông tin trực tiếp từ người khai hải quan thì chỉ thực hiện khi người khai hải quan có văn bản đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Đối với trường hợp thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.”