TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM
“Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.” (Theo Điều 77 Luật Hải quan năm 2014)
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa), thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Kiểm tra sau thông quan có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động kiểm tra sau thông qua được điều chỉnh bởi Luật hải quan cũng như các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và quy trình kiểm tra sau thông quan của lực lượng hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan được tiến hành đối với tất cả thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu: hồ sơ hải quan, sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và dữ liệu dữ liệu điện tử được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức có liên quan cùng các hồ sơ, chứng từ đi kèm khác có tính đầy đủ, chính xác
- Là phương pháp kiểm tra ngược thời gian do được diễn ra sau khi hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan
- Kiểm tra sau thông quan không chỉ áp dụng với đối tượng khai hải quan mà còn áp dụng với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thương mại quốc tế.
NGUYÊN TẮC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
- Đảm bảo đúng quy định của pháp luật: Tất cả hoạt động thực hiện KTSTQ phải đảm bảo tuân thủ quy định trong các văn bản luật pháp quốc gia, các điều ước, chuẩn mực quốc tế như Luật Hải quan, Công ước Kyoto, Các quy tắc xuất xứ theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Tổ chức thương mại thế giới (WTO),…và các quy định trực tiếp và có liên quan đến quy trình KTSTQ Cán bộ hải quan và doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trình tự theo quy trình KTSTQ.
- Chính trực, khách quan, độc lập và không gây cản trở, khó khăn đến hoạt động sản xuất thương mại bình thường của đơn vị doanh nghiệp được kiểm tra.
● Chính trực: Cán bộ, công chức hải quan phải ngay thẳng, liêm chính, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, không được để định kiến lấn át tính khách quan Bất kỳ hành vi thành kiến hoặc thiên vị thiếu khách quan đều được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
● Khách quan: Việc kiểm tra, phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra kết luận của cán bộ công chức hải quan đều phải tôn trọng thực tế và xuất phát từ thực tế khách quan.
● Độc lập: Công chức hải quan chỉ đưa ra những kết luận trên cơ sở đầy đủ căn cứ, phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, và phải tự chịu trách nhiệm trước kết luận của mình Không ai có quyền ép buộc công chức hải quan phải đưa ra kết luận mà bản thân họ cảm thấy chưa thỏa đáng.
- Không làm cản trở đến việc sản xuất thương mại của đơn vị được kiểm tra:Mọi hoạt động trong quá trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại đơn vị không được gây ra ảnh hưởng đến các công việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bí mật thông tin: Cán bộ nhân viên hải quan không được phép sử dụng những dữ liệu liên quan đến KTSTQ với mục đích cá nhân hoặc tự ý chuyển nó cho bên thứ ba, thông tin, dữ liệu phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng với chế độ bảo mật theo quy định của ngành.
- Dẫn chứng bằng tài liệu: Cán bộ hải quan cần phải thu thập, ghi chép đầy đủ tất cả thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra một cách chính xác và khoa học, có dẫn chứng bằng tài liệu cụ thể để chứng minh rằng quy trình tiến hành công việc kiểm tra phù hợp với những nguyên tắc và tuân thủ pháp luật
- Kiểm tra chính xác và kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm: Trong một số trường hợp dựa trên dấu hiệu vi phạm và dấu hiệu rủi ro để tiến hành kiểm tra thì cần tập trung vào việc đánh giá rõ rủi ro, dấu hiệu vi phạm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện chính xác và nhanh chóng ngăn chặn hành vi vi phạm.
- Tuyên truyền, giải thích cho các doanh nghiệp về nhận thức đối với công tác kiểm tra sau thông quan những quy định của pháp luật.
MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Mục đích của kiểm tra sau thông quan là nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan và các yêu cầu pháp lý khác liên quan đến kiểm soát xuất nhập khẩu.
VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Thứ nhất, đảm bảo chất lượng quản lý của cơ quan hải quan: đảm bảo an ninh, an toàn và chống gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi thương mại tối đa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Thứ hai, đảm bảo sự tuân thủ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật liên quan; nâng cao ý thức tự tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ ba, chống thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lý hải quan và giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hải quan.
Thứ tư, KTSTQ tác động tích cực thông qua việc xác định và kiểm soát, xử lý các rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ hệ thống giám sát và quản lý hải quan.
Thứ năm, mở rộng phạm vi, quy mô kiểm tra hàng hóa XNK đã được thông quan: Dựa trên kết quả của quá trình hoạt động KTSTQ, cơ quan hải quan sẽ quyết định mở rộng phạm vi kiểm tra ở nhiều lĩnh vực nào với cụ thể các hình thức kiểm tra.
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
2.1.1 Đối tượng kiểm tra sau thông quan
Tại Việt Nam, các đối tượng KTSTQ bao gồm các doanh nghiệp và các đơn vị uỷ thác thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị chuyển phát nhanh và cung cấp dịch vụ bưu chính, đại lý khai thuê hải quan Bên cạnh đó, cơ quan hải quan còn đặc biệt chú ý đến các trường hợp: người khai hải quan với khối lượng hàng hoá lớn, loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro cao về thuế, được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể sau: (i) Có dấu hiệu vi phạm liên quan đến nhiều mặt hàng, lĩnh vực hay những tờ khai hải quan lớn có kim ngạch và trị giá cao (ii) Có số lượng lớn tờ khai quá thời hạn 60 ngày và phát sinh tại nhiều Chi cục hải quan, cục hải quan
Ngoài ra, khi có các dấu hiệu vi phạm nhìn thấy trên hồ sơ hải quan vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác là doanh nghiệp đã có vi phạm Bên cạnh đó, các dấu hiệu liên quan đến phân tích, phân loại hàng hóa buộc thực hiện giám định thì cần xin ý kiến các đơn vị có liên quan.
2.1.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan
Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tất cả các chứng từ, hồ sơ giao dịch từ bộ phận kế toán, xuất nhập khẩu, sản xuất và các nội dung có trên Quyết định KTSTQ trong vòng
5 năm trở về trước tính từ ngày trên Quyết định KTSTQ Trường hợp các chứng từ trong thời hạn trên nhưng không đủ căn cứ thì hải quan có thể yêu cầu kiểm tra chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
2.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của công chức hải quan
Tại Điều 81 Luật hải quan 2014 đã nêu chi tiết nội dung tóm tắt nhiệm vụ của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ ban hành, tổ chức và thực hiện kiểm tra chính xác, trung thực, khách quan.
Tại Điều 81 Luật hải quan 2014 đã nêu chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau:
- “Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan: Ban hành quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và đứng ra giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Trưởng đoàn kiểm tra: Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện quyết định kiểm tra, yêu cầu người khai hải quan cung cấp tài liệu có liên quan, lập, ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả Trong trường hợp người khai có dấu hiệu hoặc hành vi liên quan đến vi phạm pháp luật, cơ quan có quyền lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền cũng như tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật liên quan.
- Thành viên đoàn kiểm tra: Thực hiện nhiệm vụ, lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật tính chính xác, trung thực, khách quan khi báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng đoàn kiểm tra.”
Tại thời điểm thu nhập thông tin phục vụ việc KTSTQ, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hợp tác cung cấp thông tin Nội dung này được quy định theo Điều 79, 80, Điều 95, 96 Luật hải quan và Điều 107,
108 trong Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
2.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra
Dựa theo Điều 82 Luật hải quan 2014, Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan tóm tắt nội dung như sau: có quyền yêu cầu xuất trình và giải thích quyết định kiểm tra, từ chối cung cấp dữ liệu không liên quan và có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chấp hành xử lý theo quyết định
Dựa theo Điều 82 Luật hải quan 2014, Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan:
- “Yêu cầu xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.
- Chấp hành quyết định xử lý của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.”
NỘI DUNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
2.3.1 Hồ sơ kiểm tra sau thông quan
Cá nhân/tổ chức nhận được Quyết định Kiểm tra sau thông quan cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được ghi rõ trên Quyết định để cơ quan hải quan thực hiện công tác kiểm tra và các giấy tờ có liên quan khác KTSTQ có thể được thực hiện tại 2 địa điểm:
● Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan: Chi cục trưởng Chi cục hải quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan phát sinh tại Chi cục hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hoá được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể được quy định tại Điều 78 Luật hải quan:
“1 Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2 Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3 Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.”
Không thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp:
- Hồ sơ hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng mà Chi cục hải quan đã thực hiện kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người khai hải quan, trừ trường hợp có thông tin mới hoặc có dấu hiệu vi phạm khác.
- Có quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan
Nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ phải đem theo như quy định Điều 79 Khoản 1 Luật hải quan
Nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ, theo Điều 79 Khoản 1 Luật hải quan bao gồm:
“ Điều 79 Khoản 1: … yêu cầu người khai hải quan cung cấp
- Hoá đơn thương mại, Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá
- Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”
● Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
Các trường hợp kiểm tra:
- Theo Điều 78 Luật hải quan;
- Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế;
- Trường hợp khối lượng hàng hoá lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần thiết phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
Theo quy định tại Điều 80 khoản 3b Luật hải quan, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra đối chiếu nội dung khai báo với:
- “Sổ kế toán, chứng từ kế toán;
- Các tài liệu liên quan;
- Tình trạng thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan.”
Theo quy định tại Điều 80 khoản 3b Luật hải quan, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra đối chiếu nội dung khai báo với chứng từ kế toán, báo cáo tài chính,
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ diễn ra bất cứ khi nào trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.
Ví dụ: Bảng kê chi tiết hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu làm hàng GC, SXXK cần lưu trữ và xuất trình khi được KTSTQ (Nguồn: Mr Kha + sưu tầm)
2.3.2 Quy trình kiểm tra sau thông quan
Các bước trong quy trình kiểm tra sau thông quan được phân loại và thực hiện theo các mục dưới đây:
Mục 1: Thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan
Thông tin được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan, từ hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức hải quan hoặc từ thông tin bằng văn bản được người khai hải quan nộp lên cho cơ quan hải quan Trong trường hợp cơ quan hải quan nhận thấy kết quả thu thập có dấu hiệu rủi ro nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng thì sẽ tiến hành xem xét, thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan để bổ sung và làm rõ các thông tin liên quan.
Trên cơ sở thông tin được thu thập, công chức hải quan thực hiện phân loại,đánh giá hồ sơ hàng hóa xuất/nhập khẩu theo mức độ rủi ro Đối với các những lô hàng có mức độ rủi ro cao, cơ quan hải quan sẽ thực hiện rà soát cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý tờ khai hải quan (thông quan trong vòng 5 năm) để tiến hành lựa chọn đề xuất kiểm tra.
Mục 2: Xác định đối tượng, quyết định kiểm tra
● Xác định đối tượng cần kiểm tra.
Dựa trên thông tin thu thập được, cơ quan hải quan xác định các đối tượng cần được kiểm tra sau thông quan Đối tượng kiểm tra có thể là lô hàng cụ thể, doanh nghiệp, hoặc tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
● Phê duyệt, ký ban hành quyết định kiểm tra
Mục 3: Thực hiện kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra căn cứ vào quyết định kiểm tra đã được ký, họp để phân công nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm tra Kế hoạch này bao gồm phạm vi, nội dung và thời gian kiểm tra, các công việc cần thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm tra, dự kiến tình huống có thể xảy ra và biện pháp xử lý, ngoài ra còn có thông tin liên lạc và kế hoạch hậu cần, v.v Mục đích là tổ chức và thực hiện cuộc kiểm tra một cách hiệu quả
● Công bố Quyết định kiểm tra
THỰC TRẠNG
THÀNH TỰU
3.1.1 Thành tựu của kiểm tra sau thông quan đối với cơ quan hải quan
Thứ nhất, cơ quan hải quan đã thực thi nhiệm vụ đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước bằng nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan Bằng chứng là kể từ khi thành lập
(2003) đến cuối năm 2022, đội ngũ cán bộ hải quan đã thực hiện 36.791 cuộc kiểm tra, riêng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện 2.197 cuộc, ghi nhận tổng cộng 23.878 tỷ đồng thu nộp ngân sách nhà nước Từ đầu năm 2023 đến 15/05/2023, riêng với Cục Kiểm tra sau thông quan, tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 93.23 tỷ đồng, và đã thực thu vào ngân sách nhà nước 88.57 tỷ đồng.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, tuân thủ quy định pháp luật Song song đó, thông qua việc theo dõi tình hình thực tiễn, Cục Kiểm tra sau thông quan đưa ra kiến nghị các cơ quan thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp Gồm một số văn bản pháp lý: “Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2019/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC về nội dung KTSTQ và quản lý về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp.”
3.1.2 Thành tựu của kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp
Từ những chính sách, quy định được bổ sung, sửa đổi ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp Đầu tiên, quy trình kiểm tra sau thông quan giúp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ưu tiên AEO Đồng thời, với tiêu chí đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm,kiểm tra sau thông quan sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí một cách tự giác hơn Cuối cùng là khả năng tiếp cận thị trường, mở rộng khách hàng và tăng doanh số bán hàng là thành tựu lớn mà kiểm tra sau thông quan đem đến cho hoạt động kinh doanh của trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Việc kiểm tra sau thông quan có những hạn chế sau đây:
- Việc kiểm tra sau thông quan có thể gây phiền toái, mất thời gian và chi phí cho người khai hải quan, đặc biệt là khi kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan có thể gây khó khăn trong việc xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị và nguồn gốc của hàng hóa sau khi đã được thông quan, đặc biệt là khi hàng hóa đã được sử dụng, tiêu thụ, chuyển nhượng hoặc hư hỏng.
- Bên cạnh đó, việc kiểm tra sau thông quan cũng có thể gây mất cân đối trong việc phân bổ nguồn lực của cơ quan hải quan, khiến cho công tác kiểm tra trước thông quan bị thiếu quan tâm và giảm hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến quá trình cung ứng: Việc giữ lại hàng hóa có thể gây trễ trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến sự linh hoạt và hiệu suất của toàn bộ quá trình, và có thể có nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc do xử lý không cẩn thận.
MÔ HÌNH KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
3.3.1 Mô hình kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản
Hải quan Nhật Bản vẫn luôn là một trong những cơ quan hải quan tân tiến nhất. Hải quan Nhật Bản đã ứng dụng kỹ thuật kiểm toán và sử dụng khái niệm kiểm toán sau thông quan (PCA) trong mô hình kiểm tra sau thông quan Ngoài ra, hải quan Nhật Bản còn kết hợp xây dựng, triển khai Hệ thống tự động tích hợp hàng hóa và cảng Nhật Bản (NACCS) trên nền tảng tin học hoá và tự động hoá.
Bộ phận KTSTQ của Nhật Bản được xây dựng gồm 3 phòng là phòng Kiểm soát, phòng Kiểm toán tại doanh nghiệp và phòng Thông tin (tùy theo từng đơn vị hải quan mà các phòng này có thể thay đổi) Phòng Kiểm soát: trao đổi thông tin và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; Phòng Kiểm toán tại doanh nghiệp: thực hiện kiểm toán cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; Phòng Thông tin: thu thập, giải quyết và hỗ trợ đưa ra những thông tin cần thiết để cùng làm việc với phòng Kiểm toán tại doanh nghiệp.
Quy trình kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) gồm 5 bước:
Bước 1: Kiểm tra dữ liệu
Các thông tin dữ liệu liên quan đến các hoạt động giao dịch nhập khẩu đến từ nhiều nơi khác nhau như: phòng trị giá, phòng thông quan, phòng kiểm toán tại doanh nghiệp, và các tổ chức khác, Khi kiểm tra dữ liệu, cần phải đặc biệt chú ý đến hệ thống báo cáo: ở đó sẽ lưu trữ các báo cáo về những tờ khai được phòng thông quan kiểm tra hoặc rà soát hồ sơ nghi ngờ phát hiện, đồng thời, hệ thống này cung cấp cho phòng kiểm toán tại doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích và được phân tích cùng với những dữ liệu từ Hệ thống thông tin dữ liệu hải quan (CIS) Trong CIS bao gồm những dữ liệu sau dành cho phòng kiểm toán: các thông tin về tờ khai nhập khẩu cập nhật thông qua NACCS, các thông tin về người nhập khẩu và kết quả kiểm toán do các phòng kiểm toán tại doanh nghiệp cập nhật, các bản ghi về những sai sót phát hiện trong hồ sơ và kiểm tra hàng thực nhập do phòng thông quan cập nhật Thông qua những phân tích thông tin dữ liệu giữa phòng kiểm toán tại doanh nghiệp và CIS, cơ quan hải quan sẽ đề xuất, lựa chọn những doanh nghiệp nhập khẩu cần được KTSTQ
Bước 2: Lựa chọn và lập kế hoạch về kiểm toán tại doanh nghiệp Đơn vị KTSTQ của hải quan Nhật Bản sẽ lập ra các kế hoạch hàng năm, hàng tháng trước mỗi năm và mỗi tháng Bản kế hoạch này sẽ nêu lên các cá nhân cần kiểm toán tại doanh nghiệp, số lượng cán bộ kiểm tra, thời hạn, các chỉ tiêu kiểm toán khác.
Ngoài ra hải quan vùng Tokyo có bộ phận KTSTQ lớn nhất nước, có nhiệm vụ chỉ đạo việc KTSTQ của tất cả các phòng đầu ngành thời hạn 4 năm 1 lần, những dữ liệu được lưu giữ ở Tokyo là các tài liệu liên quan đến hàng hóa đã thông quan.
Các hoạt động thực hiện ở bước tiền kiểm toán đều được dựa trên những điều kiện thực tế về hoạt động kinh doanh Ở khâu này đóng một vai trò rất quan trọng là nhằm đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp.
Bước 4: Kiểm toán tại doanh nghiệp
Quy trình kiểm toán sau thông quan tại doanh nghiệp được thực hiện qua 3 giai đoạn Giai đoạn đầu tiên: tìm hiểu sơ lược về doanh nghiệp, dòng chảy tiền tệ từ số liệu ghi nhận trên sổ sách kế toán, các giao dịch thực tế Giai đoạn thứ hai: kiểm toán các dữ liệu liên quan đến hoạt động nhập khẩu, được thực hiện theo một trong hai cách là phỏng vấn và kiểm tra chứng từ Giai đoạn thứ ba: thu thập các dữ liệu, thông tin liên quan đến các lần vi phạm pháp luật (nếu có).
“Nhân viên hải quan có quyền được chất vấn người nhập khẩu trong phạm vi Luật cho phép, phúc tập các tài liệu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu hoặc kiểm tra hàng hóa trong từ 7 đến 10 năm” (Luật hải quan Nhật Bản, điều 105, khoản 1) “Các doanh nghiệp khi bị KTSTQ nếu không trả lời câu hỏi, trả lời không đúng sự thật, hoặc cản trở nhân viên hải quan tiến hành nhiệm vụ hay có bất kỳ hành động chống đối nào sẽ bị phạt 500.000 Yên” (Luật hải quan Nhật Bản, điều 114, Mục 5)
Bước 5: Thủ tục sau khi kiểm toán tại doanh nghiệp.
Quá trình này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính, đồng thời tăng cường uy tín của doanh nghiệp Kiến thức chung, kiến thức về nghiệp vụ hải quan và hiểu biết cơ chế hoạt động của doanh nghiệp là ba lĩnh vực chung mà công chức hải quan Nhật Bản yêu cầu cần có tổng hợp đủ về kiến thức và kỹ năng. Điểm nổi trội của mô hình quản lý KTSTQ tại Nhật Bản so với các mô hình khác là mô hình này được bố trí và quản lý theo chiều dọc, gồm 3 cấp: Trung ương,khu vực và cơ sở, cùng với 3 phòng nghiệp vụ thành lập ở các cấp, giúp cho quá trình quản lý KTSTQ thực hiện một cách toàn diện và tối ưu hơn Bên cạnh đó, hải quanNhật Bản sẽ lựa chọn đối tượng KTSTQ dựa trên nền tảng quản lý rủi ro chi tiết, chặt chẽ kết hợp với nền tảng công nghệ thông tin toàn diện Nghiệp vụ kiểm toán cũng được hải quan Nhật Bản rất chú trọng Ngoài ra, hải quan Nhật Bản cũng có một số quyền hạn nhất định trong lĩnh vực điều tra xác minh các thông tin của doanh nghiệp.
3.3.2 Mô hình kiểm tra sau thông quan của Mỹ
Cục hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) là một trong các cơ quan liên bang trực thuộc Bộ Nội an Hoa Kỳ, được quy định chặt chẽ trong hơn 400 đạo luật. Thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan khi thực hiện KTSTQ được quy định trong sửa đổi thích hợp Luật hải quan - Customs Law, các quy định thi hành Luật hải quan - Executive Regulations of the Customs Law để thiết lập cơ quan pháp lý để Cơ quan hải quan KTSTQ.
Quy trình thực hiện KTSTQ của hải quan Mỹ sẽ được diễn ra qua 5 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch, lên danh sách các doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm tra
Cơ quan hải quan sẽ thu thập, xem xét và đánh giá những thông tin nội bộ sẵn có của doanh nghiệp từ các báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu của nhà nhập khẩu, thanh toán thuế quan và thuế của người nhập khẩu và các bản sao giấy tờ nhập khẩu, được doanh nghiệp kê khai, công bố Tập hợp càng nhiều thông tin, cán bộ hải quan sẽ càng thuận lợi trong việc thực hiện KTSTQ
Bước 2: Phỏng vấn với doanh nghiệp nhập khẩu
Khi bắt đầu kiểm tra, Kiểm toán viên hải quan sẽ liên hệ với người có thẩm quyền (giám đốc, đối tác, người quản lý, chủ sở hữu, ) để yêu cầu thêm thông tin hoặc có những hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp tuân thủ quy trình KTSTQ này.
Tự doanh nghiệp sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh XNK của mình, nếu bản tự đánh giá này được cán bộ KTSTQ chấp nhận thông qua thì KTSTQ sẽ kết thúc Nếu bản tự đánh giá này không được thông qua thì sẽ tiến hành các nước tiếp theo của KTSTQ.
Bước 3: Thủ tục kiểm tra sau thông quan
Cán bộ KTSTQ sẽ kiểm tra kết quả hàng hóa nhập khẩu bằng cách lấy mẫu thử hoặc thông qua kết quả đã kiểm nghiệm trước đó; đồng thời xem xét thêm các giao dịch, nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong việc thực hiện việc khai báo hàng hóa nhập khẩu, và các nghĩa vụ thanh toán
Cần tiến hành kiểm tra có chọn lọc trong phạm vi cần thiết để đảm bảo rằng số liệu trên tờ khai hải quan được căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp, và đánh giá rủi ro dựa theo những tiêu chí ở bảng bên dưới dựa vào các phương pháp được quy định trong Customs Law and the Executive Regulations of the Customs Law.
Bước 4: Xem xét hồ sơ, đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp