1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên

26 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 302,09 KB

Nội dung

Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo nhu cầu kê khai cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký thế chấp gia tăng, trong khi đó việc thực hiện c

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động

và nơi sinh tồn của xã hội loài người Đất đai vừa đóng vai trò là nguồn lực, vừa đóng vai trò là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động kinh tế Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất Trong các ngành nông - lâm nghiệp, đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và công cụ hay phương tiện lao động Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta đã nảy sinh nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết Trong điều kiện quỹ đất có hạn nên việc quản lý, sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện đất đai luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách Cho đến nay, có lẽ chưa có lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai

Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo nhu cầu kê khai cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký thế chấp gia tăng, trong khi đó việc thực hiện cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định Từ đó, tạo ra sự khác biệt thông tin giữa bản đồ, sổ sách địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trong nhân dân, giữa GCNQSDĐ và hiện trạng đất đang sử dụng Với tình hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ đất đai như hiện nay thì các cơ quan chuyên môn chưa thể đưa công nghệ thông tin vào áp dụng một cách đầy đủ

Trang 2

theo các quy định hiện hành, mà phải tiếp tục quản lý đất đai một phần theo cách thủ công trước đây và chưa thể theo dõi chặt chẽ được đầy đủ quá trình biến động

sử dụng đất Điều đó đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết tranh chấp đất đai

Từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên” nhằm góp phần khắc phục các hạn chế trong

quản lý hồ sơ địa chính hiện nay

Đề tài được nghiên cứu dựa vào các quy định, hướng dẫn về công tác lập, quản

lý hồ sơ địa chính của các Văn bản quy phạm pháp lực hiện hành so sánh với thực trạng quản lý, cập nhật biến động hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên để rồi từ đó tìm ra các nguyên nhân yếu kém và đưa các giải pháp khắc phục nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện hơn công tác quản lý hồ sơ địa chính tại đơn vị đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý đất đai của nhà nước và nhu cầu bức thiết của xã hội

Đề tài được nghiên cứu trong gia đoạn từ khi thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, tháng 4 năm 2007 đến nay

Bố cục bài viết gồm 03 phần:

- Phần mở đầu: Giới thiệu chung, và nêu bật tính cấp thiết của đề tài

- Phần Nội dung: Thực trạng và giải pháp cho công tác quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên

+ Chương 1: Cơ sở lý luận nhà nước về đất đai

+ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên

+ Chương 3: Mục tiêu và giai pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ

sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên đến năm 2015

Trang 3

- Phần Kết luận: Kết luận và những kiến nghị

Nội dung và hình thức của tiểu luận có thể còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong

nhận thức lý luận và cách thể hiện, rất mong quý Thầy, Cô thông cảm chỉ dẫn và

đóng góp ý kiến để tiểu luận đạt kết quả tốt và có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho công tác thực tiễn tại đơn vị

Trang 4

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Những vấn đề chung quản lý nhà nước về đất đai

1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai

Từ khái niệm về quản lý đất đai, có thể nhận thấy vai trò của quản lý về đất đai như sau:

- Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả

- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất

- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai

- Phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm

1.1.3 Nhiệm vụ quản lý đất đai của cấp huyện

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp huyện, thị xã, thành phố

- Đăng ký sử dụng đất đai

- Quản lý hồ sơ địa chính

- Lập và thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất

- Đăng ký thế chấp, xoá thế chấp

- Quản lý biến động về đất đai

Trang 5

- Hoà giải tranh chấp về đất đai, đề nghị xử lý hành chính về đất đai

1.1.4 Nội dung công tác quản lý hồ sơ địa chính

- Hồ sơ địa chính gồm: Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (còn gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã

- Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:

+ Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã

+ Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

+ Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất

- Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau:

+ Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định của Thông tư này;

+ Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được:

Trang 6

Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau)

+ Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất

+ Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế

về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận

+ Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

- Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo hướng dẫn tại Thông tư này

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo

vẽ bản đồ địa chính và chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và chỉnh

lý hồ sơ địa chính ở địa phương

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Trang 7

Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính Chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp tỉnh

In Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng

Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và sao hai (02) bộ, một (01) bộ gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một (01) bộ gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp huyện;

+ Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định

- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp biến động về sử dụng đất

1.2 Quan điểm của Đảng về quản lý đất đai

Quan điểm của Đảng về quản lý đất đất đai thể hiện tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 19-NQ/TW

về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Theo đó, tại phần III, Nghị quyết thể hiện

Trang 8

quan điểm chỉ đạo của Đảng là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật

về đất đai Cụ thể như sau:

- Tại mục 4, phần đăng ký đất đai và cấp Giấy Chứng nhận:

+ Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật, đồng thời có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước

+ Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất

- Tại mục 11 về nâng cao năng lực quản lý đất đai:

Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai

1.3 Cơ sở pháp của công tác quản lý hồ sơ địa chính

- Luật đất đai năm 2003

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của luật đất đai năm 2003

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 29/8/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh

lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 9

Nhìn chung, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước đều hướng đến mục tiêu quản lý đất đai hiệu quả, minh bạch, xem đây là nền tảng thúc đẩy ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tiêu cực trong quản lý đất đai, hạn chế khiếu kiện về đất đai theo phương hướng đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, hạ tầng thông tin để từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai

Trang 10

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 2.1 Đặc điểm tình hình

Thành phố Long Xuyên nằm bên hữu ngạn sông Hậu, Bắc giáp huyện Châu Thành - AG, Nam giáp huyện Thốt Nốt (TP Cần Thơ), Đông giáp huyện Chợ Mới – AG và huyện Lấp Vò (Tỉnh Đồng Tháp), Tây giáp huyện Thoại Sơn – AG

Thành phố Long Xuyên có diện tích đất tự nhiên 11.531ha (115,31 km2

); trong đó: đất nông nghiệp: 8.370 ha, đất ở: 1.802 ha, đất chuyên dùng: 1.333 ha, đất chưa sử dụng: 26 ha

Long Xuyên có hệ thống sông ngòi tự nhiên và kinh, rạch chằng chịt thuận lợi cho lưu thông thủy và lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống; có quốc lộ 91 chạy dài xuyên qua địa hình, hệ thống giao thông bộ đều khắp dần đến địa bàn từng khóm, ấp Mùa nước nổi (mùa lũ) có qui luật hàng năm xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, đồng ruộng bị ngập sâu từ 1 đến 1,5m không còn canh tác trồng trọt, nhưng lợi thế đem lại rất lớn cho nhân dân trong khai thác nguồn thủy sản thiên nhiên và nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng đất đai của Long Xuyên chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản); ngoài ra còn phục

vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, xây dựng phúc lợi xã hội và yêu cầu đô thị hóa Ngoài đất ra, nguồn cát sông, nước là tài nguyên rất dồi dào, phục vụ tốt cho yêu cầu xây dựng, sản xuất và sinh hoạt đời sống

Long Xuyên là một thành phố trẻ, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của Tỉnh An Giang Trước 30/4/1975 Long Xuyên là Thị xã, đến tháng 3/1999 được Chính phủ nâng lên Thành phố (đô thị loại III) trực thuộc Tỉnh Ngày 14/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg công nhận Long Xuyên đạt tiêu chí Đô thị loại II Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính cơ sở, gồm

Trang 11

11 phường và 2 xã Dân số 297.000 người (số liệu thống kê tháng 4 năm 2009), trong đó dân số thành thị 238.448 người và nông thôn 34.157 người, mật độ dân số 2.364 người/km2

2.2 Thực trạng công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên

2.2.1 Những mặt đạt đƣợc

2.2.1.1 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính:

- Đối với khu vực đất ở:

Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, thành phố Long Xuyên đã hoàn thành công tác đo đạc lập Bản đồ Địa chính khu vực đất ở cho 13 phường, xã trên địa bàn Đồng thời, đã tổ chức kê khai, đăng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 16.543 giấy, đã phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 15079 giấy, số giấy chứng nhận còn tồn là 1464 giấy Còn tồn 2.060 hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy (chưa xác minh, người sử dụng đất chưa bổ sung hồ sơ hoàn chỉnh)

Bên cạnh đó, thành phố cũng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên hệ thống Bản đồ này dạng riêng lẻ là:

+ Thực hiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 28.848 hồ sơ + Thực hiện hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất: 6.030 hồ sơ

+ Thực hiện hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 1.652 hồ sơ + Thực hiện đo đạc giải quyết tranh chấp: 380 hồ sơ

+ Thực hiện các hồ sơ khác: 68.629 hồ sơ

- Đối với khu vực đất nông nghiệp:

Trước đây, khu vực đất nông nghiệp được thành lập hệ thống Bản đồ 22/CT,

và đã cơ bản thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% thửa đất Tuy nhiên, do hệ thống Bản đồ này có sai số lớn, không đảm bảo quy phạm về bản

đồ Do đó, thành phố Long Xuyên đã có chủ trương đo lập lại hệ thống Bản đồ này theo quy phạm và thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu mới, đảm bảo tính pháp lý về vị trí, hình thể, và diện tích thửa đất Đến nay, Đã đo đạc lập bản đồ địa

Trang 12

chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại phường Bình Đức, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Hòa, Mỹ Quý và xã Mỹ Hòa Hưng, cụ thể như sau: + Phường Bình Đức: đã in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.031 giấy; số giấy đủ điều kiện phát ra dân 764 giấy; đã phát được 359 giấy; số giấy tồn 672 giấy

+ Phường Mỹ Hòa: đo đạc hoàn chỉnh lưới địa chính và đo vẽ chi tiết Đã kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu xong bản đồ địa chính

và tổ chức mời dân đăng ký tại phường với 1.797 hộ ( tương đương 2.188/2.559 thửa ) đạt tỷ lệ 85,50%; phường đã tổ chức xét duyệt 2.094 thửa/2.188 thửa, đạt 95,70%; đang niêm yết công khai tại phường 909 thửa; chuyển Văn phòng Đăng ký đất thành phố Long Xuyên 909 thửa (620 hộ)

+ Phường Mỹ Thới: đã đăng ký 2.909/3.075 thửa đạt tỷ lệ 94,60%; phường đã

tổ chức xét duyệt 2.909/2.909 thửa; chuyển Văn phòng Đăng ký đất thành phố Long Xuyên 937 thửa ( 636 hộ )

+ Phường Mỹ Thạnh: đã đăng ký 1.640/2.264 thửa đạt tỷ lệ 72,43%; phường

đã tổ chức xét duyệt 551/1.640 thửa; chuyển Văn phòng Đăng ký đất thành phố Long Xuyên 551 thửa ( 340 hộ )

+ Phường Mỹ Qúy: đã đăng ký 471/514 thửa đạt tỷ lệ 91,63%; phường đã tổ chức xét duyệt 471/471 thửa; chuyển Văn phòng Đăng ký đất thành phố Long Xuyên 471 thửa ( 189 hộ )

+ Xã Mỹ Hòa Hưng: hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính, hiện đang tổ chức cho người dân kê khai đăng ký

2.2.1.2 Công tác đăng ký thế chấp, xóa thế chấp

Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, kết quả thực hiện như sau:

- Tổng số hồ sơ đã thực hiện là 48.384 hồ sơ, trong đó:

- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất: 42.000 hồ sơ

- Đăng ký xóa thế chấp: 6.384 hồ sơ

Trang 13

Hiện nay, thông tin hồ sơ thế chấp được quản lý trên một phần mềm do đơn vị

tự xây dựng, chưa đúng chuẩn theo quy định Thông tin về đăng ký thế chấp, xóa thế chưa được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính chung Điều này, chưa phù hợp với quy định, là nguyên nhân dẫn tới các sai sót chuyên môn trong quá trình thực hiện các thao tác chuyên môn

2.2.1.3 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu:

Đối với khu vực đất ở, thành phố Long Xuyên hoàn thành công tác chuẩn hóa

dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính (dạng số) trên

13 phường, xã

Cơ sở dữ liệu được vận hành dựa trên phần mềm Vilis do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đây là dạng cơ sở dữ liệu đa người dùng, Cơ sở dữ liệu được đặt trên máy chủ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, và dữ liệu được chia sẽ đến 13 phường, xã trên địa bàn thông qua phần mềm được cài đặt trên máy trạm đặt tại UBND các phường, xã

Bản đồ địa chính được chuẩn hóa và quản lý trên phần mềm MicroStation Bản đồ địa chính cũng được thường xuyên cập nhật biến động đảm bảo thông tin phù hợp với hiện trạng sử dụng đất

Dữ liệu biến động đất đai hàng tuần được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thống kê gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các phường, xã để cập nhật quản lý

Đối với khu vực đất Nông nghiệp do công tác đo đạc lập lại hệ thống Bản đồ chưa hoàn chỉnh, nên chưa chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu như khu vực đất ở Hiện nay, Việc xây dựng cơ sở dữ liệu khu vực này thực hiện từng bước, phường,

xã nào đã đo đạc Bản đồ địa chính và thực hiện hoàn thành việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng sẽ tiến hành chuẩn hóa, lập cơ sở dữ liệu ghép chung vào sở sở

dữ liệu đất ở

2.2.1.4 Công tác sắp xếp hồ sơ địa chính lưu trữ

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình môn Khoa học hành chính tập 2 dùng cho lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính của Học viện hành chính quốc gia Hồ Chính Minh.2. Hiến pháp năm 1992 Khác
3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003 Khác
4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của luật đất đai năm 2003 Khác
5. Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 29/8/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
6. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
7. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w