Người bị áp lực trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng xấu về suynghĩ, cảm xúc, hành vi,…Với sự quan ngại đối với thực trạng này cùng với nhữngkiến thức tích lũy được từ môn “Phương pháp ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-KHOA HÀN QUỐC HỌC
BÀI CUỐI KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA HÀN QUỐC HỌC
Giảng viên hướng dẫn: ThS Châu Văn Ninh Thành viên thực hiện:
Thông tin liên lạc: Email: 2256200139@hcmussh.edu.vn
Số điện thoại: 0987184792
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Áp lực đồng trang lứa là một thực trạng phổ biến ở giới trẻ ngày nay Nếu nhưkhông có cách giải quyết phù hợp thì tình trạng này sẽ ngày càng xấu hơn và khôngthể kiếm soát được Người bị áp lực trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng xấu về suynghĩ, cảm xúc, hành vi,…Với sự quan ngại đối với thực trạng này cùng với nhữngkiến thức tích lũy được từ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” nhóm chúng tôichọn đề tài “ Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên năm nhất khoa HànQuốc học” để tìm hiểu sâu hơn
Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệmnghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm nghiên cứu rất mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của giảng viên để bài nghiên cứu nàyđược hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Châu Văn Ninh đã tận tình hướng dẫnnhóm thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn các bạn sinh viên đãgiúp cho nhóm chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
2
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Phạm vi nghiên cứu 5
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Mục đích 5
3.2 Nhiệm vụ 5
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
4.1 Ý nghĩa khoa học 6
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 6
5.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7
5.3 Phương pháp thống kê toán học 7
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
3
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Sống trong một xã hội ngày càng hiện đại, con người càng dễ đối mặt với nhiều loại
áp lực vô hình Nó có thể đến từ áp lực cơm áo gạo tiền, áp lực kinh tế, Không chỉ ởngười trưởng thành, tỉ lệ thanh thiếu niên đang phải đối mặt với các loại áp lực ngàycàng tăng cao Họ là những người được sinh ra trong thời đại bùng nổ công nghệ số nênngay từ bé, họ đã sớm được tiếp cận với Internet, các phương tiện truyền thông đạichúng như: Google, Tik Tok, Facebook,… Đây được xem như cơ hội và cũng là tháchthức đối với thế hệ trẻ bởi dưới sức ép công nghệ và xu hướng hội nhập ngày càng giatăng, Gen Z - những chủ nhân tương lai của đất nước luôn phải nâng cấp, hoàn thiện,làm mới bản thân để có thể phù hợp, thích nghi được với môi trường sống xung quanh
Và vì vậy, họ đang phải đối mặt với một hội chứng tâm lí đáng sợ mang tên “PeerPressure: Áp lực đồng trang lứa”
Từ điển Merriam – Webster định nghĩa “áp lực đồng trang lứa” là “cảm giác rằng mộtngười phải làm những việc giống như những người khác ở độ tuổi và nhóm xã hội củamình để được họ yêu thích hoặc tôn trọng.” Theo Phạm Thị Huyền (2022), “Áp lựcđồng trang lứa là những ảnh hưởng từ bạn bè lên tiềm thức của một người buộc họ thựchiện phép so sánh thành tựu của bản thân với những người cùng lứa tuổi, từ đó làm nảysinh những áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có” "Hội chứng này tồn tại từlâu, nhưng ngày càng phổ biến và trầm trọng hơn dưới sự phát triển của mạng xã hội vàtruyền thông đại chúng", tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục HàNội chia sẻ
Người gặp “áp lực đồng trang lứa” thường có những biểu hiện về trạng thái tâm línhư: họ luôn mặc cảm, tự ti, thường xuyên so sánh bản thân với mọi người xung quanh,
nỗ lực hòa đồng và cố gắng làm những điều giống với bạn bè xung quanh bởi họ sợ bịghét bỏ, bất đồng quan điểm với mọi người, sống khép kín, luôn muốn chứng tỏ bảnthân hơn người khác về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống, bị áp lực bởi các chuẩnmực xã hội, mong muốn được hòa nhập,…
Khi tìm kiếm từ khóa “Peer Pressure” trên thanh tìm kiếm Google, ta sẽ nhận đượckhoảng 438.000.000 kết quả (0,27 giây) cùng rất nhiều công trình nghiên cứu, cuộc khảosát, Nhưng khi ta tìm kiếm từ khóa “Áp lực đồng trang lứa” ta chỉ nhận được vỏn vẹnkhoảng 5.290.000 kết quả (0,23 giây) cùng rất ít các nghiên cứu, cuộc khảo sát, chủ yếu
4
Trang 5là các bài báo viết về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa gây racũng như đề xuất một số giải pháp khi đối diện với hội chứng tâm lí đáng sợ này Rõràng, xã hội hiện nay dường như còn thờ ơ, chưa dành sự quan tâm thích đáng đối vớicác hội chứng tâm lí đặc biệt là áp lực đồng trang lứa.
Ở những trường đại học top đầu của Việt Nam như: Đại học Bách khoa, Đại học Ydược TP.HCM, Đại học Ngoại Thương,… thì tỉ lệ sinh viên phải đối diện với các loại áplực càng cao, đặc biệt là “áp lực đồng trang lứa” Đây là hội chứng tâm lí mà hầu hết aicũng đã và đang phải trải qua, đặc biệt là các sinh viên năm nhất- những người vẫn còn
bỡ ngỡ với một môi trường xa lạ nơi xung quanh toàn người giỏi, luôn tự ti và khôngngừng so sánh bản thân mình với mọi người xung quanh
Nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu về thực trạng áp lực đồng trang lứa đã được thựchiện trong và ngoài nước Theo số liệu từ kết quả khảo sát 100 sinh viên trường đại họcNgoại Thương về đề tài “Hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên trường đại họcNgoại Thương (nhóm sinh viên Viện kinh tế và kinh doanh quốc tế Hà Nội – tháng 6năm 2021) cho thấy 52,9% sinh viên nói rằng bản thân thỉnh thoảng phải đối diện với áplực đồng trang lứa và số sinh viên thường xuyên gặp phải lên đến 21,6%, thế nhưng tỉ lệsinh viên hiếm khi đối diện với áp lực đồng trang lứa chỉ vỏn vẹn 15,7% Ta có thể thấyvấn nạn áp lực đồng trang lứa đang ngày càng trầm trọng, đáng báo động, đòi hỏi cầnphải có những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra
từ hội chứng tâm lí đáng sợ này
Thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè của họ Đó có thể là ảnh hưởng tích cựcnhư: bạn bè là động lực thúc đẩy bản thân học tập, làm việc chăm chỉ hơn, bạn bèkhuyến khích ta tham gia các hoạt động tình nguyện giúp ích cho xã hội, học đượcnhững thói quen tốt từ bạn bè,… Có thể thấy áp lực từ môi trường, từ bạn bè xung quanh
sẽ giúp họ cố gắng, nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện bản thân
Bên cạnh những mặt tích cực, áp lực đồng trang lứa còn có những mặt tiêu cực ảnhhưởng đến đời sống, tinh thần của người gặp phải Một trong những ảnh hưởng tiêu cực
đó là hiện tượng “nỗ lực ảo” Sống trong một xã hội hiện đại nơi xung quanh chỉ toànnhững người tài giỏi, ta thường có xu hướng đặt ra nhiều mục tiêu cho bản thân vớimong muốn được giỏi giống họ Thế nhưng thay vì cố gắng, kiên trì với những mục tiêu
đã đề ra ấy, ta lại bị phân tâm bởi tác động xung quanh như: mạng xã hội, phim ảnh, canhạc,… dẫn đến không hoàn thành được các công việc đã đề ra Hậu quả là khiến tangày càng trì trệ, thụt lùi, trở nên tự ti, khép kín, đố kị, tiêu cực và có xu hướng tìm đến
5
Trang 6rượu, bia, chất kích thích để giải tỏa áp lực, trốn tránh thực tại Và một điều đáng buồn
là con người dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực hơn là các tác động tích cực.Nhận thức được tính cấp thiết và đáng báo động từ đề tài này, với mong muốn giúpsinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCMnhận thức rõ ràng hơn về thực trạng áp lực đồng trang lứa cũng như đề xuất một số giảipháp để phần nào giải thoát bản thân khỏi hội chứng tâm lí đáng sợ này, nhóm chúng emquyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên nămnhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM”
2 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung vấn đề : Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên năm nhất khoa HànQuốc học của trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG TPHCM.Không gian nghiên cứu: Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQGTPHCM cơ sở Thủ Đức
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/05/2023 đến ngày 16/07/2023
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Góp phần giúp sinh viên nâng cao hiểu biết của bản thân về áp lực đồng trang lứa,
đề xuất các hành động, giải pháp, kiến nghị có thể giúp giảm những áp lực đồng tranglứa của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học của trường đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn – ĐHQG TPHCM
3.2 Nhiệm vụ:
Thực hiện nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảnghỏi để tìm hiểu những yếu tố liên quan đến áp lực đồng lứa ở sinh viên như: mối quan hệbạn bè, hoàn cảnh gia đình, kết quả học tập, tiến hành phân tích những áp lực đồng
6
Trang 7trang lứa của sinh viên năm nhất khoa hàn quốc học thông qua cảm xúc, suy nghĩ, nhữngkhó khăn với công việc học tập, những tính cách dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng tranglứa.
Phân tích những hậu quả của áp lực đồng trang lứa , những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của áp lực đồng trang lứa đến đời sống học tập , tinh thần của sinh viên
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
4.1 Ý nghĩa khoa học:
Bổ sung, làm rõ những nội dung lý thuyết về vấn đề áp lực đồng trang lứa chokhoa học
Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa
Đề xuất thêm các định hướng giúp cho sinh viên năm nhất của khoa Hàn QuốcHọc giảm thiểu tình trạng áp lực đồng trang lứa
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về đề tài này, nhóm nghiên cứu đã quyết địnhchọn phương pháp chung là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm Với nhữngphương pháp cụ thể sau:
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ dữ liệu của những nghiên cứu trước vềthực trạng áp lực đồng trang lứa như:
7
Trang 8+ Nghiên cứu “Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến quyết định lựa chọntrường đại học của học sinh, sinh viên” của nhóm tác giả Phạm Thị Huyền, Trần Phương
An, Trần Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Vân Anh, Đỗ Hoàng ĐứcMạnh
+ Nghiên cứu “Speaking of Psychology: The good and bad of peer pressure”(tạm dịch: Nói về tâm lý học: Những mặt tốt và xấu của áp lực đồng trang lứa) của tácgiả Breet Laursen
Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập tại trường ĐH KHXH&NV, với dung lượngmẫu là 124 bạn sinh viên năm nhất đang theo học khoa Hàn Quốc học
5.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Thiết kế một bảng hỏi chi tiết với số lượng câu hỏi đầy đủ, không quá dài dòng,không gây hoang mang cho người được hỏi Để khi đọc lên người được hỏi có thể hiểuđược ngay mình cần trả lời về vấn đề gì Các câu hỏi sẽ được thử nghiệm và kiểm tratrước khi đưa vào nghiên cứu Hình thức của bảng hỏi: Online trên nền tảng GoogleForm
5.3 Phương pháp thống kê toán học:
Từ những số liệu và bảng hỏi thu thập được nhóm nghiên cứu tiến hành xử lí, đánhgiá định lượng, định tính các kết quả nghiên cứu để rút ra kết luận
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
6.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Áp lực đồng trang lứa đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước Các nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa và ảnh hưởng của nó đốivới người trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng rất đa dạng và đã được pháthành rộng rãi, dễ dàng tiếp cận
6.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới vấn đề áp lực đồng trang lứa đã được chọn làm đề tài chính của nghiêncứu “The Multidimensionality of Peer Pressure in Adolescence” (tạm dịch: Cái nhìn đachiều về áp lực đồng trang lứa ở tuổi vị thành niên) của hai nhà nghiên cứu Donna Rae
8
Trang 9Clasen và B.Bradford Brown Nghiên cứu đã được đăng lên tạp chí Journal of Youth andAdolescence, Vol.14 xuất bản vào năm 1985 Bài nghiên cứu đã cho thấy một góc nhìn
đa chiều hơn về mức độ và tác động của áp lực đồng trang lứa đến với các bạn trẻ Hainhà nghiên cứu đã dựa vào phương pháp phân tích hồi cứu từ bài khảo sát của 689 họcsinh (từ độ tuổi lớp 7 đến lớp 12) Qua khảo sát tự báo cáo về nhận thức áp lực đã chothấy rằng một phần ba sinh viên đều nhận định rằng áp lực từ bạn bè đồng trang lứa làđiều khó để đối mặt và vượt qua nhất Áp lực từ bạn bè mang lại có ảnh hưởng nhiềuhơn với nữ giới so với nam giới, và ảnh hưởng này cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh, nơi ở,môi trường lớn lên của các bạn trẻ Nghiên cứu đã có những đánh giá về mức độ áp lực
mà các thanh thiếu niên phải chịu trong các lĩnh vực khác nhau đồng thời chỉ rõ nhữngảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và thái độ của mỗi người trẻ Các thái độ tiêu cực tronghẹn hò, học tập hay các hành vi xấu như sử dụng ma túy, uống rượu…đều có liên quanđến áp lực đồng trang lứa Bài nghiên cứu rất khách quan khi chia tách các tiêu chí thànhnhững khía cạnh khác nhau từ đó mức độ của từng loại áp lực lên mỗi nhóm đối tượngcũng được chỉ ra một cách khá cụ thể
Đầu sách “Ước muốn bắt chước - Những ước muốn được người khác gieo cho và
sự thật về áp lực đồng trang lứa” của tác giả Luke Burgis được nhà xuất bản Kinh tếTPHCM dịch và phát hành vào năm 2022 là một trong số ít những sách về đề tài tâm lýđược xuất bản tại Việt Nam làm rõ về nguồn gốc của áp lực đồng trang lứa Thuyết môphỏng của René Girard đã khẳng định rằng ước muốn hay đam mê của con người khônghoàn toàn tự phát từ bản thân, mà là điều hình thành trong quá trình tương tác và bắtchước theo những hình mẫu Từ thuyết mô phỏng này Luke Burgis đã nói nên sự thậtrằng: “Hầu hết các ước muốn mà ta nghĩ là của mình đều do người khác gieo cho” vàcũng từ việc sống theo người khác này đã dẫn đến việc so sánh bản thân với nhữngngười tốt hơn và nảy sinh ra áp lực đồng trang lứa Luke Burgis viết: “Trong thế giớihiện đại ngày nay, mạng xã hội đã nhân gấp bội số lượng hình mẫu quanh ta, khiến áplực đồng trang lứa đè nặng lên mỗi người Đồng nghiệp của ta luôn có vẻ giàu có hơn,hàng xóm của ta luôn có vẻ hạnh phúc hơn, và con nhà người ta luôn có vẻ xuất sắc hơn
Đó là một vòng xoáy tiêu cực không hồi kết” Từ suy nghĩ so sánh bản thân với ngườikhác dần biến sự theo đuổi hình mẫu thành áp lực Biết được nguyên nhân sâu xa của áplực đồng trang lứa, Luke Burgis cũng đã đưa ra giải pháp để mỗi người cho mỗi người:
“Để thoát ra và sống cuộc sống của chính mình, cách duy nhất là hiểu thấu bản chất củacác hình mẫu và ước muốn”
9
Trang 10Một công trình tiêu biểu về áp lực đồng trang lứa mang tên: Speaking ofPsychology: The good and bad of peer pressure (tạm dịch: Nói về tâm lý học: Nhữngmặt tốt và xấu của áp lực đồng trang lứa) Công trình của nhà tâm lý học người PhầnLan Breet Laursen đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực mà áp lực đồng tranglứa đem lại Theo công trình này, áp lực đồng trang lứa diễn ra khá sớm thậm chí từ cấphọc nhỏ (lớp 1): nếu những học sinh được học tập trong môi trường chỉ toàn những họcsinh tốt thường sẽ có xu hướng cố gắng để học tập tốt, ngược lại nếu trong môi trường
có điều kiện không tốt thì cũng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng học tập Bên cạnh đó,mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa khác nhau Bài nghiên cứu cũngnêu vai trò cũng như những giải pháp mà phụ huynh có thể làm để giúp đỡ con cái vượtqua và hạn chế những tiêu cực đến từ áp lực đồng trang lứa Cha mẹ có vai trò quantrọng trong việc giúp đỡ con cái nhìn nhận và biến áp lực đồng trang lứa thành động lực
cố gắng phát triển bản thân Cuối cùng của công trình, Breet Laursen nêu lên cách đểthanh thiếu niên tuổi vị thành niên có thể làm để phát triển những tích cực từ áp lực đồngtrang lứa Công trình nghiên cứu của Breet Laursen đã làm rất tốt việc chỉ ra mối liên hệchặt chẽ của áp lực đồng trang lứa đối với xã hội, môi trường sống của mỗi con người,đặt biệt là những bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên
6.3 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF Việt Nam khi viết về vấn đề tự tử ở trẻ emtrong bài viết “Bản chất vấn đề tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh/thànhphố ở Việt Nam” đã cho rằng áp lực đồng trang lứa là một trong những lý do dẫn đến tự
tử ở trẻ em ngày nay Cụ thể UNICEF viết: “Áp lực học hành, quan hệ tình cảm, bạo lựchọc đường, sự gắn bó với trường và vị trí trường học đều là những yếu tố nguy cơ đốivới việc hình thành ý nghĩ tự tử ở trẻ Do môi trường học tập ganh đua căng thẳng, trẻ
em chịu nhiều áp lực về thành tích từ phía thầy cô, cha mẹ và bạn đồng lứa” Bài viết tuykhông chỉ tập trung vào áp lực đồng trang lứa nhưng lại cho ta thấy được hậu quả tiêucực mà áp lực có thể gây ra với trẻ em, không chỉ là những khó khăn trong cuộc sống màcòn có thể dẫn đến hậu quả lớn hơn là tự tử
Vấn đề áp lực lực đồng trang lứa đã được VTV24 chọn làm chủ đề chính củachương trình “Ơi nghe nè #20: Peer pressure: Nỗi sợ thua kém bạn bè” Đây là một bàiphỏng vấn được thu âm thanh của những người trực tiếp bị áp lực đồng trang lứa ảnhhưởng và đã vượt qua được nó Bài phỏng vấn của VTV đã đem tới một cái nhìn từ góc
độ của các bạn trẻ đã trải qua áp lực đồng trang lứa Qua đó, rút ra được những nguyênnhân tạo nên áp lực đồng trang lứa, ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực mà áp lực đồng
10
Trang 11trang lứa đem lại và một số những giải pháp mà các bạn trẻ có thể áp dụng để giảm đi áplực đồng trang lứa Bài phỏng vấn có một cái nhìn mới cũng vì thế cũng dễ dàng để chocác bạn trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên tiếp cận.
Trong nước tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên cũng dần được quan tâm.Tiêu biểu là nghiên cứu “Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến quyết định lựa chọntrường đại học của học sinh, sinh viên” của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân.Bài nghiên cứu này đã tổng hợp rõ “áp lực đồng trang lứa là gì”, những biểu hiện và ảnhhưởng của áp lực đồng trang lứa đến việc chọn ngành, chọn nghề cụ thể hơn là chọntrường đại của các sinh viên Áp lực đồng trang lứa là một trong những yếu tố thúc đẩyviệc chọn ngành, chọn nghề khác với thế mạnh và đam mê, sinh viên có xu hướng chỉchọn theo mode để giảm thiểu khả năng thất nghiệp hoặc để theo kịp bạn bè Bài nghiêncứu thông qua khảo sát và đặc biệt là phỏng vấn chuyên sâu thì đã cho thấy tâm lý tự ti,
dễ so sánh bản thân đến từ áp lực đồng trang lứa dẫn đến rất nhiều sinh viên chọn trườngkhông theo đam mê, thế mạnh của bản thân mà sẽ ưu tiên chọn theo mong muốn và nhucầu của xã hội để theo kịp bạn bè
6.4 Bài nghiên cứu so với các công trình nghiên cứu trước:
Các công trình và tư liệu trên đã phân tích tình trạng áp lực đồng trang lứa ở nhiềukhía cạnh, nêu lên vấn đề ở nhiều góc nhìn đa dạng để tìm ra nguyên nhân, ảnh hưởngtiêu cực lẫn tích cực và thực trạng của áp lực đồng trang lứa ở người trẻ Cũng từ đó, cáctác giả, nhà nghiên cứu cũng đã có những đề xuất chủ quan về những giải pháp để hạnchế những ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa Không chỉ những công trình, tưliệu trên mà còn rất nhiều những công trình, tư liệu ở cả thế thế giới và Việt Nam đều đãnghiên cứu chuyên sâu về áp lực đồng trang lứa và qua đó đã cung cấp, củng cố thêmnhững hiểu biết, kiến thức về thực trạng này
Các nhà nghiên cứu khi thực hiện đề tài về áp lực đồng trang lứa đều khẳng địnhrằng thực trạng này gây ra rất nhiều những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượngcuộc sống của mỗi người Trong thời đại 4.0 hiện nay, nỗ lực ảo chính là một trongnhững hệ lụy mà áp lực đồng trang lứa kéo theo Nỗ lực ảo dần trở nên phổ biến và gâyảnh hưởng mạnh mẽ lên đại đa số các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên Tuy nhiêntrên thực tế, các bài nghiên cứu trước vẫn chưa thật sự đề cập đến vấn đề này hay liên hệ
áp lực đồng trang lứa như một trong những nguyên nhân tạo nên nỗ lực ảo Khi áp lựcđồng trang lứa đè nặng con người luôn mong muốn và hướng bản thân đến những mụctiêu quá cao, thậm chí mục tiêu quá cao khiến những cố gắng dần biến thành nỗ lực ảo
11
Trang 12Thời gian, công sức và cố gắng được bỏ ra nhưng vì tâm lí áp lực, chỉ theo đuổi để theokịp người khác chứ hoàn toàn không có định hướng rõ ràng, đã khiến tất cả điều đó trởnên không phù hợp và không gặt hái được kết quả xứng đáng Cũng vì thế, nhóm quyếtđịnh chọn đề tài “Thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên năm nhất khoa HànQuốc học trường ĐHKHXH&NV” với mong muốn có thể phần nào chỉ ra “nỗ lực ảo”chính là một phần ảnh hưởng tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa mang lại Các bạn sinhviên cũng từ đó có thể biết đến, hiểu rõ hơn về áp lực đồng trang lứa và hậu quả của nó
có thể đã và đang ảnh hưởng đến bản thân
12
Trang 13B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1 Khái niệm:
1.1.1.Khái niệm “đồng trang lứa” và “áp lực”:
Đồng trang lứa ( Peer-group) hay còn gọi là nhóm đồng đẳng được Random HouseWebster's Unabridged Dictionary định nghĩa là nhóm người, thường có cùng độ tuổi,xuất thân hay địa vị xã hội, mà mỗi cá nhân liên quan này có khả năng ảnh hưởng đếnniềm tin hay hành vi lẫn nhau
Áp lực là căng thẳng tâm tâm lý liên quan đến kỳ vọng sẽ thực hiện tốt trong mộttình huống nào đó Áp lực có thể được thể hiện ra hành động thực tế hoặc qua nhận thức
1.1.2 Khái niệm “áp lực đồng trang lứa”:
Theo từ điển tâm lý học APA Dictionary of Psychology của Hiệp hội Tâm lý học
Mỹ (American Psychological Association), áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là hiệntượng tâm lý khi một cá nhân chịu ảnh hưởng từ nhóm người đồng trang lứa để thay đổiphù hợp với các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội Áp lực đồng trang lứa có thể có giátrị xã hội hóa tích cực nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thầnhoặc thể chất
1.2 Đối tượng áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng:
Hầu hết ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp vấn đề về áp lực lực đồng trang lứa Từ môitrường học đường cho đến công sở, kinh doanh hay chính trong gia đình cũng luôn hiệndiện áp lực đồng trang lứa
Nhưng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì đối tượng chịu ảnh hưởng lớn từ áplực lực đồng trang lứa chủ yếu là các bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên - độ tuổi tâm
lý dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài
1.3 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa:
13