1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận nhóm đề tài kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất áp dụng tại doanh nghiệp

40 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

rs,

ĐẠI HỌC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

KHOA LUAT KINH TE -¬-bo[Nœs -

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHAT ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẢN NỘI DŨNG G1 2211112111115 E111111 1111111111 1111151101110 T0 111 Hước 1

1 Nhé@n thie chung vé ky luGt lao dONG oo cececccceececcesecesececescteseecescesresestensteresteneneats 1

2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hề ký luậ/ /œø động 4 2.1 Nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động của người lao động - -‹‹ccc222 -55- 4

3 Những biển pháp đảm bảo và tăng cường ký luật fà động ìà 8

3.1 Giáo dục thuyết phụcC - L1 221 1 22511111111 2211121 1121111120115 1111111111 Hong 8

3.2 Tac GONG X@ NOE 0 ca 8 SN ti ¬ 8

3.4 Áp dụng trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chát - ccccexcxzsea 9

4.2 Nguyên tác xử lý vi phạm ký luật lao động . ¿ +2 2+2 E+E2EE2E+.EsErrrrsrsee 9

cá Gv na 13

II Trách nhiệm vật chất của người lao động trong quan hệ lao động 15

1 Khái niệm trách nhiệm vật chắt - c1 11 11 1111111111111 1111111111111 E1 8E krrey 15 2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất - c1 13T 11 1111111111 5112 HH rệt 16 3 Mức và cách thức bồi thường, thủ tục xử lý - 2c 222222123 SE 112212321 8x22 re 17 18

Trang 3

1 Mối quan hệ giữa ký luậ/ /zø động và trách nhiệm vật chát - 2c co: 18 1.1 Môi quan hệ nhân quá giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm xáy ra thiệt hại vật chất - L1 2n 11222111 E12112111111 0121111112111 11T re 18

1.2 Hành vi làm trái ký luật lao động chưa được quy định cụ thẻ trong nội quy lao động

hay hợp đồng trách nhiệm L L1 S222 25 15113 512323113 E575125 11111211121 1112111 grkc 19 2 Thực tiến áp dựng ở Việt Nam .- - 12212111 2121211112721 E8111 211111 re 19

2.1 Thực tiễn áp dụng kỷ luật lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam 20 2.2 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm vật chát tại các doanh nghiệp ở Việt Nam 21

Em.) 0n 959VHii 24 lVui-ìg:kiiiiađaađđađaiđađaiiiaaăaiẢ 24

1 Đối tượng tranh chấp - - - 1 s21 1131111111111 T1 111111111 111111 01012111111 81x 24

3 Nội dung hỗ sơ c2 22251112521 115 11112511111 111111111 110115 01051011011 1x HH ng 24 4 Yêu cầu của các bên - - - 2111121 5123111112111 11111151 1111150101101 TH g 25

Ki Ca 29

1 Đối với yêu cầu Tòa án tuyên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái với quy định

2 Đối với yêu cầu buộc Công ty phải trả tiền lương, BHXH, BHYT 34 3 Đối với yêu cầu buộc Công ty phải trả ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương: 4 Đối với yêu cầu buộc trả tiền vi phạm thời gian báo trước : :-ccsssssssse: 36

Trang 4

A PHAN NOI DUNG

góc độ của pháp lý hay quản lý thì kỷ luật lao động luôn là yếu tố không thê thiếu

Từ đó, Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa rằng: “Ký luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.” Theo khải niệm nay,

kỷ luật lao động quy định là trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc tuân thủ vào các

nội dung được quy định trong nội quy lao động: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi,

trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp; các hành vị vị phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất Là một chế định

quan trọng của Luật Lao động, chế độ kỹ thuật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp cơ quan tô chức, quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành

hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó

Kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là việc tuần theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động Đề đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc đề ra kỳ luật lao động, pháp luật quy định các nội dung trên phải được cụ để trong nội quy lao động

1.2 Ý nghĩa kỷ luật lao động

Trang 5

Kỷ luật lao động là công cụ giúp người sử dụng lao động thực hiện quyền làm chủ của mình đối với người lao động trong khuôn khô pháp luật nên nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động

- Đối với Nhà nước:

Xét về mặt kinh tế, mỗi cá nhân chấp hành ký luật lao động tốt sẽ tạo nề nếp, trật tự trong doanh nghiệp Cùng với chuyên môn, kinh nghiệm và tính ký luật cao giúp doanh nghiệp vận hành máy móc, thiết bị được trơn tru không xảy ra thiệt hại, tránh tiêu hao nhiều

nguyên nhiên liệu Từ đó giúp doanh nghiệp có doanh số ôn định, góp phần thúc đây kinh

tế đất nước khi tăng khá năng cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Ngoài ra, người lao động có tính kỷ luật cao sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiêu biểu là người lao động Nhật Bản Điều này sẽ giúp các nước nông nghiệp được tiếp cận thiết bị công nghệ cao, giảm thiêu sức lao động tay chân của con người nhưng đòi hỏi phải có chuyên môn vận hành máy móc

Xét về mặt xã hội, khi làm việc với tính kỷ luật cao sẽ tao ra nang suất hiệu quả cho

doanh nghiệp, góp phần giữ vững nền kinh tế ôn định cho đất nước Từ đó, góp phần cải

thiện đời sông của người lao động cả về tỉnh thần và vật chất dẫn đến điều kiện xã hội thay

đôi, ngân sách nhà nước dồi dào sẽ đám bảo các điều kiện phúc lợi xã hội của người lao động như trường học, bệnh viện khu vui chơi giải trí, Hơn nữa, việc tuân theo ký luật sẽ

tránh những bất đồng xung đột, tranh chấp, kiện tụng giữa người lao động và người sử dụng

lao động từ đó tạo nên xã hội ôn định, an toàn

- Đối với người sử dụng lao động:

Trong quá trình sản xuất, người sử dụng lao động có quyền giám sát, kiêm tra hiệu quá làm việc của người lao động thông qua kỷ luật lao động Do vậy, khi có đôi tượng vi phạm kỷ luật lao động người sử dụng lao động được xử lý kỷ luật — quyền tương đối quan trọng của người sử dụng lao động Việc doanh nghiệp khen đúng người, phạt đúng tội sẽ

thúc đây được sự tự giác của người lao động với việc khen thưởng, sẽ tạo hiệu ứng đảm

đông và doanh nghiệp đương nhiên sẽ phát triên rất bền vững Điều đó càng gia tăng lợi ích của người sử dụng lao động

- Đổi với người lao động:

Trang 6

Việc chấp hành kỷ luật lao động sẽ tạo cho người lao động thói quen tốt như thời gian làm việc, quy trình công việc giúp họ nâng cao tay nghề, đặc biệt là tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống cá nhân và gia đình Việc nâng cao tay nghề cũng giúp họ có những bước tiễn trong sự nghiệp như thăng chức, được điều đi học nghề ở nước ngoài Ngoài ra, kỷ luật lao động giúp người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc họ đang đảm nhận Người lao động có ý thức giữ gìn bí mật kinh doanh bí mật công nghệ của doanh nghiệp, có tính tự giác, từ đó hoàn thiện bản thân người lao động trở thành người có ích cho xã hội Hơn nữa, việc tuân thủ kỷ luật lao động giúp người lao động tránh được những tai nạn nghề nghiệp không đáng có, như việc đeo găng tay hay mặc đồ bảo hộ, nhất là những công việc có độ nguy hiểm cao càng phải chú trọng kỷ luật lao động tránh việc tùy tiện, chủ quan gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng

1.3 Nội quy lao động

Về thâm quyền và phạm vi ban hành nội quy lao động, căn cứ vào khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “ Người sứ dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trỏ lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.”

Từ đó, ta có thể hiểu là đối với doanh nghiệp từ 10 người phải có nội quy lao động bằng văn bản còn trường hợp những doanh nghiệp dưới 10 người thì không cần nội quy bằng

văn bản Ban hành nội quy lao động được hiểu vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ của

người sử dụng lao động nhằm đảm bảo trật tự lao động trong sản xuất, kinh doanh có thể vận hành bình thường và đạt hiệu quả cao

Đối với phạm vi ban hành nội quy lao động thì ở đây khoản I Điều 118 đã sử dụng

cụm từ “#gười lao động" đây là điểm đổi mới so với Bộ luật Lao động 2012 thay thế cho

từ “doanh nghiệp” đề chỉ ra rằng không chỉ doanh nghiệp mà còn có những cơ quan khác ngoài doanh nghiệp có thể ban hành nội quy lao động

Về nguyên tắc ban hành nội quy lao động, theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan” Vi vậy người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động không trái với pháp luật

Về nội dung của nội quy lao động, việc xây dựng là trách nhiệm của người sử dụng lao động và đây là những cơ sở để sử dụng để xử lý kỷ luật mà đối tượng ở đây là người

3

Trang 7

lao động Từ đó, để tránh trường hợp vì mục đích lợi nhuận của mình mà người sử dụng lao động lạm quyền, đặt ra các quy định quá khắt khe đối với người lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, pháp luật đã quy định người sử dụng lao động khi ban hành nội quy lao động phải tuân theo các quy định về nội dung nội quy lao

động Căn cử vào khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung của nội

quy lao động như sau:

Thứ nhất, nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

- Trật tự trong doanh nghiệp;

- An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

- Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Các hành vị vị phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý ký luật lao động và trách nhiệm

vật chất

Thứ hai, trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng phải tham khảo ý kiến

của tô chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

Tu ba, nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội

dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động đã ban hành nội quy lao động phải có trách nhiệm đăng ký bản nội quy lao động với cơ quan lao động cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày, kế từ ngày ban hành nội quy lao động

Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải

được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc

Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kế từ ngày có cơ quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động

2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kỷ luật lao động 2.1 Nghĩa vụ tuân thủ ký luật lao động của người lao động

Từ các quy định từ Điều L17 đến Điều 128 về Kỷ luật lao động của Bộ luật Lao động

2019, ta có thê thấy nghĩa vụ cơ bản của người lao động trong quan hệ ký luật lao động đó

Trang 8

là nghĩa vụ tuân thủ kỷ luật lao động Mà cụ thé, chúng ta có thể khái quát thành các nghĩa

Nghia vu dau tiên của người lao động đó là thực hiện các quy định cụ thể về thời gian làm việc và trật tự trong đơn vị Tùy tính chất công việc, tuân theo những quy định của pháp luật, cũng như những thỏa thuận trong thỏa ước mà các đơn vị sẽ đặt ra các quy định cụ thê về thời gian làm việc trong ngày, trong tuân, trong mỗi ca, số ngày làm thêm,

giờ bắt đầu làm việc, giờ nghỉ giải lao và thời điểm kết thúc ngày, ca làm việc Người lao

động cần tuân thủ đúng theo các quy định trên nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị được

ôn định, nhịp nhàng, đảm bảo hiệu quả lao động, hay ở chiều ngược lại chính là giúp người

lao động sử dụng thời gian hợp lý và tăng thêm thu nhập Ngoài ra, người lao động phải tuân theo quy định về địa điểm, phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp, ra vào công để giữ trật tự chung trong cơ quan, doanh nghiệp

Nghĩa vụ tiếp theo của người lao động đó là thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh nơi làm việc, tuân thủ các quy định về kỹ thuật, công nghệ Trong quá trình làm việc, người lao động phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn lao động, phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng yêu cầu, đảm báo các quy định về vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường Ngoài ra, các vẫn đề về kỹ thuật, công nghệ cũng phải được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính đồng bộ, tính liên kết và hiệu quá trong các hoạt động của người

lao động cũng như hoạt động tập thể của cá đơn vị Thực hiện nghĩa vụ này không những dam bao hiệu quả sản xuất mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động

Nghĩa vụ cuối cùng của người lao động trong tuân thủ kỷ luật lao động có thê kế đến

nghĩa vụ bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vi Vốn, tài sản của người

sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh được nhà nước bảo hộ trong nhiều quy định pháp luật Do đó, người lao động có nghĩa vụ phải bảo vệ, nêu làm thiệt hại thì người lao động sẽ có trách nhiệm bồi thường theo pháp luật Tiếp đó, nghĩa vụ bảo vệ bí mật công nghệ hay bí quyết kinh doanh mà đơn vị giao cho người lao động trong phạm vi công việc

là nghĩa vụ không thể xem nhẹ trong điều kiện kinh tế thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cạnh tranh, duy trì sự ton tại và sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, nếu tiết

1 Tham khảo Giáo trình Luật lao động, NXB Đại học Quốc gia Thành phó Hà Chí Minh, mục 1.2.1, chương 9, trang

Trang 9

lộ bí mật, người lao động sẽ bị kỷ luật, bị bồi thường và có thê bị truy cứu trách nhiệm hình

sự tùy theo mức độ lỗi và mức độ thiệt hại

2.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Song song với những nghĩa vụ của người lao động thì người sử dụng lao động cũng

sẽ có các trách nhiệm của họ, cụ thê là nội dung các trách nhiệm của người sử dụng lao động như SAU:

2.2.1 Thực hiện các quy định về ban hành nội quy lao động

Việc ban hành nội quy lao động là một quyền của người sử dụng lao động, đồng bộ với quyền tô chức và quản lý Đề tránh tình trạng lạm quyền và đảm bảo tính chấp hành, pháp luật nước ta đã có quy định cụ thế về những nội dung của nội quy lao động tại Điều

118 Khoản 3 Bộ luật Lao động 2019

“1 Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản

2 Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan Nội quy lao động bao gồm những nội dụng chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giò nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc; c) An toan, vé sinh lao động,

đ) Phòng, chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy roi

tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tHỆ của người sử

Trang 10

3 Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bồ sung nội quy lao động, người sử dung lao động phải tham kháo ý kiến của tô chức đại điện người lao động tại cơ sở đối với

nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

4 Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải

được niêm vết Ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc

5 Chính phú quy định chỉ tiết Điều này ”

Về nguyên tắc, người sử dụng lao động sẽ không được xử lý kỷ luật lao động hoặc áp dụng trách nhiệm vật chất đối với các hành vi không quy định trong nội quy Các nội dung trong bản nội quy cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Điều 118 và không trái với quy định của pháp luật, thỏa ước của tập thể và phải được đăng ký tại cơ quan lao động cấp tỉnh

2.2.2 Tổ chức hợp lý và kiểm tra quá trình lao động của người lao động

Việc thực hiện tô chức hợp lý và khoa học quá trình lao động của người lao động là

một yếu to quan trọng trong việc tạo ra kỷ luật lao động tại đơn vị Việc tô chức này không chỉ thực hiện dựa trên việc mang lại cho đơn bị nguồn lợi nhuận, phục vụ mục đích kinh doanh mà còn cần xem xét trên trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với sự ôn định,

đảm bảo công việc, sức khỏe và thu nhập cho người lao động Cần xây dựng một cơ cầu tô chức hợp lý, lựa chọn và sắp xếp nhân sự phù hợp, lập các kế hoạch và đưa ra các mệnh lệnh một cách phù hợp và hiệu quả trên cơ sở pháp luật

Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động cũng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình lao động Nếu người lao động không làm tròn nghĩa vụ, để xảy ra vi phạm an toàn lao

động, vệ sinh lao động thì sẽ phải chịu thiệt hại trước và bồi thường Có sự xây dựng hợp

ly nhưng không đảm bảo quá trình thực hiện của người lao động thì cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp

2.2.3 Thuc hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và vệ sinh môi IrƯưÒng Đây là một nghĩa vụ quan trọng vì an toàn vệ sinh lao động là điều kiện để người

lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình và tuân thủ kỷ luật Những quy định, quyền quản

lý, tô chức kiểm tra quá trình lao động cùng với hoạt động kinh doanh đều dựa trên mục đích có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Do đó, họ có trách nhiệm rất quan trọng là

Trang 11

phải đảm bảo được sức khỏe, tính mạng và giữ gìn môi trường sống và làm việc tốt cho người lao động bằng cách triệt để tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động Đây

cũng là cách để đảm bảo sự ôn định trong nhân sự, đảm bảo các kế hoạch được thực hiện

và không làm ảnh hưởng đến kinh tế đơn vị

Người sử dụng lao động cũng cân thực hiện đúng pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng đã ký kết với người lao động, đảm bảo công bằng, minh bạch trong tất cả các hoạt động kỷ luật tại đơn vị, tôn trọng người lao động và đại diện tập thể

trên cơ sở qui định của pháp luật Vì vậy họ sẽ tự giác thực hiện những điều mà chính họ thoả thuận

3.2 Tác động xã hội

Tác động xã hội là biện pháp tạo ra và hướng dư luận xã hội vào việc lên án phê

phán những hành vi vi phạm kỷ luật lao động và biểu lộ thái độ tán thành đối với những

gương tốt, những cá nhân, tập thể tiêu biêu Biện pháp này vừa có ý nghĩa đạo đức vừa có ý nghĩa pháp lý vì tuân thủ kỷ luật lao động không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một nội dung của đạo đức xã hội Xã hội ngày càng phát triển, ý thức pháp luật của người lao động cảng cao thì vai trò của dư luận xã hội càng có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho các biện pháp pháp ly

3.3 Khen thưởng

Trang 12

Khen thưởng là một biện pháp biểu dương về mặt tỉnh thần có kèm theo khuyến khích vật chất đối với người lao động có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động: từ đó mà động viên tính tích cực tự giác của bản thân người lao động có thành tích, cũng như của những người lao động khác trong doanh nghiệp Trong đơn vị sử dụng lao động người sử dụng lao động cùng với các tô chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ phải luôn thực hiện việc khen thưởng kip thời, hợp lý, mức độ khen thưởng tương đương

với thành tích đạt được

3.4 Ap dụng trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất

Ngoài các biện pháp tác động về mặt xã hội, cần có một chế tài đủ mạnh đề áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ký luật lao động Đó là việc áp dụng trách nhiệm

kỷ luật, trách nhiệm vật chất Biện pháp này nhằm đề nhắc nhở, trừng phạt hoặc loại ra khỏi

tập thê lao động những người vi phạm ký luật lao động tuỳ theo mức độ vi phạm của họ,

hoặc buộc người lao động phải bồi thường thiệt hại về tài sản khi có hành vi làm hư hỏng,

làm mất dụng cụ thiết bị được giao Biện pháp này có tinh chat va tam quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo và tăng cường kỷ luật lao động trong các đơn vị sử dụng lao động, cho nên chúng ta sẽ xem xét ở phần sau

4 Trách nhiệm kỷ luật lao động

4.1 Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động

Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đôi với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách

buộc họ chịu một trong các hình thức kỷ luật

4.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Khi xử lý vi phạm ký luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý sau:

- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm

kỷ luật lao động

- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chí áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Trang 13

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi

mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mắt khả năng nhận thức hay khả năng điều

khiển hành vi

- Cam xâm phạm thân thê, nhân phẩm người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động

- Cấm dung hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

- Câm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy

định trong nội quy lao động

- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: + Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thâm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vị phạm được quy định tại Khoản l và Khoản 2 Điều 125 của Bộ luật nảy;

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuôi

4.3 Can cw ap dung trách nhiệm kỷ luật lao động

Có 2 cơ sở để xác định trách nhiệm ký luật lao động gồm: hành vị vĩ phạm kỷ luật lao động và có lỗi

4.3.1 Hành vi vi phạm kỷ luật lao động

- Là việc vi phạm các nghĩa vụ lao động trong một mối quan hệ lao động nhất định

- Hành vi bị coi là vĩ phạm khi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ lao động

- Phải xác định rõ những nghĩa vụ lao động cụ thể đã bị vi phạm

4.3.2 Lỗi

- Người lao động bị xem là có lỗi khi họ vi phạm ký luật lao động trong khi có đủ điều kiện

và khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ lao động

- Dựa vào lý trí và ý chí khi vi phạm, phân thành 2 loại: lỗi cô ý và lỗi vô ý

- Phải có ca hanh vi vi phạm kỷ luật lao động và có lỗi thì mới chịu trách nhiệm ky luật

10

Trang 14

- Thực hiện bằng lời nói hoặc văn bán

Ví dụ: ăn mặc sai quy định, hút thuốc lá ở khu vực cắm hút thuốc,

4.4.2 Kéo dài thời gian nâng lương không quả 06 tháng

- Ap dụng với người lao động có hành vi vi phạm mức độ nặng hơn so với khiển trách; - Thực tế thường được áp dụng khi người lao động đã bị khiến trách bằng văn bản mà tiếp tục vi phạm với thái độ xem thường kỷ luật lao động

4.4.3 Cách chức

- Chỉ áp dụng với người lao động giữ chức vụ trong đơn vị sử dụng lao động;

- Chỉ áp dụng với những hành vi vi phạm nghiêm trọng vì đề lại hậu quả về vật chất và danh tiếng đối với người bị cách chức

Không có quy định nào bắt buộc hành vi vi phạm nào ứng với ba hình thức xử lý kỷ luật lao động trên, việc áp dụng hình thức nao sé do người sử dụng lao động chủ động quyết định

4.4.4 Sa thải

Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất, theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động

2019, sa thải được áp dụng trong các trường hợp sau:

“1 Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng

ma túy tại nơi làm việc;

2 Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền SỞ hữm trí tuệ của người sứ dụng lao động, có hành vì gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe

2 Điều 124 Bộ luật Lao động 2019

11

Trang 15

dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sứ dụng lao động hoặc

quấy rồi tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3 Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tải phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vì vi

phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật

này;

4 Người lao động tự ý bó việc 05 ngày cộng dần trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dần trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính dang

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gốm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân

nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp

khác được quy định trong nội quy lao động ” 9 Thủ tục xử lý ví phạm kỷ luật lao động

Theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kê từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp

đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao

động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng 5.2 Thủ tục xứ Íÿ vỉ phạm ký luật lao động

Căn cứ theo Điều 122, Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, Điều 70 Nghị định

145/2020/NĐ-CP thủ tục xử ly vĩ phạm kỷ luật như sau:

- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiễn hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tô chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ I5 tuôi Trường hợp người sử dụng lao động

phát hiện hành vị vì phạm ký luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực

hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động

- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động người sử dụng lao động tiễn hành họp xử lý kỷ luật

lao động

12

Trang 16

- Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp

và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122

của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản

- Trong thời hiệu xử lý ký luật lao động tại khoản l, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao

động, người có thâm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản I Điều

122 của Bộ luật Lao động

- Người bị kỷ luật lao động nếu thấy hình thức kỷ luật lao động đối với mình không thỏa

đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thấm quyên hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Khi cơ quan có thâm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, thì người sử dụng lao

động phải hủy bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật

chất cho người lao động 5.3 Xóa kỷ luật lao động

Căn cứ theo điều 126 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Ngoại trừ hình thức ký luật sa thải chỉ áp dụng trong các trường hợp nhất định, thì thời điểm xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động được quy định như sau: - Người lao động bị khiên trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý ký luật cách chức sau 03 năm kê từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật

Như vậy, thời điểm xóa kỷ luật của người lao động cũng phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hình thức ký luật, hay nói cách khác là mức độ nghiêm trọng của hành vị vị phạm

kỷ luật mà người lao động thực hiện

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiên bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời

hạn

Trường hợp giảm thời gian chấp hành kỷ luật chỉ thực hiện đối với hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương do đây là hình thức kỷ luật duy nhất có mang tính chat thời hạn, kéo dài Việc giảm thời gian chấp hành kỷ luật chỉ được áp dụng với 02 điều kiện:

13

Trang 17

() Người lao động đã chấp hành được một nửa thời hạn xử lý kỷ luật, tức ít nhất 03 tháng

kể từ ngày bị xử lý ký luật, tức một quãng thời gian đủ để người lao động nhận được tính cảnh cáo cho mình thông qua xử lý kỷ luật Nếu thời gian ngắn hơn 03 tháng, thì hình thức xử lý kỷ luật không còn nhiều ý nghĩa với người lao động

(ñ) Người lao động có sự sửa chữa, tiền bộ Đây là điều kiện mà người sử dụng lao động đánh giá thông qua hoạt động giám sát, quản lý, điều hành, người lao động thực hiện các công việc trong thời hạn chịu xử lý ký luật của người lao động, nên có thể mang tính chủ quan của người sử dụng lao động

5.4 Tạm đình chỉ công việc của người lao dong

Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong 01 trường hợp là khi người lao động vi phạm nội quy lao động

Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều

kiện sau:

- Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp

- Nếu xét thấy đề người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh - Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của tô chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên

Theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, thời gian tạm đình chỉ công việc của

người lao động được quy định như sau:

- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá l5 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng

50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc

- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động

trở lại làm việc

Sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, tiền lương trong thời gian nghỉ do đình

chỉ công việc được xác định như sau:

- Sau khi điều tra, xác minh vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động:

Người lao động được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận cho toàn bộ thời gian bị

tạm đình chỉ công việc

14

Trang 18

- Sau khi điều tra, xác minh vi phạm mà bị xử lý kỷ luật lao động:

Người lao động không được trả lương nhưng cũng không phải trả lại số tiền lương

đã tạm ứng

II Trách nhiệm vật chất của người lao động trong quan hệ lao động 1 Khái niệm trách nhiệm vật chât

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động có thê được người sử dụng lao

động giao cho quản lý, sử dụng, chiếm hữu các loại dụng cụ, thiết bị hoặc tài sản khác của

doanh nghiệp đề người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trong quá trình đó, người lao động có thể làm mắt, làm hư hỏng hoặc gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp Và người sử dụng lao động sẽ yêu cầu người lao động buộc phải bồi thường thiệt hại mà họ gây ra Đây là trách nhiệm vật chất của người lao động

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt

hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tính thần trách nhiệm trong

khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

Trong quan hệ lao động, trách nhiệm vật chất chủ yếu bao gồm hai trường hợp:

- Lam mat dung cy, thiết bị hoặc các tài sản khác được doanh nghiệp giao hoặc làm tiêu

hao vật tư vượt quá định mức cho phép;

- Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.”

Nếu xem xét quy định tại Khoản l Điều 129 “Người lao động làm hư hỏng dụng cu, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" thì có thê nhận thấy thực chất đây là một loại trách

nhiệm dân sự

Tuy nhiên, giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm vật chất vẫn tồn tại nhiều điểm

khác biệt Cụ thê là việc giới hạn trách nhiệm bồi thường của người lao động tại Khoản l

Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 “gáy /hiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương” nhằm bảo vệ người lao động nếu không may gây thiệt hại quá lớn một cách vô ý Không những vậy, trách nhiệm bồi

3 Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình Luật Lao động, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2020, tr 311

15

Trang 19

thường của người lao động cho người sử dụng lao động còn được giới hạn thêm “bôi /hường

thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp

có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan

không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện

pháp cân thiết và khả năng cho phép thì không phải bôi thường tại Khoản 2 Điều này Quy định này của pháp luật giúp xác định người lao động chí cần bôi thường các thiệt hại vật chất và là những thiệt hại do hành vi vi phạm của người lao động trực tiếp gây ra 2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất là các điều kiện cần và đủ để người sử dụng

lao động quy trách nhiệm vật chất cho người lao động Việc áp dụng trách nhiệm vật chất

đối với người lao động chỉ được tiễn hành khi có đủ các căn cứ sau đây:

- Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động:

Hanh vi vi pham kỷ luật lao động là hành vĩ không hoàn thành nghĩa vụ được giao

hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó và đó là vĩ phạm quy định của pháp luật và nội quy lao động

Hành vi vi phạm ký luật lao động cũng có thể được hiểu là việc người lao động không có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động

- Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động

Thiệt hại tài sản cho người sử dụng lao động là là sự giảm bớt 36 lượng hoặc giá trị tài sản của người sử dụng lao động Việc xác định căn cử này là việc tìm ra tải sản bị thiệt

hại của người sử dụng lao động là tài sản gì, tài sản đó bị mất hay bị hư hỏng, giá trị và số

lượng tài sản bị thiệt hại là bao nhiêu

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng, thiệt hại để áp dụng trách nhiệm vật chat trong quan hệ lao động phái là những thiệt hại thực tế xảy ra Trong quan hệ lao động, các công việc, nghĩa vụ của người lao động thường gắn liền với tài sản của người sử dụng lao động

nên việc gây thiệt hại về tài sản là điều không thê tránh khỏi Vì vậy, chỉ có thể buộc người

lao động bồi thường thiệt hại trực tiếp về tài sản, không thê buộc họ bồi thường cả những

thiệt hại gián tiếp

16

Trang 20

- Có môi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật và thiệt hại xảy ra

Có nghĩa là từ hành vi vi phạm đó phải gây ra thiệt hại về tài sản Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xây ra không có môi quan hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường - Có lỗi

Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường Nếu không có lỗi thì mặc dù có

đầy đủ ba căn cử trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật

chất Ví dụ như trường hợp người lao động gây thiệt hại trong tình trạng bất khả kháng (trường hợp do thiên tai, hỏa họan, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép) thì người lao động không phải bồi thường

Trong trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào

nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện cụ thê của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác

3 Mức và cách thức bồi thường, thủ tục xử lý

Khi xác định mức độ bồi thường phải tuân theo nguyên tắc mức bôi thường không

vượt quá mức thiệt hại thực tế mà người lao động đã gây ra

Đối với trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vĩ

khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phái bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hai đã gây ra Nêu trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiêu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là

03 tháng tiền lương và bị khẩu trừ hằng tháng vào lương theo quy định

Đối với trường hợp người lao động làm mắt dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử

dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá

định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị

trường Các trường hợp bồi thường theo thời giá thị trường phải được quy định cụ thé trong nội quy lao động của doanh nghiệp Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi

thường theo hợp đồng trách nhiệm Trường hợp bắt khả kháng thì không phải bồi thường

17

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w