1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay

44 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Vi Phạm Giao Thông Đường Bộ Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Tô Gia Bảo, Huỳnh Đạt, Nguyễn Hồ Ngọc Hiếu, Phạm Vũ Tuấn Hưng, Trần Thạch Tuân
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,14 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (6)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (7)
    • 2.1. Các khái niệm (8)
      • 2.1.1. Khái niệm giao thông (8)
      • 2.1.2. Khái niệm đường bộ (0)
      • 2.1.3. Khái niệm hành vi vi phạm giao thông đường bộ (0)
    • 2.2. Nội dung thực tiễn (9)
    • 2.3. Nguyên nhân (22)
      • 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan (22)
      • 2.3.2. Nguyên nhân khách quan (27)
    • 2.4. Hệ quả (32)
    • 2.5. Giải pháp (35)
      • 2.5.1. Các giải pháp (35)
      • 2.5.2. Bài học kinh nghiệm (38)
  • Phần 3: KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

Khái niệm giao thông Giao thông là hệ thống di chuyển của con người dưới nhiều hình thức khác nhautừ đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa, tàu thủy cho đến máy bay,...Những p

NỘI DUNG

Các khái niệm

Giao thông là hệ thống di chuyển của con người dưới nhiều hình thức khác nhau từ đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, xe bus, tàu hỏa, tàu thủy cho đến máy bay, Những phương tiện này thường được tổ chức và kiểm soát một cách chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tham gia giao thông là quá trình mà người điều khiển phương tiện giao thông sẽ di chuyển trên các tuyến đường, làn đường theo như quy định của Pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông Trong đó, an toàn giao thông có thể được hiểu đơn giản là sự đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy hay đường hàng không, không xảy ra tai nạn, thương vong do va chạm 5

2.1.2 Khái niệm đường bộ

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 6 , khái niệm “đường bộ” bao gồm những yếu tố như sau:

- Đường bao gồm: Nền đường, Mặt đường, Lề đường, Lề phố.

- Cầu đường bộ: Cầu vượt sông, Cầu vượt khe núi, Cầu vượt trong đô thị, Cầu vượt đường sắt, Cầu vượt đường bộ, Cầu vượt biển, Cầu dành cho người đi bộ.

- Hầm đường bộ bao gồm: Hầm qua núi, Hầm ngầm qua sông, Hầm chui qua đường bộ, Hầm chui qua đường sắt, Hầm chui qua đô thị, Hầm dành cho người đi bộ.

Bên cạnh đó, còn có: Bến phà, Cầu phao đường bộ, Đường ngầm, Đường tràn.

5 Sao Tháng Năm, “Giao thông là gì? Các đối tượng tham gia giao thông đường bộ”, https://saothang5.com/giao- thong-la-gi.html , ngày cập nhật 17/10/2023

6 Cao THuy, “Giao thông đường bộ là gì? Những phương tiện giao thông đường bộ gồm”, https://bravigo.vn/giao- thong-duong-bo-la-gi , ngày cập nhật 28/08/2023

2.1.3 Khái niệm hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ với rất nhiều loại hành vi khác nhau như

Một số hành vi thường gặp: không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng làn đường, phần đường quy định; không phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; không tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường; không giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; không giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ;không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều; khi lùi xe không quan sát phía sau; không giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình v.v… 7

Nội dung thực tiễn

7 UBND tỉnh Bình Phước , “Hành vi vi phạm qui định về an toàn giao thông đường bộ”, https://binhphuoc.gov.vn/vi/ stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/hanh-vi-vi-pham-quy-dinh-ve-an-toan-giao-thong-duong-bo-953.html , ngày

Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát

Với mẫu khảo sát đến từ 100 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số sinh viên nam tham gia lên đến 77,5% Mẫu kết quả này không đại diện cho tổng thể nhà trường.

Theo kết quả khảo sát, hơn 60% sinh viên đã vi phạm giao thông đường bộ Với một con số cao như vậy làm gia tăng tình trạng người nhập viện vì tai nạn giao thông Chính vì vậy tỉ lệ sinh viên đã từng vi phạm chiếm tới 64.%, sinh viên chưa vi phạm chiếm khá ít chỉ có 35,2% và chỉ chiếm 0.7% là vi phạm nhiều lần.

Dựa trên biểu đồ được lấy từ khảo sát, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm thông đường bộ hiện nay là Rất cao.

Dấu hiện cho thấy vấn đề vi phạm giao thông đường bộ hiện nay là rất nghiêm trọng:

- Số lượng người đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ mức “4” hoặc “5” chiếm tới 68,3%

- Số lượng người đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ là “3” chỉ chiếm 23,9%.

- Số lượng người đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ ở mức “1” và “2” khá là thấp chỉ chiếm 7,7%.

Hình 2: Biểu đồ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ hiện nay

Hình 3: Biểu đồ tần suất nghe, chứng kiến hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Vi phạm giao thông đường bộ hiện nay là vấn đề rất phổ biến và gây ra nhiều nhức nhối, với đa số người dân thường xuyên chứng kiến hoặc nghe về các hành vi vi phạm, là một thực trạng đáng báo động Các kết quả cho thấy tần suất vi phạm giao thông là cao, với một tỷ lệ lớn người tham gia khảo sát cho biết họ gặp phải hành vi vi phạm giao thông một cách thường xuyên Cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa con số đáng báo động này giàm dần

Hình 4: Biểu đồ phản ánh tần suất vi phạm giao thông

Qua kết quả khảo sát gần đây, ta nhận thấy một diễn biến đáng chú ý về hành vi vi phạm giao thông Số liệu cho thấy rằng, mặc dù có 35,1% sinh viên chưa từng vi phạm giao thông, nhưng đáng lưu ý hơn là 64,1% sinh viên khác đã vi phạm giao thông.

Trong số này, có 0,7% sinh viên đã và đang gây ra vô số lần vi phạm giao thông Đây là một con số đáng lo ngại, đặc biệt là khi chúng ta được tuyên truyền rất nhiều an toàn giao thông thông qua các buổi sinh hoạt và làm bài trắc nghiệm.

Có vẻ như cần có những biện pháp cụ thể hơn để hỗ trợ nhóm sinh viên này tham gia giao thông an toàn Có những hướng khác phục như:

Thứ nhất: Cần tăng cường giáo dục và tuyên truyền và luật giao thông, nhằm nâng cao ý thức của sinh viên.

Thứ hai: Đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để giảm thiểu các tình huống dễ gây vi phạm.

Thứ ba: Tăng cường việc kiểm tra và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm để răn đe và giảm thiểu vi phạm.

Hình 5: Biểu đồ phản ánh tình hình an toàn giao thông đường bộ hiện nay

Nhận thấy tình trạng tăng đáng kể (5): 15,6%

- Một tỷ lệ đáng kể sinh viên tham gia khảo sát nhận thấy tình hình an toàn giao thông tăng đáng kể trong thời gian gần đây Điều này có thể do các biện pháp cải thiện an toàn giao thông đã có hiệu quả.

Nhận thấy tình hình không thay đồi (1): 7,8%

- Phần nhỏ sinh viên tham gia khảo sát cho rằng tình hình an toàn giao thông không có sự thay đổi rõ rệt Đây là dấu hiệu cho thấy sự ổn định nhưng cũng có thể ám chỉ rằng những cải tiến chưa đủ để tạo ra sự khác biệt lớn.

Nhận thấy tình hình giảm đáng kể: chỉ có 0,7%

- Một số ít sinh viên cho rằng tình hình an toàn giao thông đã giảm đáng kể Điều này có thể là do một số yếu tố cụ thể ở khu vực họ sinh sống hoặc làm việc.

Các mức độ thay đổi khác (2, 3, 4) với tỷ lệ lần lượt là 12,8%, 45,4% và 17,7%

- Phần lớn sinh viên cho rằng tình hình an toàn giao thông có thay đổi nhưng không quá đáng kể Điều này cho thấy rằng cso một sự cải thiện nhất định, nhưng không đủ lớnd dể được cảm nhận rõ rệt bớt tất cả sinh viên.

- Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát nhận thấy tình hình an toàn giao thông ổn định hoặc có cải thiện nhẹ Điều này cho thấy các biện pháp an toàn giao thông có thể đã có hiệu quả nhưng cần được tăng cường thêm Mặc dù có một số người nhận thấy tình hình tăng hoặc giảm đáng ể phần lớn vẫn nằm ở giữa cho thấy cảm nhận về sự thay đổi không đồng nhất Để đạt được sự cải thiện rõ rệt hơn, cần tiếp tục và tăng cường các biện pháp an toàn giao thông bao gồm giáo dục hạ tầng và thực thi pháp luật.

Hình 6: Biểu đồ phản ánh những phản ứng, hành động khi chứng kiến tai nạn giao thông đường bộ

- Báo ngay tin cho cơ quan công an (68,1%) đây là hành động được nhiều người chọn nhất cho thấy nhận thức cao về việc thông báo cho các cơ quan chức năng để họ có thể can thiệp kịp thời.

- Một tỷ lệ lớn sinh viên tham gia khảo sát sẵn sàng giúp đỡ và cứu chữa nạn nhân với 58,2% Điều này phảnh ánh tinh thần nhân đạo và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong các tình huống khẩn cấp.

- Chở người bị nạn đi cấp cứu (36,9%) một số lượng đáng kể sinh viên sẵn sàng chở nạn nhân đến cơ sở y tế cho thấy nhiều sinh viên sẵn long hành động trực tiếp để giúp đỡ nạn nhân.

Nguyên nhân

Tình trạng vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam đang ở mức báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản Việc phân tích các nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Một số nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay:

2.3.1.1 Thiếu ý thức chấp hành luật giao thông: Đây là nguyên nhân then chốt dẫn đến tình trạng vi phạm giao thông. Nhiều người tham gia giao thông còn thờ ơ, chủ quan, coi thường luật lệ, dẫn đến các hành vi như: đi xe không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, lấn sang phần đường ngược chiều, không nhường đường cho người đi bộ,

Thiếu ý thức xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

- Giáo dục về luật giao thông còn hạn chế: Kiến thức về luật giao thông chưa được phổ cập rộng rãi, chưa đi sâu vào ý thức của người dân.

- Môi trường xã hội tác động: Việc chứng kiến nhiều người vi phạm mà không bị xử lý khiến một số người có tâm lý coi thường luật pháp.

- Thiếu gương mẫu từ người lớn: Một số bậc phụ huynh, cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông, ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ.

- Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Đối với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, không ít người có thói quen uống rượu bia ngay cả khi điều khiển xe, nồng độ cồn cao quá mức cho phép hết sức nguy hiểm khi tham gia giao thông.Đây là mối nguy hiểm lớn trên đường, dẫn đến mất tập trung, khả năng điều khiển phương tiện giảm sút, dễ gây tai nạn.Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông xuất phát từ thói quen, tập quán sai lầm, sự thiếu kiềm chế và ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông.

- Ý thức pháp luật của người tham gia giao thông thể hiện ở cả nhận thức pháp luật và tâm lí pháp luật, trong đó nổi lên rõ hơn cả là tâm lý, đó là thói quen lạc hậu của số đông những người tham gia giao thông, thái độ coi thường pháp luật của họ.

- Khi tham gia giao thông, một số người có tâm lý nóng vội, bực bội, thiếu kiên nhẫn, dẫn đến các hành vi như: vượt đèn đỏ, bấm còi inh ỏi, chen lấn,

- Yếu tố tâm lý xuất phát từ áp lực công việc, cuộc sống, stress, dẫn đến mất bình tĩnh khi tham gia giao thông.

2.3.1.3 Thiếu kiến thức về luật giao thông:

- Một số người tham gia giao thông còn chưa nắm rõ luật giao thông, dẫn đến vi phạm mà không biết.

- Thiếu kiến thức do chưa được học tập, tìm hiểu kỹ về luật giao thông, hoặc do hệ thống tuyên truyền chưa hiệu quả.

- Nhiều người tham gia giao thông vẫn chỉ quan tâm đến việc “đường này có đi được không” chưa không hề quan tâm đến việc “đường này có được đi không”, thế nên cứ thấy bất cứ chỗ trống nào là lại chen lên, cố đi vào bất kể phải trái, trên dưới Tâm lí thói quen lạc hậu biểu hiện chủ yếu ở người đi bộ và người điều khiển xe thô sơ Nhiều người đi bộ thản nhiên rẽ trái rẽ phải, sang đường tùy tiện, thản nhiên đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ… có một nghịch lí đang tồn tại là người đi xe đạp phải nhường người đi bộ, người đi xe cơ giới phải nhường xe thô sơ…trái hẳn với nguyên tắc đi đường theo luật giao thông.

Một thực tế ở Việt Nam hiện nay là tình trạng quy hoạch giao thông chưa đồng bộ, hệ thống đường bộ của chúng ta chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật,như đô nghiêng, độ bám dính mặt đường, độ phẵng, tầm nhìn… chưa đảm bảo, đường của chúng ta do sử dụng nhựa, đá dăm không đảm bảo tiêu chuẩn nên mặt đường luôn quá nhẵn, trơn trượt do vậy phương tiện dể bị trượt khi trời mưa hoặc không an toàn khi phanh, Hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo chỉ dẫn không được thiết kế thi công đồng bộ, nên hầu hết các tuyến đường không có biển báo, đèn báo, đèn chỉ dẫn giao thông đây cũng là nguyên nhân làm ùn tắc giao thông ở các chỗ đường giao nhau, gây ra vi phạm và gây ra tai nạn giao thông.

Dưới đây là kết quả khảo sát trạng thái của một phần nhỏ sinh viên trong thời gian gần đây về hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay:

Hình 10: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Qua kết quả khảo sát gần đây, ta nhận thấy một diễn biến đáng chú ý về nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Số liệu cho thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ là ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn kém (73%) Tiếp theo là sử dụng các phương tiện không đúng quy định, không đảm bảo an toàn (56,7%) Hệ thống biển báo giao thông nhiều nơi phân bố chưa hợp lý cũng là một nguyên nhân đáng kể (44%) Nguyên nhân được cho là ít phổ biến nhất là sự xuống cấp nghiêm trọng của đường xá: đường gồ ghề và nhấp nhô (39,7%).Chỉ có 0,7% người dùng cho rằng có rất nhiều nguyên nhân, không riêng một ai đều phải chịu trách nhiệm. Ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn kém (73%): Đây là nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tình trạng vi phạm giao thông Nhiều người tham gia giao thông còn thờ ơ, chủ quan, coi thường luật lệ, dẫn đến các hành vi như: đi xe không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, lấn sang phần đường ngược chiều, không nhường đường cho người đi bộ,

Biểu đồ này cho thấy vấn đề ý thức chấp hành luật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm giao thông đường bộ Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan chính nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác như: ham muốn thể hiện bản thân, đua xe, Ở dịch vụ “xe ôm” còn xuất hiện hiện tượng tranh giành khách, chở ba, thậm chí bốn hành khách, chở hàng cồng kềnh… Một số người vì quyền lợi cá nhân mà bất chấp tính mạng của người khác rải đinh trên đường gây những hậu quả khôn lường hiện tượng mua bằng xảy ra phổ biến, nhiều chủ phương tiện không thục hiện kiểm tra độ an toàn cho phương tiện của mình.

Ngoài ra sự quản lí của nhà nước vẫn còn nhiều thiếu xót, khuyết điểm :Chiến lược quy hoạch phát triển giao thông còn chưa phù hợp, chậm đổi mới, kết cấu vận tải giao thông đường bộ còn nhiều yếu kém, bất cập Việc phát triển quá nhanh các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là mô tô, xe máy, nhất là ở các đô thị đã gây nên nhiều hậu quả phức tạp về trật tự an toàn giao thông.Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ.Trật tự kỉ cương giao thông bị buông lỏng quản lí trong lúc tai nạn giao thông liên tục tăng và hiện tượng VPPL ngày càng phổ biến.Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.Đội ngũ cán bộ công chức trong ngành còn nhiều tiêu cực, thiếu sót trong xử lí sai phạm về trật tự an toàn giao thông, trong lĩnh vực sát hạch giấy phép lái xe, kiểm định phương tiện cơ giới làm giảm sút uy tín trong nhân dân.Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa tốt, chưa hiệu quả nên chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội trong đảm bảo an toàn giao thông.

Hình 11: Biểu đồ phản ánh sinh viên biết gì về Luật giao thông đường bộ

Biểu đồ hình tròn cho thấy phần lớn sinh viên (60,9%) không hiểu đầy đủ về Luật giao thông đường bộ Đây là một phát hiện đáng lo ngại, vì nó cho thấy nhiều người có thể không nhận thức được các quy tắc và quy định mà họ phải tuân theo khi lái xe hoặc đi xe trên đường Việc thiếu nhận thức này có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn và vi phạm giao thông cao hơn.

Biểu đồ cũng cho thấy một số ít sinh viên (30,4%) có một số kiến thức về Luật giao thông đường bộ, nhưng họ không hiểu đầy đủ Điều này cho thấy cần có thêm các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức để giúp mọi người tìm hiểu thêm về luật pháp

Cuối cùng, biểu đồ cho thấy một tỷ lệ nhỏ người dân (8%) hiểu rất rõ về Luật giao thông đường bộ Đây là một phát hiện tích cực, vì nó cho thấy có một số người đang dành thời gian để tìm hiểu về luật pháp và tuân thủ luật pháp.

Hệ quả

Vi phạm giao thông đường bộ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, người khác và xã hội Dưới đây là một số hậu quả chính: Đối với bản thân:

9 Thư viện Pháp luật, “Luật giao thông đường bộ”, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-

-Sức khỏe: Vi phạm giao thông đường bộ có thể dẫn đến tai nạn giao thông, gây ra các chấn thương, thương tích, thậm chí tử vong.

-Tài sản: Tai nạn giao thông do vi phạm luật lệ có thể gây thiệt hại cho phương tiện, tài sản của bản thân và người khác.

-Tâm lý: Những người tham gia vào tai nạn giao thông, dù là nạn nhân hay người gây tai nạn, đều có thể phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề. Đối với người khác:

- Sức khỏe: Vi phạm giao thông đường bộ có thể gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Tài sản: Tai nạn giao thông do vi phạm luật lệ có thể gây thiệt hại cho phương tiện, tài sản của người khác.

- Tâm lý: Những người chứng kiến tai nạn giao thông hoặc có người thân bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông cũng có thể phải chịu những tổn thương tâm lý. Đối với xã hội:

- Gánh nặng kinh tế: Tai nạn giao thông do vi phạm giao thông đường bộ gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho xã hội, bao gồm chi phí y tế, chi phí sửa chữa phương tiện, chi phí hỗ trợ người tàn tật,

- Giảm năng suất lao động: Tai nạn giao thông do vi phạm giao thông đường bộ có thể khiến người lao động bị thương vong hoặc mất khả năng lao động,dẫn đến giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Mất an ninh trật tự: Vi phạm giao thông đường bộ có thể dẫn đến ùn tắc giao thông, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngoài ra, vi phạm giao thông đường bộ còn vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dưới đây là biểu đồ dạng cột với câu hỏi "Theo bạn hành vi vi phạm giao thông đường bộ có thể dẫn đến những hậu quả gì đối với nạn nhân?" và 4 lựa chọn trả lời cùng số lượng người đã chọn mỗi lựa chọn được thể hiện bằng hình cột.

Hình 14: Biểu đồ phản ánh hậu của hành vi vi phạm giao thông đường bộ đối với nạn nhân

Từ kết quả khảo sát ta thấy hậu quả phổ biến nhất của vi phạm giao thông đường bộ đối với nạn nhân là đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chiếm79,4% Hậu quả thứ hai là gây ảnh hưởng về mặt vật chất, chiếm 63,1% Hậu quả thứ ba là gây thiệt hại nặng nề đến phương tiện vận chuyển và tài sản,chiếm 51,8% Hậu quả ít phổ biến nhất là không thể lường trước được, chỉ

Biểu đồ cho thấy vi phạm giao thông đường bộ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, bao gồm cả sức khỏe, tài sản và tinh thần.

Hậu quả về sức khỏe là nghiêm trọng nhất, với 79,4% nạn nhân phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng Điều này có thể bao gồm chấn thương, tàn tật, thậm chí tử vong.

Hậu quả về mặt vật chất cũng đáng kể, với 63,1% nạn nhân bị ảnh hưởng Điều này có thể bao gồm thiệt hại tài sản, chi phí y tế và mất thu nhập.

Hậu quả về phương tiện vận chuyển và tài sản cũng đáng kể, với 51,8% nạn nhân bị ảnh hưởng Điều này có thể bao gồm thiệt hại cho xe cộ, xe máy và các tài sản khác.

Hậu quả không thể lường trước được là ít phổ biến nhất, nhưng vẫn có thể xảy ra. Điều này có thể bao gồm những tổn thương tinh thần lâu dài, mất khả năng làm việc hoặc thậm chí tử vong.

Từ biểu đồ này, chúng ta có thể thấy việc vi phạm giao thông đường bộ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân Việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông và tuân thủ luật lệ giao thông là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và bảo vệ an toàn cho mọi người Vi phạm giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và người khác Do đó, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Giải pháp

2.5.1 Các giải pháp: Đối với sinh viên:

Hình 15: Biểu đồ thể hiện các biện pháp để phòng chống hành vi vi phạm giao thông đường bộ

- Giáo dục và nâng cao nhận thức để phòng chống hành vi vi phạm giao thông đường bộ: sử dụng các phương tiện tuyên truyền như báo chí, sách báo, Internet, truyền hình, mạng xã hội Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ do nhà trường tổ chức

- Chấp hành luật lệ giao thông đường bộ: nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông đường bộ Nếu tham gia giao thông đường bộ hãy trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ Không uống rượu khi lái xe Hãy tuân theo sự hướng dẫn của đèn giao thông và người điều khiển giao thông

- Áp dụng các hình phạt nghiêm khắc về hành vi vi phạm giao thông đường bộ: nhận thức được hậu quả của việc vi phạm luật lệ giao thông Tuân thủ luật lệ giao thông một cách tự nguyện. Đối với gia đình:

- Khuyến khích sự tham gia tích cực các hoạt động của cộng đồng: Gia đình có thể khuyến khích hoặc cùng sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục, tuyên truyền luật giao thông đường bộ nhằm nâng cao kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, cũng có thể thảo luận với sinh viên về những giải pháp cần thiết để giúp họ.

- Trách nhiệm của gia đình: Phụ huynh phải gương mẫu chấp hành luật giao thông và thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn sinh viên sử dụng phương tiện giao thông an toàn Dạy cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao thông

- Hỗ trợ về mặt tinh thần: Nếu sinh viên gặp khó khăn trong việc tuân thủ luật lệ giao thông, các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ về mặt tinh thần Lắng nghe sinh viên và nói về những thách thức họ gặp phải giúp họ cảm thấy được chia sẻ và hỗ trợ. Đối với nhà trường:

- Dạy sinh viên kiến thức, kỹ năng giao thông: Nhà trường có thể thiết kế các chương trình học thú vị, ý nghĩa, tạo hứng thú cho sinh viên chấp hành luật giao thông Tổ chức các môn học linh hoạt và sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành có thể tạo động lực cho sinh viên ngăn chặn vi phạm giao thông đường bộ.

- Sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng, sáng tạo: Sử dụng giáo cụ trực quan, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, xây dựng giả thuyết giúp sinh viên tiếp thu bài học một cách hiệu quả

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho giảng viên: Giúp giảng viên truyền đạt kiến thức một cách chính xác, rõ ràng cho sinh viên để sinh viên chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông: Phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh, ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông Áp dụng hình thức kỷ luật,xử phạt và răn đe sinh viên theo quy định của nhà trường.

Trước hết các chính phủ phải nhìn nhận đúng bản chất của thực trạng và trên cơ sở đặc trưng của đất nước mình đưa ra được một chiến lược dài hạn về ATGT. Các chiến lược đưa ra phải hết sức khoa học, phù hợp điều kiện đất nước và được xây dựng ở tầm quốc gia, được sự đồng thuận của nhân dân; trên cơ sở đó khi tiến hành cần hết sức quyết liệt, mạnh mẽ, không do dự, nhân nhượng vì bất cứ lý do nào ATGT và TNGT là những lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, đời sống con người nên việc mạnh tay trong các lĩnh vực này luôn có sự ủng hộ, đồng thuận của đông đảo nhân dân các nước.

Hai là, khi thực thi chính sách, bên cạnh sự mạnh mẽ, quyết liệt, các chính phủ luôn chú trọng thực hiện các chiến dịch truyền thông để nhân dân nắm rõ và ủng hộ chính sách Đây cũng là yêu cầu đối với hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền của Việt Nam trong việc tuyên truyền về ATGT Các chính sách chỉ đạt hiệu quả bền vững khi được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để người dân tự ý thức, nhận thức và thay đổi hành vi.

Ba là, quá trình thực thi chính sách về ATGT của các cơ quan chức năng cần được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, minh bạch Lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát giao thông và các đơn vị hữu quan, nhất là những đơn vị thực hiện xây dựng hệ thống giao thông cần phát huy tinh thần hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bốn là, cần xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; trong thiết kế cần lấy con người làm trung tâm, tiêu chí hàng đầu là nhằm bảo đảm ATGT.

Hệ thống giao thông cần hướng tới phát triển các phương tiện giao thông công cộng thuận tiện phục vụ người tham gia giao thông.

Ngoài ra công dân khi tham gia giao thông cần :

Trước tiên nắm rõ luật giao thông đường bộ, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông Mỗi cá nhân cần nắm rõ các quy tắc, biển báo giao thông, cũng như các quy định về tốc độ, làn đường, vượt xe, Việc tuân thủ luật giao thông sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn Sử dụng phương tiện phù hợp với điều kiện đường sá, kỹ năng và khả năng của bản thân Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng xe trước khi tham gia giao thông, đảm bảo xe không có hư hỏng, đảm bảo an toàn Mũ bảo hiểm là vật dụng bảo vệ đầu khỏi chấn thương khi xảy ra tai nạn Đội mũ bảo hiểm đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và thương tích nặng Bên cạnh đó, rượu bia làm giảm khả năng tập trung và phản xạ, dẫn đến nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông Do đó, tuyệt đối không lái xe sau khi đã sử dụng rượu bia Cần đi đúng phần đường, làn đường quy định, không lấn sang phần đường, làn đường của người khác Tránh phóng nhanh vượt ẩu,lạng lách, đánh võng, giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện di chuyển phía trước để có đủ thời gian xử lý tình huống khi cần thiết, cũng như sử dụng các tín hiệu giao thông như đèn báo rẽ, đèn phanh để báo hiệu cho người tham gia giao thông khác biết ý định của bản thân Cẩn thận khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm và hãy luôn giữ bình tĩnh khi tham gia giao thông Bên cạnh những bài học kinh nghiệm trên, mỗi cá nhân cũng cần: nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông, tham gia các hoạt động tuyên truyền

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Biểu đồ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ hiện nay - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 2 Biểu đồ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề vi phạm giao thông đường bộ hiện nay (Trang 11)
Hình 3: Biểu đồ tần suất nghe, chứng kiến  hành  vi vi phạm giao thông đường bộ - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 3 Biểu đồ tần suất nghe, chứng kiến hành vi vi phạm giao thông đường bộ (Trang 12)
Hình 5: Biểu đồ phản ánh tình hình an  toàn  giao thông đường bộ hiện nay - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 5 Biểu đồ phản ánh tình hình an toàn giao thông đường bộ hiện nay (Trang 14)
Hình 6: Biểu đồ phản ánh những phản ứng, hành động khi chứng kiến tai nạn giao thông - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 6 Biểu đồ phản ánh những phản ứng, hành động khi chứng kiến tai nạn giao thông (Trang 16)
Hình 7: Biểu đồ tần suất xảy ra hành vi vi phạm giao thông - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 7 Biểu đồ tần suất xảy ra hành vi vi phạm giao thông (Trang 17)
Hình 8: Biểu đồ phản ánh tần suất sinh viên bị tai nạn giao thông - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 8 Biểu đồ phản ánh tần suất sinh viên bị tai nạn giao thông (Trang 19)
Hình 12: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 12 Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm giao thông đường bộ (Trang 29)
Hình 14: Biểu đồ phản ánh hậu của hành vi vi phạm giao thông đường bộ đối với nạn nhân - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 14 Biểu đồ phản ánh hậu của hành vi vi phạm giao thông đường bộ đối với nạn nhân (Trang 34)
Hình 15: Biểu đồ thể hiện các biện pháp để phòng chống hành vi vi phạm giao thông đường bộ - Tiểu luận nhập môn xã hội học hành vi vi phạm giao thông Đường bộ Ở việt nam hiện nay
Hình 15 Biểu đồ thể hiện các biện pháp để phòng chống hành vi vi phạm giao thông đường bộ (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w