1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch xã hội học đại cương đối tượng nghiên cứu của xã hội học vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới ở việt nam hiện nay

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việt Nam đã có hội phụ nữ to như thế, bảo nhiêu chương trình, chính sách về bình đẳng giới, về sự tiến bộ phụ nữ như thế thì cần gì phải có phong trào nữ quyền nữa.. Lý thuyết nữ quyền,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH Môn: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chủ đề:Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học.

Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay Giảng viên: Nguyễn Thanh Bình

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

I Khái niệm Xã hội học

Thuật ngữ Xã hội học (Socialogy) được bắt nguồn từ cụm từ gốc Latinh “Societas” (xã hội) và cụm từ gốc Hi Lạp “Logos” (học thuyết).

Về mặt lịch sử, Auguste Comte, người Pháp, được ghi nhận là cha đẻ của Xã hội học vào những năm 30 của thế kỉ XIX Do sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến, gây ra nhiều biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội của các tầng lớp, giai cấp, các nhóm xã hội Vì thế, Xã hội học xuất hiện đầu tiên ở châu Âu với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi đó và lập lại trật tự xã hội.

II Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học

III Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay 1.Nữ quyền là gì?

Nữ quyền (tên tiếng Anh: Feminism), tức quyền nữ giới, được hiểu là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới Phụ nữ xứng đáng được thử sức, làm những điều mình thích mà không bị rào cản và định kiến về mặt giới tính

Liệu nữ giới có được hiểu theo nghĩa “trao quyền cho phụ nữ”?

“Trao quyền cho phụ nữ” là tư tưởng chủ đạo của cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ Nó không chỉ nâng cao sức mạnh và tiếng nói của nữ giới mà còn là của cả xã hội Từ đó, một cộng đồng văn minh và nhân đạo được xây dựng nên Phong trào này chống lại những quan niệm nam quyền trong giá đình và xã hội Qua đó, thực hiện quyền con người của nữ giới và trẻ em gái

Quan niệm “nữ quyền” của người Việt Nam hiện nay:

Dường như ở Việt Nam, người ta hiểu không đúng lắm về nữ quyền, hầu như chỉ hiểu theo nghĩa đen là quyền của phụ nữ Nếu chỉ hiểu như vậy thì hẳn nhiều người ta sẽ nghĩ ngay là “ôi, phụ nữ bây giờ lắm quyền rồi” Việt Nam đã có hội phụ nữ to như thế, bảo nhiêu chương trình, chính sách về bình đẳng giới, về sự tiến bộ phụ nữ như thế thì cần gì phải có phong trào nữ quyền nữa Cũng không ít người cho rằng đặt vấn đề nữ quyền là bắt chước phương Tây, nhập khẩu những quan niệm xa lạ với thực tế Việt Nam Có không ít người nghĩ về nữ quyền đầy tiêu cực, là cứ phải gào lên, hò hét, chỉ đấu tranh cho phụ nữ, chỉ nghĩ tới quyền lợi của người phụ nữ, thậm chí chia đôi thế giới này

Trang 4

thành hai nửa riêng cho phụ nữ và nam giới mà bất chấp mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới Người ta có thể hiểu theo một cách rất triệt để là ông rửa một cái bát thì tôi cũng rửa một cái bát Cách diễn giải như vậy khiến cho mọi người ngày càng có ác cảm với nữ quyền

Vậy nữ quyền hiểu đúng là như thế nào?

Nói một cách ngắn gọn, nữ quyền là phong trào chính trị xã hội, nhằm khẳng định và đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giá đình và cá nhân Phong trào thách thức mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới hiện tại, đòi hỏi sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, xã hội, đời sống gia đình và cá nhân Lý thuyết nữ quyền, bắt nguồn từ phong trào nữ quyền thì tập trung nghiên cứu về bản chất của bất bình đẳng giới thông quá những vai trò và trải nghiệm của người phụ nữ, từ đó giải thích nguyên nhân của bất bình đẳng giới, làm cơ sở cho những biện pháp đấu tranh cải thiện địa vị của người phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng

2 Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là quan niệm rằng mọi người nên được đối xử bình đẳng mà không quan tâm đến giới tính của họ Theo từ điển Oxford, bình đẳng giới là trạng thái tiếp cận quyền hoặc cơ hội không bị ảnh hưởng bởi giới Như đã giải thích ở trên, nữ quyền cố gắng ủng hộ bình đẳng giới trong xã hội Tuy nhiên, nữ quyền, như tên của nó, chủ yếu liên quan đến việc đảm bảo quyền của phụ nữ Nữ quyền và bình đẳng giới thường được coi là giống nhau bởi vì bảo vệ quyền của phụ nữ ở mức độ lớn có thể tạo ra sự bình đẳng giới trong xã hội vì phụ nữ thường là nạn nhân của sự phân biệt giới tính

Bình đẳng giới cũng là một trong những mục tiêu chính của Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc Nó tìm cách tạo ra sự bình đẳng trong các điều kiện xã hội và pháp luật, chẳng hạn như trong việc đảm bảo mức lương tương đương cho công việc bình đẳng UNICEF tuyên bố rằng bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, nam và nữ, được hưởng các quyền, tài nguyên, cơ hội và sự bảo vệ như nhau Không yêu cầu con gái và con trai, hay đàn bà và đàn ông, giống nhau, hoặc họ được đối xử giống hệt nhau

Sự khác nhau giữa nữ quyền và bình đẳng giới: về định nghĩa, nữ quyền là sự ủng hộ quyền của phụ nữ trên nền tảng bình đẳng cả hai giới; còn bình đẳng giới là trạng thái trong đó quyền truy cập vào các quyền hoặc cơ hội không bị ảnh hưởng bởi giới tính Về quyền, nữ quyền chủ yếu liên quan đến quyền của phụ nữ; còn bình đẳng giói quan tâm đến quyền lợi của mọi người, không phân biệt giới tính

3 Một số phong trào nữ quyền tiêu biểu:

Trang 5

Cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của những nữ công nhân ngành dệt may tại các thành phố Chicago và New York (Mỹ) ngày 8/3/1899 (nguồn gốc của ngày Quốc tế phụ nữ) Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 là ngày lễ được kx niê ym ở nhiều nước trên thế giới nhằm vinh danh nữ công nhân lao đô yng nói riêng và phụ nữ nói chung Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để chúng ta nhìn lại những tiến bô y đạt được, kêu gọi cải thiê yn cuô yc sống cho phụ nữ và vinh danh các hành đô yng dũng cảm, quyết tâm của những người phụ nữ bình thường nhưng có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của cô yng đồng và đất nước

Me Too - Sức mạnh nữ quyền: Tarana Burke là nhà sáng lập phong trào Me Too (Tôi cũng vậy) với hashtag #Metoo kêu gọi ngăn chặn nạn quấy rối và xâm hại tình dục trên toàn thế giới từ năm 2006 Phong trào này bùng nổ năm 2017 khi nữ diễn viên Ashley Judd lên tiếng cáo buộc nhà sản xuất truyền thông có thế lực ở Hollywood là Harvey Weinstein vì đã có hành vi quấy rối tình dục Dần dần, phong trào #Metoo lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới Từ ảnh hưởng của phong trào, phụ nữ đã công khai lên tiếng về việc đã bị xâm hại hay quấy rối tình dục, tạo nên một không khí đầy cảm thông khiến những người phụ nữ khác dám cất lên tiếng nói chia sẻ về những chuyện họ đã phải trải qua khi rơi vào những tình thế tương tự Trên các phương tiện truyền thông, phụ nữ thuộc đủ mọi tầng lớp, địa vị, ngành nghề xã hội cùng chia sẻ những trải nghiệm của mình

Ở Sài Gòn đầu những năm 60, Sài Gòn đã chứng kiến một phong trào nữ quyền đầy chấn động Phong trào được dẫn đầu bởi Trần Lệ Xuân – Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng Hoà Bà đã thúc đẩy ban hành và bảo trợ bộ Luật Gia đình mới Bộ luật này đã củng cố vị thế của phụ nữ miền Nam, như: Bảo vệ phụ nữ miền Nam khỏi những người chồng không chung thux; Cấm ngoại tình trừ khi được phép của Tổng thống Cộng hoà; Bãi bỏ đa thê; Cho người vợ đầy đủ năng lực pháp lý và quyền trong hôn nhân Sau cuộc đảo chính năm 1963, Bộ luật đã được lược bỏ một số biện pháp mạnh tay nhưng vẫn giữ được sự bình đẳng Kể từ phong trào của bà, người Sài Gòn đã tạo ra cụm: Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống

4 Biểu hiện của nữ quyền và bình đẳng giới ở VN hiện nay và sự ảnh hưởng tích cực của nó vào đời sống

Sau những tiếng nói đòi quyền nữ trong lịch sử (ở thời xa xưa hay thời phong kiến thì được cất lên qua ca dao dân ca hay thơ văn) và những phong trào có sức ảnh hưởng trực tiếp ở thế kỉ 20, hiện nay bình đẳng giới đã được thực hiện 1 cách khá toàn diện (nhưng chưa triệt để vì lối sống, tư tưởng của dân tộc ta - tư tưởng phương Đông ăn sâu vào trong đời sống…).

Trang 6

Trước hết, bài viết đề cập tới một số những biểu hiện tiêu biểu của nữ quyền và bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay:

Biểu hiện trên mặt luật pháp:

Thành tựu lớn nhất của những cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới có thể nói được thể hiện rõ nhất qua luật pháp được ban hành - những văn bản mang tính bắt buộc, bảo đảm và là quy chuẩn của xã hội Sau đây là một vài điều luật đảm bảo sự bình đẳng giới đã được ban hành:

Bình đẳng về quyền bầu cử: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử.“ (Hiến pháp năm 1946)

Bình đẳng về cơ hội phát triển kinh tế, xã hội: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.” (Hiến pháp năm 2013)

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật có liên quan” (Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình)

Biểu hiện trên phương diện đời sống xã hội:

Tuy luật pháp có thể coi là một bản chứng nhận chắc chắn, bảo đảm quyền lợi của mỗi một công dân trong xã hội, song, bình đẳng thực sự không thể đạt được khi chỉ nhờ vào phương thức ấy Tuân thủ pháp luật đôi khi chỉ là cái vỏ bề ngoài, những hành động đối phó để bảo vệ lợi ích của cá nhân Bình đẳng thực sự chỉ tồn tại khi giữa luật pháp bắt buộc bên ngoài và lối sống, tư tưởng bên trong đã đạt tới sự hài hòa thống nhất May mắn thay, tại Việt Nam, bình đẳng giới cũng gần như đã đạt được chỗ đứng trong đời sống xã hội Đặc biệt, tại những khu vực trung tâm, những vùng đồng bằng phát triển, nữ quyền và bình đẳng giới đã phổ biến rộng khắp, chẳng hạn những hủ tục lạc hậu như tảo hôn, đạo tam tòng, đa thê… hay những định kiến giới vô lý, hà khắc đã bị đào thải gần như hoàn toàn Bên cạnh đó, nhiều tổ chức nữ quyền, bình đẳng giới đã ra đời nhằm phổ biến quyền bình đẳng tới những vùng sâu vùng xa, trở thành cứu cánh cho phái yếu ở những địa phương còn lạc hậu, đời sống và giáo dục còn kém phát triển.

Trang 7

Các tổ chức hành chính hay doanh nghiệp tư nhân cũng không còn tiêu chí về giới tính trong xét tuyển nhân sự Nữ giới đã tham gia và thành công ở những lĩnh vực mà trước nay được ấn định dành cho đàn ông như kỹ thuật, chính trị, võ thuật, thể thao,… Phụ nữ thời nay có thể tham gia và giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Đơn cử như bà Nguyễn Thị Kim Ngân - nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam, bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử,…Không những thế, phái nữ Việt Nam còn mang về những chiến tích vẻ vang trên đấu trường thể thao quốc tế như nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh, hay mới đây Vũ Phương Thanh đã vô địch giải 3 môn thể thao phối hợp khắc nghiệt nhất thế giới… Bên cạnh đó, nam giới cũng không còn bị bàn tán, đánh giá gay gắt khi làm nghệ thuật, theo đuổi thời trang, làm chuyên viên trang điểm,…

Mặt khác, nam giới Việt Nam lúc bấy giờ đều có ý thức tôn trọng nữ giới; được giáo dục tôn trọng phái nữ, tôn trọng sự bình đẳng hài hòa từ giai đoạn bắt đầu hình thành nhận thức Song, trong cộng đồng người cao tuổi, tư tưởng bình đẳng giới dù đã được tiếp nhận nhưng vẫn chưa thể thay thế triệt để những quan niệm cũ, đa số vẫn mang tư tưởng cháu trai hơn cháu gái; con dâu phải đảm nhiệm việc nội trợ; đàn ông luôn là trụ cột gia đình; thế nhưng cũng tồn tại một bộ phận người lớn tuổi nhưng có khả năng thấu cảm cao, tôn trọng sự bình đẳng giữa các giới, góp phần hài hòa hóa mối quan hệ giữa các thế hệ.

Ảnh hưởng tích cực của nữ quyền và bình đẳng giới tới xã hội Việt Nam:

Sau khi bình đẳng giới được phổ biến rộng khắp cả nước, phụ nữ khi có vị thế xã hội ngang với đàn ông đã góp phần thúc đẩy vai trò chủ động, tính độc lập về kinh tế -xã hội, đồng thời khai thác tận độ tiềm năng của phái nữ để rồi tận dụng tối đa nguồn nhân lực nhằm thúc tiến xã hội Có thể nói, chính quan điểm sai lầm “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” trước kia đã trì hoãn sự phát triển của xã hội trong một quãng thời gian dài Năng lực hoạt động trí tuệ vốn không phụ thuộc vào giới tính Bởi lẽ đó, khi bình đẳng giới thắng thế, nữ giới có cơ hội tiếp nhận giáo dục, có quyền tự do sáng tạo, thực hiện những hành vi trí tuệ cũng như thể chất bị cấm đoán trong xã hội xưa thì xã hội tất sẽ phát triển vượt bậc (khi song song thụ hưởng hai nguồn nhân lực) Không chỉ vậy, bình đẳng giới còn tăng cường khả năng tiếp câ yn dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền sinh sản và sự bảo vê y khỏi bạo lực, qua đó đem lại ảnh hưởng tích cực đến tuổi thọ và sức khỏe, đă yc biê yt là ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, khi nữ quyền và bình đẳng giới được đón nhận trong phạm vi rộng, chắc hẳn mối quan hệ giữa hai giới và giữa các thế hệ sẽ được hài hòa hóa Hơn thế, nữ quyền cũng góp phần tạo tiền đề phá vỡ mọi định kiến của cả hai giới Nữ quyền đưa

Trang 8

phụ nữ lên những vị trí cao trong hệ thống chính trị, nội bộ kinh doanh; trở thành chủ lực trong các câu lạc bộ thể thao… đồng thời trao quyền cho nam giới được tự do trong lựa chọn trang phục, đeo trang sức, trang điểm, theo đuổi các lĩnh vực mà trước kia bị xã hội quy chuẩn là dành cho phái yếu như giáo viên, bảo mẫu, thời trang, mẫu ảnh,…

Xét tới cùng, năng lực quan trọng bậc nhất của nữ quyền và bình đẳng giới phải kể đến khả năng nâng cao chất lượng đời sống tinh thần xã hội Chỉ khi mỗi cá nhân nhận thức đúng và tôn trọng quyền bình đẳng, thực hiện bình đẳng giới một cách tự nguyện, tự giác, hiểu được tôn trọng người khác đồng nghĩa với việc tôn trọng chính bản thân mình, khi đó mỗi người mới hội tụ đủ yếu tố để đến gần “người” hơn và hoàn thiện chính mình.

5 Mục đích của việc trao quyền cho phụ nữ Một số tài liệu liên quan

Mục đích của việc trao quyền cho phụ nữ nhằm đáp ứng nhu cầu cho hai nhóm phụ nữ:

Đầu tiên, nhằm khuyến khích, nâng đỡ những phụ nữ tài năng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau và có khả năng giải quyết vấn đề cấp bách của thế giới, đất nước hoặc địa phương, ngành lĩnh vực,

Tiếp theo, trao quyền cho mọi phụ nữ không phân biệt giàu nghèo, trình độ học vấn, trình độ chính trị… với tư cách là công dân của đất nước, là thành viên của gia đình

Sự bình đằng mà phong trào nữ quyền hướng tới không phải là mọi người có quyền giống nhau hay tương đương nhau, hay phụ nữ phải thay đổi bản thân theo tiêu chuẩn đo lường của đàn ông để đạt được những quyền lợi như đàn ông Nữ quyền hướng tới loại bỏ các hình thức phụ thuộc của phụ nữ trong mọi mặt đời sống Nếu như ở xã hội trước phụ nữ phải theo các khuân mẫu nhất định không được sống làm theo những sở thích của mình luôn bị gò bó, chèn ép bởi những chuẩn mực cổ hủ Họ bị phụ thuộc ràng buộc bởi nhiều thứ thì việc trao quyền cho phụ nữ nhằm giúp họ đấu tranh chống lại những hủ tục đó Từ việc đấu tranh, chống lại khiến phụ nữ trở nên mạnh mẽ tự tin Những người phụ nữ phụ nữ tài năng sẽ không bị ràng buộc phụ thuộc vào những khuân mẫu đó nữa như ý nghĩ sai lệch phụ nữ chỉ nên ở nhà làm nội trợ không nên đi làm Mà thay vào đó phụ nữ cần phải “ giỏi việc nước đảm việc nhà” không nên chỉ quanh quẩn trong căn bếp Việc trao quyền cho phụ nữ giúp cho họ phần nào khẳng định được vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại Nhất là đối với những người phụ nữ tài năng với đầu óc sáng tạo, luôn biết học tập trau dồi tri thức đổi mới bản thân, những người phụ nữ hiện đại Họ luôn biết cách đối mặt với áp lực, học tập kỹ năng sống, tri thức, sống có văn hóa

Trang 9

- văn minh, hiện đại, Trao quyền cho những người phụ nữ như vậy phần nào đang giúp đỡ giải quyết những vấn đề khó khăn của xã hội, đất nước Bên cạnh những người phụ nữ ưu tú tài giỏi như vậy, thì việc trao quyền phụ nữ giúp họ, những người phụ nữ bình thường giản dị dường như có tiếng nói trong gia đình hơn Không cần phân biệt trình độ học vấn hay sự giàu nghèo, trình độ chính trị, những người phụ nữ bình thường cũng có quyền được lên tiếng, làm những gì họ cho là đúng mà không cần phải có sự cho phép của nam giới, không bị lệ thuộc vào người đàn ông.

Về bản chất, trao quyền cho nữ giới chính là thực hiện quyền của con người của họ giống nam giới Tuy nhiên, nó có tính đến khía cạnh đặc điểm giới tính sinh học và chống lại các hủ tục ràng buộc, áp bức phụ nữ.

Hiện thực nữ quyền ở Việt Nam:

Vào năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng cho phụ nữ Song, hiện nay phụ nữ Việt Nam vẫn đang chịu nhiều định kiến bắt nguồn từ các vấn đề xã hội Điển hình nhất là bạo lực gia định và việc không được trọng dụng dù có học vị.

Báo cáo số liệu về tình trạng bạo lực phụ nữ:

Theo kết quả điều tra quốc gia về bạo lực phụ nữ ở Việt Nam năm 2019:

Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người đã bị bạo lực bằng một hoặc hơn một hình thức trong đời;

Hơn 1/4 phụ nữ từng bị bạo lực thể chất do chồng hiện tại hoặc chồng cũ gây ra trong đời;

Cứ tám phụ nữ thì có một phụ nữ từng bị chồng bạo lực tình dục Họ bị ép buộc quan hệ tình dục trái với ý muốn của mình Đây là một dạng của cưỡng dâm trong hôn nhân – là hành vi bạo lực tình dục phổ biến nhất.

Ngoài ra họ còn phải chịu nhiều hình thức bạo lực tinh thần hoặc tâm lý khác Gần một nửa (47%) phụ nữ bị chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo lực tinh thần trong đời 19% phụ nữ đang phải chịu đựng loại bạo lực này Bạo lực tinh thần bao gồm:

Xúc phạm vợ, làm nhục vợ trước mặt những người khác; Đe dọa hoặc dọa nạt, dọa đánh vợ hoặc đánh người thân của vợ; …

Kiểm soát hành vi cũng là một hình thức bạo lực tâm lí, trong đó có: Không cho vợ gặp gỡ gia đình hoặc bạn bè;

Luôn khăng khăng cần biết vợ mình đã đi và đến đâu; Tức giận nếu vợ nói chuyện với người đàn ông khác.

Trang 10

Hơn một phần tư (27%) phụ nữ đã bị chồng kiểm soát hành vi trong đời 13% phụ nữ đang phải chịu hình thức bạo lực này hiện thời.

Báo cáo số liệu về tình trạng tảo hôn:

Mặt khác, tỉ lệ tảo hôn ở trẻ em gái vẫn còn đặc biệt cao Nạn tảo hôn xuất hiện ở rất nhiều vùng miền trên cả nước Vấn nạn này chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Theo thống kê, 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc đã sống chung như vợ chồng trước tuổi 18 Trung du miền núi phía Bắc là vùng có tx lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em có vợ; cứ 05 em gái có 01 em có chồng

Sau Trung du miền núi phía Bắc thì Tây Nguyên có tx lệ tảo hôn cao thứ hai: 15,8 %; Đồng bằng sông Hồng 7,9% và Đông Nam Bộ 8,1% Các tỉnh có tx lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai So với 54 dân tộc anh em thì các dân tộc thiểu số có tx lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tx lệ chung của cả nước.

Trong mối quan hệ nói chung:

Trong mối quan hệ yêu đương, cơ thể của các bạn nữ và phụ nữ trưởng thành bị soi mói và kiểm soát bởi bạn trai của mình Nó cũng bị tác động bởi quan niệm rằng cơ thể của phụ nữ là để phục vụ đàn ông Những điều này bình thường hóa nạn hiếp dâm trong quan hệ yêu đương và các kiểu bạo hành khác.

Sự tập trung quá mức vào ngoại hình ảnh hưởng tới tâm lý của phụ nữ Nó làm họ tự vật hóa bản thân, nghĩa là xem giá trị bản thân chỉ dừng lại ở thân thể chứ không phải là một con người hoàn thiện Điều này hạn chế phụ nữ không dám đứng lên chống lại sự phân biệt giới tính và tham gia những hoạt động nhằm xóa bỏ nó.

6 Một số cách hiểu sai lệch về nữ quyền hiện nay 6.1 Nữ quyền là quyền thượng đẳng của phụ nữ

Theo tiến sĩ Nguyễn Lê Hoài Anh (Khoa Công tác Xã hội - trường ĐH Sư phạm Hà Nội), một bộ phận giới trẻ ngày nay đang hiểu sai về nữ quyền Bản chất và mục đích của nữ quyền là sự công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ.

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w