1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 409,23 KB

Nội dung

Có thể đề cập đến quan điểm về đổi tượng nghiên cứu của những nhà xã hội học kinh điển như sau:Quan niệm của Auguste Comte người khai sinh ra xã hội học cho rằng các xã hội tồn tại như m

Trang 1

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Sau gần 180 năm ra đời và phát triển, nhiều tác giả trên thế giới đã đưa ra những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học Có thể đề cập đến quan điểm về đổi tượng nghiên cứu của những nhà xã hội học kinh điển như sau:

Quan niệm của Auguste Comte người khai sinh ra xã hội học cho rằng các xã hội tồn tại như một

hệ thống phức họp, với quan điểm này ông đã đưa ra hai cách để nghiên cứu

Thứ nnất là nghiên cứu sự cùng tồn tại của các thiết chế trong một hệ thống, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, nhóm xã hội cũng như chức năng của chúng Đây là nghiên cứu các hệ thống xã hội trong trạng thái tĩnh tại, cách này được gọi là tĩnh học xã hội, tức là nghiên cứu cơ cấu xã hội của

hệ thống xã hội

Thứ hai là nghiên cứu sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của các thiết chế và hệ thống qua thời gian đây gọi là động học xã hội

Như vậy theo A Comte thì đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cơ cấu xã hội và biến đổi xã hội Với cách quan niệm này thì đối tượng nghiên cứu của xã hội học của ông được nhìn từ góc

độ vĩ mô

Quan điểm của Emile Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội Sự kiện xã hội là những hiện tượng xã hội cụ thể đó là những cách thức, suy nghĩ, hành động và cảm xúc tồn tại bên ngoài ý thức cá nhân và có sức mạnh áp đặt lên cá nhân, buộc các cá nhân phải hành động theo sự tác động của những yếu tố bên ngoài Durkheim cho rằng cần phải coi đời sống xã hội, cơ cấu xã hội, định chế xã hội, ý thức tập thể, đạo đức xã hội, truyền thống xã hội, phong tục tập quán Như là những “sự kiện”, “sự vật” hay những “ bằng chứng” tức là chúng có thể quan sát được

Sự kiện xã hội không có tính cá nhân, nó là biểu hiện của ý thức tập thể Xã hội học không thể nghiên cứu các sự kiện xã hội từ các cá nhân đơn lẻ, mà phải nghiên cứu các sự kiện xã hội thuộc

ý thức tập thể Từ quan điểm về sự kiện xã hội, Durkheim cho rằng xã hội học phải có tính khách quail, dựa trên các khoa học tự nhiên, có nghĩa là có thể quan sát được quá trình nghiên cứu các

sự kiện xã hội, bởi các sự kiện xã hội là những dữ liệu trực tiếp, chứ không phải là các ý niệm

Trang 2

Cũng theo quan điểm của E.Durkheim, xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung.“Mặt” xã hội hiện diện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, thanh niên

“Mặt” xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:

Một là: Những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội Các quá trình xã hội, bao gồm các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn mực, giá trị phong tục tập quán, thiết chế xã hội?„

Thứ hai: Xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hàíih động xã hội, những biến đổi xã hôi, trong khi nhận diện hình thức, đo lường mức độ biểu hiện của các hiện tượng, quá trình xã hội

Thứ ba: Chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các dự báo xã hội

Bốn là: Chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi của quần chúng

Như vậy, quan niệm của E.Durkheim về đối tượng nghiên cứu của xã hội học được tiếp cận từ cấp độ trung bình bởi vì khuôn mẫu chung, hay cách hành động, cách suy nghĩ, cách cảm nhận mang tính tập thể không ở cấp độ cá nhân/vi mô mà cũng không ở cấp độ xã hội vĩ mô

- Theo quan điểm của M Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “hành động xã hội” M Weber nhấn mạnh rằng xã hội học phải bắt đầu với việc nghiên cứu hành động của con người Hành động xã hội khác hành động cá nhân, hành động xã hội phải có một ý nghĩa với người khác, phải quan tâm tới người khác để giải thích nó như thế nào và phản ứng ra sao Theo ông khoa học xã hội phải sử dụng các loại hình lý tưởng để thấu hiểu ý nghĩa được gắn cho các hành động xã hội Ý nghĩa đó bao gồm dự định, động cơ của người đưa ra hành động, sự mong đợi đối với hành vi của người khác và quan niệm về tihững tình huống hành động Loại hình lý tưởng phản ánh những khía cạnh của thực tiễn được quan tâm mà những khía cạnh này được kết họp với nhau để tạo thành một mẫu hình lý tưởng Max Weber cho rằng loại hình lý tưởng quan trọng nhất trong xã hội học là các loại hành động xã hội và ông đã phân biệt bốn kiểu hành động xã hội

Trang 3

lý tưởng là hành động duy lý công cụ, hành động duy giá trị, hành động duy lý truyền thống, hành động duy, cảm

Như vậy, theo quan niệm của M.Weber đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội Với cách tiếp cận hành động xã hội của Weber cho thấy ông nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của

xã hội học từ góc độ vi mô

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, nhiều quan điểm xung quanh vấn đề về đối tượng nghiên cứu của xã hội học, tùy theo cách tiếp cận mà các nhà xã hội học lựa chọn hướng nghiên cứu vĩ mô, trung mô hay vi mô

Ngày 1/4 vừa qua chúng ta thực sự bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến sự ra đi của một nam sinh vừa độ 16, cái tuổi mà phía trước còn cả bầu trời tương lai và để lại thư tuyệt mệnh Bức thư

là sự trải lòng, niềm cay đắng và tuyệt vọng đến cùng cực như một phương tiện bộc lộ cảm xúc, thể hiện một liên kết cuối cùng tới người thân, tới xã hội Theo phương tiện truyền thông đưa tin

và đoạn video ghi lại thì nguyên nhân tự tử của cậu là do áp lực từ sự kỳ vọng về học hành của gia đình Có rất nhiều ý kiến khác nhau, từ cảm thông đến trách móc về sự dại dột trong hành động thiếu lý trí của cậu tựu chung lại là xuất phát từ yếu tố tâm thần, tâm lý Tuy nhiên, dưới góc độ xã hội học, chúng ta sẽ thấy được rằng, tự tử không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà nguyên nhân từ xã hội

Đó chính là quan điểm của nhà Xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1858_1917), ông chính

là người đặt nền móng cho ngành Xã hội học với quan điểm nghiên cứu về các hiện tượng xã hội Với hiện tượng có vẻ đặc thù tâm lý, tự tử là hiện tượng xã hội có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết hội nhập xã hội Theo E Durkheim, cái chết do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành động tích cực hay tiêu cực của cá nhân chống lại chính bản thân mình mà

cá nhân đó biết là hành động đó nhất định tạo ra kết cục như vậy Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng tự tử phụ thuộc vào các yếu tố xã hội cụ thể, ông chỉ ra đó chính là đoàn kết xã hội Tức là, một cá nhân khi hòa nhập và kết nối với xã hội càng cao thì khả năng tự tử càng thấp, ngược lại, khi sự gắn kết với xã hội giảm thì nguy cơ tự tử càng cao Chúng ta sẽ ví điều này giống như một sợi dây vô hình gắn kết với nhau giữa các cá nhân, sợi dây càng chắc các cá nhân sẽ gắn bó và họ cảm thấy thân thuộc, cuộc sống có ý nghĩa và sức sống mạnh mẽ hơn

Trang 4

Trong cuốn sách nghiên cứu về tự tử, Durkheim đã đưa ra những quan điểm cụ thể về sự so sánh giữa tỉ lệ tự tử thông qua tôn giáo, đặc điểm nhân khẩu học Đồng thời, ông cũng đưa ra 4 kiểu

tự tử để giải thích những tác động khác nhau của các yếu tố xã hội và cách chúng có thể dẫn đến

tự tử: 1.Anomic tự tử là một phản ứng cực đoan của một người trải qua tình trạng bừa bãi, một cảm giác ngắt kết nối từ xã hội, trong những trường hợp như vậy, một người có thể cảm thấy bối rối và mất kết nối đến mức họ chọn cách tự tử; 2.Tự sát vì lòng vị tha thường là kết quả của việc các lực lượng xã hội điều tiết quá mức các cá nhân đến mức một người có thể muốn giết mình vì lợi ích của chính nghĩa hoặc vì xã hội nói chung; 3.Tự sát theo chủ nghĩa tự tử là một phản ứng sâu sắc được thực hiện bởi những người cảm thấy hoàn toàn tách biệt khỏi xã hội Thông thường, mọi người được hòa nhập vào xã hội bằng vai trò công việc, mối quan hệ với gia đình và cộng đồng, khi những mối liên kết này bị suy yếu họ có xu hướng tự tử do sự thay đổi đột ngột và cô độc; 4.Tự sát định mệnh xảy ra trong những điều kiện xã hội có sự điều tiết khắc nghiệt dẫn đến những điều kiện áp bức và từ chối cái tôi và quyền tự quyết Trong tình huống như vậy, một người có thể chọn cái chết thay vì tiếp tục chịu đựng các điều kiện áp bức

Như vậy, khi quay lại câu chuyện của chàng trai 16 tuổi vừa rồi, chúng ta nhận ra rằng cậu đã bị mất kết nối hoặc không có khả năng liên kết với xã hội dẫn tới hành động tự tử, đó là kiểu thứ nhất Chúng ta thừa nhận rằng, ở lứa tuổi thanh thiếu niên bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ có

sự bất ổn về tinh thần, về tâm lý Vì lẽ đó, sự chia sẻ, gần gũi từ xã hội, cộng đồng, đặc biệt là những người xung quanh như bạn bè, người thân là vô cùng cần thiết Ấy vậy nhưng thực tế đã không thể diễn ra như thế, đã 2 năm kể từ khi dịch Covid xuất hiện làm xáo trộn cuộc sống, học sinh không thể đến trường và phải học online, bị trói buộc bởi không gian trước màn hình, không gặp gỡ, không giao lưu xã hội khiến con người bí bách, tù túng Khi ấy, gia đình chính là liên kết xã hội còn lại và quan trọng nhất, tuy nhiên lại lần nữa thất vọng khi cậu lại không tìm được nơi để giãi bày tâm tư, cảm xúc, thậm chí, bố mẹ còn tạo ra nhiều hơn áp lực và dồn nén cảm xúc khi luôn luôn đặt ra những mong muốn kỳ vọng, sự đốc thúc dồn dập hình thành như một chiếc

“lò xo” trực chờ bật lên

Thực ra, đây không phải trường hợp hi hữu mà nó đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ Ai

ai trong mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, cũng mang gánh nặng tinh thần nào đó, và khi

ấy có lẽ chỉ cần một quan tâm nhỏ, một nơi tin tưởng gửi gắm chút nỗi niềm hay cả sẻ chia niềm vui và hạnh phúc thì cuộc sống cũng sẽ khác, được trọn vẹn hơn

Môi trường xã hội hoá

Trang 5

v Gia đình

Mỗi người đều sinh ra trong một gia đình Quá trình xã hội hoá của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi khi đã lớn, cho nên gia đình, như là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào, rõ ràng là một môi trường xã hội hoá đầu tiên và có tầm quan trọng chính yếu

Để trưởng thành, mỗi người cần phải trải qua một thời gian dài ở gia đình trước khi có thể tự sinh sống Quá trình xã hội hoá rất cần thiết để mỗi cá nhân trở thành những thành viên xã hội một cách đầy đủ, chính vì vậy, gia đình, như một môi trường xã hội đầu tiên là nơi cá nhân tiếp xúc và trải qua quá trình xã hội hoá của mình, ở đó, mỗi người được học để biết mình là ai, mình cần trở thành người như thế nào, và phải biết đối xử với người khác ra sao…

Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, chính vì vậy, xã hội hoá được thực hiện chủ yếu qua giao tiếp trực tiếp Quá trình xã hội hoá của đứa trẻ được theo dõi chặt chẽ và được điều chỉnh ngay

Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai của quá trình xã hội hoá được thực hiện một cách không chính thức và không có chủ định và là sản phẩm của tương tác xã hội giữa những người gần gũi nhất về tinh thần và thể chất Trong bước khởi đầu đó, chúng ta cũng học được nhiều thông qua quan sát và kinh nghiệm hệt như được hướng dẫn hay dạy dỗ một cách có chủ định Do vậy, khi cha mẹ ta nói với ta rằng phải khoanh tay chào những người lớn tuổi hay phải mời cơm bố mẹ trước mỗi bữa ăn … thì bên cạnh đó, một cách không chủ định, họ cũng dạy chúng ta nhiều hơn họ có thể hình dung như về trật tự trong giao tiếp gia đình, xã hội

Như vậy, những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình khác nhau có thể xảy ra các quá trình xã hội hoá khác nhau, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như khả năng phát triển của đứa trẻ sau này Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu về vốn văn hoá (xin xem thêm mục từ vốn văn hoá) cho rằng, nguồn gốc gia đình có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của mỗi người Một đứa trẻ sinh ra trong một tầng lớp trung lưu có cơ may trở thành một người của giai cấp trung lưu nhiều hơn so với những đứa trẻ sinh ra ở tầng lớp khác; hay những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bác sỹ cũng dễ trở thành một bác sỹ hơn so với các gia đình khác Một số người gọi đây là quá trình tái tạo văn hóa gia đình

Trang 6

Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của các tổ chức xã hội ngaòi gia đình và truyền thông đại chung, quá trình xã hội hoá trong gia đình mất dần ảnh hưởng của nó Cha mẹ có thể không hoặc

ít hiểu biết về quá trình xã hội hoá cũng như mục đích của nó Họ cũng không được huấn luyện nhiều cho các kỹ năng này, mà chủ yếu xã hội hoá con cái của mình thông qua những kinh nghiệm mà họ trải qua và có được từ người khác Chính vì lý do đó, nhà trường và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác cùng với truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xã hội hoá các cá nhân

v Nhà trường và các tổ chức xã hội ngoài gia đình

Dù có tầm ảnh hưởng quyết định trong những năm đầu cuộc đời, quá trình xã hội hoá không chỉ giới hạn trong gia đình Các tổ chức xã hội đặc biệt là nhà trường có tầm quan trọng ngày càng tăng trong quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân do phần lớn thời gian ngoài gia đình, các cá nhân phụ thuộc vào các tổ chức đó Chính vì lẽ đó, nhiều người cho rằng toàn bộ quá trình giáo dục phổ thông cũng là một môi trường xã hội hoá chính yếu Trong các xã hội phát triển và phân hoá cao, có rất nhiều kỹ năng và kiến thức đòi hỏi phải được thông qua các phương tiện xã hội hoá chính thức Xã hội càng phức tạp, càng có nhiều kỹ năng bao nhiêu thì càng cần thiết có những thiết chế được lập ra một cách có chủ định - các cơ sở giáo dục như trường học, trường cao đẳng và trường dạy nghề - để phổ biến các kỹ năng và kiến thức cần thiết

Trường học có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với cách nhìn nhận thông thường của mọi người: là nơi các cá nhân đến để tiếp thu kiến thức Khi một đứa trẻ tới trường, nó tiếp thu không phải chỉ các môn học của nhà trường mà cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi Học sinh phải học không chỉ lịch sử và địa lý cũng như các môn học khác mà còn cả cách thức quan hệ với giáo viên và các bạn học như khi nào được phép phát biểu, cách thức tuân thủ giờ giấc của lớp học, cũng như những cách thức nhìn nhận về thế giới khác Ở trường, cá nhân ngoài việc học những môn học chính, chúng còn được tiếp thu những tư tưởng, khuôn mẫu, và giá trị mà xã hội coi trọng Người ta thường đánh giá học sinh không chỉ bởi điểm số mà chúng đạt được qua mỗi môn học, mà cả việc chúng chấp hành những qui định trong nhà trường, hay đối xử với bạn

bè, thầy cô, thậm chí với gia đình như thế nào Như vậy, quá trình xã hội hoá mà học sinh tiếp nhận ở trường học do vậy không chỉ liên quan tới việc tiếp thu những kỹ năng qui định mà còn

cả những kỹ năng xã hội khác

Trang 7

Khi trưởng thành, các cá nhân lại tham gia vào các tổ chức xã hội cụ thể hay những nghề nghiệp nào đó Các tổ chức xã hội thường được thiết lập vì những mục đích cụ thể và có những yêu cầu

cụ thể cho các cá nhân tham gia tổ chức đó Khi cá nhân tham gia vào một tổ chức, cơ quan, họ thường chịu ảnh hưởng một cách vô thức những quy ước, quy định có sẵn của các tổ chức này Chúng ta thường nói nhiều đến thói quen nghề nghiệp, đây chính là một trong những hậu quả của quá trình xã hội hoá

v Nhóm xã hội

Bên cạnh gia đình và các tổ chức, các nhóm xã hội (đặc biệt là nhóm bạn) cũng là môi trường xã hội hoá quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân

Khi đứa trẻ lớn lên, các môi trường khác bên ngoài cũng bắt đầu có ảnh hưởng Những đứa trẻ khác mà nó tiếp xúc, bạn bè cùng lứa tuổi, bạn cùng chơi… có ảnh hưởng xã hội hoá quan trọng Môi trường này được gọi là nhóm tương đương và có lẽ là môi trường xã hội hoá đầu tiên mà bọn trẻ tiếp xúc được những suy nghĩ và hành vi khác với những điều mà chúng học được ở nhà

Cá nhân đặc biệt chịu ảnh hưởng của nhóm tương đương trong giai đoạn vị thành niên, vì trong giai đoạn này, các nhóm vị thành niên tạo điều kiện cho cá nhân chấm dứt sự phụ thuộc vào người lớn và thiết lập một vị thế xã hội bình đẳng mà từ trước tới giờ mỗi cá nhân chưa có được

Trong suốt cuộc đời của mình, mỗi người trong chúng ta sống trong rất nhiều nhóm xã hội khác nhau và có rất nhiều người bạn, cả thân thiết lần không thân thiết, nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến suy nghĩ của mỗi người về xã hội Mối dây quan hệ xã hội chằng chịt với bạn bè cũng tạo cho cá nhân tham gia vào các nhóm khác nhau Các nhóm đó có mục tiêu rất đa dạng, tuy nhiên, theo quan điểm xã hội học, thì mỗi nhóm xã hội, bất kể với mục đích gì, đều phát triển một cách không chủ định các khuôn mẫu hành vi khác nhau

Các nhóm bạn cũng được hình thành theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, thường bạn

bè là ngang tuổi với nhau Khi còn nhỏ, các nhóm bạn bè thường được hình thành một cách ngẫu nhiên như trong lớp học, cùng nơi ở, Khi chúng ta càng lớn lên, chúng ta càng có thêm nhiều người bạn dựa trên sở thích, công việc, hay vị trí xã hội…

Trang 8

Nhóm bạn là nơi mỗi cá nhân có thể học hỏi những hành vi mà họ có thể không thể, không có điều kiện hay vì một lý do nào đó không được thực hiện ở các môi trường xã hội hoá khác như gia đình, nhà trường hay qua các phương tiện truyền thông đại chúng Sự thực cho chúng ta thấy rằng, cá nhân có thể học hỏi nhiều từ những người bạn của mình đối với những vấn đề cụ thể, như những vấn đề trong hôn nhân, quan hệ khác giới…

v Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng ngày càng phát triển đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống xã hội Sự phát triển của truyền thông đã đưa nó trở thành nguồn cung cấp "kinh nghiệm" và chủ yếu cho cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng

Xã hội hóa là quá trình học hỏi nền văn hóa của xã hội mà cá nhân sống Khi truyền thông đại chúng trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng và là bộ phận không thể thiếu trong xã hội thì nó trở thành công cụ quan trọng trong quá trình xã hội hóa

Khi nói đến truyền thông đại chúng, chúng ta thường nghĩ tới một dạng thiết chế dùng để phục

vụ sự trao đổi thông tin, giao lưu tư tưởng, giải trí Trên thực tế, những gì mà truyền thông đại chúng mang lại cho chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng "truyền thông cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm gián tiếp về các sự kiện và quá trình xẩy ra vượt quá kinh nghiệm xã hội của chúng

ta Chúng ta ngày càng "biết" nhiều hơn, và được khuyến khích để làm như vậy thông qua các kinh nghiệm trung gian ở tivi, phim ảnh, radio, báo chí, sách" (Bilton, tr.382) Bên cạnh đó một cách có chủ định, truyền thông đại chúng trở thành một cái chung, một cái để mọi so sánh có thể dựa vào, qua đó tạo nên sự hiểu biết chung cho mọi người, làm cho mối quan hệ giữa con người

- con người và con người - sự vật trở nên gần gũi với nhau hơn Thực tế này chỉ cho chúng ta thấy rằng truyền thông đại chúng "không đơn giản cung cấp thông tin phản ánh thế giới xã hội con người, mà đúng ra chúng cấu trúc thế giới đó cho chúng ta, không chỉ bằng cách gia tăng tri thức của chúng ta về thế giới mà còn giúp chúng ta "có ý thức về nó"" (Bilton, tr.382)

Truyền thông đại chúng, xét về mặt hình thức, là nguồn cung cấp kinh nghiệm, tri thức cũng như giải trí đơn thuần Song về nội dung, truyền thông đại chúng dù ở dạng này hay dạng khác luôn được định hướng Những thông tin có thể biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, nói rõ ra hoặc nói dưới dạng ẩn ý đều có một mục tiêu là bảo vệ những giá trị mà xã hội coi trọng, giải thích sự hợp

lý của tồn tại xã hội với cá nhân và cộng đồng Và đó là cái mà xã hội qua phương tiện truyền

Trang 9

thông đại chúng thực hiện việc xã hội hóa Những mục tiêu chung, giá trị chung được phổ biến cho xã hội toàn thể dần trở thành mục tiêu và giá trị của mỗi cá nhân bằng cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, rộng rãi nhất và kinh tế nhất

Nếu như gia đình và nhà trường luôn được coi là hai môi trường quan trọng của quá trình xã hội hóa - tạo cho cá nhân tiếp nhận nền văn hóa của xã hội mà cá nhân đang sống - thì truyền thông đại chúng ngày càng chiếm lĩnh dần trong việc đóng vai trò quan trọng để xã hội hóa cá nhân nhờ sự phát triển mạnh của phương tiện này và sự hạn chế của hai thiết chế gia đình và giáo dục

Sự cách li của mọi tầng lớp người với các hoạt động công cộng, thời gian rỗi ngày càng trở nên hiếm hoi khi xã hội chuyển sang xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp và việc con người ngày càng gắn bó với báo chí, tivi, mạng vi tính, do khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết ngày càng cao, đã đưa loài người tới một thời đại của thông tin, trong đó việc xã hội hóa cá nhân đòi hỏi sự cung cấp từ truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng, bằng cách rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian làm cho con người gần gũi với nhau, và với thế giới bên ngoài hơn Cá nhân học được nhiều hơn đồng nghĩa với khả năng di động xã hội của cá nhân cao hơn, xã hội năng động hơn Truyền thông bằng việc đưa tin, đã trực tiếp xây dựng thực tế và sự nhất trí trong mỗi cá nhân và cả cộng đồng, trên cơ

sở đó hình thành nên một thứ quyền lực cưỡng bức trở lại với mỗi cá nhân mà dư luận xã hội là một dạng cụ thể Qua đó, "chúng khuyến khích những đường hướng suy nghĩ và nhận thức nào

đó và làm nản lòng những đường hướng khác Vậy là thực tế được xây dựng bằng cách áp đặt một khuân khổ chọn lọc mà có thể gạt bỏ những giải thích hoặc những hệ thống có ý nghĩa khác" (Bilton, tr.382) Cá nhân - một cách vô tình hoặc cố ý đã học được cách ứng xử cần thiết từ các phương tiện truyền thông

Nhờ sự phát triển rộng khắp của các phương tiện truyền thông, các ưu thế khác trong đó có cả sự hấp dẫn đi kèm với điều kiện kinh tế - xã hội cũng phát triển tạo điều kiện cho truyền thông xâm nhập nhanh vào từng gia đình, từng bộ phận xã hội, đã làm truyền thông đại chúng có ý nghĩa lớn trong việc xã hội hóa cá nhân Từ tầm quan trọng này đã buộc các nhà quản lý xã hội, các nhà xã hội học phải để tâm tới

Quá trình phát triển của truyền thông đại chúng - nhờ sự phát triển của điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội - đã đặt ra nhiều vấn đề có tính xã hội Đầu tiên được kể đến là quá trình đa dạng hoá về các nguồn phát tin Ngày nay, cá nhân có thể có quyền tự do lựa chọn nguồn nhận tin nhiều hơn do sự đa dạng của các nguồn tin mà sự phát triển này đem lại Những nguồn thông tin

Trang 10

trở nên có tính cạnh tranh trong việc "chinh phục" công chúng Những nguồn thông tin nội địa chưa chắc đã chiếm ưu thế khi mà với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những giới hạn về không gian (và kể cả thời gian) bị phá vỡ Vấn đề thứ hai là sự ra đời các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin mới có những chức năng ưu việt hơn (internet là một ví dụ) đã tạo

sự đột biến trong truyền thông, đưa con người tới những khám phá mới, quan niệm mới về con người - xã hội - tự nhiên cũng như không gian - thời gian Vấn đề thứ ba, khi truyền thông đại chúng phát triển, chúng kéo theo một bộ phận xã hội đông đảo phụ thuộc vào chúng Truyền thông đại chúng trở thành một hệ thống xã hội có đời sống tồn tại riêng và quan hệ trực tiếp với các hoạt động xã hội thường ngày khác Một xã hội thông tin đang đến gần và người ta đang phải đặt nhiều câu hỏi cho nó Vấn đề thứ tư là những tác động "xấu" từ truyền thông đại chúng đang gia tăng không biên giới Chúng đang thiết lập nên một thứ văn hóa mới, xoá mờ các đa dạng văn hóa cũ, tạo ra những cách sống đang được truyền thông đại chúng nhào nặn

Chúng ta hiểu rằng xã hội hóa là việc làm đòi hỏi cá nhân học các qui tắc ứng xử, các giá trị, chuẩn mực xã hội (nền văn hóa cộng đồng) để cá nhân có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng,

và việc tạo sự hòa nhập cho cá nhân đó được tiến hành bởi nhiều thiết chế, tổ chức cũng như cách thức cũng khác nhau

Do mỗi người có vị trí xã hội khác nhau, vai trò khác nhau, mà các giá trị lại chung, do vậy các cách thức xã hội hóa cũng khác nhau Bên cạnh đó mỗi thiết chế, tổ chức lại có những đòi hỏi khác nhau đối với cá nhân nên các hình thức xã hội hóa càng trở nên đa dạng Đối với nhà quản

lý xã hội thì việc xã hội hóa là tốt nhưng phải đi đúng mục tiêu, có nghĩa là phải hướng tới các giá trị xã hội mà nhà quản lý coi trọng, không đi ngược lại với lợi ích của họ Như vậy, rõ ràng phương tiện truyền thông là công cụ có nhiều ưu điểm nhất: dễ kiểm soát, rộng rãi, tiết kiệm chính vì vậy truyền thông đại chúng được ưu tiên phát triển với mục đích xã hội hóa cá nhân Vì được định hướng bởi mục đích như thế nên các phương tiện truyền thông dù ở loại này hay loại khác, chương trình này hay chương trình khác đều mang tính giáo dục sâu sắc, đây là điểm khởi đầu quan trọng trong việc xã hội hóa cá nhân

Xã hội hóa là quá trình kéo dài cả cuộc đời con người, môi trường xã hội hóa được hiểu đơn giản

là các hoạt động xã hội, hoạt động sống diễn ra xung quanh họ và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới họ Các yếu tố của môi trường xã hội hóa tác động mạnh nhẹ khác nhau, truyền thông đại chúng cũng vậy, điều này phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế - xã hội - chính trị - địa

lý của cá nhân Tuy vậy, khi xã hội càng phát triển thì ngành truyền thông là trung tâm trong việc cung cấp những ý tưởng và hình ảnh mà con người sử dụng để giải thích và hiểu một số lớn kinh nghiệm hàng ngày của họ Đặc biệt hơn, chúng tiêu biểu cho một kênh được thiết chế hoá để

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN