1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nội dung nghiên cứu xã hội học về gia đình ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nội dung nghiên cứu xã hội học về gia đình. Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ
Tác giả Võ Công Minh, Đặng Nguyễn Quang Huy, Bùi Đức Nhân, Huỳnh Thiện Nhân, Trần Văn Luân, Đái Triệu Phi
Người hướng dẫn GVC. TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Ý nghĩa của việc nghiên cứuxã hội học gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ.... Có thể nói, gia đình như một xã hội thu nhỏ, do vậy, vấn đề gia đình là đối tượng nghi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học kỳ 3/2021-2022 MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ GIA ĐÌNH Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ GVHD: GVC TS Nguyễn Thị Như Thúy

Trang 2

HỌC KÌ 3 NĂM HỌC 2021 – 2022

Mã học phần: INSO-04UTExMc

Nhóm….

Tên đề tài:

Những nội dung nghiên cứu xã hội học về nông thôn Ý nghĩa của việc nghiên cứu

xã hội học gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ.

VIÊN

TỈ LỆ % HOÀN THÀNH

Ghi chú:

Tỷ lệ %: Mức độ phần trăm hoàn thành của từng sinh viên tham gia

Trưởng nhóm:….

Nhận xét của giáo viên

Tp H Chí Minh - ồồ Thá ng 11 n m 2021ă

MỤC LỤC

Trang 3

1 Lý do ch n đềề tài ọ

2 M c đích nghiền c u ụ ứ

3 Ph ươ ng pháp nghiền c u ứ

PHẦN 2 NỘI DUNG PHẦN 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

1.Khái niệm xã hội học 4

2.Xã hội học gia đình 4

2.1 Lịch sử hình thành xã hội học gia đình 4

2.1.1 Thời đại cổ đại 4

2.1.2 Ở phương đông thời kỳ cổ đại 4

2.1.3 Phương tây thời kì đầu tư bản 5

2.1.4 Từ thế kỉ thứ XIX 5

2.1.4.1 Trên thế giới 5

2.1.4.2 Ở Việt Nam 5

2.2 Khái niệm xã hội học gia đình 6

2.3 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình 6

3.Khái niệm, kết cấu và các kiểu gia đình 7

3.1 Khái niệm gia đình 7

3.2 Kết cấu của gia đình 7

Trang 4

4.Chức năng của gia đình 9

4.1 Chức năng sản xuất và tái sản xuất nòi giống 9

4.2 Chức năng giáo dục 9

4.3 Chức năng kinh tế 10

4.4 Chức năng văn hóa 10

5.Gia đình trong xã hội hiện đại 11

6.Những nhân tố tác động đến độ bền vững của gia đình 11

6.1 Tình yêu trong hôn nhân 11

6.2 Tự nguyện và tự do trong hôn nhân 12

6.3 Hôn nhân và pháp luật 12

6.4 Tình dục trong hôn nhân 13

6.5 Điều kiện và môi trường sống 13

7.Những vấn đề của gia đình ở Việt Nam hiện nay 14

7.1 Bạo lực gia đình 14

7.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình 14

7.1.2 Các hành vi bạo lực gia đình 14

7.1.3 Nguyên nhân 15

7.1.4 Hậu quả 15

7.1.5 Giải pháp 16

7.2 Ly hôn 16

7.2.1 Khái niệm ly hôn 16

7.2.2 Nguyên nhân 16

7.2.3 Quá trình, thủ tục 17

7.2.4 Hậu quả 17

7.2.4.1 Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 17

7.2.4.2 Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ, con 18

7.2.4.3 Hậu quả pháp lý khi chia tài sản vợ chồng khi ly hôn 18

7.2.4.4 Hậu quả về tinh thần, tâm lý đối với cặp vợ chồng 19

7.2.4.5 Hậu quả về tinh thần, tâm lý đối với con cái 19

7.3 Tái hôn 20

Trang 5

8.1 Đối với cá nhân 21

8.2 Đối với gia đình 21

8.3 Đối với xã hội 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình – nơi con người sinh ra và trưởng thành, có tác động to lớn đến sựphát triển của một cá nhân và toàn xã hội Hạnh phúc của gia đình là cơ sở để xâydựng hạnh phúc của xã hội, gia đình tồn tại, thì quốc gia, dân tộc, thế giới mới tồntại Ngược lại, sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, sự ổn định, bền vứng của xã hội làđiều kiện đảm bảo và có ý nghĩa chi phối đến hạnh phúc toàn diện, bền vững củagia đình và cá nhân Cũng có thể nói, gia đình là cầu nối góp phần thúc đẩy sự pháttriển của toàn xã hội

Trong năm quốc tế gia đình 1994 (IYE) với chủ đề “Gia đình - các nguồn lực

và thế giới đang đổi thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm độngviên các quốc gia cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng và củng cố gia đình Qua

dó cho thấy gia đình trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm Đảng tarất coi trọng gia đình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng vàbồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là

tổ ấm của mọi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” Có thể nói, gia đình nhưmột xã hội thu nhỏ, do vậy, vấn đề gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiềungành khoa học khác nhau, như xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, dân số học,…Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội nên có thể xemgia đình như một nhóm xã hội nhỏ, tế bào của xã hội, là nhân tố của sự tồn tại vàphát triển của xã hội, có vai trò đặc biệt trong quá trình xã hội hóa con người

Trong tình hình chung của đất nước, khi chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá vấn đề gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt Gia đình là tếbào xã hội, vậy khi tiến theo nhịp độ phát triển mới lại càng phải chú ý tới việc pháthuy những giá trị của các yếu tố truyền thống trong gia đình, chọn lọc để phát triển

Trang 7

mô hình hiện đại trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Với sự phát triển của công nghệ và các ngành công nghiệp hóa, gia đìnhcũng trở nên biến đổi nhiều hơn và có nhiều thực trạng khó giải quyết hơn mà điểnhình là những mâu thuẫn trong cuộc sống Bạo lực mạng trong gia đình, vô cảm, xalánh gần như là những hậu quả có thể thấy rõ trong các vấn đề hiện nay của xã hộiViệt Nam.Tất nhiên trong gia đình không phải lúc nào cũng hoàn hảo mà cũng cónhững điểm chưa tốt, hạn chế nhưng điều quan trọng là các thành viên chưa có sựhài hòa, điều tiết đặc biệt là những kiến thức về gia đình mà phần lớn trường hợprơi vào thời gian mới lập gia đình của giới trẻ Bởi vậy ý nghĩa của việc nghiên cứu

xã hội học gia đình càng trở nên quan trọng, nhất là trong giai đoạn phát triển củagiới trẻ hiện nay

Xuất phát từ những căn cứ trên, đồng thời với mong muốn làm cho nguồn tưliệu về lĩnh vực xã hội học gia đình, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên bộ môn

Nhập môn xã hội học, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Những nội dung nghiên cứu xã hội học về gia đình Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận tìm hiểu những nội dung nghiên cứu xã hội học về gia đình, đềcập tới những khái niệm, đặc điểm của gia đình, các kiểu gia đình và những chứcnăng cơ bản của gia đình Đồng thời, phân tích kiểu gia đình đang phổ biến trong

xã hội hiện đại Đề cập tới những nhân tố tác động đến độ bền vững của gia đình vàmột số vấn đề về gia đình Để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, mang ý nghĩa

to lớn đến sự tồn tại, phát triển của gia đình nói riêng và của toàn xã hội, cá nhânnói chung Đảm bảo sự đi lên, tiến bộ, không ngừng văn minh, hiện đại của đấtnước và cả xã hội

Trang 8

3 Phương pháp nghiên cứu

Đọc các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm nghiêncứu phương pháp luận, nghiên cứu ý nghĩa của học tập, các yếu tố ảnh hưởng đếnvấn đề biến đổi trong gia đình trong giai đoạn phát triển hiện nay của giới trẻ.Nghiên cứu tiểu luận dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo trên internet, giáo trình,quan sát thực tiễn trong xã hội, đồng thời thảo luận, trao đổi ý kiến để làm sáng tỏnhững vấn đề cần nghiên cứu Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lý thuyết,phương pháp phân tích và tổng hợp

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

1 Khái niệm xã hội học

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặcthù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; làkhoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đótrong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.1

2 Xã hội học gia đình

2.1 Lịch sử hình thành xã hội học gia đình

2.1.1 Thời đại cổ đại

Với ba trụ cột triết học Hy Lạp đã đặt nền móng cho sự nghiên cứu về hônnhân và gia đình:

Socrates (469 – 399 TCN): ông được coi là một trong những người đã sángtạo ra nền triết học phương Tây mặc dù ông không viết bất kỳ một tác phẩm nào.Platon (427 – 347 TCN): ông đề cập đến mối quan hệ gia đình và cá nhântrong mô hình quản lý nhà nước lý tưởng

Aristoteles (384 – 322 TCN): ông là một trong những người đầu tiên nghiêncứu về gia đình có hệ thông bằng các nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu cáchiện tượng trong xã hội và xác định gia đình như tổng thể, một phạm trù mang tínhlịch sử và mang tính đặc thù của xã hội

2.1.2 Ở phương đông thời kỳ cổ đại

Các nhà nho giáo Trung Quốc như Khổng tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, ĐổngTrọng Thư là những người đã đặt nền móng cho quan điểm nghiên cứu về gia đìnhcho Trung Quốc và cũng như ảnh hưởng đến với những nước theo Nho giáo nhưViệt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Những tác phẩm của họ đặt gia đình vào mối quan

1 Osipov (1992),

Trang 10

hệ với toàn bộ hệ thống xã hội, xem gia đình là cầu nối liên kết mỗi con người với

xã hội, đất nước và thế giới

2.1.3 Phương tây thời kì đầu tư bản

V.Ph.Hêghel:là một nhà triết học người Đức, đã đưa ra các mối quan hệ biệnchứng trong gia đình

Jean-Jacques Rousseau: là nhà triết học người pháp đã nói xã hội tư bản thời

kỳ đầu đã phá hủy chuẩn mực của gia đình truyền thống và khuyên mọi người quay

về với chuẩn mực gia đình truyền thống

Thomas More, Charles Fourier, Robert Owen là các nhà xã hội không tưởng

đã đưa ra các bình đẳng giới trong gia đình và xã hội

2.1.4 Từ thế kỉ thứ XIX

2.1.4.1 Trên thế giới

Bắt đầu có các nghiên cứu bài bản và có hệ thống:

Auguste Comte (1798-1857): nêu ra trật tự gia đình theo quan điểm phụquyền

Emile Durkheim (1858-1917): viết về nạn tự tử và sai lệch chuẩn mực xã hội

và tác động của nó tới gia đình

Georg Simmel (1858-1918): cũng đề cập về vấn đề gia đình

Herbert Spencer (1820-1903) và Frederic Le Play (1800-1882) đề xướngnghiên cứu thực nghiệm về gia đình

Jean - Paul Sartre: coi gia đình là một sản phẩm chủ quan của thiết chế xãhội và con người

Bác sỹ Z Freud: đưa ra các xu hướng nghiên cứu về gia đình

Max Weber (1864-1920): Nói về đạo đức và văn hóa trong gia đìnhGeorge Herbert Mead (1863-1931), Robert K.Merton (1910-2003), TalcottParsons(1920-1979): đã đưa ra thuyết trật tự phụ quyền trong gia đình và xã hội

Trang 11

2.1.4.2 Ở Việt Nam

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin với bộ tư tưởng của C.Mác, tácphẩm “nguồn gốc gia đình, của Chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ănghen,các tác phẩm của Lênin về Cách mạng tháng Mười, về gia đình vô sản

2.2 Khái niệm xã hội học gia đình

Xã hội học gia đình là một nhánh của xã hội học chuyên biệt, xã hội học giađình là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của giađình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện vănhóa, kinh tế - văn hóa cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng của giađình trong xã hội, là một trong những môn của xã hội học nghiên cứu về gia đìnhvới tư cách là một thiết chế xã hội và một nhóm nhỏ

2.3 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình

Nghiên cứu sự ra đời của gia đình gắn liền với sự phát triển của xã hội với sựphát triển của các mối quan hệ xã hội, nghiên cứu các hình thức cơ bản của gia đìnhtrong quá khứ, gia đình trong chế độ cộng đồng nguyên thủy, gia đình trong chế độ

nô lệ, gia đình trong chế độ phong kiến, gia đình trong chế độ tư bản và gia đìnhtrong các chế độ khác

Nguyên cứu mối quan hệ giữa gia đình và xã hội: là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của xã hội học gia đình, nghiên cứu sự tác động lẫn nhau giữa giađình và các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc mối quan hệ của gia đình với cơcấu xã hội như các giai cấp xã hội (gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đìnhtrí thức, gia đình thành thị, gia đình nông thôn, )

Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình – xã hội học gia đình: nghiên cứuđiều kiện, nguyên nhân của sự phát triển của gia đình, xem xét số lượng, thànhphần, mối quan hệ của trong gia đình (cha mẹ - con cái, ông bà – cháu, vợ -chồng,anh - em) và vị trí và vai trò của từng thành phần trong mối quan hệ gia đình Mối

Trang 12

quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với những lĩnh vựng văn hóa, y tế, giáo dục, sinh sản,

cơ sở vật chất và ảnh hưởng của nó đến các mối quan hệ trong gia đình Trong lĩnhvực này còn nghiên cứu đến ly hôn và những nguyên nhân, quá trình và hậu quảcủa ly hôn đối với con cái, vợ chồng và với xã hội

Nguyên cứu về chức năng của gia đình: chức năng của gia đình chia thànhhai chức năng chính gồm chứ năng duy trì và tạo ra các thế hệ mới (gồm sinh đẻ vàđào tạo giáo dục) và chức năng nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình Hai chứcnăng chính này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình như là chức thỏamãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, chức năng kinh tế, tổ chức giađình, Các chức năng này của gia đình nếu thực hiện tốt sẽ tác động tích cự đến xãhội

3 Khái niệm, kết cấu và các kiểu gia đình

3.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mốiquan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Giađình không những là nơi sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống các thành viên tronggia đình và xã hội, mà còn là nơi duy trì nòi giống – sản sinh ra con người, tái sảnxuất – sức lao động; Là cái nôi nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cáchnhân cách con người.2

3.2 Kết cấu của gia đình

Là một tổ chức nhất định về mặt lịch sử, là một xã hội thu nhỏ và là một hệthống các quan hệ xã hội phức tạp

Là một thiết chế xã hội đặc thù trong đó mối liên kết giữa các thành viêntrong gia đình chính là quan hệ huyết thống và hôn nhân.3

2 “Gia đình – nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người”, nguoi , 28/6/2021.

https://www.ddif.com.vn/gia-dinh-noi-nuoi-duong-tam-hon-moi-3 Slideshare, “Kiểu gia đình”,

Trang 13

3.3 Các kiểu gia đình cơ bản

Gia đình hạt nhân là gia đình bao gồm bố mẹ và con cái

Gia đình truyền thống là gia đình 3 thế hệ trở lên bao gồm ông bà, bố mẹ,con cái, cháu chắt,

Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống

Gia đình phụ hệ là gia đình mà hậu duệ được tính theo nguời cha và theo họngười cha (họ nội)-liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu

Gia đình mẫu hệ là gia đình trong đó mỗi người được xác định bằng mẫu hệ

và theo họ mẹ, có thể liên quan đến việc thừa kế tài sản

Gia đình đơn hôn hay còn gọi là gia đình một vợ một chồng Là hình thái cânbằng trong quan hệ giữa vợ và chồng

Gia đình tái hôn là hình thái gia đình trong đó có ít nhất một trong hai vợchồng đã từng kết hôn, nhưng ly hôn rồi lại tái hôn

Gia đình đa chủng tộc là gia đình có bố hoặc mẹ là người nước ngoài.Gia đình bố - mẹ đơn thân là gia đình chỉ có bố hoặc mẹ cùng với con cái.Gia đình đồng tính là gia đình có hai người đồng giới kết hôn với nhau Tuynhiên pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận

Gia đình phụ quyền là một gia đình trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vậtquyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người cha có quyền lựcđối với phụ nữ, trẻ em và tài sản Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắmmọi quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc

Gia đình mẫu quyền là một gia đình mà trong đó người mẹ hoặc người phụ

nữ lớn tuổi nhất đứng đầu một gia đình hoặc gia tộc Các mối liên hệ và hậu duệđược xác định qua dòng nữ cũng như việc quản trị hay cai trị do phụ nữ nắm giữ Gia đình đa hôn: Hình thái gia đình này bao gồm từ ba người trở lên thamgia vào một mối quan hệ hôn nhân Gồm hai biến thể là đa thê và đa phu Đa thêtức là một người đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ Hình thái này là một biểu hiện

Trang 14

cụ thể của tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa một người chồng vànhiều người vợ Hơn thế nữa, nó còn cho thấy ngay trong nội bộ giới nữ cũng cótình trạng áp bức nhau Và đa phu tức là một người vợ có nhiều chồng.

4 Chức năng của gia đình

4.1 Chức năng sản xuất và tái sản xuất nòi giống

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội loài người, bắtđầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và

mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình) Từ đó thực hiện chức năngsinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người Tái sản xuất ra conngười theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, bao hàm cả sự nuôi dưỡng và giáo dục củagia đình

Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất racủa cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người Sự tồn tại của loàingười phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất của gia đình Chức năng này góp phầncung cấp sức lao động – nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần thay thế những thànhphần lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu và không còn khả năng linh hoạt, năngđộng, sáng tạo trong công việc Việc thực hiện chức năng sản xuất và tái sản xuấtnòi giống vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng đượcnhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người Con cái trở thànhchỗ dựa, nguồn tình cảm của ông bà, cha mẹ và của cả dòng tộc

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau Ví

dụ Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ và chất lượng cuộc sống của giađình, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gia đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có

từ một đến hai con”

4.2 Chức năng giáo dục

Trang 15

Giáo dục là những yếu tố bản lề để định hướng sự phát triển của mỗi cánhân Song, giáo dục gia đình lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách cá nhân Bởi vì gia đình là cái nôi chào đời, là môitrường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể của sự giáo dục, ở đó ông

bà, cha mẹ là những người thầy, người cô tác động đến tinh thần của mỗi đứa trẻ.Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên về thế giới sự vật, hiện tượng,dạy cho trẻ con hiểu rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của nhữnggiá trị mà gia đình thừa nhận và áp dụng trong cuộc sống

Nội dung giáo dục của gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình,văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạođức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học Giáo dục gia đình được thựchiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáodục cụ thể, phong phú

4.4 Chức năng văn hóa

Văn hoá gia đình góp phần duy trì và phát triển văn hoá các nhóm cộng đồng

xã hội (dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp ) Nó giúp cho việc lưu giữ, bảo tồn cácgiá trị, chuẩn mực văn hoá truyền thống của các cộng đồng trong đời sống giađình Gia đình với tư cách là một “xã hội vi mô” và chịu sự tác động của xã hội,vừa tác động lại xã hội Mỗi cá nhân đều xuất phát từ gia đình, văn hoá gia đình Vì

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w