Mối quan hệ này xuất hiện hầu hết trong các nền vănminh, văn hoá trên thế giới và được hệ thống triết học cổ đại, trung đại và cậnđại phương Đông, phương Tây tiếp cận và lý giải cặn kẽ,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện :
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
A Lí do chọn đề tài 4
B Mục đích đề tài 5
C Đối tượng nghiên cứu 5
NỘI DUNG 6
A Cơ sở luận 6
I Các khái niệm 6
1 Khái niệm “Tự nhiên” 6
2 Khái niệm “Xã hội” 6
II Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội 6
1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 6
2 Tự nhiên – Con người – Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất 8
3 Tự nhiên - nền tảng của xã hội 9
4 Tác động của xã hội đến tự nhiên 10
5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 11
B Môi trường và các vấn đề liên quan 12
I “Môi trường” là gì? 12
II Ô nhiễm môi trường 13
1 Khái niệm 13
2 Các dạng ô nhiễm chính 13
III Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 15
1 Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam 15
2 Vấn đề môi trường ở Việt Nam 18
3 Môi trường thế giới và những bài học 20
4 Hành động của Việt Nam 22
2
Trang 3KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
A Lí do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên đã được đề cập, bàn luận từ rất sớmtrong lịch sử nhân loại Mối quan hệ này xuất hiện hầu hết trong các nền vănminh, văn hoá trên thế giới và được hệ thống triết học cổ đại, trung đại và cậnđại phương Đông, phương Tây tiếp cận và lý giải cặn kẽ, với những tiêu biểunhư Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, nhà triết học G.V.Ph.Hegel, triết gia LudwigFeuerbach… Triết học Marx – Lenin đã kế thừa những tinh hoa di sản lý luậncủa nhân loại, phát triển các quan điểm ấy trong hoàn cảnh mới và cho rằng conngười là kết quả của quá trình tiến hoá và phát triển lâu dài của tự nhiên, là một
bộ phận của giới tự nhiên Con người càng phát triển, cũng có nghĩa là sự tácđộng đến giới tự nhiên sẽ ngày càng sâu sắc, dấu ấn con người vào giới tự nhiên
sẽ thêm đậm nét
Suốt hàng thế kỷ qua, thế giới đã chứng kiến vô vàn đổi thay Những cuộccách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng công nghệ,… đưa nhân loại đến vớinhững bước tiến mới Những xu hướng hội nhập mới tạo nên cơ hội phát triểncho các nước, song cũng có những mặt trái, mang lại hậu quả khôn lường Có cơhội đồng nghĩa với việc chúng ta phải nắm bắt, thậm chí là bất chấp, làm mọicách để có được chúng Vì những lợi ích ấy mà con người đã tác động mộtcáchliên tục và mạnh mẽ vào thế giới tự nhiên, làm chúng trở nên khô cằn vàcạn kiệt
Có thể thấy, môi trường xung quanh chúng ta đã và đang bị tàn phá vôcùng nghiêm trọng Hàng ngày, ta thấy không thiếu những bài báo, những câuchuyện, hình ảnh về sự suy thoái môi trường tự nhiên được chia sẻ trên khắp cáctrang tin tức và nền tảng xã hội Các vấn đề môi trường nóng hổi toàn cầu như:trái đất nóng lên, thủng tầng ozon, băng tan ở Bắc Cực, nước biển dâng, hạnhán, ô nhiễm môi trường,… ngày càng gia tăng, để lại những ảnh hưởng tiêu cực4
Trang 5đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nhiều vùng Đây có lẽ là mộtbài học đắt giá dành cho con người, khi chỉ quan tâm đến sự phát triển của xãhội mà quên đi nhiệm vụ cơ bản, cũng như quan trọng nhất - bảo vệ môi trường
tự nhiên
Việt Nam trong thế kỷ XXI, trên con đường phát triển bền vững đang phảiđương đầu với vô vàn những khó khăn, thử thách, trong đó có vấn đề môitrường Bởi vậy, từng bước đi của chúng ta phải được tính toán một cách kĩlưỡng, nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường tự nhiên Nhằm nhìn nhận một cách khoa học về mối quan hệ giữa xã hội với tựnhiên, ta cần thông qua một lập trường đúng đắn, một thế giới quan khoa học, cụthể ở đây là quan điểm của Chủ nghĩa Marx – Lenin Ta nghiên cứu mối quan hệgiữa con người – môi trường – xã hội với tư cách một mối quan hệ mang tính hệthống, liên hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời
Hiểu được sự cấp bách, nóng hổi của vấn đề này nên em chọn đề tài :
“Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”.
B Mục đích đề tài
Tiểu luận được viết dựa trên quan điểm triết học của Chủ nghĩa Marx – Lenin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, đồng thời với mối quan hệ biện chứng của tự nhiên và xã hội, từ đó đưa ra những phân tích, giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Qua bài tiểu luận, hy vọng mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội có thể thay đổi nhận thức về vấn đề này, cũng như có những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ tự nhiên – xã hội nhằm cải thiện những hành động trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta
C Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm triết học Marx – Lenin về mối quan hệ xã hội với tự nhiên và việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
5
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8NỘI DUNG
A Cơ sở luận
I Các khái niệm
1 Khái niệm “Tự nhiên”
Hiểu theo nghĩa rộng, “Tự nhiên” là toàn bộ thế giới vật chất tồn tạikhách quan, vô cùng vô tận Với nghĩa này, con người và xã hội là một bộ phận,hơn nữa là một bộ phận đặc thù của thế giới tự nhiên
Hiểu theo nghĩa hẹp, “Tự nhiên” gồm toàn bộ thế giới vật chất, không kểlĩnh vực xã hội (khi nghiên cứu quan hệ tự nhiên – xã hội ở đây, ta hiểu nghĩahẹp là môi trường tự nhiên)
Môi trường tự nhiên gồm:
Điều kiện địa lý tự nhiên: đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu,…
Của cải tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản,…
Nguồn năng lượng trong tự nhiên: sức gió, sức nước, ánh sáng mặt trời,…
2 Khái niệm “Xã hội”
“Xã hội” là một hình thái vận động ở mức cao nhất của thế giới vật chất.
Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau
giữa người với người làm nền tảng Theo ý kiến của Marx: ”Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau”
II Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và xã hội có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau
1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo định nghĩa về tự nhiên đã nêu trên, “Tự nhiên” là toàn bộ thế giớivật chất tồn tại khách quan Bởi vậy, con người và xã hội là một bộ phận đặc thù
Mác… 100% (33)
20
Trang 9của thế giới tự nhiên Không chỉ vậy, tự nhiên cũng chính là nguồn gốc của conngười.
Trong quá trình phát triển, tự nhiên đã sinh ra sự sống và theo quy luậttiến hoá, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện và tiến hoá từđộng vật, chính xác hơn là từ loại vượn người cổ đại Con người sống trong giới
tự nhiên như mọi sinh vật khác, bởi con người là một sinh vật của tự nhiên Bộ
óc con người - điều tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài động vậtkhác, điều mà chúng ta tự hào nhất, cũng chính là sản phẩm cao cấp của vậtchất Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của con người,
là bước đệm để tạo nên xã hội
Ngoài sự phát triển sinh học, con người ra đời còn nhờ sự lao động “Lao động” là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên Xuyên suốt
quá trình này, con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên, với mục đích đápứng nhu cầu tồn tại của mình Để săn bắt, hái lượm, người vượn cổ đã chế tácnhững dụng cụ từ cành cây được vuốt nhọn; hay dùng một hòn đá làm búa ghè
vỡ một hòn đá góc cạnh khác để tạo ra các mảnh đá sắc, dùng để chặt hoặc cắt.Trong lao động, cấu tạo cơ thể con người dần được hoàn thiện, từ đi bằng bốnchân thành đi bằng hai chân, hai chân còn lại tiến hoá thành tay để cầm nắm đồđạc Cũng từ đó, nhu cầu trao đổi thông tin tăng lên và ngôn ngữ đã xuất hiện vàphát triển Lao động và ngôn ngữ là hai nguồn kích thích chủ yếu, góp phần thayđổi, biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lýngười Sự biến chuyển này dần hình thành các mối quan hệ giữa người vớingười, cộng đồng người thay đổi từ kiểu bầy đàn thành một cộng đồng mới,mang tính thay đổi về chất, mà hiện nay chúng ta gọi là “xã hội” Đây là quátrình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội
Như vậy, xã hội cũng là một phần của tự nhiên Song, có tính đặc thù.Phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và mù quáng tác độnglẫn nhau, không có mục đích Còn trong xã hội, nhân tố hoạt động của conngười là ý thức, con người hành động một cách có suy nghĩ và đặt ra cho mình8
Trang 10những mục tiêu nhất định Bởi thế nên, những hoạt động của con người khôngchỉ tái sản xuất chính bản thân mình, mà còn tái sản xuất thế giới tự nhiên
2 Tự nhiên – Con người – Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất
Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên Hơn cả thế,một chỉnh thể thống nhất đã được tạo ra từ Con người – Xã hội – Tự nhiên.Theo nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, thế giới tuy vôcùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, song thựcchất chỉ có ba yếu tố cơ bản Đó là: tự nhiên, con người và xã hội loài người Bayếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ, bởi chúng đều tồn tại trong nhữngdạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính và mối quan hệ khác nhau củavật chất đang vận động
Thế giới vật chất luôn vận động theo các quá trình trong tự nhiên, nhữngquy luật phổ biến nhất định luôn chi phối con người và xã hội Sự vận hành củacác quy luật đó đã tạo nên mối liên hệ giữa các yếu tố của thế giới và tạo nênmột chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn, luôn phát triển không ngừng theo thời gian
và trong không gian
Con người chúng ta là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hộisau một khoảng thời gian dài tiến hoá và phát triển Ban đầu, con người tồn tạitrong tự nhiên, “là một bộ phận của giới tự nhiên” (C.Marx), cả đời sống thểxác và tinh thần của con người đều gắn liền với giới tự nhiên Tuy nhiên, hoạt
động sinh sống của con người, mà theo C.Marx là “hoạt động sinh sống có ý thức”, do vậy, bằng sự lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất
tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình Lúc này, con người không chỉsống trong môi trường tự nhiên mà còn sống trong môi trường xã hội Vì vậy, tựnhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau Yếu tố sinhhọc trong mỗi con người không tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hoàquyện và tồn tại trong yếu tố xã hội, do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vàobản tính xã hội và cải biến trong đó Chỉ trong xã hội, con người mới có thể thể9
Trang 11hiện được bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do đó, tự nhiên và xã hội thốngnhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một chỉnhthể tồn tại với hai mặt: tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăngkhít: Con người – Xã hội – Tự nhiên.
Bởi vậy, ta có thể kết luận rằng: Con người là hiện thân của sự thống nhấtgiữa xã hội và tự nhiên
3 Tự nhiên - nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên luôn tương tác qua lại Đây làmột mối qua hệ biện chứng hai chiều Chiều thứ nhất là sự tác động của tự nhiênlên xã hội loài người
Tự nhiên cực kỳ quan trọng với xã hội loài người Nguồn gốc xuất hiệncủa xã hội chính là tự nhiên và cũng là môi trường để xã hội tồn tại và phát triển.Nói tự nhiên là nguồn gốc xuất hiện của xã hội bởi xã hội hình thành nhờ sựxuất hiện của loài người Mà con người chúng ta là sự tiến hoá vượt bậc của thếgiới vật chất
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, vì chính tự nhiên
đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người, và cũngchỉ có tự nhiên mới có thể cung cấp được những điều kiện cần thiết ấy cho cáchoạt động sản xuất xã hội Có thể nói, vai trò của tự nhiên trong hoạt động của
xã hội là không thể nào thay thế được và nó không bao giờ mất đi dù cho xã hội
có phát triển đến mức độ nào đi nữa Con người muốn sống, muốn tồn tại thìnhất thiết phải cần đến nước, thức ăn để ăn uống, ánh sáng để nhìn, không khí đểhít thở,… Tất cả những yếu tố ấy đều do tự nhiên cung cấp Tự nhiên là điềukiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải, vật chất,
là một trong những yếu tố cơ bản trong điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.Ngày nay, với những phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại,con người đã có thể sản xuất, chế tạo nên những vật liệu mới vốn không tồn tạitrong thế giới tự nhiên, song những thành phần tạo nên chúng lại đều có nguồngốc, xuất phát từ tự nhiên Bởi vậy, theo Marx, con người không thể sáng tạo ra10
Trang 12được cái gì nếu không có thế giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bênngoài
Kết luận lại rằng, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội,mọi thứ mà con người cần trong lao động Mà chính lao động đã tạo nên conngười và xã hội, do đó, vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn, giữ mộtvai trò quan trọng Tự nhiên vừa có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sảnxuất xã hội, nhưng cũng vừa có thể gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của xãhội, bởi nền tảng của xã hội chính là tự nhiên
4 Tác động của xã hội đến tự nhiên
Ta nhận thấy, tự nhiên tác động rất nhiều đến xã hội và chính xã hội cũng
có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới tự nhiên Tự nhiên tác động đến xã hội nhiềunhư thế nào thì xã hội cũng tác động lại với tự nhiên như thế
Đầu tiên, ta phải khẳng định lại rằng, xã hội là một bộ phận của tự nhiên.Vậy nên, mỗi thay đổi của xã hội cũng đi liền với những thay đổi của tự nhiên
Sự tương tác này được thể hiện thông qua các hoạt động thực tiễn của conngười, trước hết là trong quá trình lao động sản xuất Lao động là đặc trưng cơbản đầu tiên để phân biệt hoạt động của con người với động vật Lao động cũng
là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất giữa xã
hội với tự nhiên Nói vậy bởi “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở việc: tựnhiên cung cấp cho con người những điều kiện vật chất để sống và tiến hànhhoạt động sản xuất Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chấtnày, con người đã làm biến đổi mạnh mẽ tự nhiên và các điều kiện môi trườngxung quanh Hoạt động sống và lao động sản xuất trong xã hội rất phong phúnên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú, vừa tích cực, song cũngtiêu cực Có thể kể đến những hoạt động khai thác khoáng sản, đánh bắt thuỷ,hải sản hay đốt và chặt phá rừng, xả rác thải chưa được xử lý ra ngoài tự11
Trang 13nhiên… Cùng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, tác động của con người đến tựnhiên cũng thay đổi Con người có thể phá huỷ tự nhiên nhanh hơn bao giờ hết.Vấn đề hiện nay là trong quá trình lao động sản xuất, con người cần sửdụng, khai thác và bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên Nếu không, tàinguyên thiên nhiên sẽ dần cạn kiệt, tự nhiên bị huỷ hoạ, sự cân bằng của hệthống tự nhiên – xã hội sẽ bị đe đoạ Tuy nhiên, con người lại đang đi ngược lạivới những điều đáng ra phải làm, đi theo con đường sai trái Như đã nói ở trên,con người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhanh nhất, vậynên, chính con người là thế lực tàn phá tự nhiên một cách khủng khiếp nhất.Tóm lại, xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ vớimôi trường tự nhiên Để gìn giữ môi trường tự nhiên tồn tại và phát triển, conngười cần nắm chắc những quy luật tự nhiên, theo dõi và kiểm tra tự nhiên nằmđiều tiết, sử dụng một cách hợp lý, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội,bảo đảm khai thác có hiệu quả và đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chấtcủa tự nhiên
5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội,trong đó, quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội loài người và trình độnhận thức, vận dụng các quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn.Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xãhội Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau Sự gắn bó và quy định này phụ thuộcvào trình độ phát triển của xã hội, mà tiêu chí để đánh giá nó là phương thức sảnxuất Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển
về chất của xã hội loài người Chính phương thức sản xuất quy định tính chấtcủa mối quan hệ tự nhiên – xã hội, vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ cónhững công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, có những mụcđích tiến hành sản xuất khác nhau Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của12
Trang 14mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ tự nhiên – xã hộicũng sẽ thay đổi theo.
Ngày nay, khi khoa học phát triển không ngừng, với chế độ sở hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa thì với con người, tự nhiên không chỉ là môi trường sống,nơi cung cấp tài nguyên, mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợinhuận Vấn nạn môi trường đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu rừng trởthành sa mạc khô cằn, không còn sự sống, hay thủng tầng ozon, ô nhiễm môitrường, … Để tồn tại lâu dài, con người cần học cách sống chung với tự nhiên,thay đổi cách ứng xử với tự nhiên Vì chúng ta ứng xử với tự nhiên như thế nàothì tự nhiên sẽ đáp lại như thế ấy Nhiệm vụ này là nhiệm vụ chung của toàn thểloài người, không phải của riêng một cá nhân nào
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức vàvận dụng các quy luật trong thực tiễn Điều này được thể hiện thông qua hoạtđộng của con người Con người là loài động vật cấp cao, có suy nghĩ và hànhđộng, làm việc theo suy nghĩ và trình độ nhận thức Đầu tiên là nhận thức về cácquy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn Khi đã có nhận thứctốt và hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hoà,thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội Ngược lại, nếu làm trái quy luậtcủa tự nhiên, thậm chí khai thác và chiếm đoạt những cái có sẵn trong thế giới tựnhiên, thì sự nghèo nàn, thiếu hụt của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệthống tự nhiên là điều không tránh khỏi Con người sẽ phải trả giá, không sớmthì muộn Trong thực tế, chúng ta đang phải gánh chịu những vấn nạn về môitrường - gây nên những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
Cần nhận thức đầy đủ đúng đắn cả quy luật tự nhiên và cả quy luật của xãhội, đi kèm với đó là cần biết vận dụng chúng đúng cách trong thực tiễn cuộcsống Thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã đượcnâng cao, song như vậy là chưa đủ, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động tuyêntruyền hơn nữa và đặc biệt là phải giúp mọi người hiểu được thế nào là hànhđộng đúng đắn
13
Trang 15B Môi trường và các vấn đề liên quan
I “Môi trường” là gì?
“Môi trường” là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của conngười như: không khí, nước, đất, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thểchế Tuy nhiên, trong tiểu luận này, chúng ta sẽ chỉ xét đến môi trường tự nhiên.Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau, như môitrường sinh thái, môi trường sinh quyển Môi trường sinh thái là điều kiệnthuờng xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với xã hội trong các giai đoạn khácnhau cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau Khi xã hội còn ở trình độmông muội, “non nớt”, con người vẫn còn hoàn toàn phụ thuộc vào môi trườngxung quanh, chỉ săn bắt và hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên Khivăn minh hơn, nhất là khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã từng bướcchế ngự được tự nhiên, từng bước từng bước khai thác tự nhiên nhằm phục vụcho nhu cầu của mình Từ đây, nhiều ngành nghề đã ra đời từ những điều kiện tựnhiên, như: nông nghiệp, lâm nghiệp, … Đồng thời cũng xuất hiện những ngành
ít phụ thuộc tự nhiên như: điện tử, phần mềm
Tuy nhiên, con người chỉ đang làm giảm dần sự ảnh hưởng của tự nhiên.Nhưng không thể phủ nhận rằng đến tận bây giờ, xã hội vẫn đang phụ thuộc rấtnhiều vào môi trường tự nhiên Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có thểgây khó khăn cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển