Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiênvà vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn nhằm làm rõ mốiquan hệ giữa tự nhiên và xã hội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
====000====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.2 Nội dung cơ bản của quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 5
Chương 2: Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 9
2.1 Khái niệm và vai trò của môi trường 9
2.2 Khái quát chung về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam 10
2.3 Một số giải pháp cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam 16 PHẦN KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống và là ngôi nhà duynhất của chúng ta Sự sống khởi sinh trên Trái Đất từ những thành phần nhỏ bé nhất,rồi dần phát triển ngày một lớn mạnh cho đến khi con người xuất hiện Bằng laođộng, ý thức và tư duy, con người đã cải biên thế giới mạnh mẽ hơn bất cứ loài sinhvật nào khác từng tồn tại trên hành tinh này Trong quá trình ấy, con người luôn đóngmột vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Đây cũng chính làmối quan hệ biện chứng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu bởi lẽ vạn vậtxung quanh chúng ta đều xoay vần quanh tự nhiên và xã hội Tìm hiểu về mối quan
hệ này sẽ chính là “kim chỉ nam” giúp con người hiểu rõ về quá trình phát triển củalịch sử loài người từ những thứ căn bản, gần gũi nhất
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã và đang tác động tiêu cựcđến tự nhiên xung quanh, gây mất cân bằng sinh thái toàn cầu Tại Việt Nam, hiệntượng này cũng không ngoại lệ khi ô nhiễm môi trường đang trở nên cấp thiết vàđáng báo động sau hơn ba thập kỉ phát triển kinh tế nhanh chóng vừa qua Vấn đề bảo
vệ môi trường vẫn là một chủ đề đáng lưu tâm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn nhằm làm rõ mốiquan hệ giữa tự nhiên và xã hội, tìm hiểu về tác động lẫn nhau giữa chúng dựa trên cơ
sở quan điểm của triết học Mác-Lênin Qua đó, tiểu luận liên hệ trực tiếp tới vấn đềbảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay về thực trạng, tác động, nguyên nhân và đềxuất một số giải pháp cho vấn đề này Hy vọng bài tiểu luận sẽ giúp người đọc cónhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, ý thức được trách nhiệmcủa bản thân và có những hành vi tích cực góp phần bảo vệ môi trường Cấu trúc củabài tiểu luận gồm có các phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2
Trang 4Đây là một đề tài có tính thực tiễn cao, dù đã cố gắng nhưng chắc hẳn bài tiểuluận không thể tránh khỏi những sai sót, thiếu sót về nội dung và hình thức Kínhmong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
PHẦN NỘI DUNG
3
Trang 5Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về tự nhiên
Từ “tự nhiên”-“nature” trong tiếng Anh được bắt nguồn từ tiếng Latin là
“natura”, một thuật ngữ triết học mang ý nghĩa sự sản sinh Có thể nói tự nhiên chính
là nơi chứa đựng nguồn sống để chúng ta tồn tại và phát triển Từ thuở sơ khai, conngười đã dựng mái nhà cư trú, kiếm nguồn thức ăn từ thiên nhiên, tồn tại nhờ khôngkhí và ánh sáng của tự nhiên Trong quá trình phát triển của nhân loại, con ngườicũng đã cải biên thế giới để phục vụ cuộc sống của mình, từ phát minh ra công cụ laođộng mới đến khai thác tài nguyên thiên nhiên Về phương diện thực thể sinh học,các quy luật và quá trình sinh học của giới tự nhiên như tiến hóa, di truyền…cũng làđiều con người không thể tránh khỏi từ xưa đến nay 1
Vậy thì, tự nhiên được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan xungquanh chúng ta Với khái niệm này thì con người và xã hội chính là một bộ phận, hơnnữa còn là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên
1.1.2 Khái niệm về xã hội
Đối chiếu trong quá khứ, xã hội không phải là thứ tồn tại có sẵn trong lịch sửnhư giới tự nhiên Khi mới sinh ra, chưa có ý thức và các quan hệ xã hội, con ngườimới chỉ là một cá thể riêng biệt Chỉ khi con người có sự tương tác qua lại lẫn nhauthì xã hội mới thật sự hình thành Sự tương tác đó biến con người từ một nhóm ngườimang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một nhóm người thống nhất vềhành vi và mục đích Từ xã hội cộng sản nguyên thủy, trong hàng ngàn năm qua, xãhội đã có sự tiến hóa theo nhiều cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, songnhìn chung, đến nay đều hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của conngười
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), , Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, tr.448.
4
Trang 6Vì vậy, xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấymối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nềntảng Theo C Mác “Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng
số mối liên hệ và những quan hệ của cá nhân với nhau” 2
1.2 Nội dung cơ bản của quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
1.2.1 Xã hội-Bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo quy luật tiến hóa, quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống,
và trong những điều kiện nhất định con người đã xuất hiện từ động vật Con ngườiđược sinh ra từ tự nhiên, thông qua quá trình tiến hóa từ vượn thành người cho nên,con người cũng chính là một bộ phận của tự nhiên Trải qua quá trình lao động sảnxuất, con người đã biết tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, biến tự nhiên tồntại khách quan thành lao động Nói như C Mác, “Đối với con người thì ruộng đất tồntại chỉ nhờ có lao động, canh tác Do đó, bản chất khách quan của của cải đã chuyểnvào lao động” Nhờ quá trình lao động, bộ não và ý thức con người dần được hình3thành và phát triển vượt bậc so với động vật
Cùng với đó là sự hình thành của các mối quan hệ tương tác qua lại giữa conngười với con người Những nhóm người nguyên thủy mang tính bầy đàn, hành độngbản năng dần phát triển thành một cộng đồng có tổ chức, thống nhất, khác hẳn vềchất là “xã hội” Nền tảng của mọi xã hội không phải là sự tồn tại riêng lẻ của mỗi cánhân mà phải là sự tác động lẫn nhau giữa người với người
Do đó, xã hội chính là một bộ phận của giới tự nhiên Nếu như các bộ phận cònlại của tự nhiên chỉ có nhân tố vô thức tác động đến nhau thì xã hội lại có tính đặc thùthể hiện ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, tư duy, trí tuệ, hànhđộng có suy nghĩ và mục đích Hành vi của con người không chỉ tái sản xuất ra chínhmình mà còn góp phần phát triển chính tự nhiên
1.2.2 Tự nhiên-Nền tảng của xã hội
C Mác và Ph Ăngghen: , tập 46 (1998), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.355.
C Mác và Ph Ăngghen: , tập 42 (1998), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.160.
5
Trang 7Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học
Trang 8Trước hết, không thể phủ nhận tự nhiên chính là sự khởi sinh của mọi sự sốngtrên trái đất, do đó tự nhiên cũng chính là tiền đề cho sự xuất hiện của xã hội Tựnhiên có thể tác động thuận lợi hoặc cản trở sản xuất xã hội, do đó có thể thúc đẩyhoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới loài người.
Tự nhiên cung cấp những điều kiện thiết yếu nhất cho cuộc sống của nhân loại,
là điều kiện đầu tiên, tất yếu của mọi quá trình sản xuất; tự nhiên có thể là nguyênliệu, là nhà ở, là phân xưởng…Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay,những sản phẩm nhân tạo ngày càng trở nên hiện đại và hữu ích, song xét đến cùng,những đồ vật ấy cũng được khởi sinh từ những nguyên liệu của tự nhiên Khoa họccông nghệ càng phát triển càng khẳng định tầm quan trọng thiết yếu của tự nhiên.Nếu không có tự nhiên sẽ khó có những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.Như C Mác và Ph Ăngghen từng viết “Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết,nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Đó là vật liệutrong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó lao động của anh ta tác động vànhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” 4
1.2.3 Tác động của xã hội đến tự nhiên
Giữa xã hội và tự nhiên tồn tại một mối quan hệ mật thiết và khăng khít vớinhau Nếu như tự nhiên đóng vai trò là nguồn gốc của sự tồn tại, phát triển của xã hộithì xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến sự biến đổi và phát triển của tự nhiên
Xã hội gắn bó với tự nhiên trước hết là nhờ vào quá trình lao động bởi lẽ “laođộng trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trìnhtrong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian, điều tiết và kiểmtra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” Trong quá trình lao động ấy, tự nhiên đóng5vai trò là “nguồn cung” các loại vật chất, còn xã hội nói chung chính là “người tiêuthụ” tất cả những nguồn vật chất vốn có của tự nhiên Trong xã hội hiện đại ngày nay,hầu hết tất cả mọi ngành sản xuất đều phụ thuộc vào các tài nguyên thiên nhiên từ
C Mác và Ph Ăngghen: , tập 42 (1998), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.130.
C Mác và Ph Ăngghen: , tập 23 (1998), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.266.
6
Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học
Mác… 100% (33)
20
Trang 9hữu hạn như than đá, đất đai… cho đến vô hạn như ánh sáng, không khí Quá trình
sử dụng vật chất của tự nhiên sẽ làm biến đổi tự nhiên, cả theo chiều hướng tích cực
và tiêu cực Nếu con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí sẽ dẫnđến sự khủng hoảng trong môi trường sinh thái, phá vỡ sự thống nhất giữa tự nhiên
và xã hội, và ngược lại Vì vậy, xã hội có sự tác động trở lại lên tự nhiên, quyết địnhhướng phát triển của tự nhiên trong tương lai
1.2.4 Con người-Hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội
Theo C Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển caonhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cảcác thành tựu của văn minh và văn hóa Con người là một bộ phận của giới tự nhiên.Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người, đời sống thể xác và tinh thần của conngười gắn liền với giới tự nhiên Con người còn tạo ra xã hội, có các hoạt động xã hộitrong đó quan trọng nhất là hoạt động sản xuất Con người khởi sinh từ môi trường tựnhiên nhưng cũng có mối quan hệ qua lại giữa người với người trong môi trường xãhội Con người không thể tách rời khỏi cả tự nhiên và xã hội Như vậy, con ngườimang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội, là hiện thân của sự thống nhấtgiữa tự nhiên và xã hội
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố trong
đó không thể không kể đến trình độ phát triển của xã hội và trình độ nhận thức và vậndụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
1.2.5.1 Trình độ phát triển của xã hội
Thông qua hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội có mốiliên hệ, tác động lẫn nhau Mối liên hệ ấy bị ảnh hưởng bởi trình độ phát triển của xãhội mà tiêu chí hàng đầu để đánh giá là phương thức sản xuất tạo ra của cải, vật chất.Mỗi phương thức sản xuất mới ra đời không chỉ đánh dấu sự ra đời của một hình tháikinh tế- xã hội mới mà còn gắn liền với sự thay đổi công cụ lao động, chẳng hạn công
cụ sản xuất bằng kim loại sẽ đặc trưng cho nền văn minh nông nghiệp còn công cụ
7
Trang 10sản xuất bằng máy móc- cơ khí đặc trưng cho nền văn minh công nghiệp Sự thay đổicủa công cụ sản xuất kéo theo sự thay đổi của mục đích sản xuất, do đó tác động đếnmối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Trình độ phát triển của xã hội càng lớn đồngnghĩa với phạm vi tác động ngày càng lớn của xã hội đối với tự nhiên
Tuy nhiên, tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc lớnvào tính chất của chế độ xã hội Vấn đề khai thác tự nhiên thế nào hoàn toàn phụthuộc vào hoạt động của con người mà hoạt động đó lại phụ thuộc vào chế độ chínhtrị, xã hội Ở một số chế độ hình thức tư nhân tư bản chủ nghĩa, tự nhiên không đơnthuần chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm tạo lợi nhuận, dẫnđến việc khai thác ồ ạt tự nhiên và hậu quả là khủng hoảng sinh thái đe dọa sự sống ởmột số nơi trên Trái Đất Chính vì vậy, cần chung tay hướng đến một xã hội tốt đẹphơn trong đó chế độ chính trị có sự tiến bộ, khai thác tự nhiên một cách hợp lí và tíchcực
1.2.5.2 Trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
Thông qua quá trình lao động, con người hay chính xã hội dần thiết lập mốiquan hệ với tự nhiên Quá trình lao động của con người lại tuân theo tư duy, suy nghĩ,nhận thức Bởi vậy trình độ nhận thức các quy luật và ứng dụng của nó trong hoạtđộng thực tiễn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội-tự nhiên.Nếu con người có nhận thức tốt, biết tuân theo những quy luật của tự nhiên, tựnhiên sẽ được đảm bảo cân bằng và hài hòa, xã hội sẽ ổn định và phát triển Ngượclại, nếu con người bất chấp phá vỡ những quy luật ấy, chỉ khai thác mà không có ýthức bảo vệ và tái tạo tự nhiên, mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội bị phá
vỡ là điều không thể tránh khỏi Bởi vậy, việc nắm vững những quy luật vốn có của
tự nhiên là điều vô cùng cần thiết, đóng vai trò là tiền đề cho nhận thức đúng đắn, vàvận dụng đúng đắn vào quá trình thực tiễn là xác định phương hướng khai thác, sảnxuất, lựa chọn công cụ… Nếu không nắm vững quy luật hay vận dụng một cách sailầm, xã hội sẽ khó có thể phát triển một cách bền vững
Tóm lại, giữa tự nhiên và xã hội tồn tại một mối quan hệ biện chứng với nhau
mà trong mối quan hệ ấy, môi trường xã hội đóng vai quyết định môi trường tự nhiên
8
Trang 11Chương 2 Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Khái niệm và vai trò của môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mậtthiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sựtồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” Môi trường sống tự nhiên rất6
đa dạng và phong phú, song có thể phân loại thành bốn loại chính sau: môi trườngnước, môi trường đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật Như vậy, trongmối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường đóng vai trò là một bộ phận của tựnhiên ngoài bộ phận đặc thù là xã hội
Môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củacon người Từ thời kì nguyên thủy khi con người đã săn bắn, hái lượm, cuộc sống xãhội hoàn toàn phụ thuộc và bị chi phối bởi môi trường tự nhiên Hàng ngàn năm qua
đi, khi những hình thức kinh tế-xã hội mới ra đời, con người bắt đầu có khả năng chếngự thiên nhiên, khai thác để phục vụ cuộc sống của mình Tuy nhiên, thông qua quátrình con người tác động vào môi trường, môi trường cũng sẽ có sự tác động trở lạicon người Đó không phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động qua lại Bởivậy, trong thế kỉ XXI hiện nay, vấn đề môi trường vẫn là một vấn đề cấp thiết cần có
sự chung tay giải quyết ở trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng
2.2 Khái quát chung về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
2.2.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học củathành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêuchuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tựnhiên” 7
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế có sự tăng trưởng, đời sống conngười phát triển thì cụm từ “ô nhiễm môi trường” đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ Quốc hội Việt Nam (2020), , điều 3.
Quốc hội Việt Nam (2020), , điều 3.
9