1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận marketing mạng xã hội chủ đề đừng thức khuya để chạy deadline

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 9,55 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu ý tưởng dự án (6)
    • 1.1 Thực trạng (6)
    • 1.2 Nguồn cảm hứng (9)
  • 2. Phân tích các dự án tương tự (9)
    • 2.1 Thông tin về dự án tương tự (9)
    • 2.2 Phân tích dự án tương tự (10)
  • 3. Chân dung mục tiêu của dự án (16)
  • 4. Định hướng chiến lược (18)
    • 4.1 Xác định mục tiêu (18)
    • 4.2 Mô hình 5W1H (18)
  • 5. Lựa chọn kênh xuất bản (19)
  • 6. Xây dựng kế hoạch triển khai (20)
    • 6.1 Thông điệp (20)
    • 6.2 Lịch biên tập (21)
  • 7. Dự đoán ngân sách (21)
  • 1. Thiết lập kênh và tài khoản (21)
  • 2. Thực hiện sản xuất nội dung (22)
  • 1. Xác định nội dung hiệu quả để khuếch đại (26)
  • 2. Thống kê số liệu trước khi khuếch đại (27)
  • 3. Lựa chọn phương án khuếch đại (27)
  • 4. Tiến hành khuếch đại nội dung (27)
  • 1. Kết quả đạt được cho chiến dịch 2 tăng lượt tiếp cận (33)
  • 2. Bài học kinh nghiệm (37)
    • 2.1. Ưu điểm (37)
    • 2.2. Nhược điểm (38)
    • 2.3. Giải pháp (38)

Nội dung

Liệu việc thức khuya để chạy deadline có mang lại hiệu quả cao hay chínhnó sẽ cướp đi sức khỏe của bạn?Thông qua bài tiểu luận này mong rằng các bạn sinh viên sẽ nhận thức và thay đổithó

Giới thiệu ý tưởng dự án

Thực trạng

- Trong giới sinh viên hiện nay, “chạy deadline” là một khái niệm khá quen thuộc. Đó là khi sinh viên phải hoàn thành bài tập, đồ án hoặc báo cáo trong một khoảng thời gian cụ thể và thường là rất gấp gáp Thật không may, nhiều sinh viên lại để lại công việc này cho buổi tối.

- Mặc dù có nhiều lý do cho việc này, một trong số đó là do tính chất của cuộc sống sinh viên Nhiều sinh viên phải đối mặt với các hoạt động khác như đi học, đi làm thêm, tham gia các câu lạc bộ hoặc các hoạt động tình nguyện Tất cả những điều này đều đòi hỏi thời gian và năng lượng, để lại cho sinh viên ít thời gian cho việc hoàn thành bài tập.

- Ngoài ra, nhiều sinh viên cho rằng họ làm việc tốt hơn vào buổi tối Họ cảm thấy không bị gián đoạn bởi những cuộc gọi điện thoại, tin nhắn như trong ban ngày. Điều này giúp họ tập trung hơn và hoàn thành công việc nhanh hơn.

- Do đó, tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy”, trước sự rượt đuổi đó thì lựa chọn duy nhất của sinh viên để giải quyết mớ công việc này là overnight Ngày mai là hạn chót rồi, tối nay phải làm cho xong – đây chắc hẳn là suy nghĩ của các bạn khi quyết định thức xuyên đêm Dành ra khoảng mười mấy tiếng quả là một lượng lớn thời gian đủ để các bạn có thể hoàn thành công việc của mình trong một đêm.

- Tuy nhiên, thói quen thức khuya không chỉ gây hại cho sức khỏe của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc Khi thức khuya, đầu óc của con người sẽ bị mệt mỏi và không còn tập trung được nữa, dẫn đến việc sản xuất ra công việc kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự nghiệp sau này.

- Với câu hỏi "Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?", có 66,2% trả lời thường ngủ sau

23 giờ đêm, trong đó tới 20% ngủ sau 0 giờ và 16,4% ngủ sau 1 giờ sáng Theo khuyến nghị của các nhà khoa học, thời gian ngủ tốt nhất là từ trước 22 giờ đến trước 23 giờ, nhưng kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 8,7% ngủ trước 22 giờ, 25,1% ngủ trước 23 giờ theo thống kế của tờ báo Thanh Niên

(Link bài báo: https://thanhnien.vn/bao-dong-ve-tinh-trang-nguoi-tre-thuc-khuya-185230507123437825.htm)

- Bảng khảo sát nêu câu hỏi: "Một ngày bạn thường ngủ bao nhiêu giờ?", trong đó đặt ra các khung thời gian và kết quả cho thấy có 66,5% bạn trẻ ngủ từ 5 - 7 giờ/ngày; 6,9% chỉ ngủ từ 2 - 4 giờ/ngày; chỉ có 26,6% ngủ từ 8 - 10 giờ/ngày. Đáng lưu ý là việc thức khuya còn diễn ra khá phổ biến với 89,6% số người cho biết có thức khuya, trong đó 48% thường xuyên thức khuya, 41,6% thỉnh thoảng thức khuya, còn lại chỉ có 10,4% cho biết là hiếm khi thức khuya.

- Một con số giật mình là qua việc khảo sát này cho thấy người trẻ thức khuya với nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do "xem mạng xã hội" chiếm tỷ lệ cao nhất Với câu hỏi "Bạn thường làm gì khi thức khuya?", có 61,5% lựa chọn câu trả lời xem mạng xã hội, 59% học bài, 34,9% xem phim, 26,1% chơi game và 40,5% làm việc khác.

- Đặc biệt với câu hỏi "Bạn có ngủ bù không?", có 45% trả lời không Tuy nhiên khi được hỏi "Năng suất học tập, làm việc của bạn sau một đêm thức khuya sẽ như thế nào?", thì câu trả lời rất bất ngờ Có 69,6% cho biết là bình thường, 8,8% cho rằng hiệu quả, năng suất; và 21,6% cho biết không hiệu quả, uể oải.

Với câu hỏi "Thức khuya là thói quen tốt hay xấu, tại sao?", đa số học sinh, sinh viên cho biết là xấu, do ảnh hưởng sức khỏe, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, đi học muộn, ngủ không ngon giấc Tại bảng khảo sát, chúng tôi cũng đưa ra những tác hại của việc thức khuya Hầu hết các bạn lựa chọn 6 tác hại, như: làm giảm trí nhớ, ảnh hưởng kết quả học tập; da bị lão hóa sớm; suy giảm sức khỏe, tinh thần; giảm thị lực, mắt kém; suy giảm hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, điều bất thường là dù biết rất rõ các tác hại của việc thức khuya, nhưng đa số học sinh sinh viên vẫn có ý định tiếp tục tình trạng này do đã thành thói quen.Khi được hỏi "Bạn có cải thiệnthói quen thức khuyacủa bản thân không?", nhiều học sinh cho biết còn phải học, thi và nhiều công việc phải làm nên sẽ vẫn duy trì thói quen Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có một số lượng rất nhỏ học sinh,sinh viên cho biết sẽ khắc phục và cải thiện tình trạng thức khuya dần dần, nhưng lại cho rằng rất khó Có sinh viên cho biết đã cố gắng cải thiện nhưng cơ thể quen với giấc ngủ nên khó thay đổi.

Nguồn cảm hứng

- Nhóm tác giả cũng đã có một khoảng thời gian dài thức khuya chạy deadline, công việc có thể hoàn thành, nhưng những hậu quả mà nó gây ra là vô cùng khủng khiếp Cơ thể như không có sức sống, thường xuyên mệt mỏi và đặc biệt dễ rụng tóc, thỉnh thoảng lại đọc được những thông tin như mắc bệnh, dấu hiệu của ung thư, lúc đó mới hốt hoảng mà chỉnh lại thói quen sống Và giờ nhóm tác giả tin là việc quản lý thời gian hợp lý góp một phần không nhỏ trong việc việc xây dựng lại lối sống lành mạnh, công việc hiệu quả.

- Nhóm tác giả mong rằng những người bạn trẻ như chúng ta luôn làm việc thật chăm chỉ, nhiệt huyết, nhưng vẫn dành thời gian cho bản thân, tận hưởng cuộc sống và đi ngủ sớm, vì một khi đã xác định điều này là quan trọng thì bản thân chúng ta sẽ ý thức được rằng phải tận dụng thời gian thật tốt, làm việc thật hiệu quả mà không có chỗ cho những thời gian chết như lướt mạng xã hội hay xem Youtube.

- Với câu slogan “ Sức khỏe là tuổi trẻ” thì nhóm tác giả mong là các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đối với sức khỏe của mình hãy sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để làm bài đừng để việc học ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Phân tích các dự án tương tự

Thông tin về dự án tương tự

- Uỷ ban Olympic Việt Nam phối hợp cùng Herbalife Việt Nam triển khai dự án

"Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hạnh phúc" với mục tiêu khuyến khích cộng đồng cùng tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Hình1.2Hìnhảnhcủadựán“Nàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh, hạnhphúc”

- Thời gian: Từ tháng 10/2021 đến cuối năm 2022.

- Chương trình giới thiệu đến cộng đồng "Lối sống vui khoẻ 5T":

1 Tập đều đặn - Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên trong mọi hoàn cảnh

2 Tập đầy đủ - Luyện tập tối đa 2 lần/ngày; mỗi lần từ 30 đến 60 phút

3 Tập khoa học – Luyện tập phù hợp tình trạng sức khỏe của mỗi người Tham khảo 12 nhóm bài tập của TC Thể dục Thể thao

4 Tập đúng lúc – Tập trước hoặc sau khi ăn tối thiểu 30 phút

5 Tập cùng nhau - Cổ vũ người thân hoặc bạn bè cùng tập luyện

+ Giai đoạn 1:Dự án sẽ được triển khai từ tháng 10 đến tháng 12/ 2021 với thông điệp: "Nào cùng tập ngay, Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hạnh phúc”.

+ Giai đoạn 2:Sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 2/2022 với chủ đề “Tết này, ăn gì tập nấy, tích cực”.

+ Giai đoạn 3:từ tháng 3 đến tháng 12.2022 với chủ đề “Tôi khỏe, Bạn cũng khỏe,Việt Nam khỏe”

Phân tích dự án tương tự

- Kênh triển khai: Facebook, youtube, báo điện tử

- Paid Media: Ra MV ca nhạc

Bài hát "Bống Bống Bang Bang" của nhạc sĩ Only C, tác quyền bài hát bởi Studio 68

- Sản xuất nhạc: OnlyC - TechN9

- Biên đạo: Quang Đăng và LIFEDANCE team Ủy ban Olympic Việt Nam và Tổng cục Thể dục Thể Thao

- Nghệ sĩ: Quang Đăng, Phạm Đình Thái Ngân, Trịnh Thảo, Jenna Anh Phương, Gia đinh Xoài - Trang Lou - Tùng Sơn, Yuno BigBoi, Khánh Thi - Phan Hiển cùng dancer: Lê Nguyễn - Hữu Duyên - Thu Nguyễn - Minh Quân.

- Các vận động viên: Đỗ Duy Mạnh (Bóng đá), Châu Tuyết Vân (Taekwondo), Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng), Quách Thị Lan (Điền kinh), Nguyễn Thị Oanh (Điền kinh), Quách Công Lịch (Điền kinh), Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Phạm Phước Hưng (Thể dục), Đỗ Thị Ánh Nguyệt (Bắn cung), Nguyễn Huy Hoàng (Bơi lội), Bác Lê Thế Thọ (cựu danh thủ Bóng đá), Gia đình chị Lê Thị Hoàng Yến (Phó Cục Trưởng Tổng Cục Thể Dục Thể Thao).

- Nhà sáng tạo nội dung TikTok: Choco Trúc Phương, Bạch Ngọc Anh Thư, Trần Thành Đạt, Peter Thiên Phú Nguyễn, Khắc Vĩnh, Miwan and Naki, Võ Huy.

Hình1.7DựánNàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh,hạnhphúcđược báoThanhNiênđưatin

Hình1.8DựánNàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh,hạnhphúcđược trangSPORT5đưatin

Hình1.9DựánNàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh,hạnhphúctrên trangkếtquảtìmkiếmcủaGoogle

Hình1.10 DựánNàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh,hạnhphúcđăng trênFanpageHerbalife

Hình1.11 DựánNàocùngtậpngay!VìmộtViệtNamkhỏemạnh,hạnhphúcđăng trênFanpageHerbalife

=> Bài đăng hiệu quả nhất được 31 nghìn lượt xem, 1,3 nghìn lượt thích và tim, và có 139 lượt bình luận tương tác.

MV “Nào cùng một vòng Việt Nam” đạt 2,6 triệu lượt xem. Được nhiều trang báo lớn đưa tin và lan tỏa thông điệp rộng rãi.

Chân dung mục tiêu của dự án

Huỳnh Lê Thanh Trúc - Sinh viên trường Cao đẳng FPT Polytechnic

Định hướng chiến lược

Mô hình 5W1H

- Đối tượng độc giả mà nhóm muốn truyền tải thông điệp là các bạn sinh viên từ 18-24 tuổi.

- Những thông tin mà nhóm mang lại sẽ giúp cho các bạn sinh viên nhận thức và thay đổi thói quen thức khuya chạy deadline, cung cấp những lời khuyên để có thể quản lý thời gian và công việc của mình một cách hiệu quả hơn, giúp họ đạt được kết quả tốt hơn và không gặp áp lực.

- Đối tượng độc giả mục tiêu chủ yếu trên nền tảng online qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram.

- Với đối tượng độc giả mục tiêu chủ yếu trên các trang mạng xã hội như trên nhưng những nội dung mà nhóm sản xuất và đăng tải chỉ tập trung vào Facebook.

- Thời điểm phù hợp để truyền tải thông điệp về tác hại của việc thức khuya chạy deadline là vào khoảng khung giờ 7h30-00h vào các thời điểm trước kỳ thi, khi sinh viên đang chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập.

- Insight của độc giả mục tiêu: Họ thường là những người thiếu kế hoạch thời gian và quản lý công việc kém hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tập trung và tổ chức công việc, quá tin tưởng vào khả năng của mình và lạm dụng thói quen chạy deadline, cũng như sự ảnh hưởng của áp lực và căng thẳng trong cuộc sống sinh viên.

- Cách giúp sinh viên vượt qua thách thức: Nhóm sẽ có những bài viết, video chia sẻ các phương pháp quản lý thời gian một cách hiệu quả, cách giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng trong kì thi và đồng thời truyền động lực cho họ giúp họ thay đổi thói quen xấu này.

- Luôn cập nhật và tối ưu hóa các loại hình nội dung để phù hợp với xu hướng Nên sẽ không có một giới hạn nào cho các loại nội dung.

- Tần suất đăng tải tải là mỗi ngày để các bạn sinh viên có thể tiếp cận liên tục thông điệp của nhóm và từ đó họ sẽ dễ dàng nhận thức được tác hại của việc thức khuya chạy deadline.

Lựa chọn kênh xuất bản

- Kênh lựa chọn là: Facebook

- Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng các kênh xuất bản trực tuyến để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc chia sẻ kiến thức đã trở nên phổ biến Trong đó, Facebook được xem là một trong những nền tảng phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng.Việc lựa chọn Facebook làm kênh xuất bản mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả:

+ Có số lượng người dùng lớn, đến từ các đối tượng khác nhau Tạo ra cơ hội để đưa thông điệp đến với đối tượng rộng hơn, và tăng khả năng tiếp cận hơn.

+ Cung cấp nhiều công cụ quảng cáo, giúp dễ dàng tùy chỉnh và định hướng đối tượng muốn tiếp cận Tăng khả năng hiển thị của bài đăng và thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.

+ Cung cấp tính năng chia sẻ, giúp dễ lan tỏa thông điệp đến với nhiều người dùng khác nhau Tăng khả năng lan truyền của bài đăng và giúp đẩy nhanh quá trình tiếp cận.

+ Là một kênh xuất bản miễn phí Có thể tạo tài khoản và đăng bài miễn phí.

Xây dựng kế hoạch triển khai

Thông điệp

Nhóm mình muốn lan tỏa thông điệp “bảo vệ sức khỏe của chính mình” đến cho các bạn sinh viên thông qua việc đừng thức khuya để chạy deadline, thay vào đó chúng ta có thể làm vào buổi sáng hoặc là có thể làm sớm đừng để đến cuối mới bắt đầu làm.

Với câu slogan “ Sức khỏe là tuổi trẻ” sức khỏe còn thì tuổi trẻ sẽ còn vì thế nhóm mình mong là các bạn sinh viên hãy bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ lúc trẻ Hãy quản lý thời gian và lên lịch công việc hợp lý để tránh tình trạng thức khuya và có thể sử dụng các phần mềm quản lý thời gian hoặc tự thiết lập lịch làm việc để đảm bảo có đủ thời gian để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Lịch biên tập

Dự đoán ngân sách

- Mục tiêu chiến dịch là muốn lan tỏa thông điệp có ý nghĩa đến với các bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên vì thời gian học nhiều, thi cử, deadline Vì thế nhóm muốn lan tỏa thông điệp cho nhiều bạn biết đến để tự bảo vệ bản thân ngay từ bây giờ.

- Việc thông điệp có được lan tỏa rộng rãi hay không còn phải phụ thuộc vào độ lan tỏa của các bạn trẻ, những KOL, ngoài ra việc quảng cáo chiến dịch cũng là cách nhanh để tiếp cận đến đối tượng mục tiêu nhanh nhất.

- Chiến dịch đạt được sự lan tỏa tự nhiên của các bạn trẻ thông qua những lượt share, lượt tag, thì sẽ tiết kiệm được một phần ngân sách để truyền thông cho chiến dịch.

- Đối với phần chiến dịch quảng cáo: nhóm sẽ tính toán mức độ lan tỏa của chiến dịch trong vòng 1 tuần xem lượt viral như thế nào từ đó đưa ra mức kinh phí hợp lý.

Dự toán trước của nhóm sẽ là 500.000đ cho phần chiến dịch quảng cáo.

Y2 TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Thiết lập kênh và tài khoản

-Với đề tài là“Đừng thức khuya để chạy deadline”thì nhóm đã lập nên kênh Facebook có tên là “Deadline NOT Your life”.

- Slogan: “Sức khỏe là tuổi trẻ”.

- Link Fanpage:Deadline NOT Yourlife

Thực hiện sản xuất nội dung

STT Ấn phẩm Kênh đăng tải

1 Tác hại của việc thức khuya không phải ai cũng biết

Tác hại của việc thức khuya

2 Bạn đã biết cách chạy

Deadline nào hiệu quả chưa

22/05/2023 Cách chạy deadline hiệu quả

3 Hè đến rồi - đi bơi thôi!! Facebook 22:30

23/05/2023 Hè đến rồi-Đi bơi thôi!!

4 Trải lòng sau những buổi làm “cú đêm” để chạy deadline

Nỗi mệt mỏi sau những đêm chạy deadline

5 Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả mà bạn nên biết

Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả

6 5 Bí kíp chạy chạy deadline hiệu quả bạn đã biết chưa?

27/05/2023 5 Bí kíp chạy deadline hiệu quả bạn đã thử chưa

7 Típ bảo vệ sức khỏe các bạn học sinh, sinh viên nên biết

28/05/2023 Típ bảo vệ sức khỏe các bạn học sinh, sinh viên nên biết

8 5 tác hại về sức khỏe của tuổi học sinh, sinh viên

5 tác hại về sức khỏe của tuổi học sinh, sinh viên

9 Tình trạng thường gặp phải với sinh viên Fpoly

Tình trạng thường gặp phải với sinh viên Fpoly

11 Sức khỏe có, Deadline chẳng còn khó

Có sức khỏe, deadline chẳng còn khó

12 Deadline đã giết chết tinh thần ta như thế nào

Deadline đã giết chết tinh thần ta như thế nào

13 Không thức khuya, không trễ Deadline

03/06/2023 Không thức khuya, không trễ Deadline

14 Deadline đã dí tôi như thế nào Facebook 22:30

03/06/2023 Deadline đã dí tôi như thế nào

05/06/2023 Mini game vòng quay may mắn

16 Muộn rồi, sao giờ này còn thức? Facebook 21:30 Muộn rồi sao giờ này còn thức?

17 Bí kíp hồi sinh tinh thần cho các “Cú Đêm”

Facebook 21:30 Bí kiếp hồi sinh cho các

18 Giảm stress ngay lập tức.

Facebook 21:00 Giảm stress ngay lập tức. Bạn nên thử ngay

19 Là chạy Deadline dữ chưa?

20 Sếp giao việc chiều nay mà sáng mai deadline.

Deadline trên đầu vậy sao ngủ được đây

Facebook 00:30 Sếp giao việc chiều nay mà sáng mai deadline. Deadline trên đầu vậy sao ngủ được đây

21 Ai đó hỏi rằng: Bạn có thức khuya không? Facebook 19:30 Ai đó hỏi rằng: Bạn có thức khuya không?

22 Hãy dừng lại việc thức khuya nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình

Facebook 23:30 Hãy dừng lại việc thức khuya nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều vô kể!

Facebook 19:30 Thức khuya, ngủ muộn -

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều vô kể!

24 Bạn đang mệt mỏi khi chạy deadline?

Facebook 21:00 Bạn đang mệt mỏi khi chạy deadline?

25 Chuyên gia cảnh báo tác hại khôn lường của việc thức khuya

Facebook 2:00 Chuyên gia cảnh báo tác hại khôn lường của việc thức khuya

26 Mọi người khuyên tôi phải dùng cái này?

Facebook 3:50 Mọi người khuyên tôi phải dùng cái này?

27 Hôm nay không có deadline nhưng…nỗi ám ảnh mang tên “mai thi”

Facebook 21:00 Hôm nay không có deadline, nhưng

28 Bí quyết tối ưu hóa thời gian học tập Facebook 21:30 Bí quyết tối ưu hóa thời gian học tập

Dí” mới biết chạy deadline là gì?

"deadline dí" mới biết deadlinee là gì?

Xác định nội dung hiệu quả để khuếch đại

- Nội dung mà nhóm chọn để khuếch đại là video “Không thức khuya, không trễ Deadline”.

- Việc chọn nội dung “Không thức khuya, không trễ Deadline” là rất phù hợp vì rất nhiều sinh viên đang đối mặt với vấn đề này Việc thức khuya để hoàn thành deadline ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mọi người mà nó cũng không tạo nên hiệu quả làm việc tốt, vì vậy đây là một chủ đề rất quan trọng và thu hút được nhiều đọc giả mục tiêu.

Hình3.1NộidunghiệuquảcủanhómLink:https://fb.watch/kWuDlmib7L/

Thống kê số liệu trước khi khuếch đại

- Với video “Không thức khuya, không trễ Deadline” mang lại các lượt tương tác như sau.

Lựa chọn phương án khuếch đại

+Quảng cáo Facebook là hình thức nhanh nhất để tiếp cận đến độc giả và giúp tiếp cận đúng đối tượng độc giả mong muốn.

+ Mang khả năng kết nối với người xem và lượt tương tác cao.

+ Có tính lan truyền rộng và nhanh chóng.

+ Tăng độ nhận diện fanpage.

Tiến hành khuếch đại nội dung

⬥Tiến hành chạy quảng cáo

- Chạy 2 chiến dịch quảng cáo cho 1 video trên fanpage.

+ Chiến dịch 1 mục tiêu tăng lượt like và follow fanpage, ngân sách: 300.000đ.

+ Chiến dịch 2 mục tiêu tăng lượt hiển thị và số người tiếp cận, ngân sách:150.000đ.

Mục tiêu chiến dịch quảng cáo cho video “Không thức khuya, không trễ Deadline” là tăng lượng like và follow kênh.

-Vị trí chuyển đổi của chiến dịch là thông qua ứng dụng nhắn tin.

-Về chi chí nhóm sẽ chạy quảng cáo với 33.000đ cho mỗi ngày.

-Đối tượng độc giả mục tiêu của chiến dịch là các bạn sinh viên từ 18-24 tuổi, không phân biệt giới tính và sở thích của họ là giải trí, xem phim.

- Vị trí quảng cáo: Việt Nam.

- Nhóm chọn đối tượng này để phân tích và nó phù hợp với chân dung độc giả mục tiêu đã đặt ra trước đó.

-Đối với vị trí quảng cáo nhóm chọn “quảng cáo trong luồng cho video và thước phim” vì nội dung mà nhóm quảng cáo là video nên vị trí quảng cáo này là phù hợp và dễ dàng tiếp cận được độc giả mục tiêu.

-Nội dung mà nhóm lựa chọn để quảng cáo là video “Không thức khuya, không trễ Deadline.

Mục tiêu chiến dịch quảng cáo cho video “Không thức khuya, không trễ Deadline” là tăng lượt tiếp cận.

-Về chi chí nhóm sẽ chạy quảng cáo với 33.000đ cho mỗi ngày.

-Đối tượng độc giả mục tiêu của chiến dịch là các bạn sinh viên từ 18-24 tuổi, không phân biệt giới tính và sở thích của họ là giải trí, xem phim.

- Vị trí quảng cáo: Việt Nam.

- Nhóm chọn đối tượng này để phân tích và nó phù hợp với chân dung độc giả mục tiêu đã đặt ra trước đó.

-Nội dung mà nhóm lựa chọn để quảng cáo là video “Không thức khuya, không trễ

Y4 ĐO LƯỜNG VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ

Kết quả đạt được cho chiến dịch 2 tăng lượt tiếp cận

Hình4.2Hiệuquảphânphốiquảngcáo Độ tuổi của chiến dịch quảng cáo từ 18 - 24 tuổi:

+ Chi phí trên mỗi kết quả là 5.569đ

+ Chi phí trên mỗi kết quả là: 6134đ

Hình4.3Phânphốiđộtuổicủaquảngcáo Hiệu quả follow và like fanpage sau khi chạy quảng cáo

*Số liệu các bài post:

STT Bài post Lượt tiếp cận Lượt tương tác

Bài viết giới thiệu chiến 61 46 dịch

2 Tác hại của việc thức khuya không phải ai cũng biết

3 Bạn đã biết cách chạy

Deadline nào hiệu quả chưa

4 Hè đến rồi - đi bơi thôi!! 65 76

5 Trải lòng sau những buổi làm “cú đêm” để chạy deadline

6 Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả mà bạn nên biết

7 5 Bí kíp chạy chạy deadline hiệu quả bạn đã biết chưa?

8 Típ bảo vệ sức khỏe các bạn học sinh, sinh viên nên biết

9 5 tác hại về sức khỏe của tuổi học sinh, sinh viên

10 Tình trạng thường gặp phải với sinh viên Fpoly 69 50

12 Sức khỏe có, Deadline chẳng còn khó

13 Deadline đã giết chết tinh thần ta như thế nào

14 Không thức khuya, không trễ Deadline

15 Deadline đã dí tôi như 95 82 thế nào

17 Muộn rồi, sao giờ này còn thức?

18 Bí kíp hồi sinh tinh thần cho các “Cú Đêm”

19 Giảm stress ngay lập tức Bạn nên thử ngay

20 Là chạy Deadline dữ chưa? 81 89

21 Sếp giao việc chiều nay mà sáng mai deadline.

Deadline trên đầu vậy sao ngủ được đây

22 Ai đó hỏi rằng: Bạn có thức khuya không?

23 Hãy dừng lại việc thức khuya nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều vô kể!

25 Bạn đang mệt mỏi khi chạy deadline?

26 Chuyên gia cảnh báo tác hại khôn lường của việc thức khuya

27 Mọi người khuyên tôi phải dùng cái này? 12 10

28 Hôm nay không có deadline nhưng…nỗi ám ảnh mang tên “mai thi”

29 Bí quyết tối ưu hóa thời gian học tập.

Dí” mới biết chạy deadline là gì?

Bài học kinh nghiệm

Ưu điểm

- Truyền tải được nhiều thông điệp ý nghĩa và thiết thực.

- Cung cấp kiến thức cho độc giả.

- Tạo ra được một số bài post mang tính giải trí cao.

- Đã tăng được lượt like và theo dõi Fanpage “Deadline not yourlife” sau chiến dịch.

Nhược điểm

- Chiến dịch chưa thực sự lan tỏa được đến nhiều người.

- Còn hạn chế phần cung cấp giải pháp giúp khắc phục vấn đề không thức khuya để chạy deadline.

- Sau khi chạy quảng cáo có số lượt tiếp cận nhưng không có sự tương tác trong bài chạy quảng cáo.

- Hình ảnh trong các post tuy cùng tông màu nhưng chưa thực sự đẹp.

- Việc đăng bài post có gồm cả video, infographic, meme, hình ảnh, video tuy vậy phần video giúp dễ thu hút hơn thì chưa được chú trọng chỉ có 3/27 bài.

Giải pháp

- Cải thiện và sáng tạo thêm content thu hút hơn.

- Cần đưa ra nhiều giải pháp hữu dụng hơn để.

- Thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp hơn.

- Tạo ra nhiều nội dung dạng video.

- Nghiên cứu độc giả để chạy quảng cáo hiệu quả hơn.

TỔNG HỢP NGUỒN THAM KHẢO

• Số liệu về giấc ngủ của sinh viên: Trích báo Thanh Niên.

(Link bài báo: https://thanhnien.vn/bao-dong-ve-tinh-trang-nguoi-tre-thuc-khuya-185230507123437825.htm)

Ngày đăng: 14/05/2024, 06:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w