Trong bối cảnh đó, bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ thêm về vấn đề trên bằng cáchxem xét tác động của tâm lý nhà đầu tư đối với tính thanh khoản của thị trường tiền mã hóa.Tác giả thực
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÂM LÝ ĐẦU TƯ VÀ TÍNH THANH KHOẢN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths Nguyễn Hồng Minh
SINH VIÊN THỰCHIỆN : Nguyễn Mai Phương
MÃ SINH VIÊN : 19050717
LỚP : QH-2019-E TCNH CLC 4
HỆ Chất lượng cao
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÂM LÝ ĐẦU TƯ VÀ TÍNH THANH KHOẢN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS Nguyễn Hồng Minh
SINH VIÊN THỰCHIỆN : Nguyễn Mai Phương
MÃ SINH VIÊN : 19050717
LỚP : QH-2019-E TCNH CLC 4
HỆ Chất lượng cao
Hà Nội - Tháng 5 Năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé tài “Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản trên thị trường tiền mã hóa” là nội dung
mà em đã nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp sau thời gian theo học tại Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
-Để khoá luận thành công nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bổích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện khoá luận
Giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Hồng Minh là giảng viên tâm huyết, đã tận tam hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Cô đã có nhữngtrao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Em xin trân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài khóa luận tốt nghiệp của em trong thời gian qua Những sốliệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, khách qua và không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn và
chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về
sự cam đoan này.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC BANG (5 SE S11 E111 1111311111111 1 1511111111111 1111111111111 T111 1111111111 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - - SE SSEEEEESEE E1 1111111111111 1111111111111 1111111111111 11111111 1 cE 6
DANH MỤC HINH VẼ - - S3 3 1 1511511 1111111115151111111511111111 1.11111111111111 11111111 y0 7
DANH MỤC VIET TẮTT - ©s-+St+SEt2EE2EE2EE£EEESEEEEEEEEEEE1121121121111121111121111121111211111211111 2111 cxe 8
CHƯƠNG 1: PHAN MO’ DAU - 56:22 2E 2E 2H 1H Hư 9
1.1 M00)" 9
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨUu - - - - E118 1119 1189 11 11H TH trệt 10
1.2.1 Mục tiêu của đề tùi - ¿+ +12 k E131 5111119111911 111111 vn TH ng HT Hy 10
1.2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - «su TH Hệ 10
I8 008./14)) 2005.0018 10
1.4 Đối tượng và phạm Vi nghiên CỨU - (SG S2 223211211511 1111 5511111111111 1 11 E1 1x HH rhg 10
1.4.1 Đối tượng nghiÊn CỨU - «tk St TT HT HT HT TT TT TH TH TH TH Tê 10
14.2 PRAM Vi NGHIEN CUU 00nn6n6nẺ8n6 h6 10
1.5 Phương pháp nghiên CỨU - - - - c1 E119 11 111v SH HH HH kệ 11
1.5.1 \ (7719.874200 0ẼẺẼẺ8e A 11
1.5.2 Phương pháp nghiÊn CUU - 6 + ke kg TH HH TH ng 11
1.6 Đóng góp của nghiên CỨU - - - LG 232213218391 1351 19111815111 111 111 111 1 11H TH TH ng ng Hư 12
1.7 Các (0u c6) 0a 0n 12
CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU - - 2 ¿+ S SE E+EÊEE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkerkrree 13
ZV Tam Vy 0 oo ốố ốẮ -.+-+⁄A Sa ố 13
2.1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quẢ - - 5c 5c E1 t1 121111111111 1111151111111 1111 11 11 Hà Hành Hy 13
2.1.2 Lý thuyết tài chính hành Vi ceeccesessessesseseneeseseeseeseeeseeecseeseeeseeceseeseeeesecseeecseeeceeaeeesaeeeeaeeaees 13
2.1.3 TAM TY Nd AGU Ur 000858 RaA 13
2.2 Tính thanh khoảnn 6 119121901 1T TH TH HH Hà HH HH TT TH Họ Ti TH HH Hàng 15
FZ8.4,108 2.0ẼẼẺ8 -:: 15
2.2.2 Đặc GiEM veececcsecseccsesssessecssessecsusssessusssecssecseceucssucsssssecsusssecsuessecsussassuessessuesseesucssessusesteateeseneee 15 2.3 Tổng quan về thị trường tiền mã hóa - (0S 221 3121211411121 1811 11111111 11H rreg 16 2.4 Mối quan hệ giữa tâm ly đầu tư và tính thanh khoản 6c St se sskreeersrxee 18 2.5 Mối quan hệ của Tâm lý đầu tư, Tính thanh khoản va Tỷ suất lợi nhuận 20
Trang 62.6 Khoảng trống nghiên CỨU - S213 SE E21 1211111111111 11111111 11111 1111111 H111 H111 He 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2+ St‡Ex2E£EEtEEEEktrEverketrtertrtrrrrkrrrrris 26
3.1 Thu thap dit 0 Ầeaa 5 26 B.Z MG ta iv OU 0 e 4d 26
3.2.1 Tinh thanh KROGN o ccccccsccssscssseesecseseeceseeceseesssecssseceseeseseeceseesesecseaecsseeceseeseseeseseeseaeeeeeeessaeees 26
B22 TOI I) AGU tr 0 NNMđäỐỔỖỒỖŨ 28
KZ2-Š§ễ31/1::8(8,1/1/1.1/ 5m 29
3.3 Phương pháp nghiên CỨU: - - G112 12119219 1121121 1 1 TH TH TT TH ng nàng 30
3.4 Mô hình kinh tế lượng - - - 2G 2c 21121121131 151 1911111 11011 1111181111511 1 11 11T 1H Tnhh Hà rà 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUA NGHIÊN CỨU ¿2 SE ESEEE£EE£E£EEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEEErkrkrree 33
4.1 Kiểm tra tính dừng (Unit Root test) c2: n St 12H 21111111 1111111 11111 33
4.2 Lựa chọn độ trẾ 5-1 1 12121212121 111111111 1011111011011 1111011111111 TT 1H11 0101111111111 34
4.3 Kiểm định tự tương qua1 - - - - c2 3321121111113 1115111111 11812 101 81 1101 0101 H1 HH HH Hà dc 36 4.4 Kiểm định nhân quả Gra'ng@F - - 2+ tt S 32t E111 1151711111111 38
4.5 Phan ứng xung IRF (Impulse Response Function) - - - 5 5c SE + sEreersererrsrrsrrrree 40
4.6 Thảo luận kết quả 2 2 20121123113 131 151151101101 01101 E1 H1 011111111 1 HT TH TT TH nh rệt 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ¿2 ¿E52 +S£SE#EE£E£EEEEEEEE2EEEEE121212117171112111111111112111111 1.11 cxe 45
5.1 4)0) (2000.0142000: 46 5.2 Kết luận - - - -G Sc 121 121112112 112 1121110 1 g1 n1 HH ng TH TH TH TH TH TH TH TH CC cờ 47
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bang 4 1 Kiểm tra tính dừng của mô hình của BitCoin e eeecceeeeeeeerrirriiriirrrrrrrree 33
Bảng 4 2 Kiểm tra tính dừng của Ethereum ccccccccccccrrrrrrtrtttttrtiriirririiiiiirrrrrrrrrrree 34Bảng 4 3 Lựa chọn độ trễ cho mô hình phân tích của Bitcoin
Bảng 4 4 Lựa chọn độ trễ đối với mô hình phân tích của ETH
Bảng 4 5 Kiểm định LM sự tự tương quan của BitCoin c -cecccccceevvreeeesrrrrrrrrrrrrrrree 36Bảng 4 6 Kiểm định Lm sự tự tương quan của ETH ccccccccesccccccvvvvveeerrrrrrrtrrrrrrrree 37
Bảng 4 7 Các gốc nghịch đảo của đa thức đặc trưng AR -cccccceeereeeerrrrrrrrrrrrrree 38
Bang 4 8 Kiểm định Granger đối với mô hình phân tích cho Bitcoin - 39Bảng 4 9 Kiểm định Granger đối với mô hình phân tích cho ETH .s- 40
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 D6 thị đường Tính thanh khoản của thị trường tiền mã hóa
Biểu đồ 3 2 D6 thị đường Tâm ly đầu tư của thị trường tiền mã hóa Biểu đồ 3 3: Đồ thị đường Tỷ suất lợi nhuận của thị trường tiền mã hóa
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4 1 Phản ứng IRF của các biến mô hình phân tích của Bitcoin
Hình 4 2 Phan ứng IRF của các biến mô hình phân tích của
Trang 10Ethereum -DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
TLĐT Tâm lý đầu tư
TTK Tính thanh khoản
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TTTMH Thị trường tiền mã hóa
BTC Bitcoin
ETH Ethereum
IRF Impulse Response Function
Sentiment Biến số tâm lý dau tư
HLR Liquidity Biến số Tính thanh khoản
Return Biến số Tỷ suất lợi nhuận
Trang 11Urquhart, & Yarovaya, 2019; Li, Shin, & Wang, 2020; Makarov & Schoar, 2020).
“Thị trường tiền mã hóa biến động hơn thị trường chứng khoán”- Begui và cộng sự(2018) Họ cũng chứng minh rằng lợi nhuận của Bitcoin dễ bay hơi hơn cổ phiếu Vào ngày
13 tháng 3 năm 2020, do sự hoảng loạn toàn cầu của COVID-19, giá của Bitcoin - đại diện cuảtiền mã hóa đã giảm từ 8000 đô la xuống còn 3800 đô la tai một thời điểm, mất giá hơn 50%
trong vòng một ngày Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chúng là chủ đề
được cả giới học thuật và chuyên gia trong ngành quan tâm (ví dụ: Liu, Liang, & Cui, 2020).
Thanh khoản được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thịtrường tài chính vì nó có ảnh hưởng đến quyết định dau tư, chi phí của giao dịch, lợi nhuận
kỳ vọng, hiệu quả thị trường, chi phí vốn và phân bổ vốn giữa các khoản đầu tư cạnh tranh
(Pastor & Stambaugh, 2003; Wurgler, 2000; Zhu, Ash, & Pollin, 2004; Acharya & Pederson, 2005; Bekaert, Harvey, & Lundblad, 2007; Chordia, Roll, & Subrahmanyam, 2008; Lee, 2011) Thiếu thanh khoản trên thị trường tài chính, đặc biệt là trong thời kỳ bong bóng gia cả và
điều kiện thị trường biến động, có thể có tác động đáng kể đến cả những người tham gia thịtrường và toàn bộ nền kinh tế, điều đó đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu năm 2007-2008 Việc xác định các yếu tố đóng vai trò thay đổi tính thanh khoản
đang trở thành một trong những vẫn đề chính đối với các chuyên gia đầu tư và các nhà quản
lý thị trường tiền mã hóa Tính thanh khoản thấp trong thị trường tiền mã hóa có thể dẫn đến
sự mất giá đột ngột và gây khó khăn trong việc mua bán tiền mã hóa Chordia, Roll, &
Subrahmanyam, 2000; Karolyi, Lee, & Van Dijk, 2012; Moshirian, Qain, & Wee, 2017 ủng hộ
cho quan điểm có một số động lực kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố hành vi tác động đến sự biếnđổi của tính thanh khoản, đó là: nguồn thúc đầy sự thay đổi của tính thay khoản đó sự biến
Trang 12động của thị trường (Vayanos, 2004), (Kamara, Lou, & Sadka, 2008), hạn chế tài trợ (Hameed,Kang, & Viswanathan, 2010), sự phát triển của thị trường tài chính (Moshirian và cộng sự,2017), quyền sở hữu thể chế (Kamara, Lou, & Sadka, 2008) và tâm lý nhà đầu tư (Baker &
Stein, 2004; Debata, Dash, & Mahakud, 2018; Liu, 2015).
Trong bối cảnh đó, bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ thêm về vấn đề trên bằng cáchxem xét tác động của tâm lý nhà đầu tư đối với tính thanh khoản của thị trường tiền mã hóa.Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản trên thị trường tiền
mã hóa” xoay quanh mối quan hệ giữa Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản Từ đó đưa ra kết
luận chung cho cả thị trường tiền mã hóa và những khuyến nghị cho nhà đầu tư trước khi tham gia thị trường.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tàiBài nghiên cứu này có mục tiêu làm rõ về mối quan hệ giữa tâm lý đầu tư và tính thanhkhoản của thị trường tiền mã hóa Từ đó, đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư để xem xét, cân
nhắc khi quyết định tham gia các hoạt động đầu tư vào thị trường tiền mã hóa
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết này làm rõ về khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ giữa tâm lý đầu tư và tínhthanh khoản của tiền mã hóa Bên cạnh đó, đưa ra kết luận, khuyến nghị cho nhà đầu tư thamgia vào thị trường tiền mã hóa
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra xuyên suốt bài viết này là Liệu có tồn tại mối quan
hệ giữa Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản trên thị trường tiền mã hóa không?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là Tính thanh khoản và Tâm lý đầu tư trên thị trường tiền
mã hóa
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: hoạt động giao dịch của Bitcoin, Ethereum trên toàn cầu theo
trang web Coinmarketcap.com.
Trang 13Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là số 1, với vốn hóa thị trường trực tiếp là
$556,401,409,281 USD (cập nhật ngày 20/04/2023) Giá Ethereum trực tiếp cho ngày
20/04/2023 là $1,940,04 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $11,374,404,506 USD
Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại đứng thứ 2, xếp sau Bitcoin, với vốn hóa thị trường là
$233,637,309,114 USD
Vì vậy, việc lựa chọn Bitcoin và Ethereum để làm đại diện cho thị trường tiền mã hóa
được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp.
Phạm vi thời gian: dữ liệu chuỗi theo ngày được thu thập trong khoảng thời gian từ01/02/2018 đến 12/04/2023
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Nguồn dữ liệu Bài nghiên cứu thu thập nguồn dữ liệu về giá mở cửa, giá đóng cửa hàng ngày, giá cao
nhất ngày, giá thấp nhất ngày, khối lượng giao dịch, vốn hóa thị trường của 2 đồng tiền mãhóa Bitcoin và Ethereum duoc lấy từ trang web coinmarketcap.com(https://coinmarketcap.com/) để tính toán TTK của tài sản Nguồn dữ liệu được thu thập
trong khoảng thời gian từ 01/02/2018 đến 12/04/2023 vì để khớp với số liệu về chỉ số Tâm
lý đầu tư.
Tâm lý đầu tư được đo lường thông qua chỉ số sợ hãi và tham lam của nhà đầu tư trên
thị trường (Fear or Greed Index), thu thập từ trang web Alternative.me Giá trị này được tính
toán bằng cách sử dụng các chỉ số khác nhau, như các chỉ số khối lượng giao dịch và phân tích
kỹ thuật để đo lường tâm lý của các nhà đầu tư Giá trị "Fear and Greed" thường được tính
toán trên một thang điểm từ 0 đến 100, với giá trị cao hơn 50 cho thấy sự lạc quan của các
nhà đầu tư và giá trị thấp hơn 50 cho thấy sự sợ hãi Các nhà đầu tư thường sử dụng giá trị
"Fear and Greed" để đưa ra các quyết định giao dịch và đầu tư trên thị trường tiền mã hóa
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét mối quan hệ giữa tâm lý đầu tư và tính thanh khoản của tiền mã hóa, bàiviết sử dụng mô hình ước lượng tự hồi quy VAR VAR là mô hình kinh tế lượng dùng để xem
xét biến động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến theo thời gian Mô hình VAR được chọn
để áp dụng cho nghiên cứu này vì: (ï) Ước lượng các biến nội sinh cho ra kết quả chính xác;(ii) Phù hợp với nghiên cứu về sự tác động lẫn nhau của các biến được chọn.
Trang 141.6 Đóng góp của nghiên cứu
Trước hết, về phương diện lý thuyết, nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết liên quan đếnmối quan hệ Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản, lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết tài
chính hành vi.
Thứ hai, đây là một trong số ít những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá về mối quan
hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và tính thanh thoản trên một thị trường mới nổi như thị trườngtiền mã hóa Từ đó, cung cấp cho người đọc có được cái nhìn khái quát hơn về thị trường mớinổi này Nghiên cứu này sẽ làm rõ được khía cạnh mối quan hệ giữa chỉ số tâm lý và tínhthanh khoản của tiền mã hóa
Thứ ba, đánh giá và đưa ra khuyến nghị cũng như quyết định cho nhà đầu tư trước khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa Làm phong phú, đầy đủ thêm các nghiên cứu về đề tài tiền mã hóa trong nước và trên thế giới.
1.7 Kết cấu của nghiên cứu
Luận văn này bao gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứuChương 5: Kết luận
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tâm lý đầu tư
2.1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quảGiả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis - EMH) đã được Fama(1970) định nghĩa dựa trên nguyên tắc: sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trên thị trườngđều có cùng mục đích là tối đa hóa lợi nhuận của mình và một thị trường được coi là hiệu quảkhi giá cả luôn được phản ánh đầy đủ bởi các thông tin có sẵn Thị trường hiệu quả luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng, khi giá của tài sản không phảnánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những yếu tố cơ bản), thì “những nhà đầu tưhợp lý” sẽ tận dụng cơ hội này để mua tài sản định giá thấp, bán chúng với định giá quá cao.Hành động này sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng.
2.1.2 Lý thuyết tài chính hành vi Tuy nhiên trong thực tế các hiện tượng trên thị trường chứng khoán hay thị trường
tiền mã hóa và hành vi của nhà đầu tư không thể giải thích thỏa đáng dựa trên giả thuyết thịtrường hiệu quả Nghĩa là sẽ có trường hợp “những nhà đầu tư hợp lý” sẽ không thể thu vềlợi nhuận bằng “những nhà đầu tư bất hợp lý” Đó là thời điểm thị trường không hiệu quả,biểu hiện ở tài sản được định giá quá cao (hoặc quá thấp) Một lý thuyết để giải thích cho
nguyên nhân trên đó là lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral Finance Theory) Tài chính
hành vi nghiên cứu và giải thích những biểu hiện mang tính tâm lý của nhà đầu tư trên thịtrường tài chính, sử dụng những kiến thức về tâm lý học, xã hội học và tài chính học để lý giảinhững hành vi bất thường của nhà đầu tư với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luônđúng” Và vì vậy, một số hiện tượng xảy ra tại thị trường tài chính không thể được giải thíchthỏa đáng theo lý thuyết thị trường hiệu quả nhưng lại có thể lý giải hợp lý dựa trên lý thuyết
tài chính hành vi Điều này có nghĩa là hành vi nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi tâm lý đầu tư và sau đó ảnh hưởng đến các quyết định tài chính (Jacobsen và Marquering, 2008)
2.1.3 Tâm lý nhà đầu tưTâm lý nhà đầu tư được gọi là sự hiểu sai của các nhà đầu tư do tâm trạng, cảm xúc vàthái độ có thể dẫn đến việc định giá sai (Kaplanski & Levy, 2010) De Long và cộng sự (1990)chia các nhà đầu tư thành hai loại: các nhà giao dịch duy lý không có tình cảm và các nhà đầu
tư phi lý với tình cảm ngoại sinh Họ cho rằng tâm lý nhà đầu tư là một rủi ro cố hữu trong
Trang 16mô hình giao dịch nhiễu, không có khả năng bị loại bỏ khỏi quá trình đầu tư Baker và Wurgler (2006) định nghĩa tâm lý nhà đầu tư là xu hướng đầu cơ Họ nhận thấy rằng sự biến động của tâm lý nhà đầu tư có ảnh hưởng sâu sắc đến các tài sản nhỏ, non trẻ có tính biến động cao.Điều này tương tự khi nói đến tiền mã hóa hay chứng khoán Khi tâm lý đầu tư thấp, những
đồng tiền này có lợi nhuận sau đó tương đối cao và ngược lại Do đó, họ xây dựng một chỉ số
bằng cách kết hợp sáu đại diện tâm lý cơ bản và kết luận rằng các tài sản có giới hạn chênhlệch giá cao có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi tâm lý Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệmcho thấy tâm lý nhà đầu tư có thể dẫn đến bong bóng thị trường, sau đó là sự mất giá lớn(Baker & Wurgler, 2006; Brown & Cliff, 2004) Sự sụp đổ bong bóng công nghệ năm 2000 va
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 làm nổi bật tầm ảnh hưởng đáng kể của tâm lý nhà đầu tư đối với giá tài sản.
Về mặt lý thuyết, tâm lý nhà đầu tư phản ánh thái độ và tâm trạng của nhà đầu tư đối
với rủi ro đầu tư trong tương lai Tâm lý nhà đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giaodịch, từ đó gây định giá sai giá tài sản Các tài liệu hiện có ghi lại các chiến lược giao dịch có
lợi nhuận dựa trên biến động giá cổ phiếu liên quan đến tâm lý nhà đầu tư (Stambaugh, Yu,
& Yuan, 2012; Zhao, Yang, & Qian, 2015) Các chiến lược bất thường thường bao gồm mua
(bán khống) cổ phiếu trong thời gian dài (hoặc ngắn), được coi là bị định giá thấp (hoặc đượcđịnh giá quá cao) Xem xét mối lo ngại về xu hướng hồi quy giả, Stambauph, Yu và Yuan (2014)xác nhận sức mạnh dự đoán mạnh mẽ của tâm lý nhà đầu tư Trong một nghiên cứu khác,Zhao và cộng sự (2015) xây dựng chỉ số tâm lý nhà đầu tư cho thị trường cổ phiếu hạng A củaTrung Quốc theo tỉnh thần của Baker và cộng sự (2012) và báo cáo những phát hiện nhất
quán với Stambaugh và cộng sự (2012) Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc định giá sai liên quan
đến tình cảm có phải là lời giải thích một phần cho sự bất thường về định giá tài sản ở Úc hay
không Là một trong những thị trường tài chính hàng đầu trên thế giới, Sở giao dịch chứng
khoán Úc (ASX) là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế (Chiah
& Zhong, 2021) Điều tra mối quan hệ cơ bản giữa tâm ly nhà đầu tư và sự bất thường về địnhgiá tài sản là có ích để làm phong phú thêm sự hiểu biết của nhà đầu tư về quá trình khámphá giá cổ phiếu và cung cấp cho các học viên những hiểu biết sâu sắc về việc tối ưu hóa quátrình đầu tư
Trang 172.2 Tính thanh khoản
2.2.1 Khái niệm
Trong thị trường tài chính, tính thanh khoản là một khái niệm quan trọng, đặc biệt đốivới các nhà đầu tư và người tham gia thị trường Thanh khoản được coi là một thành phầnquan trọng của sự phát triển thị trường tài chính vì nó ảnh hưởng đến chỉ phí giao dịch, quyếtđịnh đầu tư, hiệu quả thị trường, lợi nhuận kỳ vọng, chi phí vốn va phân bổ vốn giữa cáckhoản đầu tư cạnh tranh (Acharya & Pederson, 2005; Bekaert, Harvey, & Lundblad, 2007;
Chordia, Roll, & Subrahmanyam, 2008; Lee, 2011; Pastor & Stambaugh, 2003; Wurgler, 2000;
Zhu, Ash, & Pollin, 2004) Tính thanh khoản đề cập đến khả năng mua bán một tài sản hoặc
nghiệp vụ tài chính một cách nhanh chóng, hiệu quả và với chi phí thấp Tính thanh khoản cao là một dấu hiệu cho thấy tài sản hoặc nghiệp vụ tài chính đó được nhiều người quan tâm
và có sẵn sàng mua bán Với sự phát triển của công nghệ blockchain, tiền mã hóa đã trở thành một tài sản đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư Tính thanh khoản của tiền mã hóa đóng mộtvai trò quan trọng đối với giá trị của nó Khi một đồng tiền có tính thanh khoản cao, ngườidùng có thể dễ dàng mua và bán đồng tiền này trên thị trường với giá hợp lý và chi phí giao
dịch thấp Ngược lại, khi đồng tiền điện tử có tính thanh khoản thấp, người dùng sẽ gặp khó
khăn khi mua bán đồng tiền này, dẫn đến giá trị của đồng tiền này giảm.
Theo Eugene F Brigham và Michael C Ehrhardt: "Tinh thanh khoản là kha năng của
một tài san được chuyển đổi thành tiền mat một cách nhanh chóng mà không gây anh hưởngđáng kể đến giá cả Tính thanh khoản cung cấp sự linh hoạt và khả năng tiếp cận đối với cáctài sản tài chính Nó giúp đảm bảo rằng nhà đầu tư có khả năng bán tài sản và chuyển đổi
thành tiền mặt khi cần thiết mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá cả." Qua đó, tính thanh
khoản không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị và sự hấp dẫn của một tài sản, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị
trường tài chính.
2.2.2 Đặc điểm
Về bản chất, tính thanh khoản rất khó đo lường vì nó bao gồm một số các thuộc tínhcủa tài sản cơ sở (Kyle, 1985; Lesmond, 2005) Hầu hết các định nghĩa về tính thanh khoảnđều có xu hướng định tính và mô tả, và có phần thay đổi trong các bối cảnh khác nhau Tínhthanh khoản là một cấu trúc tiềm ẩn được quan sát thấy trong các phép đo, nhưng bản thân
nó không thể đo lường trực tiếp
Trang 182.3 Tổng quan về thị trường tiền mã hóa
Tiền mã hóa, có tên thuật ngữ trong Tiếng Anh là “Cryptocurrencies” Định nghĩa về
tiền mã hóa của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (The European Central Bank - ECB) là một
bộ phận thuộc tiền ảo (Virtual currencies), là hình thức thể hiện điện tử của giá trị, không do
tổ chức tín dụng, ngân hàng trung ương phát hành và trong một số trường hợp, chúng có thể
sử dụng để thay cho tiền pháp định (ECB, 2015) Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB)phân loại tiền mã hóa thuộc nhóm tiền kỹ thuật số (digital currencies) và “tiền mã hóa là biểu
thị điện tử của giá trị, được ghi nhận theo đơn vị thanh toán của riêng nó trong các tài khoản
giao dịch, khấc với các dạng thức tiền mã hóa (e-money) - các cơ chế thanh toán số” (Houben
& Snyers, 2018) Tuy có sự khác nhau nhất định trong các 17 cơ quan pháp ý hay các nghiên cứu, tiền mã hóa có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: (1) Là một hình thức biểu thị điện tử của giá trị, (2) Quản lý phi tập trung, (3) Không do cơ quan pháp lý nhà nước hay
NHTW ban hành, (4) Có những chức năng nhất định của tiền tệ như phương tiện thanh toán,trao đổi và dự trữ nhưng không mang giá trị pháp lý tại bất kỳ quốc gia, khu vực nào, (5) Hoạtđộng trên nền tang chuỗi khối Blockchain.
Tiền mã hóa thường được coi là một loại tài sản mới phản ánh cổ phần trong tương
lai của công nghệ chuỗi khối, đồng thời được thiết kế như một phương tiện trao đổi (Baur,
Hong, & Lee, 2018; Corbet, Lucey, Urquhart, & Yarovaya, 2019; Li, Shin, & Wang, 2020;
Makarov & Schoar, 2020) Theo Hu, Parlour và Rajan (2019), một trong số các đồng tiền nàythậm chí có thể được đưa vào tài khoản hưu trí cá nhân Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đếntính thanh khoản của chúng là chủ đề được cả giới học thuật và chuyên gia trong ngành quan
tâm (ví dụ: Liu, Liang, & Cui, 2020).
Thị trường tiền mã hóa biến động hơn thị trường chứng khoán Begui và cộng sự
(2018) chứng minh rằng lợi nhuận của Bitcoin dễ bay hơi hơn cổ phiếu Vào ngày 13 tháng 3năm 2020, do sự hoảng loạn toàn cầu của COVID-19, giá của Bitcoin - đại diện cuả tiền mãhóa đã giảm từ 8000 đô la xuống còn 3800 đô la tại một thời điểm, mất giá hơn 50% trong
vòng một ngày (https://uk.investing.com/crypto/bitcoin/btc-usd).
Trong những năm qua, tiền mã hóa, tiêu biểu như đồng Bitcoin (BTC), Ethereum(ETH) và hoạt động trên công nghệ Blockchain đã có sự bùng nổ và được nhiều người quantâm J C Westland (2022) đã nhận thấy tiền mã hóa là một loại tài sản được kỳ vọng trongtương lai có thể tương đương với tiền pháp định Theo Coinmarketcap.com, trên thế giới có
Trang 1924.135 loại tiền mã hóa đang được giao dịch tính đến ngày 13/05/2023 và tổng vốn hóa thịtrường đạt $1,114 tỷ đô la Bitcoin (BTC) được coi là “thống trị” thị trường tiền mã hóa vớimức giá $26,560.82, xếp ngay sau đó là Ethereum Tính từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 10năm 2017, vốn hóa thị trường của blockchain đã tăng từ 10,1 tỷ đô lên 79,7 tỷ đô Mức khủng
khiếp lên đến 680% này đã mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận mà không có khoản đầu tư
nào làm được Nhưng cũng giống như thị trường chứng khoán hay các loại hàng hóa khác,tiền mã hóa cũng chịu chung số phận thất bại trong thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19 Vàotháng 3 năm 2021, ghi nhận mức giá 60,000$ Xu hướng đó cũng tương tự ở các đồng tiền mãhóa khác Hơn nữa, do không có xác nhận giá trị thực, giá gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi
kỳ vọng và niềm tin của nhà đầu tư vào giá trị tương lai của nó, điều này có thể được phản ánh trong tâm lý nhà đầu tư.
Raja Jalal, Ilan Alon & A Paltrinieri (2021) sử dung phân tích trắc lượng thư mục
(Bibliometrics) về lĩnh vực tiền điện tử để xem xét, phân tích 464 bài báo, nghiên cứu Kếtquả của nghiên cứu là họ đã phân loại được 4 chủ đề chính của các tài liệu liên quan đến chủ
đề tiền mã hóa hiện tại Chủ đề đầu tiên là về các yếu tố quyết định lợi nhuận của tiền mã hóa
Thứ hai là những nghiên cứu nói về tính hữu hiệu, tính hiệu quả của tiền điện tử Tiếp theo
là về các tác động lên lĩnh vực kinh tế xã hội, các quy định hay việc quản lý giám sát tiền điện
tử Cuối cùng, một bộ phận nghiên cứu về sự đa dạng hóa danh mục đầu tư và hiệu ứng đámđông (sheep flock behavior) Lợi nhuận và các yếu tố làm thay đổi lợi nhuận tiền mã hóa haybất kỳ tài sản nào đều là mối quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư khi gia nhập thị trường
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn hai loại tiền mã hóa là Bitcoin và Ethereum đểđại diện cho tổng thể thị trường tiền mã hóa vì những đặc điểm sau:
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, Nakamoto đã xuất bản sách trắng của Bitcoin, trong
đó mô tả chỉ tiết cách thức triển khai một loại tiền tệ trực tuyến ngang hàng Chỉ hai thángsau, vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, Nakamoto đã khai thác khối đầu tiên trên mạng Bitcoin,được gọi là khối gốc, từ đó tung ra loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới Giá bitcoin là 0 đô
la khi được giới thiệu lần đầu tiên và hầu hết Bitcoin có được thông qua khai thác, chỉ yêu cầucác thiết bị mạnh vừa phải (ví dụ: PC) và phần mềm khai thác
Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là số 1, với vốn hóa thị trường trực tiếp là
$556,401,409,281 USD (cập nhật ngày 20/04/2023)
Trang 20Ethereum lần đầu tiên được mô tả trong whitepaper năm 2013 của Vitalik Buterin.Buterin, cùng với những người đồng sáng lập khác, đã đảm bảo tài trợ cho dự án trong mộtđợt bán công khai trực tuyến vào mùa hè năm 2014 Nhóm dự án đã huy động được 18,3triệu đô la Bitcoin và giá của Ethereum trong đợt phát hành tiền xu ban đầu (ICO) là 0,311
đô la, với hơn 60 triệu Ether được bán ra Với giá Ethereum hiện tại, về cơ bản gần như tăng
gấp bốn lần khoản đầu tư mỗi năm kể từ mùa hè năm 2014.
Giá Ethereum trực tiếp cho ngày 20/04/2023 là $1,940,04 USD với khối lượng giaodịch trong 24 giờ là $11,374,404,506 USD Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại đứng thứ 2, xếpsau Bitcoin, với vốn hóa thị trường là $233,637,309,114 USD
Vì vậy, việc lựa chọn Bitcoin và Ethereum để làm đại diện cho thị trường tiền mã hóa được sử dụng trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.
2.4 Mối quan hệ giữa tâm lý đầu tư và tính thanh khoản
Các tài liệu nghiên cứu về đầu tư tài chính truyền thống thường cho rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư không phụ thuộc vào tâm lý Nhưng nhiều bằng chứng đã chỉ ra con người dễ bị ảnh hưởng về tâm lý và hành vi khi đầu tư: sợ thua lỗ, quá tự tin, thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Nguyễn Văn Điệp, 2014) Các nghiên cứu về chủ đề tài chính hành vi chỉ
ra tác động của TLĐT lên giá tài sản (Coval và Shumway, 2005; Hirshleifer và Shumway,
2003) Nói chỉ tiết hơn, tâm lý ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư từ đó cũng sẽ ảnh hưởngđến giá tài sản hay tính thanh khoản của tài sản
Một số tài liệu cung cấp những lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục liên quan đếnmối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của tính thanh khoản và tâm ý nhà đầu tư Giao dịch nhiễu
(Noise trading) đóng vai trò quan trọng trong việc quy định tính thanh khoản của tài sản
(Kyle, 1985; Black,1986, Trueman, 1988) Nhà đầu tư bất hợp lý (Noise trader) cảm nhận
thông tin nhiễu như thể đó là thông tin (De Long và cộng sự, 1990) và do đó, giao dịch càng
có nhiều thông tin nhiễu thì sự thay đổi theo thời gian của tính thanh khoản sẽ càng cao
(Huberman & Halka, 2001) do tâm lý cao hơn Nói cách khác, Nhà đầu tư bất hợp lý (Noise
trader) có ảnh hưởng đáng kể tới giá của tài sản trong trường hợp có những hạn chế về thông
tin thị trường, bán khống và kinh doanh chênh lệch giá Do vậy, sự tác động về giá do các nhà
đầu tư phi lý tạo ra do phản ứng thái quá với thông tin được coi như một sự thay đổi về thanh
khoản (Baker và Stein’s, 2004).
Trang 21Theo mối quan hệ trực tiếp giữa giao dịch bất hợp lý và tâm lý tâm lý đầu tư, nó cókhả năng là quan hệ nhân quả bắt nguồn từ tâm lý đến tính thanh khoản của thị trường Nếu được hỏi tâm lý có thể được tạo ra như nào, một giả thuyết hợp lý được đưa ra rằng hành vithị trường ở quá khứ có ảnh hưởng giản tiếp đến tính thanh khoản (B Debata và cộng sự,
2020) Theo sau Odean (1998), Daniel và cộng sự (1998), Gervais và Odean (2001) ngày càng
có nhiều những tài liệu đào sâu hơn về mối quan hệ giữa hành vi giao dịch của nhà đầu tư và
sự tự tin thái quá Do xu hướng tự quy kết, lợi nhuận danh mục đầu tư tích cực khiến các nhàđầu tư đánh giá quá cao kỹ năng của họ và độ chính xác của thông tin Những người tham giathị trường có xu hướng giao dịch nhiều (hoặc ít hơn) sau lợi nhuận tích cực (hoặc tiêu cực)
khi sự tự tin thái quá tăng lên cùng với thành công trong quá khứ trên thị trường (Statman
và cộng sự, 2006; Griffin và cộng sự, 2007) Nói một cách đơn giản, mọi người quá tự tin dẫn
đến giao dịch quá nhiều (Barber & Odean, 2000) Do đó, doanh thu cao kéo theo lợi nhuận
cao hơn trên thị trường Theo hiệu ứng ngược vị thế được đưa ra bởi Shefrin và Statman(1985) cũng ủng hộ cho lập luận khối lượng giao dịch sẽ tăng sau lợi tức tích cực bởi các nhà
đầu tư có xu hướng giữ tiền mã hóa thua lỗ quá lâu và bán các đồng tiền có lãi quá sớm Mối
tương quan dương (âm) giữa khối lượng và lợi nhuận cao (thấp) trong quá khứ có thể chỉ rarằng các nhà đầu tư sẵn sàng (miễn cưỡng) giao dịch (giữ) tiền mã hóa sau khi giá tiền mãhóa tăng (giảm) Nói tóm lại, tâm lý đầu tư làm tăng tính thanh khoản của thị trường tiền mãhóa bằng cách cho thấy mức độ đáng tin cậy cao hơn trên thị trường (Liu,2015)
Theo các nghiên cứu trước đây của Chordia, Roll, & Subrahmanyam, (2001); Eisfeldt, (2004); Fernández-Amador và cộng sự, 2013; Fujimoto, 2003; Goyenko & Ukhov, 2009;
Soderberg, (2008); Taddei, (2007), họ sử dụng các yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng tiền dự trữ, kỳhạn chênh lệch, tốc độ phát triển sản xuất, dòng tiền đầu tư và tỷ suất lợi nhuận như các biếnkiểm soát trong mô hình VAR để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hai biến chính
Xem xét tác động của các điều kiện thị trường đối với tính thanh khoản của thị trường
tài chính (Brunnermeier & Pedersen, 2009; Copeland & Galai, 1983; Hameed và cộng sự,
2010), Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) của TTTMH được bài viết sử dụng làm biến kiểm soát liênquan đến thị trường trong mô hình VAR Vì thế, tác giả đã xem xét cơ sở lý luận của mối quan
hệ của Tâm lý đầu tư, Tính thanh khoản và Tỷ suất lợi nhuận
Trang 222.5 Mối quan hệ của tâm lý đầu tư, tính thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận
Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận:
Trong nghiên cứu Chordia và cộng sự (2001), nhóm tác giả xem xét mối quan hệ giữa
thanh khoản và lợi nhuận Họ sử dụng hai đại diện cho thanh khoản là hoạt động giao dịch và
tỷ lệ doanh thu Họ thấy rằng thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đốivới lợi nhuận cổ phiếu điều chỉnh rủi ro Stambaugh (2003) báo cáo rằng các cổ phiếu có thanh khoản dễ bay hơi hơn cổ phiếu có lợi nhuận dự kiến thấp hơn Điều này ngụ ý một mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và lợi nhuận dự kiến Họ cũng thấy rằng các cổ phiếu tiếpxúc nhiều nhất với biến động thanh khoản thị trường (rủi ro thanh khoản) có xu hướng có
lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trên thị trường Mỹ Marshall và Young (2003) tìm thấy mối quan
hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận và thanh khoản trong trường hợp thị trường
chứng khoán Úc.
Trên thị trường chứng khoán Tay Ban Nha, Martinez, Nieto, Rubio va Tapia (2005) tìm
thấy một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê tích cực giữa biện pháp thanh khoản của Amihud(2002) và trả lại trong cả hai mô hình định giá tài sản vô điều kiện và có điều kiện Hơn nữa,
sử dụng thước do thanh khoản của Stambaugh, họ tim thấy một mối quan hệ tiêu cực có ý
nghĩa thống kê chỉ trong mô hình định giá tài sản có điều kiện Tuy nhiên, khi họ sử dụng lan
truyền giá thầu như một đại diện cho thanh khoản, họ không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có
ý nghĩa thống kê nào Tương tự, Brennan and Subrahmanyam (1996) đã tìm ra mối quan hệngược chiều giữa tính thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán được giao dịch trênsàn chứng khoán New York giai đoạn 1988 - 1992 Các chứng khoán có tính thiếu thanh khoản
sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi cao hơn Tác giả giải thích rằng các nhà đầu tư nắm giữchứng khoán họ nhận biết rằng họ sẽ phải đối mặt với chi phí giao dịch khi bán chứng khoán
trong tương lai.
Moore và Sadka (2006) cho biết thanh khoản là yếu tố quyết định cơ bản của lợi nhuậntài sản Họ cũng chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận qualuận điểm: chứng khoán có mức thanh khoản ít nhất kiếm được lợi nhuận cao nhất Các côngtrình có ảnh hưởng được nhắc đến trước đó hầu hết dựa trên thị trường chứng khoán phát
triển trên thế giới, chủ yếu ở Úc, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha Nghiên cứu của Chordia, Sarkar, and
Subrahmanyam (2005) đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiềugiữa tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán và tính thanh khoản đo lường bởi khối lượng
Trang 23giao dịch Tác giả sử dụng tỷ suất sinh lời hàng tháng của các công ty niêm yết trên sàn NYSEgiai đoạn 1993 - 1998 Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình: quy mô, giá trị số sách trêngiá trị thị trường, tỷ suất sinh lợi quá khứ Điểm chung ở những tài liệu này đều chỉ ra thanh
khoản làm giảm lợi nhuận, và do đó bằng chứng thực nghiệm ủng hộ phát biểu đây là một
mối quan hệ tiêu cực.
Mối quan hệ giữa Tâm ly đầu tư và Ty suất lợi nhuận:
Trên góc độ tài chính hành vi, Hong and Stein (2007) giải thích rằng thanh khoản tănggiảm đột biến trên thị trường được tạo ra do sự chiếm ưu thế của nhà đầu tư thiếu lý trí Họthường có những hành động quá mức đối với những thông tin về phát hành tài sản, cổ phiếu
hay dòng tiền Thanh khoản cao là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư thiếu lý trí này đang quá
tự tin và đánh giá quá cao thị trường, họ hành động quá mức và sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận
trong tương lai Nói cách khác, ta có thể thấy sự liên quan mật thiết của Tâm lý đầu tư, Tínhthanh khoản và Tỷ suất lợi nhuận trên thị trường
Để đặt nền móng cho giả thiết về sự liên hệ của Tâm lý đầu tư và Tỷ suất lợi nhuận, DeLong và cộng sự (1990) đã xây dựng mô hình dự đoán về mối quan hệ giữa tâm lý và TSLN
và biến động của thị trường Tuy nhiên, kết luận chính xác về vấn đề TLĐT ảnh hưởng đến TSLN trước đó là không rõ ràng Nếu các nhà giao dịch bất hợp lý nhạy cảm với những thay
đổi về tâm lý, thì những thay đổi này sẽ thúc đẩy lợi nhuận và sự biến động thị trường Ngoài
ra, nếu các nhà giao dịch bất hợp lý chỉ giao dịch nếu tâm lý cực đoan (quá cao hoặc quá thấp),thì có thể kỳ vọng rằng chính tâm lý ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của tài sản Các nghiên cứu sau đó đã lập luận chắc chắn hơn về khả năng dự đoán lợi nhuận dựa vào tâm lý nhà đầu
tư:
Tình cảm có thể dự đoán lợi nhuận, theo nghiên cứu của Neal và Wheatley (1998),Wang (2001), và Simon và Wiggins (2001) Cũng theo Neal và Wheatley (1998), hai chỉ số vềcảm xúc của các nhà đầu tư cá nhân—một bắt nguồn từ việc giảm giá đối với các quỹ đóng và một từ việc mua lại quỹ tương hỗ—dự đoán lợi nhuận của cổ phiếu Wang (2001) phát hiện
ra rằng các khoản nắm giữ đáng kể của các nhà giao dịch trên thị trường kỳ hạn có thể được
sử dụng để dự báo lợi nhuận tương lai trên các hợp đồng tương lai bằng cách sử dụng chúngnhư một đại diện cho cảm xúc Ngoài ra, Simon và Wiggins (2001) cũng nhận thấy các chỉ sốcảm xúc có thể dự báo lợi nhuận trong tương lai
Trang 24Tuy nhiên, không phải tất cả bài viết đều đưa ra kết luận như vậy Fisher và Statman(2000) thấy rằng quan hệ nhân quả giữa lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tình cảm có thể có ý
nghĩa theo cả hai hướng Solt và Statman (1988), Brown va Cliff (2004) sử dụng một lượng
lớn các chỉ số về tình cảm để phân tích về mối quan hệ giữa tâm lý và lợi nhuận Cả hai nghiên
cứu đều có kết quả tỷ suất lợi nhuận cũng được coi là yếu tố xác định tâm lý đầu tư Lee và
cộng sự (2002) xem xét mối quan hệ giữa biến động, lợi nhuận và tình cảm Họ sử dụng chỉ
số khảo sát do Investor's Intelligence cung cấp để kiểm tra tác động của những thay đổi trongtâm lý nhà đầu tư đối với những biến động có điều kiện của các chỉ số DJIA, S&P 500 vàNASDAQ, được ước tính từ mô hình GJR-GARCH Họ thấy rằng những thay đổi tăng (giảm) trong tâm lý dẫn đến những điều chỉnh giảm (tăng) về độ biến động.
2.6Khoảng trống nghiên cứu
Từ những phân tích trên, có thể thấy tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa Tâm
lý đầu tư và Tính thanh khoản có một số điểm chính như sau:
Các tài liệu được nghiên cứu đã cung cấp những lập luận thuyết phục về mối quan hệ
trực tiếp và gián tiếp của tâm lý nhà đầu tư với tính thanh khoản Kyle (1985), Back (1986)
và Trueman (1988) cho thấy rằng giao dịch nhiễu hay giao dịch bất hợp lý (noise trading) cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp tính thanh khoản Vì vậy, tác động về giá do các nhàgiao dịch bất hợp lý tạo ra có thể tự biểu hiện như một nguồn thay đổi về thanh khoản Môhình lý thuyết của Baker và Stein (2004) cũng khẳng định chắc chắn rằng các nhà đầu tư phi
lý phản ứng kém với thông tin có trong dòng lệnh và do đó, tính thanh khoản tăng.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm về tâm lý đầu tư và tính thanh khoản trong thịtrường mới nổi như thị trường tiền mã hóa còn hạn chế Nghiên cứu về vấn đề này hầu hếttrên các thị trường phát triển như thị trường chứng khoán B Debata, Saumya Ranjan Dash,
J Mahakud (2020) đã xem xét tác động của tâm lý nha đầu tư trong nước và quốc tế lên tínhthanh khoản của thị trường chứng khoán Họ sử dụng bốn phương pháp tính khác nhau đểnắm bắt được tính đa chiều của tính thanh khoản Bên cạnh đó, phân tích thực nghiệm một
chỉ số tâm lý nhà đầu tư cho thị trường Ấn Độ và bốn đại diện tâm lý toàn cầu có nguồn gốc
từ Châu Âu, Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi Các tác giả sử dụng kiểm định VAR, kết quả ghi
nhận một luồng quan hệ nhân quả từ tâm lý đầu tư đến tính thanh khoản của thị trườngchứng khoán và nó cũng nhất quán với các đại diện tâm lý toàn cầu Hơn nữa, ngày cả khi có
Trang 25các biến kiểm soát tác động, thị trường vẫn có tính thanh khoản tăng cao khi tâm lý nhà đầu
tư trong nước và quốc tế cao hơn Vậy nên tâm lý đầu tư được coi là một yếu tố quyết địnhcác biến thể chuỗi thời gian của tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán Nhờ vàophát hiện này, các nhà đầu tư có thể dự báo được tính thanh khoản của thị trường chứngkhoán sau khi xem xét tâm lý nhà đầu tư cùng với các điều kiện kinh tế vĩ mô khác để đưa ranhững quyết định đầu tư hợp lý Nó cũng có thể là tiền đề cho các tìm hiểu sắp tới về thịtrường mới nổi tiền mã hóa
Thứ hai, tính thanh khoản của thị trường mới nổi có thể phụ thuộc vào tâm lý của cácthị trường phát triển khác, và do đó, tác động của tâm lý đầu tư của thị trường tài chính nói
chung đối với thanh khoản của thị trường mới nổi là một vấn đề quan trọng Ngày càng có
nhiều tài liệu gần đây ủng hộ thực tế rằng tâm lý nhà đầu tư đang có tác động đến hành vi
sinh lợi từ cổ phiếu của các thị trường khác (Aissia, 2016; Baker et al., 2012; Bathia và cộng
sự, 2016; Hudsona & Xanh, 2015; Verma & Soydemir, 2006) Ví dụ, Verma và Soydemir
(2006), Hudson và Green (2015), và Bathia et al (2016) nhận thấy rằng tâm lý nhà đầu tưHoa Kỳ có thể giúp dự đoán lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các thị trường ở Vương quốc Anh,Mexico, Brazil và G7 Nếu tính thanh khoản của thị trường mới nổi bị ảnh hưởng đáng kể bởi
các biến động trong tính thanh khoản của các sàn giao dịch khác (Brockman, Chung, &
Perignon, 2009) và tâm lý đầu tư cho thấy tác động đối với các hành vi khác trên thị trườngchứng khoán (Baker và cộng sự, 2012 ; Karolyi và cộng sự, 2012) thì có thể cần phải kiểm traxem liệu tâm lý nhà đầu tư trên toàn thị trường có thể giải thích tính thanh khoản của thịtrường mới nổi hay không
Thứ ba, hành vi đầu tư và đặc điểm thanh khoản ở thị trường mới nổi khác biệt rõ rệt
so với các thị trường phát triển (Bekaert et al., 2007; Kim & Nofsinger, 2008) Nhóm tác giảcũng lập luận rằng mức độ của hiệu ứng tâm lý cũng khác nhau giữa các quốc gia tùy thuộcvào cấu trúc thị trường và các yếu tố về văn hóa (Schmeling, 2009; Moshirian và cộng sự,2017) Đưa ra ý kiến cho rằng Phí bảo hiểm thanh khoản là một tính năng quan trọng của dữliệu thị trường mới nổi (Bekaert và cộng sự, 2007; Jun và cộng sự, 2003) và tâm lý nhà đầu
tư về thị trường mới nổi rõ ràng khác với thị trường phát triển (Kim & Nofsinger,2008)
Abhinava Tripathi, Alok Dixit and Vipul (2022) sử dụng 53 đồng tiền mã hóa để điều tra hiệntượng phổ biến thanh khoản (Liquidity commonnality) trong thị trường tiền mã hóa Phươngpháp hồi quy lượng tử được chọn cho thấy động lực thanh khoản của thị trường tiền mã hóa
Trang 26tương phản với các loại tài sản khác Họ cho rằng cấu trúc giao dịch duy nhất là không thểthiếu với thị trường tiền mã hóa, nó làm tăng chỉ phí giao dịch - làm giảm đi sự leo thang phổbiển xung quanh các điểm phân vị thanh khoản cực đoan Hơn thế nữa, sự chú ý của các nhàđầu tư được đo bằng chỉ số khối lượng tìm kiếm trên Google (GSVI) cũng đóng vai trò trọngyếu trong việc đẩy mạnh tính phổ biến về thanh khoản trong thị trường tiền mã hóa Kết quảquan sát được về mối liên hệ giữa tính thanh khoản và sự chú ý của nhà đầu tư của thị trườngnày được coi là trái ngược với quan sát về các loại tài sản khác Do vậy, kết quả nghiên cứunày có lợi cho các học giả hay nhà đầu tư quan tâm đến loại tài sản thay thế như tiền mã hóa.
Thứ tư, tính thanh khoản là một tham số quan trọng để các nhà đầu tư toàn cầu thực
hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn Các yếu tố quyết định của sự phụ thuộc
lẫn nhau của một tài sản ngày càng tăng đã thu hút được sự lưu tâm trong các báo cáo liên
quan; tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng liên quan đến tâm lý nhà đầu tư tác động đến thanh
khoản cho đến nay vẫn chưa được trả lời Theo nghiên cứu gần đây của Karolyi et al (2012)
sử dung chỉ số tâm lý của Baker và Wurgler, không thể loại trừ hoàn toàn rằng thái độ chungcủa nhà đầu tư có thể là một nguồn phổ biến thanh khoản ở các thị trường khác Vì tâm lý
nhà đầu tư được coi là có tác động rộng rãi đến hành vi lợi nhuận của các thị trường chứng khoán khác (Hudsona & Green, 2015; Karolyi và cộng sự, 2012; Verma & Soydemir, 2006),
sức mạnh tương đối của tâm lý nhà đầu tư toàn cầu và địa phương để xác định thị trườngmới nổi
Thứ năm, từ quan điểm chính sách, điều quan trọng là phải hiểu tâm lý của nhà đầu
tư ảnh hưởng đến thanh khoản chung của thị trường như thế nào Sự hiểu biết về hiệu ứngtâm lý gây ra giao dịch ồn ào đối với tính thanh khoản của thị trường (Baker & Stein, 2004;Black, 1986) là một mối quan tâm chính sách thích hợp vì tác động tổng thể của giao dịch ồn
ào đối với phúc lợi kinh tế và ổn định thị trường là tiêu cực (De long và cộng sự, 1990; Shleifer
& Summers, 1990), và việc định giá sai một cách có hệ thống trên thị trường do tâm lý nhàđầu tư cao hơn có thể gây ra sự phân bổ nguồn lực sai lầm đáng kể (Daniel, Hirshleifer, &Teoh, 2002) Ngoài thực tế là tính thanh khoản có liên quan đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu,như được nhấn mạnh trong tài liệu liên quan, việc biết nguyên nhân của tính phổ biến củatính thanh khoản cũng có thể nắm giữ chìa khóa để hiểu được bí ẩn xung quanh sự sụp đổ
của thị trường (Brockman & Chung, 2002; Brockman et al., 2009; Karolyi và cộng sự, 2012).
Trang 27Trong các đợt biến động thị trường chưa từng có, việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tínhphổ biến của tính thanh khoản có thể góp phần đưa ra các chính sách ổn định thị trường
Nhìn chung, các nghiên cứu hầu hết đã giải quyết được vấn đề tầm quan trọng của tính
thanh khoản trê thị trường tài chính Bên cạnh đó cũng chỉ ra những yếu tó có tác động lên tính thanh khoản như: biến động thị trường, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý đầu tư Tuy nhiên, các
nghiên cứu này đều tập trung vào thị trường truyền thống như thị trường chứng khoán Córất ít nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa TLĐT và TTK trên thị trường tiền mã hóa
- một thị trường mới nổi thu hút nhà đầu tư do khoản lợi nhuận khổng lồ mà nó có thể đem
lại.
Tại Việt Nam các tài liệu về tiền mã hóa hay tài liệu Tiếng Việt có rất ít, thông tin mơ
hồ, gây khó khăn cho các nghiên cứu sau đó cũng như cho các nhà đầu tư muốn tìm hiểu,
tham gia thị trường tiền mã hóa Bài khóa luận này sẽ đóng góp vào chuỗi tài liệu liên quan bằng cách phân tích mối quan hệ tác động qua lại của Tâm lý đầu tư và Tính thanh khoản đốivới thị trường tiền mã hóa Từ đó làm phong phú hơn kho bài viết về chủ đề tiền mã hóa, làmtiền đề cho phát triển cho các bài nghiên cứu tiếp theo