1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác giả Trịnh Lan Chi
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 49,22 MB

Nội dung

Tinh cấp thiết Việt Nam đã qua hon 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; cùng với quá trình day mạnh cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sốlượng doanh nghiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

VIEN QUAN TRI KINH DOANH

TAC DONG CUA QUAN TRI CONG TY DEN

HIEU QUA HOAT DONG DOANH NGHIEP

NIEM YET TAI VIET NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đăng Minh

Sinh viên thực hiện : Trịnh Lan Chi

Mã sinh viên : 19051430

Lớp học : QH-2019-E QTKD CLC3

Ngành : Quản tri kinh doanh

Chương trình đào tạo _ :CTĐT Chất lượng cao

Hà Nội — Tháng 05/2023

Trang 2

LOI CAM ON

Bài khóa luận tốt nghiệp nay là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và nỗ lực của

sinh viên Dé hoàn thành bài khóa luận tot nghiệp, sinh viên đã nhận được nhiêu sự

giúp đỡ, chỉ bảo, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình

Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn, PGS.TS

Nguyễn Đăng Minh, đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ, quan tâm và đồng hành cùng

em trong suốt quá trình làm bài

Em xin chân thành cảm ơn tới Trường Dai học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội và Viện Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện, cung cấp tai liệu, thông tin cầnthiết cho dé em có thé hoàn thành bài khóa luận này

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, độngviên nhóm trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trịnh Lan Chi

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TU VIET TẮTT 2-2 s+cxezxe£xerxerxees iDANH MỤC BẢNG c5: 1 22112112 1211211211 11111111111 11111111 tre rau iiDANH MỤC HÌNH ẢNH - 2-5252 E2 E2E1211211211211211111 21111111 1xx yee iiiPHAN MO ĐẦU 2-5222 2E21221271211211711211211211211 11121111101 1

1 Tính cấp thiét oo cccccccccccsccscsscssessessessessessesseseeseesssssessessessesesseesseasesseaees 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - - - ¿5+ 22+ S2 323 svxeereesrerses 3

3 Cau 00) 0 nan 4

4 Đối tượng nghiên €Ứu - 2-2-2 s9SE9SE2EE£EEEEE2E12E1221211221211211211 111.21 xe 4

5 Pham vi mghiém n8 e- 4

6 Dự kiến đóng gop mới của đề tài 2-52-5222 E2 121121121121 5

7 Bố cục nghiên cứu -:- + s22 E12 12112112112112112112112112112111111 21 ke 5

CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản trị công ty, hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp và tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

¬ 6

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến Quản trị công tp - - : -: s:- 61.1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - 8

1.1.3 Các nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động

DOAN NNigp 0 0000n0808080808ẦẦ a.5 10

1.1.4 Khoảng trong nghiÊH CỨP - 2-55 Set E2 EEcE.terrerreu 131.2 Cơ sở lý thuyẾt 2 5c Sc St 12E12112112711211211111211 111121111 14

1.2.1 Lý thuyết quản trị CONG ty ccccceccecccsscessesseessessesssesseesessessesssessessessessesssen 141.2.2 Lý thuyết hiệu quả hoạt động doanh nghiệp -: 221.2.3 Tổng quan đặc điểm hội đồng quản trị ©22-5sc5cccccsccecxercsee 31

1.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2-22 s+2E+2E2ExerErErerxerrerred 40CHUONG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 22 5¿52s+2z++2zzzse2 45

2.1 Thiết kế nghiên €ứu - 2 2 + £+SE+EE+E++E2E2E2EE2E2E2E21 7E EErkerreeg 45

2.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 2-2-5: 41

2.3 Phương pháp đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 47

Trang 4

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - - 25 +55 <*++s++essss2 49

2.4.1 Phương pháp xử lý dữ liệu tÌLô - Ác St iierikesirerrrersee 49

2.4.2 Phương pháp phân tích Ait lIỆM - Ác nhi, 49

CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIEN CUU TAC DONG CUA QUAN TRI CONG

TY DEN HIEU QUA HOAT ĐỌNG DOANH NGHIỊP - 57

3.1 Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt NÑam - 5c sec: 573.2 Thực trạng về Quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay

¬— š 60

3.3 Phân tích thống kê m6 tả ¿+ +S£E£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkervera 623.4 Phân tích hồi quy đa biến - - eeseesessessessesseesessessessesseesessessen 64

3.4.1 Phân tích tương quan P€QFSOHH Sàn erierierske 64

3.4.2 Tác động của các đặc điểm Quan trị công ty đến hiệu quả hoạt động

L1.1/1/8/14/117/2000n0n08808 Ầ.ẦẦ.Ầ 65

CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN VÀ HAM Ý CHÍNH SÁCH 5:- 73

4.1 Tóm tắt kết quả nghiên eứu 2 2 £+S£+E£2E££Et£E£EEeEEeEEerxerkerkervees 73

4.2 Khuyến nghị - 2-52 22522 E2E12E1211211211211211211 1121211111111 kg 734.3 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu kế tiếp 76KẾT LUẬN - 5-55 << EE1211211211211211211211 2112111111111 1111111 rêu 78TÀI LIEU THAM KHẢO - 22-22 2SE£EE2EE2EEEEE2EE2E1711221 2171121 re 79PHU LUC: Kết quả chạy dữ liệu trên phần mềm Stata 17 - 88

Trang 5

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIET TAT

Hệ số sinh lời trên tổng tài sản

Ủy ban kiểm toán

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Các biến được sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 2.2 Hệ số tương quan Pearson

Bảng 3.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả

Bảng 3.2 Kết quả phân tích tương quan Pearson

Bảng 3.3 Kết quả tác động của các biến độc lập quản trị công ty đến hiệu quả hoạt

động (ROA) của doanh nghiệp

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định Hausman

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định tự tương quan

Bang 3.8 Kết quả hồi quy bang mô hình tác động cô định (FEM) với phương pháp

sai sô chuân vững

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ANHHình 3.1 Số mã cổ phiếu niêm yết trên HOSE từ năm 2000 đến 2019

Hình 3.2 Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 8

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết

Việt Nam đã qua hon 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát

triển đất nước; cùng với quá trình day mạnh cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sốlượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, chiếm tỷ trọng thấp về số lượng trong toàn

bộ khu vực doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường chứng khoán với số lượngdoanh nghiệp đại chúng hóa ngày càng tăng nên trong những năm trở lại đây, đổi mớiphương thức quan trị doanh nghiệp được coi là một trong những giải pháp căn co

nhằm cải thiện chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này, đặc biệt trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng Việc áp dụng các nguyên tắc quản

trị doanh nghiệp hiện đại trong quản trị doanh nghiệp có thể làm gia tăng năng suất

lao động của các doanh nghiệp và có thể hiện thực hóa trong ngắn hạn thay vì việcđổi mới công nghệ sản xuất sẽ có hiệu quả trong dài hạn Quản trị công ty tốt gópphần cải thiện năng lực cạnh tranh và danh tiếng của công ty, tạo điều kiện thuận lợicho việc tiếp cận thi trường vốn Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh

tế quốc tế một cách mạnh mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp địnhthương mại khu vực, toàn cầu Đề có thê phát triển bền vững và cạnh tranh một cáchlành mạnh với các công ty nước ngoài cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việcmột công ty có một hệ thống quản trị công ty tốt là điều rất quan trọng, mang lại nhiềulợi thé Quản tri công ty đóng vai trò lớn trong việc tôi đa hóa sự giàu có của cô đông

và đóng vai trò quan trọng trong việc gia tang giá tri thị trường của công ty (Sheifer

và Vishny, 1997) Cơ chế quản trị phù hợp sẽ đảm bảo các nhà đầu tư lấy lại vốn của

mình và nhận được tiền lãi từ khoản đầu tư Thực tiễn quan tri công ty tốt hỗ trợ cáccông ty tiếp cận tài chính tốt hơn với chi phí thấp hơn và đảm bảo các ban quản lý

phải chịu trách nhiệm Nó cũng hỗ trợ các công ty thu hút chỉ phí tài chính thấp bằng

cách tăng sự tự tin của nhà đầu tư Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả thêm chỉphí nếu công ty có quản trị thực tiễn tốt Do đó quản trị công ty đóng vai trò quan

trọng trong việc sắp xêp lợi ích của các cô đông và quản lý đê giảm xung đột đại diện

Trang 9

(Shleifer và Vishny, 1997) Trong thời gian gần đây, các sự vụ “bắt bớ” do sai phạmcủa các doanh nghiệp khối tư nhân đã khiến cho các nhà đầu tu, các cổ đông và cácbên liên quan dấy lên nhiều câu hỏi về vấn đề cơ chế quản trị công ty hiện nay tạidoanh nghiệp Theo thời gian, các doanh nghiệp càng ngày có quy mô càng lớn và sốlượng cô đông ngày càng nhiều lên, những thay đổi trong mô hình quản trị sẽ dan đến

khó khăn trong việc quản lý một doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc quyền sở hữu và

quyền quản lý không được tách bạch sẽ gây ra trở ngại cho nền kinh tế bởi các nhà

đầu tư sẽ bị bó buộc và không thể cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án Như vay, viéc

tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quan lý là điều thiết yếu và thực tế, việc này đãđược chấp nhận ở hau hết trên toàn thế giới Tuy nhiên điều này cũng đã gây ra nhiềuvẫn đề đã giữa các cô đông và những người điều hành doanh nghiệp Sự mâu thuẫngiữa chủ sở hữu và người quản lý bắt nguồn từ sự không đồng nhất về van dé lợi íchcủa mỗi bên Điều này làm tăng thêm gánh nặng trong chỉ phí của các doanh nghiệp

và gây khó khăn trong việc hoạt động doanh nghiệp một cách kết quả Vì vậy, việcgia tăng và duy trì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng.Từng quyết định trong việc quản trị công ty từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều sẽ ảnh hưởnglớn đến tương lai của một doanh nghiệp Việc quản trị công ty trong doanh nghiệpmột cách kết quả không chỉ giúp khai thác tối đa tài sản, đạt được mục tiêu lợi nhuận

đã đề ra mà còn gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, thu hút và giữ chân người

có năng lực Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các doanh

nghiệp nội địa khác mà còn phải đối mặt với áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp ViệtNam dan được quan tâm nhiều hơn Việc nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ giúpdoanh nghiệp cải thiện vị thế cạnh tranh so với các đối thủ mà còn giúp doanh nghiệpgia tăng hình ảnh doanh nghiệp, qua đó thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nướcngoai Về mặt vi mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cảithiện sẽ góp phần thúc đây sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước Hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp là kết quả từ sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau Trong

đó, quản trị công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 10

Thị trường Việt Nam mới chỉ đang là thị trường cận biên, nên hệ thống quản trị doanhnghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, khiến cho các thi thường có mức độ bat hoàn hảo tramtrọng hơn liên quan đến bat cân xứng thông tin, chi phí người đại diện, Vi vậy, việcnghiên cứu về quản trị công ty tại Việt Nam hiện nay là cần thiết Tuy nhiên, theohiểu biết của tác giả, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này và kết quả củacác nghiên cứu cũng chưa có sự đồng nhất Tóm lại, nhóm tác giả nhận thấy sự cầnthiết của việc nghiên cứu về quản trị công ty nên đã quyết định lựa chọn đề tài “Tức

động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại

Việt Nam” dé tìm hiểu, đánh giá mức độ của mối quan hệ này trên các doanh nghiệp

ở Việt Nam Đề tài không chỉ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữaquản trị công ty (được đo lường thông qua các đặc điểm của hội đồng quản trị) vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, qua đó đưa ra một số đề xuất về quản trị chodoanh nghiệp dé cải thiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài ra cũnggóp phần đóng góp vào cơ sở lý luận về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dé đạt được mục đích nêu trên, nghiên cứu nay cần giải quyết các nhiệm vụ

như sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến quản trị công ty hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp và cơ chế tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp.

Trang 11

Xây dựng mô hình hồi quy, đánh giá tác động của quản tri công ty lên hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp

Duara khuyén nghi nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông

qua quan tri công ty.

3 Câu hỏi nghiên cứu

e Sử dụng mô hình nào đề đánh giá tác động của quản trị công ty đến hiệu qua

hoạt động của doanh nghiệp?

e Quản trị công ty có tác động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như thế

nào?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản trị công ty, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

5 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản trị công ty, đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

Pham vi nghiên cứu: Nghiên cứu này xem xét tắc động của quan tri công ty

thông qua đặc điểm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Phạm vi nội dung: Tác động của quản trị công ty thông qua đặc điểm của hộiđồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính trong r6 VN100niêm yết trên san chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh

Phạm vi không gian: Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam

Phạm vi thời gian: TỪ năm 2020 tới năm 2022.

Trang 12

6 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý luận, dé tài củng cố vào số lượng nghiên cứu về quan tri công ty,

hiệu quả hoạt động của cô phiếu Làm rõ lý thuyết của QTCT, hiệu quả hoạt động và

cơ chê tác động của môi quan hệ này.

Về mặt thực tiễn, là cơ sở dé doanh nghiệp điều chỉnh công tác quản trị công

ty nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động công ty Doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiêncứu dé xây dựng chính sách về quản trị công ty tốt hon và phương hướng nâng caohiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

7 Bố cục nghiên cứu

Các phần trong nghiên cứu này bao gồm:

Chương 1: Phần mở đầuChương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luậnChương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 13

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản trị công ty, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

và tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến Quản trị công ty

Quản trị công ty gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm do Adelphia, Enron,WorldCom và các vụ bê bối nổi tiếng khác, là động lực thúc đây các quy định gần

đây của Hoa Kỳ như Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 ra đời Đây được coi là quy

định quản trị công ty sâu rộng nhất trong 70 năm qua (Byrnes và cộng sự, 2003) Nếuquản trị công ty tốt hơn có liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn, thì

các công ty được quản lý tốt hơn sẽ hoạt động tốt hơn các công ty được quản lý kém

hơn Trong nghiên cứu “A Survey of Corporate Governance”, Shleifer và cộng sự

(2012) đã khảo sát các nghiên cứu về quản trị công ty, trong đó đặc biệt lưu ý đếntầm quan trọng của việc bảo vệ pháp lý nhà đầu tư và sự tập trung sở hữu trong các

hệ thống quản trị công ty trên thế giới, trong đó đặt ra các van đề cho các nghiên cứu

về QTCT bao gồm vai trò và động lực của người quản lý cấp cao và giá trị của doanhnghiệp, tác động của thé chế và luật pháp, cơ chế sở hữu tập trung và tác động của cổđông tổ chức Gần đây, các nghiên cứu về quản trị công ty tập trung vào các chủ đề

như vấn đề người đại diện và vấn đề thao túng của hội đồng quản trị (Zhu, 2016), cơcau sở hữu (Phung, 2016), cải tổ doanh nghiệp nhà nước (Anh, 2013), lương bổng

người quản ly (Adams, 2009), vai trò của hội đồng quan trị và thành viên HĐQT độclập (Brennan, 2005), cơ chế bảo vệ nhà đầu tư (Shufa, 2010), tương quan quản trịcông ty và kết quả doanh nghiệp, khuôn khổ pháp lý quản trị công ty, những đặc thù

về quản trị công ty tại các nước có nền kinh tế chuyên đổi (Black và cộng sự, 2012).Tại Việt Nam, quản trị công ty đang trở thành chủ đề được quan tâm trong các cuộcthảo luận của các quan chức chính phủ, đặc biệt khi Chính phủ cam kết nhanh chóngcải cách các doanh nghiệp nhà nước hay còn gọi là “cỗ phần hóa” Một trong nhữngnhân tố quan trọng của cải cách doanh nghiệp nhà nước là minh bạch hóa tài chính

và tính trách nhiệm của nguyên lý quản trị kết quả để nâng cao hiệu quả hoạt động

Trang 14

kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút đầu tư nước ngoài Mặt khác, quảntrị công ty được xem như một chất xúc tác trong dài han dé thay đổi tư duy kinh doanhngười Việt Nam, qua đó đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài vànên kinh tế toàn cầu Toan và Walker (2008) đã có nghiên cứu thực nghiệm về quantrị công ty của các công ty niêm yết - giai đoạn phát triển ban đầu - mức độ phi chínhthức cao trong khu vực doanh nghiệp - khung pháp lý hiện hành - các nguyên tắc thực

hiện do OECD xác định - các công ty niêm yết cần cải thiện quan trị công ty dé đảm

bảo tính minh bạch của thị trường, bảo vệ nhà đầu tư và quản lý hiệu quả Nghiêncứu sử dụng 198 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, đưa ra kết luậnrằng các công ty cần nâng cao quy chế quản trị công ty dé giúp thị trường minh bạchhơn, bảo vệ lợi ích cổ đông, từ đó phát triển thị trường chứng khoán - kênh dẫn vốnquan trọng của nền kinh tế Nhâm Phong Tuấn & Nguyễn Anh Tuấn (2013) đã cónghiên cứu thảo luận về vấn đề đại diện của các công ty đại chúng tại Việt Nam.Nghiên cứu tập trung vào lý thuyết nền tảng của quản trị công ty là lý thuyết đại diện

Ly thuyét nay lam co so cho viéc phan tich thuc trang van dé dai dién, cu thé la cautrúc hội đồng quản trị của các công ty đại chúng niêm yết trên hai sàn HNX va HOSEcủa Việt Nam va chủ yéu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn với việc thu thậptài liệu và số liệu thứ cấp dé phân tích thực trạng các công ty đại chúng niêm yết, chi

ra sự suy giảm trong kết quả áp dụng những nguyên tắc quản trị công ty hiệu quả, từ

đó đưa ra một vài khuyến nghị về chính sách cho cơ quan quản lý Một nghiên cứu

rộng hơn của tác giả Trương Thị Nam Thắng (2009), “Nghiên cứu sự điều chỉnh quản

trị công ty ở Đông Á sau khủng hoảng” tại các nước Đông Á đã đề cập cơ sở thựctiễn cho sự điều chỉnh khuôn khổ thê chế quản trị công ty ở các nước Đông Á trong

đó có Việt Nam sau khủng hoảng năm 1997 Bài báo của Đào Thanh Tùng (2008),

“Chính sách và thực thi quản trị công ty tại các công ty cô phần hóa tại Việt Nam”

(The policy and practice of corporate governance in Vietnam’s Equitised companies).

Trong đây, tac giả đánh giá kết qua thực hiện chính sách quản trị công ty trong cácdoanh nghiệp cô phần hóa tại Việt Nam, đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm xây dựng

mô hình QTCT phù hợp với điều kiện phát triển doanh nghiệp ở Việt nam Đồng thời,

Trang 15

tác gia Nguyễn Đình Cung (2009), “Co sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị công

ty cổ phần thúc đây phát triển kinh tế ở Việt Nam”, bước đầu đưa ra những địnhhướng về quản lý nhằm hoàn thiện chế độ quản trị các công ty cô phan Tác giả Tran

và các cộng sự (2014) lại có một bài nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp của mô

hình “một kiểu phù hợp với tat cả” như vậy đối với quốc gia đang phát triển của ViệtNam Các tác giả cho rằng không thé có một mô hình quản trị chung cho tat cả cácdoanh nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam Các phát hiện của tài liệuphân tích này là có ba yếu tố chính (chính phủ, các thể chế quốc tế và bản chất củahoạt động kinh doanh) phù hợp và là trung tâm của sự phát triển quản trị công ty trongnước Nhóm tác giả nhận thay chất lượng quản trị công ty của Việt Nam ở mức trung

bình so với thông lệ quốc tế Việt Nam van còn một chặng đường dài phía trước dé

xây dựng và áp dụng các chính sách và thông lệ quản trị công ty hiệu quả, đồng thờithúc day các hành vi kinh doanh có đạo đức và ra quyết định đúng dan ở cấp hội đồng

quan tri.

1.1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệpĐối với các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp

và người tiêu dùng, hiệu quả hoạt động của một công ty là một chỉ tiêu rất quan trọng

để ra quyết định kinh doanh và đầu tư Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanhđược phát triển từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy, 1996) Các chỉ

tiêu thường được sử dụng dé phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là các hệ sé

giá trị kế toán như tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS), ty lệ lợi nhuậnsau thuế trên tổng tai san (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

(ROE) (Mehran, 1995; Ang, Cole va Line, 2000) Tuy nhiên, các chỉ tiêu đo lường

kết quả kinh doanh có thé chịu tác động bởi nhiều yếu tổ như mục tiêu kinh doanh,quy mô và tuổi đời của doanh nghiệp Các nghiên cứu của Baard và Van (2004),

Kokko và SJöholm (2004), Panco va Korn (1999), Hansen và cộng sự (2002) cũng

cho thấy răng quy mô và tuôi đời của doanh nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động kinh doanh Zeitun và cộng sự (2007) cũng cho thấy, có mối quan hệ

Trang 16

giữa đòn bẩy tài chính (Leverage), tuổi đời doanh nghiệp (Age), quy mô doanh nghiệp(Size), thuế suất thu nhập doanh nghiệp (Tax) và tỷ trọng tài sản cố định hữu hình(Tangibility) với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằngTobin’s Q Nghiên cứu của tác giả Tran Hùng Son va cộng sự (2008) cho thay rang

tỷ số nợ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa có bằng chứng vềmối quan hệ của quy mô doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động kinh doanh Bên cạnh

đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợChính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồngthời các yếu tố xã hội và tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh Các nghiên cứu của Gombola và Ketz (1983), Ho và Wu

(2006), Cinca Molinero, Larraz (2005), Dursun và cộng sự (2013) kiểm tra các yếu

tố quyết định hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng lợi nhuận trên tài sản

(ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Alfredo Koltar, Campopiano vàCassia (2013) đã nghiên cứu các yếu tổ giải thích hiệu quả hoạt động của công tybăng cách đo lường vai trò của cơ cầu sở hữu, quy mô công ty, tuổi công ty và tài sản

hữu hình được tiến hành trên 494 công ty gia đình tư nhân quy mô vừa và nhỏ ở Y

Dựa trên lý thuyết đại điện và các nghiên cứu trước về các công ty gia đình, các tácgiả đã phát triển các lập luận chỉ ra mối quan hệ hình U giữa mức độ phân tán sở hữugia đình và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Jeremy và Peter (2008) đã kiểm tracác yêu tố quyết định sự biến thiên của hiệu quả hoạt động Thông qua việc nghiên

cứu 285 công ty Úc, nghiên cứu này khám phá tầm quan trọng tương đối của các

nguồn lực riêng biệt và các biến cơ cấu ngành trong việc giải thích sự khác biệt vềhiệu quả ở cấp độ công ty Trên toàn bộ mẫu tông hợp, kết quả chứng minh răng cácnguồn lực quan trọng hơn cơ cấu ngành Trong các công ty dịch vụ, các nguồn lựcđược coi là quan trọng hơn nhiều dé giải thích sự khác biệt về hiệu suất so với cáccông ty sản xuất và trong cả các công ty sản xuất và dịch vụ, tài sản vô hình và nănglực giải thích được cho sự biến thiên hiệu quả hoạt động trong khi tài sản hữu hình

thì không Orkun Bozkurt và cộng sự (2013) đã xác định tác động của công nghệ, quy

mô và tuôi tac của công ty đôi với hiệu suât đôi mới của công ty Sử dung mau gôm

Trang 17

30 công ty Thé Nhĩ Kỳ hoạt động trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau Các kếtquả kết luận một tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của công nghệ thông tinđối với hoạt động của công ty Santos và các cộng sự (2014) xem xét ảnh hưởng củanhân viên công ty và chi tiêu nghiên cứu phát triển đối với hiệu quả hoạt động củacông ty Khả năng sinh lời của công ty được đo lường bằng ba tỷ số: tỷ suất sinh lờitrên tài sản, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Cáctác giả sử dụng một mau gồm 1.608 công ty cho năm 2000, 231 công ty cho năm

2003 và 277 cho năm 2005 trên thị trường Brazil lấy từ cơ sở dữ liệu PINTEC và

Seresa và Gazeta Mercantil Các tác giả đã tìm thấy tác động tích cực và có ý nghĩathống kê của nhân viên công ty và chi phí nghiên cứu và phát triển đối với khả năng

sinh lời của tài sản.

1.1.3 Các nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của John và Senbet (1998), hội đồng quản trị độc lập hơn khi

tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT tăng lên Tuy nhiên, nghiên cứu của Fosberg (1989)

lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỷ lệ thành viên độc lập và các thước đo hiệu

suất khác nhau (vi du: chi phí ban hàng & quản lý, doanh thu, số lượng nhân viên và

tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) Theo Jensen (1993), tổn tại mối liên hệ giữa

đặc điểm của HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Tác giả chỉ ra ràng HĐQT

chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của công ty Kết quả của nghiên cứu Qi vàcộng sự (2000) cho thấy rằng khi HĐQT có kế hoạch tốt thì năng suất của công ty sẽtăng ít nhất là 10% và tỷ lệ thay đổi giám đốc điều hành sẽ giảm 30% Hoạt động

kiểm soát có vai trò quan trọng trong quản trị công ty của doanh nghiệp Uỷ ban kiểm

toán là một ủy ban trực thuộc HĐQT, hỗ trợ HĐQT thực hiện một số nhiệm vụ quantrọng như giám sát các hoạt động liên quan đến báo cáo tài chính, đảm bảo rằng công

ty có các chính sách phòng ngừa và phát hiện gian lận, kiểm soát hoạt động của bộ

phận kiểm toán nội bộ, giám sát quá trình đánh giá và xử lý rủi ro, giám sát sự tuân

thủ luật định và chuân mực Ở các quốc gia áp dụng hệ thống quản trị Anh và Mỹ,

Trang 18

không có ban kiểm soát mà chỉ có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT Mô hình Ủyban Kiểm toán ở nhiều nước đã chứng minh được tính kết quả đối với các hoạt độngquản trị công ty Theo Yasser và cộng sự (2011), việc có ủy ban kiểm toán sẽ giảm

chi phí đại diện của doanh nghiệp va nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh (2013) về HĐQT và quản trị công ty tại các công

ty cô phan Nhà nước ở Việt Nam sau khi cổ phần hóa cho thấy cơ cấu HĐQT anhhưởng đến kết quả quản trị công ty (QTCT) và hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Nghiên cứu của Doan Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014) trên 217doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 cho thấy sởhữu của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

trong khi sự độc lập của HĐQT lại có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động.

Lê Quang Cảnh và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng QTCT tốt sẽ mang lại hiệu quảhoạt động tốt cho doanh nghiệp Nghiên cứu được thực hiện trên 500 doanh nghiệpnhân lớn ở Việt Nam trong năm 2013 với kết quả là sự độc lập của HĐQT không ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đồng thời trong bối cảnh nền kinh tếnăng động nhưng kém minh bạch như Việt Nam thì việc kiêm nhiệm vi tri giắm đốcđiều hành và chủ tịch HĐQT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanhnghiệp Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) thực hiện nghiên cứu của mìnhtrên 77 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) Kếtquả nghiên cứu các công ty từ năm 2006 đến 2017 cho thấy số lượng thành viên nữ

trong HĐQT, tính song trùng, kinh nghiệm của HĐQT và thủ lao của HĐQT có mối

quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Ngượclại, quy mô HĐQT lại tác động ngược chiều lên giá trị doanh nghiệp Hermalin vàWeisbach (1991) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỷ lệ thành viên độc lập vàTobin’s Q; va Bhagat và Black (2002) không tìm thay mối liên hệ nao giữa ty lệ thànhviên độc lập và Tobin’s Q, lợi nhuận trên tai sản, doanh thu tai sản và lợi nhuận côphiếu Ngược lại, Baysinger và Butler (1985) và Rosenstein và Wyatt (1990) chỉ rarang thị trường thưởng cho các công ty khi bổ nhiệm các giám đốc thuê ngoài;Brickley, Coles và Terry (1994) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thành viên

Trang 19

độc lập và phản ứng của thị trường chứng khoán đối với việc sử dụng chiến lược màcông ty tự hạ giá cô phiếu của chính mình, nhằm gây bat lợi cho công ty hoặc cá nhânmuốn mua lại công ty (poison pill); và Anderson, Mansi và Reeb (2004) chỉ ra rằng

chi phí nợ, được đại diện bởi chênh lệch lãi suất trái phiếu, có quan hệ ngược chiều

với tính độc lập của hội đồng quản trị Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên độc

lập, một đại diện cho sự độc lập của hội đồng quản tri, va hiệu quả hoạt động của

công ty là không đồng nhất Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính vàTobin’s Q không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tính độc lập của hội đồng quan tri và

hiệu quả hoạt động của công ty, trong khi những nghiên cứu sử dung dữ liệu lợi tức

cô phiếu hoặc đữ liệu lợi suất trái phiếu tìm thấy mối liên hệ tích cực Phù hợp với

nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1991) và Bhagat và Black (2002), Brown và

Caylor cũng không thấy Tobin's Q làm tăng tính độc lập của hội đồng quản trị (thực

tế là ngược lại), nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có hội đồng quản trị độclập có lợi nhuận cao hơn trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tỷ suất cổtức lớn hơn và mua lại cổ phiếu lớn hơn, cho thay răng sự độc lập của hội đồng quantrị có liên quan đến các thước đo quan trọng khác về hiệu quả hoạt động của công tyngoài Tobin's Q Việc han chế quy mô hội đồng quản tri được cho là sẽ cải thiện hiệuquả hoạt động của công ty vì lợi ích của hội đồng quản trị lớn hơn tăng lên giám sát

bị lấn át bởi khả năng giao tiếp và ra quyết định kém hơn của các nhóm lớn hơn(Lipton và Lorsch 1992; Jensen 1993) Nhất quán với quan điểm này, Yermack(1996) cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô hội đồng quản trị và khả

năng sinh lời, hiệu qua sử dụng tai san và Tobin’s Q Anderson et al (2004) chi ra

rằng chi phí nợ thấp hơn đối với các hội đồng quan trị lớn hơn, có lẽ là do các chủ nợxem các công ty này có giám sát hiệu quả hơn các quy trình kế toán tài chính của họ

Klein (2002) ghi nhận mối quan hệ tiêu cực giữa quản trị lợi nhuận và tính độc lập

của ủy ban kiểm toán, và Anderson et al (2004) nhận thấy rằng các ủy ban kiểm toánhoàn toàn độc lập sẽ giúp công ty có chỉ phí vay nợ thấp hơn Frankel, Johnson vàNelson (2002) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quản trị lợi nhuận và tính độc lậpcủa kiểm toán viên (dựa trên phí kiểm toán so với phí phi kiểm toán), nhưng kết qua

Trang 20

nghiên cứu của Ashbaugh, Lafond và Mayhew (2003) và Larcker và Richardson

(2004) lại ngược lại Một SỐ nghiên cứu đã xem xét sự tách biệt giữa Giám đốc điềuhành và Chủ tịch, chỉ ra rằng các vấn đề về người đại diện sẽ cao hơn khi cùng mộtngười năm giữ cả hai vị trí Sử dụng một mẫu gồm 452 công ty trong bảng xếp hạnghàng năm của tạp chí Forbes về 500 công ty đại chúng lớn nhất của Hoa Kỳ từ năm

1984 đến năm 1991, Yermack (1996) cho thấy răng các công ty có giá trị lớn hơn khi

vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị tách biệt nhau Core, Holthausen và Larcker(1999) nhận thấy rằng thù lao của CEO thấp hơn khi vi trí CEO va chủ tịch hội đồng

quản trị tách biệt nhau.

1.1.4 Khoảng trồng nghiên cứuTheo lịch sử nghiên cứu, các nhà nghiên cứu về QTCT tác động đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đã phát triểnhướng nghiên cứu kiểm định riêng rẽ mối tương quan giữa các nhân tố cau thành nên

hệ thống điều hành công ty với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nhằm tìm ra nhữngnhân tố tác động nổi trội (Phạm Quốc Việt, 2010) Tuy nhiên, các nghiên cứu của cáctác giả về ảnh hưởng QTCT thông qua đặc điểm HĐQT hiệu quả hoạt động cho kếtquả chưa thống nhất Do tam quan trọng của QTCT trong việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng tại các DN ở các quốc gia đang phát triển, tác giả cho rằng rất can các nghiên

cứu về mỗi quan hệ giữa các yếu tố QTCT (thông qua các đặc điểm HĐQT) và hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp Đến nay, các nghiên cứu này ở Việt Nam chủ yếuphân tích các doanh nghiệp trong một vài ngành đơn lẻ như tài chính, thực phẩm

chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai và phân tích QTCT cho một r6 các doanh

nghiệp phi tài chính đa ngành dé đánh giá một cách tong quát các nhân tố QTCT ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động nói chung Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, tácgiả nhận thấy khoảng trống cho nghiên cứu cho một mẫu các doanh nghiệp đa ngành

Vì vậy, tác giả mong muốn đây là nghiên cứu thực tiễn QTCT tại các doanh nghiệpphi tài chính niêm yết đại diện cho thị trường nói chung, nên tác giả đã chọn lấy các

doanh nghiệp trong r6 VN100 dé thực hiện nghiên cứu này Tác giả hướng tới việc

Trang 21

làm sâu sắc hơn lý luận về QTCT, làm rõ hoạt động QTCT tác động tới hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, từ đó, đưa ra nhữnggiải pháp nhằm đổi mới QTCT theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm

doanh nghiệp nghiên cứu.

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết quản trị công ty

1.2.1.1 Khái niệm Quản trị công ty

Ba thập ky qua đã chứng kiến thuật ngữ “quản trị công ty” nồi lên rõ ràng nhưmột lĩnh vực nghiên cứu độc lập (Gillan, 2006) Phạm vi của nó cũng đã mở rộng đến

mức hiện nay nó là sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau, bao gồm kế toán, kinh tế,

đạo đức, tài chính, luật, quản lý, hành vi tô chức và chính trị, trong sỐ những ngànhkhác, không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi (Mallin, 2007) Như một hệ quảtất yếu, tồn tại một số lượng lớn các định nghĩa về công ty Tuy nhiên, mặc dù ton tạicác định nghĩa không đồng nhất, các nhà nghiên cứu thường phân loại các định nghĩa

quản trị công ty hiện có là “hẹp” hoặc “rộng” Sự phân biệt hẹp - rộng dựa trên mức

độ mà một chế độ quản tri công ty về cơ bản tập trung vào việc đáp ứng lợi ích cục

bộ của các cổ đông hoặc đáp ứng lợi ích rộng lớn hơn của nhóm các bên liên qua đadạng (Sternberg, 2004) Báo cáo Cadbury (1992, s.2.5) định nghĩa hẹp về quản trịcông ty liên quan đến “hệ thống mà các công ty được định hướng và kiểm soát” Địnhnghĩa này gợi ý rằng dé tối đa hóa tài sản của chủ sở hữu, ba cấu trúc quản trị công

ty chính của tập đoàn xuất hiện, đó là; đại hội đồng cô đông, hội đồng quản tri và ban

điều hành Trong trường hợp này, công ty chủ yếu chịu trách nhiệm trước các cổ đông

và do đó họ có quyền bổ nhiệm giám đốc và tự đảm bảo rằng các cơ chế quản trị phùhợp đã được thiết lập Ngoài ra, và ít nhất là về mặt lý thuyết, các cổ đông có quyềnbác bỏ các quyết định của hội đồng quản trị hoặc bãi nhiệm họ trong một cuộc họpchung Ngược lại, hội đồng quản trị có trách nhiệm đảm bảo rằng công ty được quản

lý đúng đắn Những trách nhiệm này bao gồm thiết lập các mục tiêu chiến lược của

công ty, bô nhiệm hoặc sa thải nhóm quản lý, giám sát nhóm quản lý và báo cáo với

Trang 22

chủ sở hữu công ty về vai trò quản lý của họ Nói tóm lại, cấu trúc quản trị của mộtcông ty được coi là 'hẹp' nếu nó chủ yếu tập trung vào cách các cơ chế quản trị nội bộquan trọng tương tác với nhau dé tối đa hóa giá trị của nó chủ yếu vi lợi ích của các

cô đông thay vì nâng cao lợi ích của các bên liên quan tiềm năng khác, như kháchhàng, nhân viên , chủ nợ, nhà cung cấp và cộng đồng địa phương, trong số nhữngngười khác Dong góp vào lời nói đầu của Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (1999,p.vii), Ngai Adrian Cadbury định nghĩa quan tri công ty một cách rộng rãi là “ liênquan đến việc duy trì sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa các mục

tiêu cá nhân và cộng đồng mục tiêu là điều chỉnh hài hòa lợi ích của các cá nhân,

tập đoàn và xã hội” Định nghĩa này ngụ ý rang quản trị công ty vượt ra ngoài cautrúc nội bộ trực tiếp của công ty để bao gồm các cơ chế quản trị công ty bên ngoài vàcác bên liên quan Thông thường, và như đã được giải thích ở trên, cơ cấu quản trị

nội bộ của công ty có thể bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban

điều hành Ngược lại, các cơ chế quản trị công ty bên ngoài có thê bao gồm hệ thốngluật pháp, thị trường lao động quản lý và kiểm soát công ty, cơ quan quản lý, cộngđồng địa phương, chính sách văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế, và các thể chế màcông ty hoạt động Trong trường hợp này, công ty được coi là một thực thé xã hội cótrách nhiệm giải trình và trách nhiệm đối với nhiều bên liên quan, bao gồm cô đông,chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, ban quản lý, chính phủ và cộng đồngđịa phương (Mallin, 2007) Mục đích của quản trị doanh nghiệp là tạo điều kiện thuậnlợi cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực bằng cách giảm gian lận va quản lý yếukém với quan điểm không chỉ tối đa hóa mà còn điều chỉnh các lợi ích thường xung

đột của tất cả các bên liên quan Tóm lại, và trái ngược với đặc điểm ‘hep’, mối quan

tâm hàng đầu của cơ cấu quản trị công ty 'rộng' là kiểm tra xem cả cơ chế quản trịbên ngoài và bên trong có thê được vận hành như thế nào đề tối đa hóa giá trị và/hoặchiệu quả hoạt động của công ty vì lợi ích chung của các cô đông và các bên liên quantiềm năng khác IFC (International Finance Corporation — tô chức tài chính quốc tế)đưa ra định nghĩa: “QTCT là những cơ cau và những quá trình dé định hướng và kiểmsoát công ty” Cuốn “OECD Principles of Corporate Governance - Các nguyên tắc

Trang 23

QTCT” xuất bản năm 2004 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức hợp tác và pháttriển kinh tế) đưa ra một định nghĩa chỉ tiết hơn về quản trị công ty như sau: “Quảntrị công ty là những biện pháp nội bộ dé điều hành và kiểm soát công ty ( ), liênquan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công tyvới các bên có quyền lợi liên quan Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu dé đề racác mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu

-đó, cũng như dé giám sát hiệu quả hoạt động của công ty” Tại Việt Nam, Quyết định

số 12 ngày 13/03/2007 của Bộ Tài Chính ban hành về quy chế quản trị công ty địnhnghĩa: “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định

hướng điều hành và được kiểm soát một cách có kết quả vì quyền lợi của các cô đông

và những người liên quan đến công ty” Cách hiểu khái niệm quản trị công ty nhưtrên tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất (best practices) về quản trị công

ty Như vậy, không có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọitrường hợp và mọi thể chế Những định nghĩa khác nhau về quản trị công ty hiện hữuphan nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thé chế cũng như quốc gia hay truyền thống

pháp lý Khái niệm quản tri công ty (Corporate Governance) hoàn toàn khác với khái niệm Quản tri kinh doanh (Business Management) Quan tri kinh doanh là công tác

điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc

thực hiện Còn quản trị công ty là quá trình quản lý của cô đông tới hoạt động của

toàn công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của mình và xã hội Với nghĩa rộng hơn, quảntrị công ty quan tâm đến quyền lợi của những bên liên quan không chi là cổ đông macòn là nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước.Cho dù là doanh nghiệp niêm yét hay công ty cổ phần thông thường thì hoạt độngQTCT đều hướng đến bảo vệ quyền lợi cổ đông và những người liên quan Đối vớicác công ty cô phần, số cô đông nhỏ cũng khá nhiều, tiếng nói của họ dường như rấthạn ché, vì vậy, cần có những cơ chế minh bach dé bảo vệ quyền lợi của nhóm này

Do vậy, QTCT định hướng doanh nghiệp tạo ra giá trị cho tat cả các cổ đông và cho

xã hội.

Trang 24

1.1.2.2 Một số lý thuyết về Quản trị công ty

e Lý thuyết phân biệt quyền sở hữu và kiểm soát (Separation of ownership and

control)

Các van dé tiềm ân của việc tách quyền sở hữu va quyền kiểm soát đã được Smith(1838) xác định vào thế kỷ thứ mười tám: “giám đốc của các công ty cô phan tuy làngười quản lý tiền của người khác thay vì của chính họ, khó có thể kỳ vọng rằng họnên quan lý chúng với sự cảnh giác lo lắng tương tự [như thé nó là của chính họ]”.Gần một thế kỷ sau, công trình của Berle và Means (1932) được coi là cung cấp mộttrong những giải thích cơ bản về mối quan hệ giữa nhà đầu tư và công ty Nghiên cứucủa Berle và Means nhắn mạnh rằng, khi các quốc gia công nghiệp hóa và phát triểnthị trường, quyền sở hữu và kiểm soát các tập đoàn trở nên tách biệt Điều này xảy raphố biến ở Hoa Kỳ va Vương quốc Anh, nơi các hệ thống pháp luật đã thúc day việc

bảo vệ tốt các cô đông thiêu số và do đó đã có sự khuyến khích cho cơ câu cổ đông

đa dạng hơn Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nơi có bộ luật dân sựtrái ngược với thông luật, việc bảo vệ cô đông thiểu số không hiệu qua và do đó ít cóđộng lực cho một cơ cau cổ đông rộng rãi Hệ thống thông luật được xây dựng dựatrên luật thời trung cổ của nước Anh trong khi hệ thong luật dân sự dựa trên luật La

Mã Wessel (2001) đã đưa ra một so sánh ngắn gọn về hai hệ thống pháp luật, ôngcho rằng “các quốc gia thông luat—bao gồm Hoa Ky và các thuộc địa cũ khác củaAnh— dựa vào các thâm phán và bồi thẩm đoàn độc lập cũng như các nguyên tắc

pháp lý được bồ sung bởi án lệ đặt ra tiền lệ , dẫn đến tính linh hoạt cao hon’, trongkhi 'ở các quốc gia theo hệ thống luật dân sự - bao gồm phần lớn các nước Mỹ Latinh

- các thâm phán thường là những công chức lâu năm, những người quản lý các bộ

luật chứa day các quy tắc cụ thé, khiến ho gặp trở ngại trong khả năng đối phó với sựthay đôi” Ở các nước có hệ thống luật dân sự, do đó có nhiều luật hóa hơn nhưngbảo vệ quyền yếu hơn, đo đó ít khuyến khích đầu tư hơn Nói cách khác, mối quan

hệ giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát do Berle và Means vạch ra phần lớn được

áp dụng cho Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nhưng không áp dụng được cho nhiều quốc

Trang 25

gia khác Điều này đã được nhấn mạnh bởi La Porta et al (1999) đã phát hiện ra rằnghình thức sở hữu phô biến nhất trên toàn cầu là công ty gia đình hoặc các cổ đôngkiểm soát, chứ không phải là cơ cấu cổ đông nhiều người đa dạng Tuy nhiên, khôngthê đánh giá thấp ảnh hưởng của nghiên cứu của Berle và Means: nó đã tạo ảnh hưởngcho suy nghĩ về cách các công ty được sở hữu, quản lý và kiểm soát trong hơn 70năm qua và đại diện cho thực tế ở nhiều công ty của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh

Trong vài năm gần đây, áp lực đã và đang gia tăng cho các cô đông, đặc biệt là các

cổ đông tô chức, những người sở hữu cổ phan đại diện cho nhiều người, phải hành

động nhiều hơn với tư cách là chủ sở hữu chứ không chỉ với tư cách là người nắmgiữ cổ phần Động lực dé các cổ đông hiệu quả hơn, những người đóng vai trò là chủ

sở hữu xuất hiện vì đã có nhiều trường hợp lạm dụng thái quá, chăng hạn như trảlương quá cao cho các giám đốc trong khi hoạt động kém hiệu quả, công ty sụp đồ và

các vụ bê bối dẫn đến các quỹ hưu trí của công ty bị xóa số, và các cổ đông mất toàn

bộ khoản đầu tư của họ

e Lý thuyết người đại diện (Agency cost)

Trong nghiên cứu “Theory of the firm: Managerial behavior, agency cost and

ownership structure” xuất bản trên tạp chi “Journal of financial economics 3” năm

1976, Jensen va Meckling lần đầu tiên dua ra khái niệm về chi phí đại diện trongnghiên cứu của mình, từ đó cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa chủ sở hữu vàngười đại diện Cũng giống như các nghiên cứu đề cập về môi quan hệ chủ sở hữu vangười đại diện trước đó, Jensen va Meckling cho rằng khi người giám đốc (người đại

diện) có quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp, họ sẽ có động cơ và khả năng dé

hưởng lợi ích cho riêng mình ở mức chi phí mà các cô đông (người chủ sở hữu) phảichịu Từ đó, Jensen va Meckling định nghĩa “Những chi phi gây ra bởi sự tách biệt lợi ích giữa cô đông và người giám đôc được gọi là chi phí đại diện”.

Lý thuyết của Jensen va Meckling về chi phí đại điện bắt đầu bằng một tình huống

giả định: công ty có sở hữu 100% thuộc về chính người giám đốc Lúc này, chi phíđại diện sẽ không tôn tại trong doanh nghiệp này do lợi ích của người giám đốc và

Trang 26

lợi ích của cổ đông đồng nhất Tuy nhiên chi phí đại điện sẽ tăng dần khi tỷ lệ sở hữucủa ban người giám đốc giảm dần, hay nói cách khác lợi ích của người giám đốckhông còn gắn liền với với lợi ich của cổ đông Lúc này chi phí tồn tại dưới dang:tiêu xài bồng lộc quá mức, trốn tránh trách nhiệm, chuộc lợi riêng tư , làm giảm dilợi ích của các cô đông Cụ thé hơn, giả sử tỷ lệ sở hữu của người giám đốc giảmxuống ơ%, với 0 < a< 100, người giám đốc có thể hưởng được 100% trên mỗi đồnglương thưởng nhưng chi được hưởng ơ% trên mỗi đồng lợi nhuận của công ty Chính

vì vậy mà người giám đốc sở hữu ít hơn 100% cổ phan của công ty sẽ có động cohưởng bồng lộc, lương thưởng hơn là tối đa hóa giá trị công ty cho toàn bộ cô đông.Trường hợp xấu nhất xảy ra khi người giám đốc sở hữu 0% cổ phần của doanh nghiệp

Lúc này, người giám đốc hưởng được 100% lương thưởng bồng lộc nhưng không

nhận được một đồng nào từ lợi nhuận của công ty, trong trường hợp lương thưởngđộc lập với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tại trường hợp này, Jensen vàMeckling cho rằng chi phí đại diện sẽ đạt mức tối đa Mức độ chỉ phí đại diện ở cáccông ty khác nhau sẽ khác nhau, phụ thuộc vào khả năng giám sát hành vi người giámđốc của người cô đông hay bên thứ ba được ủy quyền, ví dụ như ngân hàng

e Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Song song với lý thuyết đại diện là lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bênliên quan tính đến một nhóm các thành phan rộng lớn hơn là tập trung vào các cổđông Hệ quả của việc tập trung vào các cô đông là việc duy trì hoặc nâng cao giá trịcủa cô đông là tối quan trọng, trong khi đó khi một nhóm các bên liên quan rộng lớnhơn - chẳng hạn như nhân viên, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ và cộngđồng địa phương - được tính đến, tập trung quá mức vào giá trị cỗ đông trở nên ít rõràng hơn Tuy nhiên, nhiều công ty cô gắng tối đa hóa giá tri của cổ đông đồng thời

có gang tính đến lợi ích của nhóm cổ đông rộng lớn hon Một lý do căn bản dé ưu

tiên các cổ đông một cách hiệu quả hơn các bên liên quan khác là họ là những người

nhận được dòng tiền tự do còn lại (là lợi nhuận còn lại sau khi các bên liên quan khác,chăng hạn như các chủ nợ khoản vay, đã được thanh toán) Điều này có nghĩa là các

Trang 27

cô đông có quyền lợi nhất định trong việc có gắng đảm bảo rằng các nguồn lực được

sử dụng dé đạt hiệu quả tối đa, từ đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội Các cổ đông vacác bên liên quan có thé ủng hộ các cấu trúc quản trị công ty khác nhau va cả các cơchế giám sát Ví dụ, chúng ta có thé thay sự khác biệt trong cấu trúc quản trị công ty

và cơ chế giám sát của cái gọi là mô hình Anh-Mỹ, với sự nhấn mạnh vào giá tri của

cô đông và một hội đồng quan trị bao gồm toàn bộ giám đốc điều hành và không điềuhành do các cổ đông bầu chọn, so với mô hình của Đức, theo đó một số nhóm liênquan nhất định, chang hạn như nhân viên, có quyền được pháp luật quy định dé đạidiện của họ ngồi trong ban giám sát cùng với các giám đốc Một sự phát triển đượcđưa ra bởi Jensen (2001), người tuyên bố rằng lý thuyết các bên liên quan truyềnthống lập luận rằng các nhà quản lý của một công ty nên tính đến lợi ích của tất cảcác bên liên quan trong một công ty, nhưng bởi vì các nhà lý thuyết từ chối nói cách

thức trao đôi giữa các bên liên quan có thé thực hiện các hành động chống lại lợi ích

của từng nhóm bên liên quan này, không có mục tiêu xác định có thé đo lường được

và điều này khiến các nhà quản lý không chịu trách nhiệm về hành động của họ Do

đó, Jensen ủng hộ việc tối đa hóa giá trị được khai sáng, mà ông nói là giống hệt với

lý thuyết các bên liên quan được khai sáng: 'Tối đa hóa giá trị được khai sáng sử dụngphần lớn cấu trúc của lý thuyết các bên liên quan nhưng chấp nhận tối đa hóa giá trịdai hạn của công ty làm tiêu chí dé thực hiện giao dịch cần thiết- tắt giữa các bên liênquan của nó và do đó giải quyết các van dé nảy sinh từ nhiều mục tiêu đi kèm với

lý thuyết các bên liên quan truyền thống'.

e Lý thuyết người quản gia (Stewardship Theory)

Lý thuyết quản lý (Stewardship theory) xây dựng dựa trên cơ sở hành vi với mục

tiêu đảm bảo sự đồng nhất về mặt lợi ích giữa bên quản lý và người chủ sở hữu

Thuyết nhà quản lý phát triển bởi Davis và Donaldson (1997), phát sinh như một đốitrọng với lý thuyết cơ quan, giải quyết một số hạn chế của nó Lý thuyết này bác bỏ

tư lợi cho cá nhân, các nhà quản lý có nhiều khả năng phục vụ tô chức Các bên liênquan có ảnh hưởng nhất tới QTCT có thể chia thành hai loại chính: nội bộ và bên

Trang 28

ngoài Các các bên liên quan bên ngoài chủ yếu bao gồm cô đông, người vay nợ, chủ

nợ, các nhà cung cấp, khách hàng và cơ quan quản lý Các đối tác nội bộ bao gồmHĐQT, Ban giám đốc, Giám đốc điều hành và nhân viên Tat cả các bên liên quantham gia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặcgián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau Tuy nhiên, babên tham gia trực tiếp và đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý công ty, đảm bảođạt được tất cả các mục tiêu kinh doanh và tăng lợi nhuận cho cô đông là: cổ đông,HĐQT và Giám đốc điều hành hoặc Ban điều hành Trong đó, HĐQT đóng vai trònhư là trọng tai dé giải quyết xung đột lợi ích của các bên liên quan và mang lại sựgan kết cần thiết cho việc dat được các mục tiêu tô chức (Donaldson và Preston,1995) Rõ ràng các yêu cầu ràng buộc của các bên liên quan là khá nhiều và phức tạp,điều này đặt gánh nặng lên vai người quản lý mà không có hướng dẫn cụ thể nào đểgiải quyết các vấn đề phát sinh từ xung đột lợi ích Vì vậy Jensen (2010) cho rằng cácnhà quản lý nên theo đuổi mục tiêu làm gia tăng giá trị dài hạn của công ty vì điềunày sẽ không thê đạt được nếu bỏ qua sự quan tâm đối với các bên liên quan Theoông, hoạt động của một tô chức không chỉ được đo bằng lợi nhuận cho các bên liênquan mà còn là việc quan lý thông tin trong tổ chức, những mối quan hệ giữa các cánhân trong t6 chức và môi trường làm việc Dé quan lý tốt những điều này, các nhà

quản lý, hay rõ ràng hơn là HĐQT của công ty, cần phải có một quy mô nhất định về

sé lượng cũng như sự am hiểu sâu sắc về tài chính kế toán dé nhận biết các vấn dé

phát sinh, từ đó có hướng giải quyết làm thỏa mãn các bên liên quan dé vừa đạt được

mục tiêu kinh doanh, vừa đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư, người quản lý

và chủ sở hữu doanh nghiệp.

e Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)

Lý thuyết đại điện, nhà quản lý và các bên liên quan cung cấp những hiểu biết sâu

sắc về cô đông, nhà quản lý và quan điểm của các bên liên quan, trong khi có một lý

thuyết khác về QTCT chú trọng đến nhu cầu các nguồn lực khác nhau cần thiết cho

sự thành công của doanh nghiệp được đặt tên là lý thuyết VỀ sự phụ thuộc nguồn lực

Trang 29

Lý thuyết này giới thiệu khả năng tiếp cận các nguồn lực quan trọng liên quan đếnQTCT Nguồn gốc của lý thuyết này bắt nguồn từ Jeff Pfeffer, người đã chứng minhmỗi quan hệ giữa quyên lực và sự trao đổi thông tin bên trong cũng như bên ngoài tổchức Theo Pfeffer (1972), lý thuyết này cho răng thành công của công ty phụ thuộcvào việc tối đa hóa quyền lực đối với các nguồn lực nhất định dé duy trì hoạt động

Cụ thé hơn, lý thuyết này tập trung vào vai trò của HĐQT trong việc bảo đảm cácnguồn lực thiết yêu cho tổ chức bằng sự gan kết với môi trường bên ngoài Sự gắnkết này sẽ mang lại nhiều nguồn lực cho công ty như thông tin, kỹ năng, sự tiếp cậnvới các yêu tố chính của công ty như nguyên liệu, khách hàng, các nhà hoạch địnhchính sách công HDQT giữ vai trò chủ đạo trong việc đạt được các nguồn lực khác

nhau nhằm tăng năng suất, hiệu quả hoạt động và duy trì hoạt động Hillman và

Dalziel (2003) nhận thay rằng HĐQT là lý do cho khả năng đáp ứng được sự đòi hỏicác nguồn lực khác nhau nhằm mang lại sự thành công của doanh nghiệp Nói chung,

lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực cho thấy năng lực của HĐQT tham gia vào việctiếp cận các nguồn lực, làm nỗi bật vai trò của các thành viên HDQT như là các nhàcung cấp, duy trì và bảo vệ tài nguyên cho doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động củacông ty phụ thuộc vào khả năng công ty tìm kiếm, tận dụng tốt các nguồn lực cầnthiết và khan hiếm Đề làm được điều này, yêu cầu các công ty phải đạt được kết quảthông tin và truyền thông dé tạo dung quan hệ với các bên khác nhau nên nêu không

có sự giúp đỡ của HĐQT thì rất khó dé tổ chức có được các nguồn lực cần thiết(Dalton, Johnson và Ellstrand, 1999) Vì vậy, sự đa dạng của các thành viên HĐQTnhư sự tham gia của thành viên là tổ chức hay sự tham gia của nữ giới trong HĐQTnên được xem xét là yêu tổ thiết yếu dé phát triển kinh doanh

1.2.2 Ly thuyét hiệu qua hoạt động doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp là một phạm trù phức tạp được

nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và quản trị.

Các học giả đã có nhiêu công trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh

Trang 30

nghiệp và chỉ ra các cách định lượng chúng Cho đến hiện nay, chủ đề nghiên cứu về

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn liên tục được cập nhật.

Tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận bền vững là những gì mà một doanh nghiệpmong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, doanhnghiệp cần xây dựng chiến lược để hoàn thành mục tiêu đề ra và tạo ra giá trị cho các

cô đông của mình Đó chính là những mục đích cốt lõi của doanh nghiệp Hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp là thuật ngữ chỉ trạng thái mà doanh nghiệp đạt được

những mục đích của mình như lợi nhuận, mục tiêu và giá trị cho cỗ đông Tùy theo

mức độ hoàn thành mục tiêu mà chúng ta đánh giá doanh nghiệp đó có hoạt động hiệu quả hay không.

Năng suất, sự hiệu quả và sự tối ưu có liên hệ mật thiết đến hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp bởi vì chúng hàm ý rằng các nguồn lực của doanh nghiệp đang

được sử dụng một cách triệt đề nhất (Gleason và cộng sự, 2000) Cũng theo Gleason

và cộng sự (2000), năng suất và sự hiệu quả là thuật ngữ chi mối liên hệ giữa yêu tốđầu vào và kết quả đầu ra

Tóm lại, hiệu quả hoạt động là trạng thái mà doanh nghiệp sử dụng một cáchtối ưu nhất các nguồn lực của minh làm yếu tố đầu vào dé tạo ra kết qua dau ra, phùhợp với mục tiêu lợi nhuận và gia tăng giá trị cho cô đông trong doanh nghiệp

Bởi vì hiệu quả hoạt động là một khái niệm bao trùm rất nhiều khía cạnh trong

quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên nó cũng có rất nhiều “thước đo” khác nhau.

Ví dụ như đo lường dựa trên góc độ tài chính hay các chỉ tiêu đánh giá về sự hài lòng

của khách hàng, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự gan kết của nhân viên,

Mỗi một cách đo lường lại đem đến một góc nhìn khác nhau về hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp Việc lựa chọn sử dụng thước đo nào là phù hợp là không cố định,chúng dựa vào mục tiêu cụ thể và đặc điểm của từng doanh nghiệp Gleason và cộng

sự (2000) lấy vi dụ rang các công ty Mỹ thường sử dụng góc nhìn tài chính dé đo

lường hiệu quả hoạt động trong khi công ty ở Nhật Bản thì có xu hướng sử dụng thang

đo vê năng suât sản xuât.

Trang 31

Trong các nghiên cứu ở lĩnh vực tài chính, người ta thường quan tâm đến cácthang đo dựa trên góc độ tài chính hơn là các thang đo khác Nếu xem xét trên khíacạnh tài chính của doanh nghiệp, người ta lại chia thành nhiều nhóm thang đo khácnhau nhưng phô biến nhất là hai thang đo: thang đo kế toán và thang do thị trường

Nhóm chỉ tiêu kế toánNhóm chỉ tiêu này thường được sử dụng nhằm xem xét và đánh giá tình hìnhsức khỏe tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời Vì được tính toán dựa trên

các con số hiển thị trong báo cáo tài chính, các chỉ tiêu này là định lượng, giúp nhà

quan trị dé dang nắm bắt được thông tin một cách chính xác và rõ ràng hơn Các chỉtiêu này bao gồm nhưng không giới hạn: ROA, ROE, ROI, ROS, EPS, Dưới đây,

tác giả sẽ trình bày cách thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ số nêu trên.

s* Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) là thước do tai chính thường được sử

dụng dé đo lường khả năng sinh lời của công ty so với quy mô tài sản của công ty

ROA được tính băng cách chia thu nhập ròng của công ty cho tổng tài sản Kết quảđược thê hiện dưới dạng phần trăm, thé hiện thu nhập của công ty trên tải sản

Lợi nhuận sau thuế

ROA = ————————x 100%

Tổng tài san

ROA cung cấp một tiêu chuẩn hữu ích đề đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuậncủa công ty từ các khoản đầu tư vào tài sản như bất động sản, nhà máy và thiết bị,hàng tồn kho và các khoản phải thu ROA càng cao cho thấy rằng một công ty sửdụng tải sản của mình hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận và ngược lại

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ROA có thé bị ảnh hưởng bởi một số

yếu tô, chang hạn như cấu trúc vốn của công ty và ngành mà công ty đó hoạt động

Vi dụ: một công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao có thể có ROA cao hơn, vì thunhập ròng của công ty đó được chia cho một lượng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn Tuynhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là công ty có lợi hơn hoặc hiệu quả hơntrong việc sử dụng tài sản của mình Ngoài ra, các ngành khác nhau có thể có mứcROA trung bình khác nhau do sự khác biệt về loại tài sản mà họ năm giữ và mô hình

kinh doanh mà họ sử dụng.

Trang 32

Đề hiểu đầy đủ hơn về tình hình tài chính và hiệu suất của công ty, điều quantrọng là phải phân tích ROA kết hợp với các số liệu tài chính khác, chăng hạn như lợinhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất loi nhuận rong ROE đo lường khả năngsinh lời của công ty so với vốn chủ sở hữu của cổ đông, trong khi tỷ suất lợi nhuậnròng đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu được chuyền đổi thành lợi nhuận sau khihạch toán tat cả các chi phí

ROA là thước đo tài chính hữu ích để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từcác khoản đầu tư vào tài sản của công ty Tuy nhiên, nó nên được đánh giá cùng vớicác số liệu tài chính khác và xem xét các yêu tô cụ thé của ngành và cơ cau vốn của

công ty.

% Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu)* 100%

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một tỷ lệ tài chính đo lường khả năngsinh lời của công ty so với số vốn cổ đông đầu tư vào công ty Day là thước do quantrọng mà các nhà đầu tư sử dụng đề đánh giá hoạt động của công ty và xác định tiềmnăng phát triển của công ty

Đề hiểu sâu hơn về ROE của công ty, các nhà đầu tư thường sử dung một công

cụ gọi là phân tích DuPont, công cụ này chia ROE thành ba thành phần chính: tỷ suấtlợi nhuận ròng, doanh thu tai sản và đòn bẩy tài chính

Tỷ suất lợi nhuận ròng đo lường khả năng sinh lời của công ty bằng cách tính

tỷ lệ phần trăm doanh thu được chuyền đôi thành lợi nhuận sau khi hạch toán tất cảcác chi phí Vòng quay tài sản đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tàisản dé tạo ra doanh thu Don bẩy tài chính đo lường việc công ty sử dụng nợ dé tàitrợ cho các hoạt động và đầu tư của mình

Phân tích cua DuPont có thé được diễn đạt như sau:

ROE = Biên lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bây tài chínhTrong đó: Biên lợi nhuận ròng được tính bằng cách chia thu nhập ròng chodoanh thu Nó thé hiện tỷ lệ phan trăm doanh thu còn lại sau khi tat cả các chi phí đãđược thanh toán Vòng quay tài sản được tính bằng cách chia doanh thu cho tổng tài

Trang 33

sản Nó đại điện cho số tiền doanh thu được tạo ra bởi mỗi đô la tài sản Don bay taichinh duoc tinh bang cach chia tong tài sản cho vốn cổ đông Nó thé hiện số nợ được

sử dụng để tài trợ cho các hoạt động và đầu tư của công ty

Bằng cách chia nhỏ ROE thành ba thành phần này, phân tích của DuPont cungcấp cho các nhà đầu tư một bức tranh chỉ tiết hơn về hiệu quả tài chính của công ty

và các yếu tố thúc đây lợi nhuận của công ty Ví dụ, một công ty có ROE cao có thểđạt được điều này thông qua sự kết hợp của tỷ suất lợi nhuận ròng cao, vòng quay tàisản hiệu quả và sử dụng đòn bay tài chính hợp lý

Các nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích của DuPont dé xác định các lĩnh vực

mà công ty có thé cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng ROE Vi dụ: nếu một công ty

có tỷ suất lợi nhuận ròng thấp, công ty đó có thé cần tập trung vào việc giảm chi phí

hoặc tăng doanh thu Nếu một công ty có vòng quay tài sản thấp, thì công ty đó cóthé cần cải thiện hoạt động của mình hoặc đầu tư vào công nghệ mới để tăng hiệu

quả.

Phân tích DuPont là một công cụ mạnh mẽ mà các nhà đầu tư có thé sử dụng

để hiểu sâu hơn về ROE của công ty và các yếu tố thúc đây lợi nhuận của công ty đó.Bằng cách sử dụng phân tích này, các nhà đầu tư có thé đưa ra quyết định sáng suốt

về nơi đầu tư vốn của họ và cách tối đa hóa lợi nhuận của họ

“+ Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng,

là tỷ lệ tài chính đo lường khả năng sinh lời của công ty so với tổng doanh thu Nóthể hiện tỷ lệ phần trăm doanh thu còn lại sau khi tất cả các chỉ phí, bao gồm giá vốnhàng bán, chỉ phí hoạt động, tiền lãi và thuế, đã được trừ khỏi doanh thu

ROS là một thước đo quan trọng giúp các nhà đầu tư và nhà phân tích đánhgiá sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời của công ty Nó có thé được sử dụng dé

so sánh hiệu suất của các công ty khác nhau trong cùng ngành hoặc để theo dõi hiệusuất của một công ty theo thời gian

ROS được tính toán như sau:

Lợi nhuận sau thuế

ROS = ————— x 100%

Doanh thu thuan

Trang 34

Trong đó, thu nhập ròng là lợi nhuận mà một công ty kiếm được sau khi trừtat cả các chi phí khỏi doanh thu

ROS cao cho thay rằng một công ty có thé tạo ra mức lợi nhuận tương đối cao

từ doanh thu của mình, điều này thường được các nhà đầu tư coi là một tín hiệu tíchcực Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ROS có thê bị ảnh hưởng bởi một số yếu

tố, chăng hạn như cấu trúc chi phí của công ty, chiến lược định giá và động lực của

ngành.

Vị dụ: một công ty hoạt động trong ngành cạnh tranh cao có thể có ROS thấp

hơn so với công ty hoạt động trong thị trường ngách ít cạnh tranh Ngoài ra, một công

ty tập trung vào sản xuất chi phí thấp có thé có ROS cao hơn so với một công ty nhấn

mạnh vào các sản phẩm cao cấp, cao cấp.

ROS là một thước đo tài chính có giá trị cung cấp cái nhìn sâu sắc về khả năngsinh lời và sức khỏe tài chính của công ty Bang cách theo đõi ROS theo thời gian va

so sánh nó với các điểm chuẩn của ngành, các nhà đầu tư và nhà phân tích có thé hiểu

rõ hơn về hiệu quả hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt

¢ Kha năng sinh lời trên vốn đầu tu (ROI)

Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) là một tỷ lệ tài chính đo lường khả

năng sinh lợi của một khoản đầu tư bằng cách so sánh lợi nhuận ròng hoặc thu nhập

của khoản đầu tư với chỉ phí hoặc khoản đầu tư ban đầu Nó được thể hiện dưới dạngphần trăm và có thé được sử dụng để đánh giá hiệu quả và hiệu quả của một khoảnđầu tư, chăng hạn như một dự án kinh doanh, bất động sản hoặc chiến dịch tiếp thị

Lợi nhuận sau thuế

ROI = x 100%

Von dau tư

ROI cao cho thay răng khoản đầu tu đã tao ra lợi nhuận đáng kể so với chi phícủa nó, trong khi ROI thấp cho thấy răng khoản đầu tư có thé không phải là cách sửdụng tai nguyên có lợi ROI là thước đo được sử dụng rộng rãi trong tài chính và raquyết định kinh doanh, vì nó cung cấp một cách đơn giản và dễ dàng đề đánh giá lợitức tiềm năng của khoản đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt

+ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Trang 35

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là một số liệu tài chính đo lường số tiền lãicủa công ty được phân bé cho mỗi cô phiếu đang lưu hành của cổ phiếu phố thông.Đây là một chỉ số quan trọng về hiệu quả tài chính của công ty và thường được cácnhà đầu tư sử dung dé đánh giá khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng của công

ty.

EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng của công ty cho tông số cô phiếu phô thông đang lưu hành Công thức tính EPS như sau:

EPS = (Net Income - Preferred Dividends) / Average Outstanding Shares

Thu nhập ròng là tổng lợi nhuận mà một công ty kiếm được trong một khoảngthời gian nhất định, trong khi cổ tức ưu đãi là cô tức trả cho các cổ đông ưu đãi Số

cổ phiếu đang lưu hành bình quân thể hiện số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân

đang lưu hành trong kỳ.

EPS là một số liệu quan trọng có thé được sử dụng dé đánh giá tiềm năng tăngtrưởng và sức khỏe tài chính của công ty EPS cao cho thấy răng một công ty đangtạo ra một khoản lợi nhuận đáng ké so với số cô phiếu phổ thông đang lưu hành, đâythường được các nhà đầu tư coi là một dấu hiệu tích cực Tuy nhiên, điều quan trọngcần lưu ý là EPS có thé bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chăng hạn như tăng trưởngdoanh thu, tỷ suất lợi nhuận và mua lại cô phần của công ty

Các nhà đầu tư và nhà phân tích có thể sử dụng EPS để so sánh hiệu suất tàichính của các công ty khác nhau trong cùng ngành hoặc đề theo dõi hiệu suất của mộtcông ty theo thời gian Họ cũng có thể sử dụng EPS để ước tính giá trị tiềm năngtrong tương lai của cổ phiếu của công ty và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp

EPS là một thước đo tài chính quan trọng cung cấp cái nhìn sâu sắc về khảnăng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng của công ty Bằng cách phân tích EPS kết hợpvới các số liệu tài chính khác, nhà đầu tư và nha phân tích có thé hiểu đầy đủ hơn vềtình hình tài chính của công ty và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt

Nhom chỉ tiêu dựa trên thị trường

¢ Tobin's Q

Trang 36

Tobin's Q, được đặt theo tên của nhà kinh tế học James Tobin, là một thước

đo tài chính so sánh giá tri thị trường của một công ty với chi phí thay thé của nó Nóthường được các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính

và tiềm năng tăng trưởng của công ty

Công thức tinh Tobin's Q như sau:

Tobin's Q = Giá trị thị trường của công ty / Chi phí thay thé tai sản của công ty

Giá trị thị trường của công ty là giá trị thị trường hiện tai của cô phiếu phổthông đang lưu hành của công ty, trong khi chỉ phí thay thế tài sản của công ty là chỉphí thay thế tài sản vật chất và tài chính của công ty bằng tài sản tương tự có giá trị

tương đương.

Tobin's Q nhỏ hơn 1,0 cho thấy giá trị thị trường của công ty thấp hơn chỉ phí

thay thế, cho thây công ty có thê bị định giá thấp Tobin's Q lớn hơn 1,0 cho thấy giátrị thị trường của công ty lớn hơn chỉ phí thay thế, cho thấy công ty có thê được địnhgiá quá cao Tobin's Q chính xác bằng 1,0 cho thấy răng giá trị thị trường của công

ty bằng với chi phí thay thé của nó

Tobin's Q thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chiến lược đầu tưcủa công ty Tobin's Q cao cho thấy rang công ty dang đầu tư vào các dự án có lợinhuận, tạo ra lợi tức đầu tư cao, trong khi Tobin's Q thấp cho thấy rằng công ty có thể

đang đầu tư vào các dự án không sinh lời, tạo ra lợi tức đầu tư thấp.

Tobin's Q cũng được các nhà phân tích sử dụng để so sánh hiệu suất của các

công ty khác nhau trong cùng ngành hoặc đề theo dõi hiệu suất của một công ty theo

thời gian Nó có thé là thước đo hữu ich dé xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng vàđánh giá sức khỏe tổng thê của thị trường

Nhìn chung, Tobin's Q là một thước đo tài chính có giá trị cung cấp cái nhìnsâu sắc về hiệu quả tài chính và tiềm năng tăng trưởng của công ty Bằng cách phântích Tobin's Q kết hợp với các số liệu tài chính khác, các nhà đầu tư và nhà phân tích

có thể hiểu đầy đủ hơn về tình hình tài chính của công ty và đưa ra các quyết địnhđầu tư sáng suốt

“ P/B và P/E

Trang 37

thé bị định giá thấp, trong khi tỷ lệ P/B cao cho thấy rằng một công ty có thé được

định giá quá cao.

Công thức tính P/B như sau:

Tỷ lệ P/B = Giá thị trường trên mỗi cô phiếu / Giá trị số sách trên mỗi cô phiếu

Ty lệ P/E (Giá trên thu nhập) là một thước do tài chính so sánh giá thị trường

của cô phiếu của công ty với thu nhập trên mỗi cô phiếu (EPS) của nó EPS đại diệncho số tiền lãi của công ty được phân b6 cho mỗi cô phiếu phổ thông đang lưu hành

Tỷ lệ P/E thấp cho thấy rằng một công ty có thể bị định giá thấp, trong khi tỷ lệ P/Ecao cho thấy răng một công ty có thé được định giá quá cao

Công thức tính P/E như sau:

Tỷ lệ P/E = Giá thị trường trên mỗi cô phiếu / Thu nhập trên mỗi cô phiếu

Tỷ lệ P/B và P/E thường được các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng dé đánhgiá giá trị và hiệu suất của cô phiếu của công ty so với các công ty cùng ngành Chúng

cũng có thể được sử dụng để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng và theo dõi hiệu

suất của một công ty theo thời gian

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ P/B và P/E có thể bị ảnh hưởngbởi một số yếu tố, chăng hạn như tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và mức nợ

của công ty Do đó, các nhà đầu tư và nhà phân tích nên sử dụng các tỷ lệ này cùng

với các số liệu tài chính và các yếu tố định tính khác dé hiểu đầy đủ hơn về sức khỏetài chính và tiềm năng tăng trưởng của công ty

Cả các thước do dựa trên tài chính và thị trường đều quan trọng dé đánh giáhiệu quả hoạt động của công ty, vì chúng cung cấp các quan điểm khác nhau về triểnvọng tăng trưởng và sức khỏe tài chính của công ty Bằng cách phân tích cân thận các

Trang 38

số liệu này và sử dụng chúng dé đưa ra các quyết định đầu tư, các nhà đầu tư có thégiúp đảm bảo răng vốn của họ đang được phân bổ theo cách tối đa hóa lợi nhuận vàgiảm thiểu rủi ro

1.2.3 Tổng quan đặc điểm hội đồng quản trị

e Quy mô hội đồng quan trị

O’Connell va Cramer (2010) xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động củacông ty với quy mô HĐQT và thành phan HĐQT của các công ty niêm yét trên thị

trường chứng khoán Ireland Hai tác giả cũng xem xét tác động của quy mô công ty

đối với mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của công ty và các đặc điểm của hộiđồng quản trị nói trên và tìm thay bằng chứng cho thay: (i) quy mô hội đồng quản trịtác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty, (1) tác động của quy mô hộiđồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty ít tiêu cực hơn đối với các công ty

nhỏ hơn và (iii) mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả hoạt động của công ty và ty lệ

thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị Một nghiên cứu khác của Rouf(2011) tại Bangladesh cũng kiểm định mối quan hệ của bốn đặc điểm HĐQT (bao

gồm: quy mô HĐQT và BKS, tính kiêm nhiệm GDDH và chủ tịch HDQT, ty lệ thành

viên HĐQT độc lập) và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường thông qua

lợi nhuận trên tài sản, ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ROE ) Nghiên cứu

dựa trên mẫu gồm 93 công ty phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

Dhaka (DSE) năm 2006 Sử dụng OLS như một phương pháp ước lượng, kết quả của

nghiên cứu chỉ ra bằng chứng về mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ROA và thànhviên HĐQT độc lập và quyền kiêm nhiệm của CEO và cũng cho thấy nó là mỗi quan

hệ cùng chiều giữa ROE và thành viên HĐQT độc lập cũng như giám đốc điều hành

kiêm nhiệm Tuy nhiên, nghiên cứu không thể đưa ra mối quan hệ có ý nghĩa thống

kê giữa hiệu quả hoạt động (ROA và ROE) với quy mô hội đồng quản trị và ủy ban

kiểm toán hội đồng quản tri Gill và Obradovich (2012) nghiên cứu tác động của

QTCT đến hiệu quả hoạt động của 333 công ty niêm yết trên sàn giao dịch NewYork

giai đoạn 2009-2011 Nhìn chung, các phát hiện cho thay rằng quy mô hội đồng quan

Trang 39

trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty Mỹ trong khi quyềnkiêm nhiệm, ủy ban kiểm toán, đòn bay tai chính, quy mô công ty, lợi nhuận trên taisản và tỷ lệ nam giữ nội bộ tac động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp đó Tác động của quản trị công ty và đòn bay tài chính theo các mức khácnhau giữa các ngành sản xuất và dịch vụ Kết quả cho thấy quy mô hội đồng quản trịtác động tiêu cực đến giá trị của các công ty sản xuất của Mỹ và quyền kiêm nhiệm,

ủy ban kiểm toán, đòn bây tài chính, quy mô công ty và tỷ lệ năm giữ nội bộ tác độngtích cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất của Mỹ Kết quả cũng chothấy quy mô hội đồng quản trị tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công

ty dịch vụ Mỹ, và đòn bẩy tai chính va lợi nhuận trên tai sản tác động tích cực đếnhiệu quả hoạt động của các công ty dịch vụ Mỹ Gần đây, nghiên cứu của Paniagua

và các cộng sự (2018) nghiên cứu vai trò của QTCT đến hiệu quả hoạt động của 1207

công ty từ 59 quốc gia với 19 ngành nghề giai đoạn 2013 đến 2015 Nghiên cứu này

cũng chỉ ra rằng khi tăng số lượng thành viên HĐQT thì ROE của doanh nghiệp sẽgiảm, nghĩa là, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa số lượng thành viên HĐQT vớihiệu quả hoạt động doanh nghiệp Trên thị trường chứng khoán New Zealand, Fauzi

và Locke (2012) đã có bài nghiên cứu đánh giá vai trò của cau trúc hội đồng quan tri

và tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của công ty trong cáccông ty niêm yết của New Zealand Sử dụng đữ liệu dạng bảng cân bằng gồm 79 công

ty niêm yết ở New Zealand và mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) dé đảm bảo tínhvững chắc Kết quả cho thấy hội đồng quản trị, ủy ban hội đồng quản trị và quyền sởhữu quản lý có tác động tích cực va đáng kế đến hiệu quả hoạt động của công ty.Trong khi đó, số lượng thành viên HĐQT không điều hành, thành viên nữ trong hộiđồng quản trị và sở hữu cổ phần lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty New

Zealand.

Với mục dich trả lời câu hỏi: “Cac đặc điểm của hội đồng quản tri có ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động của công ty không?”, Shukeri va cộng sự (2012) đã lựa chon

6 đặc điểm của HĐQT làm biến độc lập để nghiên cứu (bao gồm: quyền quản lý, quy

mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, sự đa dạng về giới tính và đa dạng sắc tộc) và ROE

Trang 40

là biến phụ thuộc dé đo lường hiệu quả hoạt động của công ty Có 300 công ty niêmyết đại chúng của Malaysia được chọn ngẫu nhiên từ mỗi lĩnh vực Kết quả cho thấyquy mô HĐQT va đa dạng dân tộc có mối quan hệ cùng chiều với ROE trong khi mức

độ độc lập của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều Không có mối quan hệ giữa quyền

sở hữu quản lý, CEO kiêm nhiệm và sự đa dạng giới tính đối với hiệu quả hoạt độngcủa công ty Những phát hiện này có thể cung cấp một số hàm ý cho các nghiên cứutrong tương lai về hiệu quả của hội đồng quản trị đối với hiệu quả hoạt động của công

ty Một nghiên cứu tai Romania của Moscu (2013) về “Mối quan hệ giữa hiệu quahoạt động và các đặc điểm của HĐỌT tại Romania” cũng đưa ra một số kết luận: quy

mô HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động Đồng thời, tac giả cũng chi

ra tác động ngược chiều giữa các thành viên HĐQT không tham gia điều hành và hiệu

quả hoạt động của công ty; có tương quan cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa

hiệu quả hoạt động của công ty khi tỷ lệ thành viên HĐQT tham gia điều hành lớnhơn tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành

e Tính độc lập của hội đồng quan tri

Tác giả Fama va Jensen (1983) cho rằng các thành viên HĐQT độc lập thường

được xem như đóng vai trò giám sát trong HĐQT so với các thành viên quản lý, do

họ độc lập và rất quan tâm đến việc duy tri uy tín của mình Theo đó, người ta ky

vọng tồn tại mối tương quan giữa tính độc lập của HĐQT, được đo lường bang ty lệ

thành viên không quản lý, với hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, một lập luận khác cho

rằng người ta thường tín nhiệm các thành viên nội bộ hơn thành viên độc lập Chínhxác hơn, các thành viên nội bộ thường có được những thông tin tốt nhất giúp đánhgiá kết quả hơn đối với các nhà quản trị cao cấp (Baysinger và Hoskisson, 1990) Mặtkhác, các thành viên độc lập thường làm việc bán thời gian, và có thể đồng thời làthành viên của các HĐQT khác Điều đó có thé làm cho các thành viên độc lập gặpkhó khăn trong việc hiểu được những phức tạp của công ty Vì vậy tính độc lập củaHĐQT được xem như có tac động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Nhiều

nghiên cứu đã thực hiện theo lập luận này, như Bhagat va Black (2000), Klein (1998),

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN