1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của công bố thông tin ESG theo chuẩn báo cáo GRI đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2022

54 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của công bố thông tin ESG theo chuẩn báo cáo GRI đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2022
Tác giả Trịnh Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Trung, TS. Bùi Phương Chi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 21 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan dé tài khóa luận tốt nghiệp “Tac động của công bố thông tin ESG theo tiêu chuẩn GRI đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thựcphẩm niêm yết trên sàn chứn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KE TOÁN - KIEM TOÁN

đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên

sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh giai đoạn 2020-2022

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyén Nam Trung Sinh vién thuc hién : Trinh Thị Mỹ Linh

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KE TOAN - KIEM TOAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Tác động của công bồ thông tin ESG theo chuẩn báo cáo GRIđến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên

sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2022

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Nam Trung

Giáo viên phản biện : TS Bùi Phương Chi

Sinh vién thuc hién : Trinh Thi My Linh

Mã sinh viên : 19050904Lop : QH-2019-E Kế toán CLC4

Hệ : Chinh quy

Hà Nội, tháng 05 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, bên cạnh sự nỗ lực trong học tập

và tìm hiéu của ban thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè và sự hướngdẫn nhiệt tình của thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Nam Trung, người đã tận tình, chu đáo trực tiếp

hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi

rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của ban hội đồng và quý thầy cô để

bài viết được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dé tài khóa luận tốt nghiệp “Tac động của công bố thông

tin ESG theo tiêu chuẩn GRI đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thựcphẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam giai đoạn

2020-2022” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của ThS Nguyễn Nam Trung.

Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trongbài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên Trịnh Thị Mỹ Linh

Trang 5

LOT CAM ƠTA <5 5< 5 5 9 99 9994.94.0004 004 00004.000 004.060 004.9008804 96 2

Lời CAM 0411 <GG G5 << 5 5 9999 0000.0000400 6004 06000660004 06006808 3

IVI HC (0(62 22141224264421(116646440111416421143141004004339311)4203443949634433153 4

Danh muc Chit Viet tat 000005 6

Danh mục bảng Dieu cccscsssscsesesessscssessssssssesssssesssessesssesscsssssesesscesseseseesceseees 7Lời mở đẦu «2 << E7 37 3771307810781 071107A1A1A1eserrseore 8

1 Tính cấp thiẾT 5-2 S2 SE‡E9EE2E9E12151212121211111111111117111 111111011 1x0 8

2 Mục tiêu va câu hỏi nghiên CỨU «<< S338 3383333555111 x 11

2.1 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - - -< G E001 11 119 0 1n II 2.2 Câu hỏi nghiên CỨU - - + 1190111991111 ng ng key II

3 Phương pháp nghién CỨU - << 111191111 rey 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU eseceeeesesesssessesesessssseesesesseseees 12

5 Đóng góp mới của bài nghiên CỨU - - - < << E11 E3 VEEsseeeeeesee 12

6 Bố cục của nghiên CỨU - - ¿+ 2© £EE+E#E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEerrrrrei 12

Chương 1 Cơ sở lý lUậN co <5 5< 5 599 9 999 9999 999 9 903.9090099 96 14

In KAI mi 141.2 Tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu ¿ - - + + zcs+x+xeeersrxrxee 17Chương 2 Tổng quan nghiên cứu s < 5s 2s s2 s£sess£sese£sesessesese 21

2.1 Các nghiên cứu về tác động của công bồ thông tin ESG đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiỆp - <1 E6 E332311111183319 1111111159 1111111 8 2111 rrr 21

2.2 Lý thuyết nền tang ccececccccccscccssesesscsessssesssscsessssesessesessssesscsesessssesesseaeeees 24

Chương 3 Phương pháp nghiÊn CỨU << G6 5 Ă 5555 55559949556 26

3.1 Quy trình nghiÊn CỨU - 0111010010101 11 ng ve 26 3.2 Dữ liệu nghiên CỨU - G G0111 ky 26

Trang 6

3.3 Mô hình nghiÊn CỨU - - < E1 11190119 0 vn ng ng vn 3]Chương 4 Kết quả nghiên €Ứu - << 5s s£ << Sss£s£ se s£s£sesesssseseses 32

4.1 Phân tích thống kê mô ta - ¿2 52 +S+SSE+E£E£E+E£EE+EeEzErxererxeree 32

4.2 Kiểm định khuyết tật - 2 5252292 SEEEEEE2EEEEEEEEE21EE121 1E cree 344.3 Hồi quy mô hình bội - - - 2£ E2 9E EE£E+E£E£EEEE£E+EEEEEEEEEEEEEEererkrkes 36

4.4 Kết luận chung - ¿+ ¿52292 2E‡E2E2EEEE2EEE2121212121212111 211.1 cree 37

Chương 5 Khuyến nghị << 55s 2 53s S2 9 EsEs£Se SE EsEsEseSeEseseses 38C51017 39

Tài liệu tham Khảo do 5 89 9 99999 9 9999 999994 999 5909 99884996 41

181000130077 44

Phụ lục 2 -GGGG G5555 9 9 9 9999 0000.0000000 0000000466668 48 PHI MG 3 4440444222644994000/304310420222332393903443345 50

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

r

SA A DNNY Doanh nghiép niém yét

ESG Môi trường, Xã hội va Quản tri

GRI Sáng kiên Báo cáo Toàn câu

của Liên hợp quôc

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Khung danh mục các van đề ESG 5-5-5< << s=sesess<s=se 14Danh mục các tiêu chuẩn từng chủ đề của GRI 2016 19

Danh mục các thông tin ESG theo tiêu chuẩn GRI 2016 28 Thông tin va cách đo lường các biến trong mô hình 30

Kết quả phân tích thống kê mô tả 5-5 ° 2 5 sesess<s<s2 32

Kết quả phân tích tương Quan .- 5-5-2 5s ss=sesssessse 34

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến - <5 sse<< << se 35

Kết quả kiểm định Breusch-Pagan 5 - 5 5 5 sess<<s s2 35

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trong thị trường tài chính, công bố thông tin (CBTT) là việc các tô chức pháthành chứng khoán, tô chức niêm yết, công ty đại chúng thông báo đến công

chúng mọi thông tin liên quan đến tình hình hoạt động Việc nắm bắt thông tin sẽ

đem lại lợi thế cho các bên khi đưa ra các quyết định đầu tư do tính nhạy cảm vớithông tin của thị trường này Ngược lại, việc thông tin bị che giấu không chỉ ảnhhưởng đến nhà đầu tư mà còn dẫn đến hệ quả lâu dài về niềm tin đối với thị trường[2; 11].

Từ lâu, trong số thông tin được công khai thì các thông tài chính truyền thong

luôn được đặt lên hàng đầu khi đánh giá sự phát triển và rủi ro của một doanhnghiệp Mặt khác, các thông tin phi tài chính lại được xem là một lựa chọn có thể

bỏ qua và hầu hết không được công khai cho công chúng, đặc biệt là thông tin về

môi trường - xã hội - quản trị (ESG) Nhưng theo thời gian, yếu tố này lại dần trở thành vấn đề quan trọng và là động lực chính trong việc phát triển của nền kinh tế

quốc gia

ESG hay environmental - social - governance, xuất hiện chính thức vào năm

2004, cho đến nay nó đã trở thành một thuật ngữ chung để chỉ cách mà các nhà

quản trị doanh nghiệp hay thương hiệu cân nhắc tác động của doanh nghiệp và sản phẩm lên môi trường, xã hội và nhân sự [6] Lượng đầu tư vào ESG đang tăng

trưởng đáng ké và trở thành xu hướng trong thời điểm hiện tại dẫn đầu là Mỹ vàchâu Âu Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư vào ESG được dự báo sẽ đạt đến 40

nghìn tỷ USD vào năm 2026 [7] cho thấy cơ hội thu hút các nhà đầu tư khi doanh nghiệp tiến hành thực hành ESG.

Trang 10

Thông tin ESG được xem như tiêu chuẩn, phương hướng giúp cho nhà đầu tư phân tích, đánh giá doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư Bà An Nguyễn, chuyên

gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cũng dé cập đến việcthực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp có ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư lớn

từ nước ngoài với những ưu đãi về lãi vay và các điều khoản khác như nguồn vay

từ Asian Development Bank (ADB) hoặc phát hành trái phiếu xanh Như vậy, việc

ESG được công khai một cách minh bạch sẽ giúp tăng tính cạnh tranh, giá trỊ, hình

ảnh và độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư Nếu doanh nghiệp còn

chưa thực hiện ESG thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh không chỉ với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của thế giới, mà còn với các doanh nghiệp

trong nước đang có mối quan tâm với ESG

Việc công bố ESG đã xuất hiện và được quốc gia trên thế giới thực hiện đặcbiệt là ở Mỹ và các nước châu Âu theo các khung tiêu chuẩn hàng đầu như hướngdẫn của tô chức Sáng kiến toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính (GHGProtocol) hay hướng dẫn của các cơ quan ngành nghê của mỗi quốc gia Riêng với

Việt Nam, phải đến cuối năm 2019 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ESG là mới được

nhắc đến nhiều hơn và dần trở thành yếu tố mang tính sống còn của doanh nghiệp

Theo chiều hướng phát triển hội nhập toàn cầu, nham tăng sức cạnh tranh, thu

hút vốn đầu tư ngoài nước và thúc day nền kinh tế phát triển, Việt Nam đã đưa ra thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) công khai các thông tin

tài chính và phi tài chính trong khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong đó, thông tư 96 hướng dẫn CBTT trên sàn chứng khoán năm 2020 hiện dang

là hướng dẫn duy nhất có bao gồm hướng dẫn trình bày báo cáo ESG Dựa vào

hướng dẫn này của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc trình

bày thông tin ESG khi chưa có kinh nghiệm làm báo cáo ESG Dù vậy, không phải

Trang 11

tất cả doanh nghiệp đều có thể công bố đầy đủ báo cáo ESG do thiếu thông tin và

dữ liệu dé trình bày Từ đây có thé thấy việc áp dụng và thực hiện ESG van cònnhiều khó khăn và thiếu sót

Dù còn nhiều doanh nghiệp có thiếu sót, thì lại có những doanh nghiệp đã thực

hiện rất tốt việc công bố ESG do đã có kinh nghiệm từ trước, tiêu biểu như là Công

ty Cổ phan Sữa Việt Nam Vinamilk Trước khi có thông tư 96 năm 2020, các

doanh nghiệp này đã áp dụng hướng dẫn G4 của GRI trong công bố các thông tinESG, đây cũng là khung tiêu chuẩn mà Bộ Tài chính dựa theo dé đưa ra hướng

dẫn công bồ các thông tin tài chính và phi tài chính Có thé nói, hướng dẫn trong thông tư ban hành đã được nhà nước sửa đổi và đơn giản hóa các tiêu chuẩn của

GRI sao cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ tiếp cận hơn

Tóm lại, sự tăng trưởng của ESG đã kéo theo sự quan tâm của nhiều người, cácnghiên cứu về tác động của việc công bố ESG cũng có nhiều va đa dang hon.Trong đó, các nghiên cứu về tác động của CBTT ESG đến hiệu quả hoạt động(HQHĐ) rat được quan tâm, nhưng phan lớn các nghiên cứu này lại diễn ra ở Mỹ

và các nước châu Âu [17] Các nghiên cứu tại Việt Nam không có nhiều do ESGmới phô biến trong vài năm gần đây Vậy nên, tác giả nhận thấy rằng đề tài “Tácđộng của công bồ thông tin ESG theo chuẩn báo cáo GRI đến hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Thành pho Hô Chí Minh giai đoạn 2020-2022” là rat cần thiết.

Trang 12

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu được xác định như sau:

- Mục tiêu tổng quát: Do lường tác động của CBTT ESG đến HQHD của cácDNNY ngành thực phâm trên sàn chứng khoán Thành phó Hồ Chí Minh (HOSE)

- Mục tiêu cụ thé:

+ Thứ nhất: đo lường mức độ CBTT ESG của các DNNY ngành thực phẩm

Việt Nam trên sàn HOSE giai đoạn 2020 - 2022.

+ Thứ hai: đo lường và phân tích tac động của CBTT ESG đến HQHD của

các DNNY ngành thực phẩm trên sàn HOSE.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đặt ra hai câu hỏi tương ứng với hai mục tiêu, như sau:

+ Câu hỏi 1: Mức độ CBTT ESG của các DNNY ngành thực phẩm trên sànHOSE giai đoạn 2020 - 2022 như thế nào?

+ Câu hỏi 2: CBTT ESG có ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐ của DNNY ngành thực phẩm trên sàn HOSE?

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính và định

lượng nhằm giải quyết các mục tiêu trên Đầu tiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính - thu thập dé tham khảo các nghiên cứu liên quan nhằm xác định

mục tiêu, giả thuyết các biến tham gia và cách đo lường Thứ hai, phương pháp đolường không trọng số dé chấm điểm CBTT ESG Cuối cùng, tác giả sử dungphương pháp hồi quy dé kiểm định tác động của CBTT ESG đến HQHD

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thông tin ESG.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp ngành thực phẩm có cô phiếu niêm

yết chính thức tại sàn giao dịch chứng khoán Thanh phố Hồ Chí Minh Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: từ tháng 01 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2022.

5 Đóng góp mới của bài nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp thêm các dữ liệu thực nghiệm về đề tàiCBTT ESG tại Việt Nam Qua đó kiểm định mức độ ảnh hưởng của thông tin ESG

đến hoạt động kinh doanh của các công ty ngành thực phẩm.

và mặt thực tiễn, nghiên cứu đã đo lường mức độ CBTT ESG của các DNNY ngành thực phẩm theo tiêu chuẩn GRI cũng như tác động của nó tới HQHĐ của

doanh nghiệp Qua đó, đưa ra các đề xuất giúp doanh nghiệp và bên phía cơ quan

quản lý nhà nước gia tăng công bố ESG.

6 Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được chia làm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Ở chương đầu tiên, tác giả sẽ đề cập một

số nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về đề tài CBTT ESG và tác độngcủa nó đến HQHĐ của doanh nghiệp Từ đó xác định khoảng trống và đưa ra giả

thuyết cho bài nghiên cứu này.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Tác giả trình bày khái niệm, hình thức và cáchướng dẫn CBTT ESG theo tiêu chuẩn quốc tế GRI, đồng thời đề cập các lý thuyếtnền tang

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày phương pháp

thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng, xây dựng mô hình nghiên

Trang 14

cứu nhằm tiến hành đánh giá tác động của CBTT ESG đến HQHD của doanh

nghiỆp.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Các kết quả hồi quy được trình bày trong

chương này kèm theo các đánh giá, phân tích của tác giả.

Chương 5: Khuyến nghị Tác giả đề xuất cho công ty, cơ quan quản lý nhà

nước một số kiến nghị gia tăng HQHĐ thông qua việc công bố ESG.

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm

ESG bắt nguồn từ đầu tư có trách nhiệm Do đó, ESG thường là một tiêu chuẩn

và chiến lược được các nhà đầu tư sử dụng dé đánh giá hành vi của công ty và hiệu quả tài chính trong tương lai ESG cũng là một khái niệm dùng dé đánh giá sự phát

triển bền vững và tác động xã hội của doanh nghiệp Thông tin ESG được thể hiện

trên 3 khía cạnh như sau:

- Môi trường (Environmental) cho thay ảnh hưởng của công ty đến môi trường

tự nhiên như phát thải carbon, quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu

thô, tác động từ biến đổi khí hậu

- Xã hội (Social) thé hiện sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao động,

an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng.

- Quản trị hay Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) bao gồm quản

trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảng 1.1 Khung danh mục các vấn đề ESG

MOI TRƯỜNG XÃ HỌI QUAN TRI

Khi hau: Người lao động: Thông lệ kinh doanh:

- Phát thải carbon - Phúc lợi và nhu cầu cơ | - Đạo đức

- Tính bền vững của các | bản - Hành vi cạnh tranh

tài sản vật chất - Đa dạng và Bao trùm Công khai và minh

Ô nhiễm: - Tuyên dụng và thăng | bach:

- Không khí tiền - Thuế

- Đất

Trang 16

- Quản lý chuỗi cung ứng

- Khả năng tiếp cận

- Đâu tư vào cộng đông

MỖI TRƯỜNG XÃ HỌI QUAN TRI

- Nước - Kinh nghiệm của người | - Kế toán và Kiểm toán

- Khác lao động nội bộ

Rác thải: Khách hàng: Năng lực lãnh đạo:

- Hồ sơ của Hội đồngquản trị và Ban Điềuhành

Thuật ngữ ESG hay “Enviromental, Social and Governance” xuat hién lan dau

vào năm 2004 Vào thang 01 năm 2004, Kofi Annan, Tổng thư ky Liên hợp quốckhi đó, đã viết thư cho các CEO trong số 55 tô chức tài chính hàng đầu thế giới

mời họ tham gia vào một sáng kiến mới, dưới sự bảo trợ của Hiệp ước Toàn cầu

(Global Compact), có tựa dé “Who Cares Wins” Từ sáng kiến này đã xuất hiện

một báo cáo của tác giả Ivo Knoepfel sử dụng thuật ngữ mới “ESG” Trọng tâm

của báo cáo này là các khuyến nghị hướng tới các các chủ thé khác nhau trong lĩnh

Trang 17

vực tài chính về cách lồng ghép các van dé ESG vào quá trình ra quyết định đầu

tư chính thồng (quản lý tài sản, dịch vụ môi giới chứng khoán) và các chức năng

nghiên cứu liên quan [18; 22].

Sau báo cáo Who Cares Wins, một trong những động lực tiếp theo thúc đây sử

dụng khung ESG là một báo cáo khác của Công ty Luật Quốc tế Freshfields Bruckhaus Deringer do nhóm Sáng kiến Tài chính - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP FI) ủy quyên thực hiện Báo cáo của Freshfields kết luận các yếu

tố ESG có mối liên quan mật thiết đến hiệu quả tài chính, nhưng lại thường bị các

thành viên thị trường tài chính từ chối do lo sợ rằng việc xem xét các vấn đề như vậy sẽ bị ngăn cản về mặt pháp lý [15; 22].

Từ đây tao cơ sở dé UNEP PI công bố Nguyên tắc dau tư có trách nhiệm (PRI)năm 2006 và Sáng kiến của Sàn giao dịch chứng khoán bền vững (SSEI) năm sau

đó Vai trò của PRI là cải thiện sự hiện diện của ESG trong hoạt động đầu tư, giúpcác yếu tố này gắn kết hơn với lãnh đạo các doanh nghiệp, giới đầu tư trên toàncầu Trong khi đó, SSEI đóng vai trò đưa ra yêu cầu công bố thông tin ESG đốivới doanh nghiệp niêm yết và cung cấp hướng dẫn cách thực hiện báo cáo ESG [4]

Hiệu quả hoạt đông (HQHD)

Ngày nay, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm có

liên quan trong nghiên cứu quản lý chiến lược và thường được sử dụng như một biến phụ thuộc Mặc dù nó là một khái niệm rất phổ biến trong các tài liệu học

thuật, hầu như không có sự đồng thuận về định nghĩa và cách đo lường của nó

Tuy nhiên, do không có bất kỳ định nghĩa nào về hiệu quả hoạt động của công

ty mà phần lớn các nhà nghiên cứu đồng ý, nên đương nhiên sẽ có nhiều cách hiểukhác nhau được đê xuât bởi nhiêu người theo nhận thức cá nhân của họ.

Trang 18

Theo Carroll (2004) thì hiệu quả hoạt động của công ty có thể được xác định

va đo lường theo các khía cạnh: lợi nhuận, tăng trưởng, giá tri thi trường, tong loinhuận trên cô đông, giá trị kinh tế gia tăng, sự hài lòng của khách hang, dựa trên

kỳ vọng của các bên liên quan.

1.2 Tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu

Trên thế giới, các tiêu chuan và thước đo hàng đầu có thé dùng dé đánh giá tính bền vững là tiêu chuẩn GRI, SDGs của Liên hợp quốc, Global Compact, ISO

26000 của ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) và Khuyến nghị của TCFD (Lựclượng Đặc nhiệm về Công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu) Dù vậy,

tiêu chuẩn GRI đang là tiêu chuẩn đánh giá dé sử dụng và phô biến nhất trong báo

cáo ESG.

Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRD là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, đa

bên và độc lập GRI được thành lập năm 1997 với sự hợp tác của Chương trình

Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), có trụ sở tại Amsterdam, Ha Lan Sứ mệnh của tổ chức này là thông qua hệ thống tiêu chuẩn thực hành chung về việc lập báo

cáo bền vững nhằm thúc day sự bền vững cho kinh tế, môi trường và xã hội thông

qua các hoạt động của doanh nghiệp.

Ké từ năm 1997, sau những nỗ lực thiết lập tiêu chuẩn cho báo cáo tính bền

vững của doanh nghiệp, GRI đã lần đầu đưa ra hướng dẫn công bồ trách nhiệm về môi trường vào năm 2000 Đến giữa năm 2000, khi nhu cầu sử dụng GRI tăng trưởng đều đặn, GRI đã mở rộng phạm vi trong hướng dẫn từ các nguyên tắc về

công bố thông tin môi trường sang các van đề ESG, và cuối cùng chuyên từ cung

cấp các hướng dẫn sang các tiêu chuẩn báo cáo toàn cầu [22].

Với nguyên tắc tiêu chuẩn hóa và trọng yếu của GRI, các doanh nghiệp có thé

thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, cho phép họ đánh giá xem mục

Trang 19

đề trọng yêu của mình, cách công bố chúng và cách chúng được quản lý.

- Tiêu chuẩn chủ đề được sử dụng dựa trên các chủ đề trọng yếu được xác địnhtrong quá trình phân tích tính trọng yếu ở GRI 103 Mỗi tiêu chuẩn chứa thông tintong quan về nội dung mà đơn vi báo cáo nên tiết lộ về chủ đề đó Do đó, các tổ

chức nên chọn các Tiêu chuẩn chủ đề tương ứng với các chủ dé trọng yếu của họ

và sử dụng chúng dé báo cáo

GRI hiện đang là tiêu chuẩn phổ biến quốc tế vì sự miễn phí và công khai của

nó, tuy nhiên, bản chất toàn diện và chi tiết của các tiêu chuẩn GRI có thé khiếnngười đọc bình thường khó đánh giá các tác động chính của tô chức Tóm lại, tiêu

chuẩn GRI cho phép các doanh nghiệp xác định một loạt các chủ đề trọng yếu liên

Trang 20

quan và hỗ trợ họ tạo ra một bức tranh toàn cảnh và cân đối về các yếu tố bền vững

của mình, cùng với cách chúng được quản lý.

Bảng 1.2 Danh mục các tiêu chuẩn từng chủ đề của GRI 2016

TIEU CHUAN GRI

GRI 101: Co soGRI 102: Công bồ thông tin chung

GRI 103: Phương pháp Quan tri

GRI 200: Kinh tế

201: Hiệu quả Kinh tế

202: Sự hiện diện trên Thị trường

203: Tác động Kinh tế Gián tiếp

401: Việc làm

Trang 21

411: Quyền của Người Bản địa

412: Đánh giá về Quyền con người

413: Cộng đồng Địa phương

414: Đánh giá Nhà cung cấp về mặt Xã hội

415: Chính sách Công 416: An toàn và Sức khỏe của Khách hàng417: Tiếp thị và Nhãn hàng

418: Quyền bảo mật Thông tin Khách hàng419: Tuân thủ về Kinh tế-xã hội

Nguồn: Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bên vững GRI hợp nhất 2016

Trang 22

CHUONG 2 TONG QUAN NGHIEN CUU

2.1 Các nghiên cứu về tac động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp

Với khái niệm về ESG đang dần trở thành xu hướng chủ đạo, đã có nhiều

nghiên cứu sâu rộng về mối quan hệ giữa công bố ESG và hiệu quả hoạt động.

ESG đã được kiểm tra, thực hành và phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực thực tế và nó

đã thu hút sự quan tâm của các học giả từ khắp nơi trên thế giới

Nghiên cứu của Carnini Pulino và cộng sự (2022) cho rằng có mối quan hệ

tích cực giữa công bố ESG và HQHĐ, được đo băng EBIT và ROA Từ các phân tích cho thay rang thông tin Môi trường và Xã hội có tác động tích cực đến HQHD

của doanh nghiệp Tuy nhiên, không có tác động đáng kể nào được tìm thấy liênquan đến thông tin Quan tri Xét cụ thể hơn, thông tin Môi trường có tác động tiêucực với ROA có thé được giải thích là do các công ty tham gia dau tư tiền dé làm

giảm phát thải, dẫn đến vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh trở nên cao hơn

và do đó, lợi nhuận từ vốn đó thấp hơn Thực tế là dù doanh thu có tăng lên, tạo

ra lợi nhuận nhiều hơn thì cũng sẽ không vượt quá mức tăng vốn trong ngắn hạn.

Bài viết này cho thấy khách hàng đánh giá cao việc tiết lộ ESG, dẫn đến tăngdoanh thu và cuối cùng tạo ra lợi nhuận cao hơn cho công ty Do đó, kết luận rằng

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các nỗ lực phát triển bền vững đóng một

vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêudùng Sau cùng, kết quả nghiên cứu này khang định các công ty có mức độ công

bó ESG cao hơn sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn

Trong nghiên cứu của Almeyda và Darmansya (2019) giữa công bố ESG với hiệu quả tài chính được đo lường bằng ROA, ROC, Giá cô phiếu và P/E Các tác

Trang 23

giả nhận thấy có mối tương quan tích cực giữa hai yếu tô này Cu thể, việc công

bố ESG có mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê với ROA và ROC của công

ty, nhưng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với Giá cô phiếu và P/E.Phân tích từng khía cạnh, bài viết cho thay có một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa

thống kê giữa yếu tổ Môi trường đối với ROC của công ty và Giá cô phiếu Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mỗi quan hệ đáng ké nào giữa yếu tố

Xã hội và Quản trị với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên

cứu cho thay tính minh bạch về thông tin ESG cao có thé cải thiện hiệu quả tài

chính Partalidou và cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng hiệu suất môi trường cao hơn, công bố báo cáo bền vững độc lập và việc thực hiện các nguyên tắc chất lượng, chăng hạn như Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), Lean và Six Sigma ảnh hưởng

tích cực đến hiệu quả tài chính Nguyên nhân cho việc yếu tố công bố không giatăng nhiều hiệu quả tài chính được cho là do một SỐ công ty làm đẹp báo cáo của

ho bằng từ ngữ hoặc dữ liệu không thé kiêm chứng nhằm cải thiện danh tiếng củacông ty và tránh các bên sử dụng thông tin phát hiện tính thiếu thực tế của thông

tin ESG.

Fatemi và cộng sự (2018) chứng minh rằng các điểm mạnh liên quan đến ESGlàm tăng giá trị công ty, trong khi các điểm yêu làm giảm giá trị Tuy nhiên, việc

tiết lộ ESG nói chung có liên quan đến việc giảm giá trị công ty Các tác giả trình

bay các kết quả khác nhau cho một số yếu tổ con ESG Các yếu tô môi trường théhiện mối quan hệ tích cực với giá trị doanh nghiệp, trong khi điểm mạnh về cácyêu tô xã hội và quản trị thì không

Nhưng nghiên cứu của Alareeni và Hamdan (2020) lại có kết luận khác với

nghiên cứu trên Tuy kết quả cho thấy công bố ESG tác động tích cực đến các

thước đo hiệu suất của công ty là ROA, ROE và Tobin’s Q Phân tích từng khía

Trang 24

cạnh ESG lại cho thấy các kết quả khác nhau Cụ thể, việc công bố các thông tin

về Môi trường và Xã hội có quan hệ tiêu cực giữa ROA và ROE nhưng lại có tác

động tích cực đến Tobin’s Q Hơn nữa, tiết lộ các thông tin Quản trỊ có mối quan

hệ thuận chiều với ROA và Tobin’s Q, đồng thời có mối quan hệ ngược chiều với

ROE Quan trọng hơn, mức độ công bố ESG và từng khía cạnh riêng có xu hướng cao hơn với các công ty có tài sản cao và đòn bây tài chính cao Hơn nữa, mức độ

công khai các thông tin này càng cao thì ROA và ROE càng cao Nhìn chung, có

vẻ như mức độ công khai ESG cao hơn dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn Nghiên

cứu của Mohammad và Wasiuzzaman (2021) cũng cho thay rằng việc công bố ESG cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty ngay cả sau khi kiểm soát lợi thế

cạnh tranh.

Trong khi đó, AI Hawaj và Buallay (2021) điều tra tác động toàn cầu của báocáo phát trién bền vững đối với hiệu quả hoạt động của các công ty trên bảy lĩnhvực khác nhau Những phát hiện rút ra từ kết quả thực nghiệm chứng minh rằng

có sự khác biệt về tác động của báo cáo phát triển bền vững (ESG) đối với hiệu

quả kinh doanh (ROA), hiệu quả tài chính (ROE) và hiệu suất thị trường (TQ) giữa

bảy lĩnh vực trong đó có bao gồm ngành nông nghiệp và thực phẩm Kết quả chothấy với ngành nông nghiệp và thực phẩm, mức độ công bố ESG là thấp nhất nhất

trong 7 ngành và tác động không đáng ké đến các yêu tô hiệu quả hoạt động.

Thông qua các nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng các yếu tố môi trường, xã hội

và quản tri đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu qua tài chính trong

tương lai và ảnh hưởng xã hội của doanh nghiệp Do đó, như một nguyên tắc đầu

tư tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị, ESG là động lực quan trọng

thúc đây sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa

các khía cạnh của nó cũng là vần đê đang được quan tâm.

Trang 25

Hiện tại, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về ESG ở Việt Nam thậm chí các

bài đánh giá đều rất ít Hầu hết chỉ tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh riêngcủa ESG như báo cáo về trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Vậy nên,tác gia đã tiến hành nghiên cứu về tác động của công bố ESG đến HQHD của

doanh nghiệp ở một ngành cụ thé là thực pham.

2.2 Lý thuyết nền tảng

Lý thuyết Tín hiệu tập trung vào vai trò cơ bản của thông tin trong giao dịch kinh doanh [23] Theo lý thuyết này, các nhà quản lý có thé giảm sự bất đối xứng

thông tin bằng cách chia sẻ thông tin tự nguyện với các bên liên quan bên ngoài

Lý thuyết tín hiệu dựa trên bốn yếu tố: tín hiệu, người phát tín hiệu, người thu nhận và phản hỏi Tín hiệu được thé hiện bằng luồng thông tin chảy từ người phát tín hiệu (ban quản lý nội bộ) đến người nhận (các bên liên quan bên ngoài) Cuối

cùng, phản hồi thể hiện sự tương tác giữa người phát tín hiệu và người nhận [19]

Các nhà quản lý có xu hướng tiết lộ thông tin về các sáng kiến bền vững dài hạn

để biểu hiện sự cam kết của họ đối với xã hội, môi trường và các bên liên quan Khi đó, các nhà quản lý giảm sự bat đối xứng thông tin giữa các công ty và các

bên liên quan bên ngoài.

Tóm lại, lý thuyết Tín hiệu đều cho rằng thị trường sẽ trừng phạt những công

ty không công bố các thông tin về trách nhiệm của họ [12] Hậu quả chính của hình phạt này được phản ánh băng việc giảm hiệu suất hoạt động Từ lý thuyết nền tảng và những nghiên cứu đã phân tích, tác giả đặt ra các giả thuyết về đề tài này

như sau:

HI: Công bố thông tin ESG có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động

của công ty.

Trang 26

H2: Công bồ thông tin Môi trường (E) có mối quan hệ tích cực với hiệu quả

hoạt động của công ty.

H3: Công bố thông tin Xã hội (S) có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt

động của công ty.

H4: Công bố thông tin Quản tri (G) có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt

động của công ty.

Trang 27

CHUONG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiễn hành dựa theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định tính cấp thiết Nghiên cứu đề ra tính cấp thiết của đề tài

- Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu Từ tính cấp thiết, tác giả xác định

mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi tương ứng.

- Bước 3: Phân tích tài liệu Ở bước này, tác giả tổng hợp lại các tài liệu trong

và ngoài nước về đề tài nghiên cứu kèm theo các phân tích chung

- Bước 4: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu Phần này đề cập đến phương

pháp thu thập và đo lường thông tin Qua đó, xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Bước 5: Phân tích dé liệu và trình bày kết quả nghiên cứu Tiến hành phântích với kết quả đã hồi quy bằng phần mềm thống kê

- Bước 6: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt lại toàn bài, đưa ra kết luận chung và

đề xuất các hàm ý chính sách cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Mau nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu được công khai trên các trang mạng (website)

của HOSE, công ty cổ phần chứng khoán SSI và các trang web khác như Vietstock Ngoài ra thì website của doanh nghiệp cũng được sử dụng để tra cứu và xác thực

lại dữ liệu.

Danh sách các công ty niêm yết được tác giả thu thập từ danh mục Niêm yếttrên trang mạng của HOSE Sử dụng bộ lọc ngành dé lựa chon các DNNY thuộc

ngành “Thực phẩm, đồ uống & thuốc 14”, kết quả cho thay có 32 doanh nghiệp

được lọc Nghiên cứu tiễn hành thu thập các thông tin cơ bản (mã chứng khoán,

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN