Về mặt xã hội, áp dụng cơ giới hóa đã giải quyết được các khâu sản xuất nặng nhọc chongười lao động, giảm bớt tính căng thắng trong mùa vụ, tạo điều kiện để ngườilao động có nhiều thời g
Trang 1KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Đề tài: Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đến thu nhập của lao
động ở huyện Hoàng Su Phi, tinh Hà Giang
GIẢNG VIÊN HUONG DAN: TS Nguyễn Thi Ánh Tuyết
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Vũ Duy Nguyên Phương
LỚP: QH-2019-E Kinh tế CLC3
HỆ: Chính quy
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 3TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của riêng tôi, các kết luận, số
liệu trong khóa luận là trung thực, đảm bảo độ tin cậy Những thông tin trích dẫn
trong khóa luận đêu có nguôn gôc rõ ràng.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Phương
Vũ Duy Nguyên Phương
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn quý thay, cô
trong khoa, cũng như sự động viên ủng hộ của các giảng viên khác trong trường Đại học Kinh tế đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu, làm nền tang cho em có thé hoàn thành
được bài khóa luận này Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến
giảng viên TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người đã tận tình giúp đỡ, định hướng vàtạo mọi điều kiện tốt nhất cho em dé có thé hoàn thành hoàn chỉnh bài khóa luậnnày Đó là những góp ý hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện bàikhóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và
lập nghiệp sau này.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đếntoàn thé quý thầy cô trong khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh té - Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và cho emnhững lời khuyên bồ ích dé em có thé hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp mộtcách chin chu nhất
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thay, cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm on!
Chữ ký của GVHD
Trang 6MỤC LỤC
0909.) 6990.) |LOI CAM 09 2
1 Tính cấp thiết của đề tai cecccccccccccscsscessessesssessessesssessesscssessessessssssesseeseeees 8
2 Tổng quan nghiên CỨU - - + +E2E£2E£+E£EE£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrred 9
2.1 Tình hình nghiên cứu trong ƯỚC - - 5 + +c + *++E*+ekE+eeeeeeseeeess 9
2.2 Tình hình nghiên cứu nước goal - - ¿+ +- «+ ++<+++eksseeeseeees 12
3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - - -G c1 11311119111 911119911119 kh, 13
4 Đối tượng nghiên cứu -+- + kề 2E EE 2E EEE121111111 11111111 cxeE 14
5 Phương pháp nghiên CỨU - (c2 1 3921118311113911 1191 1115 111 811 ky 15
6 Đóng góp và khoảng trống nghiên cứu - 2 2 + ++Ee£++EzEerxerszes 15
7 Cau trúc bài nghiên cứu ¿- 2 2+ +++++E£+E++E+E£E2E2E2E2EEErEerkrrrees lồCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THU NHAP CUA LAO ĐỘNG DƯỚITÁC DONG CUA CƠ GIỚI HÓA NONG NGHIỆP -.2 555::2c5sc2 17
1.1 Khái niệm và đặc điểm của lao động nông thôn - 5+ -++ 17
1.1.1 Khái niệm về lao động nông thôn 2-2 5+ 52++++£zzz++cxez 171.1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn - 2 + 5¿+z+z++zx+zzz+cxez 181.2 Khái niệm và các yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn
¬— 19
Trang 71.2.1 Khái niệm về thu nhập của lao động nông thôn - 191.2.2 Các yêu tô ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn 20
1.3 Cơ giới hóa nông nghiỆp - - c2 2c E211 E331 133 EEEEESkEsresreerkrrke 22
1.3.1 Khái niệm cơ giới hóa nông nghiỆp - - 5 5-5522 55<*+++ss>++sss2 22
1.3.2 Đặc điểm quá trình cơ giới hóa nông nghiệp 2 2 z5¿ 24
1.3.3 Các giai đoạn của cơ giới hóa nông nghiỆp . -5+++s<+52 25 1.4 Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đến thu nhập của lao động 28
1.5 Tình hình chung của huyện Hoang Su Phi về công tác cơ giới hóa trong
hoạt động sản xuât của lao động - - - c2 1S 13v re 31
CHƯƠNG 2: DAC DIEM DIA BAN NGHIÊN CỨU - 34
2.1 Tinh hình co bản của huyện Hoàng Su Phi, tinh Ha Giang 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên -. -2¿+22++22++t22EE22EE 2211221122112 342.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội :-5¿-252+222+t22EtttEEtrsrrrrsrrrrrrrrree 352.1.3 Tình hình đất đai ¿5t 2tr 36
2.1.4 Tình hình dân số và lao động của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
3.1 Thực trạng công tac cơ giới hóa nông nghiệp ở huyện Hoang Su Phi 42
3.1.1 Cơ giới hóa trong trồng trỌt -¿- 2 2+52+S2E2E2EEEEErErkerrerree 42
3.1.2 Cơ giới hóa trong chắn nuUÔI - c5 55c S2 ‡++*E£+vE+eeereereeerrese 44
3.2 Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đến thu nhập của lao động của các
Trang 8CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN NHÁT ĐỊNH
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIET TAT
PSM (Propensity Score Matching) Phuong pháp so sánh điểm xu hướng
NTM Nông thôn mới
Trang 10DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Báo cáo kết quả phương tiện cơ giới phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp của huyện Hoàng Su Phi năm 2020 ¿+52 + +++*++t++vexeerseerses 31
Bang 2.1: Hiện trang sử dung đất của huyện Hoàng Su Phi năm 2020 36
Bang 2.2: Đặc điểm của các hộ điều tra huyện Hoàng Su Phì - 37
Bảng 3.1: Số lượng máy móc trước và sau áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp củacác hộ điều ta - tt SE St SE1E5E111515155111115111111111111111111111711121111 11.1 EeE 42Bảng 3.2: Số lượng tài sản bình quân 1 hộ sở hữu của các hộ điều tra 44Bang 3.3: Tỉ lệ điện tích gieo trồng cây lúa được cơ giới hóa nông nghiệp 46Bảng 3.4: Sự thay đôi việc làm và lao động của các hộ điều tra ccscc+ 48Bảng 3.5: Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở huyện Hoàng Su Phì trước cơ
@1G1 hOa NON NGNIESP eee 53
Bang 3.6: Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở huyện Hoang Su Phi sau cơ giới
hóa nông nghiỆp - - c2 1 222113221113211 13531111 1111 111 011119 111kg ng vn vt 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cau kinh tế huyện Hoàng Su Phi năm 2020 2 ¿52 35
Hình 3.1: Số ngày công bình quân của một lao động trước áp dụng cơ giới hóa
và sau áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Hoàng Su Phì 50
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là khi Việt Namđang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới Trong quá trình đó, cơ
giới hóa nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề mang lại những
hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển của cả nước, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kê Tuy vậy, hiện tại Hoàng Su Phi vẫn là mộthuyện nghèo, thu nhập bình quân đầu người vẫn dưới mức bình quân chung cảnước, co cấu kinh tế nông nghiệp chuyền dịch chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn
phân tán, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm 2020, tỷ lệ người nghèo cùng cực đã tăng lần đầu tiên
kế từ năm 1998 do tác động của đại dịch Covid-19 Ty lệ người nghèo có thu
nhập dưới 1,9 USD/ngay tăng lên từ 8,2% trong năm 2019 lên 8,8% trong năm
2020 (Thanh Phương, 2020) Điều này càng làm cho vấn đề cơ giới hóa nôngnghiệp trở nên cấp bách và đáng quan tâm hơn
Trong những năm gan đây, chính quyền địa phương ở nhiều nơi đã thực
hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững trong giai đoạn 2020-2025 của
chính phủ và có chính sách giúp người dân thoát nghèo theo hướng áp dụng cơ
giới hóa nông nghệp đề cải thiện thu nhập, có mức sống tốt hơn Trong đó, tạihuyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh
Hà Giang, tỷ lệ hộ nghèo cao với toàn bộ các thôn trong xã đều nằm trong diệnđặc biệt khó khăn) là một ví dụ điển hình cho việc đây mạnh áp dụng cơ giới hóa
nông nghiệp của Đảng và nhà nước ta Công tác cơ giới hóa ở đây được thực
Trang 12hiện ở các khâu như làm đất, thu hoạch và vận chuyền Nhờ vậy, nhiều lao động
cũng đã có thời gian nhàn rỗi để có thể chuyển sang làm ngành nghề - dịch vụhoặc đi xuất khâu lao động, từ đó tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dânphát triển kinh tế, xã hội, đời song vat chat và tinh thần của nhân dân được nâng
lên Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp của huyện
Hoàng Su Phì tuy tạo được việc làm, nâng cao thu nhập nhưng hiện nay còn
nhiều vướng mắc từ cơ sở lí luận đến thực tiễn thực hiện Xuất phát từ nhữngvấn đề trên, tác giả lựa chọn dé tài: “74c động của cơ giới hóa nông nghiệp đếnthu nhập cua lao động ở huyện Hoàng Su Phi, tinh Hà Giang” nhằm nêu ra cơ
sở lí luận, thực tiễn thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, từ đó đề xuất các giảipháp dé thực hiện co giới hóa nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong phan tổng quan nghiên cứu, bài nghiên cứu đã được chọn lọc và trình
bày lại 6 nghiên cứu bao gồm 2 nghiên cứu trên thế giới và 4 nghiên cứu tại ViệtNam Nghiên cứu cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam được tiếp cận dựa trênnhiều hướng khác nhau, tuy nhiên hướng tiếp cận theo sự thay đổi thu nhập vàviệc làm của lao động nông thôn còn hạn chế Các nghiên cứu trong nước, nhìnchung đã đưa ra được các lý thuyết về các cách tiếp cận cơ giới hóa nông nghiệp:khái niệm, vai trò, sơ đồ và các thuật ngữ liên quan, yếu tố ảnh hưởng đến cơ
giới hóa nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp.
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Trí Lạc (2018) đã có công trình nghiên cứu “Đây mạnh
cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” Bài nghiên cứu được thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời chọn 3 huyện đại diện cho vùng chuyên canh lúa của
tỉnh, môi huyện chọn 3 xã có mức độ cơ giới hóa cao đê khảo sát Kêt quả
Trang 13nghiên cứu trường hợp cơ giới hóa sản xuất lúa ở Hà Tĩnh cho thấy, việc áp dụng
cơ giới đã giúp cho các nông hộ tiết kiệm về chi phí lao động và giảm ton thất
trong thu hoạch lúa; đồng thời đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn Về mặt
xã hội, áp dụng cơ giới hóa đã giải quyết được các khâu sản xuất nặng nhọc chongười lao động, giảm bớt tính căng thắng trong mùa vụ, tạo điều kiện để ngườilao động có nhiều thời gian tìm kiếm các việc làm phi nông nghiệp nhằm nângcao thu nhập Mức độ 143 CGHSX của nông hộ chiu anh hưởng bởi các yếu tốthuộc về đặc điểm, điều kiện canh tác của các thửa ruộng và việc sở hửu cácphương tiện cơ giới, đặc biệt mức độ cơ giới hóa sản xuất lúa chịu ảnh hưởngtiêu cực bởi tính chất manh mún của đồng ruộng hệ thống giao thông nội đồng.Việc áp dụng cơ giới giúp cho các nông hộ tiết kiệm chi phi lao động xấp xi340.000 đồng/sào và giảm tốn thất trong khâu thu hoạch lúa khoảng 6,6 kg/sàonếu áp dụng phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn và 15,6 kg/sào đối với
phương pháp thu hoạch một giai đoạn Ngoài ra áp dụng cơ giới giúp nông hộ
đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn
Nhóm tác giả Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang và Phan Văn Hiệp (2019)
đã có công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đếnthu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang” Bài nghiên cứu thực hiện nhằmđánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập, cụ thé là chi phí sảnxuất của nông hộ trồng mía Dựa trên kết quả phỏng vấn 300 nông hộ đang canhtác mía tại ba huyện Phụng Hiệp,Vị Thanh và Ngã Bảy, kết quả nghiên cứu chothấy lợi nhuận của nông hộ có cơ giới hóa là 55,123 triệu đồng/ha, cao hơn nông
hộ không cơ giới hóa là 43,921 triệu đồng/ha Tỷ suất lợi nhuận trên chỉ phí và tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu của mô hình trồng mía có cơ giới hóa cũng cao hơnkhông có cơ giới hóa Kết quả ước lượng từ phương pháp PSM (Propensity
Trang 14Score Matching) cũng cho thấy, với phương pháp so sánh cận gần nhất thi tổng
chi phí sản xuất của hộ ứng dụng cơ giới hóa thấp hơn hộ không ứng dụng cơ
giới là 16,5 triệu đồng/ha và với phương pháp so sánh phạm vi/bán kính thì thấphon 13,1 triệu đồng/ha Từ đó cho thay, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía
đã tác động tích cực đến tiết giảm chi phí sản xuất và góp phan nâng cao thu
nhập trồng mía của nông hộ Cơ giới hóa là một trong những ưu tiên quan trọng nhằm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang Tuy nhiên, tình hình áp dụng cơ giới hóa vẫn còn hạn chế do một bộ phận nông dân chưa nhận ra những lợi ích mà nó mang lại.
Nhóm tác giả Phan Hòa, Hồ Nhật Phong, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012)với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹthuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa làm đất
trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong nhữngnăm qua, việc cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa trên địa bàn huyện đã có nhữngchuyền biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng nôngnghiệp Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thé, dẫn đến việc phân bố
máy không đồng đều, một số loại máy chưa phù hợp với đặc điểm của địa bàn,
nhiều người dân mua máy những chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làmgiảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí Mặt khác, do đất canh táccủa hộ còn manh mún, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều batcập Tất cả các yêu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước.Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng caohiệu quả cơ giới hóa khâu làm dat trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Trang 15Tác giả Mai Văn Danh (2010) đã trình bày về “Đây mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh” Bài nghiên cứu đã nêu lên vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công
nghiệp hoá hiện đại hoá Phát triển nông nghiệp cùng với giải quyết tốt các vấn
dé nông thôn, nông dân là cơ sở, là tiền đề vững chắc cho phát triển công nghiệp
và dịch vụ, đảm bao an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội Bài viết đã nghiên
cứu thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh
từ năm 2000 đến nay, khái quát những kết quả đạt được như sau: Việc ứng dụngcông nghệ sinh học, hoá học ngày càng rộng rãi Nhiều loại giống cây, giống conmới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, làm tăng nhanh về năng suất,sản lượng về giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích Tỷ lệ cơ giới hoá trongkhâu làm đất đạt 80%, thu hoạch 20% Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tưới tiêuchủ động chiếm 58 % Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tích cực,
tỉ lệ hộ nghèo còn 12,69%; các chính sách xã hội được tô chức thực hiện kipthời; công tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, chất lượng dân sốđược quan tâm Thu nhập bình quân từ 2,4 triệu đồng/người/năm tăng lên 4,38
triệu đồng; dân chủ hóa ở nông thôn được mở rộng; bộ mặt nông thôn có sự thay
đôi rõ rệt
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Ben Belton (2021) đã đánh giá sự phát triển nhanh chóng của cơ
giới hóa nông nghiệp ở Myanmar cho thấy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cực
kỳ nhanh chóng đã diễn ra trong thời kỳ cải cách kinh tế và chính trị từ năm
2011 đến năm 2020 Kết quả từ cuộc khảo sát về các hộ gia đình ở vùng khô hạn
đã cho thấy ra nhiều lợi ích liên quan đến cơ giới hóa bên cạnh việc giảm chi phílao động Chúng bao gồm: (1) Tăng tốc độ hoạt động và giảm cực nhọc; (2)
Trang 16Tăng cường tính kip thời của các hoạt động chính; (3) Cải thiện kha nang quản
lý rủi ro liên quan đến thời tiết; (4) Giảm thất thoát trong quá trình thu hoạch Đầu tiên, cơ giới hóa giảm lượng thời gian cần thiết để hoàn thành các hoạt động
chính Chuẩn bị 1 ha đất dé gieo trồng bang động vật kéo mat trung bình 31 giờ,
so với 10 giờ với máy kéo hai bánh và 3 giờ với máy kéo bốn bánh Kết quảcũng chỉ ra rằng cơ giới hóa tăng tính kịp thời và năng suất đề tạo thuận lợi trong
việc quản lý rủi ro Tỷ lệ nông dân trồng lúa mùa khô sử dụng máy kéo báo cáo
bị mat mùa là 29%, đã giảm han so với 40% những người không sử dụng
Tác giả Jeetendra Prakash Aryal (2019) đã sử dụng mô hình probit đa biến
để tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau của việc sử dụng các loại máy móc và chothấy khả năng áp dụng sẽ góp phần nâng cao thu nhập, kinh tế cho người nông
dân Bài nghiên cứu sử dụng đữ liệu được thu thập vào năm 2013 từ 630 hộ nông
dân ở vùng đồng bằng ven biển Tây Nam Bangladesh, đánh giá các tác động vớingười lao động đến việc sử dụng các loại máy quy mô nhỏ, đặc biệt là máy bơmtưới, máy tuốt lúa và máy kéo Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự thành côngcủa Bangladesh trong việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp hộ sản xuất và có
những chính sách phù hợp.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: đánh giá thực trạng thu nhập của lao động nông thôn
tại huyện Hoàng Su Phi, tinh Ha Giang dưới tác động của cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp Qua đó đề xuất một số giải pháp giúp đỡ việclàm, nâng cao thu nhập cho lao động trong giai đoạn tiếp theo
- Mục tiêu cụ thể:
e Hệ thống hóa những vấn dé lý luận về cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp.
Trang 17e Dánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
dưới tác động của cơ giới hóa nông nghiệp.
e Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của người
lao động.
e Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giúp cho địa phương đây mạnh cơ
giới hóa nâng cao thu nhập huyện Hoang Su Phi, tinh Hà Giang.
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là quá trình đánh giá về thu nhập dưới tác động của
cơ giới hóa nông nghiệp của người lao động trên dia bàn huyện Hoàng Su Phi,
tỉnh Hà Giang hiện nay ở nền kinh tế thị trường trong quá trình, công cuộc đổimới, chất lượng nâng cao, đời sông người dân được cải thiện, tiếp tục đưa đấtnước thoát khỏi tinh trạng kém phát trién
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Những hộ gia đình, người dân ở tỉnh vùng cao Ha
Giang trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hiện nay Đây là nhóm đối tượngsinh song ở vùng sâu, vung xa, có dia hình nui đá hiểm trở, thường xuyênxảy ra thiên tai, thiếu sự kết nối do giao thông, cơ sở hạ tầng chưa tốt, nên
vì thế việc phát triển kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức
- Phạm vi thời gian: Các số liệu được thu thập từ năm 2020 - 2022, với bối
cảnh chung của nền kinh tế, xã hội thé giới và Việt Nam chịu ảnh hưởng
sâu sắc do dịch bệnh Covid 19, điều đó có tác động không nhỏ tới thu
nhập nói chung.
- Phạm vi nội dung: Phân tích và đánh giá kết quả sự thay đổi thu nhập dưới
tác động cơ giới hóa nông nghiệp của các hộ gia đình tại huyện Hoàng Su
Trang 18Phi, tỉnh Hà Giang Đồng thời đề xuất giải pháp nhăm khắc phục và đây mạnh quá trình cơ giới hóa trên địa bàn nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Số liệu thứ cấp được lay thông tin từUBND huyện Hoàng Su Phi, số liệu so cấp được thu nhập qua khảo sát
250 hộ gia đình ở huyện Hoang Su Phi, tinh Ha Giang.
Phương pháp so sánh: được sử dụng dé đánh giá, so sánh sự thay đổi về
thu nhập của lao động trước và sau khi áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp.
Phương pháp định tính: nhằm điều tra, đánh giá sâu sắc sự hiểu biết về cơ
giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
Phương pháp thông kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơbản của số liệu thu thập được từ đánh giá thực trạng cơ giới hóa ở huyện
Hoàng Su Phi dé phản ánh sự thay đổi thu nhập dudi tác động của cơ giới hóa nông nghiệp.
6 Đóng góp và khoảng trống nghiên cứu
Về mặt học thuật: Khóa luận đã làm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thunhập của lao động dưới tác động cơ giới hóa nông nghiệp, các yếu t6 ảnh hưởngđến cơ giới hóa, kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, phương pháp định tính,thống kê mô tả từ đó có thể đo lường và đánh giá thực tế tác động của cơ giớihóa đến sự thay đổi thu nhập của lao động tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh HàGiang, góp phần bổ sung làm tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu sau về
các vân đê cơ giới hóa nông nghiệp và tìm ra các giải pháp hiệu quả.
Về mặt thực tế: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, thực tế, cung cấpcho các nhà hoạch định chính sách thông tin có thể gúp họ trong việc xây dựng
Trang 19các chính sách hiệu qua hon trong van đề day mạnh cơ giới hóa nông nghiệp
nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo.
Tuy đã luôn cố găng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhưng chúng tôi
khó có thé tránh được những thiếu sót và những hạn chế còn tồn tại Bởi thờigian cũng như phạm vi nghiên cứu vẫn còn những giới hạn nhất định, nên vì thế
số liệu cũng như thông tin có thể không đạt được tới mức chính xác tối ưu Khitiếp cận các công trình nghiên cứu của những đề tài tương tự, chúng tôi nhậnthay có sự tương đồng trong hướng nghiên cứu va chủ dé, nội dung, từ đó có théhọc hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm rất hữu ích Nhưng những nghiên cứu đãlàm cũng có nhiều khác biệt nhất là về mặt địa lý, thời điểm hay về nội dung,
cũng như cách thức thực hiện Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi vẫn luôn
đảm bảo được một kết quả đúng hướng và hoàn thiện một trọn vẹn nhất
7 Cau trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mo dau, két luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu nhập của lao động dưới tac động của cơ
giới hóa nông nghiệp
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp ở huyện Hoàng Su Phì, tình
Hà Giang
Chương 4: Đề xuất biện pháp và những khó khăn nhất định
Trang 20CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE THU NHAP CUA LAO ĐỘNG DƯỚI TAC DONG CUA CO GIOI HOA NONG NGHIEP
1.1 Khái niệm và đặc điểm của lao động nông thôn
1.1.1 Khái niệm về lao động nông thôn
Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người
sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sảnpham dé thỏa mãn nhu cau của mình và xã hội
Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng Trong lao
động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của
tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu con người Trong quá trình đó,con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới
tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới
tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày
càng hiệu quả hơn Trong lao động, con người không chỉ nâng cao được trình độ
hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cáchđạo đức Vì vậy, có thể nói, lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tổn tại vaphát triển xã hội
Theo đó, lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động nông thôn Do đó, laođộng nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp
nông thôn, dịch vụ nông thôn
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tudi lao động có kha
năng lao động Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm
những người trong độ tuổi lao động dù đang có việc làm hay thất nghiệp và đang
có nhu câu tìm việc làm.
Trang 21Vì vậy, có thé đưa ra khái niệm về lao động nông thôn như sau: “Lao
động nông thôn là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng sống và làm việc ở nông thôn ”
1.1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng làm choviệc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn rất khó khăn,
vì vậy, có thê thấy lao động nông thôn có một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, lao động nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp hơn
so với lao động ở thành thị Tỉ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỉ
lệ rất thấp bởi lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫncủa thế hệ trước hoặc thông qua cách truyền lại cho nhau Điều này làm cho lao
động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đôi
phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triểnkinh tế nông thôn Hơn nữa mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất cònthấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghé vàkinh nghiệm Mỗi lao động có thé đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao
động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một
số ngành khác Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổthông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe,
tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tinh tự chế cao
Thứ hai, lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt Sản xuất nông
nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và
điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai, ) Do đó, quá trình sản xuấtmang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều Chính vì tính chất này
đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn.
Trang 22Thứ ba, số lượng lao động nông thôn thường tăng nhiều hơn và với tốc độ
nhanh hơn so với lao động ở thành thị Điều này là do ý thức và nhận thức của
người dân tại các vùng này còn khá kém dẫn đến việc sinh con không có kếhoạch Nhiều cặp vợ chồng không hề có ý thức về việc phải sinh con như thế nào
mà lại tuân theo phong tục tập quán, con cái là của trời cho sinh vài ba đứa cho
có anh có em Mặt khác nhiều gia đình vẫn còn duy trì hệ luy của suy nghĩ trọng
nam khinh nữ, cần sinh con trai dé nối dõi tông đường Chính tư tưởng còn mang nặng hủ tục này đã đây gánh nặng sinh đẻ lên vai người phụ nữ Và vì lý do này
nên công tác tuyên truyền vận động thực hiện các chính sách về dân số/ kế hoạchhoá gia đình gặp rất nhiều khó khăn Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định
số lượng lao động, theo đó, quy mô và cơ cau của dân số có ý nghĩa tác động đếnquy mô cơ cấu nguôn lao động
1.2 Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông
thôn
1.2.1 Khái niệm về thu nhập của lao động nông thôn
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân,một doanh nghiệp hoặc một nên kinh tế nhận được trong một khoảng thời giannhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó
Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê
tài sản, lợi nhuận kinh doanh Thu nhập có thé có được từ nhiều nguồn khác
nhau, có thé từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, đượctặng cho Theo Điều 58 Hiến pháp năm 1992, công dân có quyên sở hữu về thu
nhập hợp pháp Như vậy, những thu nhập bat hợp pháp, không có cơ sở pháp lí, không được Nhà nước, xã hội thừa nhận Thu nhập của từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng đơn vi sản xuât, kinh doanh, dịch vụ và cả một nước luôn là môi quan
Trang 23tâm lớn của xã hội Trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, con
người tạo ra một lượng của cải nhất định và được xã hội phân phối lại những khoản của cải tương ứng, thích hợp Mỗi phương thức sản xuất, mỗi hình thức sở
hữu có một hình thức phân phối thu nhập cá nhân thích hợp và khi có hình thứcphân phối thu nhập cá nhân phù hợp, có thể tạo được động lực mạnh mẽ khaithác được các tiềm năng xã hội, trực tiếp góp phần thúc day sản xuất phát trién
Thu nhập của người lao động là tong giá trị của các khoản thu nhập từ tiềncông, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương gồm tiềnlàm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tự kinh doanh, của những người lao động.Trong đó, đối với người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
và liên quan đến nông nghiệp thì thu nhập này có thể bao gồm các khoản thunhập từ bán sản phẩm nông nghiệp, tiền lương từ làm việc trong các trang trại
hoặc doanh nghiệp nông nghiệp, các khoản hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội, và các khoản thu nhập khác như từ chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, du lịch
nông thôn, Các khoản thu nhập này có thé bằng tiền mặt hoặc hiện vat
Qua đó, có thé đưa ra khái niệm về thu nhập của lao động nông thôn nhưsau: “Thu nhập của lao động nông thôn là tong giá trị các khoản thu nhập từhoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, các khoản hỗ trợ từ chính phủ và các tổ
chức xã hội, và các khoản thu nhập khác như kinh doanh buôn bán, kinh doanh
du lich, ”.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn
Thu nhập của người lao động nông thôn thường thấp hơn so với người lao
động thành thị và có sự khác biệt đáng kế giữa các khu vực nông thôn Nhiều
người lao động nông thôn phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp truyền
Trang 24thống và phụ thuộc vào một số mùa vụ nhất định dé có thu nhập Các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn có thê ké đến là:
Thứ nhất, về nguồn nhân lực: Đây là một yếu tố quan trọng bởi con người
là trung tâm, là nguồn vốn vô tận dé tao ra cua cai vat chat, chính con người
quyết định nên hình thức lao động Yếu tổ con người trong sản xuất cũng được
đánh giá bởi nhiều khía cạnh: độ tuôi, trình độ, số lượng lao động, Trong đó
một số yêu tô ảnh hưởng chính là:
Một là, về độ tuôi, độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng lao động cũng như hình thức lao động Đặc biệt lao động ở nông thônthì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở
nông thôn thường là những việc làm nặng nhọc.
Hai là, về trình độ học vấn, trình độ học vấn là một khía cạnh rất quantrọng dé đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực Một nguồn nhân lực được xem
là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao độngthành thạo Trong đó, trình độ học vấn của người lao động là yếu tố rất đángquan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nócòn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng
cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.
Thứ hai, về nguồn vật lực: Nguồn vật lực bao gồm đất đai, máy móc thiết
bị phục vụ cho việc sản xuất Đất sản xuất là một trong những nguồn lực vật chấtquý giá giúp cho người dân phát triển kinh tế Đất sản xuất bao gồm đất trồnglúa, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản Máy mócthiết bị phục vụ cho việc sản xuất như máy cày, bình phun nước, cũng là nhân
tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn
Trang 25Thư ba, nguồn lực xã hội và điều kiện tự nhiên: Nguồn lực xã hội được thể
hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình Chính sách và hỗ trợ từ chính phủ như chính sách hỗ trợ, giá cả ôn định, hỗ
trợ kỹ thuật và giáo dục nghề nghiệp là các yếu tố quan trọng giúp nâng cao thunhập của người lao động nông thôn Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng là mộtyếu t6 ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nông thôn bởi nó phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như mua, lũ, hạn hán, đất đai, thảm hai,
Với các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nông thôn như
vậy, việc nâng cao thu nhập của người lao động nông thôn là một trong những
mục tiêu quan trọng của chính sách phát triển kinh tế nông thôn Việc này khôngchỉ giúp cải thiện đời sống của người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế vànâng cao đời sông xã hội của đất nước
1.3 Cơ giới hóa nông nghiệp
1.3.1 Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa nông nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình các công cụlàm nông thô sơ được thay thế bằng các công cụ lao động cơ giới như đưa máymóc vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp Với sự phát triển của khoa họccông nghệ, người ta thay thế sức người, sức gia súc bằng sự sự vận hành củamáy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng phương pháp sản xuất
với kỹ thuật công nghệ cao.
Dựa trên nền tảng công nghiệp cơ khí, các máy móc ra đời giúp con người
thực hiện các công việc như làm đất, gieo hạt, bón phân, phun thuốc trừ sâu, theo
dõi sức khỏe cây trồng, thu hoạch Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp giúp giảiphóng sức lao động con người, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chat
lượng sản phâm, đem lại hiệu quả lâu dai về kinh tế.
Trang 26Cơ giới hóa được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất trong
lịch sử phát triển nông nghiệp vào thế kỷ XX Chính vì thế, cơ giới hóa nông
nghiệp là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả và nhà khoahọc, do đó cũng có quan niệm khác nhau về cơ giới hóa nông nghiệp được đưa ra
từ nhiều tác giả và nhà khoa học ở trong và ngoải nước, cụ thể:
Theo Tổ chức FAO (1997), cơ giới hóa nông nghiệp được hiểu là quá
trình cải thiện năng suất lao động của trang trại thông qua việc sử dụng các loại
máy nông nghiệp và công cụ, dụng cụ Cơ giới hóa nông nghiệp liên quan đếnviệc cung cấp và sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và máy móc, từ các công
cụ cầm tay giãn đơn đến các loại công nghệ máy móc hiện đại Con người, độngvật và các loại phương tiện máy móc có thể bổ sung cho nhau ở trong các cơ sởsản xuất (hộ, trang trai)
Starkey (1998) cho rang, cơ giới hóa nông nghiệp là sự phát triển các loại
phương tiện máy móc được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện
hiệu quả lao động của con người, đáp ứng kip thời mùa vụ (Starkey, P., 1998).
Từ điển Bách khoa Nông nghiệp (2014) có giải thích cụm từ cơ giới hóanông nghiệp là việc áp dụng các loại máy móc vào sản xuất nông nghiệp với cácmức độ khác nhau, từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẻ (cày đất, gieo hạt, đậplúa) đến việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất đối với mộtloại cây trồng, vật nuôi hay một sản phẩm nông nghiệp (Đường Hồng Dat,
2014).
Theo Nguyễn Hữu Việt (2011), cơ giới hóa nông nghiệp là đưa các trang
thiết bị máy móc và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, như cácloại máy cày, máy gieo hạt, máy phun thuốc trừ sâu, thiết bị hỗ trợ làm cỏ lúa,
Trang 27máy gặt đập, máy xay xát lúa gạo, tách ngô, máy lột vỏ củ sắn (khoai mì)
(Nguyễn Hữu Việt, 201 1).
Như vậy, theo quan điểm của tác giả: “Cơ giới hóa nông nghiệp là việccải thiện các trang thiết bị, máy móc để hỗ trợ người nông dan trong sản xuất
nông nghiệp ”
1.3.2 Đặc điểm quá trình cơ giới hóa nông nghiệp
Thứ nhất, cơ giới hóa nông nghiệp bị chi phối bởi đối tượng sản xuất nông
nghiệp: Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là các loại cây trồng vật nuôi (cơ
thể sống) với sự đa dạng về chủng loại có đặc điểm sinh trưởng và phát triểnkhác nhau, đồng thời được bồ trí ở những vùng sinh thái sản xuất khác nhau, do
đó cơ giới hóa bị chi phối bởi đối tượng sản xuất nông nghiệp — một trong nhữngđặc điểm sản xuất đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp Điều này có nghĩa làviệc áp dụng cơ giới hóa sẽ khác nhau giữa từng loại cây trồng, vật nuôi hoặccũng có thể khác nhau trong cùng một loại cây trồng, vật nuôi do điều kiện sinhthái khác nhau Nhận định về đặc điểm này trong sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam, các nhà khoa học tại Hội thảo “Day mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và côngnghiệp chế tạo máy nông nghiệp” (được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/09/2016)cho rằng, tỷ lệ cơ giới hóa còn chênh lệch giữa cây lúa và các cây trồng khác,khiến khả năng cạnh tranh của nông sản nguyên liệu (mía, ngô, sẵn, rau củ ) bịhạn chế Bên cạnh đó, mức độ cơ giới hóa không đồng đều giữa các vùng miền,địa bàn, còn rất thấp ở những vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, khu vực nhàvườn, sản xuất hộ nhỏ, khiến năng suất lao động, năng suất nông nghiệp chungcủa cả nước còn thấp
Thứ hai, cơ giới hóa đóng vai trò như một đầu vào thiết yếu và vô cùng
quan trọng trong sản xuât nông nghiệp Cùng với các yêu tô đâu vào thông
Trang 28thường (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ), cơ giới hóa đóng vai trò như
một đầu vào thiết yêu và vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, cơ giới hóa không phải là yếu tố nguồn lực riêng lẻ như các loại đầu vào
sản xuất nông nghiệp thông thường, mà nó bao gồm chuỗi các công cụ, dụng cụkhác nhau được sử dụng hầu hết ở các công đoạn sản xuất
Thứ ba, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi đầu
tư ban đầu rất lớn: Đây là một đặc điểm khác biệt so với các loại đầu vào thôngthường Thực tế cho thay, chi phí đầu tư mua sam các phương tiện cơ giới trongsản xuất nông nghiệp cao gấp nhiều lần so với đầu tư các loại đầu vào khác Cáckhoản mục chi phí cho cơ giới hóa trong nông nghiệp bao gồm lao động, chi phí
gia súc sử dụng sức kéo (chi phí thức ăn, thú y ), chi phí vận hành các phương tiện cơ giới (nhiên liệu, sửa chữa, khấu hao và lãi suat ).
1.3.3 Các giai đoạn của cơ giới hóa nông nghiệp
Dựa vào cách thức và tỉ lệ áp dụng máy móc ở trong các khâu sản xuấtnông nghiệp, có thể thấy các giai đoạn của cơ giới hóa nông nghiệp như sau: Cơgiới hóa nông nghiệp bao gồm cơ giới hóa bộ phận rồi từng bước tiễn lên cơ giớihóa tổng hợp và tự động hóa sản xuất
Thứ nhất, ở giai đoạn đầu là cơ giới hóa bộ phận: Cơ giới hóa bộ phậntrong sản xuất nông nghiệp có thể hiểu là cơ giới hóa từng khâu riêng lẻ, áp dụng
ở những khâu tốn nhiều nhân công lao động, công việc nặng nhọc và có thể dễdàng thực hiện như khâu vận chuyên (xe công nông), làm đất (máy cày), thuhoạch (máy gặt lúa ) chế biến thức ăn cho gia súc (máy cắt, máy nghiền nhỏthức ăn) , Ví dụ như trong sản xuất lúa, cơ giới hóa bộ phận được thực hiện
trước hết ở các khâu nặng nhọc nhất như làm đất, gieo cay, cham soc, thu hoach,
van chuyén,
Trang 29Đặc trưng của cơ giới hóa bộ phận đó là việc áp dụng những chiếc máy
thuộc quyền sở hữu của các hộ nhà nông và chủ trang trại khá giả Ngoài việc
ứng dụng máy móc dé canh tác sản xuất cho mình, các hộ gia đình đó còn đi làm
thuê cho các hộ và các trang trại khác trên địa bàn lân cận.
Thứ hai, giai đoạn cơ giới hóa tông hợp: Cơ giới hóa tổng hợp trong nông
nghiệp là quá trình sử dụng kết hợp liên tiếp các hệ thống máy móc vào các giai
đoạn của quá trình sản xuất, canh tác trồng trọt hay chăn nuôi Quá trình cơ giớihóa tông hợp được tính từ lúc bắt đầu đến lúc cho ra sản phẩm Vi dụ như trongkhâu thu hoạch lúa, cơ giới hóa tổng hợp có thé thấy ở việc sử dụng máy gặt đậpliên hợp, vì nó bao hàm các bộ phận dé thực hiện cùng lúc 3 chức năng: gặt, đập
và sàng Máy gặt đập liên hợp có 6 chức năng: vơ, cắt, chuyền, đập, làm sạch,
đóng bao Nói cách khác, công đoạn gặt, đập và làm sạch sẽ được thực hiện ngay
ở trên ruộng bởi cùng một loại máy.
Đặc trưng của giai đoạn cơ giới hóa tông hợp là sự ra đời, phát triển của
hệ thống máy móc có khả năng kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau dé hoàn thànhcác khâu công việc trong sản xuất nông sản phục vụ cho chế biến nông sản
Thứ ba, giai đoạn cơ giới hóa tự động: Tự động hóa trong sản xuất nôngnghiệp được xem là giai đoạn phát triển cao nhất, hiện đại nhất Giai đoạn cơgiới hóa này gắn liền với sử dụng các nguồn năng lượng mới, phương tiện điềukhiến hệ thống tự động thông minh để hoàn thành tất cả các khâu trong cả quátrình sản xuất (Agridrone, 2022)
Đặc trưng của giai đoạn này là chúng ta có sử dụng một phan lao động trí
óc và loại bỏ đi lao động tay chân Công việc của con người là quản lí, kiểm tra,điều hành để quá trình sản xuất diễn ra theo kế hoạch đã vạch ra từ trước Chăng
hạn như ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, bón phân, gieo
Trang 30hạt giống, máy tưới nước tự động, máy gặt tự động Thông thường tự động
hóa chỉ được áp dụng trong các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của một
số nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Israel, ỞViệt Nam, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp chưa phô biến do việc đầu tưcông nghệ, cơ sở vật chất cho loại hình này rất tốn kém và mới chỉ áp dụng nhỏ
lẻ ở một số mô hình trồng trọt quy mô nhỏ, hộ gia đình
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa nông nghiệp
Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình chuyên đổi từ việc sử dụng
lao động tay chân sang sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại hơn để sản xuấtnông nghiệp Cơ giới hóa nông nghiệp đã đóng góp rất nhiều cho việc nâng caonăng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuậncho người nông dân và phát triển kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên, quá trình cơ
giới hóa nông nghiệp cũng đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Thứ nhất, kinh té là yếu tô chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóanông nghiệp Việc đầu tư vào các thiết bị, máy móc và công nghệ mới đòi hỏichi phí lớn, do đó, những người có tài chính mạnh mẽ mới có thé tham gia quá
trình cơ giới hóa này Trong khi đó, theo Bidyut Kumar Ghosh (2010) những
người nông dân nghèo hơn thường không có đủ tiền để đầu tư vào cơ giới hóa,dẫn đến chênh lệch và phân hóa kinh tế giữa các nông dân
Thứ hai, văn hoá và tâm lý cũng ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hóa nôngnghiệp Trong một số vùng nông thôn, truyền thống sản xuất bằng tay vẫn đượcgiữ gìn và đưa vào sử dụng, do đó, những người nông dân không muốn thay đổicách sản xuất truyền thống của mình Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhữngngười lao động trẻ tuổi thường có xu hướng mạnh dan đầu tư sản xuất và mở
rộng quy mô sản xuât hơn so với những người lao động có tuôi cao do họ có tư
Trang 31tưởng muốn vươn lên làm giàu khi đang có đủ sức khỏe Trong khi đó, nhữnglao động có tuổi đời cao thường e ngại dau tư sản xuất nông nghiệp và bằng lòng
với những gì đã có (Bidyut Kumar Ghosh, 2010).
Thứ ba, điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cơ giớihóa nông nghiệp Các vùng nông thôn thường có địa hình đồi núi, khí hậu khắc
nghiệt, đất đai xấu, thiếu nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư và sử dụng máy móc và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, việc sử
dụng máy móc cần tài nguyên nước và điện, khiến cho các vùng nông thôn thiếu
hụt tài nguyên này càng trở nên khó khăn hơn trong quá trình cơ giới hóa Ngoài
ra, F Rasouli và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng sự manh mún về ruộng đất lànguyên nhân cản trở trực tiếp đến việc đưa máy móc vào sản xuất và ngược lại
(F Rasouli, H Sadighi, and S Minaei, 2009).
1.4 Tác động của cơ giới hóa nông nghiệp đến thu nhập của lao động
Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của ngành nôngnghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng nông sản, phát triển bền vững
và tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu
- Tac động đến việc sản xuất nông nghiệp nói chung:
+ Cơ giới hóa đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, góp phầnnâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản Việt, thúc đâyquá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn (làm đất,
gieo cay, phun thuốc bao vé thuc vat, thu hoach, say khô, cho thuê kho bao
quản ).
+ Đây mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là chủ trương hoàn toàn đúng đăn, đáp ứng yêu câu chuyên dịch của sản xuât nông nghiệp, góp phân chuyên
Trang 32dịch cơ cau lao động theo hướng tích cực Khi đưa các loại máy móc hiện đại
vào sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian đáp ứng yêu cầu mùa vụ.
+ Việc gia tăng trang thiết bị, máy móc đã góp phan tăng năng suất, chất lượng
nông sản, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm Đặc biệt, cơ giới hóa đã khắc phục phần nào những hạn chế do thiếu lao
động trong sản xuất nông nghiệp
+ Trên cơ sở ứng dụng cơ giới hóa, giúp nông dân giảm chi phí, tăng khả năng
tiếp cận thị trường, khả năng chống chịu, tăng khả năng tiếp cận của nông hộnhỏ Qua đó, tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới, tạo cơ hội việc làm tại nông
thôn, nâng cao lợi ích của người tiêu dùng.
+ Cùng với đó, khâu vận chuyên nông sản được phát triển mạnh, phương tiện
vận tải ở nông thôn không ngừng tăng lên và góp phần tích cực vào việc giảm
bớt lao động nặng nhọc cho người lao động nông nghiệp, giải quyết tốt việc vậnchuyền nông sản trong thời vụ
Việc thực hiện các giải pháp day mạnh áp dụng cơ giới hoá vào sản xuấtnông nghiệp đã mang lại nhiều kết quả tích cực
Có thé thấy, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho thu nhập củangười lao động tăng Việc sử dụng phô biến các loại máy móc, trang thiết bị giúpbảo đảm thời vụ, tăng năng suất, chất lượng nông sản cũng như số lượng đềuđược cải thiện và giảm đáng ké tốn thất, hao hụt Khi đó, nhờ áp dụng cơ giới
hóa trong các hoạt động nông nghiệp, thu nhập của người nông dân gia tăng,
cũng như giá trị của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản
Việt Nam trên thi trường.
Ngoài ra, việc day mạnh áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp đã
mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, giảm chi phí ngày
Trang 33công khắc phục tình trạng thiếu nhân công vào thời điểm chính vụ, giảm cường
độ lao động nặng nhọc cho người nông dân Việc áp dụng đồng bộ cơ giới hoá
vào sản xuất từ khâu máy làm đất, máy cấy, máy gặt, Từ đó, thành viên và các
hộ nông dân đã thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất truyền thống, thủ côngchuyền sang áp dụng cơ giới hoa với hình thức sản xuất tập trung cánh đồng mẫulớn, liền vùng, liền thừa, cấy cũng trà, cùng giống Người nông dân không cònphải vất vả trực tiếp cày cấy mà thay vào đó có sự hỗ trợ tối đa của các loại máymóc từ khâu làm đất, gieo hạt đến chăm sóc, thu hoạch và bảo quản góp phầnđây nhanh quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất thành cảnh đồng mẫu lớn từng
bước hình thành các vùng chuyên canh theo hưởng hàng hoá cho hiệu quả kinh
tế cao Qua đó, giúp cho người nông dân tốn ít sức lao động, ít thời gian hơn mà
có thé làm thêm các ngành nghề dich vụ khác kiếm thêm thu nhập dé hỗ trợ cho
sinh kế gia đình (Thiện Tâm, 2022).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng cơ giới hóa trong hoạtđộng sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp bách:
+ Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là khi ViệtNam đang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới Trong quá trình
đó, không thé không nhắc đến cơ giới hóa nông nghiệp
+ Với mục tiêu đặt nước ta phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp, việcứng dụng và phát triển công nghiệp, day mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là mộtnội dung không thể thiếu Nói cách khác là, trong chặng đường vươn tới mụctiêu đó thì nội dung cơ bản là phải làm sao giải quyết được vấn đề công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Theo các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đê làm được điêu đó, yêu câu trước tiên là công
Trang 34Những năm gần đây, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của
huyện Hoàng Su Phì ngày càng được nâng lên Nhiều thiết bị máy móc đã được
đưa vào sử dụng góp phần giảm sức lao động, tăng hệ số sử dụng đất và nângcao năng suất cây trồng
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả phương tiện cơ giới phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp của huyện Hoàng Su Phì năm 2020
" Máy lông | Máy tuốt | Máy trong | Máy chê Hệ thông
nghiệp Thực trạng cơ giới hóa ở huyện không cao chỉ khoảng 10% - 20%, số
lượng máy móc còn hạn chế Nhưng kể từ khi nước ta thực hiện công nghiệp hóa
— hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhà nước đã có những chính sách, chương
trình nông thôn mới đã làm cho kinh tế của huyện liên tục tăng nhanh Theo báo
cáo của Phòng NN&PTNT huyện Hoàng Su Phì, tính đến hết năm 2020, toàn
huyện có tổng số 20.648 máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong
đó, máy làm đất 5.240 máy, máy tuốt lúa có động cơ 8.771 máy; khâu chăm sóc,
Trang 35thu hoạch có 437 máy; chế biến thức ăn thô xanh 6.095 máy; 5 hệ thống xử lý
chất thải chăn nuôi Cùng với đó, huyện tiếp tục triển khai chương trình “cánh
đồng mẫu” theo phương pháp “5 cùng” trên 2 cây trồng chính là lúa và ngô tạiđịa bàn 5 xã, với tổng số 8 cánh đồng trong năm 2020 Qua đó, thuận tiện choviệc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, năng suất các cánh đồng mẫu tăng từ 10% trở
lên (Nguyễn Phương, 2020) Bên cạnh cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, việc
ứng dụng cơ giới hóa trong bảo quản, chế biến nông sản trên địa bàn huyện cũng
từng bước được đầu tư mở rộng, như: Công nghệ chế biến, bảo quản chè; sơ chế,
bao quản ngô, đậu tương, mận, gop phan làm giảm tốn thất sau thu hoạch đốivới hàng hóa nông sản Tuy nhiên hiện nay, công nghệ chế biến, bảo quản chủyếu tập trung vào chế biến chè; còn các loại cây trồng khác chiếm tỷ lệ khôngnhiều Theo tính toán của cán bộ chuyên môn và các hộ nông dân, ứng dụng cơ
giới hóa trong sản xuất không chỉ giúp giảm sức lao động thủ công mà còn góp
phần tăng năng suất cây trồng từ 10 — 15% trên cùng diện tích canh tác; tỷ lệ này
còn cao hơn nếu áp dụng đồng bộ từ khâu làm đất, chăm sóc, vận chuyền, thu
hoạch và chế biến, bảo quản
Qua đó, cơ bản các chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp và các chương trìnhtrọng tâm năm 2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Trong đó, tong sanlượng lương thực có hat năm 2020 dat 39.818,4 tan, đạt 100,2% so kế hoạch Giá
tri sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác năm 2020 đạt 50 triệu đồng, đạt 100% kế
hoạch Kết quả thực hiện năm 2020, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 29,2% trong
cơ cầu ngành nông nghiệp, đạt 100% kế hoạch (Nguyễn Phương, 2021) Nhờ đó,
kinh tế của huyện tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt
24,5 triệu đồng tăng 9,6 triệu đồng so với năm 2015 và tăng 17,75 triệu đồng so
với năm 2010 (Hoàng Tính, 2011) Thực tế đó cho thấy rằng, việc áp dụng cơ