1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) đến xuất khẩu da giày của Việt Nam

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Đến Xuất Khẩu Da Giày Của Việt Nam
Tác giả Lờ Thuý Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Linh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế CLC
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 58,71 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố:Làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cam kết và cácyêu cầu đặt ra trong Hiệp định C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TE CHÍNH TRI

>a LH œ

Giang viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Linh

Sinh viên thực hiện: Lê Thuý Quỳnh

Lớp: QH - 2020 - E Kinh tế CLC 2

Hệ: Chất lượng cao

Hà Nội - 2023

Trang 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

DE TÀI: TAC DONG CUA HIỆP ĐỊNH DOI TÁC TOAN DIỆN VÀ TIEN BỘXUYEN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) DEN XUẤT KHẨU DA GIÀY CUA

VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thi LinhGiang vién phan bién: TS Dang Trung TuyénSinh viên thực hiện: Lê Thuý Quỳnh

Lớp: QH - 2020 - E Kinh tế CLC 2

Hệ: Chất lượng cao

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc lậpcủa bản thân Đồng thời, các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực, rõràng và có nguồn gốc cụ thé Kết quả nghiên cứu được trình bay trong khoá luận chưatừng được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

LÊ THUÝ QUỲNH

Trang 4

LỜI CẢM ƠNTrước tiên, tôi xin bay tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Phạm Thị Linh

vì đã tận tình giải đáp thắc mắc, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện dé tôi có thé hoànthành khoá luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thé cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế chính trị

— Trường Đại học Kinh tế - Dai học quốc gia Hà Nội đã có những giúp đỡ, đóng gópchân tình trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại trường, đặc biệt là trong giaiđoạn làm khoá luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về lý luận, kinh nghiệm cũng nhưthời gian nghiên cứu còn hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót Tôirat mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thay, Cô giáo dé khoá luận được

hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm on!

Tác giả

LÊ THUÝ QUỲNH

ii

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tai cccsssssessessessssssessessesssessessessssssessessessssssesscsaeeseesees 1

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU 5G 5< 5 5 S5 5999 5594594 95 2

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu -° 2s s2 sssseess+ssesesserssess 3

5 Phương pháp nghiên CỨU do G5 G 6 8 99 65 994 9956986 9899495896 3

6 Kết cấu khóa luận 2s s©s£©ss©Ss£EsEssExstxseEseteserserserssrssersersssse 5CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIEN VE TÁC ĐỘNG CUA CPTPP DEN XUẤT KHẨU DA GIÀY 6

1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tác động của CPTPP 61.1.2 Những công trình nghiên cứu về tác động của CPTPP đến ngành da giày

"¬ã—nND A 101.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 2-2 ©5++2++EE+£E2EE2EEEEEtEEESEEeEkrrkerrrees 121.2 Cơ sở lý luận về tác động của CPTPP đến xuất khẩu da giày 13

1.2.1 Khái quát về ngành da giày 2 52 2StcE E2 EEEEEEEEEEEEEcrkrrrree 13

1.2.2 Khái quát về CPTPP -¿- + ++Sk+EE2E2EEEEEEEEEEEXEE121121121121111111 11 1x 171.2.3 Tác động của CPTPP đến ngành xuất khâu da giày - 351.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của CPTPP đến xuất khẩu da giày 37

1.2.5 Các nhân tô anh hưởng đến xuất khẩu da giàyError! Bookmark not

defined.

1.3 Kinh nghiệm quỐc té c.sccsesssssssssessessesssessessessssssssessesssssscssessessscsseeseesseese 39

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế 25 (0) Series 391.3.2 Bai hoc kinh nghiệm cho Việt Nam ou eee eecccesceeeteeeseeeeseeeeeesseeeeseees 43

ili

Trang 6

CHƯƠNG 2 TÁC DONG CUA CPTPP DEN XUẤT KHẨU DA GIAY VIỆT ]NẠM 0< G S0 4 0.000.000.004 0004.0004 0 04 00 04.4.0004 0004.9608094 00 45

2.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến xuất khẩu da giày của Việt NAM o0 G5 G5 0 cọ TH cọ c TT 0 T0 0 00090001009 0090004080 82

2.1.1 Bối cảnh trong nưỚC - 2 2 5E2E2EE£EEEEEEEE2E1EE171122122171 21 xe 82

2.1.2 Bối cảnh quốc tẾ 2-2 St SE2E1EE1E21121121171121121111111211 211111 xe 82

2.2 Khái quát về ngành da giày Việt Nam - sec sscs<essecssecssee 45

2.2.1 Sản xuất da giày ch TT TỰ 21121211111 1 1121212 ryg 45 2.2.2 Kim ngạch xuất khâu da giày - 2-5225 E22 2E 47 2.2.3 Thị trường xuất khẩu -¿- + + + St2E12E212111111121111211 111.11 54

2.2.4 Mặt hàng xuất khẩu -:-ccscsss¿ Error! Bookmark not defined

2.2.5 Xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP 58

2.3 Tac động của CPTPP đến xuất khẩu da giày Việt Nam - 60

2.3.1 Tac dOng tich CUC 1 60

2.3.2 Tac AOng ti€U CUC oo 68

2.4 Đánh giá tác động của CPTPP đến xuất khau da giày 72

2.4.1 Nhiing in 0 72

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-22 +¿+2x+2EE+EE+2EE+2EE2EE2EEeEEsrkrrred 74 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU DA GIÀY DƯỚI TÁC ĐỘNG CUA CPTPP VÀ MOT SO HAM Ý CHÍNH SÁCH 82

3.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành giày da Việt Nam từ CPTPP 82

3.1.1 Cơ hội đối với ngành giày da Việt Nam từ CPTPP 2z: 83 3.1.2 Thách thức đối với ngành giày da Việt Nam từ CPTPP - 85

3.2 Giải pháp tăng cường xuất khẩu da giày dưới tác động của CPTPP và một số hàm ý chính sách s-s< << s©s£+ss£sseEseEse+xstrsersersstsserserssrssrrsersee 86 3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nưỚc - ¿+ S2 2t 12x 2E Errkrrrke 86 3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội - 6 6 2c + S9 ri, 92 3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiỆp - 5 5 225 33221 *++EE+svExseeeeeeeress 93 4000900075 97

TÀI LIEU THAM KHAO 2-2-5 s2 ©S££S££S££s2Es£ se £seSsexsessessessesee 98

iv

Trang 7

DANH MỤC SƠ DO, BANG BIEUBảng 1.2 Cam kết về QTXX trong CPTPP đối với sản phâm giày dép 27Hình 2.1: Sản lượng một số sản phẩm dệt may của Việt Nam giai đoạn 2014 — 2021

"— 45

Bang 2.1 Các chỉ số kinh tế và sản xuất công nghiệp 2-2 z+cz+sec: 47Hình 2.2 Tổng kim ngạch xuất khâu hàng giày dép của Việt Nam và xuất khẩu củakhối doanh nghiệp FDI - ¿ ¿+ S£SE9SE£EE£EE£EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrreg 48Bang 2.2 Xuất khâu của doanh nghiệp FDI 2016 - 2022 - 2-2 2 2+5: 49Bang 2.5: Kim ngạch xuất khâu hàng giày dép của Việt Nam sang 10 thị trường chínhgiai đoạn 2014-2021 - - -Sc 1121113211321 11931 1591119111011 101110111 011 E11 1H 1H ng 54Bảng 2.6 Xuất khẩu da giày của Việt Nam sang các Chau Luc năm 2022 56Bang 2.7 Top 05 thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam 56Bảng 2.8 Top 15 nước - thị trường xuất khâu da giày Việt Nam 57Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giày đép của Việt Nam giai đoạn

p0 v0 < : 51

Bang 2.9 Xuất khâu da giày sang các thi trường FTA 11 tháng năm 2022 58Bảng 2.10 Xuất khâu da giày Việt Nam sang các nước CPTPP - 59Bảng 2.11 Xuất khâu giày dép của Việt Nam sang các nước CPTPP năm 2018 64

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TATChữ viết tắt Nguyên nghĩa

AANZFTA | Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN — Australia, New ZealandAJCEP Hiép dinh Déi tac Kinh té Toan dién ASEAN - Nhat Ban

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

ATIGA Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiên bộ Xuyên Thái Bình Dương

EU Liên minh châu Âu

FDI Đâu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Hiệp định Thương mại Tự do

HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

LEFASO Hiệp hội Da - Giày — Túi xách Việt Nam

MEN Đối xử tôi huệ quốc

SPS Các biện pháp an toàn thực phâm và kiêm dịch động thực vật

RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tê Toàn diện Khu vực

TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam — Chi-lê

VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tê Việt Nam — Nhật Ban

WTO Tổ chức thương mại thé giới

vi

Trang 9

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Hoạt động xuất khâu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗiquốc gia Đối với Việt Nam, xuất khâu là phương tiện quan trọng thúc day nền kinh

tế phát triển Việc mở rộng xuất khâu dé tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và chonhu cầu nhập khâu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quantrọng nhất của chính sách thương mại Việt Nam đã và đang thực hiện các biện phápthúc đây các ngành kinh tế theo hướng xuất khâu, khuyến khích khu vực tư nhân mởrộng xuất khâu dé giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước

Xuất khẩu da giày của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và

xã hội của quốc gia Nó không chỉ tạo ra doanh thu xuất khâu đáng kể và thúc đâythương mại quốc tế, mà còn tạo việc làm cho một lượng lớn người lao động và thúcđây phát triển kỹ thuật và công nghệ trong ngành Doanh thu từ xuất khâu da giàycũng có tiềm năng để đầu tư vào các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe

và phát triển hạ tang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ViệtNam Năm 2022, da giày tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng, nam trong nhóm 8 mặthàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD Mặc dù từ quý 4/2022 những ngànhxuất khâu, trong đó có da giày, đều phải chịu tác động rất lớn của thị trường thế giới,nhưng kết thúc năm, kim ngạch xuất khâu đạt 23,93 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm

2021 (Đặng Văn Phong, 2023)

Ngày 12/11/2018, Việt Nam đã tiến hành phê chuẩn hiệp định đối tác toàndiện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP, Hiệp định có hiệu lực từ ngày14/01/2019, đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là các lợi ích về xuất

khẩu Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm

thuế nhập khâu về 0% cho hàng hóa của nước ta sẽ tạo ra những tác động tích cựctrong việc thúc đây kim ngạch xuất khâu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuấtkhâu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởngcam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế

mạnh của nước ta như nông thủy sản, điện, điện tử đêu được xóa bỏ thuê ngay khi

Trang 10

Hiệp định có hiệu lực Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm

2035 Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cầulại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Theo một nghiên cứu củaNgân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuấtkhẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la

Mỹ, chiếm 25% tông lượng xuất khẩu (Tap chi tài chính, 03/09/2019)

Tuy nhiên, ngoai những cơ hội mà CPTPP mang lại, nó cũng gây ra các tháchthức cho xuất khâu da giày của Việt Nam như khả năng hưởng ưu đãi thuế quan trongCPTPP phụ thuộc vào khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với các sản phâm giàydép, xu thé gia tăng bảo hộ trên thé giới đưới nhiều dạng thức khác nhau, đặc biệt lànguy cơ lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp, cũng bắt đầu xuấthiện ở các nước CPTPP và giày đép nằm trong nhóm các sản phẩm thường bị áp dụngcác biện pháp này.

Với mong muốn xem xét tác động của CPTPP đến xuất khẩu da giày của ViệtNam, từ đó tìm ra giải pháp dé hạn chế các thách thức, tận dụng triển vọng nâng cao

hoạt động xuất khâu da giày của Việt Nam nên em quyết định chọn đề tài "Tac động

của CPTPP đến xuất khẩu da giày của Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu

2 Cau hỏi nghiên cứu

Hiệp định thương mại tự do CPTPP đã có những tác động như thế nào đếnxuất khẩu da giày Việt Nam?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tác động CPTPP đến xuất khẩu da giày củaViệt Nam bao gồm những tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp tăngcường xuất khâu da giày Việt Nam dưới tác động của CPTPP

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động củaCPTPP đến xuất khâu da giày

Trang 11

- Phân tích thực trạng xuất khâu da giày dưới tác động của CPTPP ở Việt Namgiai đoạn 2019 - 2022

- Dé xuất giải pháp tăng cường xuất khâu da giày Việt Nam dưới tac động củaCPTPP và một số hàm ý chính sách.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động của CPTPP đến xuất khẩu da giày của Việt Nam

Pham vi nghiên cứu:

e Về thời gian: Dé tai tập trung nghiên cứu tinh trạng xuất khẩu da giày của Việt

Nam từ năm 2019 (khi CPTPP được ký kết và chính thức có hiệu lực) đếnnăm 2022 Tuy nhiên, để có sự so sánh rõ hơn về tác động của CPTPP đếnxuất khâu ngành da giày của Việt Nam, đề tài khảo sát thêm các số liệu từ năm

2017 (trước khi CPTPP được ký kết và có hiệu lực)

e Về không gian: Dé tài nghiên cứu các tác động của CPTPP đến xuất khâu

ngành da giày ở Việt Nam

e Về nội dung: Dé tài tập trung phân tích tac động CPTPP đến xuất khẩu da giày

của Việt Nam bao gồm những tác động tiêu cực và tích cực

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã áp dụng một loạt các phương

pháp nghiên cứu nhằm đạt được sự toàn diện và chính xác trong việc phân tích thựctrạng xuất khẩu da giày của Việt Nam dưới ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP Cụ thé,các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Căn cứ vào đối tượng

nghiên cứu, khóa luận sử dụng phương pháp luận này nhằm làm rõ bản chất tác độngCPTPP đến xuất khẩu da giày của Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố:Làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cam kết và cácyêu cầu đặt ra trong Hiệp định CPTPP; thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thứcấp nhằm đánh giá tác động CPTPP đến xuất khẩu da giày của Việt Nam Trong khóa

luận, tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều nghiên cứu khoa học trước đây

Trang 12

Phương pháp thu thập số liệu: tac giả tiễn hành thu thập từ các tô chức uy tíntrên Thế giới và ở Việt Nam các đữ liệu về GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (The World Bank - WB), Cơ sở dữliệu thống kê hàng hóa của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade); Dữ liệu về tỷ trọng hànghóa xuất khẩu và nhập khẩu gạo của Việt Nam tại các khu vực thị trường được thuthập từ Tong cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, Ngoài ra, các thông tin về rào

cản thương mại của các nước ký hiệp định CPTPP và khu vực, chính sách xuất, nhập

khẩu của Việt Nam, các hiệp định thương mại, được thu thập bằng cách tra cứu cáctài liệu, văn bản, sách và các nghiên cứu trước đó Nguồn đữ liệu này sau khi đượctổng hợp và phân tích sẽ phản ánh khái quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu dagiày của Việt Nam trong bối cảnh hiệp định CPTPP

Phương pháp thống kê, tổng hợp: Nhằm xử lý, thông kê, tông hợp các thôngtin, số liệu thu thập được về thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam,làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đây mạnh xuấtkhẩu mặt hàng da giày, xây dựng báo cáo tông hợp khóa luận

Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành

so sánh, kiểm tra giữa các nguồn khác nhau dé đảm bảo tính chính xác của dữ liệutrước khi sử dụng dé tính toán Ngoài ra, kiểm tra dữ liệu nhằm phát hiện những thiếusót, sai lệch trong quá trình thu thập dé có những điều chỉnh kịp thời Từ đó sẽ hìnhthành nên bộ dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất, đảm bảo việc phân tích sau này đượcchính xác và khách quan Từ nguồn dữ liệu đã thu thập được, khóa luận sử dụng phầnmềm máy tính excel tính các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối, sau đó dữ liệu sẽ đượctrình bày băng hai hình thức chủ yếu là bảng thống kê và đồ thị thống kê

Phương pháp so sánh, đối chứng: Được sử dụng dé tiến hành đánh giá thực

trạng, so sánh tốc độ tăng trưởng xuất khâu da giày của Việt Nam và các nước, sosánh giữa các thời kỳ phát triển khác nhau; đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu

mặt hàng da giày của Việt Nam so với các nước.

Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Tác giả tiễnhành xác định các yêu diém mạnh, yêu, cơ hội và thách thức của xuât khâu da giày

Trang 13

Việt Nam bằng cách tập trung vào việc thu thập thông tin từ các nguồn như phân tíchtài liệu và nghiên cứu thị trường.

6 Kết cấu khóa luận

Khóa luận gồm có 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động củaCPTPP đến xuất khẩu da giày

Chương 2: Tác động của CPTPP đến xuất khẩu da giày Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường xuất khẩu da giày Việt Nam dưới tác động củaCPTPP và một số hàm ý chính sách

Trang 14

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC

TIEN VE TÁC DONG CUA CPTPP DEN XUAT KHẨU DA GIÀY1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tác động của CPTPP

Nguyễn Việt Phương (2019) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của CPTPPđến ngành nông nghiệp Việt Nam Nghiên cứu đã trình bày các cơ hội CPTPP đemđến ngành nông nghiệp của Việt Nam: Hiệp định này sẽ đỡ bỏ hàng rào thuế quan

ngay khi CPTPP có hiệu lực và theo lộ trình; Tạo động lực, sức ép cho doanh nghiệptrong nước tập trung vào chế biến, đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cungứng, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến, giảmxuất khẩu thô, xuất khâu nguyên liệu; Tiếp tục duy trì và củng cô lợi thé của nước ta

so với các quốc gia khác trong CPTPP về sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản nhiệt đới

và cận nhiệt đới vì giá thành thấp, nguồn nguyên liệu đồi dào và nguồn nhân lực rẻhơn các nước khác trong khối; CPTPP đem đến cơ hội để nước ta đầu tư nâng caotrình độ kỹ thuật, trình độ quản lý bắt kịp với các nước còn lại trong khối, phát triểncác khâu quản lý, quảng bá, marketing cho sản phẩm Nghiên cứu cũng đưa ra cácthách thức CPTPP đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam: các doanh nghiệp ViệtNam sẽ phải đối mặt với làn sóng cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp nướcđối tác; CPTPP là một hiệp định thế hệ mới có phạm vi quy định toàn diện và tiêuchuẩn cao Từ những cơ hội và thách thức, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nâng cao sứccạnh tranh cho ngành Nông nghiệp Việt Nam: tích cực tìm hiểu, thông tin cho doanhnghiệp và người nông dân về nội dung hiệp định CPTPP; thay đổi tư duy kinh doanh,biến khó khăn thành động lực, biến sức ép cạnh tranh trên thị trường thành bài học

dé đổi mới; tăng cường sức cạnh tranh của hàng nội dia bằng cách thúc đây sự kết

nối và hợp tác liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước; tăng cườngtrình độ nguồn nhân lực bằng cách thúc day đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

đến từ các trường đại học, cao đăng: chủ động xúc tiến thương mại va đầu tư, lựa

chọn thị trường và đối tác dé thu hút vốn va tiếp cận công nghệ hiện đại; quan tâm

Trang 15

đến van đề sở hữu trí tuệ nhăm đảo bảo quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, tênthương mại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Lê Vỹ Tường Vy (2020) thực hiện nghiên cứu đề tài về phân tích và dự báocác tác động của CPTPP đến các doanh nghiệp Bình Định Tác giả tập trung phân

tích và dự báo các cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp Bình

Định khi tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương Trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đối với bản thân mỗidoanh nghiệp Bình Định cũng như chính sách hỗ trợ đối với Nhà nước, đặc biệt làvai trò của Sở Công thương tỉnh Bình Định trong chiến lược phát triển kinh tế củaTỉnh nhà.

Nguyễn Xuân Hưng (2020) tiến hành nghiên cứu tác động của CPTPP đếnxuất khâu thủy sản của Việt Nam Từ những quy định của Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) liên quan đến xuất khẩu thủy sảncủa một quốc gia thành viên, bài viết đã phân tích và dự báo những tác động của Hiệpđịnh dé chi ra những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách nhằm khai thác tác

động của CPTPP dé tận dụng các co hội và vượt qua thách thức cho xuất khẩu thủy

sản của Việt Nam trong thời gian tới.

Tạ Văn Lợi (2021) nghiên cứu về tác động các cam kết của hiệp định CPTPPđến năng lực cạnh tranh cap tinh (CPI) tại Việt Nam Tác giả đã trình bày về kết quảcông bố chỉ số CPI hàng năm tại Việt Nam Sau đó, tác giả trình bày về các chỉ sốthành phần của CPI và mức độ ảnh hưởng từ các cam kết của Việt Nam đối với Hiệpđịnh CPTPP Trên cơ sở đó, tác giả đã trình bày các kiến nghị và giải pháp tăng cườngthực thi các cam kết của Hiệp định CPTPP đối với cạnh tranh tại Việt Nam

Võ Lê Nam và Hà Thị Phương Trà (2020) thực hiện nghiên cứu về tác độngcủa cam kết cắt giảm thuế quan nhập khâu trong CPTPP đối với Việt Nam Trên cơ

sở phân tích cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bài viết nhận định răng, sự ảnh

hưởng của việc mở cửa thị trường thương mại hàng hóa trong khuôn khô CPTPP đối

Trang 16

với kinh tế Việt Nam, cũng như khả năng cạnh tranh của một số nhóm hàng sau khi

giảm thuế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, bao gồm may mặc, nông sản, thủy sản,

sản phẩm điện, điện tử, khoáng sản và dầu khí, là không đáng kể Tuy nhiên, Chínhphủ cũng như các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách thức nhất định khi triểnkhai CPTPP Bài viết đưa ra một số đề xuất chính sách dé Việt Nam có thé khai tháchiệu quả quy định về thuế quan nhập khâu của Hiệp định trong thời gian tới

Phan Thanh Hoàn (2019) thực hiện báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và côngnghệ cấp Đại học Huế về đánh giá tác động tiềm năng của CPTPP đến ngoại thươngViệt Nam Đề tài đã phân tích tác động của CPTPP đến ngoại thương và các ngànhhàng xuất, nhập khâu chủ lực của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triểnngoại thương nói chung và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng trongbối cảnh hội nhập CPTPP của Việt Nam

Trần Viết Long (2019), Nghiên cứu khoa học: “Tac động của các Hiệp địnhthương mại tự do FTAs đối với ngành dệt may của Việt Nam — Qua thực tiễn tại tinhThừa Thiên Huế” đã đi sâu phân tích thực trạng, các rao cản khi các doanh nghiệpdệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia xuất khẩu sang thị trường các nước thànhviên của các Hiệp định trong WTO (Hiệu định Tổng quan về Thuế quan và Thươngmại (1994), Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, Hiệu định về Quyđịnh xuất xứ); Hiệp định Thương mại tự do Asean (AFTA); Hiệp định Đối tác Kinh

tế Việt Nam — Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định thương mại Tự do Asean — Hàn Quốc(AKFTA); Hiệp định CPTPP và các hiệp định khác Đồng thời, xuất phát từ thực tiễncủa tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài để xuất các giải pháp chiến lược tổng thể và cụ thểgiúp các doanh nghiệp dệt may ở địa phương như HBI, Scavi, Dệt may Huế, VinatexHương Trà, May xuất khẩu Hué, Thiên An Phát, Thiên An Phú, nhận thức đúng vềcác hiệp định thương mại Việt Nam tham gia, từ đó tận dụng một cách tốt nhất các

ưu đãi thương mại, chính sách đối với ngành dệt may mà Hiệp định nói trên mang lại,

góp phan thúc day hoạt động xuất khâu đạt hiệu quả cao

Lê Thị Ánh Tuyết (2020) trong bài nghiên cứu khoa học có tựa đề "Phân tíchthương mại Việt Nam — Nhật Bản trong CPTPP: sử dụng chỉ số thương mai" tập trung

Trang 17

vào việc phân tích thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong ngữ cảnh của Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Dữ liệu nghiêncứu được thu thập từ năm 2001 đến năm 2018 thông qua trang web chính thức củaUNComtrade Bài báo này sử dụng phương pháp chỉ số thương mại dé xác định cáclĩnh vực có khả năng hưởng lợi và những lĩnh vực có khả năng bi ảnh hưởng tiêu cựcgiữa Việt Nam và Nhật Bản khi thực hiện CPTPP Kết quả đã chứng minh rằng ViệtNam và Nhật Bản có thể tiếp tục là những đối tác thương mại lớn và thậm chí sẽ pháttriển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh thực hiện CPTPP Hiệp định này mở ra cơ hội lớn

để Việt Nam tăng cường xuất khẩu các sản phâm như đệt may, giày da, đồ gỗ, rauquả, thủy sản và linh kiện điện tử sang Nhật Bản Ngược lại, Nhật Bản cũng có nhiều

cơ hội hơn trong việc xuất khâu các sản phẩm công nghệ cao sang Việt Nam Dựatrên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số chính sách nhằm thúc đây quan

hệ thương mại với Nhật Bản trong tương lai.

Hà Văn Hội (2015) đã thực hiện nghiên cứu về “Tham gia TPP — Cơ hội vathách thức đối với xuất khâu gạo của Việt Nam” Bài viết phân tích tình hình sản xuất

và xuất khâu gạo của Việt Nam trong thời gian qua; làm rõ cơ hội và thách thức củaxuất khâu gạo khi tham gia TPP; đồng thời đề xuất một số biện pháp chính nhằm tậndụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần tăng khối lượng và kim ngạch xuất khâugạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Nghiên cứu khoa học: “Hiệp định xuyên Thái Bình Dương Cơ hội và tháchthức đối với thị trường lao động Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hoài (2014) đề cậpnhững cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam khi thực hiện các camkết về lao động trong TTP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối vớiChính phủ và các cơ quan chức năng liên quan: tăng cường xuất khẩu và nâng caohiệu quả xuất khâu lao động, rút ngắn khoảng cách cung - cầu về lao động, hạn chế

tỷ lệ lao động dịch chuyển và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động

Trang 18

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về tác động của FTAs đến xuất khẩu da giàyViệt Nam

Luận án: “Day mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiếntrình thực hiện Hiệp định thương mai tự do Việt Nam - EU (EVFTA)” của tác giả

Pham Hong Nhung (2022) đã hệ thống hóa, làm rõ và bé sung cơ sở lý thuyết về đâymạnh xuất khẩu mặt hang da giày, cụ thé: là làm rõ khái niệm và nội hàm; xác lậpkhung khổ lý thuyết, xác định các nội dung và chỉ tiêu đánh giá đây mạnh xuất khâumặt hàng da giày; các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến đây mạnh xuấtkhẩu mặt hàng da giày, đặc biệt trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự

do Việt Nam - EU (EVFTA) Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng đâymạnh xuất khâu da giày Việt Nam sang EU theo các nội dung và tiêu chí đã được xácđịnh trong khung khổ lý thuyết; đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặthàng da giày của Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2021, trên cơ sở đó đưa ra nhậnđịnh về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồntại, hạn chế, cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với đây mạnh xuất khẩu mặthàng đa giày của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị Luận

án còn đi sâu phân tích, dự báo về bối cảnh và triển vọng đây mạnh xuất khẩu mặthàng đa giày của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030 trong bối cảnh thực hiện Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Từ đó, đề xuất quan điềm, định hướng

và giải pháp day mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trong tiến trình thựcthi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thời kỳ đến năm 2030

Lê Trần Vũ Anh (2023) đã thực hiện bài luận án tiến sỹ quản lý khoa học vàcông nghệ về dé tài: “Dự báo xu hướng phát triển công nghệ của ngành Da - GiầyViệt Nam” Luận án đã phác thảo được tình trạng phát triển ngành công nghiệp dagiầy cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp da giầy trên thế giới

và ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ký kết các hiệp định FTAs, phân tích cácyếu tô ảnh hưởng đến sự phát triển ngành da giầy Việt Nam, đưa ra các chiến lược và

lộ trình tương lai của các công nghệ trong ngành da giầy Việt Nam và đưa ra đượccác khuyến nghị chính sách phát triển công nghệ cho ngành da giầy Việt Nam Luận

10

Trang 19

án sử dụng phương pháp nhìn trước công nghệ - Technology foresight đưa ra các kịchbản phát triển công nghệ da giầy của Việt Nam năm 2030 Cũng như các chiến lượckhuyến nghị chính sách phát triển ngành da giầy Mặc dù phương pháp foresight đãđược áp dụng rộng rãi nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng không

vũ trụ, thủy sản Tuy nhiên trong lĩnh vực da giầy thì đây là công trình nghiên cứumới nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hải Trung (2021) về đề tài “Giải pháp phát triểnthị trường xuất khâu mặt hàng da giày của Việt Nam” Trong nghiên cứu, tác giả tiềnhành hệ thống hóa khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khâu giày da của ViệtNam với 3 chủ thé chính là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp Xác định đượcnhững nhân tổ (bên trong và bên ngoài) có ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuấtkhẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam Phân tích thực trạng hoạt động xuấtkhẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khâu mặt hàng giày dacủa Việt Nam từ 2007 đến 2017, cập nhật đến 2019 Đề xuất định hướng và giải phápphát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da Việt Nam đến năm 2025,tầm nhìn đến năm 2030 trong bối cảnh ký kết và thực thi các Hiệp định FTAs

Nguyễn Thi Bích Hạnh và Nguyễn Tiến Hoàng, Đại học Ngoại Thương (2021),bài nghiên cứu "Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày đépcủa Việt Nam sang thị trường EU" Nhóm tac giả đã sử dụng mô hình SMART của

Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới để đánhgiá tác động thực tế đối với các thay đổi chính sách thương mại đã hoàn thành vàthường được thực hiện sau khi FTA đã ký kết và có hiệu lực EVFTA chỉ có hiệu lực

từ ngày 01/08/2020, thời gian thực hiện ngắn và chưa đủ dit liệu thực hiện đánh giátác động thực tế Do đó, nghiên cứu lựa chọn đánh giá tác động tiềm năng của Hiệpđịnh EVFTA đối với tác động tạo lập thương mại, tác động chuyên hướng thươngmại, tác động doanh thu thuế của chính phủ, tác động đến phúc lợi xã hội và sự thayđổi trong xuất/nhập khẩu

Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Đại học Thương mại (4/2022), bài nghiên cứu

"EVFTA-Co hội va thách thức cho ngành da giày Việt Nam" đã phân tích những co

11

Trang 20

hội và thách thức mà ngành da giày Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện Hiệp định

EVFTA đã được ký kết Từ đó, đưa ra những đề xuất và kiến nghị giúp cho ngành đa

giày Việt Nam được hưởng lợi ích tối đa từ Hiệp định thương mại tự do Việt

Nam-EU.

Luận án tiến sĩ của Dinh Công Hoàng, Học viện Khoa học - Xã hội (2016), vềchủ đề "Rào cản thương mại tại thị trường Liên minh châu Âu đối với hàng da giàyxuất khâu của Việt Nam” Luận án đã làm rõ co sở lý luận và thực tiễn về rào cảnthương mại đối với mặt hàng da giày xuất khâu trong thương mại quốc tế Luận áncũng đã đi sâu phân tích tình trạng về rào cản thương mại và đánh giá khả năng vượtrào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khâu của Việt Nam tại thị trường

EU Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp vượt rào cản thương mại đối với mặt hàng

da giày xuất khâu của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Da giày, Bộ CôngThương của Phan Thị Thanh Xuân (2011) về chủ đề "Nghiên cứu các giải pháp và

cơ chế, chính sách hạn chế tác động của hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sảnphẩm xuất khâu ngành da giày." Dé tai đã trực tiếp đề cập và phân tích hệ thống ràocản kỹ thuật đối với mặt hàng đa giày tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, NhậtBản, Trung Quốc, đồng thời đánh giá những tác động và khả năng đáp ứng của cácsản phẩm da giày xuất khâu Việt Nam đối với hệ thống rào cản kỹ thuật của các thịtrường nhập khẩu trong bối cảnh ký kết các Hiệp định FTAs, dựa trên một số tiêuchi/van đề như: Công tác tiêu chuẩn và đo lường, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹthuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, các tiêu chuân quốc tế và hiệp định thương mạigiữa hai bên.

1.1.3 Khoảng trong nghiên cứu

Nhìn chung, những nghiên cứu trên góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan

về CPTPP và ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên,tác động tiềm năng của CPTPP đối với hoạt động xuất khâu da giày của Việt Namchưa được đề cập đến hay nghiên cứu một cách cụ thể CPTPP là một hiệp định đượccoi là Hiệp định thương mại toàn diện với quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay Vì

12

Trang 21

vậy, việc nghiên cứu tác động tiềm năng của một hiệp định “thế kỷ” như thế này đếnngoại thương nói chung và các ngành hàng chủ lực nói riêng có tác dụng rất lớn đếnviệc dự báo, hoạch định chính sách và có những giải pháp thiết thực nhằm tận dụngtốt các cơ hội cũng như hạn chế các bat lợi do CPTPP mang đến Thêm vào đó, nghiêncứu tác động của CPTPP ở cấp độ ngành da giày có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở

gợi ý chính sách phát triển cụ thể cho ngành da giày xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

1.2 Cơ sở lý luận về tác động của CPTPP đến xuất khẩu da giày

1.2.1 Khái quát về ngành da giày

1.2.1.1 Khải niệm

Ngành da giày là một trong những ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng laođộng, cùng với ngành dét may, đem lại thang dư xuất khẩu cho nền kinh tế; làm tăngphúc lợi xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở những nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam (Lê Tiến Trường, 2023)

1.2.1.2 Đặc điểm ngành

Ngành giày có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có lẽ chỉ sau nhóm sảnphẩm lương thực, thực pham, không chỉ đơn thuần là mặt hàng thiết yếu, bảo vệ sức

khỏe cho người tiêu dùng, mà còn mang tính thời trang, tạo ra nhiều giá trị gia tăng

Theo phân loại, mặt hàng giày dép nói chung gồm 3 nhóm mặt hàng chính là giày,dép túi và các loại da Tuy nhiên, trong giới han đề tài này, tác giả chọn phân tích mặthàng giày dép xuất khẩu thuộc HS64

Theo hệ thống hải mã tả và mã hàng (HS) thì sản phẩm giày dép thuộc chương

64 bao gồm: Giày, dép, ghế và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm

trên (HS 64) Cụ thé như sau:

HS 6401: Giày dép không thấm nước có dé ngoài va mũ bằng cao su hoặcnhựa, mũ giày đép không gan hoặc lắp ghép với dé bằng cách khâu, tán đỉnh, xoắn

ốc, cắm dé

HS 6402: Các loại giày dép khác có dé ngoài và mũ bang cao su hoặc nhựa

HS 6403: Giày đép có dé ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da thuộc hoặc tonghợp và mũ giày bằng da thuộc.

13

Trang 22

HS 6404: Giày đép có dé ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da thuộc hoặc tonghợp và mũ giày bằng vật liệu dét.

HS 6405: Giày dép khác.

HS 6406: Các bộ phận của giày, dép (ké cả mũ giày đã hoặc chưa gắn dé trừ

dé ngoài); miếng lót của giày, dép có thé tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự,ghế, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng

Nhu vậy, xuất khâu mặt hàng da giày được hiểu là việc đưa mặt hàng da giày

từ trong nước ra thi trường nước ngoài dé buôn bán, kinh doanh và thu lợi nhuận

1.2.1.3 Vai trò ngành trong nên kinh tế

Thứ nhất, góp phan dịch chuyển cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp,

nông thôn.

Dịch chuyên lao động là một xu thế khách quan của quá trình vận động củacác nền kinh tế Quá trình dịch chuyên lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệpđược đây mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyên cơ cấu ngành vàcông nghiệp hóa, đô thị hóa Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xu hướng dịchchuyên lao động nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ và là một trong những chỉ báocho thay sự phát triển theo hướng ngày càng hiện đại của nền kinh tế (Lê Tiến Trường,2023)

Chuyên dịch co cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình công nghiệphóa nền kinh tế Trong đó, ngành dệt may góp phan quan trọng trong sự dịch chuyểnkinh tế từ nông nghiệp, nông thôn sang công nghiệp Ngành dét may, da giày là nhữngngành công nghiệp nhẹ, đem lại thặng dư xuất khâu cho nền kinh tế; góp phần giảiquyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn và làm tăng phúc lợi xã hội (LêTiến Trường, 2023)

Thứ hai, góp phan giải quyết việc làm, tận dung lợi thé lao động

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có 10.246 doanh nghiệp hoạt

động sản xuất, kinh doanh trong ngành dệt may Đây luôn là một trong những ngànhxuất khâu chủ lực của Việt Nam và sử dụng nhiều lao động Ngành dệt may Việt Nam

có năng lực sản xuât cao, đáp ứng nhu câu may mặc trong nước và có kim ngạch xuât

14

Trang 23

khẩu cao, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do đặc thù công việc trong ngành dét may cần sự tỉ mi, khéo léo nên ty trong lao

động nữ nhiều hơn nam (lao động nữ chiếm 73,80%) Theo nhóm tuổi, lao động trongngành dệt may chủ yếu là lao động trẻ (15 - 35 tuổi), chiếm tỷ lệ 71,92% (Lê Tiến

Trường, 2023)

Với lợi thế về năng suất lao động, nên thu nhập hằng tháng của lao động dệtmay Việt Nam cao hơn các quốc gia cạnh tranh từ 30 - 70%(1), tuy nhiên đơn giátiền lương trên một đơn vi sản phẩm của dệt may Việt Nam vẫn khá cạnh tranh, giúpcác doanh nghiệp duy trì lợi thé cạnh tranh so với các nước Theo một nghiên cứucủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 1 tỷ USD hàng dệt may Việt Nam xuấtkhẩu sẽ tạo thêm khoảng 100.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, trong đó trực tiếplàm dệt may khoảng 50.000 người (Lê Tiến Trường, 2023)

Thứ ba, góp phan bảo đảm hàng hóa thiết yéu cho người dân

Năng lực của ngành dệt may, da giày hiện tại chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu,chiếm 90 - 95%, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước chỉ chiếm 5 - 10% năng lực,

do đó nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân, như hàng dét may, da giày hoàn toàn

có thê được đáp ứng đầy đủ Minh chứng rõ ràng nhất là khi dich bệnh COVID-19

xảy ra, ngành y tế rơi vào tình trạng thiếu, khan hiếm khẩu trang, một mặt hàng vôcùng thiết yéu trong đại dịch Ngành dệt may đã chuyên đổi linh hoạt và tiến hànhsản xuất khẩu trang vải để có thê khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị

y tế thiết yêu cho người dân, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang vải kháng khuẩn (LêTiến Trường, 2023)

Thứ tư, góp phan thúc day lỗi sống, văn hóa tiêu dùng mới khi tang lớp

trung lưu tăng nhanh gan với xu hướng thời trang, thẩm mỹ

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đi kèm theo đó là tầng lớptrung lưu tăng mạnh Xu hướng thời trang của tang lớp trung lưu ngày càng khắt khe,không chỉ về chất lượng, tính thâm mỹ, giá cả, mà còn về trách nhiệm xã hội với môitrường, đặc biệt là trong ngành thời trang Đề phô cập lối sống, văn hóa tiêu dùng, xuhướng mới của ngành thời trang, ngành dệt may đã có những giải pháp dé lan truyền

15

Trang 24

thông tin về xu hướng, văn hóa tiêu dùng mới của ngành thời trang thế giới qua cáchội chợ, hội thảo, tọa đàm, trình diễn các thiết kế thời trang Việt Nam, bộ thông sốnhân trắc người Việt Nam Qua đó, góp phần thúc đây lan tỏa lối sống, văn hóa tiêudùng tới một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung (Lê Tiến Trường, 2023)

Thứ nam, góp phan tạo nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu, tạo tích lãy ban dau.Trong tat cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may, da giày

là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong nhữngngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nềnkinh tế, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, luôn duy trì xuất siêu.Năm 2021, thang dư thương mại khoảng 25 tỷ USD, chiếm 42 - 45% trong tổng kimngạch xuất khẩu khoảng 60 ty USD cua hai ngành này, góp phan đáng ké vào thànhtích xuất siêu của cả nước trong những năm qua, thu về ngoại tệ và có tích lũy phục

vụ tái đầu tư mở rộng sản xuất (Lê Tiến Trường, 2023)

Thứ sáu, góp phan đóng góp cho chuỗi giá trị toàn cau, gia tăng sức mạnh

mềm gắn với mỗi thương hiệu sản phẩm

Việc tăng cường liên kết dệt may, da giày sẽ tạo điều kiện giảm chỉ phí dogiảm chi phí trung gian, ha giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàngmay mặc do tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao Liên kết đệt - may, đa - giày còn có tácdụng giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng,góp phan tăng ngân sách quốc gia Bên cạnh đó, liên kết dét - may, da - giày góp phan

tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu 6n định, chủ động cho khâu may sản phẩm quan

áo và giày dép, túi xách xuất khâu Ngoài ra, liên kết đệt - may tạo điều kiện mở rộngthị trường ngành dệt, từ đó tăng quy mô sản xuất dé dat lợi thế về quy mô, giảm giáthành, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng tích

lũy dé tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may

(Lê Tiến Trường, 2023)

Mặc dù hiện nay, mức độ đóng góp của Việt Nam cho chuỗi giá trị toàn cầuphần lớn nằm ở khâu CMT (gia công thuần túy), tuy nhiên các doanh nghiệp dét may

16

Trang 25

đã và đang có bước chuyền minh dé có thé sản xuất đơn hàng có giá trị gia tăng cao,góp phan không nhỏ vào việc gia tăng sức mạnh gắn với mỗi thương hiệu sản phẩm.1.2.2 Khái quát về CPTPP

1.2.2.1 Quả trình hình thành

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự

do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada,

Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

và Việt Nam TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 va được dự kiến sẽ có hiệu lực

từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPPkhông thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu

Thang 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổitên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viêncòn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) CPTPP chính thức có hiệu lực tại Australia,Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand vào ngày 30/12/2018, có hiệu

lực tại Việt Nam từ 14/1/2019, và có hiệu lực tại Peru từ ngày 19/9/2021 Ngày

05/10/2022, Malaysia đã chính thức phê chuẩn CPTPP va Hiệp định có hiệu lực vớinước này vào ngày 29/11/2022 Chile đã phê chuẩn CPTPP vào ngày 22/12/2022 vàHiệp định có hiệu lực với nước này vào ngày 21/02/2023 Ngày 13/05/2023, Bruneicũng đã chính thức phê chuẩn CPTPP, và Hiệp định đã có hiệu lực với nước này vào12/07/2023 Tính đến thời điểm hiện tại, Hiệp định CPTPP đã được cả 11 nước thành

viên phê chuẩn

Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên ngoài nhóm quốc gia sáng lập tham giavào Hiệp định Sau khi nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2/2021, Vương quốc Anhchính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023, nâng tông số thànhviên của Hiệp định lên 12 thành viên.

Ngoài các nước thành viên, hiện có 05 quốc gia/nén kinh tế khác đã chính thứcnộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng

17

Trang 26

9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022) và Uruguay (tháng 12/2022).

CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các camkết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn và (iii) một số sửa đổi trong

các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.

1.2.2.2 Một số nội dung chính

(1) Các cam kết về thuế nhập khẩuCác sản phâm da giày nói chung có nhiêu loại, không chỉ bao gồm nhóm chính

là giày dép mà còn có các nhóm khác sử dụng vật liệu da như tui, cặp, ví, balo, vali

Trong khuôn khổ bài khóa luận nay, các nội dung chỉ tập trung vào ngành giày dép,với các sản phẩm năm trọn trong Chương 64 Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hànghóa (Hệ thống HS)

Đối với các sản phẩm hàng hóa như giày dép, cam kết quan trọng nhất trongcác FTA là cam kết của mỗi nước Thành viên về thuế quan áp dụng với hàng hóanhập khẩu từ nước Thành viên khác

Về mức cam kết, trong CPTPP, một số nước Thành viên CPTPP đưa ra mứccam kết mở cửa mạnh, trong khi một số nước khác lại có cam kết cắt giảm thuế quantương đối dé dat Trong tổng thé, các cam kết thuế quan đối với giày dép của cácnước được phân theo 03 nhóm:

- Xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực với phần lớn các dòng thuếquan đối với giày dép

- Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình với một số sản phâm giày dépnhất định (từ 4-16 năm tùy sản phẩm, tùy đối tác)

- Giữ nguyên thuế MEN đối với lượng giày dép nhập khâu trong hạn ngạch vàcắt giảm thuế theo lộ trình đối với lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch (chỉ Nhật Bản

và áp dụng đối với 23/105 dòng thuế)

Trong CPTPP, mỗi nước Thành viên đưa ra một Biểu cam kết thuế quan riêng,

áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước Thành viên còn lại (trừ một số

18

Trang 27

hãn hữu các trường hợp áp dụng thuế riêng cho từng nước/nhóm nước cụ thê trong

Cam kết thuế quan của New ZealandTrong CPTPP, New Zealand cam kết tương đối mở về thuế quan đối với sảnphẩm giày dép Cụ thể, New Zealand cam kết:

Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 61/79 (tương đươngkhoảng 77%) dòng thuế giày dép của Việt Nam

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 05 năm với các dòng thuế còn lại (như

dé ngoài và gót giày, bằng cao su hoặc plastic, một số loại giày dép có kích cỡ khác

ngoài kích cỡ từ 10 dùng cho trẻ em đến 4 dùng cho người lớn )

Trong AANZFTA mà cả Việt Nam và New Zealand đều là thành viên, NewZealand đã cam kết xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm giày dép của ViệtNam từ năm 2018.

19

Trang 28

Như vậy, xét về thuế quan, CPTPP không có lợi bằng AANZFTA Mặc dùvậy, CPTPP tạo thêm một cơ hội về thuế ưu đãi cho sản phẩm giày dép xuất khẩuvào thị trường New Zealand.

Cam kết thuế quan của CanadaTrong CPTPP, Canada cam kết thuế quan cho sản pham giày dép ở mức mạnhnhất so với các đối tác khác trong CPTPP (không tính đối tác ASEAN) Mặc dù vậy,đối với các sản phẩm xóa bỏ thuế theo lộ trình thì Canada lại áp dụng các lộ trình rấtđài.

Cu thé, Canada cam kết về thuế quan đối với giày đép như sau:

Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 55/69 (chiếm khoảng 80%)dòng thuế giày dép của Việt Nam

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 7-12 năm với các dòng thuế còn lại, cụthể:

Lộ trình 7 năm với 1 dong thuế mã HS 6403.40.00 (Giày, dép thé thao khác,

có mũi bang kim loại dé bảo vệ)

Lộ trình I1 năm với 3/69 dòng thuế bao gồm mã HS 6403.51.00ex,6403.59.90ex, 6403.99.90ex (thuộc loại Dép đi trong nha)

Lộ trình 12 năm (giữ ở mức thuế cơ sở từ năm thứ nhất đến năm thứ 8, bắt đầucắt giảm thuế từ năm thứ 9, và sẽ được miễn thuế ké từ năm thứ 12) với 9/69 dòngthuế bao gồm:

Giày, dép không thấm nước có dé ngoài và mũ giày bang cao su hoặc plastic,

mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với dé bằng cách khâu, tán đỉnh, xoáy 6c, cam

đế hoặc các cách tương tự thuộc các mã HS 6401.10.19, 6401.10.20, 6401.92.91,

6401.92.92, 6401.99.12, 6401.99.19, 6401.99.20; Giày dép khác có Mũi giày được

gan kim loại dé bảo vệ có mã HS 6402.91.10, Giày, dép có dé ngoài bằng cao su hoặcplastic — loại khác có mã HS 6404 19.90

Lộ trình 12 năm (giảm còn 1⁄4 mức thuế cơ sở vào năm thứ nhất, giữ thuế nàyđến năm thứ 11, và miễn thuế từ năm thứ 12) với 1 dòng thuế mã HS 6403.91.00

20

Trang 29

(Giày cổ cao quá mắt cá chân có dé ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổnghợp và mũ giày bằng đa thuộc)

Cam kết thuế quan của Brunei, Malaysia, SingaporeTrong CPTPP các nước ASEAN này có cam kết tương đối khác nhau, cụ thé:Brunei cam kết về thuế quan với giày dép tương đối hạn ché, cụ thé:

Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 21/42 (chiếm 50%) dòng thuế

giày dép của Việt Nam

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 7 năm với các dong thuế còn lại ví dunhư giày lặn, giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt đã và giày ống gan ván

trượt

Trong khi đó, Malaysia, Singapore lại cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định

có hiệu lực với tất cả sản phẩm giày dép của Việt Nam

Tuy nhiên, tính đến hiện tại (10/2019), ngoại trừ Singapore đã phê chuẩnCPTPP, các cam kết của Brunei và Malaysia trong CPTPP hiện đều chưa có hiệu lực,chưa được áp dụng trên thực tế

Cam kết thuế quan của Chi-léTrong CPTPP, Chi-lê có cam kết tương đối hạn chế về thuế quan đối với sảnpham giày dép Cu thé, Chi-lê cam kết:

Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 18/43 dòng thuế giày đép (tức

là khoảng 41% số dòng giày dép)

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 4 năm với các dòng thuế còn lạiHiện giữa Việt Nam và Chi-lê đã có một Hiệp định thương mại tự do songphương (VCFTA) Trong FTA này, Chi-lê cũng xóa bỏ thuế quan đối với một phầndòng thuế giày dép từ Việt Nam, các dòng thuế còn lại được cắt giảm hoặc xoá bỏtheo lộ trình 5 năm ké từ khi Hiệp

định có hiệu lực Do VCFTA có hiệu lực từ 2014, điều này có nghĩa là Chi-lé

đã xoá bỏ thuế quan với toàn bộ giày dép từ Việt Nam ké từ năm 2019 Do đó tại thờiđiểm 10/2019, các sản phẩm giày đép của Việt Nam xuất khẩu sang Chi-lê đã được

hưởng thuế 0% theo VCFTA

21

Trang 30

Như vậy, xét về thuế quan, CPTPP không tạo thêm lợi thế nào về thuế quancho giày dép Việt Nam ở thị trường Chi-lê Tuy nhiên CPTPP tạo cho sản phẩm giàydép Việt Nam thêm một lựa chọn ưu đãi thuế quan và khả năng thỏa mãn quy tắcxuất xứ nội khối dé được hưởng ưu đãi (do số lượng đối tác trong CPTPP nhiều hơn).

Cần chú ý là hiện (tháng 10/2019) Chi-lê chưa phê chuân CPTPP, vì vậy cáccam kết của Chi-lê chưa được áp dụng

Cam kết thuế quan của Nhật BảnTrong CPTPP, Nhật Bản có cam kết thuế quan rat chặt với các sản pham giàydép Nước này không cam kết xóa bỏ ngay dòng thuế giày đép nào cho Việt Nam, vàchỉ cắt giảm theo lộ trình dài (11-16 năm); ngoài ra Nhật Ban vẫn giữ một tỷ lệ nhấtđịnh dòng thuế giày dép không cam kết xóa bỏ mà giữ nguyên mức MEN

Cu thé, Nhật Ban cam kết thuế quan đối với giày dép Việt Nam như sau:

Hạn ngạch thuế quan đặc biệt đối với 21,9% số dòng thuế giày đép

Cụ thé, đối với nhóm này, Nhật Bản giữ nguyên mức thuế MEN với số lượnggiày dép nhập khẩu trong hạn ngạch và áp dụng ưu đãi thuế quan (lộ trình cắt giảmthuế 11 năm) đối với 23/105 dong thuế gồm:

(1) Giày đép (không bao gồm giày đép dùng khi tập thê dục, điền kinh hay các

hoạt động tương tự và đép lê) của các phân nhóm 6403.20 đến 6403.99;

(2) Giày dép (không bao gồm dép lê) của phân nhóm 6404.19, với mũ có chứamột phần đa lông và da thuộc;

(3) Giày dép (không bao gồm giày thé thao, giày dép dùng khi tập thé duc,điền kinh hay các hoạt động tương tự và đép lê) của phân nhóm 6404.20, mũ có chứamột phan da lông và da thuộc hoặc có dé ngoài bằng da thuộc và mũ có một phan dathuộc;

(4) Giày dép (không bao gồm giày thé thao, giày dép dùng khi tập thé duc,điền kinh hay các hoạt động tương tự và dép lê) của phân nhóm hoặc 6405.10 đến6405.90, với mũ có một phần da thuộc va dé ngoài bằng da thuộc;

22

Trang 31

(5) Giày dép (không bao gồm giày thé thao, giày dép dùng khi tập thé duc,điền kinh hay các hoạt động tương tự và dép lê) của phân nhóm 6405.90, mũ có mộtphan da lông và da thuộc và dé ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp

Chú ý: Lượng hạn ngạch hàng năm sẽ được xác định bởi một quyết định củaChính phủ Nhật Bản, được tính toán trên cơ sở 12.019.000 đôi giày/dép kết hợp vớixem xét số lượng nhập khâu trong năm trước đó và tình hình thị trường quốc tế cùngcác điều kiện khác có liên quan

Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 11-16 năm ké từ khi Hiệp định có hiệulực với các dong thuế còn lại, trong đó:

Lộ trình 11 năm với 50/105 dòng thuế (khoảng 47,5% số dòng thuế) (Giàyống gắn ván trượt có dé ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic; Giày, dép có đai hoặcdây gắn mũ giày với dé bằng chốt cài )

Lộ trình 16 năm với 32/105 dòng thuế (khoảng 30,5% số dòng thuế) (Giày ốngtrượt tuyết; Dép xăng đan; Giày có mũi bảo vệ băng kim loại; Giày ống trượt tuyết,giày ống trượt tuyết việt đã và giày ống gắn ván trượt có dé ngoài bằng cao su, dathuộc hoặc da tổng hợp; Giày, dép cho thể dục, điền kinh và các hoạt động tương tự;

Dép lê )

Cam kết thuế quan của MexicoTrong CPTPP, Mexico có cam kết thuế quan đối với sản phẩm giày dép hạnchế (hầu như chỉ mở hơn so với Nhật Bản và Peru) Cụ thể, nước này cam kết:

Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 19/72 dòng thuế giày dép(khoảng 26,4% số dòng thuế)

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 5-13 năm với các dòng thuế còn lại,trong đó:

Lộ trình 5 năm với 6/72 dòng thuế (bao gồm: Giày, dép có dé ngoài bang cao

su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bang da thuộc - loại khác (HS

6403.19.99); Giày nam giới, khâu diém (HS 6403.19.01); Giày với dé ngoài bằng da

và mũ bao gồm dây đai bằng da trên mu bàn chân và xung quanh ngón chân cái (HS

6403.20.01), Giày dép với dé ngoài làm bang da hoặc da tông hợp (HS 6404.20.01);

23

Trang 32

Giày dép Có mũ giày bằng da thuộc hoặc da tổng hợp (6405.10.01); Bộ phận củagiày dép — loại khác (HS 6406.90.99)

Lộ trình 10 năm với 24/72 dòng thuế (ví dụ như Giày đép có gắn mũi kim loạibảo vệ; Giày cho nữ giới hoặc nữ giới trẻ, trẻ em hoặc trẻ sơ sinh với phần mũ làm

từ cao su hoặc nhựa đến 90%, trừ giày có miếng đắp hoặc tương tự gắn hoặc đúc vào

dé và trên phan mũ; Vo dé và mũ giày bằng phớt len )

Lộ trình 13 năm với 23/72 dòng thuế (ví dụ như Giày cho nam giới hoặc namgidi trẻ, VỚI phần mũ làm từ cao su hoặc nhựa đến 90%, trừ giày có miếng đắp hoặctương tự gắn hoặc đúc vào dé và trên phần mũ; Giày, dép có đai hoặc dây gắn mũgiày với dé bang chốt cài; Bộ phận của giày bang vải; Mũ giày (miếng), bang da thuộc

hoặc da, không được tạo ra hoặc đúc ).

Cam kết thuế quan của PeruTrong CPTPP, Peru có cam kết về thuế quan đối với sản phẩm giày đép rấthạn chế Cụ thé, nước nay cam kết:

Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 4/30 dòng thuế giày dép(khoảng 13,3% số dòng), bao gồm: Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã

và giày ông gắn ván trượt không thấm nước có dé ngoài và mũ giày bằng cao su hoặcplastic (HS 6402.12.00.00); Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt da và giàyống gắn ván trượt có mũ giày bang da thuộc (HS 6403.12.00.00); Giày cổ cao quámắt cá chân được làm với thành phần chính là gỗ, không có lót hoặc mũi bảo vệ bằngkim loại (HS 6403.91.10.00); Giày đép khác Giày đép được làm với thành phần chính

là gỗ, không có lót hoặc mũi bảo vệ bằng kim loại (HS 6403.99.10.00)

Cắt giảm và xoá bỏ thuế theo lộ trình 16 năm với các dòng thuế còn lại

Mức thuế cam kết của Việt Nam trong CPTPP đối với sản phẩm giày dép nhập

khẩu từ các nước CPTPP

Trong CPTPP, Việt Nam là nước có cam kết mở cửa về thuế quan với sảnphẩm giày dép mạnh nhất Cụ thể, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệpđịnh có hiệu lực đối với toàn bộ dòng thuế giày dép Chương 64

24

Trang 33

So sánh mức thuế Việt Nam cam kết trong CPTPP và các mức thuế hiện đang

áp dụng:

Với các đối tác đã có FTA trước CPTPP:

Trong số 10 đối tác CPTPP, Việt Nam đã có FTA đang có hiệu lực với 07 đốitác (gồm Nhật Ban, Australia, New Zealand, Chi-lé, Brunei, Malaysia, Singapore).Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ toàn bộ thuế quan (ngay hoặc có lộ trình) với cácsản phẩm giày đép Chương 64 trong các FTA này Cho tới thời điểm hiện tại (tháng10/2019) hầu hết các cam kết này đã hoàn tat lộ trình xóa bỏ thuế

Vi vậy, CPTPP cơ bản không tạo ra khác biệt đáng ké nào về thuế quan đốivới giày đép nhập khâu từ các đối tác này

Với các đối tác chưa có FTA trước CPTPP:

Đối với Canada, Mexico và Peru (03 đối tác mà trước CPTPP chưa có FTAvới Việt Nam), mức thuế MEN trung bình năm 2018 mà Việt Nam đang áp dụng đốivới các sản pham giày dép nhập khẩu từ các nước này khá cao - 23,17%

Do đó, CPTPP sẽ làm thay đổi đáng kề thuế nhập khẩu đối với sản phẩm giàydép từ các nước CPTPP vào Việt Nam theo hướng giảm mạnh mức thuế cho các sảnphẩm đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP

Lộ trình cắt giảm thuế quan thực tế của các nước Thành viên đã phê chuẩnCPTPP

Dé xác định mức thuế tối đa và lộ trình cắt giảm thuế bắt buộc của từng nướcthành viên CPTPP cần căn cứ vào thời điểm có hiệu lực chung của CPTPP (thời điểm

đủ 6 nước thành viên ban đầu phê chuẩn CPTPP), thời điểm có hiệu lực của CPTPP

với từng nước phê chuẩn sau, và thỏa thuận giữa nước phê chuẩn ban đầu với nướcphê chuẩn sau

Cụ thé, tính đến ngày 30/10/2019 đã có 07 nước phê chuan CPTPP, trong đó:

06 nước phê chuẩn ban đầu là Australia, Canada, New Zealand, Nhật Bản,

Mexico, Singapore: CPTPP chính thức có hiệu lực đối với các nước nay từ ngày30/12/2018.

25

Trang 34

Việt Nam là nước thứ 7 phê chuẩn CPTPP: Hiệp định có hiệu lực đối với ViệtNam từ ngày 14/1/2019

Cam kết CPTPP sẽ chưa áp dụng đối với các nước Thành viên chưa phê chuẩnCPTPP (và CPTPP chưa có hiệu lực với các nước này).

Đôi với các nước mà CPTPP đã có hiệu lực, thỏa thuận về lộ trình cắt giảm

thuế quan cụ thê giữa các nước này thực ra chỉ có ý nghĩa đối với các sản phẩm mà nước nhập khẩu

Bảng 1.1 Tóm tắt thỏa thuận về lộ trình cắt giảm thuế quan của 07 nước đã

phê chuẩn CPTPPNgày Lộ trình cắt giảm thuế quan

Lộ trình của các nước phê chuẩn ban đâu cho Việt Nam

14/1/2019 Australia, Canada, New Zealand, và Singapore: Cắt giảm theo lộ trình

năm 2 (cắt giảm liền 2 năm) cho Việt Nam Nhật Bản, Mexico: Cắt

giảm theo lộ trình năm | cho Việt Nam1/4/2019 Nhật Ban: Cat giảm theo lộ trình năm 2 cho Việt Nam

1/1/2020 Australia, Canada, New Zealand, và Singapore: Cắt giảm theo lộ trình

năm 3 cho Việt Nam Mexico: Cắt giảm theo lộ trình năm 2 cho Việt

Lộ trình của Việt Nam cho các nước đã phê chuân ban đâu

14/1/2019 Cắt giảm theo lộ trình năm 2 (cắt giảm liên 2 năm) cho Australia,

Canada, New Zealand, Nhật Bản, và Singapore Cắt giảm theo lộ trình

năm | cho Mexico

26

Trang 35

1/1/2020 Cắt giảm theo lộ trình năm 3 cho Australia, Canada, New Zealand,

Nhật Bản, và Singapore Cắt giảm theo lộ trình năm 2 cho MexIco

Các năm tiếp | Tương tự trên

theo

Nguồn: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

(2) Cam kết CPTPP về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm giày dép

Dé được hưởng uu đãi thuế quan CPTPP, sản phẩm giày dép của Việt Namkhi xuất khâu sang các nước CPTPP phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ (QTXX) củaHiệp định.

Về nội dung quy tắc xuất xứ:

Mục đích của quy tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ

yếu trong khu vực CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định

Đối với riêng ngành giày dép, việc bảo đảm tuân thủ QTXX dé được ưu đãithuế quan trong CPTPP được cho là tương đối thách thức bởi hiện Việt Nam mới chỉbảo đảm được khoảng 35-50% nguyên liệu giày dép nội địa, phần còn lại phải nhậpkhâu mà chủ yếu từ các nước không phải là thành viên CPTPP

CPTPP có cam kết về QTXX của sản phẩm theo mã HS của sản phâm đó Do

đó dé biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm giày dép cụ thé, cần tra cứu cam kếtCPTPP về QTXX cu thé đối với mã HS đó

Đối với các sản phẩm giày dép, QTXX trong CPTPP là:

Chuyên đổi Chương (Chương HS của thành phẩm phải khác Chương HS của

nguyên liệu không có); hoặc Chuyên đổi Nhóm (Nhóm HS của thành phẩm phải khác

Nhóm HS của nguyên liệu không có xuất xứ, ngoại trừ những trường hợp được liệt

Trang 36

Mã HS Quy tặc xuât xứ

6401 (Giày, dép không thấm nước có dé

ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc

plastic, mũ giày, đép không gắn hoặc lắp

ghép với dé bằng cách khâu, tán đinh,

xoáy ôc, căm đê hoặc các cách tương tự)

Chuyên đôi Chương; hoặc Chuyên đôiNhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.02 đến64.05, 6406 10 hoặc cụm mũ giày, trừ từ

gỗ, của phân nhóm 6406.90 với điềukiện RVC không thấp hơn: (a) 45% theocách tính trực tiếp; hoặc (b) 55% theocách tính gián tiếp

6402 (Các loại giày, dép khác có dé

ngoài và mũ băng cao su hoặc plastic)

Chuyên đôi Chương; hoặc Chuyên đôiNhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01, 64.03đến 64.05, 6406.10 hoặc cụm mũ giày,trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 vớiđiều kiện RVC không thấp hơn: (a) 45%theo cách tính trực tiếp; hoặc (b) 55%theo cách tính gián tiếp

6403 (Giày, dép có dé ngoài bang cao su,

plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ

giày bằng da thuộc)

Chuyên đôi Chương; hoặc Chuyên đôi

Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01 đến64.02 hoặc 64.04 đến 64.05, 6406.10

hoặc hoặc cụm mũ giày, trừ từ gỗ, của

phân nhóm 6406.90 với điều kiện RVCkhông thấp hơn: (a) 45% theo cách tínhtrực tiếp; hoặc (b) 55% theo cách tínhgián tiếp.

6404 (Giày, dép có dé ngoài bang cao su,

plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ

giày băng vật liệu dệt)

Chuyển đổi Chương: hoặc Chuyên đối

Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01 đến62.03, 64.05, 6406.10 hoặc hoặc cum

mũ giày, trừ từ gỗ, của phân nhóm

6406.90 với điều kiện RVC không thấp

28

Trang 37

hơn: (a) 45% theo cách tính trực tiếp;hoặc (b) 55% theo cách tính gián tiếp.

6405 (Giày, dép khác) Chuyên đổi Chương: hoặc Chuyên đôi

Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01 đến64.04, 6406.10 hoặc hoặc cụm mũ giày,

trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 vớiđiều kiện RVC không thấp hơn: (a) 45%theo cách tính trực tiếp; hoặc (b) 55%theo cách tính gián tiếp

6406 (Các bộ phận của giày, đép (ké cả

mũ giày đã hoặc chưa gắn để trừ để

ngoài); miếng lót của giày, đép có thể

tháo rời, đệm gót chân và các sản phẩm

tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các

Sản phâm tương tự, và các bộ phận của

chúng)

Chuyên đổi Chương; hoặc Không

chuyên đổi mã số hàng hóa, với điều

kiện RVC không thấp hơn: (a) 45% theocách tính trực tiếp; hoặc (b) 55% theocách tính gián tiếp

Nguồn: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Về thủ tục chứng nhận xuất xứThủ tục chứng nhận xuất xứ trong CPTPP được nêu tại Chương 3, gồm cáccam kết áp dụng chung cho tat cả các sản phẩm

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận

xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khâu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhậnxuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan).

Tuy nhiên CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tựchứng nhận xuât xứ này.

Cụ thé, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhậnxuât xử sẽ như sau:

Trong 05 năm đầu ké từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam:

29

Trang 38

Các chủ thé kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một tronghai cơ chế:

Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thâm quyền nước xuấtkhâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ); hoặc Cơ chế nhà xuất khâu tự chứng nhận xuất

xu.

Sau khi hết thời han 05 năm, Việt Nam van có thé duy trì mô hình song song

02 cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 05 năm nữa (trước khi hết hạn 05 nămđầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn)

Từ năm thứ 05 ké từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi: Trừ khi cógia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 05 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam,Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ Cụ thể, các chủ thể kinhdoanh có thê lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong 03 cơ chế sau:

Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứNhà xuất khâu tự chứng nhận xuất xứNhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ(3) CPTPP có cam kết về lao độngCPTPP có một Chương riêng về lao động với các cam kết liên quan tới cácquyén cơ bản của người lao động, điều kiện lao động, xu hướng về tiêu chuẩn laođộng.

Trong khi đó, giày đép lại là ngành có một số đặc thù về lao động và điều kiệnlao động, đặc biệt là:

Sử dụng nhiều lao động giản đơn

Tỷ lệ lao động nữ cao, với nhiều đặc thù về sức khỏe, điều kiện làm việc

Môi trường lao động có nhiều yếu tố nguy hại tới sức khỏe (tiếng 6n lớn,

thường xuyên; nhiều bụi; khí nóng; sử dụng hóa chat )

Điều kiện làm việc đặc thù (tư thế lao động gò bó, dé mac các bệnh nghềnghiệp liên quan tới vận động cổ tay/ngón tay, có thé phải tiếp xúc trực tiếp và thườngxuyên với hóa chat )

30

Trang 39

Vì vậy, suy đoán là các cam kết của CPTPP về lao động sẽ có tác động nhấtđịnh tới ngành giày dép, chủ yếu là theo hướng gián tiếp (do CPTPP không có camkết về bat kỳ tiêu chuẩn lao động cụ thé nao).

Sau đây là một số tóm tắt các cam kết về lao động của CPTPP có thể ảnhhưởng tới ngành giày dép:

(i) Nhóm cam kết về nguyên tắc, điều kiện lao độngCPTPP yêu cầu các nước Thành viên phải bảo đảm thông qua, duy trì và thựcthi các quy định pháp luật về các nguyên tắc liên quan tới lao động thuộc 02 nhóm

Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc

Cắm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em toi té nhat

Xóa bỏ moi hình thức phan biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệpLiên quan tới 04 nhóm nguyên tắc cơ bản này, ngoại trừ van đề quyền tự doliên kết và thương lượng tập thể của người lao động, các nguyên tắc khác cơ bản đãđược thê hiện ở các mức độ khác nhau trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

Do đó, sẽ không tao ra tác động hay thay đổi quá lớn nào với các doanh nghiệp ngànhgiày dép.

Về van đề quyền tự do liên kết và thương lượng tập thé của người lao động,

đây là cam kết mới, chưa từng có trong pháp luật và thực tiễn Việt Nam, và hiện đang

được bồ sung vào Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 Vì vậy, việc thực thi cam kết nay

sẽ tạo ra thay đổi đáng ké trong thông lệ ứng xử giữa doanh nghiệp với người laođộng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành giày dép nơi sử dụng số lượnglớn người lao động (và do đó khả năng có nhiều hơn một tô chức đại diện người laođộng trong cơ sở là lớn hơn), ví dụ:

3l

Trang 40

Thay đổi trong cơ chế, cách thức thông tin, trao đổi, thương lượng, giải quyết

vướng mắc giữa người sử dụng lao động và các tô chức đại diện người lao động khác

nhau tại cùng một cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thay đổi trong phân bố chi phí mà doanh nghiệp phải chịu liên quan tới hoạt

động đại diện người lao động/công đoàn

Nhóm các nguyên tắc về “điều kiện lao động chấp nhận được”

Nhóm này bao gồm các cam kết về việc bảo đảm “các điều kiện lao động chấpnhận được” về lương tối thiểu, giờ làm việc, các vấn đề về an toàn lao động và sức

khỏe của người lao động.

CPTPP không có định nghĩa hay tiêu chuẩn cu thé nào về “các điều kiện laođộng chấp nhận được” Vì vậy cơ bản các cam kết này sẽ không tạo ra tác động thayđổi quá lớn trong pháp luật Việt Nam liên quan tới các điều kiện lao động

Ngoài ra, giày đép là ngành sản xuất xuất khẩu truyền thống, các doanh nghiệpxuất khâu đã có khá nhiều kinh nghiệm trong đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu cao vềlao động và môi trường lao động của khách hàng nước ngoài Do đó, ít nhất các doanhnghiệp nhóm này dự kiến sẽ không gặp khó khăn gi lớn trong đáp ứng các yêu cầupháp luật mới, nếu có, liên quan tới thực hiện các cam kết này của CPTPP

(ii) Nhóm cam kết về các định hướng chính sách liên quan tới lao độngCPTPP yêu cầu các nước Thành viên bảo đảm các định hướng sau trong xâydựng, thực thi pháp luật, chính sách về lao động:

Không khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng cách làm suy yếu hoặc hạthấp những biện pháp bảo vệ trong pháp luật lao động

Không từ chối thực thi pháp luật lao động theo cách làm ảnh hưởng đến thương

mại hoặc đầu tư giữa các nước Thành viên

(4) Cam kết CPTPP về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại(TBT)Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuân, quy chuẩn kỹthuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá

sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó

Sản phẩm giày dép phải tuân thủ một số các biện pháp TBT liên quan (vi dụ quy

32

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Việt Phương (2019), Nghiên cứu khoa học: “Tác động của CPTPP đến ngành nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí tài chính quốc tế tập 04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của CPTPP đếnngành nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Việt Phương
Năm: 2019
2. Lê Vỹ Tường Vy (2020), Luận văn thạc sỹ “Phân tích và dự báo các tác động củaHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến các Doanh nghiệp Bình Định”, Trường đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và dự báo các tác động củaHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến các Doanhnghiệp Bình Định
Tác giả: Lê Vỹ Tường Vy
Năm: 2020
3. Nguyễn Xuân Hưng (2020), Nghiên cứu khoa học: “Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của CPTPP đến xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hưng
Năm: 2020
4. Tạ Văn Lợi (2021), Nghiên cứu khoa hoc: “Tac động các cam kết của Hiệp định CPTPP đến năng lực cạnh tranh cấp tinh (CPI) tại Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tac động các cam kết của Hiệp địnhCPTPP đến năng lực cạnh tranh cấp tinh (CPI) tại Việt Nam
Tác giả: Tạ Văn Lợi
Năm: 2021
5. Võ Lê Nam và Hà Thị Phương Trà (2020), Nghiên cứu khoa học: “Tác động củacam kết cắt giảm thuế quan nhập khâu trong CPTPP đối với Việt Nam”, Tạp chí luậthọc số 1/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động củacam kết cắt giảm thuế quan nhập khâu trong CPTPP đối với Việt Nam
Tác giả: Võ Lê Nam và Hà Thị Phương Trà
Năm: 2020
6. Phan Thanh Hoàn (2019), Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế: “Đánh giá tác động tiềm năng của CPTPP đến ngoại thương Việt Nam”, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động tiềm năng của CPTPP đến ngoại thương Việt Nam
Tác giả: Phan Thanh Hoàn
Năm: 2019
7. Nguyễn Thị Bích Hạnh và Nguyễn Tiến Hoàng (2021), bài nghiên cứu "Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày đép của Việt Nam sang thị trườngEU", Đại học Ngoại Thương.§. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (4/2022), bài nghiên cứu "EVFTA-Cơ hội và tháchthức cho ngành da giày Việt Nam", Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác độngcủa Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày đép của Việt Nam sang thị trườngEU", Đại học Ngoại Thương.§. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (4/2022), bài nghiên cứu "EVFTA-Cơ hội và tháchthức cho ngành da giày Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh và Nguyễn Tiến Hoàng
Năm: 2021
9. Dinh Công Hoang (2016), Nghiên cứu khoa hoc: "Rao cản thương mai tại thitrường Liên minh châu Âu đối với hàng da giày xuất khâu của Việt Nam”, Học việnKhoa học - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rao cản thương mai tại thitrường Liên minh châu Âu đối với hàng da giày xuất khâu của Việt Nam
Tác giả: Dinh Công Hoang
Năm: 2016
11. Lê Tiến Trường (2023), “Vai trò của kinh tế nhà nước trong xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ gan với hội nhập quốc tế - từ góc nhìn của ngành dệt may, da giày”,Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của kinh tế nhà nước trong xây dựng nên kinhtế độc lập, tự chủ gan với hội nhập quốc tế - từ góc nhìn của ngành dệt may, da giày
Tác giả: Lê Tiến Trường
Năm: 2023
21. Lê Trần Vũ Anh (2023) Luận án tiến sỹ quản lý khoa học và công nghệ “Dự báo xu hướng phát triển công nghệ của ngành Da - Giầy Việt Nam”, Trường Dai họcKhoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báoxu hướng phát triển công nghệ của ngành Da - Giầy Việt Nam
22. Trần Viết Long (2019), Nghiên cứu khoa học: “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do FTAs đối với ngành dệt may của Việt Nam — Qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Trường Đại học Luật — Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các Hiệp địnhthương mại tự do FTAs đối với ngành dệt may của Việt Nam — Qua thực tiễn tại tỉnhThừa Thiên Huế
Tác giả: Trần Viết Long
Năm: 2019
23. Lê Thị Ánh Tuyết (2020), Nghiên cứu khoa học có tựa đề "Phân tích thương mại Việt Nam — Nhật Bản trong CPTPP: sử dụng chi số thương mai", Tạp chí Quản lý va Kinh tế quốc tế, Số 133/ 12/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thương mạiViệt Nam — Nhật Bản trong CPTPP: sử dụng chi số thương mai
Tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết
Năm: 2020
24. Hà Văn Hội (2015), Nghiên cứu khoa hoc “Tham gia TPP — Cơ hội và thách thứcđối với xuất khâu gạo của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, S61 (2015) 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham gia TPP — Cơ hội và thách thứcđối với xuất khâu gạo của Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Hội
Năm: 2015
25. Nguyễn Thị Thu Hoài (2014), Nghiên cứu khoa học: “Hiệp định xuyên Thái BìnhDương Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 21-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định xuyên Thái BìnhDương Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hoài
Năm: 2014
26. Phạm Hồng Nhung (2022), Luận án: “Day mạnh xuất khẩu mặt hang da giày vào thị trường EU trong tiễn trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)”, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Day mạnh xuất khẩu mặt hang da giày vàothị trường EU trong tiễn trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA)
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
Năm: 2022
27. Nguyễn Hải Trung (2021), Luận án tiến sĩ: “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sáchCông Thương.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển thị trường xuấtkhẩu mặt hàng da giày của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hải Trung
Năm: 2021
23. Scarf, H.E., 1967b, “On the computation of equilibrium prices” in Fellner, W.J. (ed.), Ten Economic Studies in the tradition of Irving Fisher, New York, NY:Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: On the computation of equilibrium prices
25. Thomas W. Hertel, Terrie Walmsley, and Ken Itakura (2001), “Dynamic Effects of the “New Age” Free Trade Agreement between Japan and Singapore”, GTAPWorking Papers: Agricultural Economics, Paper 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dynamic Effectsof the “New Age” Free Trade Agreement between Japan and Singapore
Tác giả: Thomas W. Hertel, Terrie Walmsley, and Ken Itakura
Năm: 2001
21. Facts and figures”. World Trade Organization. Truy cập ngày 16 tháng 10 nam 2023, https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm#facts Link
22. Regional trade agreements”. World Trade Organization. Truy cap ngay 16 thang 10 năm 2023, https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN