1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng mô hình M-Score đánh giá khả năng gian lận BCTC của các công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2022

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Mô Hình M-Score Đánh Giá Khả Năng Gian Lận BCTC Của Các Công Ty Xây Dựng Và Xây Lắp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Giai Đoạn 2020-2022
Tác giả Phạm Tuấn Thành
Người hướng dẫn TS. Bùi Phương Chi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 60,51 MB

Nội dung

Theo Wells 2011 cho biếtrằng khi gian lận liên quan đến báo cáo tài chính, nguyên nhân liên quan đến nhiềuyếu tô cùng lúc, một trong những yếu tố quan trọng nhất là áp lực lên ban quản l

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE - ĐHQGHN

KHOA KE TOÁN - KIEM TOÁN

SỬ DỤNG MÔ HÌNH M-SCORE ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIAN

LAN BCTC CUA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ XÂY LAP

NIÊM YÉT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Sử dụng mô hình M-Score đánh giá khảnăng gian lận BCTC của các công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2022” là công trình nghiên cứu độc lập của

em dưới sự hướng dẫn của TS Bùi Phuong Chi Các số liệu va thông tin trong bàiđược thu thập từ các trang web, sách, các quyết định có nguồn gốc rõ ràng được xử

lý khách quan, trung thực và đáng tin cậy.

Em xin được chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Thành

Phạm Tuấn Thành

il

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm

và hướng dẫn tận tình của Giảng viên Bùi Phương Chi Em xin chân thành cảm ơn

TS Bùi Phương Chi - Giảng viên Khoa Kế toán và Kiểm toán, Trường Dai học Kinh

tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Do bản thân còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên trong quá trình làm

việc không tránh khỏi những thiếu sót Em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã thấu hiểu

va góp ý dé em hoàn thành bài khóa luận này một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn, xin chúc thay cô giáo mạnh khỏe và công tác tot!

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Thành

Phạm Tuần Thành

11

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN - ee ii980.009 iii

DANH MỤC CÁC KY HIỆU, CHU VIET TẮTT 2-22 22s+zxzsz2 se vi

DANH MỤC BANG BIÊU - - 2-56 5£ SEEE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrkee XDANH MỤC HINH ẢNH 2S SÉSE SE EEEEEEEE11111111111 11.1111 11ectxe xi

MỞ ĐÂU G55 5222 21 E12E1221211211211111211 2112112111111 11.11111111 11T go xI

1.Tính cấp thiẾt - - SE St 2E 1E 1 112111111111 211 2111111111 111tr re xii

2 Mucc ti@u mghién CU 01 e XIV

2.1 Mục tiêu chung - - - 5 1x HT TH nhung nh ng nh nh ướt XIV

2.2 Mục tiêu cụ thỂ - 2-56 sSk 2E E211 1811111111111 11 1111111 ce, XIV

K0 800/2) 0 nẳừ'Ÿ'D XV

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 2 2 2 2 se +Ee£Ee£EerEerxerxerxees XV

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - G E3 113919 11 1 vn net XV

5.1 Thu thập dữ 1@U ccc cceceseeeseeeseeceseceseeeeeeeeeeneeeeaeeeaeeeaeeeseees XV

5.2 Phương pháp phan tÍch - 6c 11k ng ng, XVI

6 Dự kiến đóng góp đề tài 2-5 Set E21 2212212121 1111111 XVI

7 Kết cu của bài nghiên cứu - sex EEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerrree xviiCHUONG 1: TONG QUAN NGHIEN CUU VA CO SO LY LUAN VE GIAN

007 \(010.\400 909.00 |

1.1 Tổng quan nghiên €ứu ¿- 2 + s+Sx+EEk£EE£EEEEEEEEEEEEEkEEEEErkrrkrkerkerres |1.2 Khoảng trống nghiên cứu - 2 2 s+S<+SE+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEErEkrkerkerrrree 3

1.3 CO SO VY WAI 1 4

1.3.1 Khái niệm về báo cáo tài chính và gian lận báo cáo tài chinh 4

1.3.2 Biểu hiện của gian lận báo cáo tài chính - 5+ s+scsse¿ 6

1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến gian lận báo cáo tài chính . - 8

1.3.4 Hau qua của gian lận báo cáo tài chính -5 55+ s+xs+<+2 10 1.3.5 Công cụ phát hiện gian lận báo cáo tài chính - - 12

1V

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ XÂY LAP NIEM YET TREN THỊ

TRUONG CHUNG KHOÁN VIET NAM GIAI DOAN 2020-2022 16

2.1 Tổng quan về ngành xây dựng và xây lắp Việt Nam . 16

2.2 Khái quát các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam 19

2.2.1 Những đặc điểm chính của các doanh nghiệp xây dựng 19

2.2.2 Tinh hình tài chính của các công fy - c + sscseeeesexes 21 2.3 Thực trạng gian lận báo cáo tài chính của công ty xây dựng và xây lắp niêm yet trên thị frường - - - - c3 c 3211831131131 1E ng ng rệp 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - -:-555c:+c5scc2 31 3.1 Quy trình nghiên cứu cece ceseceseceeseeeaeeeseeeseceseeeeeesseesseeeseeeas 31 KV) ¡gi i0) 0 0u 0m 32

3.3 Mô hình nghiên cứu - - c2 322183113913 EEEESEEErrerrrerrrkrrke 32 CHUONG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨPU 5: c seSE£EEeEE£EEeEEerkerkerxees 39 CHUONG 5: KET LUẬN VÀ MOT SO KHUYEN NGHỊ, - 53

5.1 Kết luận Chung ooo ccccscsccccscescssessesssscsscsscscsscssssvsecsvsssssesssssssssvesvseesveaes 53 5.2 Một số khuyến nghị, - 2-2 s9 SE EEEx ST E111 11111111 ke 53 5.2.1 Đối với các công ty xây dựng và xây lap eects 53 5.2.2 Đối với công ty kiểm toán va các kiểm toán viên - 55 5.2.3 Đối với co quan nhà nước 00 ceceecesceesesseseeseesssessessesseeseesessesseeseeees 55 5.3 Hạn chế của đề tài 5 St E11 11 1011111111111 11111111 re 56 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 6S SE EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkeerver 58

PHU LLỤC (C21 321211 1131111121111 211111111111 11 11 11T nh ng HH nh rà 63

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT

CHU VIET TAT NGUYEN NGHIA

Association of Certified Fraud Examiners ACFE - `

Hiệp hội các nhà điêu tra về gian lận Mỹ

Asset quality index AQI Lg

Chỉ sô chat lượng tài san

AUDI Chỉ số thù lao kiểm toán đối với tông tài sản

BCTC Báo cáo tài chính

Uy ban Các tổ chức bao trợ của Uy ban Treadway

CTNY Công ty niêm yết

Chỉ sô tỷ lệ khâu hao

DIRAI Chỉ số đãi ngộ cho các giám đốc trên tông tài sản

VI

Trang 7

DN Doanh nghiệp

Days’ sale in receivable index

DSRI ,

Chỉ sô phải thu khách hàng so với doanh thu

EFTAXI Chỉ số tỷ lệ thuê suất hiệu quả

Foreign Direct Investment

FDI ` :

Dau tư trực tiêp nước ngoài

First-In, First-Out

FIFO :

Nhập trước xuât trước

FTA Hiép dinh thuong mai tu do

Generally Accepted Accounting Principles

GAAP c 2 ek

Nguyên tac kê toán được chap nhận phô biên

Gross margin index

GMI ,

Chỉ sô tỷ lệ lãi gộp

Gross profit margin

GPM

Biên lợi nhuận gộp

GSO Tổng cục thông kê

HĐQT Hội đồng quản trị

HNX Sở giao dich chứng khoán Ha Nội

HOSE Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

IERS International Financial Reporting Standards

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

ISSUE Phát hành cô phiếu trong năm

KTV Kiểm toán viên

Last-In, First-Out LIFO

Nhập sau xuất trước

vil

Trang 8

Long-term debt

LTD

Nợ dài dạn

Leverage Index LVGI , :

Chỉ sô đòn bây tài chính

MTV Một thành viên

Property, plant and equipment PP&E perty P | quip

Tai san co dinh

Sales, general and administrative expenses

SGAE

Chi phi ban hang va quan ly DN

Sales, general and administrative expenses index SGAI „

Chỉ sô chi phí bán hàng và quản lý DN

Sales growth index SGI P

Chỉ sô tăng trưởng doanh thu bán hàng

Chi sô dôn tích so với tông tài san

TNHH Trach nhiệm hữu han

TT Thong tu

TTCK Thi trường chứng khoán

VAS Chuan mực kê toán Việt Nam

VSA Chuan mực kiểm toán Việt Nam

Weighted exogenous sample maximum likelihood

WESML

Xác suat don vi dựa trên ty trọng của mẫu ngoại sinh

viii

Trang 9

World Trade Organization

Tổ chức thương mai thé giới

1X

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 3.1: Bảng mô tả các biến độc lập đưa vào mô hình M-score - 33

Bảng 4.1: Chỉ số M-score của 66 công ty xây dựng và xây lắp niêm yết tại Việt Nam

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 2.1: Ty lệ đóng góp của ngành xây dựng vào GDP giai đoạn 2011-2020 17

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng giai đoạn 2014-2023E 18Hình 2.3: Giải ngân dau tư công thực tế và kế hoạch giai đoạn 2020-2023F 19

Hình 2.4: Các doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2022 -2- +5 +52 22

Hình 2.5: Top 10 doanh nghiệp có khoản phải thu lớn nhất_ 24

XI

Trang 12

MỞ DAU1.Tính cấp thiết

Trong nên kinh tế thị trường, nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt là thôngtin tài chính luôn giữ vai trò quan trọng dé đưa ra những quyết định kinh doanh thenchốt Các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn để cung cấp thông tintài chính minh bach và chính xác dé duy trì sự tin tưởng của các nhà đầu tư và đốitác tài chính Báo cáo tài chính trở thành công cụ không thể thiếu giúp họ thể hiện

tình hình tài chính, lợi nhuận, và hiệu suất kinh doanh của mình Tính minh bạch,

trung thực của thông tin tài chính trên các báo cáo đóng vai trò rất quan trọng Nókhông chỉ ảnh hưởng đến sự tin cậy của các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò tolớn trong việc duy trì 6n định trên thị trường chứng khoán Các nhà dau tư và ngườitiêu dùng cần biết rằng thông tin họ nhận được từ doanh nghiệp là chính xác dé cóthê đưa ra các quyết định thông minh về đầu tư và tiêu dùng Hơn nữa, trong bối

cảnh hiện nay, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, quy mô hoạt động kinh doanh

của các công ty và quá trình toàn cầu hóa thương mại đang ngày càng mở rộng, điềunay làm tăng đáng ké sự phức tạp của công việc kế toán và kiểm toán Điều này đặt

ra nhiều thách thức mới đối với các chuyên gia kế toán và kiểm toán, nhưng cũngmang lại cơ hội để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của thông tin tài chính, góp

phan vào sự 6n định va phát triển của nền kinh tế toàn cau.

Tuy nhiên, Ferdy, Geert và Suzanne (2009) phát hiện ra rằng, việc bóp méo

số liệu ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng báo cáo tài chính khi làm mắt đi 2 yếu tốquan trọng đầu tiên là tính phù hợp và tính chính xác Theo Wells (2011) cho biếtrằng khi gian lận liên quan đến báo cáo tài chính, nguyên nhân liên quan đến nhiềuyếu tô cùng lúc, một trong những yếu tố quan trọng nhất là áp lực lên ban quản lý

dé đạt được kết quả tốt hơn, trong đó các giám đốc điều hành có thé gian lận báo cáo

tài chính với mục đích chính là che giấu thông tin của công ty, hiệu suất thực tế, từ

đó duy trì được vị trí, quyền kiêm soát và thu nhập của họ như được phản ánh trong

xii

Trang 13

tiền lương, tiền thưởng và vốn chủ sở hữu Kết quả của điều này là chất lượng báocáo tài chính không đảm bảo cho việc ra quyết định của các bên liên quan Do đó,việc đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính luôn là một yếu tố quan trọng, bởi vìkhông phải ai cũng có khả năng phân tích và nhận biết được tình hình tài chính thực

tế của công ty

Ngành xây dựng và xây lắp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế của Việt Nam Từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến các dự án công nghiệp quy mô

lớn, ngành này đóng góp một phần quan trọng vào GDP của quốc gia Tuy nhiên,đây cũng là một trong những ngành có nguy cơ cao về gian lận tài chính do tínhphức tạp của các dự án và khả năng thay đổi dự án một cách không lường trước Cácnghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngành xây dựng và xây lắp có tỷ lệ gian lận tàichính cao hơn so với nhiều ngành khác Các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặtvới áp lực không ngừng về lợi nhuận và sự cạnh tranh gay gắt để giành được cáchợp đồng xây dựng quy mô lớn việc này có thể dẫn đến việc sử dụng các biện phápkhông trung thực trong báo cáo tài chính như tăng doanh thu hoặc cắt giảm các khoảnchi phí, đặc biệt là chi phí liên quan đến quản lý dự án và nhân sự

Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận BCTCcủa cả những công ty niêm yết và những công ty không niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam mà trong đó những gian lận BCTC của các công ty xây dựng

thường mang lại hậu quả nặng nè nhất cho các nhà đầu tư Điển hình là vào năm

2007, Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec Construction đã trở thành tâm điểm của một

vụ gian lận tài chính nghiêm trọng tại Việt Nam Vụ việc này đã gây ra tình trạng

thôi phông lợi nhuận và che giấu no nan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh

bạch và độ tin cậy trong thông tin tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng

như niềm tin của nhà dau tư và thị trường chứng khoán Cotec Construction đã thông

báo mức lợi nhuận của công ty với các con số rất cao, khiến cho cô đông và nhà đầu

tư tin răng công ty đang hoạt động rất hiệu quả và có triển vọng tốt Tuy nhiên, thông

xiii

Trang 14

tin này đã được gian lận thông qua việc làm giả các giao dịch và dự án không thực

sự tồn tal Đồng thời, các số liệu tài chính đã được điều chỉnh để che giấu các khoản

nợ nan của công ty, tạo ra một hình ảnh không chính xác về tình hình tài chính của

Cotec Construction.

Từ những điều đã nêu ở trên, chúng ta có thé việc gian lận trong báo cáo tàichính dang trở thành một van đề nổi lên và cấp thiết trong tình hình hiện nay Tuynhiên, một thách thức đặt ra là chúng ta chưa biết chính xác có bao nhiêu trường hợpgian lận tài chính vẫn đang ton tại mà chưa bị phát hiện Đồng thời, việc sử dụng các

bang chứng sẵn có được công bố công khai minh bạch liệu có thé dự đoán được khả

năng gian lận BCTC hay không Đó chính là điều quan tâm nhất của ngành Kiểmtoán hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của van đề, những yêu cầu cấp thiết

về lý luận và thực tiễn em đã chọn đề tài: “Sử dụng mô hình M-Score đánh giá khảnăng gian lận BCTC của các công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2022.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích và đánh giá khả năng gian lận báo cáo tài chính của các

doanh nghiệp ngành xây dựng và xây lắp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

giai đoạn 2020-2022 dựa vào mô hình M-score đề từ đó rút ra kết luận về độ chínhxác của mô hình M-score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính nhằm đề xuấtđịnh hướng và kiến nghị giải pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những gian lận

trong báo cáo tài chính của các công ty sau này.

Trang 15

- Xác định khả năng gian lận BCTC của các doanh nghiệp ngành xây dựng và

xây lắp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020-2022 thông qua mô

hình M-score.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Nhà nước, kiểm toán viên trong việckiểm soát va phát hiện, dự báo hành vi gian lận BCTC của các doanh nghiệp ngànhxây dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Dé dat được những mục tiêu nghiên cứu, khóa luận can tập trung trả lời những

câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết được dùng làm nền tảng trong nghiên cứu hành vi

gian lận BCTC là gì?

Câu hỏi 2: Thực trạng gian lận trong BCTC tại các công ty xây dựng và xây

lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam

Câu hỏi 3: Các khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tối đa hành vi gian lậnBCTC của các công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

e Doi tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gian lận BCTC của các công ty xây dựng

và xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam

e Pham vi nghiên cứu:

Không gian: Lựa chọn 66 công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên TTCK

Việt Nam (phụ lục 01)

Thời gian: Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là BCTC của công

ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong bài bao gồm:

XV

Trang 16

- Dữ liệu thứ cấp: Đề có được thông tin một cách thuận tiện và nhanh chóng,

tác giả đã sử dụng số liệu có săn đã được công bố Cụ thé là sử dụng số liệu của cácBCTC của các công ty xây dựng và xây lắp trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2020-

2022 Tác giả đã thực hiện thu thập số liệu từ các trang web như www.cafef.vn

- Dữ liệu sơ cấp: Những số liệu thứ cấp đã thu thập được vẫn chưa đủ đề cóthê đáp ứng được những khoảng trống nghiên cứu của đề tài, do vậy tác giả đã sửdụng phương pháp quan sát gián tiếp thông qua số liệu đã thu thập được từ bướctrên, từ đó nhập liệu các chỉ tiêu tài chính từ BCTC vào phần mềm Excel và tính

toán, so sánh dé đưa ra các bằng chứng về khả năng gian lận BCTC của các công ty

và phân tích sâu hơn về xu hướng gian lận,

5.2 Phương pháp phân tích.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê kinh tế: Sau khi thu thập số liệu từ BCTC của 66công ty xây dựng và xây lắp, tác giả sẽ tiến hành thống kê, đánh giá lại các số liệu

và loại bỏ những số liệu không cần thiết trong việc nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: Sau đó, tác giả tính toán dựa trên số liệu thu thậpđược từ đó phân tích và đưa ra những đánh giá chủ quan thông qua kết quả tính được

6 Dự kiến đóng góp đề tài

Vé mặt khoa học, bài nghiên cứu kê thừa những nghiên cứu trước đó và ap

dụng một cách phù hợp để phân tích tính minh bạch và trung thực của các công ty

xây dựng và xây lắp tại Việt Nam Từ đó, bài nghiên cứu cũng đóng góp thêm vào

cơ sở lý luận, làm tiền đề cho các nghiên cứu đi sau về việc áp dụng các phương

pháp định tính và định lượng dé phân tích chuyên sâu về tính minh bach cũng như

đưa ra kiến nghị thực tế từ kết quả nghiên cứu

Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu giúp cho các kiểm toán viên, các bên sử dụng

thông tin trên BCTC tại các công ty được phân tích có cái nhìn toàn diện hơn về số

liệu trên BCTC của công ty để đưa ra các quyết định kiểm toán gian lận phù hợp

Xvi

Trang 17

hoặc các quyết định đầu tư đúng đắn, chính xác hơn nhăm giảm thiêu rủi ro Kết quảnghiên cứu cũng cung cấp cho sinh viên thêm một tài liệu tham khảo khi tham giacác môn học như: Kiểm toán, Phân tích tài chính

7 Kêt cầu của bài nghiên cứu

Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu

gồm có 5 phan sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về gian lận báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây

dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn

2020-2022

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị

XVii

Trang 18

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIAN

LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu trong lĩnh vực kê toán đã nhận biệt và xác định một loạt các yêu

tố tài chính có mối quan hệ với việc gian lận trong báo cáo tài chính Beneish (1997)

đã điều tra về việc vi phạm quy tắc kế toán quốc tế (GAAP) và việc sử dụng cáckhoản dồn tích dé thao túng lợi nhuận Nghiên cứu này chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởngdoanh số bán hàng, mức đòn bay tài chính và tổng dồn tích chia cho tổng tài sản cóthé là những chỉ số quan trong dé xác định các công ty vi phạm GAAP và sử dụng

cơ sở dén tích dé thao túng lợi nhuận Summers và Sweeney (1998) tiếp tục nghiêncứu về yếu tố tài chính và sự khác biệt giữa các công ty đã thực hiện gian lận vakhông có gian lận Họ tìm thấy rằng tốc độ tăng trưởng, mức tồn kho và tỷ suất lợi

nhuận trên tài sản thường khác biệt đáng ké giữa các nhóm nay Dechow và đồng

nghiệp (1996) đặt ra giả thuyết rằng mong muốn thu hút nguồn tài trợ với chỉ phíthấp là một trong những động cơ chính dẫn đến việc gian lận trong báo cáo tài chínhcác công ty gian lận thường có chi phí vốn tương đối cao

Quản trị doanh nghiệp cũng có liên quan đến việc gian lận BCTC Dechow vàcác cộng sự (1996) xác định răng tỷ lệ xảy ra gian lận cao nhất xuất hiện ở các công

ty có hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu Họ cũng tìm thấy rằng các công ty thực

hiện gian lận thường có hội đồng quản trị bị thống trị bởi các người bên trong và ít

có khả năng có ủy ban kiêm toán Thêm vào đó, Beasley (1996) đã lưu ý rằng tỷ lệxảy ra gian lận trong báo cáo tài chính giảm đi khi số lượng thành viên bên ngoài vàthời gian giữ chức vụ của các thành viên bên ngoài trong ủy ban kiểm toán tăng lên.Điều này tương thích với Abbott và đồng nghiệp (2000), họ đã quan sát mối quan hệnghịch giữa mức độ độc lập của ủy ban kiểm toán và tỷ lệ xảy ra gian lận Cuối cùng,Dunn (2004) đã kết luận răng gian lận xảy ra nhiều hơn khi quyền lực tập trung vào

tay các người bên trong công ty.

Trang 19

Skousen va Wright (2008) cùng với Lou va Wang (2009) tập trung vào việc

xem xét yêu tô rủi ro gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty và cách chúng

có thé được xác định từ các lý thuyết về tam giác gian lận Nghiên cứu của Skousen

và đồng nghiệp đã kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên ủy ban kiểm toán độc

lập và tỷ lệ xảy ra gian lận trong công ty, cũng như vai trò của tỷ lệ sở hữu của các

nhà quản lý và cơ cầu quan tri nội bộ trong việc tao điều kiện thuận lợi cho việc gianlận Họ cũng xem xét sự ảnh hưởng của hội đồng quản trị kiêm nhiệm và ủy bankiểm toán Trong khi đó, Lou và Wang tập trung vào việc kiểm tra các yếu tô rủi ro

gian lận dựa trên tam giác gian lận, tập trung vào áp lực tài chính, cơ hội, sự hợp lý

hóa và khả năng đánh giá khả năng xảy ra gian lận trong báo cáo tài chính Họ đã

xem xét nhiều biến số liên quan đến áp lực tài chính của công ty, quản lý, tính trungthực, và mối quan hệ với kiểm toán viên

COSO (2010) đã phân tích 347 BCTC gian lận của các công ty ở Mỹ trong

suốt 10 năm từ năm 1998 đến năm 2007 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gian lậnBCTC vẫn diễn ra thường xuyên và có dấu hiệu tăng mạnh, liên quan đến cả nhữngcông ty lớn như Enron hay WorldCom Có đến 26% công ty gian lận thay đổi kiểm

toán giữa kỳ BCTC sạch và BCTC gian lận, nhưng chỉ có 12% công ty không gian

lận thay đổi kiểm toán trong cùng thời gian 60% công ty gian lận thay đổi kiêm toán

trong suốt thời kỳ gian lận, trong khi vẫn duy trì 40% công ty gian lận thay đôi kiểm

toán trong năm tài chính trước khi gian lận bắt đầu

Ngoài ra, ở trong và ngoài nước, các nghiên cứu về phát hiện gian lận trong

báo cáo tài chính sử dung mô hình M-Score của Beneish đã cung cap cái nhìn cụ thé

về việc sử dụng mô hình này để xác định gian lận trong báo cáo tài chính của các

công ty Tarjo và Nural (2015) tại Indonesia đã sử dụng mô hình M-Score và kết hợp

với kỹ thuật hồi quy Logistic để tìm ra rằng các chỉ số GMI, DEPI, SGAI, và TATA

có khả năng phát hiện gian lận BCTC Trong khi đó, các chỉ số DSRI, AQI, và LVGI

không thể phát hiện gian lận, và tỷ lệ phát hiện gian lận của mô hình đạt 77.1%

2

Trang 20

Phạm Thị Mộng Tuyển (2019) tại Việt Nam tiếp tục khang định tính hiệu quả của

mô hình M-Score Tác giả tập trung vào các công ty niêm yết trên Sở Giao dịchchứng khoán TP.HCM (HOSE) và đã xác định sáu biến độc lập có ảnh hưởng đếnkhả năng phát hiện gian lận BCTC, bao gồm các chỉ số DSRI, GMI, AQI, LVGI, Z-score và biến ISSUE Nguyễn Công Phuong và Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014)tại Việt Nam đã áp dụng mô hình Beneish trực tiếp vào 30 công ty có sai sót trọngyếu trong BCTC năm 2012 do kiểm toán viên phát hiện và cho thay mô hình này cókhả năng dự đoán đúng gian lận với tỷ lệ 63.33% Hoàng Khánh và Tran Thị ThuHiền (2015), đã dựa vào mô hình nghiên cứu cua DeAngelo (1986), Friedlan (1994)

và Benneish (1999) dé xây dựng nên hai mô hình M-Score nhằm phát hiện ra sai

phạm trên BCTC của các công ty đang niêm yết trên sàn, trong đó, mô hình thứ hai,tác giả thêm hai biến độc lập vào mô hình đầu tiên là biến DA (biến kế toán dồn tích

có thé điều chỉnh) va SIZE Khả năng phát hiện gian lận của từng mô hình lần lượt

là 63,41% và 68,29%.

1.2 Khoảng trông nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu vê mô hình M-score cua các tác giả trước đêu tập

trung phân tích, đánh giá khả năng gian lận BCTC của các công ty niêm yết trong

nhiều ngành hoặc một số ngành quan trọng như dược phẩm, bất động sản hoặc

các ngân hang mà có rất ít nghiên cứu nào phân tích cụ thé gian lận BCTC trongngành xây dựng và xây lắp

Thứ hai, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm nguồn dit liệu cungcấp cho nghiên cứu có sự thay đổi, dẫn đến nghiên cứu có thé có sự khác biệt so vớitrước đây Vì vậy, cần có các nghiên cứu sử dụng dữ liệu gần với hiện tại nhằm đưa

ra các dự báo gian lận BCTC trong giai đoạn 2020-2022 bởi đây là giai đoạn nước

ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dai dịch Covid-19 và giai đoạn phục hồi nền kinh tếsau đại dịch Hơn nữa, trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã và đangthúc đây giải ngân đầu tư công dé phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế Vì thé,

3

Trang 21

ngành xây dựng và xây lắp sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi nhiều doanh nghiệp đãtrúng thầu nhiều dự án lớn và đang được triển khai thi công Đặc biệt, vào thời điểmcuối năm, Nhà nước thường giải ngân rất mạnh nguồn vốn dé hoàn thành chỉ tiêu kếhoạch đề ra Do vậy, nhiều doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương đốicao Tuy nhiên cũng có một vài doanh nghiệp đã mượn câu chuyện giải ngân nguồnvốn đầu tư công dé thối phồng doanh thu và lợi nhuận của họ Chính điều này sẽ

khiến cho các doanh nghiệp trong ngành có sự gian lận BCTC.

Nhằm góp phan lấp đầy khoảng trống còn tồn tại như đã nêu ở trên, tôi đãquyết định nghiên cứu đề tải: “ Sử dụng mô hình M-Score đánh giá khả năng gianlận BCTC của các công ty xây dựng và xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam giai đoạn 2020-2022.”

1.3 Cơ sở lý luận

1.3.1 Khái niệm về báo cáo tài chính và gian lận báo cáo tài chính

Theo Luật kế toán năm 2015 số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015của Quốc hội, “BCTC được xác định là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn

vị kế toán được trình bay theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ

kế toán” Báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng về tình hình tài chính vàhiệu suất kinh doanh của một đơn vị trong một khoảng thời gian cụ thể, thường làmột năm tài chính hoặc một quý tài chính Đây là một công cụ quan trọng để quản

lý, đánh giá và ra quyết định về tài chính

Theo Luật kế toán (2015), chuân mực kế toán (2005) — Bộ tài chính và chế độ

kế toán DN hiện hành của Việt Nam (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC), hệ thống

BCTC bao gồm:

e Bảng can đối kế toán (mẫu số BO1-DN)e_ Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu số B02-DN)

e Báo cáo lưu chuyền tiền tệ (mẫu số B03-DN)

e Bản thuyết minh BCTC (mẫu số B04-DN)

4

Trang 22

Đối với gian lận, theo Ủy ban Quốc gia về chống gian lận BCTC (National

commission on Fraudulent Financial Reporting, 1987) của Mỹ thi: “Gian lận BCTC

trên BCTC là những hành vi cố ý bỏ sót không ghi chép các nghiệp vu phát sinh haycông bố thiếu thông tin tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin, đặc biệt lànhà đầu tư và chủ nợ”

Ở Việt Nam, theo VSA 240, đoạn 11, ban hành kèm theo Thông tư số214/2012/TT-BTC, đã xác định: Gian lận là những hành vi cỗ ý làm sai lệch thôngtin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc,

nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, gây ảnh hưởng đến sự trung thực trên BCTC.

Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một

động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành

vi gian lận Gian lận có thé biéu hiện dưới các dang tổng quát sau:

° Sửa đối tài liệu, chứng từ kế toán làm sai lệch BCTC, gây ra sai sóttrong số liệu kế toán

° Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tạo lập những hợp đồng giả, tạo lập cáckhách hàng ảo, tài liệu liên quan đến BCTC ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không

Từ những định nghĩa trên, gian lận BCTC có thể hiểu đơn giản trong nghiên

cứu này là một hành vi cố ý và không trung thực trong quá trình chuẩn bị, trình bàyhoặc kiểm toán BCTC của một công ty dẫn đến các sai sót trọng yếu trong BCTC từ

Trang 23

đó gây ra nhiêu hậu quả xâu cho cả doanh nghiệp và các bên liên quan, bao gôm cô

đông, người đâu tư, và cơ quan quản lý tài chính.

1.3.2 Biểu hiện của gian lận báo cáo tài chính

Hiệp hội các nhà điêu tra vê gian lận Mỹ (Association of Certified Fraud

Examiners —ACFE) đã có nhiều công trình nghiên cứu về gian lận và tham 6 qua các

năm 2012,2014 Theo đó, BCTC của CTNY thường xảy ra gian lận dưới các hình

thức sau:

Thứ nhất, che giẫu công nợ và chi phí Che giấu công nợ đưa đến giảm chiphí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khaikhông lợi nhuận Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí haycông nợ bị che giấu Đây là phương pháp dé thực hiện và khó bị phát hiện vì thườngkhông dé lại dau vết, Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí:

e Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự

phòng;

e Vốn hoá chi phí;

e Không ghi nhận hàng bán trả lại - các khoản giảm trừ và không trích trước chi

phí bảo hành.

Thứ hai, ghi nhận doanh thu không có thật hay khai khống doanh thu Kỹ thuật

thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo

nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trảlại Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý phi tăng các nhân tốtrên hóa đơn như số lượng, giá bán hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao

hàng chưa hoàn tat, chưa chuyên quyên sở hữu và chuyên rủi ro đối với hàng hoá

-dịch vụ được bán.

Thứ ba, giá trị tài sản không phù hợp Các khoản mục kế toán, bao gồm cả cáckhoản phải thu, hàng tồn kho và đầu tư dai hạn, thường bị bóp méo, ví dụ như gạch

Trang 24

bỏ hàng tồn kho lỗi thời, tăng các khoản phải thu hoặc nâng cao giá trị tài sản bằng

cách sử dụng đánh gia lại.

Thứ tự, không khai báo đầy đủ thông tin Theo nguyên tắc kế toán và LuậtChứng khoán, công ty niêm yết phải công bố đầy đủ và chính xác thông tin trongBCTC và thuyết minh BCTC cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những thông tincần thiết đưa ra quyết định đầu tư Tuy nhiên, nhiều thông tin không được khai báo

đầy đủ trong thuyết minh BCTC như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày

khóa số, các giao dịch các bên liên quan, những thay đồi chính sách kế toán Việckhông khai báo day đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sửdụng BCTC Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minhnhư nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa số kế toán, thông tin về bên

có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán

Thứ năm, ghi nhận lợi nhuận hoặc chi phí vào một thời điểm hạch toán không

chính xác đề bóp méo thu nhập ròng Theo GAAP, nguyên tắc phù hợp trong kế toán

là ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có

liên quan đến doanh thu kỳ đó Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm, nhiều công ty đã

ghi nhận doanh thu trước khi thực hiện giao dịch Doanh thu được ghi nhận ngay

sau khi xuất hóa đơn vào thời điểm cuối năm nhưng hàng chưa được xuất Sang đầu

năm sau, hang hóa mới được xuất và chi phí tương ứng của giao dịch này được ghi

nhận chậm vao dau năm sau

Thứ sáu, thay đôi liên tục trong các nguyên tắc kế toán Sự thay đổi liên tụctrong các nguyên tắc kế toán thường xuất hiện khi một công ty thực hiện các biệnpháp không đối xứng hoặc không thường xuyên trong việc áp dụng phương pháp kế

toán, và điều này thường không có lý do kỹ thuật hoặc kinh doanh hop ly dé thực

hiện Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thay sự có gắng của công ty dé che

giấu thông tin không mong muốn hoặc tạo ra một hình ảnh không chính xác về tình

hình tài chính của họ Một ví dụ cụ thể là việc công ty liên tục thay đổi phương pháp

7

Trang 25

tính giá tồn kho từ phương pháp FIFO (In, Out) sang LIEO (Last-In, Out) và sau đó quay lại FIFO mà không có lý do rõ ràng Sự thay đổi không liênquan này không chỉ làm mất đi tính nhất quán trong báo cáo tài chính, mà còn làmphức tạp quá trình so sánh và đánh giá hiệu suất tài chính của công ty theo thời gian.

First-1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến gian lận báo cáo tài chính

Thứ nhát, áp lực tài chính từ cô đông, ban lãnh đạo, và các bên liên quan khác

có thể dẫn đến gian lận BCTC trong một công ty Các kỳ vọng của bên thứ ba (nhàđầu tư, cổ đông, ngân hàng) vào các chỉ tiêu như giá cô phiếu, khả năng sinh lời, cơcấu tài chính sẽ tạo ap lực để các cá nhân thực hiện hành vi gian lận Nếu mức kyvọng nay ở mức quá cao sẽ gây sức ép lên ban điều hành tạo ra động cơ gian lậnBCTC dé đáp ứng các kỳ vọng nay.Tuong tự, ban lãnh đạo công ty thường phải đốimặt với áp lực dé thé hiện thành tích xuất sắc dé duy trì vị trí và thu nhập cao hơn.Điều này có thể thúc day ho dé thuc hién gian lan trong BCTC dé dat duoc muc tiéulợi ích cá nhân Ngoài ra, áp lực từ thi trường tài chính cũng có thé dan đến việccông ty cô gắng báo cáo kết quả tích cực dé thu hút các nhà đầu tư mới hoặc dé duytrì hoặc tăng giá trị cô phiếu trên thị trường chứng khoán Áp lực này có thé dẫn đếnviệc áp dụng các biện pháp không trung thực trong BCTC dé thỏa mãn sự kì vọng

của thị trường và các bên liên quan (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).

Thứ hai, khi một công ty đối diện với sự bat 6n trong hoạt động kinh doanh,thường có sự áp lực lớn đối với họ để đảm bảo rằng tình hình tài chính của họ vẫnduy trì tích cực Các nghiên cứu điển hình Bell & Carcello (2000), Graham & Bedard(2003), Abullatif (2013) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như khủng hoảng

tài chính hoặc thiên tai, khi các công ty cùng ngành báo cáo tình hình tài chính kém

lạc quan mà có một số CTNY vẫn báo cáo tăng trưởng cao và kết quả kinh doanhcao bat thường, hay liên tục kinh doanh thua lỗ nhưng các CTNY van báo cáo hoạtđộng kinh doanh lãi cao và tăng trưởng Điều đó chứng tỏ các CTNY có dấu hiệu

gian lận BCTC.

Trang 26

Trước những áp lực về cạnh tranh, những biến động bất thường từ môi trường

kinh tế vĩ mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị đều tác động tiêu cực

tới kết quả kinh doanh của CTNY thậm chí tạo ra lỗ trong hoạt động kinh doanh dẫnđến nguy cơ phá sản Dé duy trì sự ôn định tài chính và nhận được hỗ trợ từ nhà đầu

tư và các bên liên quan, các CTNY có xu hướng xử lý kỹ thuật trên BCTC nham datđược các mục tiêu kinh doanh để đáp ứng nhu cầu niêm yết và tăng vốn của các

CTNY (Heiman và các cộng sự, 1996; Bell & Carcello, 2000; Apostolou và cộng

sự, 2001; Gramling & Myers, 2003; Smith và cộng sự, 2005; Gullkvist and Jokoppi,

2012) Việc điều chỉnh BCTC có thể bao gồm việc tăng lợi nhuận báo cáo bằng cáchtrì hoãn chi phí hoặc giảm thiểu các khoản lỗ lat vặt Họ có thé cố gắng che giấu sựgiảm sút trong doanh số bán hàng hoặc tăng lợi nhuận băng cách áp dụng các phươngpháp kế toán không phù hợp hoặc không trung thực

Thứ ba, sự thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ của một công ty có thể

tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc thực hiện gian lận trong Báo cáo tài chính

(BCTC) Hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ chính là bức tường bảo vệ đầu tiên dé

ngăn chặn và phát hiện các hành vi không trung thực và gian lận trong quá trình

chuẩn bị và trình bày thông tin tài chính Khi công ty không thực hiện hoặc thiếu cácbiện pháp kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả, nguy cơ xâm nhập và lạm dụng thôngtin tài chính tăng lên Ví dụ, thiếu giám sát và đánh giá kiểm soát có thể dẫn đến việc

không nhận biết được các lỗ hồng và yếu điểm trong hệ thống, tạo điều kiện thuận

lợi cho những người muốn gian lận Ngoài ra, thiếu phân chia rõ ràng về vai trò vàtrách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận có thể tạo ra môi trường mờ ám, khiến choviệc đánh lừa và gian lận dé dang hơn Điều này có thé dẫn đến việc không xác định

rõ ai chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo tính trung thực của thông tin tài chính

Thứ tu, trong một số trường hợp, các cá nhân hoặc tập đoàn có thé lựa chọnthực hiện gian lận BCTC vì các lợi ích cá nhân của mình Điều này bao gồm viéclàm trái pháp luật dé đạt được mục tiêu tài chính Mục tiêu tài chính mà Ban quản

9

Trang 27

trị đặt ra là nhân tố quan trọng tác động đến hành vi gian lận BCTC của CTNY Mục

tiêu tài chính sẽ thay đồi khi môi trường ngành có nhiều thay đổi lớn theo hướng bat

lợi hoặc tích cực đối với doanh nghiệp, khi có những thay đổi về nhu cầu thị trường,cạnh tranh và các nhân tố vĩ mô làm cho ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp, thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng xử lý kỹ thuật về BCTC nhằm đạt được các

mục tiêu kinh doanh được giao (Moyes, 2007; Abullatif, 2013) Ngoài ra, động cơ

dé thực hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY còn đến từ động cơ về lợi ích cánhân, lợi ích nhóm của các nhà quản lý CTNY Cơ cau thu nhập, lương thưởng củaBGĐ nếu phụ thuộc lớn từ kết quả tài chính của doanh nghiệp thi sẽ là động cơ déBGD điều chỉnh báo cáo theo hướng tốt hơn dé nhận được thu nhập cao hơn Tỷ lệthưởng từ kết quả kinh doanh càng lớn thì động cơ làm tăng kết quả kinh doanh sẽcàng cao và ngược lại Mặt khác, nhăm thúc đây tạo động lực phát triển sản xuất

kinh doanh, các CTNY hiện nay có xu hướng tăng tỷ lệ thu nhập cho cán bộ nhân

viên, đặc biệt là nhóm lãnh đạo cấp cao gan với kết quả kinh doanh của đơn vi Chínhcác mục tiêu này cũng tạo động cơ cho việc làm sai lệch báo cáo nham thực hiện chitiêu thụ nhập cuối kỳ của BGD công ty Một số cá nhân hoặc tập đoàn có thé khôngđặt lợi ích của công ty và các bên liên quan lên hàng đầu và đặt lợi ích cá nhân trêntất cả mọi thứ

1.3.4 Hậu quả của gian lận báo cáo tài chính

Theo Elliot va Willingham (1980), Hành vi gian lận BCTC là hành vi gian

lận có chủ ý được thực hiện bởi nhà quản lý gây ton hại tới tat cả những chủ thể sửdụng BCTC thông qua việc trình bày sai lệch trọng yếu các thông tin trên BCTC.Các chủ thể ở đây bao gồm bản thân CTNY, các cá nhân liên quan, nhà đầu tư, ngườicho vay, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan

Thứ nhát, đối với CTNY Nêu các CTNY có hành vi gian lận BCTC bị phát

hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng như uy tín của CTNY bị giảm

sút nghiêm trong (Wei Ling Song va Hatice Uzun, 2003) Khi sự gian lận trong

10

Trang 28

BCTC bị phát hiện, sự tin tưởng của cô đông, khách hàng, nhà đầu tư và thị trườngtài chính thường bi đe dọa và suy giảm Sự mat đi lòng tin này có thé gây ra một loạtcác hậu quả Trước hết, giá trị thương hiệu của công ty có thé bi ảnh hưởng, khiếncho nhiều người không còn tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ, hoặc cam kết của công

ty Điều này có thê dẫn đến mắt khách hàng, giảm doanh số bán hàng, và giảm lợinhuận Ngoài ra, uy tín của công ty trong mắt các nhà đầu tư và thị trường tài chính

cũng bị tốn thất nghiêm trọng Các nguôn tai trợ có thé từ chối công ty vay tiền hoặc

đầu tư, gây ra khó khăn trong việc tài trợ các dự án và hoạt động kinh doanh

Tiếp đến, tác động ngay lập tức của gian lận báo cáo tài chính đối với mộtcông ty là giá cô phiếu giảm nghiêm trọng một khi gian lận báo cáo tài chính bị côngkhai (Bernnan và Macgrath, 2007) Dechow và cộng sự (1996) nhận thấy giá côphiếu trung bình giảm khoảng 9% khi cáo buộc gian lận báo cáo tài chính lần đầutiên được công bố Ngoài ra, không phải tat cả các công ty đều có thể tồn tại sau khi

gian lận báo cáo tài chính bị phát hiện COSO (1999) cho thay hon 50% doanh

nghiệp đã phá sản hoặc có sự thay đổi đáng kế về quyền sở hữu và 21% số công ty

bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc gia

Thứ hai, đôi với các cá nhân liên quan đến việc gian lận BCTC Trước hết,các cá nhân sẽ phải đối mặt với các vụ kiện từ các bên liên quan như cổ đông, nhà

đầu tư, và cơ quan quản lý tài chính Cụ thé, Ban lãnh đạo và những người trực tiếp

liên quan lập BCTC của CTNY phải chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp về hành

chính và hình sự (có thể bồi thường, hầu tòa và ngồi tù) về hành vi gian lận, thậm

chí chấm dứt hoạt động nghề nghiệp liên quan kế toán và tài chính (Vũ Thị Thục

Oanh, 2018).

Thứ ba, đôi với nhà đầu tư Khi BCTC bị gian lận số liệu một cách có chủ

đích sẽ dẫn việc nhà đầu tư kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp vào CTNY, ảnh hưởng

trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn thậm chí làm mat vốn bỏ ra BCTC gian lận

không chỉ gây thiệt hại tài sản cho nhà đầu tư mà còn làm mắt đi niềm tin của nhà

11

Trang 29

đầu tư vào thị trường vốn và độ tin cậy của các thông tin tài chính Khi các nhà đầu

tư e ngại, doanh nghiệp không thê huy động vốn trực tiếp mà phải qua các kênh trung

gian, dẫn đến chi phí huy động lớn hơn, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng doanhnghiệp nói riêng và phát triển kinh tế quốc gia nói chung (Well, 2013)

Thứ tu, đôi với người cho vay đặc biệt là các tô chức tín dụng như ngân hàng

sẽ gặp rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp có hành vi gian lận BCTC Trong trường

hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu tồn đọngtrong các ngân hàng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, làm

giảm tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Thứ nam, đỗi với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan Khi một doanh

nghiệp gian lận BCTC và giảm bớt lợi nhuận được báo cáo, kết quả là sự giảm thuếhoặc thậm chí là sự mắt thuế đối với công ty Điều này đồng nghĩa với việc nhà nướckhông thu được số thuế cần thiết dé cung cấp và duy trì các dịch vụ quan trọng như

chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và các dự án cơ sở hạ tầng Sự mất thuế này không chỉ

ảnh hưởng đến khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân,

mà còn có thé tạo ra áp lực tài chính đối với ngân sách quốc gia (Vũ Thị Thục Oanh,

2018).

1.3.5 Công cụ phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Có nhiều phương pháp đề xác định công ty có bóp méo báo cáo tài chính và

mức độ đưa thông tin sai lệch lên BCTC, theo tác giả Burcu và Guray (2010) phân

loại thành 3 nhóm ki thuật chính:

Thứ nhất, là kỹ thuật dồn tích có thé điều chỉnh (discretionary accruals) mà

đại diện là nghiên cứu của DeAngelo (1986), Các nghiên cứu này tập trung vào

đánh giá các khoản mục kế toán dồn tích (accruals) để phát hiện bóp méo

Thứ hai, là ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo với các đại diện như

Green & Choi (1997), Fanning & Gogger (1998), Trong đó Green&Choi (1997)

trình bày mô hình mạng thần kinh nhân tạo sử dụng các dữ liệu tài chính nội sinh;

12

Trang 30

Fanning&Gogger (1998) sử dụng mô hình mang thần kinh nhân tạo dé phát hiện

gian lận quản trị, họ tìm ra mô hình gồm 8 biến số có khả năng phát hiện gian lận

Cao.

Thứ ba, là các kỹ thuật thống kê phát triển bởi Beneish (1997,1999), Hansen(1996), Trong đó Hansen (1996) sử dung mô hình phản hồi chất lượng tong thé(powerful generalized qualitative response model — EGB2) dé dự đoán việc bóp méo

báo cáo tài chính dựa trên dữ liệu của các công ty kế toán được niêm yết toàn cau

Mô hình EGB2 bao gồm mô hình probit và mô hình logit với sự kết hợp chặt chẽ

của sự đánh đổi giữa sai lầm loại I và sai lầm loại II;

Nghiên cứu cua Messod D.Beneish (2003) đã xây dựng mô hình M — Score

dé xác định các công ty có bóp méo BCTC hay không Các biến trong mô hình đượcthiết kế nhằm nhận biết được những điểm không chính xác trong báo cáo tài chínhxuất phát từ các động cơ và điều kiện đề thúc đây công ty đi đến hành động gian lận.Kết quả cho thấy mối quan hệ có hệ thống giữa khả năng xảy ra sai lệch với các biến

trong báo cáo tài chính.

Beneish sử dụng mẫu gồm 74 công ty và tất cả các công ty trên Compustatđược kết hợp bởi các số SIC hai chữ số mà dữ liệu có sẵn trong giai đoạn 1982 —

1992, sau đó tác gia su dụng mô hình xác suất đơn vị dựa trên tỷ trọng của mẫu ngoại

sinh (weighted exogenous sample maximum likelihood (WESML) probit) cũng như

mô hình xác suất don vị không dựa vào ty trong (unweighted probit) dé được mô

hình M — Score:

M - score = -4.84 + 0.920(DSRI) + 0.528(GMI) + 0.404(AQD) + 0.892(SGI)

+ 0.115(DEPI) - 0.172(SGAT) + 4.679(TA TA) - 0.327(LVGT)

Trong đó, các biến số bao gồm: Chỉ số kỳ thu tiền (DSRI), chi số lợi nhuận

gop (GMI), chỉ số chất lượng tài sản (AQI), chỉ số tăng trưởng doanh thu (SGI), chi

số khấu hao (DEPI), chỉ số chi phí quan lý bán hàng (SGAD, chỉ số giá trị dồn tích(TATA), chỉ số đòn bây tài chính (LVGI) Tác giả tính được giá trị ngưỡng của mô

13

Trang 31

hình là -1.78, công ty nào có M — Score cao hơn - 1.78 sẽ bị đánh dấu là có bóp méobáo cáo tài chính, còn lại là không có dấu hiệu bóp méo báo cáo tài chính.

Burcu Dikmen và Guray (2010) sử dụng dữ liệu từ sàn chứng khoán Thổ Nhĩ

Kỳ, bao gồm 126 công ty niêm yết trong giai đoạn từ 1992 — 2002 với 10 biến số:Chi số đòn bây (LVGI), chỉ số hàng tồn kho (DINV), chỉ số tài chính (FED, chỉ số

kỳ thu tiền (DSRI), chi số lợi nhuận gộp (GMD, chỉ số chất lượng tài sản (AQD), chi

số tăng trưởng doanh thu (SGI), chỉ số khấu hao (DEPI), chi số chi phí quản lý, bán

hàng (SGAI), chỉ số tông tài sản và tổng kế toán dồn tích (TATA) Mô hình củaBurcu Dikmen và Guray cũng mang lại kết quả khá tốt trong việc dự báo tình trạng

bóp méo báo cáo tài chính của các công ty.

Marinakis (2011) xây dựng lại mô hình M — score của Beineish cho nước Anh

với 11 biến số, trong đó có 8 biến số tương tự mô hình Beineish và 3 biến số khácgồm: EFTAXI- chỉ số ty lệ thuế suất hiệu quả, DIRAI— chi số đãi ngộ cho các giámđốc trên tổng tài sản, AUDI — Chi số thù lao kiểm toán đối với tong tai san

M-score’ = -5.124 + 0.242DSRI + 0.512GMI + 0.424AQI + 0.421SGI + 0.317DEPI — 0.152SGAI + 3.12TATA + 0.624LVGI + 0.421AUDI — 0.39IEFTA XI+ 0.317DIRAI

Sau khi thực hiện các kiểm định, tác giả cũng nhận thấy mô hình nâng cao cónhiều dau hiệu khả quan trong việc xác định các công ty bóp méo, đồng thời xác

định giá trị ngưỡng cho mô hình của mình là -1.31, lớn hơn giá tri ngưỡng cua mô

hình M — score.

Roychowdhury (2006) đã phát triển phương pháp thực nghiệm dé phát hiệnbóp méo thực tế Tác giả xem xét dòng tiền hoạt động kinh doanh, chi phí tùy chọn

(discretionary expenses) và chi phí sản xuất Sau đó tác giả sử dụng các đo lường

này dé phát hiện bóp méo báo cáo tài chính xoay quanh ngưỡng lợi nhuận bằng 0

Roychowdhury cũng tim thấy các bang chứng cho thay nhiều công ty cé gắng tránh

tốn thất bằng việc sử dụng các mức giá chiết khấu nhằm mục đích nâng cao doanh

14

Trang 32

số tạm thời, đồng thời thực hiện sản xuất vượt quá dé giảm chi phí tùy chọn nhằm

cải thiện lợi nhuận biên.

15

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUA CÁC CÔNG TY XÂY DUNG VÀ XÂY LAP NIEM YET TREN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

2.1 Tổng quan về ngành xây dựng và xây lắp Việt Nam

Ngành xây dựng ở Việt Nam ra đời khá sớm từ cuối những năm 1950 Trảiqua nhiều giai đoạn phát triển, ngành xây dựng đã có những chuyên biến quan trọng

Ké từ năm 2001 đến nay, trong điều kiện kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu

rộng hơn vào nén kinh tế khu vực và thé giới với điểm nhắn là việc gia nhập WTO

(2006), các giai đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản vào 2000-2001 và

2007-2008 cũng đã tạo ra tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng ngành Việc banhành Luật Xây dựng, Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bat Động Sản, Luật Quy

Hoạch Đô Thị được ban hành thời gian qua đã tạo khung pháp lý hoàn thiện cho các

công tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bat động san Vớivai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xâydựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất chovay và lạm phát Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho pháttrién cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung Do đó, việc chính phủ luônduy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng Ngoài

các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây

dựng.

Trong những thập kỷ gần đây, ngành kinh doanh xây dựng ở Việt Nam đãphát triển đáng kể Trong các năm qua, doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt

Nam dần khăng định được vị trí ở lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng,

kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Theo Tổng cục Thống kê, ngành

xây dựng có mức tăng trưởng trung bình hang năm khoảng 7.2% trong 10 năm qua,

đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của cả nước Mức tăng trưởng ngành duy trì ồn

định giai đoạn 2016 — 2019, nhưng lại sụt giảm trong thời kỳ Covid 2020 — 2021.

16

Trang 34

Hình 2.1: Tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng vào GDP giai đoạn

Neudn: Số liệu GSO

Nếu như năm 2019 thị trường bị chững lại chủ yếu do yếu tố pháp lý thì bướcsang giai đoạn năm 2020-2021, khó khăn chủ yếu đến từ những gián đoạn, bất 6n do

dịch bệnh Trong đó, biến động về giá nguyên vật liệu sản xuất tiếp tục là một trong

những khó khăn hàng đầu đối với 66,7% số doanh nghiệp xây dựng và 71,4%

số doanh nghiệp vật liệu xây dựng Yếu tố thiên tai, thời tiết ảnh hưởng không nhỏ

đến hoạt động của 58,3% doanh nghiệp xây dựng Thêm nữa, những giai đoạn giãn

cách xã hội do dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động và tâm lý

của người lao động, khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn Ngoài ra, một sốvan đề còn tồn đọng trong giai đoạn trước như số lượng dự án được phê duyệt giảm,thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý hay quá trình triển khai dau thầu, tình trạng thiếu

vôn cũng gây ra lực cản không nhỏ đôi với sự phát triên của doanh nghiệp.

17

Trang 35

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng giai đoạn 2014-2023F

an 10.82%

10%

05

2414 2015 27016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023F

Nguồn: Bộ Xây Dựng, APS Research

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 ngành xây dựng tăng 6,76%, giảm đáng

ké so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019, đóng góp 0,5 điểm phan trămvào tốc độ tăng tông giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Đến năm 2021, tốc độ

tăng trưởng của toàn ngành xây dựng và vật liệu xây dựng trong năm chỉ đạt 0,63%,

đây là mức rất thấp so với tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây Sang đếnnăm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về giá cả nguyên liệu cũng nhưcác yêu tố vĩ mô không được ủng hộ, ngành xây dựng vẫn có sự tăng trưởng mạnh

mẽ khi tăng 8,5% so với năm 2021 Điều này là đo trong năm Chính phủ đã thúc đâytiễn độ giải ngân vốn đầu tư công nhăm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnhtranh của nền kinh tế, thúc day tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bịsuy thoái Theo Bộ Tài chính, kết thúc năm ngân sách 2022 thanh toán vốn đầu tưcủa cả nước là 539.276,51 tỷ đồng, đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

18

Trang 36

Tuy kết quả chung chưa đạt yêu cầu, song vẫn đáng ghi nhận vì số vốn đầu tư côngnăm 2022 tăng cao hơn han so với năm 2021.

Hình 2.3: Giải ngân đầu tư công thực tế và kế hoạch giai đoạn

mmm Kê hoạch ———Tỷ lệ giải ngân thực tê © Tỷ lệ giải ngân trong 1H

2.2 Khái quát các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Theo Vietstock, tính đên thời điêm hiện tại, đã có tong cộng 210 công ty ngành

xây dựng và xây lắp được giao dịch trên 3 sàn giao dịch HSX, HNX và UPCOM vớitổng vốn hóa 139,582 tỷ đồng Trong đó, các doanh nghiệp có vốn hóa dưới 1.000

tỷ chiếm số lượng lớn trong toàn ngành (187 doanh nghiệp) Trong khi đó, các doanh

nghiệp có vốn hóa vừa (từ 1.000 tỷ - 10.000 tỷ) chỉ có 20 công ty và chỉ có 3 công

ty có vốn hóa lớn (trên 10.000 ty) được niêm yết trên cả 3 sàn Tuy nhiên, chi cótổng cộng 83 công ty được niêm yết chính thức trên 2 sàn giao dịch HSX và HNX

2.2.1 Những đặc điểm chính của các doanh nghiệp xây dựng

Các lĩnh vực hoạt động chính của các DN niêm yêt ngành xây dựng tập trung

vào 3 lĩnh vực chủ yêu như sau:

19

Trang 37

° Nhóm xây dựng cơ sở hạ tầng: Thi công những công trình hạ tầng giaothông, hạ tầng điện, nước Các công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng luôn chiếm

tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành

° Nhóm xây dựng dân dụng: Thi công những công trình nhà ở, cao ốc văn phòng, mặt bằng bán lẻ.

° Nhóm xây dựng công nghiệp: Thi công những công trình nhà xưởng

sản xuất, nhà kho, khu công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với những hỗ trợ của chính phủ với các chính

sách kích cau là yếu tô quan trọng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng Việc nước

ta tham gia đàm phán các hiệp định FTAs cùng với những cải thiện về hệ thốnglogistics và môi trường kinh doanh mở ra triển vọng lớn cho những doanh nghiệpthuộc lĩnh vực xây dựng công nghiệp Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầngcũng có nhiều tiềm năng phát triển với những kế hoạch về phát triển hệ thống giao

thông đường bộ cũng như kế hoạch xây dựng số lượng lớn sân bay Đồng thời những

triển vọng về thu hút đầu tư cũng là yếu tố quan trọng phát triển lĩnh vực xây dựng

cơ sở hạ tầng

Bởi vi đặc điểm sản pham của khối ngành xây dựng có giá trị lớn, thời gianhoàn thành sản phẩm thường kéo dài (thường vài năm) Dé tiến hành sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp xây dựng cần một lượng vốn lớn dé đầu tư các nguyên vật liệuđầu vào như: đất đai, vật liệu xây dựng , vòng quay của vốn dài, vốn sử dụng

thường bị ứ đọng lâu Bản thân các doanh nghiệp dễ gặp phải rủi ro như: giá cả hay

tiễn bộ công nghệ khoa học, chi phí cố định cao, do vậy các doanh nghiệp xây dựngthường sử dụng nguồn vốn dai han dé đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình

Khi nên kinh tế tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận tăng hơn so với các ngành khác

do nhu cầu về xây dựng chi phối đến các hoạt động khác Ngược lại, khi nên kinh tế

suy thoái, các công trình xây dựng bị trì trệ, vì tiên vôn trong dân bị giảm, họ ít có

20

Trang 38

nhu cầu đầu tư và nâng cao chất lượng nơi ăn, ở Chính phủ không mở rộng đầutư, điều này làm giảm lợi nhuận, tỷ suất sinh lời của hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, các công trình xây dựng được tiến hành ngoài trời nên chịu nhiềuảnh hưởng của thời tiết, khí hậu Các DN xây dựng còn phải chịu chi phí cao do địahình mang lại Đây là một rủi ro rất lớn khi thực hiện thi công, ảnh hưởng đến thu

nhập của DN.

2.2.2 Tình hình tài chính của các công ty

Theo dữ liệu tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhóm xâydựng của FiinPro cho thấy tổng doanh thu của các công ty đạt được năm nay là199.192 tỷ đồng, trong khi năm 2021 chỉ đạt 176.378 tỷ đồng Doanh thu tăng kéotheo lợi nhuận tăng trưởng, đạt khoảng 13.459 tỷ đồng, cao hơn mức 11.588 tỷ đồngđạt được hồi 2021

Ở vị thé đầu ngành, Xây dựng Hòa Bình (HBC) mới đây đã công bố báo cáotài chính với khoản lỗ ròng kỷ lục (tính theo quý) hơn 1.200 tỷ đồng trong quýIV/2022 Lũy kế cả năm, doanh thu của HBC tăng hơn 20% nhưng giá vốn tăng caokhiến biên lãi gộp của doanh nghiệp trong top đầu ngành xây dựng thu hẹp về dưới2%, so với mức 7% của năm 2021 Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính không

đủ dé bù đắp chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp HBC cũng ghi nhậnkhoản lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng năm 2022, so với mức lãi ròng gần 100 tỷ của nămtrước Khoản lỗ này cũng đánh dau năm kinh doanh thua lỗ đầu tiên của HBC ké từ

khi lên sàn.

21

Trang 39

Hình 2.4: Các doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2022

UDC 303 TGG 802

SDT 1,075 VES 1 LEC sskE HU3 155 PHH 173 SDD 50

L35 83 PVH 11

Sunshine Group - cũng báo lỗ hơn 43 tỷ đồng trong quý IV/2022, lần đầu tiên từ khi

thành lập Lũy kế cả năm, SCG ghi nhận doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, giảm gần40% so với năm 2021 Lợi nhuận trước thuế giảm hơn 80%, chỉ còn hơn 25 tỷ đồng.Tuy nhiên, giảm mạnh nhất phải kế đến CTCP Xây dựng DIC Holdings (DC4), cả

22

Trang 40

năm chỉ lãi hơn 253 triệu đồng, trong khi năm 2021 đạt 42 tỷ đồng Doanh thu cũng

giảm gần 60%, còn 264 tỷ đồng Đáng chú ý, DC4 còn phải chịu chỉ phí tài chính

tăng cao do phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính vào 2 công ty con

cộng với lỗ do đầu tư chứng khoán

Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của HBC trong cuộc đua dẫn đầu lĩnh vực xâydựng là Coteccons (CTD), cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi, chủ yếu do phảităng trích lập dự phòng Quý IV, CTD đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng, gấp đôicùng kỳ Lũy kế cả năm, doanh thu của đại gia ngành xây dựng tăng 60%, đạt hơn14.500 tỷ đồng, nhưng mức lợi nhuận không đủ dé bù đắp cho chi phí tài chính vaquản lý doanh nghiệp Kết quả là lãi ròng cả năm của CTD chỉ hơn 20 tỷ đồng, giảm

14% so với năm 2021.

Không chỉ kinh doanh ảm đạm, "sức khỏe tài chính" của các nhà thầu xâydựng cũng dang rất xấu Cụ thé, tong các khoản phải thu của 98 doanh nghiệp xây

dựng tại thời điểm 31/12/2022 là hơn 148 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm.

Tổng dự phòng nợ khó đòi cũng tăng tới 36%, vượt mức 9 ngàn tỷ đồng Don cử,Coteccons nằm ở thứ hạng cao trong danh sách doanh nghiệp có lượng khoản phảithu và nợ khó đòi lớn Khoản mục phải thu ngắn hạn của công ty tăng 31%, lên hơn11.200 tỷ đồng vào cuối năm, với dự phòng nợ khó đòi tăng gần 60%

Báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) cũng chi

ra răng công ty này đang cho nợ ngày một nhiều hơn, từ hơn 4.100 tỷ đồng hồi đầu

năm lên 6.675 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022 Khoản cho nợ chiếm tới 92,4%

tổng tài sản Trong đó, các khoản phải thu ngăn hạn đạt 6.675 tỷ đồng, tăng 59%;các khoản phải thu dài hạn đạt 256 tỷ đồng Tuy nhiên, điểm tích cực trong báo cáo

tài chính cua SCG là công ty không phải trích lập các khoản phải thu khó đòi Tại

CTCP Đầu tư công nghiệp và Phát triển vận tải (Tracodi, Hose: TCD), doanh thu cả

năm 2022 vào khoảng 2.945 tỷ đồng, trong khi đó khoản phải thu ngắn hạn đã vượt5.438 ty đồng Khoản phải thu vượt doanh thu không phổ biến, tuy nhiên đã từng

23

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w