1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Mối quan hệ giữa đặc điểm ủy ban kiểm toán và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam 2018 – 2021

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 38,1 MB

Nội dung

Tai Việt Nam, nếu như trước đây các doanh nghiệp và chủ đầu tư chi quan tâm đến van đề lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp thì ngày nay, bên cạnh những các mục tiêu cốt lõi đó thì

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE

KHOA: KE TOAN-KIEM TOAN

DE TAI:

MOI QUAN HỆ GIỮA DAC DIEM ỦY BAN KIEM TOÁN VA CÔNG

BO THONG TIN TRACH NHIEM XA HOI CUA CAC DOANH

NGHIỆP NIEM YET VIỆT NAM 2018 - 2021

Giáo viên hướng dẫn: Ths Lê Thị Thùy LinhSinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo

Mã sinh viên: 20050701

Ngành: Kế toán — Kiểm toán

Hà Nội, 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

MUC LUC 15 2

09099 620709077Š 4

090979 10007577 5

DANH MỤC CAC TU VIET TẮTT - 2s << ©s£€S£€SS£ES£€S££Ss£E34Sx£EseExexersetxserserssrse 6 /.9):810/90:790 c2 an “°`°'` "-.Ễễ.®Ẽ”®".”^®" 7

0) 9/:810/9:10):.0003737 7

3708000671007 8

1 Ly do Chon con 6 8

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU d << 2 9 9 9 0001.000009 0090886 10 2.1 Mục tiêu nghiên cỨu Chung o- << 5< s< S 9 9 000908956 10 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể -2-s< << ©ss©s£+s£Ess©xseEsevssexsersersserserssee 10 3 Cau hỏi nghiÊn CỨU 5-55 << 9 5 TH 000090 11 4 Đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU - 2 << << % 9 98 994 99949956891584959% 11 5 Phương pháp nghiÊn CỨU << 5< 9 9 9 9 99.99.9910 0.0 0009668684056 11 6 Đóng góp của Ôi 00 12

rl Ket CAU chẽ 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CÁC ĐẶC DIEM CUA ỦY BAN KIEM TOÁN VÀ CONG BO THONG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 13

1.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNX) - 5-5 <5 sex eeseesee 13 1.2 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CBTT TNXH!) 18

1.2.1 Khai niệm CBTT TNXH s< << 5< se s+€SEEEESEESEEeEeTserserserssre 18

1.2.2 Khuôn khổ tiêu chuẩn thông tin TNXH 5° 5° 5° 5° s5sssessessess 20 1.3 Uy ban Kiểm toán (UIKTT) << s°s°©s£©s£Ss£Es£Es£Es£Es£EsSsezsezsezsersersersesse 23

1.3.1 Khái niệm UBIKT <- << 5< se +x€+xe+keEteEeEseEsereEkerserserserserserssre 23 1.3.2 UBKT trong Quản tri CÔN ÝY 0< G 5< 9 9 9.9.9 0.0 0 90.09990 25

1.4 Lý thuyết nền tảng s< << ©se©ss©+s£©seEvseEseEkstvseEAeEterserksetsersserssersersee 26

Trang 3

1.4.1 Lý thuyết đại diện -e-° << s< se se se EseEseEseEsersersersersersersersersere 26

1.4.2 Lý thuyết thé chế << cs£©se©sseEs©ssExseEsetsettersettserserssrrsersersee 27

1.4.3 Lý thuyết hợp pháp s-s<s<s©s£©ss£+seEseexserseExeerserserrserserssrrsrrssrke 27 1.4.4 Lý thuyết các bên liên quan -s- << s<s<ss+sss£++s£Ese+ssexserserseersersee 28

1.5 Tống quan nghiên €Ứu -e s- << s£©s£S£€Ss£Es£€ss£Es£©ss£xsersstxserserssrrsersersee 29

1.5.1 Nghiên cứu nước IØOàÌ <5 5 9 9 99 0 0.0 0 0009808 9ø 29 1.5.2 Nghiên cứu trong TỚC 0G G6 S9 9.9 9 9 9 0 0 0004099096 32

1.5.3 Khoảng trống nghiên cứu -s-s<s©s+sse+s+e+xeerseerserrserrserrsee 34

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU - s2 s°©s£+se+vsstsezsserseersessse 36

2.1 Quy trình nghiÊn CỨU o- œ9 2 00009089 36

2.2 Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu -. << s<s£s££s£EsEsEseEseEsexsexsessessrssrsscse 37

2.3 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu -s- s5 s°ses=sssessessessesses 40

2.3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu s- «se se++se+xseeveetvserseerseersesrse 40

2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề Xuất -2- 5° 2s ©s£©sss£©ss+xseEsetssexserserssersersee 50

2.3.3 Quy trình phân tích dik IỆ 5< 5 5< 9 9 9.9.9 000000008965 52

CHUONG 3: KET QUA NGHIÊN CUU e- 2< ©s£ss©+s£€E+s©zssezxsetrsserxseerssee 54

3.1 Thong Ké na 54

3.2 Ma tram (ư0ngØ QUAM ccscccsccsccssscccscssccssescscssesssccscesessscsscsssssscsssssscsssessecesesssesssssseees 56

3.3 HOi quy2ï (0 T7 58 CHƯƠNG 4: KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ 2° 5° 5° 5° s£ se sesssessezsessesee 63

4.1 Két qua 0) 6 ẽ ẽ 63 4.2 Hàm ý QUaM tri 2 5< 5 5< 5 9 9 9 lọ 0.00001000900001 00 63

4.3 Kién nghi, d@ XUAt 1n 64

A.A, Kt WAM hs 70

4.5 Han chế của nghiên CUrt ccsscsscsssssssssssssscessessessessessessesscssessesscseessessesassacsecsacsacencsessscesees 71 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 2° 5£ ©s£SsSs££S££Ss£EseEseexserserseersersee 72

Trang 4

LOI CAM DOAN Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu “mối quan hệ giữa đặc điểm ủy ban kiểm toán

và công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết việt nam

2018 — 2021” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

ThS Lê Thị Thùy Linh.

Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực, các nội dung thamkhảo trình bày trong nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc Các kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong bài nghiên cứu này chưa được công bồ tại bat kỳ công trình nghiên cứu nào

khác.

Nêu phát hiện bat kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Tác giả Thảo Đặng Thị Phương Thảo

Trang 5

LỜI CẢM ƠNTrước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn — ThS Lê Thị Thùy

Linh Cô đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên bổ ích

giúp em giải quyết các van dé gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành dé tài một

cách tốt nhất

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Kế toán — Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế

- Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo cơ hội học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng

đề thực hiện khóa luận

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóaluận khó tránh những thiếu sót Em rat mong nhận sự góp ý, chi dạy thêm từ Thay, Cô

Một lân nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Tên tiếng Việt Viết tắt

Công bồ thông tin CBTT

Trach nhiệm xã hội TNXH Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TNXHDN

Phát triển bền vững PTBVBáo cáo Phát triển bền vững BCPTBV

Ủy ban Kiểm toán UBKT

Doanh nghiệp DNHội đồng quản trị HĐQTBáo cáo tài chính BCTC

Báo cáo thường niên BCTN

Trang 7

DANH MỤC BANG

Tên Trang

Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứu 36

Bảng 2.2 Tổng hợp các thông tin TNXH cần công bố 38

Bảng 2.3 Mã ngành 49

Bảng 2.4 Do lường các biến của mô hình 51

Bang 3.1 Thống kê mô tả các biến độc lập 56

Bảng 3.2 Ma trận tương quan 57

Bảng 3.3 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF 57

Bảng 3.4 Hồi quy tuyến tính 62

DANH MỤC HÌNH

Tên Trang Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp TNXHDN của Carroll (1991) 15

Hinh 1.2 M6 hinh kim tu thap TNXHDN cua Carroll (1999) 16

Hình 1.3 | Mô hình 3 lĩnh vực của TNXHDN (Doherty va cộng sự, 2009) 18

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong những năm gan đây, chúng ta đã thay nhiều van đề xấu xảy ra như các thảm hoa

tự nhiên do biến đồi khí hau, khủng hoảng tài chính, các trường hợp tham nhũng, đại dịchCovid — 19 va các mỗi nguy hại về môi trường Các thách thức này không chỉ gây ảnhhưởng đến khía cạnh kinh tế, mà còn tạo ra tác động tiêu cực đối với xã hội và môi trường

Do những thách thức hiện nay, bao cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) đang

được các cơ quan chính phủ, nhà đầu tư, các bên liên quan, các chuyên gia và xã hội nói

chung nhắn mạnh, vì các bên này dang gây áp lực buộc các công ty phải chấp nhận tráchnhiệm lớn hơn đối với sự phát triển bền vững (Aguinis & Glavas, 2012; Garcia & cộng sự,2020) Các vụ bê bối gian lận và doanh nghiệp nổi tiếng như Enron, WorldCom, tập đoàn

bảo hiểm Mỹ, Lehman Brothers và Meadow đã chỉ ra rằng quản trị doanh nghiệp hiện đạinên tập trung nhiều hơn vào đạo đức, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm xã hội cũngnhư nhu cầu giải quyết xung đột giữa các đại lý (Elkington, 2006) Do đó, các bên liên

quan của công ty hiện nay yêu cầu hiểu biết nhiều hơn về cách quyết định và chiến lược

kinh doanh kết hợp các cân nhắc về các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế (Amran &

Ooi, 2014).

Tai Việt Nam, nếu như trước đây các doanh nghiệp và chủ đầu tư chi quan tâm đến van

đề lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp thì ngày nay, bên cạnh những các mục tiêu

cốt lõi đó thì doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn trong việc thúc đây các hoạt động công

bố thông tin trách nghiệm xã hội của minh và công bố đầy đủ thông tin này cho các bênliên quan vì các doanh nghiệp muốn tiếp cận được dòng vốn dau tư từ trong nước cũng như

nước ngoài Đặc biệt là những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, dé dé dàng huy độngvốn từ thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp này phải tuân thủ nhiều điều kiện nghiêmngặt dé đủ tiêu chuẩn tham gia vào thị trường này Theo Thông tự số 96/2020/TT — BTC

của Bộ Tài chính (2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, hướng dẫn liên quan đến việc

công bồ thông tin (CBTT) trên thị trường chứng khoán được đưa ra Theo thông tư này,các công ty đại chúng cần thực hiện việc CBTT liên quan đến phát triển bền vững (PTBV)

nhăm đảm bảo tuân thủ tiêu chuân quôc tê và nâng cao trách nhiệm của họ đôi với môi

Trang 9

trường và xã hội Thông tin này có thé được tích hợp vào báo cáo thường niên hoặc đượctạo thành một báo cáo riêng về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, vẫn có một số lo ngại về chất lượng và số lượng CBTT TNXH Các nhà quản

lý có thé sử dụng chiến lược tiết lộ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) dé

che giấu hành vi cơ hội của ho (Choi và cộng sự, 2013) Một số nghiên cứu khác cũng chỉ

ra rằng, việc CBTT TNXH giúp các DN cải thiện danh tiếng và xây dựng đạo đức kinh

doanh, từ đó tạo ra một hiệu ứng như bảo hiểm giúp giảm thiêu anh hưởng của các sự kiện

tiêu cực (Shiu & Yang, 2017; Godfrey và cộng sự, 2009) Các nghiên cứu nhận thấy rằng

hầu hết các công ty đều công bố các hoạt động xã hội và môi trường nhìn chung là tích cựchon là tiêu cực va có hai (Brown va Deegan, 1988; Ghazali, 2007; HUBKTkston va Milne,

1996) Nghiên cứu trước đây của Ball và cộng sự, 2000 cũng đã chỉ ra rang các nhà quan

lý sử dụng việc tiết lộ TNXHDN dé nâng cao danh tiếng của họ thay vì giảm thiểu sự bat

cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và các bên liên quan Chính vì vậy, Ủy ban kiểmtoán (UBKT) đã vào cuộc dé cải thiện việc công b6 TNXHDN UBKT là uy ban mang tính

chiến lược nhất trong hệ thống báo cáo tài chính (Ali & Kamardin, 2018), với tư cách là

cơ quan ra quyết định cốt lõi, được kỳ vọng sẽ giám sát các thông lệ báo cáo tài chính và

phi tài chính từ đó giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa ban quản lý và các bên liênquan (Karamanou và Vafeas, 2005) Theo Ủy ban Blue Ribbon (BRC, 1997), UBKT là cơ

quan giám sát cuối cùng trong quá trình báo cáo các hoạt động của một công ty Sau những

vu sup đồ của Enron va WorldCom ở Hoa Ky and HIH va One Tel 6 Uc, vai trò của UBKT

đã được mở rộng với áp lực ngay càng tăng từ các bên liên quan mặc dù trước đây vai trò

của nó chỉ tập trung vào việc công bồ tài chính bắt buộc (Kolk & Pinkse 2010) Ngày nay,vai trò rộng hơn của UBKT nghiêng về việc đảm bảo răng các công ty chịu trách nhiệm về

tác động lâu dài đến xã hội, kinh tế và môi trường đối với các bên liên quan (Bédard vàcộng sự, 2008; Jamali và cộng sự, 2008; Kolk và Pinkse, 2010) UBKT là một trong những

yếu tô chính của hệ thống quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là chịu trách nhiệm về tính minh

bạch và độ tin cậy của tất cả các hoạt động của công ty nên các đặc điểm của nó có thể ảnh

hưởng đến các lựa chọn công bố thông tin của người quản lý và mức độ công bố TNXHDN

Sự hiện diện của UBKT với các đặc điểm phủ hợp có ảnh hưởng đến mức độ công bố thôngtin tài chính và phi tài chính như TNXHDN (Bédard và cộng sự, 2008) Thêm vào đó, một

9

Trang 10

số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa các đặc điểm của UBKT và việc công bố

TNXHDN, xu hướng đồng ý về vai trò tích cực của sự tồn tại và các đặc điểm của UBKTtrong việc nâng cao công bố TNXHDN và có xu hướng đồng ý về vai trò tích cực của sự

tồn tại và các đặc điểm của UBKT trong việc nâng cao công b6 TNXHDN (Apphami &

Tashakor, 2017; ElMassah, 2018; Khan và cộng sự, 2013; Said và cộng sự, 2009).

Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có sự rõ ràng về các đặc điểm của UBKT ảnh hưởng

đến việc CBTT TNXHDN Mặc dù, trước đó đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội, nhưng hiện tại chưa có nghiên

cứu nào chỉ ra các đặc điểm của ủy ban kiểm toán đến việc công bó TNXHDN tại các

doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đặc điểm uyban kiểm toán và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết

việt nam 2018 — 2021” Mục đích nghiên cứu là tìm ra các đặc điểm của UBKT có ảnh

hưởng lớn đến việc công bố TNXH tại các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng

khoán Việt nam, từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược thúc đây việc nay Ngoài ra, bai

nghiên cứu đưa ra bằng chứng bồ sung cho tải liệu thực nghiệm còn hạn chế trong lĩnh vựccông bố thông tin TNXH ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng

Bằng cách điều tra mối liên hệ giữa việc công bố thông tin (CBTT) TNXHDN và UBKT,nghiên cứu này bổ sung thêm các tài liệu về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt ở Việt Nam

Cuối cùng, nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định, chính sách, cơ quan

quản lý Việt Nam về tính cấp thiết của việc cải thiện báo cáo TNXHDN và cách khuyếnkhích các công ty thực hiện nó.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Bài nghiên cứu này xác định mối quan hệ giữa đặc điểm ủy ban kiểm toán và việccông bồ báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề xuất một số giải

pháp nhằm thúc đây việc công bố báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt

Nam.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu là:

10

Trang 11

e Xác định các đặc điểm của UBKT có ảnh hưởng đến việc CBTT TNXH của các

DN Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán

e Do lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến việc CBTT

TNXH của các DN Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán

e Từ đó, đưa ra nhận xét và giải pháp cho các DN Việt Nam trong việc công bố báo

cáo TNXH.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu

hỏi sau:

“ Các đặc điểm nào của UBKT ảnh hưởng đến việc công bố thông tin TNXHDN?

= Mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm này đến việc công bồ thông tin TNXHDN?

= Đề xuất những hàm ý quản trị nào dé thúc đây việc công bồ thông tin TNXHDN tại

các doanh nghiệp ở Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

= Đối tượng nghiên cứu

Các DN Việt Nam được niêm yết trên các sàn chứng khoán như HOSE, HNX, và

UPCOM.

=" Phạm vi nghiên cứu

o Phạm vi không gian: Các công ty niêm yết trên san chứng khoán có công bố

báo cáo phát triển bền vững (PTBV), Báo cáo quản trị công ty, hoặc những

nội dung đó trong Bao cáo thường niên (BCTN).

o Phạm vị không gian: 2018 — 2021.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng

thang đo dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu đi trước Sau đó, tác giả tiễn hành nghiên

cứu theo phương pháp thu thập dit liệu thứ cấp, phương pháp phân tích nội dung và phương

pháp nghiên cứu định lượng được trình bày tổng quát như sau:

= Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp tận dụng thông tin có

san từ các nguồn như các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, sách, tạp chi, dé từ đó thu

11

Trang 12

thập thông tin và phân tích Trong nghiên cứu này, phương pháp này dùng dé thuthập các dit liệu có trong các báo cáo được lập và công bố bởi các DN niêm yết.

= Phương pháp phân tích nội dung: Day là phương pháp dùng dé phân tích mức độ

CBTT TNXHDN cho các BCTN, sau đó mã hóa các thông tin định tính và định

lượng vào các nhóm khác nhau.

"_ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu có

được từ việc thông qua khảo sát BCTN hoặc BCPTBV với kích thước mẫu là 50,

chạy mô hình trên phần mềm Stata 13 dé đưa ra kết quả nghiên cứu

VỀ mặt thực tiễn: Nghiên cứu khám phá các đặc điểm của UBKT ảnh hưởng đến việc

công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên

sàn chứng khoán Nghiên cứu cũng góp phần vào việc đưa ra những chính sách hoạch định

và quản lý tại Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố thông tin TNXHDN

và cách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nó thông qua UBKT

7 Kết cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì bài nghiên cứu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận va tong quan nghiên cứu về các đặc điểm của UBKT và CBTT

TNXH

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

12

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÔNG QUAN NGHIÊN CỨU VE CÁC

ĐẠC ĐIEM CUA UY BAN KIEM TOAN VA CONG BO THONG TIN

TRACH NHIEM XA HOI

1.1 Trach nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXH)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - TNXHDN) hay còn

được biết đến với vô số thuật ngữ và khái niệm khác nhau như trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, sự bền vững của doanh nghiệp, hoặc vai trò của doanh nghiệp trong xã hội

đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong giới học thuật cũng như những nhà đầu tư trong

thực tế Benn & Bolton, 2011; Grayson & Hodges, 2004; Pearce & Manz, 2011) TNXHDN

đã được chú ý từ những năm 1950, khi các công ty bắt đầu tuyên bố họ có trách nhiệm xãhội và hành động của họ có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng Tiếp sau đó, vào nhữngnăm 1960, TNXHDN đã trở thành nghĩa vụ đạo đức đối với các doanh nghiệp Các nhà

nghiên cứu đã có gắng mở rộng việc mô ta TNXHDN vào năm 1980 Cuối cùng TNXHDN

đã trở thành một phần không thể thiếu trong các kế hoạch chiến lược của công ty và nó đã

trở thành một tài liệu tham khảo trung tâm của các các cơ quan quản lý và chính phủ

(Moura-Leite va Padgett, 201 1).

Theo các nghiên cứu trước đây, TNXHDN được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được phát triển từ khái niệm trách

nhiệm xã hội của doanh nhân được Bowen đề xuất vào năm 1953, với quan điểm rằng trách

nhiệm xã hội liên quan đến “nghĩa vụ của doanh nhân trong việc thúc day các chính sách

đó, đưa ra quyết định đó hoặc tuân theo những hành động phản ảnh mục tiêu và giá trị xã

hội chung đã đặt ra”.

Theo Davis (1973), TNXHDN đề cập đến sự chú trọng và phản ứng của doanh nghiệp

đối với những vấn đề vượt ra ngoài việc đáp ứng yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ

Trong khi đó, Carroll (1999) nhân mạnh rằng TNXHDN có phạm vi rộng hơn, bao gồm

các van đề liên quan đến kinh tế, pháp lý, dao đức và các lĩnh vực khác mà xã hội mong

đợi trong từng giai đoạn cụ thê

Theo Votaw (1972) đã cho răng TNXHDN là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng

đồng, môi trường nơi họ hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này có thể biến đổi tùy theo tổchức cụ thé Theo Carroll (1979), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm việc đáp

13

Trang 14

ứng kỳ vọng về mặt kinh tế, pháp lý, đạo đức và sự tùy ý từ xã hội tại một thời điểm cụ

thể Cách tiếp cận này bao gồm sự chịu trách nhiệm da dạng của một công ty TNXHDNđại diện cho cách mà các công ty quản lý hoạt động kinh doanh dé tạo ra tác động tích cực

đối với xã hội Vì vậy, các công ty cần xem xét chất lượng quản lý của họ (bao gồm cả con

người và quy trình) cũng như bản chất và phạm vi tác động của họ đối với xã hội trong các

lĩnh vực khác nhau (Baker, 2004) Một tổ chức cần phải xác định vai trò của mình trong xã

hội và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm, pháp lý và xã hội cần thiết (Lindgreen

và đồng nghiệp, 2008; Lichtenstein và đồng nghiệp, 2004) Do đó, t6 chức có nghĩa vụ

xem xét lợi ích của khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng và các yếu tổ môi trườngtrong mọi khía cạnh hoạt động của họ (Gokulsing, 2011; Gossling và Vocht, 2007).

Ủy ban Châu Âu (2002) cũng định nghĩa TNXHDN là sự tích hợp các vấn đề xã hội vàmôi trường vào hoạt động kinh doanh của họ (Elkington, 1997; Hou, 2019; Su & cộng sự, 2020) và sự tương tác của các công ty với các bên liên quan một cách tự nguyện (Waddock

& Graves, 1997; Orlitzky & cộng sự, 2003; Peterson, 2004).

Theo Matten và Moon (2004), TNXHDN là một thuật ngữ rộng lớn bao gồm nhiều khía

cạnh khác nhau như đạo đức kinh doanh, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, vai trò công

dân của doanh nghiệp, bền vững và trách nhiệm môi trường Đây là một khái niệm linhhoạt và liên tục đối mặt với những thách thức trong mỗi bối cảnh kinh tế, chính trị và xã

dụng tình nguyện viên cho mục tiêu cụ thể Thứ hai, các tập đoàn cam kết đóng góp một

phần trăm doanh thu cho mục đích cụ thể dựa trên doanh số bán sản phẩm Thứ ba, các

công ty hỗ trợ phát triển và/hoặc thực hiện các chiến dịch thay đổi hành vi nhằm cải thiện

sức khỏe, an toàn, môi trường hoặc phúc lợi cộng đồng Thứ tư, các tập đoàn trực tiếp đóng

góp cho các hoạt động từ thiện thông qua việc quyên góp tiền mặt và/hoặc dịch vụ bằng

hiện vật Thứ năm, các tập đoàn hỗ trợ và khích lệ các đối tác bán lẻ và/hoặc thành viên

14

Trang 15

nhượng quyền dành thời gian của họ để hỗ trợ các tổ chức và hoạt động cộng đồng địaphương Cuối cùng, các tập đoàn áp dụng và thực hiện các hoạt động kinh doanh tùy ý

nhăm ho trợ các mục tiêu xã hội nhăm cải thiện phúc lợi cộng đông va bảo vệ môi trường.

Theo Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp là cam kết của họ trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua

các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và các thành viên

trong gia đình, đồng thời hướng tới lợi ích cho cộng đồng và xã hội, trong đó cả doanh

nghiệp và sự phát triển chung của xã hội đều có lợi

Mặc dù, có nhiều định nghĩa về TNXHDN và những định nghĩa này phát triển theo thời

gian, mô hình của Carroll về TNXHDN được nhiều nghiên cứu trên thế giới tiếp cận vànhững nghiên cứu cụ thé ở những thị trường khác nhau

Carroll (1991) đã phân biệt các trách nhiệm khác nhau của tổ chức Mô hình phân loại

này được gọi là “Kim tự tháp TNXHDN” của một công ty.

Philanthropic responsibilities,

Be good

corporate

citizen

Ethical Obligation to do responsibilities |what is right and

fair, avoid harm

Obey the law Law is society’s codification

of right and wrong

Legal responsibilities

Be profitable The foundation upon

which all others rest

Economic

responsibilities

Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp TNXHDN của Carroll (1991)Kim tự tháp được mô tả như một hệ thống phân cấp trách nhiệm, chuyên từ trách nhiệm

kinh tế và pháp lý đến trách nhiệm đạo đức và từ thiện Ông lập luận rằng doanh nghiệp

đóng vai trò cơ bản trong xã hội và phải chịu trách nhiệm kinh tế Trách nhiệm kinh tế phản

ánh bản chất của doanh nghiệp là tạo lợi nhuận Điều này ngụ ý rằng xã hội mong đợi

15

Trang 16

doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết và tạo ra lợi nhuận như một phần

thưởng hoặc sự khuyến khích cho hiệu suất làm việc của họ Trách nhiệm pháp lý yêu cầutuân thủ pháp luật va chơi theo luật chơi Từ góc độ này, xã hội kỳ vọng doanh nghiệp hoàn

thành sứ mệnh kinh tế theo quy định của hệ thống pháp luật xã hội Tất cả các công cô

găng thực hiện trách nhiệm xã hội đều cần tuân thủ luật pháp (Crane và Matten, 2007)

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, đến năm 1999 Carroll đã định nghĩa TNXHDN là

“tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội mong đợi

doanh nghiệp đáp ứng trong từng giai đoạn cụ thể” Điều này có nghĩa rằng TNXHDN bao

gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện

Trach nhiệm đạo đức Hành xử đúng mực,

không gây hại

Hình 1.2 Mô hình kim tự tháp TNXHDN của Carroll (1999)

Trách nhiệm kinh tế đề cập đến hiệu suất kinh doanh, lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế Đây thường là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp vì việc tạo ra lợi nhuận cho cô đông

là mục tiêu cốt lõi, ma đồng thời cũng là yếu tố quyết định sự tổn tại của doanh nghiệp Vìvậy, các yêu tô khác phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp

e Trách nhiệm pháp lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bao cam kết giữa doanh

nghiệp và xã hội, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và nhất quán

e Trách nhiệm đạo đức bao gồm các quy tắc và giá trị mà xã hội chấp nhận và chia

sẻ, tuy nhiên chúng không được đưa vảo các luật hay văn bản pháp luật chính thức.

16

Trang 17

e Trách nhiệm từ thiện là những việc doanh nghiệp tự nguyện thực hiện nhằm mang

lại lợi ích cho xã hội như việc tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật hoặc tài trợ

các dự án phi lợi nhuận phục vụ cho cộng động

Mô hình này khá cụ thể, có tính khả thi cao cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã

hội Tuy nhiên, đề xuất của Carroll (1999) khiến cho doanh nghiệp có thể hiểu rằng, đểphan dau thực hiện được nghĩa vụ ở cấp cao hơn thì phải thỏa mãn được những cấp thấp

hơn trước và có sự phân biệt khá rạch ròi giữa đạo đức và từ thiện, giữa nghĩa vụ kinh tế

và nghĩa vụ pháp lý Trên thực tế, các yếu tố vẫn lồng ghép vào nhau và nhiều khi tồn tại

song song trong cùng một sự việc chỉ băng cách nhìn vân đê ở những góc khác nhau.

Mô hình này cung cấp một hướng tiếp cận cụ thé và kha thi cho doanh nghiệp thực hiện

trách nhiệm xã hội Tuy nhiên, đề xuất của Carroll (1999) đặt ra vấn đề cho doanh nghiệp

rằng dé đạt đến những cam kết ở cấp cao hơn, doanh nghiệp cần thực hiện những cam kết

ở cấp thấp hơn trước, và đồng thời có sự phân biệt rõ ràng giữa đạo đức và từ thiện, trách

nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý Thực tế các yếu tố này thường gan kết với nhau va

nhiều khi cùng xuất hiện trong một tình huống, tùy thuộc vào cách nhìn từ các khía cạnh

khác nhau.

Một mô hình nghiên cứu khác, theo Schwartz (2011), trách nhiệm đạo đức thể hiện các

tiêu chuẩn, chuẩn mực hoặc kỳ vọng phản ánh sự quan tâm đến điều mà người tiêu dùng,

nhân viên, cô đông và cộng đồng coi là công bằng, chính đáng hoặc phù hợp với sự tôntrọng hoặc bảo vệ quyền đạo đức của các bên liên quan Vì vậy, xã hội mong đợi các doanhnghiệp hành động với tinh thần đạo đức đối với các bên liên quan (Crane và Matten, 2007)

Trách nhiệm từ thiện đại diện cho lớp nhỏ nhất của kim tự tháp, liên quan đến sự sẵn lòngcủa công ty trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các bên liên quan thông qua

quyên góp từ thiện và hỗ trợ tô chức hoàn toàn tự nguyện và được xã hội kỳ vọng Trach

nhiệm từ thiện đôi khi được coi như tương đương với trách nhiệm đạo đức Tuy nhiên,

điểm khác biệt là nó không được xem là hành vi không đạo đức nếu doanh nghiệp không

đóng góp tiền cho các chương trình nhân đạo (Carroll, 1991) Schwartz va Carroll (2003)nhấn mạnh những hạn chế cụ thé của kim tự tháp TNXHDN của Carroll (1991) Đầu tiên,kim tự tháp gợi ý một hệ thống phân cấp các lĩnh vực TNXHDN, mà từ đó có thé suy ra

rằng một lĩnh vực ở trên cùng quan trọng hơn lĩnh vực ở cơ sở Điều này rõ ràng không

17

Trang 18

phản ánh ưu tiên TNXHDN mà Carroll đề xuất trong kim tự tháp TNXHDN của mình Thứ

hai, khung kim tự tháp không thê bao quát được đầy đủ tính chất chồng chéo của các lĩnh

vực TNXHDN Do đó, họ đề xuất một cách tiếp cận khác dé hệ thống hóa TNXHDN - một

mô hình ba lĩnh vực (trách nhiệm kinh tế, pháp lý và đạo đức)

~

Hình 1.3 Mô hình 3 lĩnh vực của TNXHDN (Doherty và cộng sự, 2009)

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm phong phú và đa dạng(Berman và cộng sự, 1999), bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng như đạo đức kinh doanh,

hoạt động từ thiện, phát triển kinh tế bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng

đồng: người lao động và trách nhiệm với môi trường Điều này liên quan đến cam kết mạnh

mẽ của các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường

và cộng đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh Đồng thời, các công ty cần tập trung

vào việc nâng cao chất lượng quản lý và hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của họ đối với xã hội ở

Trang 19

Theo Gray và cộng sự (1987) đã mô tả báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpnhư một quá trình truyền đạt tác động của các hoạt động kinh doanh đó đối với cộng

đồng và môi trường, với sự quan tâm đặc biệt đến các nhóm lợi ích cụ thể trong xã hộicũng như cộng đồng xã hội nói chung Theo Nguyễn Thị Loan và cộng sự (2020) cho

rằng việc công bồ thông tin trách nhiệm xã hội không chỉ là một nghĩa vụ quan trong ma

còn là yếu tô cần thiết khi các tổ chức tham gia vào thị trường (Preston & O’bannon,

1997) Mục tiêu của việc này là đảm bảo sự công bằng và hiệu quả của hoạt động tài

chính, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường tài chính (BTC,

2015).

Công bố thông tin TNXH có thé được định nghĩa là việc công bố thông tin tài chính

và phi tài chính liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp với các vẫn đề xã hội

Thông thường, nó được coi là cách dé các doanh nghiệp thé hiện hình ảnh của mìnhtrước công chúng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như môi trường, cộng đồng, nhân viên,

và người tiêu dùng (Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 2019) Theo đó, Haron và cộng sự(2004) chỉ ra rằng, việc công bó thông tin TNXHDN cung cấp thông tin tích cực về việc

công ty đạt được sự hài hòa về môi trường Việc tiết lộ này một mặt cho thấy doanh

nghiệp đã tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và thiết lập chính sách quản

lý chất thải hiệu quả Mặt khác, nó có thể có mặt tiêu cực khi phản ánh rằng hoạt độngcủa doanh nghiệp gây hại cho môi trường, ví dụ như việc không có khả năng kiểm soátgiảm ô nhiễm hoặc không giải quyết được vấn đề xã hội

Công bố thông tin TNXHDN đã đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh,

thông qua việc nâng cao tính minh bạch của công ty, phát triển hình ảnh công ty và cungcấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định đầu tư (Owen và cộng sự, 1997; Friedman

va Miles, 2001; Deegan và Blomuist, 2006) Theo Rais & Goedegebuure (2009), công

bố thông tin về TNXHDN tạo nên nhiều tác động tích cực đến lợi ích kinh doanh và hiệu

quả tài chính Chính vì vậy, ngày nay đã có nhiều doanh nghiệp quyết định công bố báo

cáo phát trién bền vững một cách độc lập hoặc công bố trong báo cáo thường niên vatrên các trang web chính thức của doanh nghiệp (SSC&IFC, 2013) Điều này giúp cácdoanh nghiệp tránh hoặc giảm thiêu những chi phí chính trị tiềm ẩn (Griffin & Mahon,

1997; Waddock & Graves, 1997; Gamerschlag & đồng nghiệp, 2011; Hou, 2019; Okafor

19

Trang 20

& đồng nghiệp, 2021) Ngoài ra, công bồ thông tin trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp

thu hút vốn đầu tư, xây dựng lòng tin từ các bên liên quan, nâng cao hình ảnh thươnghiệu và tạo ra các tác động tích cực của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội

(Waddock & Graves, 1997; Su và cộng sự, 2020).

Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Pháp, Anh, việccông bố thông tin TNXHDN không còn xa lạ Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong thời gian

gần đây, các doanh nghiệp cũng đang chú trọng nhiều hơn đến việc thực hiện các hoạt

động liên quan đến trách nhiệm xã hội trong quá trình kinh doanh Các hoạt động này

bao gồm việc chú trọng đến bảo vệ môi trường, an toàn người lao động, chống tham

nhũng và những vấn đề liên quan đến nhân quyên Việc thực hiện những hoạt động này

không chỉ giúp giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội cấp bách mà còn góp phần vàoviệc xây dựng hình ảnh và tăng cường uy tín doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp đãnhận thức rõ tam quan trong của việc công bồ thông tin TNXHDN

1.2.2 Khuôn khé tiêu chuẩn thông tin TNXH

1.2.2.1 Tiêu chuẩn quốc té

Tổ chức sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GR]) là một tô chức quốc tế độc lập, có vai trò

quan trọng trong việc hỗ trợ DN, chính phủ, và các tổ chức khác hiểu và công bố tácđộng của việc kinh doanh đến các vấn đề PTBV quan trọng như biến đổi khí hậu,chống tham nhũng, và những thách thức khác liên quan đến môi trường và xã hội

Chuẩn mực mới của GRI được công bố vào năm 2016, đánh dấu một bước tiến quan

trọng từ bộ hướng dẫn G4 trước đó Nó chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm 2018

và được khuyến khích áp dụng sớm hơn dé tăng cường sự minh bach trong việc báocáo tác động của DN đối với các khía cạnh kinh tế, môi trường, và xã hội Bộ chuẩn

mực mới này cua GRI là một bước quan trọng vì nó không chỉ tăng cường khả năng

so sánh giữa các báo cáo, mà còn đảm bảo chất lượng thông tin liên quan đến PTBV.Bằng cách này, GRI đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một ngôn ngữchung, giúp các tổ chức và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tác động và cam kết của

mình.

20

Trang 21

Bộ chuẩn mực GRI bao gồm ba chuẩn mực toản cầu (Universal Standards) được ápdụng cho mọi tô chức Đồng thời, có 33 chuẩn mực khác tương ứng với các lĩnh vực

cụ thể thuộc ba nhóm chính: Kinh tế, Môi trường, và Xã hội Sự linh hoạt này giúp

các tổ chức chọn lựa và sử dụng những chuẩn mực nao phù hợp nhất với lĩnh vực hoạt

động của họ, tăng tính thực tế và khả năng tùy chỉnh

Các chuẩn mực chung của GRI có ứng dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, nhưng

đồng thời, chúng cũng linh hoạt để các DN và tô chức có thể lựa chọn sử dụng các

chuẩn mực có liên quan nhất với lĩnh vực hoạt động của họ

Y Chuẩn mực GRI 101 là nền tảng cơ bản, đề cập đến nguyên tắc báo cáo và hướng

dẫn về việc sử dụng chuẩn mực trong các báo cáo phát triển bền vững Điều này

giúp đảm bảo rằng mọi tô chức, từ doanh nghiệp đến chính phủ, đều có cơ hộihiểu rõ và tuân theo quy định

* Chuẩn mực GRI 102 là bản tổng hợp của các chuẩn mực, chứa đựng toan bộ

thông tin cần thiết theo tiêu chuẩn chung của G4 Nó cung cấp cái nhìn toàn diện

về ngành nghề, chiến lược kinh doanh, quy mô tổ chức, sản phẩm và cách tiếp

cận với vấn đề phát triển bền vững Điều này tạo điều kiện cho một báo cáo đầy

đủ và minh bạch về các hoạt động của tô chức

Y Chuan mực GRI 103 mô tả chi tiết cách tổ chức quản lý van dé phát triển bền

vững Nó không chỉ hướng dẫn về cách tổ chức quản lý tổng thể mà còn tậptrung vào các lĩnh vực trọng yếu Điều này giúp doanh nghiệp xác định cách tiếp

cận chiến lược đối với các thách thức và cơ hội cu thé

Như vậy, GRI không chỉ đóng vai trò như một tô chức cung cấp chuan mực, mà còn

là một cộng đồng quốc tế nơi các bên liên quan có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi

từ nhau, và thúc đây sự đôi mới trong việc báo cáo và quản ly tác động xã hội và môi

trường Nhờ vào GRI, doanh nghiệp và tô chức trên toàn thế giới có cơ hội tạo ra

những báo cáo minh bạch, minh bạch hơn, từ đó đây mạnh sự chuyển đôi về hành vi

kinh doanh và quản lý tác động xã hội tích cực.

1.2.2.2 Tiêu chuẩn trong nước

Năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 96/2020/TT — BTC với tên gọi “

Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”, thay thế cho Thông tư

21

Trang 22

155/2015/TT — BTC Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, đây được coi làmột bước phát triển quan trọng trong quan lý thông tin môi trường và xã hội của DN

niêm yết trên thị trường chứng khoán vì nó cần thiết dé đáp ứng yêu cầu ngày càngcao về tính minh bạch và trách nhiệm của DN đối với cộng đồng và môi trường

Trước đó, vào năm 2015, Thông tư 155/2015/ TT — BTC đã dat nên móng cho việc

CBTT môi trường đối với các DN niêm yết Tuy nhiên, điều này không đi sâu vào

yêu cầu báo cáo TNXHDN của DN Phụ lục 04 về trình bày BCTN, các DN được yêu

cầu công bé dit liệu liên quan đến các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường và xã hội,

bao gồm lượng nguyên liệu, nước, năng lượng sử dụng, báo cáo về vi phạm các quy

định môi trường, chính sách nhân sự và trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương

Tới năm 2020, đã có sự điều chỉnh và thay thé cho Thông tư 155 Mặc dù có những

điều chỉnh về phạm vi và thời gian công bồ thông tin, nhưng nó tiếp tục giữ nguyênyêu cầu về công bồ thông tin liên quan đến môi trường và xã hội của doanh nghiệp

Điều này làm tôn vinh cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội và môi

trường, bảo đảm rằng các hoạt động của họ được giám sát và đánh giá theo các tiêuchuẩn cao

Như vậy, Thông tư 96/2020/ TT — BTC không chỉ đánh dau bước tiến trong việc

quản lý thông tin trên thị trường chứng khoán ma còn thé hiện sự nhất quán với xu

hướng toàn cầu về báo cáo và quản lý TNXHDN Các doanh nghiệp không chỉ được

kêu gọi công bố thông tin chỉ tiết về môi trường và xã hội mà còn phải đáp ứng cáctiêu chuân mới về phạm vi và thời gian, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm

của họ đối với cộng đồng và môi trường

Ngoài Thông tư 96/2020/ TT — BTC, tại Việt Nam, thành viên của Nhóm Ngân hàng

thé giới (IFC) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đã phối hợp xuất bản cuốn

“Hướng dẫn lập Báo cáo Phát triển bền vững” đối với DN Việt Nam Cuốn sé tay

hướng dẫn lập báo cáo đưa ra quy trình và tiêu chí cơ bản nhằm giúp cho DN của Việt

Nam có thể tự xây dựng báo cáo PTBV Một số nội dung chính của hướng dẫn:

©_ Giải thích tại sao DN Vn nên lập BCPTBV

o Giới thiệu các tiêu chuẩn và khuôn khổ báo cáo phô biến như GRI, CDP, Hiệp

ước Toàn cau, ISO 26000

22

Trang 23

o Hướng dẫn các bước cơ bản trong quá trình lập báo cáo như xác định cam kết

của doanh nghiệp, tham van các bên liên quan, thu thập dit liệu, tổng hợp báocáo,

o_ Đề xuất các khía cạnh hoạt động kinh doanh cần được đề cập trong báo cáo

như sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, quản lý chất thải, đa dạng

sinh học, đầu tư cộng đồng

o Khuyến khích các doanh nghiệp tích hợp báo cáo bền vững vào báo cáo

thường niên và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như GRI dé nâng cao chất

lượng báo cáo.

Ủy ban Kiểm toán (UBKT)

1.3.1 Khái nệm UBKTViện Kiểm toán nội bộ định nghĩa “Ủy ban kiểm toán là cơ quan quản trị chịu tráchnhiệm giám sát các chức năng kiểm toán và kiểm soát của tổ chức” Tại Nigeria, Ủyban kiểm toán được cho là “Ủy ban của Giám đốc và đại diện cổ đông của doanhnghiệp có trách nhiệm cụ thể là xem xét báo cáo tài chính hăng năm trước khi trình

Hội đồng quản trị.” Ở Uzbekistan, UBKT là ủy ban bao gồm các thành viên ban giám

sát của một thực thẻ kinh tế, theo quy định, bao gồm ít nhất một thành viên độc lập.chịu trách nhiệm thiết lập quyền kiểm soát tính chính xác của báo cáo tài chính, lựachọn tổ chức kiểm toán độc lập, giám sát quá trình kiểm toán cũng như thu thập vàxem xét kết quả kiểm toán nội bộ và bên ngoài Ở Mỹ, ủy ban kiểm toán là một trongnhững ủy ban điều hành chính của ban giám đốc công ty, chịu trách nhiệm giám sát

việc công bố và báo cáo tài chính Theo quy định, tất cả các công ty giao dịch côngkhai phải duy trì một ủy ban kiểm toán đủ tiêu chuẩn dé được niêm yết trên sàn giaodịch chứng khoán Các thành viên của ủy ban phải bao gồm các giám đốc độc lập bên

ngoài, toi thiểu một người có đủ tiêu chuẩn là chuyên gia tài chính

Các học giả, các nhà cải cách quản trị doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đều ngày

càng phát huy vai trò then chốt của ủy ban kiểm toán trong quá trình lập báo cáo tài

chính Điều này được thể hiện qua loạt nghiên cứu thực nghiệm cùng với các tuyên

bố về quản trị doanh nghiệp (như Báo cáo Cadbury, 1992; Ủy ban Blue Ribbon, 1999;

Petra, 2006) cũng như việc ban hành các luật, chính sách va khuyến nghị (như Đạo

23

Trang 24

luật Sarbanes-Oxley, 2002 và CLERP 9, 2004) SEC (1999) đã tuyên bố rang “Ủy ban

kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính bằng cáchgiám sát sự tham gia của ban quản lý và kiểm toán viên độc lập trong quá trình báo

cáo tài chính Ủy ban kiểm toán có thể và nên là đơn vị tham gia của công ty có khả

năng tốt nhất dé thực hiện chức năng giám sát đó.”

UBKT đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa các bên liên quan trong quá trình báo

cáo tài chính, bao gồm hội đồng quản trị, ban quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên

nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài Nhiệm vụ của ủy ban bao gồm giám sát chức

năng giám sát chính, bao gồm việc đánh giá để chỉ định kiểm toán viên, xác định

phạm vi công việc kiểm toán nội bộ và bên ngoai, cũng như thực hiện kiểm soát nội

bộ Thêm vào đó, ủy ban kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư

bang cach dam bao chat lượng cua thông tin tai chính được công bố, theo dõi việc lựachọn chính sách kế toán, duy trì tính độc lập của kiểm toán viên bên ngoài, tuân thủ

các yêu cầu quy định, giám sát chức năng kiểm toán nội bộ và đánh giá thực tiễn quản

lý rủi ro (Collier & Gregory, 1999; Goodwin, 2003).

Tại Việt Nam, khái niệm về UBKT được quy định một cách đơn giản tại khoản 1,

Điều 161 Luật Doanh nghiệp, chỉ đề cập đến UBKT là cơ quan chuyên môn thuộcHội đồng quản trị Tuy nhiên, nếu được hiểu đơn giản như vậy, thì Ủy ban kiểm toánkhông khác gì những cơ quan trực thuộc thông thường và không thê hiện đầy đủ vai

trò của ủy ban kiểm toán Theo đó, ủy ban kiểm toán được định nghĩa chỉ tiết hơn, là

cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị, có trách nhiệm quản lý rủi ro và kiêm

soát nội bộ các hoạt động tài chính Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên,trong đó Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị, còn

các thành viên khác phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Căn cứkhoản 2 Điều 282 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)

Như vậy, có thê thấy ủy ban kiểm toán đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong

việc đảm bảo rang báo cáo tài chính của công ty niêm yết công khai là chính xác (Uy

ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, 1940) Một số nghiên cứu trước đây cho răng cácđặc điểm của UBKT như quy mô, hoạt động và chuyên môn có tác động đáng kê đến

việc giám sat quá trình BCTC (He and Yang, 2014; Asirtuwa va cộng sự, 2018) Các

24

Trang 25

cơ quan quản lý và cơ quan chính phủ đã thành lập UBKT để hạn chế các thông lệ kế

toán không phù hợp của ban quản lý và đảm bảo tính minh bạch trong kế toán (Nguyen

và cộng sự, 2015; Bajra and Cadez, 2018) Tại Việt Nam, nhiệm vụ của UBKT bao

gồm kiểm tra và giám sát tính trung thực của các báo cáo tài chính liên quan đến hoạt

động kinh doanh của Tập đoàn trước khi trình Hội đồng Quản trị; kiểm tra và giám

sát kế hoạch kiểm toán nội bộ, tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và sự

hợp tác giữa Ban Kiểm toán nội bộ với các tổ chức kiểm toán độc lập; đồng thời xem

xét và đánh giá thực trạng quy chế tài chính và kế toán của Tập đoàn; giám sát tính

độc lập, khách quan và yêu cầu của tô chức kiểm toán độc lập cùng các hoạt động

khác được quy định tại Quy định chức năng, nhiệm vụ va tô chức của Ủy ban Có thé

thấy, sự hiện điện của UBKT góp phần làm tăng tính minh bạch và thúc đây việc công

bố các thông tin được yêu cau trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó

1.3.2 UBKT trong Quan trị công ty

Al-Baidhani va Ahmed Mohsen (2016), đề cập đến vai trò của UBKT trong quản trị

doanh nghiệp, cho rằng hầu hết các hoạt động và trách nhiệm của UBKT đều liênquan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vai trò của UBKT trong quản trị doanh nghiệp

UBKT xem xét các báo cáo hang năm, hàng quý và hàng thang của tổ chức; họ đưa

ra các báo cáo và khuyến nghị cho ban giám đốc; và hàng năm phát hành báo cáo gửi

cô đông (như một phan của báo cáo thường niên của tô chức) mô tả các hoạt động va

trách nhiệm của tô chức trong năm Là một phan của cơ chế quản trị doanh nghiệp,

ủy ban kiểm toán giám sát việc quản lý của tổ chức, kiểm toán nội bộ và độc lập dé

bảo vệ và duy trì vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông Theo đó, nghiên cứu đề cậpđến 7 vai trò của uỷ ban kiểm toán trong kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểmtoán độc lập, báo cáo tài chính, các quy định hiện hành và quản trị rủi ro đối với tổ

chức Như vậy, nghiên cứu nhắn mạnh tầm quan trọng của UBKT đối với HĐQT, cổ

đông và các bên liên quan khác, cũng như các cơ quan quản lý Vì vậy, hầu hết cáccông ty đại chúng trên toàn thé giới được yêu cầu thành lập và duy trì UBKT Hiệnnay, công tác kiểm toán của Ủy ban đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh

nghiệp vê định hướng của tô chức, kiêm soát và trách nhiệm giải trình; và dự kiên

25

Trang 26

UBKT sẽ đóng vai trò rộng hơn trong DN; vai trò quản tri trong tương lai và các bên

chính trong lĩnh vực quản trị làm và sẽ hỗ trợ ủy ban một cách mạnh mẽ.

1.4 Lý thuyết nền tảng

Trong vòng hai thập kỷ qua, một số nghiên cứu về công bồ thông tin TNXHDN đã

góp phần quan trọng vào việc phát triển lý thuyết và ứng dụng thực tế của TNXHDN trong

lĩnh vực kinh doanh Nghiên cứu này dựa trên 4 lý thuyết: lý thuyết đại diện, lý thuyết thể

chế, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, dé từ đó tăng độ tin cậy của đề tài

1.4.1 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại điện được coi là là một trong những lý thuyết lâu đời nhất trong lý

thuyết về quản lý và kinh tế Adam Smith có lẽ là tác giả đầu tiên nghi ngờ sự tồn tạicủa van dé đại diện và ké từ đó nó là yêu tố thúc đây các nhà kinh tế trau dồi các khía

cạnh của lý thuyết đại diện Theo Brahmadev Panda & N M Leepsa (2017, 76), lýthuyết đại điện thảo luận về các vấn đề nảy sinh trong doanh nghiệp do sự tách biệtgiữa chủ sở hữu và người quản lý và nhân mạnh vào việc giảm thiểu van đề này Lý

thuyết này giúp thực hiện các cơ chế quan trị khác nhau dé kiểm soát hành động của

các tác nhân trong các tập đoản chung.

Trong kinh doanh hiện đại, việc phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát thườngtạo ra xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và các bên liên quan Khi xung đột này

xảy ra giữa người ủy quyền và người đại điện, các công ty thường cần áp dụng các cơchế kiểm soát như ủy ban kiểm toán (Kalbers & cộng sự, 1998) dé giảm chi phí dai

diện và đảm bảo sự cân xứng trong thông tin Pincus & cộng sự (1989) cũng lập luận

tương tự rằng ủy ban kiểm toán thường được áp dụng trong trường hợp chỉ phí đạidiện cao nhằm cải thiện chất lượng thông tin từ người đại điện đến các bên liên quan

Theo lý thuyết đại diện, dé đảm bảo tính hiệu qua của ủy ban kiểm toán, các nhà quan

lý được khuyến khích chuẩn bị báo cáo tài chính đầy đủ để xác định rõ lợi nhuận mà

công ty tạo ra Beasley (1996); Felo & cộng sự (2003) dựa trên lý thuyết người đại

diện dé chi ra mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa sự hiện diện của ủy ban kiểm toán

và độ tin cậy của báo cáo tài chính Theo lý thuyết người đại diện, sự hiện diện của

UBKT trong ban giám đốc là đủ dé đảm bảo độ tin cậy của BCTC Tuy nhiên, Beasley

26

Trang 27

(1996) kết luận rằng sự hiện diện của UBKT không nhất thiết có nghĩa là UBKT thực

hiện hiệu quả vai trò giám sát của mình.

1.4.2 Ly thuyết thé ché

Theo Olivier Berthod (2018), ly thuyết thé chế của các tô chức đặt thé chế vào vi trí

cốt lõi của việc phân tích thiết kế và hoạt động của tô chức Ông coi các tô chức là sự

thể hiện cục bộ của các tô chức rộng lớn hơn Trong khi các thể chế, được hiểu là

những niềm tin, quy tắc và chuẩn mực được coi là đương nhiên, định hình việc tạo ra

và phố biến các hình thức tổ chức, đặc điểm thiết kế và thực tiễn Việc tuân thủ các

quy định được thé chế hóa được coi là phương tiện dé đạt được tính hợp pháp, giảm

sự không chắc chan và tăng tinh dễ hiểu trong các hành động và hoạt động của tô

chức.

Ngoài việc tập trung vào lý thuyết đại diện, nhiều nghiên cứu về UBKT còn dựatrên lý thuyết thé chế (Scott, 1995 và Zaman, 2002) Nguyên tắc của lý thuyết đượcxác định bởi việc một tổ chức bao gồm yếu tố văn hóa, xã hóa và biểu tượng hình

thành môi trường tổ chức rộng lớn hơn của nó (DiMaggio & cộng sự, 1983) Việc áp

dụng và hoạt động của UBKT đã được thảo luận dựa trên quan điểm này, VỚI y kiến

cho rằng UBKT có thể ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi nhiều người đại diện (Zaman,2002) Zaman (2002) khăng định rằng quan điểm này có thê nâng cao vai trò của các

cơ quan chuyên nghiệp và việc thúc đây UBKT theo quy định Liên quan đến việc

thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát một cách hiệu quả, một số tác gia Klein(2002) va Bryan (2004) đã nhắn mạnh tam quan trọng của một số đặc điểm liên quan

đến các thành viên trong UBKT Tương tự, báo cáo Vienot (1995) quy định rằngnhiệm vụ chính của UBKT là “đảm bảo tính liên quan và nhất quán của chính sách kếtoán được áp dụng cho BCTC tổng hợp và xác minh rằng các thủ tục nội bộ để thu

thập và giám sát thông tin đảm bảo chúng” Cùng quan điểm đó, Spira (2003) cho biết

UBKT có mục tiêu cuối cùng là bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và giảm các vấn đề đạidiện của các công ty có đặc điểm bất cân xứng thông tin Ngoài ra, Spira (2003) đãchứng minh rang UBKT là cơ quan hiệu qua dé bảo vệ lợi ích cổ đông và đảm bảo

tính đáng tin cậy của thông tin được tiết lộ

1.4.3 Lý thuyết hợp pháp

27

Trang 28

Dé cập về lý thuyết hợp pháp, giáo su Adriana và cộng sự (2013) cho rang đây làmột cơ chế hỗ trợ các tô chức thực hiện và phát triển việc công bồ thông tin xã hội và

môi trường một cách tự nguyện nhăm thực hiện hợp đồng xã hội cho phép ho công

nhận các mục tiêu của mình và tôn tại trong một môi trường thất thường và biến động

Theo đó, nhận thức xã hội về các hoạt động của tô chức sẽ được báo cáo theo mong

đợi của xã hội Trong trường hợp hoạt động của tô chức không tôn trọng giá trị đạo

đức thì tổ chức đó sẽ bi xã hội xử phat nặng nề; những biện pháp trừng phạt này thậm

chí có thé dẫn đến sự thất bại của tổ chức Do đó, các tổ chức phải chứng minh sự tồn

tại của mình cho công chúng thông qua các hoạt động kinh tế và xã hội hợp pháp

không gây nguy hiểm cho sự tồn tại của cộng động và môi trường nơi nó hoạt động.Theo lý thuyết này, các hoạt động công bố TNXHDN của công ty tạo thành một

công cụ dé thiết lập và duy trì tính hợp pháp của họ vì TNXHDN ảnh hưởng đến một

số bên liên quan quan trọng (Tilt & Symes, 1999) Do đó, việc tiết lộ TNXHDN củacông ty có thé được sử dụng dé cho thấy mức độ tô chức phù hợp với mong đợi của

xã hội rộng lớn hơn (Deegan và cộng sự, 2002) Các công ty dự kiến sẽ công bố đủ

thông tin tài chính và phi tài chính để làm bằng chứng cho thấy họ tuân thủ các kỳ

vọng của xã hội và tiến hành hoạt động trong giới hạn được các bên liên quan chapnhận (Wilmshurst & Frost, 2000) Nhiều nghiên cứu cho thấy lý thuyết về tính hợppháp là phù hợp khi hiểu việc tiết lộ TNXHDN như một cách cải thiện hình ảnh của

công ty và hợp pháp hóa hành động của họ (Barakat và cộng sự, 2015; Dyduch &

Krasodomska, 2017; Garas & ElMassah, 2018; Sadou và cộng sự, 2017).

1.4.4 Lý thuyết các bên liên quan

Theo R Ramakrishnan (2019), lý thuyết các bên liên quan mô tả mối quan hệ qualại giữa các chủ thé khác nhau tham gia vào công ty và đưa ra mục đích thay thé của

công ty Ông cho rằng lý thuyết này mang tính công cụ quy định cách các nhà quản

lý nên hành động như thế nào nếu họ làm việc vì lợi ích riêng của họ Trong đó lợi

ích riêng được coi là lợi ích của tổ chức như tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối đa hoa giá

trị cô đông Cuối cùng, lý thuyết các bên liên quan nói về việc tạo ra nhiều giá trị hơn

ở cốt lõi của nó Nhưng ai sẽ chia sẻ giá trị được tạo ra sẽ khác nhau tùy theo quanđiểm của người quản lý

28

Trang 29

Lý thuyết các bên liên quan được sử dụng dé phân tích những nhóm đối tượng mà

doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm Boatright (2003) khang định rằng các công tyđược vận hành hoặc phải được vận hành vi lợi ích của tất cả những người có cô phần

trong công ty Do đó, giống như các cô đông đầu tư tiền vào doanh nghiệp, nhân viên

đầu tư thời gian và vốn trí tuệ, khách hàng đầu tư niềm tin và hoạt động kinh doanh

lặp lại cũng như cộng đồng cung cấp cơ sở hạ tầng và giáo dục cho nhân viên tương

lai (Graves và cộng sự, 2001) Lý thuyết các bên liên quan cho rằng các t6 chức kinhdoanh phải đóng một vai trò tích cực trong xã hội nơi họ hoạt động Wicks và cộng

sự (2004) khăng định răng các công ty nên xem xét tác động của hành động của họ

đối với các bên liên quan có lợi ích Wearing (2005) cho rằng lý thuyết các bên liên

quan nhắn mạnh tam quan trọng của tat cả các bên, những người bi ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp bởi hoạt động của công ty Lý thuyết các bên liên quan cũng có thé

được giải thích băng cách sử dụng các nhóm quản lý và đạo đức (Deegan, 2013)

Nhóm quản lý thừa nhận rang các tô chức sẽ đáp ứng những bên liên quan có thé có

tác động kinh tế cần thiết đối với tổ chức (O'Dwyer, 2003) hoặc những người khôngtrực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế của tổ chức nhưng có quan tâm đến hoạtđộng của tổ chức và có thé ảnh hưởng đến nó (Savage và cộng sự, 1991) Mặt khác,

về đạo đức chi đơn giản quy định rằng tat cả các bên liên quan đều có quyền biết về

tác động xã hội và môi trường trong hoạt động của tô chức tại mọi thời điểm (Deegan,

nghiên cứu sâu rộng về các yêu tố ảnh hưởng đến kết quả công bố thông tin về

TNXHDN, bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của công ty, cấu trúc sở hữu

vôn, và các yêu tô quản trị doanh nghiệp.

Các nghiên cứu trước đây, tập trung nhiều vào dé tài các nhân tổ tác động đến việc

CBTT TNXH, một số bài đã chỉ ra UBKT có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT

TNXH Cụ thể, Garas S và EIMassah S (2017) nghiên cứu về CBTT về Quản trị DN

29

Trang 30

và TNXH của DN trường hợp các công ty hoạt động tại các quốc gia thuộc Hội động

Hợp tác Vùng Vinh Nghiên cứu sử dụng BCTN của 147 DN từ năm 2007 — 2012.Nghiên cứu đưa ra 5 giả thuyết có liên quan đến việc quản trị doanh nghiệp và việc

công bố TNXHDN (1) Quyền sở hữu quản lý, (2) Tập trung sở hữu, (3) Hội đồng

quản trị (HDQT) độc lập, (4) Tính hai mặt của CEO, và (5) UBKT độc lập Nghiên

cứu đã đưa ra kết quả răng UBKT độc lập có ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ công bố

TNXHDN Đây cũng là kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Khan A và cộng

sự (2013) với đề tài tương tự Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quản trị doanh

nghiệp và mức độ công bố TNXH trong BCTN của các công ty Bangladesh Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiện diện của UBKT có tác động tích cực đến việc CBTT

TNXH Taha (2012) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa công bố TNXH của DN và

đặc điểm quản trị DN tại các công ty niêm yết đại chúng ở Malaysia Nghiên cứu sửdụng di liệu trong BCTN và các trang web của công ty niêm yết đại chúng của

Malaysia, từ tháng 1 đến thang 12 năm 2011 Nghiên cứu chỉ ra rằng biến độc lập có

ý nghĩa nhất là UBKT Sự tồn tại của UBKT có liên quan đáng ké và tích cực đến việc

công bồ TNXHDN Trong một nghiên cứu khác của Ho và cộng sự (2001) với dé tài

về mối quan hệ giữa cơ cấu quản trị của DN và mức độ CBTT tự nguyện Nghiên cứuđược thực hiện ở Hồng Kông với 98 doanh nghiệp, kết quả cũng cho thấy sự tồn tại

của UBKT là đáng kể và tích cực đến mức độ công bố thông tin TNXHDN tự nguyện

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho thấy UBKT không có ảnh hưởng đến

việc CBTT TNXH Akbas H.E (2016) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm

HĐQT và CBTT về môi trường tại các công ty niêm yết ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu

phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm được lựa chọn của HĐỌT và mức độ công

bồ thông tin về môi trường trong BCTN, sử dung 62 công ty phi tài chính được niêm

yết trên chỉ số BIST-100 vào cuối năm 2011 Kết quả cho thấy rằng ủy ban kiểm toán

độc lập không có ảnh hưởng gi đến việc công bồ thông tin về môi trường Hussainey,

Elsayed M., Razik M.A (2011) với nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến việc công

bố TNXH của DN ở Ai Cập Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 111 công ty niêm yết ở Ai

cập trong giai đoạn 2005 — 2010, đã kết luận rằng lợi nhuận của công ty chính là độnglực chính khiến các công ty niêm yết ở Ai Cập tiết lộ thông tin TNXHDN Họ cũng

30

Trang 31

tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cộng đồng và ủy ban kiểm toán (Aly et al., 2010;

Samaha and Dahawy, 2011) Kết quả nghiên cứu cũng được tìm thấy trong bài nghiên

cứu của Hermawan A và Gunardi với nghiên cứu về động lực công bố TNXH của cácngân hàng ở Indonesia Nghiên cứu lấy dữ liệu là các công ty ngân hàng được niêm

yết trên Sở giao dich chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2010 — 2014 Dữ liệu

được trích xuất từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và báo cáo phát triển

bên vững (nếu có) Dựa vào kết quả nghiên cứu, UBKT được phát hiện có mối quan

hệ tiêu cực liên quan đến việc công bồ TNXHDN Các công ty có sự quan lý của UBKT

cao có xu hướng giảm việc công bố TNXHDN Việc thành lập ủy ban kiểm toán cũng

có thể chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ mà không xem xét đến thâm quyền

của ủy ban kiểm toán Điều này được thé hiện rõ qua việc bố nhiệm các thành viên ủyban kiểm toán ở các công ty đại chúng phần lớn không dựa trên năng lực và năng lựcphù hợp mà dựa nhiêu hơn vào sự gân gũi với ban ủy viên của công ty.

Các nghiên cứu trước đây, đã chỉ ra rằng UBKT có ảnh hưởng đến việc CBTTTNXH, vì vậy những năm gần đây, đã có một vài nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về tácđộng này Cụ thể, Qaderi S.A và cộng sự (2020) với nghiên cứu về đặc điểm của

UBKT và công bố TNXH của các DN tại một thị trường mới nổi ở Jordan Nghiên cứuđược thiết kế dé đánh giá mức độ tác động các đặc điểm của ủy ban kiểm toán (UBKT)đến mức độ công bồ TNXHDN của 96 công ty Jordan niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Amman trong giai đoạn 2011- 2016 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân

tích nội dung dé đo lường mức độ công bố TNXHDN va phân tích hồi quy dé kiểm tracác mối quan hệ được đề xuất Nghiên cứu đưa ra 4 đặc điểm của ủy ban kiểm toán cótác động đến việc công bố TNXHDN, đó là (1) Quy mô của UBKT, (2) Tính độc lậpcủa UBKT, (3) Chuyên môn tài chính của UBKT và (4) Sở hữu cổ phần của UBKT

Kết qua cho thay việc tiết lộ TNXHDN của các công ty niêm yết ở Jordan thấp, cho

thấy các công ty có ít động lực hơn dé tiết lộ các hoạt động TNXHDN Ngoài ra, tínhđộc lập và quyền sở hữu cô phan của UBKT có ảnh hưởng tích cực đến việc công bố

TNXHDN Kết qua này mang lại ý nghĩa quan trọng và giá trị đối với những nhà quảntrị và các bên liên quan khác quan tâm đến việc cải thiện TNXHDN Đặc biệt, đây làmột trong những bài nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cơ bản và tác động của

31

Trang 32

các đặc điểm UBKT đối với việc công bố TNXHDN trong bối cảnh thị trường mới nồi

tai Jordan Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của Appuhami và cộng sự (2017) với

nghiên cứu về tác động của các đặc điểm của UBKT đối với việc công bố TNXH củacác công ty tại Úc Nghiên cứu này cũng xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm UBKT

đến việc công bố TNXHDN tự nguyện trong báo cáo thường niên (BCTN) của các

công ty niêm yết ở Úc Nghiên cứu cũng chỉ ra một số giả thuyết tương tự về mối quan

hệ giữa công bố TNXHDN và các đặc điểm UBKT như nghiên cứu trên đó là Quy môcủa UBKT, Tính độc lập của UBKT, Chuyên môn tài chính Ngoài ra, nghiên cứu cũngtìm hai giả thuyết khác liên quan đó là : Tần suất các cuộc hop và sự đa dang giới tinh

của UBKT Sử dụng phân tích hồi quy bội trên dữ liệu thu thập được từ BCTN của 300

công ty niêm yết, nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm của UBKT như quy mô, tần suất họp,tính độc lập của UBKT và sự đa dạng về giới tính có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến

mức độ công bồ TNXHDN Tuy nhiên, không có bang chứng nào ủng hộ đề xuất rằng

chủ tịch độc lập của UBKT hoặc chuyên môn tài chính của các thành viên UBKT cóảnh hưởng đến việc công bố TNXHDN trong BCTN của công ty

1.5.2 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu liên quan đến việc công bố báo

cáo phát triển bền vững Một số nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trang công bố

thông tin TNXHDN của các công ty niêm yết tại Việt Nam (H.T Thủy, 2019; Nguyễn

Như Cường và cộng sự, 2019; L.H Như Thảo & V.V Cương, 2017) Các nhà nghiên

cứu thuộc chủ dé này chủ yếu sử dụng phân tích mô ta dé đưa ra tong quan chung về

tình trạng báo cáo và công bố thông tin TNXHDN trên website hoặc BCTN của các

công ty niêm yết, qua đó cho thấy bức tranh tông quan về việc công bố thông thông

tin trách nhiệm xã hội ở Việt Nam Từ đó, các tác giả cũng đưa ra một số đề xuất nhằmnâng cao mức độ công bồ thông tin TNXHDN và các đề xuất giúp các doanh nghiệp

cải thiện việc công bồ thông tin Ngoài ra, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyênsâu về các nhân tổ anh hưởng đến đến việc công bố thông tin TNXHDN của các doanh

nghiệp trong lĩnh vực cụ thê như sản xuất thực phẩm, kinh doanh xăng dầu hoặc tất cả

các doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề

32

Trang 33

Nghiên cứu gần đây nhất của Châu và các cộng sự (2023) với nghiên cứu về công

bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp ngành

sản xuất thực phẩm niêm yết trên sở giao dịch Chứng khoán thành phó Hồ Chí Minh

đã nghiên cứu có 5 nhân tô ảnh hưởng đến việc công bồ thông tin TNXHDN (1) Quy

mô doanh nghiệp, (2) Khả năng sinh lời, (3) Quy mô HĐQT, (4) Kiểm toán độc lập và

(5) Đòn bẩy tài chính Kết quả nghiên cứu cuối cùng đã tìm ra hai yếu tố có ảnh hưởng

đến mức độ công tố thông tin TNXHDN là quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời

Đây cũng là kết quả được tìm thấy tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn & Tô (2020),

Nguyễn N.T Thảo (2018), Wang và cộng sự (2013), Hussainey và cộng sự (2011) Kết

quả nghiên cứu cũng thê hiện rang không tìm thay sự ảnh hưởng của đòn bay tài chính

và quy mô HĐQT và kiểm toán độc lập đến mức độ công bố thông tin TNXHDN củacác doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Đặng N H và các cộng sự (2018)

với nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin trách nhiệm xã

hội, phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Nghiên cứu sử

dụng phương pháp chi số và phân tích nội dung dé đo lường mức độ công bố thông tin

TNXHDN trong báo cáo thường niên cua 289 doanh nghiệp Nghiên cứu xác định có

3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin TNXHDN là khả năng sinh lời,

quy mô doanh nghiệp và kiểm toán độc lập

Một số nghiên cứu khác, các tác giả lại đưa ra một hướng nghiên cứu khác về việccông bồ trách nhiệm xã hội đến việc phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam Nguyễn L.S (2023) với nghiên cứu về tác

động của công bố trách nhiệm xã hội đến việc phát triển bền vững và hiệu quả hoạtđộng: Nghiên cứu với các doanh nghiệp khai khoáng Việt Nam Nghiên cứu lấy dữ

liệu được thu thập từ 45 doanh nghiệp khai khoáng từ 2015 - 2021, nhằm mục đíchxem xét tác động động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến phát triển bền

vững và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai khoáng Kết quả nghiên cứu

cho thấy việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội có tác động trực tiếp cùng chiều

đến phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hơn nữa, mức độ

công bó thông tin trách nhiệm xã hội còn tác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động

của của doanh nghiệp thông qua phát triển bền vững Tương tự, trong một bài nghiên

33

Trang 34

cứu của Trần T.N và Bùi P.C (2023) với nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và Hiệu quả

hoạt động kinh doanh: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp công nghiệp chế

biến tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối quan

hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng

thời, các bài nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp dé

nâng cao ý thức công bồ thông tin trách nhiệm xã hội rõ rang, minh bach hơn Cũng

trong một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ K Ngân với nghiên cứu về ảnh hưởng của

quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Trường hợp các công ty

niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu lấy kết quả khảo sát và phân tích chỉ

số CG (quản trị công ty) và TNXHDN của các công ty niêm yết trên HOSE có công

bố chính sách quản trị công ty và TNXHDN trong các báo cáo của mình giai đoạn

2013 - 2015 Kết quả cho thấy công ty công ty nào có hệ thống quản trị công ty tốt thìđồng thời cũng có những chính sách TNXHDN tích cực, có trách nhiệm với các bênliên quan như người lao động, môi trường và sản phẩm

Tại Việt Nam, các bài nghiên cứu không đề cập đến mối liên hệ giữa ủy ban kiểm toán

và việc công bố thông tin TNXHDN Các nghiên cứu đa số tập trung vào một số nhân

tố như khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, đòn bay tài chính, quy mô HDQT

1.5.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Qua việc thu thập các thông tin, mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong vàngoài nước, ta có thé thay rang rang dé tài “ Đặc điểm của ủy ban kiểm toán (UBKT)

tác động đến việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN)

Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán” vẫn là một đề tài mới

Tại nước ngoài, đối với các quốc gia phát triển, phát triển bền vững tại các doanh

nghiệp đã tiếp cận từ sớm nên cũng đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này Một

số nghiên cứu cho răng ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến việc các doanh

nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu lại

cho rằng không có sự anh hưởng nao của ủy ban kiểm toán đối với việc công bố thông

tin trách nhiệm xã hội Các nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên nhiều hướng khác nhau,

đồng thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử dụng cũng rất đa dạng.Nhìn chung, các nghiên cứu đêu chi ra rang các nhân tô chính tác động đên việc công

34

Trang 35

bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là: Quy mô doanh nghiệp, Khả năngsinh lời, Quy mô HĐQT, Kiểm toán độc lập và Don bay tài chính, Dựa trên kết quanghiên cứu, các tác giả có thé đưa một số đề xuất khuyến nghị cho doanh nghiệp trong

việc công bồ thông tin trách nhiệm xã hội, hướng đến phát triển bền vững

Tại Việt Nam, trong những năm gan đây, công bố thông tin TNXHDN đã nhận được

sự chú ý đặc biệt, do muốn tiếp cận dòng vốn dau từ không chỉ trong nước mà còn ở

nước ngoài, nên việc công bố đầy đủ các thông tin này cho các bên liên quan là một

xu hướng tất yếu trong bối cảnh các quốc gia đều hướng đến mục tiêu phát triển bền

vững Các bài nghiên cứu da số tập trung vào việc phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến

việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong một số lĩnh vực cụ thê hoặc các ngành

nói chung được niêm yết trên sàn chứng khoán Các giả thuyết trong các bài nghiêncứu này cũng khá giống nhau Tuy nhiên, không có bài nghiên cứu nào đề cập đến việc

ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin TNXHDN Trong khi

đó, theo một số nghiên cứu nước ngoài từ nhiều năm trước đây, họ đã đề cập đến tầmquan trọng và sự ảnh hưởng sâu sắc của UBKT đến việc công bồ thông tin TNXHDN.Mặc dù ở Việt Nam chưa đề cập đến vấn đề UBKT có tác động đến việc công bố thông

tin TNXHDN thì ở nước ngoài cũng đã đề ra một số nghiên cứu và chứng minh có sựảnh hưởng đó Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của các nghiên cứu thực chứng là đều dựa

trên cơ sở của một số mẫu gồm một số lượng quan sát nhất định và được thu thập giới

hạn trong một không gian địa ly cu thể, do đó không thé đại diện cho tất cả các lĩnhvực của doanh nghiệp ở mỗi quốc gia Do đó, việc có thêm các nghiên cứu tại thị

trường khác nhau, nhất là tại Việt Nam là điều cần thiết Bài nghiên cứu sẽ đóng gópthêm vào kho tàng nghiên cứu về việc công bố TNXHDN tại Việt Nam trong giai đoạn

từ năm 2018 — 2021, từ đó cũng đưa ra những khuyến nghị đề xuất dé thúc đây việccông bồ thông tin TNXHDN trong những năm sau

35

Trang 36

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

1 Xác định vấn đề nghiên cứu

2 Tổng quan nghiên cứu

3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

4 Xây dựng mô hình nghiên cứu

5 Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

6 Giải thích và thảo luận kết quả nghiên cứu

7 Đề xuất các khuyến nghị

Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứuBước 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất đề thực hiện một nghiên cứu, trong bước này nhóm

nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề mình quan tâm, sau đó xác định van đề cơ bản cần dé giảiquyết từ van đề nghiên cứu này Cụ thé trong bài nghiên cứu nay, van đề nghiên cứu cầnnghiên cứu được xác định “ Mối quan hệ giữa đặc điểm ủy ban kiểm toán và công bố thông

tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết việt nam 2018 — 2021.”

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu

Đây là bước đề phân tích và xác định những nghiên cứu trước đó thực hiện được cái gì,

như thé nào, tìm ra những khoảng trống nghiên cứu dé từ đó đánh giá và định hướng cho

bài nghiên cứu này.

Bước 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu đã được xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các công trình nghiên

cứu trong nước và ngoai nước có liên quan nhăm xác định các yêu tô ảnh hưởng như thê

nào đến việc CBTT TNXH

36

Trang 37

Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Dựa trên các lược khảo lý thuyêt và các nghiên cứu có liên quan ở trên, nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 5: Thu thập, xử ly, phân tích xử lý

Bước tiếp theo trong nghiên cứu là thu thập, xử lý số liệu Nghiên cứu được xác định các

loại dữ liệu cần thu thập, phương pháp thu thập các dữ liệu đó và đảm bảo tính tin cậy vàkhả thi trong quá trình thu thập đữ liệu Sau khi thu thập, sẽ tiến hành xử lý và phân tích

các dữ liệu thu thập được.

Bước 6: Giải thích và thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập, xử lý đữ liệu, tác giả sẽ kiểm định những tác động của các đặc điểmUBKT có ảnh hưởng như thế nào tới việc CBTT TNXH của DN đề đưa ra đánh giá, thảoluận xung quanh các kết quả tìm được

Bước 7: Đưa ra khuyến nghị

Dựa vào kêt quả phân tích cùng với những nhận xét đi kèm, tác gia sé dé xuât ra nhữngkhuyến nghị hợp lý với công phù hợp với thực trạng thực tế

2.2 Chon mau và dữ liệu nghiên cứu

Từ khuôn khô tiêu chuân được trình bay ở mục 1.2, nghiên cứu sẽ xây dựng các khoản

mục cần công bố (Trình bày chỉ tiết tại Bảng 2.2)

Dé tính toán chỉ số TNXHDN được công bố và thu thập thông tin cần thiết nhằm dolường các biến độc lập, nghiên cứu tập trung vào báo cáo phát triển bền vững (BCPTBV),

BCTN, báo cáo quản trị của mẫu gồm 50 công ty niêm yết tại Việt Nam thuộc 7 lĩnh vựctrong 4 năm từ 2018 - 2021 Dữ liệu cho các báo cáo DN trong khảo sát được thu thập từ

trang web finance.vietstock.vn và trang thông tin của từng công ty Có rat ít công ty công

bố BCPTBV của họ riêng, vì vay BCTN thiết lập dữ liệu chính cho nghiên cứu này vì một

số lý do (Hussainey, 2004) Thứ nhất, BCTN của DN là phổ biến nhất và được coi là tài

liệu theo Luật quy định và được các công ty báo cáo hàng năm (Khan, 2010; Echave và

Bhati, 2010; Hussainey và cộng sự, 2011) Thứ hai, hầu hết các DN phát hành BCTN trongvòng ba đến bốn tháng sau khi kết thúc năm tài chính, từ đó giảm thiểu sự chênh lệch về

37

Trang 38

thời gian (Hussainey, 2004; Aljifri and Hussainey, 2007) Thứ ba, việc lựa chọn BCTN nhấtquán với các nghiên cứu liên quan trước đó (Hussainey, 2004; Aljifri and Hussainey, 2007;

Khan, 2010) Thứ tư, thường các nhà phân tích tài chính sử dụng BCTN để đánh giá, phân

tích và đưa ra quyết định đầu tư (Christopher và cộng sự, 1997) Ngoài ra, chúng cũng dễ

tiêp cận và có thê so sánh hơn so với các nguôn tải liệu khác (Hussainey và cộng sự, 2011).

Cuối cùng, BCTN được sử dụng chính trong nghiên cứu này vì nó cung cấp các thông tin

về TNXHDN (Aljifri và Hussainey, 2007)

Bang 2.2 Tống hợp các thông tin TNXH cần công bố

STT Chỉ tiết các khoản mục cần công bố Nguồn

Tông lượng nguyên vật liệu được sử dụng đê sản xuât và đóng gói các sản TT96/2020

phâm và dịch

Báo cáo tỉ lệ phân trăm nguyên vật liệu tái chê được sử dụng đê sản xuât sản TT96/2020

phâm vàNăng lượng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp TT96/2020

Các báo cáo sáng kiến tiết kiệm năng lượng TT96/2020

Năng lượng tiét kiệm được thông > sắc sáng kiên sử dụng năng lượng hiệu TT96/2020

TT96/2020

Ty lệ phan trăm và tổng lượng nước tái chế và tái sử dụng TT96/2020

Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp và gián tiếp TT96/2020

Các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính TT96/2020

NOx, SOx, và các khí thải đáng ké khác theo loại và trọng lượng SSC IFC

Tổng lưu lượng nước thai theo chất lượng và điểm đến SSC IFCTổng trọng lượng của chat thải theo loại và phương pháp xử lý SSC IFC

So lân bị xử phat vi phạm do không tuân thủ luật pháp và các quy định về môi TT96/2020

truong

Tông sô tiên do bi xử phạt vi phạm do không tuân thủ luật pháp và các quy TT96/2020

định vê môi trường

15 Số lượng lao động, mức lương trung bình đối với người lao động TT96/2020

16 Tông sô lực lượng lao động theo loại việc làm, hợp đông lao SSC IFC

động và khu vực.

38

Trang 39

Các trợ câp cho nhân viên làm việc toàn thời gian mà không

17 được dành cho người lao động tạm thời hoặc ban thời gian, theo các TT96/2020

động đảm bảo có việc làm và phát triên sự nghiệp

Các hoạt động được xác định là có nguy cơ liên quan tới vấn đề

lao động trẻ em và các biện pháp được thực hiện đê góp phân loại SSC IFC

trừ việc sử dung lao động trẻ em.

Các hoạt động được xác định là có nguy cơ liên quan tới lao ;

động cưỡng bức hoặc bat buộc va các biện pháp được thực hiện đê SSC IFC

góp phân loại trừ lao động cưỡng bức hoặc bat buộc.

Các quỹ học bồng và quỹ hỗ trợ cho người nghèo TT96/2020

Phát triển cơ sở vật chat, ha tầng địa phương TT96/2021

Tài trợ cho các dự án về sức khỏe, y tế cộng đồng TT96/2022Thuc hién day du cac nghia vụ về thuê và pháp TT96/2023

luat tai dia phuong

Tao cong an viéc lam và đào tạo nghé cho người TT96/2024

địa phương

Cơ cầu quản trị của tổ chức, bao gồm cả các ủy ban thuộc cơ quan

quản trị cao nhât chịu trách nhiệm cho các nhiệm vu cụ thê, chăng SSC IFC

hạn như xây dựng chiên lược hoặc giám sát tô chức.

Nêu rõ nêu Chủ tịch của cơ quan quản trị cao nhât cũng là lãnh đạo SSC IEC

điêu hành.

Đối với các tổ chức có cấu trúc ban lãnh đạo đơn nhất, ghi rõ số

lượng thành viên của cơ quan quản trị cao nhât là thành viên độc lập SSC IFC

và/hoặc là thành viên không điêu hành.

Cơ chế cho các cô đông và người lao động dé cung cấp các khuyến

ee , iw k SSC IFC

nghị hoặc phương hướng cho co quan quan tri cao nhat.

Mối quan hệ giữa thù lao cho các thành viên thuộc quan tri cao nhất,

, N oe TỰ AI ged LẠ k SSC IFC

cac nha quan ly va diéu hanh cap cao.

33 Cac quy trinh cho cac co quan quan trị cao nhât đê đảm bảo tránh SSC IFC

được xung đột về lợi ich.

Quy trình để xác định trình độ và chuyên môn của các thành viên của

34 cơ quan quản tri cao nhât dé chỉ đạo chiên lược của tô chức vê các SSC IFC

mặt về kinh tê, môi trường và xã hội

39

Trang 40

Tuyên | bồ nội bộ về sứ mệnh hoặc giá trị, quy tắc ứng xử và các

35 nguyên tắc liên quan đến hoạt động kinh tế, môi trường và xã hội và SSC IFC

tinh trạng thực hiện các nguyên tắc va quy tắc trên.

Các bước dé cơ quan quản trị cao nhất bao quát việc xác định và quản lý hoạt động kinh tế, môi trường, xã hội của tổ chức Điều này

bao gôm các rủi ro và cơ hội liên quan, và bao gồm sự tuân thủ hoặc SSC IFC

phu hop voi cac tiéu chuan, quy tac ứng xử và nguyên tắc đã được

quốc tế đồng thuận.

SSC IFC

2.3 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.3.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.3.1.1 Các biến độc lập

UBKT là cầu nỗi quan trọng giữa ban giám đốc, ban điều hành, kiểm toán viên

nội bộ và các nhóm bên ngoài (Ahmed Haji & Anifowose, 2016) Do đó, sự hiện

diện của UBKT sẽ cải thiện mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ban quản lý (Barako

và cộng sự, 2006), giảm sự bất cân xứng thông tin, nâng cao chất lượng công bố

thông tin và cải thiện hiệu suất thị trường (Said va cộng sự, 2009) Hơn nữa, sự

xuất hiện của UBKT được cho là có thé giảm thiểu chỉ phí đại diện (theo Forker,

1992), có tiềm năng cải thiện hiệu suất vận hành của doanh nghiệp UBKT có thể

hoạt động như một cơ quan giám sát nhằm thúc day công bồ thông tin của công ty

và tăng cường tinh minh bạch, điều này phủ hợp với lý thuyết đại điện Các nghiên

cứu trước đây về UBKT cho cho thấy hiệu quả của nó phụ thuộc vào một số tínhnăng nhất định (Akhtaruddin & Haron, 2010; Dhaliwal và cộng sự, 2010; L1 vàcộng sự, 2012; Persons, 2009) Vì thế, sự kết hợp phù hợp giữa kinh nghiệm và kỹnăng rất là quan trọng để giúp UBKT họat động hiệu quả Theo hướng dẫn ASX

do Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp ASX ban hành (2010) tại Úc đã lưu ý rằng cácđặc điểm của UBKT như quy mô, số lượng cuộc họp, và chuyên môn tài chính có

thé ảnh hưởng đến quá trình giám sát của UBKT Theo lập luận này, một số giả

thuyết được đề xuất và nghiên cứu dé xác định ảnh hưởng của các đặc điểm UBKTnhư quy mô, số lượng cuộc họp, ủy ban kiểm toán độc lập, tính độc lập của giám

40

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w