1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội và rủi ro rớt giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

227 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Và Rủi Ro Rớt Giá Cổ Phiếu Tại Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Cao Thị Miên Thủy
Người hướng dẫn PGS. TS Trịnh Quốc Trung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 79,72 MB

Nội dung

Nhu vậy, về phương diện lý luận,việc áp dụng phương pháp phân tích phức tạp có thé khai thác các khoảng trốngnghiên cứu đáng chú ý về phương thức mà CBTT TNXH ảnh hướng lên rủi ro rớt gi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HỌC KINH TE - LUAT

CAO THI MIEN THUY

LUAN AN TIEN Si KINH TE

TP HO CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE - LUẬT

CAO THỊ MIÊN THÙY

CÔNG BÓ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ

RỦI RO RỚT GIÁ CỎ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YÉT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tai chính ngân hang

Mã số: 6234020]

LUẬN AN TIEN SĨ KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS TS TRINH QUOC TRUNG

TP HO CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài: “Công bố thông tin Trách nhiệm xã hội và Rủi ro rớtgiá cô phiếu tại các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” do ban

thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học.

Luận án được bản thân tôi thực hiện một cách nghiêm túc và trung thực, đồngthời chưa từng được ai khác công bố

Tác giả luận án

Trang 4

1.3 Khe hở nghiên CỨU <5 6® <8 89994 98 999949.989498994988948990098968 866 6 1.4 Mục tiêu nghién CỨU œ5 9 %8 89 9 9 99998949 99949989689948990996968896 8 1.5 Câu hỏi nghiÊn CỨU << << << << 9 9 5.998 98.0989898969090.g04 8

1.6 Đối tượng nghiên Cứu << s°s°s£©s£ se s£Es£SsSseEsessessessessessessessese 9

1.7 Phạm vỉ nghién CỨU d <6 9 9 %9 994 9 994 999 904 9 504.99.9904.999969 1.8 Phương pháp nghiÊn CỨU d <5 5s S 9 S9 91 9 9916 9.9 095588899586 10 1.9 Đóng góp mới Của luận áT o5 s5 9 S9 91 9 99195 9989598 8995096 11

1.10 Kết cấu luận ánn - << << s£©s£©s£s£ se EseEsEse seEseEseEseEseEsersersersesseree 13CHƯƠNG 2: TONG QUAN LÝ THUYET VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIEM

—- ,ÔỎ 15

2.1 Tống quan các khái niệm -° 2s ssssss£ssesseEssessesserserssersersee 15

2.1.1 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - 152.1.2 Rủi ro rớt giá CO phiỀu - -:- SE E9 EEEEEE1211221211211211 111.11, 24

2.1.3 Hiệu quả hoạt động - - 6 21 1211391113111 910119111 1v vn ng key 28

2.1.4 Bất cân xứng thông tin - - 2-25 SE‡EEeEESEEEEEEEEEE12E1221211211211 21121 1.1eeU 302.2 Tổng quan các lý thuyết cơ bản . s- 5 s< sssse=sessesessessesessesecse 332.2.1 Lý thuyết các bên liÊn qua1 - 25 6 S211 E*91 E2 SE kg ng riệt 332.2.2 Lý thuyết đại điện - se EEEEEEEEE1511211111111111111 111.1 1x, 352.2.3 Lý thuyết tín hiệu - ¿2-2 ©t+SE9EESEEEEEEEEEE1EE12712121121121121111211 1.1.1, 362.2.4 Lý thuyết hợp phápp - ¿+ E+Sx+Ek£EE£EESEEEEEEEEEE121122121122111 211121 372.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm . 2-5 << ssesses 39

Trang 5

2.3.4 Khe hở nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 70

2.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu -2- 5-5 s£ se s=se=sessessessessesses 762.4.1 Giả thuyết về ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội lên rủi rorớt giá CỔ phiẾU ¿- ¿+ StÉEEEEE E9 EEE1E717111111111111111111111 111.111.111 ce 712.4.2 Giả thuyết về vai trò trung gian của hiệu quả hoạt động - 802.4.3 Giả thuyết về vai trò điều tiết của bat cân xứng thông tin - 822.4.4 Các biến kiỂm soát csc 2 tt tt re 842.4.5 Khung phân tích lý thuUyẾC - 2-2-5 SE+SE+EE£EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrerrree 88

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ss°- «se 91

3.1 Quy trình nghiên cứu của luận AN - s- << s55 s5 6< 589 954595 91 3.2 Mô hình nghiên CỨU 0< << << 89 9494894 989999898994949894699896946646 92 3.3 Phương pháp nghiên CỨU œ2 2 9 %9 9 9.99 99.999 9909 599899999ø 94

3.3.1 Phân tích GIMM -G- Ăn Hà HH HH HH nh nưệp 94 3.3.2 Phan tich trung 0n 95

3.3.3 Phân tích điều ti€t seecsseecsssecessseecsssseeessseecssneecssneesssneesssneessnesssneeees 98

3.3.4 Phân tích tính vững - - + S11 1111 911111511 11111111 11 111 1T HH nh 1003.4 Do lường các biến và dữ liệu nghiên cứu . s-s-ssssessscssss 100

3.4.1 Do lường các biến ¿52 22s EEEEE2E212121711111 111111111111 te 100

3.4.2 Dit lidu nghién n6 110

CHƯƠNG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU -s°°sese+eevesse 116

4.1 Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội và rủi ro rớt giá cổ phiếu

của các doanh nghiệp niêm yét s5 s£ se se s£sse sessessezsessessesz 116

4.1.1 Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 116

4.1.2 Thực trạng rủi ro rớt giá cô phiếu của doanh nghiệp - 2 5¿ 122

4.1.3 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và rủi ro rớt

Trang 6

4.2 Kết quả phân tích hồi quy -s s ° 5< s°sesssessessesssessesessesscse 130

4.2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 2 ©<++£++£+Ek£SEEtEEEtEEEtEEkerkkrrkerrkerree 130

4.2.2 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng lên rủi ro rớt giá cô phiếu

¬ 132

4.2.3 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội kinh tế và phi kinh tế 1344.2.4 Yếu tổ trung gian hiệu quả hoạt động - - 2 + s2 E+£Ee£xeExerxerxred 1384.2.5 Yếu tô điều tiết bất cân xứng thông tỉn - 2-2 + s+++++£++zszxszxe2 1504.2.6 Tổng hợp kết quả nghiên CỨU 2- 2 2 SE E+EE+EE+EEEE+EE+EE+Ezrxrrerree 1554.3 Thảo luận kết quả nghiên €ứu se 5° 5° s° se s se ssessessessessessess 1564.3.1 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng lên rủi ro rớt giá cô phiéu

¬ 156

4.3.2 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội kinh tế va phi kinh tế 157

4.3.3 Vai trò trung gian của hiệu quả hoạt động - 5 5+5 s++sess+ 159

4.3.4 Vai trò điều tiết của bất cân xứng thông tin - 2-2 s+ss+cz+cszsz+ce2 160

CHUONG 5: KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ -°-s° 5< se s163

co ha 1635.2 Khuyến nghị << 5< se se se se Es£ se EseEseEseEseEsersersersersersersersere 1655.2.1 Xuất phát từ đánh giá thực trạng -:- + x+cx+SE+Ex£EEeExerkerkerkrrxrrrrex 1655.2.2 Xuất phát từ kết quả mô hình định lượng - 2-2 2 s+s+s++s+zs+ 1685.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo . . -s s 173

TÀI LIEU THAM KHẢO -2°s<s£s£©Ss£©S2£ESs£EsseEssezsserseersevssese 177PHU LUC 01: MÔ TA DU LIEU NGHIÊN CỨU - e 5° s2 s°s 198PHU LUC 02: DANH MỤC CÁC CÔNG TY NIEM YET TRONG MAUNGHIEN 5900005 199

PHU LUC 03: KET QUA HOI QUY -5- 5 5° s2 se sessesessessese 203

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ tắt | Chữ viết đầy đủ Diễn giải

BCXTT | Bat cân xứng thông tin

CBTT | Công bố thông tin

ESG Environmental, Social and Governance | Môi trường, Xã hội va Quan tri

GMM _| The generalized method of moments Phương pháp mô men tông quát

GRI Global Reporting Initiative Sáng kiến báo cáo toàn cầu

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HSX Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

ISO International Organization for Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

Standardization MDG Millennium Development Goals Muc tiéu Phat trién Thién nién ky

OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bang 2.1 Khuôn khổ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 18Bảng 2.2 Quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theoThông tư số 96/2020/TT-BTC 2-2 ¿+ £+E+EE££EE£EE£EEEEEEtEEEEEEEEEEEEEEEEtrErrrkrrvee 20Bảng 2.3 Bộ tiêu chuẩn GRI năm 2016 2-2: ©5£25<£SE+£E£2EE+EE£2EE£EEerxezrxerxee 21Bang 2.4 Các phương pháp đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội 22

Bang 2.5 Các phương pháp đo lường rủi ro rớt giá cổ phiếu -. 2-2-5: 26

Bảng 2.6 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động +5-s++-+ 28

Bảng 2.7 Các chi đo lường bat cân xứng thông tỉn -. -2: ©5252 +22s+2s++cse2 31

Bang 2.8 Bảng tổng hợp các lý thuyết cơ bản - 2-52 2 z+£s+E+EzErrrrsres 39

Bảng 2.9 Nguyên nhân của rủi ro rớt giá C6 phiếu - 2 2 2+cz+cz+szxzsz 39

Bảng 2.10 Các yếu tố bối cảnh chung tác động đến rủi ro rớt giá cô phiếu 40Bảng 2.11 Các yếu tố bối cảnh nội tại tác động đến rủi ro rớt giá cô phiếu 44

Bảng 2.12 Các yếu tố đặc trưng công ty tác động đến rủi ro rớt giá cổ phiếu 49Bảng 2.13 Hậu quả của rủi ro rớt giá cô phiẾu -©¿- 5+ ©5z+sz+£xezxzzzsersez 49Bang 2.14 Các nghiên cứu theo lý thuyét - 2-2 2 + ++E++E+EE+EzEzrrrerreee 53

Bảng 2.15 Các nghiên cứu theo bối cảnh 2:22 2 5225+2£++£x+2E+zExezx+zrxerxez 54

Bang 2.16 Các nghiên cứu theo khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiép 57 Bảng 2.17 Các nghiên cứu áp dung phân tích trung ø1an - -«+<s« 59

Bang 2.18 Các nghiên cứu áp dụng phân tích điều tiết 2-2 2 2522 +: 62Bang 2.19 Tóm tắt giả thuyết nghiên Cứu - 2-2 2 2 22 £+£++£2EE+EzEzEezrerreee 88Bang 3.1 Tóm tắt các mô hình nghiên cứu - 2-2 2 + +2 ++++£++£++z++zzzz++š 94Bang 3.2 Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu -2- 2-5222 ++2E£+£+£xzxzzced 112Bảng 4.1 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội theo phạm vi nghiên cứu 120Bang 4.2 Rui ro rớt giá cô phiếu (biến liên tục) theo phạm vi nghiên cứu 126Bang 4.3 Rui ro rớt giá cô phiếu (biến nhị phân) theo phạm vi nghiên cứu 127Bang 4.4 Két qua f~f€S( - G2 S211 1E 121121111211111111011111111 11111111 c0 130Bảng 4.5 Thống kê m6 tả 2-22 52 ©S£2EE£2EE22EEEEEEEEEEE2112711271122122212221 22 131

Bang 4.6 Ma tran tương QUa1 - <6 5 << E111 E11 11 3 91 nh ng nrn 132

Trang 9

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên rủi ro rớt giá CO phiẾU ¿- ¿5c e+S+kEEEEkEEEE 17111215 111111111 1111111111111 cre 133 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội kinh tế và phi kinh tế lên rủi ro rớt giá CO phiỀu - ¿52c ©5£+SE‡EE2EEEEEEEE2E1E7171121171121171 71.11 cre 135 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của công bồ thông tin trách nhiệm xã hội lên rủi ro rớt giá cổ phiếu (thay biến nhị phân)) ¿- 2 2 2 £+E£+E£+E£+E£+E££E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrred 136

Bảng 4.10 Phân tích yếu tô trung gian (thước đo CRASHI) -5:-5+ 138 Bảng 4.11 Phân tích yếu t6 trung gian (thước đo CRASH2) 5:5+ 140

Bảng 4.12 Phân tích tính vững yếu tố trung gian (CSRD_ROE_CRASHI) 143

Bang 4.13 Phân tích tính vững yếu tổ trung gian (CSRD_ROE_CRASH2) 145

Bang 4.14 Phân tích tính vững yếu tố trung gian (CSRD_ROA_CRASH3) 146

Bảng 4.15 Phân tích tính vững yếu tố trung gian (CSRD_ROE_CRASH3) 148

Bảng 4.16 Kiêm định Sobel - ¿2:22 ©2£+2EE2EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerrkerrke 149 Bảng 4.17 Phân tích yếu tố điều tiết (hước do CRASHI) -2 52-5: 151 Bảng 4.18 Phân tích yếu tổ điều tiết (thước do CRASH2) -52-55c 552552 152 Bảng 4.19 Phân tích tính vững yếu tố điều tiẾt - 2-2 +z+s++z++zxzzszzex 154

Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả nghiên cứu -2¿¿ + ++22++£x+zx++zxvzxezseze 156

Trang 10

DANH MUC CAC HINH

Hình 2-1 Khung phân tích lý thuyét c.cc.cccccccccessessssssessesssecsesssessessesssessessuessessecsseeses 89

Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu của luận ấn 5+ 5 55+ + Set 91

Hình 3-2 Quy trình phân tích trung gian Baron va Kenny (1986) - - 96

Hình 3-3 Các loại kết quả của phân tích trung gian -: ¿-cs+5csz5cx5ss+2 97 Hình 3-4 Quy trình phân tích điều tiết Baron và Kenny (1986) - 99

Hình 3-5 Mô tả về thước đo biến nhị phân của rủi ro rớt giá cô phiếu 103

Hình 3-6 Điều chỉnh thước đo biến nhị phân của rủi ro rớt giá cổ phiếu 105

Hình 3-7 Checklist trong Excel để mã hóa dữ liệu đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghi€p - 5 <5 225 + ‡£+*vE+xeeeseeeseeeres 115 Hình 4-1 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo thời gian 117

Hình 4-2 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo ngành 118

Hình 4-3 Mire độ công bồ thông tin trách nhiệm xã hội kinh tế và phi kinh tế | 19

Hình 4-4 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo phạm vi nghiên cứu ¬— 121

Hình 4-5 Rui ro rớt giá cô phiếu (biến liên tục) theo thời gian 122

Hình 4-6 Rui ro rớt giá cỗ phiếu (biến nhị phân) theo thời gian - 123

Hình 4-7 Rui ro rớt giá cổ phiếu (biến liên tục) theo ngành - 124

Hình 4-8 Rui ro rớt giá cổ phiếu (biến nhị phân) theo ngành 125

Hình 4-9 Rui ro rớt giá cô phiếu (biến liên tục) theo phạm vi nghiên cứu 126

Hình 4-10 Rui ro rớt giá cổ phiếu (biến nhị phân) theo phạm vi nghiên cứu I28 Hình 4-11 Mức độ rủi ro rớt giá cô phiếu theo mức độ CBTT TNXH 129

Trang 11

TÓM TAT

Xu hướng nghiên cứu cho thay mối quan hệ giữa công bồ thông tin trách nhiệm

xã hội (CBTT TNXH) và rủi ro rớt giá cô phiếu không đơn thuần là một liên kết trực

tiếp mà mang tính phức tạp hơn nhiều Dé làm rõ điều này, luận án phân tích cả tác

động trực tiếp lẫn tác động gián tiếp của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu Vớimẫu nghiên cứu của luận án bao gồm 225 công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai

đoạn 2014-2019, luận án áp dụng phân tích GMM, phân tích trung gian, phân tích

điều tiết và một số kiêm định nhằm đảm bảo tính vững cho kết quả nghiên cứu Luận

án đạt được một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý sau Thứ nhất, các công ty có mức

độ CBTT TNXH cao hơn ít đối mặt với rủi ro rớt giá cô phiếu hơn Thứ hai, rủi ro

rớt giá cô phiếu thấp hơn đối với các công ty có định hướng CBTT TNXH mạnh mẽ

ở cả hai phương điện kinh tế và phi kinh tế Thứ ba, hiệu quả hoạt động đóng vai tròtrung gian bé sung can thiệp vào ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rot giá côphiếu Thứ tư, anh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiêu mạnh hơntrong môi trường bắt cân xứng thông tin cao nhưng không rõ rang trong bối cảnh batcân xứng thông tin thấp Điều này hàm ý rằng các công ty niêm yết cần tiếp tục đầu

tư vào CBTT TNXH nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, giảm bất cân xứng thông tin

và thông qua đó giảm thiêu rủi ro rớt giá cô phiếu

Từ khóa: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội, hiệu quả hoạt động, bat cân

xứng thông tin, phân tích trung gian, phân tích điều tiết.

Trang 12

Research trends show that the relationship between corporate social

responsibility disclosure (CSRD) and stock price crash risk is not simply a direct link,

but much more complex To clarify this, the thesis analyzes both direct and indirect effects of CSRD on stock price crash risk With the research sample including 225 companies listed in Vietnam in the period 2014-2019, the thesis applies GMM

analysis, Mediation Analysis, Moderation Analysis and some tests to ensure the validity for research results The thesis achieved some notable results as follows.

First, there is a lower chance of stock price crashes for firms who disclose their social responsibility practices more thoroughly Second, the risk of stock price crash is lower for companies with a strong CSRD orientation in both economic and non- economic aspects Third, in the aforementioned connection, firm performance serves

as a mediator Fourth, the effect of CSRD on stock price crash risk is stronger in a high-information asymmetric environment but less obvious in a low-information asymmetric context This implies that listed companies need to continue to invest in

CSRD in order to increase firm performance, reduce information asymmetry and

thereby reduce the risk of stock price crash.

Keywords: Corporate social responsibility disclosure; Firm performance; Information asymmetry; Stock price crash risk; Mediating effect; Moderating effect.

Trang 13

CHUONG 1: GIỚI THIỆU

Giới thiệu: chương này trình bày lý do chọn đề tài của luận án và xác địnhcác vấn đề trọng tâm cần phải thực hiện của luận án

đề kiện tụng liên quan đến việc tiết lộ tin xấu (Kothari và cộng sự, 2009) Khi mộtlàn sóng tin xấu tấn công thị trường cùng một lúc, giá cô phiếu sụt giảm mạnh, dẫnđến sự cố rớt giá Trong nhiều thập kỷ qua, đã có một sự gia tăng đáng ké trong việc

nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rủi ro rớt giá cô phiếu Trong số các nguyên nhân

này, việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đã được ghinhận là một yếu tô có khả năng góp phan vào hiện tượng rớt giá cô phiếu (Y Kim va

cộng sự, 2014; Lee, 2016).

Khái niệm về trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đã trở nên phô biếnvào thập kỷ 1960, khi các công ty tỏ ra có trách nhiệm đối với xã hội như một trongnhững bên liên quan của nó Kể từ đó, sự tập trung vào các hoạt động TNXH đã ngàycàng gia tăng trên toàn cầu (Carroll, 1979) Các công ty thực hiện các hoạt động cóTNXH thường có mức minh bạch cao hơn trong việc cung cấp thông tin tài chínhđáng tin cậy (Gelb & Strawser, 2001) Điều này liên quan đến quan điểm răng cáccông ty đánh giá việc tiết lộ thông tin tài chính là một cách thé hiện hành vi có tráchnhiệm đối với xã hội Những công ty như vậy có khả năng hiển thị mức độ minh bạch

cao và hiém khi che giâu tin tức xâu đôi với chủ sở hữu Do đó, có thê nói răng những

Trang 14

công ty như vậy ít có khả năng gặp rủi ro rớt giá cổ phiếu Dựa trên luận điểm này,nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tác động ngược chiều của CBTT TNXH lên rủi ro rớtgiá cô phiếu (Y Kim và cộng sự, 2014; Lee, 2016) Tuy nhiên, vẫn còn những khoảngtrống đáng ké dé tìm hiểu phương thức mà CBTT TNXH có thé giảm các yếu tố chegiấu tin tức xấu và rủi ro rớt giá cô phiếu Ví dụ, các công ty tham gia nhiều hơn vàocác hoạt động TNXH có khả năng giảm rủi ro rớt giá cô phiếu, nhưng mối quan hệphi tuyến tính hình chữ U ngược vẫn được chứng minh là tồn tại giữa việc CBTTTNXH của các công ty niêm yết và rủi ro rớt giá cô phiếu của họ (Dai và cộng sự,2019) Hay CBTT TNXH ở các nên kinh tế phát triển thường được ghi nhận là giảmthiêu nguy cơ xảy ra sự cố rớt giá cỗ phiếu nhưng điều này cũng không đúng với

trường hợp của Nhật Bản (Jie & Nakajima, 2014b) Thậm chi, tính xác thực của thông

tin có thé là yếu tố trung gian triệt tiêu ảnh hưởng ngược chiều của CBTT về môitrường lên rủi ro rớt giá cô phiếu, và điều này làm trầm trọng thêm thay vì giảm thiểurủi ro rớt giá cổ phiếu (Z Zhang và cộng sự, 2022) Nhu vậy, về phương diện lý luận,việc áp dụng phương pháp phân tích phức tạp có thé khai thác các khoảng trốngnghiên cứu đáng chú ý về phương thức mà CBTT TNXH ảnh hướng lên rủi ro rớt giá

cô phiếu, và cung cấp một sự hiểu biết toàn diện hơn về các cơ chế tiềm năng mà qua

đó CBTT TNXH của công ty có thé ảnh hưởng đến rủi ro rớt giá cổ phiếu

Trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam, việc nghiên cứu về CBTT TNXH và tác

động của nó đến rủi ro rớt giá cổ phiếu đang trở nên ngày càng quan trọng Đặc biệt,

các sự kiện kinh tế đáng chú ý đã làm nồi bật vấn đề này Hai sự kiện trên thị trườngchứng khoán và thị trường bat động sản đang gây sự chú ý đặc biệt, nhắn mạnh trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc công bố thông tin và khuyến nghị về sự

cấp thiết của thê chế CBTT TNXH Cụ thẻ, hai sự kiện gây tranh cãi là (i) vụ chủ tíchTập đoàn FLC giao dịch bán cô phiếu mà không công bố thông tin trước khi giaodịch, và (ii) vụ bỏ cọc đấu giá đất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh Điều đáng chú ý

từ hai sự kiện này là nếu không thể đáp ứng trách nhiệm xã hội của mình, các công

ty có thé đối mặt với rủi ro pháp lý và mat uy tín, điều này có thé dẫn đến sự cố rớt

giá cô phiếu Cho đến thời điểm hiện tại của luận án, cổ phiếu FLC không chi gặp sự

cô rớt giá mà đã chính thức bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán, không chỉ

Trang 15

tập đoàn Tân Hoàng Minh đánh mat uy tín mà cả ông chủ tập đoàn cũng vướng vào

vòng lao lý (TuoiTre, 2023a, 2023b).

Tóm lại, tác giả lựa chọn nghiên cứu với dé tài “Công bố thông tin Trách

nhiệm xã hội và Rủi ro rớt giá cỗ phiếu tại các công ty niêm yết trên Thị trường

chứng khoán Việt Nam” có tinh cấp thiết cả ở phương diện lý luận và thực tiễn Kếtquả nghiên cứu của luận án kỳ vọng đưa ra các gợi ý về mặt chính sách đến các nhàquản lý của doanh nghiệp niêm yết, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư

trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.2 Giới thiệu các lý thuyết và lược khảo nghiên cứu

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cau, rất nhiều nghiên cứu đã được tiếnhành đề điều tra về các yếu tổ ảnh hưởng đến sự cố rớt giá cô phiếu của một công ty.Trong các yếu tố đó, CBTT TNXH đã nhận được nhiều sự chú ý, đặc biệt là trongbối cảnh nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu cho đến nay vẫn chưa nhấtquán về mặt lý thuyết lẫn trong kết quả thực nghiệm

Về mặt lý thuyết, có 2 quan điểm đối lập nhau về CBTT TNXH của doanh

nghiệp Một mặt, CBTT TNXH được đánh giá là có lợi cho doanh nghiệp theo quan

điểm của Lý thuyết các bên liên quan Nếu các công ty có TNXH cam kết tuân thủtiêu chuẩn minh bạch cao và ít tham gia tích trữ tin xấu hơn, thì họ sẽ có ít rủi ro rớtgiá hơn Mặt khác, CBTT TNXH có thể là công cụ tư lợi của nhà quản lý theo quanđiểm đánh giá của Lý thuyết đại diện Tức là, nếu các nhà quản lý tham gia vào thựchành TNXH để che đậy tin xấu và đánh lạc hướng sự giám sát của cổ đông, thì CBTTTNXH sẽ gây ra nguy cơ rớt giá cô phiếu cao hơn Việc tổng quan các nghiên cứu vềmặt lý thuyết đã cho thấy, Lý thuyết các bên liên quan và Lý thuyết đại diện là hailăng kính lý thuyết được sử dụng nhiều nhất Các lý thuyết chi phối tiếp theo gồm có

Lý thuyết tín hiệu và Lý thuyết hợp pháp Những lý thuyết này được cho là một nhóm

lý thuyết thông thường về nghiên cứu CBTT TNXH của doanh nghiệp (Amos, 2018)

Về mặt kết quả thực nghiệm, một số nghiên cứu ủng hộ ảnh hưởng ngược chiềucủa CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu (Y Kim và cộng sự, 2014; Lee, 2016),

nhưng một sô nghiên cứu khác cho răng ảnh hưởng này là cùng chiêu, không rõ ràng

Trang 16

hoặc chưa thé đi đến kết luận (Jie & Nakajima, 2014a; Murata & Hamori, 2021; K.

T Wang và cộng sự, 2021) Sự thiếu nhất quán trong kết quả thực nghiệm có thể đến

từ nhiều lý do Thứ nhất, bối cảnh nghiên cứu về chủ đề TNXH của doanh nghiệpđược nhấn mạnh ở các quốc gia như Hoa Ky, Trung Quốc, va các nền kinh tế pháttriển khác Điều này phù hợp với lịch sử lâu dài của việc hình thành khái nệm TNXH

ở các quốc gia này Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa nhất quán.Chăng hạn, nghiên cứu tiên phong tại thị trường Hoa Kỳ, nơi có nền kinh tế phát triển

đi cùng với lịch sử hình thành và phát triển lâu đài thuật ngữ “trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp”, ảnh hưởng ngược chiều của CBTT TNXH của công ty lên rủi ro rớtgiá cô phiếu được xác nhận (Y Kim và cộng sự, 2014) Tương tự, tai thị tường TrungQuốc, ảnh hưởng ngược chiều của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu đượcnhiều nghiên cứu ghi nhận (Feng và cộng sự, 2022; Nianhang Xu và cộng sự, 2014;Yang, Chen, và cộng sự, 2023; Yang, Wang, và cộng sự, 2023) Các kết quả nghiêncứu này đường như cho thấy rằng mức độ CBTT TNXH của doanh nghiệp càng caothì doanh nghiệp càng hạn chế được rủi ro rớt giá cổ phiếu, đặc biệt là trong bối cảnhnền kinh tế phát triển Tuy nhiên, điều này không được tìm thấy trong bối cảnh NhậtBản, một nền kinh tế phát triển đã vận dụng thành công luận điểm về TNXH củadoanh nghiệp Ở các công ty Nhật Bản, CBTT TNXH không có tác dụng giảm thiểurủi ro rớt giá cổ phiếu; cơ chế quản trị của công ty cũng không có ảnh hưởng tương

tự Hàm ý rằng TNXH không thê thay thế cho cơ chế quản trị yếu kém của công ty,

và cơ chế quản tri công ty ở các doanh nghiệp Nhật Bản đang tỏ ra kém hiệu qua (Jie

& Nakajima, 2014b) Theo xu hướng nghiên cứu trên, một số tác giả khác đã tiến

hành nghiên cứu với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, như Pakistan, Đài Loan,

hay Indonesia (Bilal và cộng sự, 2021; Lee, 2016; Yessica và cộng sự, 2017a) Tương

tự, kết quả nghiên cứu vẫn chưa nhất quán Ảnh hưởng ngược chiều của CBTT TNXHlên rủi ro rớt giá cổ phiếu được tìm thấy trong bối cảnh nghiên cứu Pakistan và DaiLoan, ủng hộ lập trường của Lý thuyết các bên liên quan Nhưng CBTT TNXH của

doanh nghiệp tại Indonesia không có mối quan hệ đáng kể nào đến rủi ro rớt giá cổ

phiếu của công ty Hàm ý rằng các báo cáo về TNXH ở quốc gia này vẫn chỉ giới hạn

ở phạm vi báo cáo, và chưa được coi là bất kỳ nguồn lực gì có thé góp phan gia tăng

Trang 17

giá trị cho công ty hoặc có thé ngăn cản công ty thực hiện hành vi phi đạo đức Nhìnchung, có thé thay rằng bối cảnh nghiên cứu khác nhau dẫn đến ảnh hưởng của CBTT

TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu rõ ràng là khác nhau.

Thứ hai, sự thiếu nhất quán trong kết quả nghiên cứu có thé đến từ các khía

cạnh khác nhau của CB'TT TNXH của doanh nghiệp Bản thân thuật ngữ “trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp” có rất nhiều khái niệm khác nhau, và có lịch sử hình thành,phát triển rất đa dang Khuôn khổ CBTT TNXH của doanh nghiệp cũng rat đa dang,

từ những khuôn khổ mang tầm vóc quốc tế ƯNGC, GRI, ISO26000 cho đến cácquy định mang tính chất tuân thủ trong nội bộ dành cho các quốc gia chưa có thê chếhoặc khuôn khô pháp lý thống nhất về CBTT TNXH Điều này dẫn đến việc đo lườngmức độ CBTT TNXH chưa thống nhất giữa các nghiên cứu, và do đó, đây có thé lànguyên nhân gây nên sự thiếu nhất quán trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chính

vì lý do này, một số nghiên cứu tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mà vấn

đề CBTT TNXH gây chú ý cho công chúng Chang hạn, khía cạnh CBTT TNXH vềmôi trường, như ngành năng lượng tai Trung Quốc, hay lĩnh vực sản xuất tai An Độ

và Pakistan (Hunjra và cộng sự, 2020; C.-M Wu & Hu, 2019; Z Zhang va cộng su,

2022) Nhìn chung, kết quả thực nghiệm cũng là không rõ ràng khi nghiên cứu các

khía cạnh khác nhau của TNXH của doanh nghiệp (Dumitrescu & Zakriya, 2021; Su

& Zhou, 2022b; F Zhou và cộng sự, 2021).

Ngoài ra, kết quả chưa nhất quán có thé là do thiếu phương pháp nghiên cứumới vì mối quan hệ cần nghiên cứu phức tạp hơn là một liên kết tuyến tính Changhạn, khi mức độ CBTT TNXH tăng lên điều này trước tiên sẽ làm trầm trọng thêm

và sau đó làm giảm rủi ro rớt giá cô phiếu, điều này định hình một mối quan hệ phituyến tính hình chữ U ngược (Dai và cộng sự, 2019) Hơn nữa, một số học giả kháccũng cho rằng phải áp dung các phân tích phức tạp hơn dé làm rõ ảnh hưởng củaCBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu Bởi vì có sự xuất hiện của các yếu tố trunggian can thiệp làm gia tăng/giảm thiểu, thậm chí triệt tiêu ảnh hưởng của CBTT

TNXH lên rủi ro rot giá cô phiếu Kiểm soát nội bộ được xác nhận là một yếu tố trung

gian như vậy Các nhà quản lý của các công ty niêm yết sẽ thực hiện CBTT TNXH

vì lợi ích của các cô đông, bao gôm việc thực hiện các biện pháp kiêm soát nội bộ có

Trang 18

chất lượng trong công ty Do đó, kiểm soát nội bộ làm gia tăng ảnh hưởng ngược

chiều của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu (Hao và cộng sự, 2018) Ngượclại, tính xác thực của thông tin có thé là yếu tổ trung gian triệt tiêu ảnh hưởng ngược

chiều của CBTT về môi trường lên rủi ro rớt giá cổ phiếu Bởi vì việc CBTT về môi

trường có thé lam tăng tính xác thực và độ tin cậy của việc CB TT của doanh nghiệp,công chúng sẽ dễ dàng nhận thấy lỗ hồng trong hoạt động của công ty và điều nàylàm tram trọng thêm thay vì giảm thiêu rủi ro rớt giá cổ phiếu (Z Zhang và cộng sự,2022) Các yếu tô điều tiết, cũng giống như yếu tổ trung gian, có thể can thiệp vàoảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu, dẫn đến kết quả thực nghiệm

về mỗi quan hệ này chưa nhất quán Vi dụ, tác động giảm thiểu của CBTT TNXHđối với rủi ro rớt giá cô phiếu rõ ràng hơn khi quản trị công ty kém hiệu quả hơn hoặcmức độ sở hữu tổ chức thấp hơn (Y Kim và cộng sự, 2014) Ngược lại, tác dụng củaCBTT TNXH đối với việc giảm rủi ro rớt giá cô phiếu sẽ yếu đi trong môi trườngkiểm soát nội bộ kém hiệu quả hơn (Hao và cộng sự, 2018) Nhiều học giả sau đó đã

điều tra về yếu tố điều tiết như là một thiết chế dẫn đến kết quả thực nghiệm về mối

quan hệ giữa CBTT TNXH và rủi ro rớt giá cô phiếu chưa nhất quán (Bilal và cộng

sự, 2021; X Chen, 2020; Yuanhui Li và cộng sự, 2022).

Tóm lại, các nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô

phiếu cho đến nay vẫn chưa nhất quán Nguyên nhân có thé là do bối cảnh nghiêncứu, các khía cạnh khác nhau của TNXH của doanh nghiệp, và sai số trong phép đolường Xu hướng nghiên cứu cho thấy cần phải áp dụng các phân tích phức tạp hơn,chăng hạn như phân tích phi tuyến, trung gian, và điều tiết, dé làm rõ ảnh hưởng của

CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu.

1.3 Khe hở nghiên cứu

Phần lớn các nghiên cứu hiện có trong nhánh đề tài về ảnh hưởng của CBTTTNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển vốn

đã có lịch sử lâu đời về thực hành TNXH Điều này cho thấy sự cần thiết phải thực

hiện nghiên cứu trong bối cảnh các nền kinh tế dang phát triển dé có thêm sự hiểu

biết về đề tài kể trên Thêm vào đó, xu hướng nghiên cứu cũng cho thấy rang ảnh

hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu tương đối phức tạp và cần thiết

Trang 19

phải tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu dé thấy rõ các mối quan hệ đan xen lồngghép trong liên kết kê trên Đây là chủ điểm quan trọng dé luận án xác định các khe

hở nghiên cứu của đề tài.

(1) Khe hở nghiên cứu đầu tiên về yếu tố trung gian Các nghiên cứu trước đócho thấy yếu tố trung gian có thé can thiệp làm gia tăng/giảm thiểu, thậm chí triệt tiêuảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu (Hao và cộng sự, 2018; Z.Zhang và cộng sự, 2022) Đây có thé là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu nhất quán vềmặt lý thuyết lẫn trong kết quả thực nghiệm

(2) Khe hở nghiên cứu thứ hai về yếu tố điều tiết Các yếu tố điều tiết, cũngtương tự như yếu tổ trung gian, có thé can thiệp vào ảnh hưởng của CBTT TNXH lênrủi ro rớt giá cổ phiếu, dẫn đến kết quả thực nghiệm về mối quan hệ nay cho đến nayvẫn chưa nhất quán Điều này cần được làm rõ với từng bối cảnh nghiên cứu cụ thé

(3) Khe hở nghiên cứu thứ ba liên quan đến hai khía cạnh CBTT TNXH củadoanh nghiệp, gồm CBTT TNXH kinh tế và CBTT TNXH phi kinh tế TNXH kinh

tế là trách nhiệm đương nhiên của doanh nghiệp vì liên quan đến mục tiêu hoạt động

của doanh nghiệp là tạo lợi nhuận Ngược lại, TNXH phi kinh tế, liên quan đến tráchnhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội, có thé là khoản dau tư tốn kémcủa doanh nghiệp Do đó, việc kiểm tra xem CBTT TNXH kinh tế và CBTT TNXH

phi kinh tế hỗ trợ hay gây thiệt hại cho lợi ích của các cổ đông có ý nghĩa quan trọng.

Hon nữa, ảnh hưởng khác nhau cua hai khía cạnh của CBTT TNXH này lên rủi ro rớt

giá cô phiếu có thể là nguyên nhân của sự thiếu nhất quán trong kết quả nghiên cứu

thực nghiệm.

(4) Khe hở nghiên cứu thứ tư liên quan đến bối cảnh nghiên cứu mới, việc

nghiên cứu với bối cảnh Việt Nam có thể mang lại kết quả đáng chú ý nhờ vào nhiềuyêu tố kết hợp Đầu tiên, trong khi các nghiên cứu trước đó tập trung vào Hoa Kỳ vàTrung Quốc - hai nền kinh tế lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu, Việt Nam với quy môkinh tế khiêm tốn (GDP năm 2019 ước khoảng 263 tỷ USD so với 14,280 tỷ USDcủa Trung Quốc và 21,440 tỷ USD của Hoa Kỳ) có thể mang đến góc nhìn mới Thứ

hai, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là với sự chiếm tỷ trọng lớn

của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu biệt vê TNXH của các doanh nghiệp van còn han

Trang 20

chế Thứ ba, thể chế về CBTT TNXH cũng chưa được hoàn thiện trong thời giannghiên cứu (giai đoạn 2014-2019), với hiệu lực của Thông tư số 155/2015/TT-BTC.Đến năm 2020, thông qua Thông tư số 96/2020/TT-BTC, quy định rõ hơn về CBTT

bắt buộc đối với các công ty đại chúng, kế cả báo cáo tác động liên quan đến môi

trường và xã hội của công ty Cuối cùng nhưng không kém phan quan trọng, môitrường giao dịch chứng khoán Việt Nam đặc biệt biến động, rủi ro rớt giá cô phiếucủa các công ty niêm yết rất cao và liên quan mật thiết đến biên độ dao động giá cổphiếu Điều này cần được lưu ý đặc biệt khi nghiên cứu về rủi ro rớt giá cổ phiếu tạiViệt Nam Với những lý do này, các kỳ vọng về hậu quả kinh tế của CBTT TNXHlên rủi ro rớt giá cô phiếu ở Việt Nam có thê không thống nhất với kết quả tìm thay

trong nghiên cứu trước đó.

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quan

Làm rõ ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu của doanhnghiệp, bao gồm ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp qua trung gian và ảnhhưởng dưới tác động của yếu tô điều tiết

Mục tiêu cụ thể

(1) Lam rõ ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu.

(2) Làm rõ ảnh hưởng của từng khía cạnh CBTT TNXH kinh tế và CBTT TNXH phi

kinh tế lên rủi ro rớt giá cổ phiếu

(3) Phân tích vai trò trung gian của hiệu quả hoạt động can thiệp vào ảnh hưởng của

CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu

(4) Phân tích vai trò điều tiết của bat cân xứng thông tin can thiệp vào ảnh hưởng của

CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

(1) CBTT TNXH có ảnh hưởng như thế nào lên rủi ro rớt giá cô phiếu trong bối cảnh

Việt Nam?

(2) CBTT TNXH kinh tế và CBTT TNXH phi kinh tế, hai khía cạnh này ảnh hưởng

như thê nào lên rủi ro rớt giá cô phiêu?

(3) CBTT TNXH có ảnh hưởng gián tiếp lên rủi ro rớt giá cổ phiếu qua trung gian

Trang 21

hiệu quả hoạt động không? Dạng trung gian này là gì?

(4) Bất cân xứng thông tin liệu có điều tiết mối quan hệ giữa CBTT TNXH và rủi ro

rớt giá cô phiếu hay không? Dạng điều tiết này là gì?

1.6 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu,bao gồm ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp qua trung gian hiệu quả hoạt động

và ảnh hưởng dưới tác động điều tiết của bất cân xứng thông tin

1.7 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trênthị trường chứng khoán Việt Nam Các doanh nghiệp tài chính không được bao gồm

vì chúng thuộc lĩnh vực kinh doanh khác biệt và không yêu cầu CBTT TNXH Nghiêncứu tập trung vào hai khía cạnh CBTT TNXH: kinh tế và phi kinh tế Khía cạnh kinh

tế liên quan đến lợi nhuận, trong khi khía cạnh phi kinh tế liên quan đến xã hội vàmôi trường Mặc dù nội dung CBTT TNXH khía cạnh kinh tế đã được doanh nghiệphiểu và thực hành trong báo cáo tài chính, nhưng nội dung liên quan đến khía cạnhphi kinh tế còn hạn chế Điều này cho thấy cần có khung pháp lý hoàn chỉnh và thốngnhất dé đảm bảo nội dung CBTT TNXH day đủ ở cả hai khía cạnh kinh tế và phi kinh

tế Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về tác động kinh tế của từng khía cạnh của CBTT TNXH và đóng góp cho chính sách về công bố thông tin

của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đồng thời, luận án giới hạn nghiên cứu trong các công ty đại diện cho ngành vàlựa chọn mẫu nghiên cứu dựa trên tính đại diện về quy mô tài sản Các công ty hàngđầu trong từng ngành được chọn với tổng tỷ trọng tài sản chiếm ít nhất 90% trongngành Các công ty có quy mô nhỏ, không mang tính đại diện được loại bỏ Kết quả

là mẫu nghiên cứu gồm 225 công ty, trong đó có 159 công ty niêm yết trên HSX và

66 công ty niêm yết trên HNX Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các công tyđại diện cho ngành nhằm thu thập được dữ liệu về mức độ CBTT TNXH của doanh

nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của mẫu nghiên cứu do TNXH tại Việt Nam mới hình

thành trong thời gian ngắn, các công ty quy mô lớn thường chú trọng đến việc CBTT

TNXH hơn các công ty quy mô nhỏ.

Trang 22

Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2014-2019, trước và sau khi Thông tư

155/2015/TT-BTC áp dụng Giới hạn này nhằm đề cập đến hiệu lực của Thông tư155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bồ thông tin trên thị trường chứng khoán.Trước 2014, ít công ty chú trọng việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội Tuynhiên, khi Thông tư 155 có hiệu lực, các công ty niêm yết bắt đầu quan tâm đến hoạtđộng CBTT TNXH Trong giai đoạn 2014-2019, thé chế về CBTT TNXH vẫn chưahoàn thiện theo quy định của Thông tư 155/2015/TT-BTC Đến năm 2020, Thông tư96/2020/TT-BTC đã ban hành các quy định chỉ tiết hơn về CBTT bắt buộc đối vớicác công ty niêm yết đại chúng, bao gồm cả báo cáo về tác động môi trường và xãhội Điều này khiến năm 2019 trở thành điểm dừng của hiệu lực áp dụng của Thông

tư 155 Vì vậy, việc hạn chế phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2019 nhằm đặttầm nhìn nghiên cứu trong bối cảnh thé chế CBTT TNXH chưa hoàn thiện

1.8 Phuong pháp nghiên cứu

Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích định lượng chính, bao gồm phântích biến trung gian (Mediation Analysis), phân tích biến điều tiết (ModerationAnalysis) và phương pháp GMM (Generalized Method of Moments), để đáp ứng từngmục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cụ thé, tương ứng với các khe hở nghiên cứu

Dé giải quyết khe hở nghiên cứu thứ nhất về yếu tố trung gian, luận án sử dụngphương pháp phân tích biến trung gian dé đánh giá biến trung gian và xác định dạngquan hệ trung gian Phân tích biến trung gian theo Baron và Kenny (1986) là mộtphương pháp thống kê phổ biến được sử dụng dé kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến

và sự hiệu quả của biến trung gian trong giải thích mối quan hệ này Theo phươngpháp này, dé xác định một biến trung gian M có giải thích mối quan hệ giữa hai biến

X và Y, cần kiểm tra ba điều kiện: (1) X phải có mối liên hệ với biến trung gian M.(2) Biến trung gian M phải có mối liên hệ với biến phụ thuộc Y (3) Sự liên hệ giữa

X và Y giảm đi hoặc biến mất khi biến trung gian M được kiểm soát Nếu ba điềukiện này được thỏa mãn, thì biến trung gian M có thể giải thích một phần hoặc toàn

bộ mối quan hệ giữa X và Y Khi đánh giá mối quan hệ trung gian, có thể thực hiệnSobel Test hoặc kỹ thuật Bootstrapping để phân tích tính vững của nghiên cứu

Đối với khe hở nghiên cứu thứ hai về yếu tô điều tiết, luận án sử dụng phương

Trang 23

pháp phân tích biến điều tiết dé đánh giá biến điều tiết và xác định dang quan hệ điềutiết Phân tích biến điều tiết theo Baron và Kenny (1986) là một phương pháp được

nhiều nghiên cứu ứng dụng dé phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ

thuộc, trong đó biến điều tiết là một biến thứ ba ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa biếnđộc lập và biến phụ thuộc Phân tích này được thực hiện bang cách xây dựng các môhình hồi quy đa biến và so sánh mô hình giữa hai trường hợp: mô hình với biến điềutiết và mô hình không có biến điều tiết Nếu sự thay đổi của biến điều tiết ảnh hưởngđến mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, thì tác động điều tiết được xácđịnh Việc phân tích biến điều tiết cho phép hiéu rõ hơn về sự tương tác giữa các biến

và cung cấp thông tin về điều kiện hoặc ngữ cảnh trong đó mối quan hệ giữa các biến

có hiệu lực Khi đánh giá biến điều tiết, có thể thực hiện phân nhóm mẫu nghiên cứutheo biến điều tiết dé kiểm định tính vững của nghiên cứu

Đối với hai khe hở nghiên cứu còn lại về các khía cạnh CBTT TNXH kinh tế

và phi kinh tế, cũng như bối cảnh nghiên cứu mới, luận án sử dụng phương pháp phântích GMM Trong phân tích thống kê, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự tươngquan giữa các biến nội sinh (endogenous) và phan dư (residuals), gây ra sai lệch trongước lượng hệ số nếu sử dụng các phương pháp phân tích ước lượng hệ số thôngthường Nhiều nghiên cứu trước đã nhấn mạnh sự tồn tại của van dé nội sinh trong

mỗi quan hệ giữa CBTT TNXH và rủi ro rớt giá cô phiếu (Hao và cộng sự, 2018; Y.

Kim và cộng sự, 2014) Đề đối phó với vấn đề này, phương pháp GMM được luận ánlựa chọn sử dụng Ngoài khả năng giải quyết vấn đề nội sinh trong việc ước lượngcác mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động, GMM cũng có ưu điểm là sử dụng cácbiến công cụ sẵn có thông qua các giá trị trễ của biến giải thích và cung cấp kết quảước lượng đáng tin cậy khi xảy ra các hiện tượng tự tương quan và phương sai sai sốthay đổi (Roodman, 2009)

1.9 Đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết Thứ nhất, luận án là

tài liệu đầu tiên làm rõ vai trò trung gian của hiệu quả hoạt động can thiệp vào ảnhhưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu Một số nghiên cứu trước đó cho

thay rằng quan hệ giữa CBTT TNXH và rủi ro rớt giá cổ phiếu không đơn thuần là

Trang 24

một liên kết trực tiếp mà chịu ảnh hưởng bởi các yếu tô điều tiết và trung gian Cácyếu tổ này can thiệp, làm gia tăng/giảm thiêu, thậm chí triệt tiêu ảnh hưởng của CBTT

TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếu (Hao và cộng sự, 2018; Z Zhang và cộng sự, 2022).

Luận án đánh giá biến trung gian hiệu quả hoạt động, sử dụng phân tích trung giancủa Baron va Kenny (1986) và kiểm định Sobel dé kết luận biến trung gian, và tínhtoán giá trị hiệu ứng tác động gián tiếp

Thứ hai, luận án làm rõ ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cô phiếudưới ảnh hưởng điều tiết của bất cân xứng thông tin Các yếu tố điều tiết đã đượcnhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến như là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu nhấtquán trong các kết quả thực nghiệm (Dai và cộng sự, 2019; Y Kim và cộng sự, 2014).Luận án đánh giá biến điều tiết bất cân xứng thông tin, và sử dụng phân tích điều tiếtcủa Baron và Kenny (1986) đề kết luận về biến điều tiết, và xác định dạng điều tiết

Thứ ba, luận án khai thác CBTT TNXH ở hai khía cạnh: CBTT TNXH kinh

tế và phi kinh tế Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, CBTT TNXH thường

được phân thành các nội dung CBTT đến trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên

liên quan như: người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng, đối tác, hoặc được phân

theo ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh Việc phân chia nội dung CBTT TNXH thành

hai cau phần kinh tế và phi kinh tế góp phần bổ sung và làm phong phú khuôn khổ lý

thuyết về TNXH của doanh nghiệp

Thứ tư, luận án làm rõ ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếutrong bối cảnh mới có sự điều chỉnh các thang đo cho phù hợp Trước đó, nghiêncứu về van dé này tập trung chủ yếu vào các nên kinh tế lớn như Hoa Kỳ va TrungQuốc, trong khi Việt Nam và các nước đang phát triển khác mới bắt đầu tham giavào thực hành TNXH để duy trì khả năng tồn tại trong thị trường thương mại quốc

tế Do đó, luận án điều chỉnh thang đo phù hợp về CBTT TNXH nhằm đáp ứngvới bối cảnh thực tiễn Việt Nam, do co sở dữ liệu về CBTT TNXH không có sẵn vàcũng chưa có khung đo lường thống nhất Cụ thé, luận án xây dựng hệ thống chỉ số

đo lường mức độ CBTT TNXH dựa trên phương pháp phân tích nội dung và Bộ tiêu

chuẩn GRI năm 2016 Tương tự, luận án điều chỉnh thang đo phù hợp về rủi ro rớt

giá cô phiêu Các nghiên cứu trước đó vê rủi ro rớt giá cô phiêu chủ yêu tập trung

Trang 25

vào các thị trường chứng khoán phát triển vốn không có quy định về biên độ daođộng Tuy nhiên, quy định trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho phép Ủy banchứng khoán Nhà nước sử dụng biên độ dao động giá như một công cụ nhằm điềutiết thị trường Do đó, luận án điều chỉnh công thức đo lường thước đo rủi ro rớt giá

cổ phiếu nhằm áp dụng phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại thị trường chứng khoán

có áp dụng biên độ dao động giá như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh các đóng góp lý thuyết trên, luận án cũng mang lại đóng góp thựctiễn đáng kể Một mặt, luận án mở ra một góc nhìn mới về CBTT TNXH trong cộngđồng doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách tiếp cận khía cạnh kinh tế và phi kinh tế.Điều này cực kỳ quan trọng vì hiểu biết về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệpViệt Nam vẫn còn hạn chế Việc làm rõ trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp ở cảhai khía cạnh này có ý nghĩa quan trọng đối với việc CBTT của doanh nghiệp Kếtquả nghiên cứu của luận án có thé đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chínhsách về CBTT cho các doanh nghiệp niêm yết hiện nay Mặt khác, luận án đánh giátác động kinh tế của CBTT TNXH đến rủi ro rớt giá cô phiếu trong bối cảnh thực tế

của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam đặc biệt

hap dẫn dé nghiên cứu dé tài này vì rủi ro rớt giá cỗ phiếu của các công ty niêm yết

có liên quan mật thiết đến biên độ dao động giá cô phiếu Điều này tạo ra sự khác biệt

đáng chú ý khi nghiên cứu về rủi ro rớt giá cổ phiếu Do đó, kết quả nghiên cứu của

luận án không chỉ cung cấp thông tin quan trọng và có ý nghĩa chính sách cho cácnhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoánViệt Nam mà còn có thé so sánh với các nghiên cứu tại thị trường phát triển khác

1.10 Kết cấu luận án

Kết cau của luận án bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Đề cập đến lý do chọn đề tài nghiên cứu, giới thiệu các trọng tâm cần phải

thực hiện của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của luận

án và kết cầu luận án

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

Trang 26

Trình bày tổng quan các khái niệm liên quan và các lý thuyết cơ bản Tổnghợp và đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm về nguyên nhân và hậu quả của rủi rorớt giá cô phiếu, anh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu Từ đó, đánh

giá các kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước, tìm ra khe hở nghiên cứu và định

hướng nghiên cứu của luận án Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Thiết lập khung nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và lựa chọn phương

pháp nghiên cứu Xác lập các khái niệm được sử dụng, cách đo lường, và dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, bao gồm phân tích thực trạng CBTTTNXH và rủi ro rớt giá cô phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và kếtquả phân tích hồi quy Từ việc đánh giá thực trạng và phân tích kết quả hôi quy, luận

án tiễn hành thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghịTổng kết các kết luận đã đạt được từ kết quả nghiên cứu và khăng định cácđóng góp mới của nghiên cứu Đề xuất các khuyến nghị xuất phát từ đánh giá thựctrạng và xuất phát từ kết quả mô hình định lượng Cuối cùng, luận án chỉ ra các hạn

chê của dé tài và gợi ý các hướng nghiên cứu tiép theo đê mở rộng đê tài.

Trang 27

ro rót giá cổ phiếu, hiệu quả hoạt động và bat cân xứng trong tin Tiếp đó, luận án

tổng quan các lý thuyết cơ bản góp phan giải thích moi quan hé can nghiên cứu, bao

gom: Lý thuyết các bên liên quan, Lý thuyết đại diện, Lý thuyết tín hiệu Luận án tổnghợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến dé tài nghiên cứu với hai phan Phanthứ nhất, luận án đê cập đến các nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả của rủi rorớt giá cô phiéu Phan thứ hai, luận án tóm lược các nghiên cứu về ảnh hưởng củaCBTT TNXH lên rủi ro rót giá cổ phiếu Từ đó, luận án tổng kết những kết quả đạt

được từ các nghiên cứu trước, xác định khe hở nghiên cứu và định hướng việc nghiên

cứu Trên cơ sở này, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

2.1 Tổng quan các khái niệm

2.1.1 Công bồ thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được đề cập từ nhiềuthế kỷ trước, nhưng chỉ được giải thích vào đầu những năm 1950 Trong những năm

1950 và 1960, các học giả đã đưa ra ý tưởng về trách nhiệm xã hội của các doanh

nghiệp và tập đoàn, trong đó Bowen định nghĩa TNXH là trách nhiệm của các chủ

doanh nghiệp không làm tốn hại đến quyền lợi của người khác và cần có lòng từ thiện(Bowen, 2013) Đến năm 1979, Carroll đã đưa ra định nghĩa được nhiều học giả ủng

hộ cho TNXH của doanh nghiệp, bao gồm các kỳ vọng về kinh tế, pháp lý, đạo đức

và nguyện vọng của xã hội đối với các tổ chức Ké từ sau đó, mỗi thực thể, bao gồm

cả doanh nghiệp và tổ chức xã hội, đã hiểu và diễn dịch khái niệm về TNXH của

doanh nghiệp theo cách riêng của họ.

UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc) định nghĩa TNXHtrong kỹ thuật là một khái niệm về quản lý, trong đó các doanh nghiệp kết hợp nhữngquan tâm về xã hội và môi trường vào quá trình vận hành kinh doanh và tương táccủa họ với các bên khác Ngân hàng Thế giới (World Bank) hiểu TNXH như một

Trang 28

"cam kết của doanh nghiệp dé đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững - làm việcvới người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và toàn xã hội nhằm cảithiện chất lượng cuộc sống theo hướng vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho

sự phát triển" Vượt xa các nguyên tắc TNXH chung chung của quá khứ, Porter và

Kramer (2006) đã đề xuất chuyên đổi sang khung thực hành đổi mới mang tên Tạolập giá trị chia sẻ, mà có thể xem như là một thực hành TNXH chiến lược tiên tiếncho các doanh nghiệp với hướng đi cụ thé trong xây dựng chiến lược kinh doanh cótrách nhiệm đồng thời đáp ứng nhu cau và thách thức của xã hội Các công ty Châu

Âu đã lan truyền khái nệm Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) như là một khái

niệm mới dé đánh giá các thực hành TNXH về môi trường, xã hội và quản trị doanhnghiệp, với vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư vì các nhà đầu tư ưa thíchnhững phương án kinh doanh bền vững hơn Năm 2015 Liên Hợp Quốc ban hànhkhái niệm Mục tiêu Phát triển Bén vững (PTBV) như một khung thống nhất, các mụctiêu PTBV là bản thiết kế dé đạt được một tương lai tốt hơn và bền vững hơn cho tất

cả mọi người Chúng xem xét đến các thách thức toàn cầu, bao gồm đói nghèo, bấtbình đăng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, hòa bình và công bằng

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nhất quán cho khái niệm về TNXHcủa doanh nghiệp Quan điểm truyền thong cho rằng doanh nghiệp chỉ ton tại dé tạo

ra lợi nhuận đã thay đổi Vai trò của doanh nghiệp ngày nay không chỉ giới hạn ởmục đích tạo ra lợi nhuận mà còn bao gồm yếu to TNXH và trách nhiệm giải trình

của doanh nghiệp Bởi vì, xã hội hiện nay mong đợi doanh nghiệp kinh doanh theo

cách không chỉ đáp ứng các mục tiêu kinh tế mà còn đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng

về hành vi có trách nhiệm với xã hội và môi trường Trong khuôn khổ nghiên cứu họcthuật này, để có một nên tảng thông hiểu nhất quán, TNXH của doanh nghiệp đượchiểu là tất cả các thực hành của doanh nghiệp dé vận hành kinh doanh có tráchnhiệm, tạo lập giá trị chia sẻ với xã hội vì sự phát triển bén vững

2.1.1.2 Khái niệm công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CBTT TNXH của doanh nghiệp được hiểu là việc cung cấp thông tin về các

khía cạnh TNXH của doanh nghiệp Chang hạn như: nguồn nhân lực, sản phẩm và

dịch vụ, sự tham gia vào các dự án/hoạt động cộng đông và báo cáo môi trường

Trang 29

(Ghazali, 2007), các sáng kiến được thực hiện bởi công ty dé thé hiện mối quan tâmcủa công ty đối với xã hội và môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh củacông ty đó (Lubis và cộng sự, 2019) Dưới góc nhìn của Lý thuyết các bên liên quan,

CBTT TNXH được xem là một trong những phương pháp tương tác g1ữa công ty và

các bên liên quan của công ty, dé truyén dat dao đức trong hoạt động kinh doanh cua

công ty cho các bên liên quan nhằm tạo ra danh tiếng tích cực cho công ty Theo quan

điểm của Lý thuyết tín hiệu, CBTT TNXH là một trong những phương tiện phát tínhiệu, trong đó các công ty sẽ công bố nhiều thông tin TNXH hơn những thông tin bắtbuộc theo yêu cầu của luật định để phát tín hiệu rằng họ tốt hơn (Mahoney và cộng

sự, 2013) Việc CBTT TNXH có thé được thực hiện theo hình thức bắt buộc, tự

nguyện hoặc bán tự nguyện Các thông tin “bắt buộc” liên quan đến hoạt động củacác công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi vì các thông tin này ảnh hưởngtrực tiếp đến thị trường nói chung và các cô đông nói riêng Các thông tin “tự nguyện”

đề cập đến bất kỳ thông tin bổ sung nào ngoài các thông tin bắt buộc theo yêu cầu

của luật pháp, và/hoặc các quy định khác của chính phủ và thị trường chứng khoán

(Barako và cộng sự, 2006) Các công ty có thê CBTT TNXH của họ nhiều hơn, vượt

ra khỏi những yêu cầu (bắt buộc) về mặt pháp lý, hình thức này được gọi là công bố

bán tự nguyện (C Lu va cộng sự, 2018).

Tóm lại, CBTT TNXH là trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, để cung cấp

thông tin về các khía cạnh TNXH của doanh nghiệp Bao gồm, CBTT TNXH kinh tế

và CBTT TNXH phi kinh tế, trong ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp phải tạo ralợi nhuận cho cổ dong gọi là TNXH kinh tế, và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với

xã hội và môi trường gọi là TNXH phi kinh tế

2.1.1.3 Khuôn khổ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tài liệu hiện có nhắn mạnh sự hiện diện của nhiều khuôn khổ dé CBTT TNXHtrên toàn thé giới Trong đó, phổ biến rộng rãi nhất có thể ké đến ba khuôn khổ sau:UNGC, GRI va ISO 26000 (European Commission, 2011) Tuy mỗi khuôn khổ đều

có ưu điểm và nhược điểm, tính trọng yếu là đặc điểm quan trọng thúc đây GRI trở

thành khuôn khổ báo cáo phát triển bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thé giới(Halkos & Nomikos, 2021).

Trang 30

Bang 2.1 Khuôn khô công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

UNGC GRI ISO 26000

Khai niém Sáng kiến chính sách Khung báo cáo phat trién Tiêu chuan

chiến lược tự nguyện bền vững được sử dụng hướng dẫn về

lớn nhất thé giới rộng rãi nhất trên thế giới TNXH

Năm ban hành 2000 1999 2010

Tổ chức Liên Hiệp quốc GRI ISO

Nội dung chính 10 nguyên tắc 3 chủ dé 7 nội dung

Thành viên (2014) 12,800 6,920 NA

Quốc gia (2014) 145 84 60

Nguôn: theo Latapí Agudelo và cộng sự (2019)

UNGC - Mười nguyên tắc Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc — đưa ra mộtphác thảo về tính bền vững liên quan đến tat cả các công ty bất kế quy mô và địađiểm Mục tiêu của UNGC là cung cấp một nền tảng cho tất cả các loại hình tổ chức

và ngành công nghiệp phát triển theo mười nguyên tắc trong các lĩnh vực nhân quyền,lao động, môi trường và chống tham nhũng (United Nations Global Compact) Làkhuôn khổ báo cáo do Liên hợp quốc đề xuất nên UNGC có tầm ảnh hưởng trên phạm

vi toàn cầu Với 81% các tập đoàn áp dung các nguyên tắc của UNGC, việc các công

ty tiếp thu nhanh chóng các mục tiêu bền vững là điều hiển nhiên (United NationsGlobal Compact) Tuy nhiên, nhược điểm của khuôn khổ báo cáo này là tính không

ràng buộc do UNGC hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện báo cáo của công ty Thêm vào

đó, UNGC chỉ bao gồm các nguyên tắc nên báo cáo không được chuẩn hóa UNGC

đã bi chỉ trích rộng rãi (Rasche & Gilbert, 2012; Sethi & Schepers, 2014) như một

công cụ TNXH với các yêu cầu rất khoan dung (Gjølberg, 2009), cam kết mang tính

biểu tượng (Perez-Batres và cộng sự, 2012) và cơ chế tuân thủ yếu (Gjølberg, 2011)

ISO 26000 — Tiêu chuẩn hướng dẫn về TNXH - cung cấp hướng dẫn về quan

ly TNXH trong các lĩnh vực nhân quyên, thực hành lao động, môi trường, thực hànhđiều hành công bang, quản trị tổ chức, sự tham gia và phát triển của cộng đồng vàcác vấn đề của người tiêu dùng (ISO) Thành tựu chính của ISO 26000 là thỏa thuận

về một số định nghĩa TNXH được phát triển bởi 450 chuyên gia từ nhiều bên liênquan Là một tiêu chuẩn hướng dẫn, ISO 26000 không yêu cầu chứng nhận của bênthứ ba Một mặt, các học giả bảo vệ ISO 26000 tuyên bố rằng nó là một nguồn kiến

thức và nhận thức (Castka & Balzarova, 2008) Mặt khác, các học giả đang nghiên

Trang 31

cứu về các công cụ của ISO cho rang ISO 26000 chỉ tiêu chuẩn hóa các quy trình vàđịnh nghĩa, thay vì tập trung vào kết quả hoạt động liên quan đến TNXH (Schwartz

& Tilling, 2009).

GRI - Báo cáo sáng kiến toàn cầu — được thành lập vào năm 1997, đã trở thành

hướng dẫn hàng đầu về báo cáo phát triển bền vững, trong đó vạch ra các nhiệm vụchính liên quan đến việc nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho các bên liênquan và tạo ra nhiều lợi ích cho các công ty tuân thủ GRI định nghĩa báo cáo pháttriển bền vững là báo cáo do các công ty đưa ra về tác động kinh tế, môi trường và xã

hội do các hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ gây ra (GRI) GRI liên tục cập

nhật và tập trung vào vấn đề chính là tính trọng yếu, ngụ ý rằng các công ty chỉ nêncung cấp thông tin phù hợp cho các bên liên quan của họ Thêm vào đó, GRI tạo ramột ngôn ngữ chung có thể được sử dụng để giao tiếp và đánh giá, và do đó giànhđược sự chấp nhận rộng rãi của các công ty (Nikolaeva & Bicho, 2011) Tuy nhiên,GRI cũng bị chỉ trích vì quá tập trung vào quy trình báo cáo hơn là kết quả hoạt động

xã hội và môi trường (Levy và cộng sự, 2010) Khung GRI hiện tại là một trong

những khuôn khổ phô biến nhất để báo cáo các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hộicủa một tổ chức (GRI) Một thống kê cho thay Châu Âu có tỷ lệ Báo cáo phát triểnbền vững cao nhất (49%), tiếp theo là Châu Á (15%), Bắc Mỹ (14%), Châu Mỹ Latinh

(12%), Châu Dai Dương (6%) và Châu Phi với tỷ lệ thấp nhất (4%) (Johari &

Komathy, 2019) Cũng cần lưu ý rằng 90% các công ty lớn nhất thế giới báo cáo cáchoạt động phát triển bền vững của họ, trong đó hầu hết các công ty này sử dụng khung

GRI (Klynveld Peat Marwick Goerdeler, 2017).

2.1.1.4 Quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp

niêm yết tại Việt NamChính phủ Việt Nam bắt đầu khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môitrường và cải thiện điều kiện làm việc thông qua Chương trình nghị sự 21 năm 2005

và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Sau đó, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao

động Việt Nam triển khai dự án "Tăng cường vai trò của công đoàn trong việc thúc

đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam” vào năm 2008 Khi Việt Namtrở thành một trong những nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, nhiều

Trang 32

nhà đầu tư nước ngoài đã đến đầu tư và Việt Nam bắt đầu gia nhập các hiệp định

quốc tế về thực hiện TNXH Trong giai đoạn nghiên cứu 2014-2019, liên quan đến

hoạt động CBTT TNXH của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải

tuân thủ theo thông tư số 155/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày06/10/2015 hướng dẫn về công bồ thông tin trên thị trường chứng khoán Đến năm

2020, Thông tư số 155/2015/TT-BTC sau đó được thay thé bởi thông tư số96/2020/TT-BTC Theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC, các công ty đại chúng phảicông bồ một số thông tin bắt buộc, trong đó bao gồm báo cáo tác động liên quan đến

môi trường và xã hội của công ty (xem Bảng 2.2) trong báo cáo thường niên.

Bảng 2.2 Quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC

STT | Chỉ mục

Quản lý nguồn nguyên vật liệu

Tiêu thụ năng lượng

Tiêu thụ nước

Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường Chính sách liên quan đến người lao động Báo cáo liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương

khoán Nhà nước.

Nguồn: theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC

Thông tư số 96/2020/TT-BTC nhằm đảm bảo việc công bồ thông tin trên thịtrường chứng khoán được đầy đủ, minh bạch và đúng thời gian, góp phần giảm thiểurủi ro và tăng tính minh bạch cho hoạt động chứng khoán Quy định về CBTT trongThông tư số 96/2020/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải công bố báocáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn không vượt quá 90 ngày, ké từngày kết thúc năm tài chính; Báo cáo thường niên trong thời hạn không vượt quá 110ngày, kế từ ngày kết thúc năm tài chính (Bộ Tài chính, 2020) Điều này hàm ý rang,doanh nghiệp CBTT mảng kinh tế thông qua Báo cáo tài chính, CBTT mảng phi kinh

tế trong Báo cáo thường niên (hoặc Báo cáo phát triển bền vững độc lập) Cả hai hìnhthức CBTT này là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam Thông tư 96 cũng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các

chuân mực báo cáo quôc tê trong việc báo cáo Phát triên bên vững (Bộ Tài chính,

Trang 33

2020) Số tay “Hướng dẫn lập báo cáo phát trién bền vững” do Uy Ban chứng khoánNhà nước công bố đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp niêm yết CBTT TNXHdựa theo hướng dẫn của GRI Điều này cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước tạiViệt Nam đang định hướng doanh nghiệp báo cáo Phát triển bền vững theo khuônkhổ GRI Ngoài việc CBTT TNXH bắt buộc theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC, cácdoanh nghiệp Việt Nam còn CB TT TNXH tự nguyện áp dụng một số nguyên tắc vàtiêu chuẩn quốc tế như GRI, ISO26000, SA8000, AA1000 Trong đó, nội dung CBTTTNXH theo hướng dẫn của bộ tiêu chuẩn GRI (2016) tương đối đầy đủ và có thé so

sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động hơn so với quy định tại

Thông tư số 96/2020/TT-BTC (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3 Bộ tiêu chuẩn GRI năm 2016

Mảng kinh tế Mảng phi kinh tế

GRI 200: Kinh tê GRI 300: Môi trường

201: Hiệu quả kinh tế 301: Vật liệu

202: Sự hiện diện trên thị trường 302: Năng lượng

203: Tác động kinh tế gián tiếp 303: Nước

204: Thông lệ mua sắm 304: Đa dạng sinh học

205: Chống tham nhũng 305: Phát thải

206: Hành vi cản trở cạnh tranh 306: Nước thải và chất thải

307: Tuân thủ môi trường

308: Đánh giá nhà cung cấp về môi trường

GRI 400: Xã hội 401: Việc làm

402: Mối quan hệ quản trị/ lao động 403: An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

404: Giáo dục và đào tạo

405: Đa dạng và cơ hội bình đăng

406: Không phân biệt đối xử 407: Tự do lập hội và thương lượng tập thể

408: Lao động trẻ em

409: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

410: Thông lệ về an ninh 411: Quyền của người bản địa 412: Đánh giá về quyền con người 413: Cộng đồng địa phương

414: Đánh giá nhà cung cấp về mặt xã hội

415: Chính sách công 416: An toàn và sức khỏe của khách hàng

417: Tiếp thị và nhãn hàng 418: Quyền bảo mật thông tin khách hàng 419: Tuân thủ về kinh tế - xã hội

Nguồn: theo Bộ tiêu chuẩn GRI (2016)

Trang 34

2.1.1.5 Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau dé đo lường CBTT TNXH, được sắp xếptrong Bang 2.4 sau đây theo tần suất sử dụng giảm dan

Bảng 2.4 Các phương pháp đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Chỉ số danh tiếng Tính khả dụng và khảnăng Không khoa học, phạm vi hạn chế

so sánh của dữ liệu, tính đa (địa lý, quy mô, ngành)

chiều được công nhận

Phân tích nội dung Tính linh hoạt Tính chủ quan của nhà nghiên cứu,

dữ liệu không được tiết lộ, quản lý

số lần hiền thi

Khảo sát dựa trên Tính linh hoạt Tính chủ quan của nhà nghiên cứu,

bảng hỏi lỗi đo lường, không phản hồi

Thước đo một chiều Tinh khả dụng và khả năng Lý thuyết không hợp lệ

so sánh của dir liệu

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước

Các chỉ số danh tiếng có lợi thế về tính sẵn có và khả năng so sánh giữa các

công ty do các phương pháp chuẩn hóa dé tạo nên chúng Vì những lý do này, chúng

duoc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm (Barauskaite &

Streimikiene, 2021) Tuy nhiên, các chỉ số danh tiếng không phải là thước đo lý tưởng

của CBTT TNXH Một nhược điểm cụ thể là chúng thường được biên soạn bởi các

công ty tư nhân có chương trình nghị sự riêng của họ và không nhất thiết phải sử

dụng các phương pháp nghiêm ngặt thường được mong đợi trong nghiên cứu khoa

học Một bắt lợi lớn khác là phạm vi hạn chế của các công ty được thâm định Các cơ

quan biên soạn chỉ số thường tập trung vào các công ty lớn, được niêm yết và nỗitiếng Điều này dẫn đến sự thiên lệch trong lựa chọn vì những công ty này phải chịu

áp lực xã hội lớn hơn dé có trách nhiệm với xã hội và do đó có khả năng hoạt động

tốt hơn về mặt này so với những công ty ít hiển thị hơn

Phân tích nội dung mang lại lợi ích là tính linh hoạt cao cho nhà nghiên cứu.

Một nhà nghiên cứu có thể tự chọn các khía cạnh CBTT TNXH quan tâm, thu thập

thông tin liên quan đến các khía cạnh này và mã thông tin để tạo ra điểm số định

lượng cho các phân tích định lượng tiềm năng tiếp theo Vấn đề chính của cách tiếpcận này là tính chủ quan của nhà nghiên cứu có thé ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ

Trang 35

tin cậy của kết quả Tính chủ quan hiện diện trong tất cả các giai đoạn của quá trình

nghiên cứu - lựa chọn khía cạnh quan tâm, thu thập thông tin về các khía cạnh này,

giải thích dữ liệu định tính và mã hóa dữ liệu định tính cho các phân tích định lượngtiếp theo Một vấn đề khác liên quan đến việc không tiết lộ đữ liệu Vì các hình thức

CBTT TNXH có thể là bắt buộc, tự nguyện hoặc bán tự nguyện Điều này một lầnnữa, có khả năng gây sai lệch lựa chọn Điều này là do các công ty có trách nhiệmvới xã hội nhiều khả năng báo cáo về thành tích của họ hơn các công ty ít có tráchnhiệm với xã hội hơn Một vấn đề liên quan khác là quản lý số lần hiển thị, có nghĩa

là những gì được báo cáo có thé khác với những gì đang thực sự được thực hiện Donhững ưu và nhược điểm trên, việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung dé xâydựng chỉ số đo lường thường được thực hiện trong bối cảnh không có dữ liệu sẵn có,hoặc ở một số nền kinh tế đang phát triển, điều kiện thông tin còn hạn chế, và vẫnchưa có khung đo lường thống nhất (Martinez-Ferrero và cộng sự, 2018; Yessica và

cộng sự, 2017a).

Điều tra bảng câu hỏi tương tự như phân tích nội dung về các ưu điểm Mộtnhà nghiên cứu có thê tự chọn các khía cạnh CBTT TNXH quan tâm, thu thập thôngtin liên quan đến các khía cạnh này và thông tin mã để tạo ra điểm số định lượng chocác phân tích định lượng tiềm năng tiếp theo Cách tiếp cận này cũng cho phép tiếpcận các công ty không tiết lộ dữ liệu công khai Tuy nhiên, cách tiếp cận tương tự nàylại vấp phải sự chủ quan của nhà nghiên cứu Nếu bảng câu hỏi không được thiết kếtốt, nó sẽ dẫn đến sai số đo lường, nghĩa là các mục của bảng câu hỏi không phải làthước đo hợp lệ và đáng tin cậy của các khái niệm tiềm ân mà chúng được cho là đolường (Turker, 2009) Điều này đặc biệt thích hợp trong trường hợp thu thập thôngtin về các khái niệm nhạy cảm trong đó một số câu trả lời được xã hội chấp nhận hơncác câu trả lời khác (Epstein & Buhovac, 2014) Cuối cùng, có một van đề về sai lệchphản hồi Một phát hiện lâu dài trong nghiên cứu khảo sát cho thay các công ty hoạtđộng tốt hơn đối với đối tượng điều tra có nhiều khả năng phản hồi hơn các công ty

hoạt động kém hơn (Cadez & Czerny, 2016).

Các thước đo một chiều chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất của CBTT

TNXH Ví dụ về khía cạnh môi trường như đầu tư kiểm soát ô nhiễm (Peng và cộng

Trang 36

sự, 2014), chiến lược giảm thiểu carbon (Cadez & Czerny, 2016) Ví dụ về khía cạnh

xã hội như đóng góp từ thiện (Levy và cộng sự, 2010), các chính sách y tế công cộng(Naranjo-Gil, 2016) Ưu điểm chính của thước đo một chiêu là tính sẵn có của dữ liệu(do đó giảm thiểu nỗ lực thu thập dữ liệu) và khả năng so sánh giữa các công ty Tuynhiên, việc sử dụng các thước đo một chiều về mặt lý thuyết là có vấn đề vì khái niệmTNXH rõ ràng là đa chiều (Carroll, 1979)

Tóm lại, không có thước do nào là hoàn toàn phù hop dé do lường CBTTTNXH của doanh nghiệp Bởi vì, van dé do lường CBTT TNXH hoặc khả năng đápứng của các doanh nghiệp cân được xem xét tùy theo bối cảnh nghiên cứu Quan

trọng hon, van có sự khác biệt giữa những gì doanh nghiệp thực hiện (thực hành

TNXH) và những gì doanh nghiệp báo cáo (CBTT TNXH) Trong khuôn khổ nghiên

cứu này, luận án sử dụng khung do lường CBTT TNXH là phương pháp phân tích nội

dung theo bộ tiêu chí GRI năm 2016 bởi vì bối cảnh nghiên cứu không có dữ liệu sẵn

có và vẫn chưa có khung đo lường thống nhất

2.1.2 Rủi ro rót giá cỗ phiếu

2.1.2.1 Khái niệm rủi ro rót giá cô phiếu

Hiện tượng rớt giá cô phiếu và né lực dé dự báo khả năng xảy ra sự cố nàynhận được sự quan tâm của nhiều học giả ké từ những năm đầu của thế kỷ 20 Khởinguồn của dòng nghiên cứu này xuất phát từ tài liệu chứng minh rằng tổng tỷ suất lợinhuận thị trường chứng khoán được phân phối không đối xứng, và sự bất đối xứngnày có thé được đo lường bằng nhiều cách (J Chen và cộng sự, 2001) Đầu tiên, vàđơn giản nhất, những chuyên động lớn nhất trên thị trường thường là giảm hơn làtăng Vi dụ: trong số mười biến động lớn nhất trong một ngày của S&P 500 ké từnăm 1947, thì có chín biến động giảm (J Chen và cộng sự, 2001) Thứ hai, tỷ suất lợinhuận thi trường thể hiện độ lệch âm, hoặc một thuộc tính có liên quan chặt chẽ, gọi

là biến động bắt đối xứng — đó là xu hướng biến động tăng lên với tỷ suất lợi nhuận

âm (Campbell & Hentschel, 1992; Engle & Ng, 1993; Pindyck, 1984) Cuối cùng,giá của các quyền chọn mua chỉ số chứng khoán đã cho thấy rõ ràng sự bất đối xứngtiêu cực trong ty suất lợi nhuận, hiện tượng này đã được biết đến với cái tên “hiệuứng nụ cười” trong quyền chọn cổ phiếu (Bakshi và cộng sự, 1997; Bates, 2000; J

Trang 37

Chen và cộng sự, 2001) Sự bất đối xứng này chứng minh rằng phân phối tỷ suất lợinhuận chứng khoán thể hiện độ lệch âm; nghia là, ty suất lợi nhuận cô phiếu âm lớn,hoặc hiện tượng rớt giá cổ phiếu, phổ biến hơn so với tỷ suất lợi nhuận cô phiếu

dương lớn (J Chen và cộng sự, 2001; Hong & Stein, 2003).

Một số học giả đưa ra khái niệm về sự cố rớt giá cô phiếu và cố gắng đi tìmnguyên nhân của sự có này ở cấp độ công ty Theo đó, rớt giá cô phiếu là hiện tượngsụt giảm giá cổ phiếu đột ngột và lớn bat thường, liên quan đến thông tin bat cân xứnggiữa nhà quản lý và cô đông, và lợi ích cá nhân của nhà quản lý Một trong nhữngyếu tố dự báo khả năng xảy ra sự cố rớt giá lớn nhất được tìm thấy là xu hướng củanhà quản lý trong việc che giấu tin xấu khỏi các nhà đầu tư (L Jin & Myers, 2006)

Sự cố rớt giá cô phiếu là sự xuất hiện của tỷ suất lợi nhuận cực kỳ âm và rủi ro rớtgiá cô phiếu được xác định là một loại rủi ro đuôi trái, phát sinh khi tỷ suất lợi nhuậncủa khoản đầu tư di chuyền nhiều hon ba phây không chín (3.09) lần độ lệch chuẩntính từ giá trị trung bình, tương ứng với xác suất 0,1% bên đuôi trái của phân phối tỷsuất lợi nhuận (A Hutton và cộng sự, 2009)

Học giả và công chúng bat đầu chú ý nhiều hơn đến rủi ro đuôi ké từ sau cuộckhủng hoảng tài chính năm 2008 Các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư

tổ chức và cá nhân quan tâm đến loại rủi ro này, bởi vì giá cô phiếu đột ngột giảmmạnh có thể gây ton thất đáng kê trên thi trường vốn và các danh mục đầu tư (Cohen

và cộng sự, 2014; J B Kim & Zhang, 2014; Robin & Zhang, 2015) Điều này giảithích tại sao dòng nghiên cứu về rủi ro rớt giá cô phiếu được mở rộng, và các học giả

cố gang đi tìm yếu tố dự báo khả năng xảy ra sự cố rớt giá cổ phiếu Mãi đến năm

2014, rủi ro rớt giá cô phiếu lần đầu tiên được định nghĩa trong tài liệu, là độ lệch có

điều kiện của phân phối tỷ suất lợi nhuận và nó thể hiện sự bất đối xứng trong rủi roliên quan đến cổ phiếu (Y Kim và cộng sự, 2014) Định nghĩa này được hình thànhdựa trên quan điểm rằng các nhà quản lý có xu hướng giữ lại tin xấu trong một thờigian dai, nghĩa là tích trữ tin xấu (A Hutton và cộng sự, 2009 ; L Jin & Myers, 2006).Các nhà quan lý có động cơ dé phóng đại hiệu quả tài chính bang cách giấu tin xấu

càng lâu càng tốt vì các hợp đồng lương thưởng và mối quan tâm nghé nghiệp của họ

(Kothari và cộng sự, 2009) Đặc biệt, khi hiệu quả hoạt động của công ty thấp hơn kỳ

Trang 38

vọng của nhà đầu tư, các nhà quản lý có xu hướng che giấu tin xấu để bảo vệ tài sản,

danh tiếng và công việc của họ (Benmelech và cộng sự, 2010) Sử dụng định nghĩa

này, một số lượng lớn bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các hành vi quản lý cơ

hội như trốn thuế, dự án có giá trị hiện tại rong âm (NPV âm) và thông tin tài chính

thiếu minh bạch là nguyên nhân gây ra sự cố rớt giá của cô phiếu (J.-B Kim và cộng

sự, 2011; J B Kim và cộng sự, 2016; J B Kim & Zhang, 2014) Tuy nhiên, cần lưu

ý răng định nghĩa này xác định rủi ro rớt giá cổ phiếu là độ lệch có điều kiện của phânphối tỷ suất lợi nhuận, chứ không đánh giá khả năng xảy ra tỷ suất lợi nhuận cực kỳ

âm như hàm ý về rủi ro đuôi (Y Kim và cộng sự, 2014)

Tóm lại, trong khuôn khổ nghiên cứu này, dé đảm bảo tính nhất quán luận án

sử dụng thuật ngữ rủi ro rót giá cổ phiếu theo nghĩa là độ lệch có điều kiện của phânphối tỷ suất lợi nhuận và nó thể hiện sự bat đối xứng trong rủi ro liên quan đến giá

cổ phiếu

2.1.2.2 Đo lường rủi ro rót giá cổ phiếu

Dựa trên quan điểm đo lường, các thước đo rủi ro rớt giá cô phiếu được chiathành hai nhóm chính Nhóm thứ nhất, được gọi là thước đo lịch sử do dựa vào tỷsuất lợi nhuận quá khứ dé tính toán (J Chen và cộng sự, 2001; A Hutton và cộng sự,2009) Nhóm thứ hai, được gọi là thước đo ngụ ý do tính toán dựa trên giá quyền

chọn mang tính chất kỳ vọng (J B Kim & Zhang, 2014).

Bang 2.5 Các phương pháp do lường rủi ro rót giá cổ phiếu

Loại thước đo Thước đo Nguồn

Thước đo lịch sử NCSKEW J Chen và cộng sự (2001)

DUVOL J Chen và cộng su (2001)

CRASH A Hutton và cộng su (2009)

Thước do ngụ ý IV_SKEW J B Kim và Zhang (2014)

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng hai thước đo NCSKEW vàDUVOL cùng nhau với lời giải thích bé trợ về mặt ý nghĩa lẫn nhau của cả hai (Habib

và cộng sự, 2018; Tang và cộng sự, 2022).

NCSKEW, độ lệch âm, được hình thành dựa trên quan điểm cho rằng việc

Trang 39

phân phối tỷ suất lợi nhuận chứng khoán thé hiện độ lệch âm; nghĩa là, tỷ suất lợi

nhuận cổ phiếu âm lớn, hoặc sự cố rớt giá cô phiếu, phổ biến hon so với biến độnggiá cô phiếu dương lớn (J Chen va cộng sự, 2001; Hong & Stein, 2003) ViNCSKEW liên quan đến mô men thứ ba của tỷ suất lợi nhuận chứng khoán (độ lệch

- skewness) nên thước đo này có thé bị ảnh hưởng quá mức bởi một sỐ giá tri lợi

nhuận quá lớn hoặc quá bé Đề giải quyết hạn chế này, thước đo DUVOL được xác

định dựa trên mô men thứ hai của tỷ suất lợi nhuận chứng khoán (độ lệch tiêu chuẩn

- standard deviation), tức là đo lường sự biến động bat đối xứng của tỷ suất lợi nhuận

cô phiếu âm và dương (J Chen và cộng sự, 2001)

CRASH là thước đo tiếp theo được đề xuất dé đo lường rủi ro rớt giá cô phiếu,

dựa trên quan điểm về xác suất xảy ra sự cô rớt giá cổ phiếu và tần suất xảy ra tuầnrớt giá cổ phiếu trong số các tuần giao dịch trong năm CRASH là chỉ báo tuần rớtgiá cổ phiếu, bằng 1 nếu công ty trải qua một hoặc nhiều tuần rớt giá cô phiếu, ngượclại bang 0 (A Hutton và cộng sự, 2009)

IV_SKEW là một loại thước đo ngụ ý do tính toán dựa trên giá quyền chọn

mang tính chất kỳ vọng, được đề xuất dựa trên quan điểm cho rằng sự bất đối xứng

tiêu cực trong phân phối tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán thể hiện rõ ràng nhấttrong “hiệu ứng nụ cười” về giá của các quyền chọn mua và quyền chọn bán chỉ số

chứng khoán (J B Kim & Zhang, 2014) Nghĩa là, biến động ngầm định lớn hơn với

các quyền chọn bán trong trạng thái lỗ và quyền chọn mua trong trạng thái lãi, vàbiến động ngầm định bé hơn với các quyền chọn bán trong trạng thái lãi và quyềnchọn mua trong trạng thái lỗ thường Do hạn chế về tính sẵn có của dữ liệu để tính

toán nên thước do này ít được sử dụng hơn các thước do còn lại.

Nhìn chung, mỗi thước do có uu và nhược điển riêng Thước đo NCSKEW tỏ

ra phù hợp với định nghĩa về rủi ro rớt giá cổ phiếu hơn so với thước đo DUVOL,nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi các giá tri cực tri cua ty suất lợi nhuận Thước doCRASH cũng diễn giải được định nghĩa về rủi ro rót giá cổ phiếu về mặt ý nghĩanhưng thước đo này gây tranh cãi về cách thức xác định ranh giới giữa giá trị 0 và

1 Thước do IVSKEW hạn chế về tính sẵn có của dữ liệu Tài liệu hiện tại chưa đưa

ra bat kỳ lý do nào cho việc thước do nào trong các thước do trên là tốt hon và nên

Trang 40

được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm (Habib và cộng sự, 2018) Các hoc giả

tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến việc điều chỉnh công thức tính toán của các thước docho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và quy định tại mỗi thị trường chứng khoán

khác nhau, hơn là tranh cãi về cách đo lường (Dang và cộng sự, 2019) Trong khuôn

khổ nghiên cứu này, luận án sử dụng hai thước do phổ biến trong các nghiên cứutrước đó là độ lệch âm, và chênh lệch giữa biến động giảm và biến động tăng Đôngthời, luận án điều chỉnh thước do rủi ro rớt giá cổ phiếu (biến nhị phân) dé phù hợpvới thực tiên có áp dụng quy định về biên độ dao động giá trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.

2.1.3 Hiệu quả hoạt động

2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động

Các tài liệu hiện có cho thấy tranh luận chủ yếu xoay quanh quan điểm đo

lường hơn là khái niệm của thuật ngữ hiệu quả hoạt động (Cochran & Wood, 1984).

Hiệu quả hoạt động là kết quả hoạt động của một công ty được biéu hiện qua ba yếu

tố Thứ nhất là hiệu quả tài chính thể hiện qua lợi nhuận, lợi nhuận trên tài sản hoặclợi tức đầu tư Thứ hai là hiệu suất thị trường sản phẩm, thể hiện qua doanh thu bánhàng, thị phần kinh doanh Thứ ba là lợi tức cô đông, đại diện bởi tổng lợi nhuận của

cô đông, hay giá trị gia tăng của công ty Trong đó, hiệu quả hoạt động được đánhgiá tốt nhất qua hiệu quả tài chính Bởi vì, chỉ tiêu này thé hiện việc sử dụng hiệu qua

của các nguồn lực doanh nghiệp

2.1.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động

Bảng 2.6 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động

Quan điểm lợi nhuận của nhà đầu tư Quan điểm lợi nhuận kế toán

- Tỷ suất lợi nhuận mỗi cô phiếu - ROA

- Thay đổi trong tỷ suất lợi nhuận mỗi cổ phiếu - ROE

Ngày đăng: 08/12/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w