1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thị trường tín chỉ các bon Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thị Trường Tín Chỉ Các Bon Trung Quốc Và Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trọng Lam
Người hướng dẫn PGS.TS. Lưu Quốc Đạt
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 12,35 MB

Nội dung

Sự công nhận này bắt nguồn từ các thuộctính thuận lợi của nó, bao gồm tính linh hoạt, hiệu quả chi phí và hiệu qua tổng thể củanó.[1] Tuy nhiên, Hệ thống Thương mại Phát thải ETS là một

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ĐÁNH GIA THI TRUONG TÍN CHỈ CAC BON TRUNG QUOC VA HAM

Y CHINH SACH CHO VIET NAM

GIANG VIÊN HUONG DẪN : PGS.TS Lưu Quốc Dat SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Trọng Lam

LỚP > QH-2020E KTPT

HE : Chất lượng cao

Trang 2

TRUONG DAI HỌC KINH TE DAI HOC QUOC GIA HA NOI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ĐÁNH GIA THỊ TRUONG TÍN CHỈ CAC BON TRUNG QUOC VA HAM

Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG VIÊN PHAN BIEN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

QH-2020E KTPT

Chất lượng cao

Hà Nội - Thang 10 Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thị trường tín chỉ các bon TrungQuốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam ” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi

Các trích dẫn, số liệu, dữ liệu thống kê và tài liệu tham khảo được sử dụng rõ ràng, trung

thực và minh bạch trong bài khóa luận.

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2023

Chữ ký của sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Lãm

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu dé tai “Đánh gia thị trường tín chỉ các bonTrung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam” em đã nhận được sự giúp đỡ, tư vấn vàthông tin nhiệt tình từ bên khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS-TS Lưu Quốc Đạt — người đãtrực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp dé em có thé hoànthành đề tài nghiên cứu khoa học này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô lãnh đạo, các chuyên viên khoa Kinh

tế phát triển đã tạo điều kiện và cơ hội để em làm có thể hoàn thiện được khóa luận tốt

nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cé gắng trong suốt quá trình thực hiện dé tài, song có thé còn

có những mặt hạn chế và thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ

dẫn của các thây, cô giáo đề bài nghiên cứu tốt hơn.

Trang 5

MUC LUC

h 1098 0998:779 10275 viPHAN MỞ DAU «-s%<sd E 4E7.24E7E330E7 2319 241TrAdpetksrrorrsee 1

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiÊn CỨU - - c Sc 3S 11111115115 11111 1111111111111 xe, 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU . c5 2322 EE +2 E*+EEEeEEeererererrreree 2

2.1 Mục tiêu nghiên CỨu - Ăn TH HH rệt 2 2.2 _ Nhiệm vụ nghiên CỨU 5c 32 3221231111511 15 1151111111111 ke 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2 2 2+2E+EE+EE+£E2E+2E2EEzExerxerxeree 3

3.1 _ Đối tượng nghiên cứu: ¿-++2<+2E+EEtEEtEEC2E211221221 2121k 3

3.2 _ Phạm vi nghiÊn CỨU: c2 1111211121119 151 151111111 key 3

4 Cau hoi nghién vn 3

5 Đóng góp mới của đề tai eecceccececseessesssessesssesssessesssessesssesssssessessessserseeaseess 4

6 Kết cấu để tài - ccc 2 t2 22.21 re 4

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH

GIÁ MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CÁC

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá thị trường tin chỉ Các Bon Error!

Bookmark not defined.

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về đánh giá thị trường Các Bon 61.1.2 Tổng quan các bài nghiên cứu trong nước về đánh giá thị trường tín chỉ

CAC DOM, 8 SA 7

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá mức độ trưởng thành của thị trường tín chỉ các

bon Error! Bookmark not defined.

Trang 6

1.3 Khai niệm thị trường tín chỉ các bon và mức độ trưởng thành của thi trường tin Chi CAC DOM wo eee Ố 12

1.3.1 Dinh nghĩa về mô hình trưởng thành - 2-5 52+5225++£z+zz+zx+2 12

1.3.2 Thị trường tín chỉ các DOñ - c Sc + x9 ng gi nrep 13

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các tiêu chuẩn đánh giá mức độ trưởng

thành trong thi trường tín chỉ các ÐOI - - c5 2c *21 112112 E1 1 111k Ekrrkre 12

1.4.1 Hạn ngạch phân bổ - 2-2 2 E+E2EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrrred 13

1.4.2 9) áo (0:0 0 15

1.4.3 Tinh thanh khoản của thi trường - + +s<++kxsesseesrrseeeerrske 16

1.4.4 Quy chế của thé Ch vo eececccecceccccessessessessessessssssssessessessessessssssssessesseess 18

CHUONG 2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -cs<-cc««s<+ 24

2.1 Các tiếp cận nghiên CỨU - 2-2 ++2E2E22EE2EE2EEEEEEEEEEE2E2E12E12E1 2x crxee 25

2.1.1 Về phương pháp nghiên cứu - 2 2 s+x+2x+zEtzEzzz+xxsrxerxerxee 252.1.2 VỀ nội đung: - 2 + Sk+2xSEESEE2211211211211271 1111112111121 2112111 exe 252.2 Thiết kế nghiên cứu -¿-2¿©++2++2EE£EESEEtEEEEEEE2E12712221 22.2 ke 26

2.3 Phương pháp thu thập thông tim - 525 3+ *+E+EEseEsserrrrsreerske 26

2.3.1 Phương pháp tổng hợp kế thừa 2- 22 5¿+2++2E22ExczEzzxzrxrrreee 262.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 2-2: ©5c2522S22E+2£zzxscxez 27

2.4 Phương pháp phân tích thông tin 5 55 + * + E+e+eexeereeeeesrses 30

2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Error! Bookmark not defined

2.4.2 xo 000 30 2.4.3 Phương pháp WSM - SH HH HH HH HH HH re 33

CHƯƠNG 3 THỰC TRANG PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CÁC

BON TẠI VIỆT NAM VÀ KET QUA ĐÁNH GIÁ MUC ĐỘ TRƯỞNGTHÀNH THỊ TRUONG TÍN CHỈ CAC BON TẠI TRUNG QUOC 35

Trang 7

3.1 Đánh giá thực trạng thực tiễn phát triển thị trường tín chỉ Các bon tại Việt

Nam 9

3.2 Két quả xác định trọng sô các tiêu chuân, tiêu chí và đánh giá mức độ trưởng

thành của các thị trường tín chỉ Các bon Trung Quốc -222z2 s+zz+zxzzxz 35

3.2.1 Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sự

trưởng thành của thị trường tín chỉ các bon - - + +s++s<++++ex+sessez 35

3.2.2 Kết quả xếp hạng mức độ trưởng thành của ba thị trường tín chỉ các bontại Trung QUỐC -2¿- 2 2+ x9 xEEEEEEE71121121121121121121111112111211 11 xe 45CHƯƠNG 4 KET LUẬN VA MOT SO KHUYEN NGHỊ 50TÀI LIEU THAM KHAO 5< 5° 52s S2 s2 s2 Es2Ess£sseseessersersevsee 53

PHU LUC wesesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssscsessssssssesssssssssessssssssseesssssens 57

Trang 8

MUC LUC BANG

Bang 3.1: Chi số nhất quán của các chuyên gia -2-©22c2Cz2CzZ+zz+zzcczzcczzzczz 43Bảng 3.2: Chỉ số nhất quán tiêu chuẩn đánh giá của các chuyên gia - 2- 43Bang 3.3 Trọng số của các tiêu chuẩn 22 ©222S2CCE2ECE2CEZ£CE22ZcCEZcCZzcZzcczzcrxerree 44Bảng 3.4: Trọng số các tiêu chi của tiêu chuẩn han ngạch phân bô 2-22 45Bảng 3.5:Trọng số các tiêu chí của tiêu chuẩn hạn ngạch phân bô 2-22 45Bang 3.6: Trọng số các tiêu chí của tiêu chuẩn Tính thanh khoản 2-22 46

Bảng 3.7: Trọng sô các tiên chí của tiên chuẩn Tính thanh khoản 46

Bảng 3.8: Bảng xếp hạng các tiêu chuẩn 2-2222 ©222CS£C2Z£CEZcYZc2ZZcvzzczzcczzczzzcez 46Bảng 3.9: Bảng xếp hạng các tiêu chí 2- 2222222 CC3cCCeCZZcCEzczzcczzczzrczzcczzcrxercee 47Hình 3.10: Dữ liệu thứ cấp của 3 khu vực thí điểm thị trường các bon 53Bảng 3.11: Kết quả dữ liệu thứ cấp sau khi được chuẩn hóa 2-2222 2z z2 54

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Trong thế kỷ 21, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã nồi lên như một thách thức lớn đốivới nhân loại Dé giải quyết vấn dé này, Liên hiệp quốc đã tổ chức nhiều hội nghị liênquan về biến đổi khí hậu dé tìm ra phương án hiệu quả nhất.Trong hội nghị lần thứ 27của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đồi khí hậu (COP 27)được tô chức tại Ai Cập vẫn phản ánh nguyện vọng chung của các quốc gia nhằm thúcđây thị trường carbon toàn cầu như một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả về mặt pháp

lý Cơ chế này là công cụ đảm bảo việc theo đuôi đồng thời các mục tiêu kinh tế và mụctiêu “không carbon” trong tương lai gần Dựa trên những tiến bộ đáng chú ý đạt đượctrong COP 26 vào năm 2021, các quốc gia đã đồng ý chung về mục tiêu đầy tham vọng

là đạt được mức phát thải CO2 ròng băng 0 vào giữa thế kỷ này Hệ thống Thương mạiPhat thải (ETS) liên tục được xác định là cơ chế quan trọng nhất và đầy hy vọng dé giảiquyết vấn đề phát thải khí nhà kính toàn cầu Sự công nhận này bắt nguồn từ các thuộctính thuận lợi của nó, bao gồm tính linh hoạt, hiệu quả chi phí và hiệu qua tổng thể củanó.[1] Tuy nhiên, Hệ thống Thương mại Phát thải (ETS) là một chính sách bắt nguồn từcác nguyên tắc thị trường, đây được đánh giá là một hệ thống phức tạp chủ đề liên quanđến hệ thống tín chỉ các bon đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh

tế năng lượng và khí hậu Nguyên nhân của sự phức tạp của hệ thống tín chỉ các bon là

do sự cùng ton tại của nhiều tác nhân thực hiện các công việc khác nhau và mối tương

tác dé cùng xác định tác động của cuối cùng của chính sách [2] Trong hệ thống tín chỉcác bon sẽ tồn tại các tác nhân chính như chính phủ, là tác nhân đặt ra các luật lệ nhưmức giới hạn các bon, phạm vi bao phủ ngành và khu vực[3], lượng giấy phép được phân

bổ [4], nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế và mục tiêu giảm phát thải Đối với cácthực thể mục tiêu của hệ thống tín chỉ các bon các doanh nghiệp từ các ngành, lĩnh vực

sẽ là những tô chức cô gắng tim ra những quyết định tối ưu trong việc cân bằng giữa chi

Trang 10

phí và lợi ích trong đó bao gồm cải tiến công nghệ, tránh các chỉ phí tài chính của hệthống tín chỉ các bon, giao dịch trợ cấp Và cuối cùng là các bên thứ ba là các cơ quanquản lý hệ thống tín chỉ Các bon, các tổ chức này sẽ tiến hành công việc đo lường, báocáo, xác minh dé đánh giá mức độ phát thải của doanh nghiệp và kiêm chức lại các báo

cáo của doanh nghiệp Do tính phức tạp giữa các tác nhân cùng hoạt động trong một hệ

thống với nhau cho nên để xây dựng được một hệ thống tín chỉ các bon hiệu quả cầnphải tổng hợp được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá từ đó xếp hạng mức độ trưởng thành

của các thị trường tín chỉ Các bon Từ đó chúng ta sẽ rút ra được điểm mạnh điểm yếu

của từng thị trường và đưa ra được những khuyến nghị đề xây dựng được một thị trườngtín chỉ Các bon đạt được hiệu quả tối ưu Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giáthị trường tín chỉ các bon Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam.”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định một bộ tiêu chí để đánh giá mức độ trưởngthành của thị trường tín chỉ Các bon thông qua sử dụng mô hình AHP và mô hình tổngtrọng số để xếp hạng các khu vực thí điểm của Trung Quốc Trên cơ sở đó, nghiên cứu

sẽ đưa ra những khuyến nghị cho các nghị cho các khu vực đang áp dụng thị trường tínchi Các bon dé cải thiện mức độ trưởng thành và hàm ý chính sách cho Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau dé đạt được mục tiêu nghiên cứu đã dé ra:

- _ Tổng quan các tài liệu liên quan tới dé tài nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận

liên quan tới các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành của thị

trường tín chỉ các bon.

- _ Xác định bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành của thị trường tín

chỉ Các bon thông quan tông quan các nghiên cứu và tự đê xuât của nhóm tác giả.

Trang 11

- Van dụng mô hình AHP để đánh giá trọng số các tiêu chuẩn tiêu chí thông qua ý

kiến từ chuyên gia.

- Van dụng mô hình tong trong số (WSM) dé xép hang cac khu vuc thi diém tai

Trung Quéc

- Dé xuất một số kiến nghị nhằm góp phan nâng cao va đưa ra cái nhìn tổng quan

cho các hoạch định chính sách.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Mức độ trưởng thành của thị trường tín chỉ

Các bon

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung vào các thị trường tín chỉ các bon

tại Trung Quốc và Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Nhóm nghiên cứu thực hiện lấy ý kiến, phỏng vấn chuyêngia trong năm 2023 và sử dụng bộ dit liệu thứ cấp về thị trường tin chỉ các bon tại

ba khu vực của Trung Quốc bao gồm Hồ Bắc, Quảng Đông và Bắc Kinh trong

năm 2021

- Phạm vi nội dung: Tác giả tập trung xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá

mức độ trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung trả lời cho ba câu hỏi:

RQI: Những tiêu chuẩn, tiêu chí nào có thé đánh giá sự trưởng thành của thị trường

tín chỉ các bon?

Trang 12

RQ2: Mức độ trưởng thành của thị trường tín chỉ các bon tại 3 khu vực thí điểm tạiTrung Quốc?

RQ3: Kiến nghị cho thị trường tín chỉ các bon tại Trung Quốc và hàm ý cho việcphát triển thị trường tín chỉ Các bon tại Việt Nam?

5 Đóng góp mới của đề tài

Thứ nhất, các nghiên cứu liên quan đến đánh giá mức độ trưởng thành trước đâycòn khá ít và hầu hết chưa có đề tài đưa ra các hàm ý chính sách cho các nước đangtrong quá trình xây dựng thị trường tín chỉ các bon Nghiên cứu các tiêu chuẩn tiêuchí đánh giá mức độ trưởng thành của các nước đã phát triển thị trường Các bon vàđưa hàm ý cho các nước dang phát triển thị trường Các bon như Việt Nam van là mộtkhoảng trống dé tác giả thực hiện nghiên cứu

Thứ hai, những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc đánh giá mức độ

trưởng thành của các thị trường tín chỉ Các bon Có ít bài nghiên cứu sử dụng phương

pháp phân tích thức bac (AHP), kết hợp phương pháp tông trọng số (SWM) dé xemxét và chỉ ra những hạn chế còn tôn tai của thi trường Các bon tại Trung Quốc

Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu góp phan lấp day hai khoảng trống được

nêu trên Tác gia ứng dụng phương pháp phân tích thứ bac (AHP) và đánh giá mức

độ quan trọng của các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương pháp tông trọng số số dé chi ranhững hạn chế trong thị trường Các Bon của Trung Quốc và đưa ra những lưu ý cho

Việt Nam.

6 Kết cấu đề tài

Vệ mặt bô cục cua bài Nghiên cứu, ngoài phân mở đâu, két luận, danh mục tai

liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có 5 chương nội dung như sau:

Trang 13

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đánh giá mức độ

trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả đánh giá mức độ trưởng thành thị trường tín chỉ Các bon tạiTrung Quốc

Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH

GIÁ MỨC DO TRƯỞNG THÀNH CUA THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CAC BON

1.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về đánh giá thị trường Cac Bon

Trong bài “Đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ trưởng thành của chương trình

thí điểm giao dịch các bon: Nghiên cứu trường hợp thị trường Các bon của Bắc Kinh”(2017) Nhóm tác giả đã đánh giá thị trường giao dịch Các bon tại Bắc Kinh bằng phươngpháp TOPSIS và hệ số biến thiên Hai khía cạnh chính được nhóm tác giả tập trung làhiệu quả hoạt động bao gồm lợi ích môi trường, lợi ích xã hội và lợi ích kinh tẾ, ngoai ra

mức độ trưởng thành cua thi trường sé được đo lường thông qua tính thanh khoản, quy

mô thị trường và độ sâu thị trường Kết quả chi ra mức độ trưởng thành của thị trườngBắc Kinh trương đối kém do tính thanh khoản không tốt; hoạt động quản lý chưa tốt hiệuquả kinh tế cần phải nâng cao Kiến nghị của nhóm tác giả nhằm tăng cường quản lý hạnngạch và tăng cường hoạt động giao dịch các bon đề tăng tính thanh khoản, đây nhanhcác hoạt động giảm thải và cải tiến công nghệ, cải thiện cơ chế quản lý và tăng cườngcông bồ thông tin về giao dịch các bon.[5]

Đã có bài nghiên cứu nghiên cứu của Liu Zhe và các cộng sự (2019) dé đánh giámức độ trưởng thành của 7 khu vực thí điểm hệ thống giao dịch Các bon nhóm tác giả

đã xây dựng hệ thống chỉ số dựa trên phiên bản phát triển của mô hình trưởng thành nănglực Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dé liệu liên quan từ các nguồn mở trên cơ sở dữ liệucủa từng thị trường các bon thí điểm và các trang web của chính quyền tinh và thành phốđịa phương từ năm 2013 đến năm 2019 Kết quả chỉ ra Thâm Quyến và Bắc Kinh nằmtrong nhóm đứng đầu, Quảng Đông, Hồ Bắc và Thượng Hải xếp thứ hai, Thiên Tân vàTrùng Khánh xếp ở vị trí cuối Các thị trường trên đều bị đánh giá hiệu quả về giá thựchiện chưa tốt Mỗi thị trường sẽ có một động lực dé duy trì tính trưởng thành khác nhau.Một số kiến nghị của nhóm tác giả dé tăng mức độ trưởng thành cần thu hẹp quy mô

doanh nghiệp, nâng cao mức độ pháp lý và tăng cường sự tham gia của các bên thứ ba.[6]

Trang 15

Ngoài những nghiên cứu đánh giá mức độ trưởng thành của các thị trường thí

điểm Các bon tại Trung Quốc Nghiên cứu của Fang Zhang và các cộng sự (2019) đã kếthợp đánh giá mức độ trưởng thành của thị trường Các bon Châu Âu và thị trường Cácbon Trung Quốc Nhóm tác giả đã kết hợp ba phương pháp bao gồm phương pháp lựachọn tiêu chí tốt nhất tệ nhất (BMW), xác định tầm quan trọng của các tiêu chí thôngqua mối tương quan giữa các tiêu chí (CRITIC) và phương pháp ra quyết định đa tiêuchí (TOPSIS) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường EU là thị trường giao dịch cácbon phát triển nhất, các thị trường Trung Quốc bị đánh giá thấp hơn thị trường Châu Âu[7]

1.2 Téng quan các bai nghiên cứu trong nước về đánh giá thị trường tin chỉ Các

bon.

Mai Kim Liên và các cộng sự (2020) đã trình bày về kinh nghiệm quốc tế vànhững chính sách cho Việt Nam về thị trường tín chỉ các bon Nhóm nghiên cứu đã sửdụng phương pháp tổng quan tài liệu dé tổng hợp kinh nghiệm hoạt động của các thitrường tín chỉ Các bon Kết quả của nhóm nghiên cứu chỉ ra Châu Âu, New Zealand sẽhoạt động theo nguyên tắc hạn mức và thương mại, các hạn mức tuyệt đối của số lượngkhí phát thải sẽ được quy định và hạn mức của lượng khí phát thải sẽ giảm dần theo thời

gian Các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được nhận được các tín chỉ, giấy phép phát thải thông

qua qua hoạt động phân phối hoặc đấu giá Đối với Trung Quốc khác với thị trường EUTrung Quốc lựa chọn việc tập trung vào ngành năng lượng nơi tập trung phát thải khíCác bon nhiều nhất và mở ra các khu vực thí điểm với những vùng có độ phát triển tươngđối về kinh tế và cường độ phát thải thấp hơn so với trung bình quốc gia, bằng cách thí

điểm các khu vực có các đặc điểm khác nhau, Trung Quốc sẽ đánh giá được hiệu quả của

đối với từng khu vực và cách quản lý thị trường sao cho đạt hiệu quả cao nhất Đề xuấtcủa nhóm chuyên gia là Việt Nam cần tập trung vào bốn khía cạnh bao gồm (1) chính

Trang 16

sách, (2) Phạm vi và quy mô, (3) Tổ chức và vận hành thị trường, và (4) Hệ thống đođạc, báo cáo và thâm định (MRV) [8]

Trong bài nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về việc hìnhthành thị trường Các bon” (2023) Tác giả đã sử dụng phương pháp tông quan tài liệu để

dé tông hợp kinh nghiệm hoạt động tại các khu vực trên thế giới Kết quả nghiên cứu chỉ

ra các quốc gia trên thé giới đều xây dựng hệ thống tin chỉ các bon theo cơ chế han mức

và thương mại, tuy nhiên đối với mỗi quốc gia từng giai đoạn là khác nhau Đối với EU

ở giai đoạn I, tác giả chỉ ra nguyên nhân khiến giá EU giảm mạnh do EU thiếu các sốliệu chính xác mà chỉ dựa trên các ước lượng phat thải dé phát hành quyền phát thải.Tính minh bạch của EU cũng dần được nâng cao và được thiết lập chặt chẽ trong luậtpháp Điều này giúp EU có một thị trường đáng tin cậy với tính thanh khoản cao Đốivới Trung Quốc họ lựa chọn thí điểm 7 khu vực thí điểm áp dụng hệ thống tín chỉ cácbon và áp dụng hệ thống tín chỉ các bon quốc gia đối với ngành điện, giống với sự thànhcông của Hàn Quốc thị trường Các bon là do cách tiếp cận theo từng giai đoạn phi hopvới năng lực Đồng thời thúc day tăng cường thêm các quy tắc theo thời gian Đề xuấtcủa tác giả đối với Việt Nam, thứ nhất là xây dựng hệ thống Các bon theo từng gia đoạn

và thí điểm từng khu vực Thứ hai, Việt Nam cũng nên phân bồ các hạn ngạch căn cứvào tình hình thực tế từng khu vực, phân bổ miễn phí trong giai đoạn đầu và cuối cùng

là thông qua đấu thầu Thứ ba, cân nhắc sử dụng các công cụ bình ồn thị trường Thứ tư,

là đơn giản hóa phê duyệt các dự án va tài liệu liên quan.[9]

Tác giả Trần Thục và các cộng sự đã có một bài nghiên cứu về cách ứng phó biếnđổi khí hậu và bài học kinh nghiệm của Việt Nam Tác giả đã sử dụng phương pháp phantích và tổng hợp, phương pháp tham van các chuyên gia Trong bài nghiên cứu tác giả

đã trình bày các cách tiếp cận thị trường bao gồm: Các cơ chế mua bán phát thải các bon,trong đó công cụ này có thể được thực hiện theo hai hình thức hạn ngạch và mua bánhoặc có thê là bù trừ các bon Ngoài ra tác giả trình bày thêm về thuế các bon, thuế các

Trang 17

bon có thé là thuế đầu nguồn áp lên lượng các bon nguyên vật liệu và thuế cuối nguồn

áp vào lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp hoặc có thé là sự kết hợp của cả hai Tácgiả cũng đã trình bày về kinh nghiệp của Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ trong việc ápdụng thi trường các bon theo từng giai đoạn cụ thé và chỉ ra các nguyên nhân khiến choTrung Quốc vận hành thị trường chưa hiệu quả chưa hiệu quả Đối với Trung Quốc, bộSinh thái và Môi trường đã thừa nhận một số doanh nghiệp đã làm sai lệch các dữ liệuphát thải.[10] Một số hàm ý chính sách của nhóm tác giả dành cho Việt Nam là cần phải

chú trọng số liệu đề thị trường tín chỉ các bon có thé vận hành 1 cách hiệu quả Ngoài ra,

phải xem xét hệ thống tín chỉ các bon như vai trò chính trong chuyên đôi ngành năng

Ngoài ra chính phủ Việt Nam cũng đã có các hướng dẫn tài chính trong công tác quản lý

và phân bồ hạn ngạch các-bon làm nền tảng cho việc thực hiện giao dịch và chuyền

nhượng tín chỉ các-bon [11]

Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

năm 2013 đã đặt sự ưu tiên vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát

triển thị trường cácbon trước những biến đổi khôn lường của khí hậu Vào năm 2016,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí

hậu Sau đó, năm 2017, Luật Lâm nghiệp và năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường đã trải

qua các sửa đôi và bổ sung quan trọng dé thúc đây thị trường các-bon Đặc biệt, sau Hiệpước khí hậu Glasgow năm 2021, cơ sở pháp lý quan lý tín chỉ các-bon và phân bổ hạn

Trang 18

ngạch khí nhà kính đã được bổ sung thông qua Nghị định 06/2022/NĐ-CP, Thông tu01/2022/TT-BTNMT, Quyết định 59/QD-BTNMT và Quyết định 2626/QD-BTNMT.Các văn bản này cung cấp lộ trình, thủ tục hành chính và danh mục hệ số phát thải dé hỗtrợ quá trình kiểm kê, tổng hợp và phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính Sự pháttriển nhanh chóng tại Việt Nam đòi hỏi sự cấp thiết trong việc hoàn thiện hành lang pháp

lý về quản lý tín chỉ các-bon và phân bổ hạn ngạch khí nhà kính Theo Báo cáo của CụcBiến đồi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Việt Nam hiện xếp thứ

tư trên toàn cầu về số lượng dự án triển khai CDM, với tổng cộng 258 dự án đã đượcBan điều hành CDM phê duyệt và 13 Chương trình hoạt động theo CDM Tiềm nănggiảm lượng khí CO2 tương đương trong thời hạn tín chỉ của những dự án này lên tới gần

140 triệu tan Trong số các dự án này, 17 dự án đã theo Tiêu chuẩn Vang va đã phát hànhhơn 3 triệu tín chỉ quốc tế Ngoài ra, 24 dự án theo Tiêu chuẩn Cácbon đã qua thâm tra

và đã phát hành hơn 600 nghìn tín chỉ Thành tựu này chứng tỏ sự quyết tâm mạnh mẽcủa Việt Nam trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thúc đây thị trường các-bon.Việc hoàn thiện hành lang pháp lý sẽ giúp tối ưu hóa và mở rộng tiềm năng này, đồngthời đảm bảo quản lý hiệu quả hơn các hoạt động liên quan đến tín chỉ các-bon và hạn

ngạch khí nhà kính.[12]

Việt Nam hiện đang tập trung vào việc xây dựng Đề án phát triển thị trườngcarbon trong nước, với trọng điểm chính là thúc day các giao dịch bắt buộc liên quanđến trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp và việc trao đôi tinchỉ carbon trong thị trường carbon trong nước Đồng thời, Đề án này cũng định hướngkết nối với thị trường quốc tế, dé Việt Nam có thé tham gia vào các hoạt động trao đôitín chỉ carbon trên phạm vi toàn cầu Điều này là một phần quan trọng trong việc thúcđây sự phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, nhằm đảm bao rang Việt Namđóng góp vào nỗ lực toàn cầu dé giảm biến đôi khí hậu Từ nay đến cuối năm 2027, nước

ta sẽ tập trung vao việc xây dựng và thực hiện các quy định quản ly tín chỉ carbon, cùng

với việc thúc đây các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tin chỉ

Trang 19

carbon Chúng ta cũng sẽ đặt nền móng cho quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon

và bắt đầu thí điểm cơ chế trao đồi và bù trừ tín chi carbon trong các lĩnh vực tiềm năng.Việc triển khai cơ chế này sẽ được hướng dẫn và tuân thủ theo quy định của pháp luật

và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang tham gia Chúng ta cũng sẽ thành lập và tổchức hoạt động của sàn giao dịch tín chỉ carbon dưới hình thức thí điểm bắt đầu từ năm

2025 Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức vànăng lực trong lĩnh vực phát triển thị trường carbon Dự kiến đến năm 2028, sàn giao

dịch tín chỉ carbon sẽ được hoạt động chính thức, đánh dấu một bước quan trọng trong

việc quản lý và thúc đây tín chỉ carbon tại Việt Nam [13]

Như vậy, việc triển khai xây dựng khung pháp lý của thị trường tín chỉ các bontại Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm Tuy nhiên các sản giao dịch thị trường tínchi các bon vẫn chưa được triển khai cụ thé trong thực tế chỉ mới nằm ở các khung đề

án Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kết quả mang lại cho thấy những điểm tích cực,động lực cho việc day mạnh phát triển thị trường này

Dựa trên những tài liệu được tổng quan, các nghiên cứu về mức độ trưởng thànhcủa thị trường tín chỉ Các bon quốc tế đã có nhưng còn khá khiêm tốn Đồng thời, các

nghiên cứu trong nước chỉ dừng lại ở mức xem xét thực trạng xây dựng thị trường tín

chỉ Các bon quốc tế và đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam Hầu hết các nghiên cứuhiện nay chưa áp dụng phương pháp mô hình tổng trọng số (WSM) dé xếp hạng các khuvực được đánh giá và đưa ra các hàm ý chính sách cho các nước đang phát triển thịtrường tín chỉ Các bon Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thị trường tín chỉcác bon Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam.”

Trang 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

TRƯỞNG THÀNH THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CÁC BON

2.1 Khái niệm thị trường tín chỉ các bon và mức độ trưởng thành của thị trường

tín chỉ các bon

2.1.1 Định nghĩa về mô hình trưởng thành

Khái niệm “mô hình trưởng thành” lần đầu được trình bày bởi học giả người MỹWatts Humphrey đưa ra vào năm 1989 dé đánh giá năng lực thực hiện của các nhà thầuchính phủ thực hiện các dự án phần mềm Mô hình trưởng thành được định nghĩa là hệthống chỉ số đánh giá mang tính khoa học và vận hành, có thể phản ánh toàn diện mức

độ phát triển của đối tượng nghiên cứu ở các giai đoạn và ở các chiều hướng khácnhau.[14] Mô hình trưởng thành năng lực (CMM) được Viện Công nghệ nghê phần mềmgiới thiệu vào năm 1993, mô hình được sử dụng để năng lực của các doanh nghiệp phầnmềm Mô hình năng lực trưởng thành được các sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu

như quản tri doanh nghiệp, quản lý hiệu năng, Cac mô hình nay được ứng dụng trong

mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ có cấu trúc và cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chấtđều biéu diễn mức độ trưởng thành cho các giai đoạn từ thấp đến cao.[15] William Paulen

và các cộng sự (2007) định nghĩa mô hình trưởng thành là một tập hợp các yếu tố mô tảđặc điểm của các quy trình hiệu quả ở các giai đoạn phát triển khác nhau Mô hình trưởngthành gợi ý những điểm phân định giữa các giai đoạn và phương pháp chuyên đổi từ giai

đoạn này sang giai đoạn khac.[16] Theo Kohlegger và các cộng sự (2009), mô hình

trưởng thành là công cụ được sử dụng đề đánh giá khả năng trưởng thành của một số yếu

tố nhất định và dé lựa chọn các hành động thích hợp nhằm đưa các yếu tố đó lên mức độtrưởng thành cao.[17] Becker và các cộng sự (2009) cho rằng “Mô hình trưởng thànhbao gồm một chuỗi các mức trưởng thành cho một lớp đối tượng Nó đại diện cho một

lộ trình tiến hóa được mong đợi, mong muốn hoặc điền hình của những vật thể này đượcđịnh hình thành các giai đoạn riêng biệt Thông thường, các đối tượng này là các tổ chức

Trang 21

hoặc quy trình”[I8] Các mô hình trưởng thành mô tả và xác định trang thái hoàn hao

hoặc đầy đủ (trưởng thành) của một số khả năng nhất định Việc áp dụng khái niệm này

không giới hạn ở bat kỳ lĩnh vực cụ thé nào Tiến trình trưởng thành có thể được coi làcon đường phát triển được xác định (quan điểm vòng đời) hoặc những cải tiến tiềm nănghoặc mong muốn (quan điểm hiệu suất tiềm năng) Do đó, các mô hình trưởng thành xácđịnh các giai đoạn hoặc mức độ trưởng thành được đơn giản hóa dé đo lường mức độhoàn chỉnh của các đối tượng được phân tích thông qua các bộ tiêu chí (đa chiều) khác

nhau.[19]

2.1.2 Thị trường tín chỉ các bon

Dales và các cộng sự đã phát triển khái niệm mua bán lượng khí thải các bon Thịtrường tín chỉ các bon được xây dựng là một cơ chế nhằm giải quyết các van đề việc phátthải khí nhà kính thông qua việc xác định rõ quyền sở hữu liên quan đến việc phát thảikhí nhà kính, quyền lực của chính phủ trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động phát thải

và nâng cao khả năng tối ưu hóa phân bồ nguồn lực thông qua cơ chế thị trường Thịtrường tín chỉ các bon có ba khía cạnh cơ bản bao gồm môi trường, thị trường và chínhsách Khía cạnh về môi trường là mục tiêu hình thành, xây dựng, phát triển hệ thống giaodịch các bon, trong khi khía cạnh thị trường đóng vai trò là công cụ dé hệ thống giaodịch đạt được mục tiêu giảm thải Khía cạnh chính sách là quy tắc để hệ thống giao dịch

được hoạt động hiệu quả Thị trường các bon về cơ bản là một giải pháp dựa trên chính

sách giải quyết các van đề môi trường bang cách tiếp cận theo cơ chế thị trường Khácvới các thị trường tài chính là phân bổ các nguồn lực hiệu quả, thị trường tin chỉ các bonnhằm mục đích giảm phát thải lượng khí nhà kính.[ 14]

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các tiêu chuẩn đánh giá mức độ trưởng

thành trong thị trường tín chỉ các bon

2.2.1 Hạn ngạch phân bổ

Trang 22

Fang Zhang và các cộng sự (2019) đã đánh giá xác định các tiêu chí toàn diện dé

đánh giá mức độ trưởng thành của thị trường các bon Tác giả đã khảo sát 7 chuyên gia

và sử dụng nguồn dữ liệu khách quan được thu thập từ trang web chính thức, báo cáo

nghiên cứu và nghiên cứu học thuật Phương pháp đánh giá tốt nhất tệ nhất (BWM),phương pháp tầm quan trọng của các tiêu chí thông qua mối tương quan giữa các tiêuchí (CRITIC) và kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên theo sự tương đồng với giải pháp lýtưởng (TOPSIS) được sử dụng Trong đó hạn ngạch phân bé được xem xét theo các tiêu

chí (1) Loại khí nhà kính, (2) Lượng phát thải khí nhà kính được bao phủ, (3) Tỷ lệ khí

nhà kính được che phủ, (4) Tỷ lệ phân bổ miễn phí, (5) Ngưỡng tiếp cận thị trường cácbon Quy trình phân tích thử bậc được sử dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy các chươngtrình giao dịch thí điểm các bon tại Trung Quốc vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu, trong đóchiến lược phân bồ hạn ngạch lỏng lẻo là một trong những vẫn đề được nhắc đến Nhómtác giả đã đề xuất giải pháp chính phủ nên thúc đây chính sách giao hạn ngạch, tăngcường thu thập chính xác lượng phát thải của các doanh nghiệp bị kiểm soát, điều chỉnhphương thức phân bé hạn ngạch bằng cách tăng tỷ lệ phân bồ hạn ngạch dau giá và xácđịnh phân bồ han ngạch có tính đến đặc trưng phát triển kinh tế khu vực.[7]

Lan Yi và các cộng sự (2018) đã đánh giá các “sự trưởng thành” của hệ thốnggiao dich khí thai tại 7 khu vực thí điểm của Trung Quốc Các tác giả đã khảo sát chuyênsâu của 33 chuyên gia từ hơn 10 tổ chức liên quan 7 thí điểm, nghiên cứu đã trình bày 4lớp mục tiêu bao gom các thuộc tính về môi trường, thị trường và tài chính, chính sách

hỗ trợ và cơ sở hạ tầng, và khả năng phục vụ của sản giao dịch Trong khía cạnh môitrường tác giả đã đề cập đến các tiêu chí (1) Ngưỡng tiếp cận thị trường, (2) Loại khí nhàkính, (3) Tỷ lệ bao phủ của các đơn vị được kiểm soát khí thải và (4) tỷ lệ khí nhà kínhđược bao phủ Kết quả nghiên cứu cho thấy các khu vực thí điểm tại Trung Quốc vẫncòn thấp Nhóm tác giả có gợi ý rằng để tăng cường mục tiêu giảm phát thải, chính phủnên thắt chặt tỷ lệ hạn ngạch tự do và cải thiện các thực thể bị ràng buộc vào hệ thong

giao dich [14]

Trang 23

Hua Rong Peng và các cộng sự (2022) đã nghiên cứu về sự thay đổi của chi phígiảm thải biên từ góc độ phân bồ trợ cấp thay thế Bài nghiên cứu sử dụng dit liệu củatừng ngành từ năm 2008 đến năm 2016 Phương pháp khác biệt kép được sử dụng đểđánh giá sự thay đổi Kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu chỉ ra thị trường giao dichtín chỉ các bon của Trung Quốc khiến chỉ phí giảm thải biên giảm 8% đối với các ngànhcông nghiệp được bao phủ trong thí điểm Ngoài ra các ngành công nghiệp được quản lýphân bổ định mức các bon theo quy tắc tự do sẽ giảm chi phí giảm phát thải biên 1%trong khi những ngành theo quy tắc và kết hợp đấu giá sẽ tăng lên 11% Nhóm tác giảkiến nghị đưa thêm nhiều ngành công nghiệp vào sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính,thêm nữa chính phủ nên thắt chặt tổng lượng giấy phép các bon cho phép và tạo ra mứcgiá các bon hiệu quả về mặt chi phí trên thị trường các bon Ngoài ra chính phủ nên từngbước triển khai cơ chế đấu giá ở cấp quốc gia khi mở rộng hơn các phạm vi bao phủ của

thị trường tín chỉ các bon.[20]

Huarong Peng và các cộng sự (2021) đã đánh giá tác động của chương trình mua

bán phát thải các bon của Trung Quốc thông qua vai trò của việc phân bồ trợ cấp tới giảmphát thải và hiệu quả kinh tế Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng theo ngành trong giaiđoạn 2008-2016 Phương pháp khác biệt kép được sử dụng trong bài nghiên cứu Kết

quả bai nghiên cứu chi ra ETS giúp làm giảm lượng khí thải các bon va cường độ phát

thải đối với các lĩnh vực, ngành được áp dụng trong khu vực ETS so với các khu vựckhông được bao phủ bởi ETS Ngoài ra việc áp dụng ETS không làm tén hại nghiêmtrọng đến hiệu quả kinh tế của các ngành được đề cập trong chính sách Thứ hai, chínhsách ETS chủ yếu dựa vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đề giảm thiêu khíthải các bon, tuy nhiên chưa đủ động lực dé chuyền đổi năng lượng hoặc là thay đổi cơcau năng lượng [21]

2.2.2 Quy mô thị trường.

Trang 24

LIU Zhe và các cộng sự (2019) đã xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí dựa trên phiênbản phát triển của mô hình trưởng thành (CMM) để tiếp cận đánh giá mức độ trưởngthành của bảy thị trường Các bon thí điểm của Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2017.Các tác giả đã trên số liệu thứ cấp tại các trang giao dịch trực tuyến tại 7 khu vực thíđiểm Quy mô thị trường đã được nhóm tác giả đề cập trong đó bao gồm (1) Số lượngdoanh nghiệp bị kiểm soát, (2) phần trăm khí các bon được phát thải, (3) Số lượng traođổi, (4) Khối lượng giao dich.[6]

Bogqiang và các cộng sự (2017) đã đánh giá tác động của phạm vi nganh trong thị

trường tín chỉ Các bon Tác giả đã sử dụng ngu6n đữ liệu từ Niên giám Thống kê TrungQuốc Năm 2014 Mô hình CGE đã được sử dụng trong bài nghiên cứu Kết quả nghiêncứu chỉ ra khi số lượng ngành bao phủ được tăng lên sẽ làm giảm đáng ké lượng khí thảiCO2, trong 3 năm dau, tông sản phẩm quốc nội sẽ có sự suy giảm tuy nhiên sẽ tăng lên

trong những năm sau, trong mỗi kịch bản giá hàng hóa sẽ có sự tăng lên đặc biệt là các

ngành được bao phủ Nhóm tác giả khuyến nghị giai đoạn đầu Trung Quốc nên bao phủcác ngành điện, ngành thép, ngành xi măng, dầu khí, ngành giấy đề giữ thị trường tín chỉCác bon ồn định hon và sau đó mở rộng ngành bao phủ trong tương lại.[3]

Trong bài nghiên cứu phân tích hiệu quả của thị trường giao dịch phát thải các

bon ở Trung Quốc Angi Yu và các cộng sự (2023) đã phân tích tính hiệu quả của thịtrường các bon, bằng lý thuyết giả thuyết thị trường hiệu quả với lý thuyết thị trườngfractal, phương pháp kiểm tra tỷ lệ phương sai và phương pháp phân tích phạm vi đượcđiều chỉnh lại dé tiến hành phân toàn diện thị trường Các bon Trung Quốc Nhóm nghiêncứu đã cho thấy cần phải mở rộng phạm vi bao phủ của ngành, giảm bớt các đối tượngtham gia nhằm mục đích tăng cường hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị

trường Cần cho phép các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia

vào thị trường giao dịch [22]

2.2.3 Tính thanh khoản của thị trường

Trang 25

Wu và các cộng sự (2022) đánh gia tác động kép của giá cả và quy mô ảnh hưởng

tới giảm phát thải Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu từ bộ dữ liệu bảng cấp quận về lượngkhí thải CO2 và thông tin kinh tế từ năm 2009 đến năm 2017 Mô hình khác biệt kép(DID) được sử dụng trong bài Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng giá giao dịchtrong thị trường tin chỉ các bon có thé hiệu quả trong việc giảm phat thải CO2 bang cáchcải thiện quá trình chuyên đổi cơ cấu năng lượng Tuy nhiên, tối ưu hóa cơ cấu côngnghiệp và phát trién công nghệ thông tin có thé là kênh thiết yếu được thúc đây bởi việc

mở rộng khối lượng giao dịch Ngoài ra, nhóm tác giả phát hiện tác động tổng hợp cácchat gây 6 nhiễm khác nhau và tác động đáng kể hơn so với các chất ở trạng thái khí.Nhóm tác giả khuyến nghị các nhà hoạch định nên khai thác các công cụ điều tiết môitrường theo các linh hoạt hơn từ góc độ giá giao dịch và khối lượng dé đạt được mức

giảm phat thải mục tiéu.[23]

Tan và các cộng sự (2017) đánh giá 7 chương trình giao dịch khí thải thí điểm tạiTrung Quốc băng cách so sánh hiệu quả hoạt động của các thị trường này Dữ liệu trongbài là dữ liệu chuỗi thời gian của ba thí điểm ETS từ ngày 4 tháng 5 năm 2016 Bàinghiên cứu sử dụng khung lý thuyết về cấu trúc, điều hành, hiệu quả dé đánh giá địnhtính hiệu suất bên trong và bên ngoài của thị trường Các bon Trung quốc Phương pháp

mô hình cấu trú vec tơ tự hồi quy được áp dụng trong bài Trong bài tác giả đã đánh giá

3 chỉ số vô hình bao gồm (1) Hạn chế về lợi nhuận, (2) Khối lượng giao dịch và (3) cácbiến biến động Kết quả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiệu suất kém của thị trường ETS

là do thiếu lực lượng pháp lý ràng buộc, phân khúc thị trj trường, phân bổ trợ cấp quamức và thiếu đầu tư.[24]

Qingyang Wu và các cộng sự (2022) đã xem xét tác động của giá phát thải các

bon kích thích năng suất nhân té tổng hợp của các doanh nghiệp Bài nghiên cứu sử dụng

bộ đữ liệu dọc và các biến kinh tế từ năm 2009 đến năm 2019 Nhóm tác giả sử dụng môhình khác biệt kép (DID) thay đổi theo thời gian Kết quả bài nghiên cứu cho thấy giá

Trang 26

phát thải các bon có thể phản ánh chỉ phí biên giảm thải các bon của doanh nghiệp Kiếnnghị của nhóm tác giả đó là các nhà hoạch định nên hạn chế hạn ngạch phát thải CO2

dé bảo dam giá phát thải có xu hướng tăng giá nhất định một cách hợp lý[25]

Yong Shi và các cộng sư (2023) đã đo lường tính thanh khoản và các yếu tố ảnhhưởng của thị trường giao dich phân bồ các bon của Trung Quốc Dữ liệu được sử dụngtrong bài viết lẫy từ trang web chính thức từ đữ liệu giao dịch thị trường các bon hàngnay, lượng khí thải các bon trong khu vực và dữ liệu kinh tế Phương pháp được sử dụngtrong bài là phương pháp hồi quy OLS Trong đó bài nghiên cứu có sử dụng các biến (1)

tính thanh khoản của thị trường, (2) Hoạt động giao dịch, (3) Phân khúc thị trường, (4)

Cường độ phát thải khu vực Kết quả cho thấy hiệu quả định giá các bon càng cao, khốilượng giao dịch càng cao tần suất giao dịch càng cao thì tính thanh khoản càng tốt Kiếnnghị của nhóm chuyên gia là cần sử dụng các công cụ dựa trên thị trường như khuyếnkhích các nhà đầu tư tô chức dé thúc day giao dịch của các doanh nghiép.[26]

2.2.4 Quy chế của thể chế

Xiaolin Yu và cộng sự (2023) đã xem xét các chính sách thị trường Cac bon tác

động tới việc phát triển xanh và giảm thiểu Các bon Nhóm nghiên cứu sử dụng đữ liệubảng từ năm 2006 đến năm 2017 của 283 thành phố Phương pháp khác biệt kép được

sử dụng trong bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra răng tác động của các chínhsách của thành phố thí điểm không chỉ có hiệu quả trong khu vực mà còn thúc đây sựphát triển xanh và giảm thiểu các bon ở các khu vực không thí điểm lân cận Tuy nhiên,nếu các khu vực lân cận bị chi phối bởi các ngành công nghiệp gây 6 nhiễm, chúng cóthé cản trở sự phát triển xanh Nhóm tác giả kiến nghị tiếp tục phát huy tác động từ bênngoài của các khu vực thí điểm thị trường Các bon và đây nhanh việc xây dựng và cảithiện thị trường Các bon thống nhất Ngoài ra cần chú ý đến sự lan tỏa của chính sách và

lộ trình tái định cư của các doanh nghiệp công nghiệp Cuối cùng các chính sách hỗ trợ

Trang 27

dé đánh giá chính sách của các khu vực giao dịch thí điểm bao gồm (1) Số lượng chínhsách, (2) Bản chất của chính sách và quy định (3) giới hạn và các quy tắc (4) lượng ngànhcông nghiệp được nhắc đến [28]

Trong bài nghiên cứu “Quy định về khí Mê tan ở EU: các Quan điểm của các bênliên quan về MRV và giảm phát thải” Bài nghiên cứu đã đề cập đến lượng khí mê-tan làloại khí nhà kính chiếm 11% tổng lượng khí thải của EU nhưng lại nhận được ít sự quan

tâm hơn so với CO2 Đã có quy định của ủy ban liên minh Châu Âu về khí Mê tan tuy

nhiên còn nhiều điểm hạn chế khi quy định đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) Kếtquả nhóm nghiên cứu cho thấy, các rào cản lớn đối với việc thực hiện MRV dành riêngcho khí mê tan chưa phải là vẫn đề kinh tế mà chủ yếu liên quan đến sự hiểu biết chưa

day đủ về nguồn khí mê tan và các công nghệ đo lường hiện có, xác minh là yếu tố MRV

khó thực hiện nhất, một phần do số lượng người xác minh được công nhận còn hạn chế

và các quy tắc chồng chéo Ngoài ra, cần cải thiện thêm các chính sách giảm thiểu khímê-tan khuyến khích cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động của các công ty Nhóm nghiên

cứu khuyến nghị tăng cường các quy định bằng cách: đưa ra các yêu cầu bình đăng đối

với các loại tài sản vận hành và không được vận hành, quy tắc xác minh rõ ràng hơn,đưa ra các tiêu chuẩn kiểm soát khí mê-tan tối thiêu và tối da.[29]

Trang 29

Tiêu chí chuân Tiêu chí cụ thể

hiệu Mô tả ngắn gọn Nguồn

Khia cạnh

về môi

trường

Hạn ngạch phân bô (C1)

Loại khí nhà kính Cll Số lượng khí nhà kính bao phủ

(Ellerman và các cộng sự., 2010)

Ti lệ phân bổ miễn phi C14 số lượng phân bé miễn phí / tổng lượng trợ cấp

được phân bô

2016)

(Fang Zhang và các cộng

sự, 2019)

Trang 30

"m H r x Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Ky Mô tả ngắn gọn Nguôn

l Số lượng phương thức giao dịch ví dụ giao dịch | (Alberola và các cộng sự.,

Khía cạnh Sô lượng phương thức giao dịch C24 | công khai, hợp dong chuyên giao, giao dịch giao | 2008b)

Abin tk ngay, giao dịch niêm yet

về kinh tê ca R R R R a cáo cô

các loại giao dịch hàng hóa, vi dụ giao dịch giao | (Alberola và các cộng su, Loại hàng hóa được giao dịch C25 | ngay, hợp đồng tương lai và các loại giao dịch | 2008b)

phái sinh khác

l l (LIU Zhe và các cộng sự, Khôi lượng giao dịch C31 Khôi lượng giao dịch hàng năm 2019), (Tan và các cộng

sự 2017)

(LIU Zhe và các cộng sự,

Tính thanh Giá trị giao dịch C32 Giá trị giao dịch hàng năm 2019), (Qingyang Wu và

khoản của thị các cộng sự 2022) trường (C3) (Alberola và các cộng su.,

Mức giá trung bình C33 Phản ánh giá trị của tín chỉ các bon 2008b), (Wu và các cộng

sự 2022)

Số ngày giao dịch hợp lệ C34 | Tỷ lệ số ngày giao dich hợp lệ trong thời gian

hoạt động

Trang 31

"m H r x Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Ky Mô ta ngắn gon Nguôn

bền tê chế (C4) MRV bao gôm hệ thông giám sát và theo dõi các | (Jaraite và các cộng sự

mục tiêu kiêm soát khí thải, hệ thông báo cáo vê | 2010), (Maria và các công

Giám sát, báo cáo, xác minh (MRV) C43 phat thải và thực hiện tuân thủ, cũng như hệ sự 2022)

thông xác minh tính xác thực của báo cáo kiêm

tra

Hình phạt C44 Xử phạt nặng đôi với đôi tượng không thực hiện | (Cong và các cộng sự,

cam kêt 2012)

Trang 32

2.3 Lý thuyết phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một chủ đề nồi bật trong kinh tế phát triển trong nhiều thập

kỷ qua do mối lo ngại ngày càng tăng rằng hoạt động kinh tế của con người đang gây ranhững thay đổi đáng ké đối với khí hậu Trái đất, dẫn đến mất da dạng sinh học lớn vàbất bình đăng ngày càng tăng trong tiêu dùng và phúc lợi giữa các nền kinh tế tiên tiến

và dang phát triển và các nước thu nhập thấp Phát triển bền vững có thé được địnhnghĩa là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không anh hưởng đến nhu cầu của cácthé hệ tương lai [30] Phát triển bền vững bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong địnhnghĩa của nó Khi nhìn từ góc độ môi trường, nó nhắn mạnh tầm quan trọng của việc bảotồn tài nguyên thiên nhiên như một yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững, đảm bảo

sự tồn tại liên tục của mọi dạng sống [31] Ngược lại, quan điểm xã hội tập trung vàoviệc nâng cao chất lượng cuộc sống con người, trong khả năng sinh thái và duy trì tiêuchuẩn tối thiểu [32] Từ quan điểm kinh tế, phát triển bền vững liên quan đến việc tối đahóa lợi ích ròng của tiến bộ kinh tế đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn của tài nguyên thiênnhiên và các dịch vụ mà chúng cung cấp [33] Cách tiếp cận toàn diện nảy, như được ghinhận bởi [34] , đan xen các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế

Trang 33

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2 này, tác giả sẽ trình bày cụ thê thiết kế và phương pháp nghiêncứu, chỉ rõ về quy trình thiết kế việc phân tích các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá mức độ

trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon, phương pháp nghiên cứu.

3.1 Các tiếp cận nghiên cứu

3.1.1 Về phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định tính

Bài nghiên cứu sử dụng sử dụng phương pháp định tính bằng cách tổng quan tài liệu détổng hợp cơ sở lý luận và tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu cho nghiên cứu Đồngthời, tác giả đã đã xác định và tóm tắt các tiêu chuẩn, tiêu chí quan trọng và các khíacạnh chính của vấn đề nghiên cứu

- Phuong pháp định lượng

Dé tác giả đánh đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chí, tác giả đã áp dụng phươngpháp định lượng là Phân tích Quyết định đa mục tiêu (AHP) AHP cho phép tác giả xâydựng một hệ thống đánh giá phan cấp để xác định trọng sé giữa các tiêu chuan, tiêu chí

và quan trọng đôi với mục tiêu nghiên cứu.

Ngoài ra, phương pháp hình thức mô phỏng (WSM) đề xếp hạng các khu vực thí điểmtại Trung Quốc dựa trên các tiêu chí quan trọng đã được xác định trước đó bằng AHP.WSM giúp tác giả đánh giá và so sánh sự hiệu quả của các khu vực thí điểm trong việc

đáp ứng các tiêu chí đã xác định.

3.1.2 Về nội dung

Các tiếp cận của bài nghiên cứu được dựa trên lý thuyết phát triển bền vững Pháttriển bền vững là một chủ đề quan trọng trong nên kinh tế, được đặt ra từ mối lo ngạingày càng tăng về tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đối với khí hậu và môi trường

Trang 34

Nó cũng đánh dấu sự bat bình đẳng ngày càng tăng giữa các quốc gia giàu và nghèo.

Phát triển bền vững có thé hiểu là việc phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không anhhưởng đến khả năng của thế hệ tương lai Khía cạnh của phát triển bền vững bao gồmbảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, và đảm bảotích hợp giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường Cách tiếp cận toàn diện này kết hợpcác khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế, nhân mạnh tam quan trọng của sự cân banggiữa các yếu tố này dé dam bao sự phát triển bền vững

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Bước 1: Tong quan các khái niệm, lý thuyết trong và ngoài nước có liên quan đên dé tài

nghiên cứu.

Bước 2: Tông quan các tài liệu trong nước và quốc tế: Xác định những tiêu chí đánh giá

mức độ trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon

Bước 3: Trên cơ sở đã tông quan, thống kê lại và đưa ra một bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh

giá hoàn chỉnh.

Bước 4: Đưa bộ tiêu chí đã hoàn chỉnh cho chuyên gia thâm định

Bước 5: Sử dụng mô hình AHP để phân tích xử lí và đánh giá trọng số các tiêu chí đã

qua ý kiên của chuyên gia.

Bước 6: Sử dụng mô hình WSM đề xếp hạng các khu vực thí điểm thị trường tín chỉ các

Trang 35

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin các dữ liệu thứ cấp của cácbài nghiên cứu uy tín có liên quan được đăng trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong

nước liên quan tới chủ đề thị trường tín chỉ Các bon Từ đó tổng hợp được những tiêu

chuẩn tiêu chí đánh giá sự trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon

Việc kế thừa những kết quả của các nghiên cứu đi trước góp phần hình thành được

cơ sở lý luận cũng như hệ thống hoá các tiêu chuẩn.

3.3.2 Phương pháp phỏng vẫn chuyên gia

Đối tượng phỏng van trong bài nghiên cứu là các chuyên gia có trình độ cao, có

sự nghiên cứu và am hiểu chuyên sâu thị trường tín chỉ Các bon Việc phỏng vấn các

chuyên gia được thực hiện qua nhiều vòng Qua mỗi vòng, mỗi chuyên gia sẽ đánh giá

chéo ý kiến của các chuyên gia khác và tiếp tục tham gia phỏng vấn trong các vòng tiếp

theo.

Các bước tiến hành phỏng van:

Bước 1: Giới thiệu tác giả, đề tài, mục tiêu nghiên cứu

Bước 2: Nêu nội dung và mục đích của buổi phỏng van

Bước 3: Hỏi thông tin cơ bản của các chuyên gia

Bước 4: Giải thích các biến và tiêu chí đánh giá

Bước 5: Chuyên gia tiên hành xác định xác định mức độ quan trọng của các tiêu chuân tiêu chí đánh giá sự trưởng thành của thị trường tín chỉ Các bon.

Thang đo đánh giá quan hệ so sánh giữa các cặp nhân tổ như sau:

Cực kỳ quan trọng hơn 5

Rat quan trọng hơn 4Tương đôi quan trọng hơn 3

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] J. Jiang, D. Xie, B. Ye, B. Shen, and Z. Chen, “Research on China’s cap-and-trade carbon emission trading scheme: Overview and outlook,” Appl. Energy, vol. 178, pp. 902-917, Sep. 2016, doi: 10.1016/j.apenergy.2016.06.100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research on China’s cap-and-trade carbon emission trading scheme: Overview and outlook
[2] L. Tang, J. Wu, L. Yu, and Q. Bao, “Carbon emissions trading schemeexploration in China: A multi-agent-based model,” Energy Policy, vol. 81, pp. 152- 169, Jun. 2015, doi: 10.1016/J.enpol.2015.02.032 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon emissions trading schemeexploration in China: A multi-agent-based model
[3] B. Lin and Z. Jia, “The impact of Emission Trading Scheme (ETS) and thechoice of coverage industry in ETS: A case study in China,” Appl. Energy, vol. 205, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of Emission Trading Scheme (ETS) and thechoice of coverage industry in ETS: A case study in China
[4] “Cap setting and allowance allocation in China’s emissions trading pilot programmes: special issues and innovative solutions.” Accessed: Nov. 09, 2023.[Online]. Available:https://www.tandfonline.com/doi/epdf/10.1080/14693062.2015.1052956?src=getftr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cap setting and allowance allocation in China’s emissions trading pilotprogrammes: special issues and innovative solutions
[5] Y.-J. Hu, X.-Y. Li, and B.-J. Tang, “Assessing the operational performance and maturity of the carbon trading pilot program: The case study of Beijing’s carbonmarket,” J. Clean. Prod., vol. 161, pp. 1263-1274, Sep. 2017, doi:10.1016/j.jclepro.2017.03.205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing the operational performance andmaturity of the carbon trading pilot program: The case study of Beijing’s carbonmarket
[6] Z. Liu and Y.-X. Zhang, “Assessing the maturity of China’s seven carbontrading pilots,” Adv. Clim. Change Res., vol. 10, no. 3, pp. 150-157, Sep. 2019, doi:10.1016/j.accre.2019.09.001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing the maturity of China’s seven carbontrading pilots
[7] F. Zhang, H. Fang, and W. Song, “Carbon market maturity analysis with anintegrated multi-criteria decision making method: A case study of EU and China,” J.Clean. Prod., vol. 241, p. 118296, Dec. 2019, doi: 10.1016/j.jclepro.2019.118296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon market maturity analysis with anintegrated multi-criteria decision making method: A case study of EU and China
[8] Kim Lién M., Quang Huy L., Thanh Công N., and Tién Anh D., “Thi trườngtrao đối tin chỉ các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam,” Vietnam J.Hydrometeorol., vol. 719, no. 11, pp. 76—86, Nov. 2020, doi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi trườngtrao đối tin chỉ các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam
[9] Lan N. H., “KINH NGHIEM QUOC TE VÀ BAI HOC CHO VIỆT NAM VE VIỆC HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CAC-BON” Sách, tạp chí
Tiêu đề: KINH NGHIEM QUOC TE VÀ BAI HOC CHO VIỆT NAM VEVIỆC HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CAC-BON
[11] “Quyết định 130/2007/QĐ-TTg cơ chế, chính sách tài chính dự án đầu tư cơ chế phát triển sạch.” Accessed: Nov. 03, 2023. [Online]. Available:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-130-2007-QD-TTg-co-che-chinh-sach-tai-chinh-du-an-dau-tu-co-che-phat-trien-sach-54405.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 130/2007/QĐ-TTg cơ chế, chính sách tài chính dự án đầu tư cơ chếphát triển sạch
[12] HàN.N. and Đạt N. T., “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan lý tin chi các- bon và trao đôi han ngạch phát thải khí nhà kính,” 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan lý tin chi các-bon và trao đôi han ngạch phát thải khí nhà kính
[13] Thuong C. thông tin điện tử B. C., “Đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sangiao dịch tín chỉ carbon,” moit.gov.vn. Accessed: Nov. 03, 2023. [Online]. Available:http://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/den-nam-2028-se-van-hanh-chinh-thuc-san-giao-dich-tin-chi-carbon.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sangiao dịch tín chỉ carbon
[14] L. Yi, Z. Li, L. Yang, J. Liu, and Y. Liu, “Comprehensive evaluation on the‘maturity’ of China’s carbon markets,” J. Clean. Prod., vol. 198, pp. 1336-1344, Oct Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comprehensive evaluation on the‘maturity’ of China’s carbon markets
[15] “13.-Bai-bao-mo-hinh-truong-thanh-DTTM-edited-8.3 pdf.” Accessed: Nov. 02, 2023. [Online]. Available: https://cdit.ptit.edu.vn/wp-content/uploads/2019/04/13.-Bai-bao-mo-hinh-truong-thanh-DTTM-edited-8.3.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: 13.-Bai-bao-mo-hinh-truong-thanh-DTTM-edited-8.3 pdf
[18] J. Becker, R. Knackstedt, and J. Poeppelbuss, “Developing Maturity Models for IT Management,” Bus. Inf. Syst. Eng., vol. 1, pp. 213-222, Jun. 2009, doi:10.1007/s12599-009-0044-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing Maturity Models forIT Management
[19] “The maturity of maturity model research: A systematic mapping study,” Jnf- Softw. Technol., vol. 54, no. 12, pp. 1317-1339, Dec. 2012, doi:10.1016/j.infsof.2012.07.007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The maturity of maturity model research: A systematic mapping study
[20] H.-R. Peng, J. Cui, and X. Zhang, “Does China emission trading scheme reduce marginal abatement cost? A perspective of allowance allocation alternatives,” Sustain.Prod. Consum., vol. 32, pp. 690-699, Jul. 2022, doi: 10.1016/j.spc.2022.05.021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does China emission trading scheme reducemarginal abatement cost? A perspective of allowance allocation alternatives
[22] A. Yu, S. Peng, Y. (Jasmine) Li, and K. Guo, “Analysis of the Effectiveness of Carbon Emission Trading Market in China,” Procedia Comput. Sci., vol. 221, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of the Effectiveness ofCarbon Emission Trading Market in China
[23] Q. Wu, “Price and scale effects of China’s carbon emission trading system pilots on emission reduction,” J. Environ. Manage., vol. 314, p. 115054, Jul. 2022, doi:10.1016/j.jenvman.2022.115054 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Price and scale effects of China’s carbon emission trading system pilotson emission reduction
[24] “The market performance of carbon trading in China: A theoretical framework of structure-conduct-performance,” J. Clean. Prod., vol. 159, pp. 410-424, Aug. 2017, doi: 10.1016/j.jclepro.2017.05.019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The market performance of carbon trading in China: A theoretical frameworkof structure-conduct-performance

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w